~Đường sông : Có hai tuyến sông chính là sông Hồng và sông Lô, các sông nhỏ là sông Cà Lồ, Phó Đáy, sông Tranh… Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề sân bay quốc tế Nội Bài.. +Địa hình: Địa hình t
Trang 1VĨNH PHÚC I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, thuộc vùng Bắc Bộ Diện tích là 1370 km²
-Phía Bắc giáp Tuyên Qang và Thái Nguyên
-Phía Nam giáp Hà Tây
-Phía Đông giáp Hà Nội
-Phía Tây giáp Phú Thọ
+Giao thông
-Vĩnh Phúc nằm trên trục giao thông Đông Tây, hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển
~Đường bộ:
Hệ thống quốc lộ 2A, 2B, 2C và 23
Hệ thống tỉnh lộ 303, 304, 306, 307, 317…
~Đường sắt:
Tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua tỉnh dài 41 km
~Đường sông :
Có hai tuyến sông chính là sông Hồng và sông Lô, các sông nhỏ là sông Cà Lồ, Phó Đáy, sông Tranh…
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề sân bay quốc tế Nội Bài
+Địa hình:
Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc có thể chia làm 3 vùng:
-Đồng bằng :(huyện Vĩnh Tường, Mê Linh, TX Vĩnh Yên…)
-Trung du: (Tam Dương, Lập Thạch…)
-Đồi núi (Tam Đảo)
II/HÀNH CHÍNH:
Tỉnh lị : TX Vĩnh Yên
Trang 2Các huyện : Bình Xuyên, Lập Thạch, Mê Linh, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Rừng Vĩnh Phúc không nhiều, Vườn Quốc gia Tam Đảo có nhiều loại động thực vật quý hiếm
+Khoáng sản:
Khoáng sản của tỉnh Vĩnh Phúc không nhiều, các khoáng sản qúy hiếm như thiếc, vàng… trữ lượng nhỏ, phân tán; cao lanh, đất sét có trữ lượng tương đối lớn
+Đất đai:
Vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, đất nông nghiệp chiếm 47 %, đất lâm nghiệp là 19,9%, đất chưa sử dụng là 19,5%
IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN:
+Khí hậu:
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông khô lạnh, từ tháng 10 đến tháng 4
Nhiệt độ TB hàng năm là 23-24 ˜ (vùng Tam Đảo nhiệt độ thấp hơn)
Độ ẩm TB từ 84-89%
Lượng mưa TB từ 1500-2000mm
+Thủy văn:
Hai sông lớn là hai ranh giới của tỉnh là sông Hồng, sông Lô và các sông nhỏ đảm bảo nước tưới cho nông nghiệp và công nghiệp
Hồ Đại Lải , Hồ Xạ Hương, Hồ Vân Trục và các đập Liễn Sơn, Đầm Dưng, Đầm Vạc
Vùng đồng bằng có hệ thống đê điều phòng chống lụt lội, nước
khoáng có ở Mê Linh
Trang 3V/DÂN CƯ:
Dân số 1.097.000 người
Dân tộc Kinh, Mường, Dao
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Vĩnh Phúc xưa thuộc bộ Văn Lang, là vùng đất cổ
Vĩnh Phúc là tỉnh hợp nhất giữa hai tỉnh Vĩnh Yên (lập từ năm 1890),
và Phúc Yên (lập từ năm 1905)
Từ năm 1968 đến năm 1996, Vĩnh Phúc là một bộ phận lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phú
Năm 1996, Vĩnh Phú tách ra lành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ
VII/VĂN HOÁ DU LỊCH:
+Lễ hội:
Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, là nơi có nhiều lễ hội truyền thống.
Hội Đình Tích Sơn: (TX Vĩnh Yên), diễn ra vào ngày 3 tháng 1 AL,
trong lễ hội có trò thi nấu cơm, thi kéo co nam nữ
Hội Sơn Đồng: (Lập Thạch), diễn ra vào ngày 4 tháng 6 AL, trong lễ
hội có trò trình diễn nghề nông
Hội Hạ Lôi: (Mê Linh) diễn ra vào ngày 6 tháng 1 AL, thờ Hai Bà
Trưng và ông Thi Sách, hội có tục rước kiệu, sau lễ rước kiệu là các trò vui dân gian
Hội Rừng : (Diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến ngày mười tháng 2 AL),
hội có nhiều cuộc vui như đua thuyền, đốt pháo, đấu gậy, thổi cơm
Hội Xuân làng Thổ Tang (Vĩnh Tường), diễn ra trong tháng Giêng
Âm Lịch Tản Viên và vị thần đất
+Thắng cảnh:
Trang 4Tháp Bình Sơn (Lập Thạch): Tháp gồm có 11 tầng, được xây dựng
vào đời Lý – Trần, là một di sản của nghệ thuật kiến trúc độc đáo thời Lý - Trần, còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay
Chùa Tây Thiên (Trên núi Tam Đảo): Thờ mẹ của Thần núi Tam
Đảo
Đình Làng Phú Mỹ (Mê Linh): thờ vợ chồng Hùng- Thiên-Bảo –
Trần Hang, là hai tướng của Hai Bà Trưng
Đình Hương Canh (Tam Dương) : Kiến trúc theo kiểu chữ “Công”
là một di tích văn hoá rất có giá trị và được xếp hạn
Đình Thổ Tang ( Vĩnh Tường) là một ngôi đền cổ được xây dựng
vào khoảng cuối TX XVII
Tam Đảo : Cách Hà Nội 75km, ở độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ
quanh năm, có những cánh rừng thông, rừng nguyên sinh, là nơi nghỉ mát nổi tiếng của miền Bắc
Gọi là Tam Đảo vì nơi đây có ba ngọn núi: Thiên Thị (Chợ Trời), Thạch Bàn (Bàn Đá), Phù Ngĩa (Giúp việc nghĩa)
Hồ Đại Lải (Mê Linh) : là hồ chứa nước nhân tạo cách Hà Nội 50 km,
là một điểm du lịch hấp dẫn
VIII/KINH TẾ :
+Nông nghiệp: Lúa là cây lương thực chính, kế tiếp là ngô, rau
đậu…, diện tích rau cao cấp và trồng hoa đang được mở rộng, cây công nghiệp gồm lạc, đậu tương, mía, dâu tằm
+Lâm nghiệp: Phương hướng sản xuất lâm nghiệp chính là : Bảo tồn
vườn Quốc gia Tam Đảo, giữ rừng phòng hộ và trồng rừng
+Công nghiệp: do có lợi thế gần Hà Nội, đã có một số nhà máy lắp
ráp, sản xuất xe gắn máy (Honda), xe hơi (Toyota), xe đạp (Xuân Hoà)
Trang 5Một số nhà máy chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy đồ hộp chế biến sữa…
Các làng nghề truyền thống đang phục hồi: gốm, mộc, rèn, đá mĩ nghệ (làng gốm sứ Hương Canh, làng mộc Bích Chu (Vĩnh Tường)