Tại thời điểm hiện nay, những văn bản ghi nhận và điều tiết về phíBVMT nói chung và phí BVMT đối với nước thải nói riêng có thể kể tới: Nghịquyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ m
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5
6 Kết cấu của luận văn 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 6
1.1 Những vấn đề cơ bản về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 6
1.1.1 Khái niệm và phân loại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 6
1.1.1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 6
1.1.1.2 Khái niệm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 10
1.1.1.3 Phân loại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 12
1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 14
1.1.2.1 Ý nghĩa của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 14
1.1.2.2 Vai trò của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 15
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 17
1.2.1 Khái niệm pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 17
Trang 21.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải 18
1.2.3 Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25
2.1 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay 25
2.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển quy định của pháp luật Việt Nam về phí BVMT đối với nước thải 25
2.1.2 Quy định về đối tượng chịu phí, đối tượng không chịu phí BVMT đối với nước thải 27
2.1.3 Quy định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phí BVMT đối với nước thải 29
2.1.3.1 Các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành, quản lý và thu phí BVMT đối với nước thải 30
2.1.3.2 Người nộp phí 33
2.1.4 Quy định về mức thu phí, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải 35
2.1.4.1 Quy định về cách tính phí và mức thu phí 35
2.1.4.2 Quy định về quản lý và sử dụng phí 40
2.1.4.3 Quy định về tổ chức thu phí 42
Trang 32.1.5 Quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thu nộp phí và
xử lý vi phạm pháp luật về phí BVMT đối với nước thải 43
2.1.5.1 Quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thu, nộp phí BVMT đối với nước thải 43
2.1.5.2 Xử lý vi phạm về phí BVMT đối với nước thải 44
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay 45
2.2.1 Những điểm đạt được 45
2.2.2 Những điểm hạn chế, tồn tại 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 52
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay 52
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải phải đảm bảo mục đích phát triển bền vững 52
3.1.2 Các quy định của pháp luật về phí BVMT đối với nước thải phải đảm bảo tính minh bạch, khả thi 53
3.1.3 Hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải phải đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật môi trường 53
3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải phải đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật quy định về thu NSNN 54
3.1.5 Hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế trong BVMT 54
Trang 43.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải ở Việt Nam và đảm bảo thực hiện 55
3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay 55
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 62
KẾT LUẬN CHUNG 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh chóng và sự bùng nổ dân sốthế giới đã khiến các quốc gia phải đương đầu với các vấn đề về môi trườngnhư ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất… Điều này đặt ranhững thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế bền vững củatất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam
Việt Nam đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, nhằm đưa nước ta cơ bản thành mộtnước công nghiệp vào năm 2020, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới Hội nhập đã mang lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn cho đất nước,tuy nhiên, một trong những mặt trái của hội nhập kinh tế chính là ô nhiễm môitrường Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, một trong số đó là
ô nhiễm môi trường do nước thải Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trựctiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệhiện tại và tương lai
Để bảo vệ môi trường (BVMT) do nước thải gây ra, Nhà nước có thể ápdụng nhiều công cụ khác nhau, như công cụ hành chính, công cụ thông tin,công cụ dựa vào cộng đồng, công cụ kinh tế Trong đó, công cụ kinh tế đượcnhiều quốc gia áp dụng nhất Đây là công cụ đem lại những kết quả hết sức khảquan do nó được xây dựng dựa trên mục tiêu điều hòa xung đột giữa tăngtrưởng kinh tế và BVMT Công cụ này được thể hiện khá hữu hiệu thông quaviệc Nhà nước thu phí BVMT đối với nước thải Phí BVMT đối với nước thải
đã góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động lập kế hoạch BVMT thôngqua việc lồng ghép chi phí BVMT và chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thànhsản phẩm
Trang 7Tại thời điểm hiện nay, những văn bản ghi nhận và điều tiết về phíBVMT nói chung và phí BVMT đối với nước thải nói riêng có thể kể tới: Nghịquyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa XI) về chủđộng ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm2020; Luật bảo vệ môi trường năm 2014, đặc biệt là Nghị định số 25/2013/NĐ-
CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ Những văn bản này đã thể hiện sự quyếttâm của Đảng, Nhà nước trong công tác BVMT nói chung và BVMT do nướcthải gây ra nói riêng Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định về phí BVMTđối với nước thải trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, những điểmchưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý và BVMT Do đó, việc nghiêncứu để tiếp tục hoàn thiện công cụ kinh tế quan trọng này trong hệ thống cáccông cụ kinh tế trong lĩnh vực BVMT là điều cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
BVMT là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia, trong đó, phí BVMT nóichung và phí BVMT đối với nước thải nói riêng là một công cụ kinh tế quantrọng trong việc BVMT và công tác quản lý môi trường Đây là vấn đề thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, do đó, đã
có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau luận giải về vấn
đề này
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến như:
(i) ấn phẩm “OECD environmental performance reviews” của Tổ chức Hợp tác
và phát triển kinh tế OECD Ấn phẩm đưa ra những luận cứ khá chi tiết về cácvấn đề tác động tới môi trường, từ chính sách, quản lý cho tới hoạt động bảo vệcủa các nước thành viên, trong đó có chính sách thu phí đối với nguồn gây ô
nhiễm môi trường (ii) ấn phẩm “The U.S Experience with Economic Incentives
Trang 8for Protecting the Environment” nghiên cứu những công cụ tài chính trong
chính sách bảo vệ môi trường như thuế, phí và có sự so sánh giữa các công cụ
này từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ; (iii) tài liệu “Determining Wastewater User Service Charge Rates: A Step by step manual” của Cơ quan bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ nhằm đưa ra những góc nhìn về phí cho việc xử lý nước thải nhằm bảo
vệ môi trường
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về phí
BVMT đối với nước thải, có thể kể đến như: (i) luận án tiến sĩ “Pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Ngọc Anh Đào (2013) – công trình đã nghiên cứu và đưa ra thực tiễn
áp dụng các công cụ kinh tế như thuế BVMT, ký quỹ, phí BVMT…; (ii) luận
văn thạc sĩ “Áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thanh Thắm (2009) – công trình nghiên
cứu lý luận, quy định của pháp luật về phí BVMT và đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng của loại phí này; (iii) bài nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và đề xuất định hướng cho Việt Nam” của tiến sĩ Đỗ Nam Thắng trên tạp chí môi trường số
7/2010, giới thiệu kinh nghiệm thực tiễn áp dụng phí BVMT đối với nước thảicông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới, từ đó gợi mở cho quá trình xâydựng và thực hiện nội dung pháp luật này ở Việt Nam
Qua những tài liệu nêu trên cho thấy, phí BVMT là một vấn đề khá quantrọng, được nhiều học giả quan tâm Tuy nhiên, mỗi công trình lại nghiên cứu,đánh giá ở những khía cạnh khác nhau, hoặc chỉ dừng lại ở phí BVMT đối vớitừng loại nước thải, hoặc dựa trên cơ sở các quy định về phí BVMT đối vớinước thải được ban hành từ năm 2003, mà chưa có công trình nào nghiên cứuđầy đủ về phí BVMT đối với nước thải đang được áp dụng tại Việt Nam hiệnnay
Trang 93 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở ViệtNam hiện nay”, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định hiện hành của Nhànước về phí BVMT đối với nước thải, từ đó phân tích những quy định của phápluật, tìm hiểu thực tiễn thi hành những quy định này Ngoài ra, tác giả còn tiếnhành tìm hiểu quy định về loại phí này ở một số quốc gia trên thế giới nhằm rút
ra được bài học kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau đây:
(i) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin;
(ii) Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp phân tích, bình luận, diễn giải, phương pháp so sánh, phươngpháp lịch sử… được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận
về pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Phương pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giáđược sử dụng trong chương 2 và chương 3 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật và thựctiễn thi hành pháp luật về phí BVMT đối với nước thải nhằm (i) làm rõ những quyđịnh của pháp luật về vấn đề này; (ii) chỉ ra những điểm đạt được và chưa đạt đượccủa pháp luật để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thựctiễn về phí BVMT đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề ra nhữngphương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này nhằmđáp ứng tốt hơn yêu cầu BVMT thực tế đang đặt ra trong tiến trình phát triểnbền vững, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
Trang 10Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh phí BVMT đốivới nước thải như: khái niệm, vai trò, nội dung cơ bản, nghiên cứu kinh nghiệmthực tiễn áp dụng phí BVMT đối với nước thải của một số quốc gia trên thế giới
Hai là, trên cơ sở nghiên cứu các quy phạm pháp luật và thực tiễn thi hành vềphí BVMT đối với nước thải, luận văn tìm ra những tồn tại, vướng mắc để làm cơ
sở cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Ba là, làm rõ những yêu cầu mang tính khách quan, cũng như sự cần thiếtphải hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải, qua đó, đưa ra nhữngkiến nghị trước mắt và lâu dài cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương vớicác nội dung cụ thể như sau:
Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
NƯỚC THẢI1.1 Những vấn đề cơ bản về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
1.1.1 Khái niệm và phân loại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
1.1.1.1 Cơ sở lý luận và pháp lý của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nước là khởi nguồn cho mọi sự sống và là một trong những nhu cầukhông thể thiếu với bất kì loài sinh vật nào, trong đó có con người Chất lượngmôi trường nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sự sống của cácloài Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu sống này đang dần bị đe dọa nghiêm trọng, dolượng nước bị thâm hụt bởi được sử dụng một cách bừa bãi và không đúng mụcđích, đặc biệt là chất lượng nước đang suy giảm một cách trầm trọng Nguyênnhân chính của thực trạng này xuất phát từ phía chủ quan của chính con người.Hằng ngày, một lượng nước thải lớn được xả trực tiếp hoặc gián tiếp ra ngoàimôi trường mà chưa qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
Với mục tiêu bảo vệ môi trường nói chung, giảm thiểu số lượng nướcthải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường nói riêng, từ đó hạn chế các chủthể tiến hành xả thải, đồng thời, có được nguồn tài chính sử dụng để đầu tư trởlại cho hoạt động BVMT, việc tiến hành thu phí BVMT đối với nước thải đượcxác định là hữu hiệu hơn cả Bên cạnh đó, phí bảo vệ môi trường đối với nướcthải được xác định là công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước trênthế giới, đặc biệt là những nước phát triển [i] và đem lại những kết quả đáng ghinhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây ra ở những nước này [27].Ngoài việc xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, sự ra đời của phí BVMT đối với nướcthải cũng được dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở chính trị, pháp lý nhấtđịnh
Trang 12Thứ nhất, về cơ sở lý luận Theo thông lệ quốc tế, phí BVMT đối với
nước thải là công cụ trực tiếp đưa chi phí môi trường vào giá thành sản phẩmdựa trên cơ sở lý luận là hai nguyên tắc được các quốc gia thừa nhận rộng rãi,bao gồm nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và “người hưởngthụ phải trả tiền” (BPP)
Đối với nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, đây là nguyên tắc
do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đề ra năm 1972 và 1974, dựatrên cơ sở xem môi trường là một loại hàng hóa Theo đó, nguyên tắc này ghinhận người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháplàm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo cho môitrường ở trong trạng thái có thể chấp nhận được Nguyên tắc PPP xuất phát từnhững luận điểm của Pigou về nền kinh tế phúc lợi, ở đó, nội dung quan trọngnhất đối với một nền kinh tế lý tưởng là giá cả hàng hóa và dịch vụ có thể phảnánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả các chi phí môi trường (gồm các chi phíchống ô nhiễm, khai thác tài nguyên cũng như những dạng ảnh hưởng khác củamôi trường)
PPP “mở rộng” năm 1974 bổ sung rằng, ngoài việc phải tuân thủ các chiphí tiêu chuẩn đối với việc gây ô nhiễm, các tác nhân gây ô nhiễm còn phải bồithường cho những người bị thiệt hại Việc buộc những người gây ô nhiễm trảtiền là một trong những cách tốt nhất để làm giảm bớt các tác động của ngoạiứng gây ra làm thất bại thị trường [8, tr.16-17] Thời gian gần đây, nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền” còn được củng cố bởi nhiều nguyên tắc cơbản khác như: nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc cấp dưới, nguyên tắc hiệuquả kinh tế tiết kiệm chi phí và nguyên tắc hiệu quả về luật pháp, góp phần tạo
ra các nguyên tắc chủ đạo cho việc hoạch định các chính sách môi trường
Đối với nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền”, nguyên tắc này nóitới việc người hưởng thụ các thành phần môi trường phải trả tiền cho việchưởng thụ cũng như các tác động tiêu cực đến môi trường do việc hưởng thụ
Trang 13các thành phần môi trường đó gây ra Đồng thời, nguyên tắc này cũng đưa ragiải pháp BVMT với một cách nhìn nhận khá mới, đó là chú trọng tới việcphòng ngừa và cải thiện môi trường Tuy nhiên, hiệu quả của nó lại phụ thuộcchủ yếu vào việc xác định chính xác và hợp lý các khoản phí cũng như việc sửdụng chúng cho các mục đích BVMT Đối nghịch với việc người trực tiếp gây ônhiễm phải trả tiền, người được hưởng một môi trường đã được cải thiện cũngphải trả một khoản phí Mức phí tính theo đầu người càng cao và càng có nhiềungười nộp phí, thì số thu được càng nhiều Số tiền thu được theo nguyên tắcBPP có thể do các cá nhân muốn BVMT, hoặc do những cá nhân không phải trảtiền cho việc thải ra các chất gây ô nhiễm trong giá thành sản phẩm nộp Tuynhiên, hạn chế của nguyên tắc này đó là tiền không phải do các chủ thể gây ônhiễm trực tiếp trả, nên sự khuyến khích đối với việc BVMT khó có thể đạtđược hiệu quả cao nhất.
Thực chất, nguyên tắc BPP có thể được sử dụng như một định hướng hỗtrợ nhằm đạt được các mục tiêu BVMT, cho dù đó là mục tiêu bảo vệ hay làphục hồi môi trường Nếu mức phí có thể được thu đủ để dành cho các mục tiêumôi trường, thì lúc đó chính sách này có thể được coi là chính sách có hiệu quả
về môi trường [7; tr.20]
Thứ hai, về cơ sở chính trị, pháp lý Bảo vệ môi trường luôn được xác
định là một chủ trương, chính sách lớn, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng vàNhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhằm khắcphục hiện trạng môi trường và BVMT nói chung, cũng như xử lý nước thải vàkhắc phục nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải gây ra, Nhà nước phải tiến hànhđồng bộ cả ba biện pháp: hành chính – kinh tế - giáo dục, trong đó, biện phápkinh tế là quan trọng nhất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, do đó, để quántriệt các nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “người thụ hưởng phảitrả tiền”, để có thể đưa những nguyên tắc này vào cuộc sống thì nó cần phảiđược thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, việc thu phí
Trang 14BVMT đối với nước thải cần căn cứ vào hệ thống pháp luật môi trường và cácvăn bản pháp luật có liên quan.
Trước đây, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định, BVMT là nghĩa vụ củamọi cá nhân, tổ chức trong xã hội Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nước taxây dựng các quy phạm pháp luật về phí BVMT nói chung và phí BVMT đốivới nước thải nói riêng Dựa trên tinh thần này, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa XI) về chủđộng ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT ghinhận, BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảođảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vàoviệc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩyhội nhập kinh tế quốc tế
Kế thừa những nội dung trên, Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọingười có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệmôi trường” Khoản 2 Điều 63 Hiến pháp 2013 một lần nữa khẳng định: “Nhànước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng nănglượng mới, năng lượng tái tạo” Những nội dung được ghi nhận trong Hiến phápnhư trên sẽ tạo nên nền tảng quan trọng nhất để các cơ quan nhà nước có thẩmquyền tiếp tục thể chế hóa, sửa đổi, hoàn thiện các quy định về BVMT nóichung và phí BVMT nói riêng trong hệ thống pháp luật
Do đó, Luật Bảo vệ môi trường được xác định là văn bản pháp luật cơbản, quan trọng nhất về BVMT, về quản lý nước thải ở Việt Nam Luật đã đặt
ra những quy định chung về tiêu chuẩn chất thải, về cam kết thực hiện biệnpháp giảm thiểu, xử lý chất thải nói chung, trong đó có nước thải Đồng thời,Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định, tổ chức, cá nhân xả thải
ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phíbảo vệ môi trường Đây là quy định mang tính chất nguyên tắc có tác dụng chiphối và quyết định đến các quy định của pháp luật về thu phí BVMT cụ thể
Trang 15Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức có hành vi xả thải ra môi trường đều phải nộpphí BVMT đối với nước thải.
Bên cạnh những văn bản pháp luật môi trường, thì việc xây dựng phíBVMT đối với nước thải còn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật tài
chính Theo quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001, thì phí là “khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này” [25;
Điều 2] Chủ thể thực hiện đầu tư vốn để cung cấp các dịch vụ được phép thu phí cóthể là Nhà nước hoặc tư nhân, do đó, khoản thu về phí cũng có thể là khoản thu củaNhà nước hoặc thu của các tổ chức, cá nhân Danh mục phí ban hành kèm theoPháp lệnh bao gồm 73 khoản phí được phân thành 12 nhóm theo tính chất công việcgắn với lĩnh vực, nhóm ngành có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật tương tự nhưnhau, trong đó có phí BVMT
Tuy nhiên, cách xác định về phí như trên không phù hợp với những loại phí
do tư nhân đầu tư ban đầu hoặc mua lại của Nhà nước, khi nhóm chủ thể này vẫnphải tính theo cách thu và cách quản lý do Nhà nước quy định Đồng thời, nhằm đẩymạnh xã hội hóa các dịch vụ công và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Phí và lệ
phí năm 2015 đã xác định lại khái niệm về phí như sau: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được
cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí” [15; Khoản 1 Điều 3] Theo đó, Luật phí, lệ phí sẽ
chỉ điều chỉnh đối với các khoản thu phí thuộc dịch vụ công do cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác được giao thực hiện, không điều chỉnhđối với các khoản phí do các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước cung ứng Đồng thời,trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015 cũng có liệt
kê phí BVMT đối với nước thải thuộc về nhóm phí trong lĩnh vực BVMT nói riêng
và lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung Loại phí này sẽ do Chính phủ quyđịnh
Trang 16Hiện nay, văn bản điều chỉnh trực tiếp về phí BVMT đối với nước thải làNghị định số 25/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/3/2013 về phí BVMT đốivới nước thải
1.1.1.2 Khái niệm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nếu nhìn nhận các khoản phí thuộc nguồn thu của NSNN, có thể thấy, khoảnthu này do các tổ chức, cá nhân nộp vào quỹ NSNN khi thụ hưởng lợi ích từ hànghóa, dịch vụ công cộng được cung cấp bởi Nhà nước [11; tr.160] Chính vì vậy màphí mang tính đối giá và tính hoàn trả trực tiếp, khác biệt so với thuế không manghai đặc điểm này, và khác biệt so với lệ phí không mang tính đối giá Khoản thu phí
có tác dụng bù đắp một phần chi phí cho những khoản đầu tư, bảo dưỡng các côngtrình công cộng, duy trì hoạt động dịch vụ công của Nhà nước, đồng thời, bảo đảmtính tiết kiệm trong tiêu dùng dịch vụ công từ phía người thụ hưởng và góp phầntrang bị thêm các điều kiện vật chất để phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn cho ngườithụ hưởng dịch vụ
Như vậy, việc đóng phí của tổ chức, cá nhân chỉ phải thực hiện khi họnhận được sự cung ứng một dịch vụ từ một chủ thể khác Tiền phí sẽ tương ứngvới tính chất, mức độ của dịch vụ được cung ứng Phí BVMT đối với nước thải
mà các tổ chức, cá nhân khi xả nước thải vào môi trường phải nộp thực chất là
số tiền mà họ phải đóng cho Nhà nước để nhận lấy sự cung cấp dịch vụ từ phíaNhà nước, đó là những hoạt động nhằm bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địaphương nơi họ xả thải mà đáng lẽ ra những hoạt động này phải do chính các chủthể xả thải phải thực hiện, nhưng Nhà nước đã đứng ra thực hiện thay họ
Về khái niệm phí BVMT đối với nước thải, thực tế, pháp luật hiện hànhkhông đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào là phí BVMT đối với nước thải,nhưng dựa vào những nội dung trên, có thể hiểu, phí BVMT đối với nước thảinhư sau:
“Phí BVMT đối với nước thải là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho việc xả nước thải gây ô nhiễm vào môi trường với mục đích giảm thiểu
Trang 17số lượng nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường và cơ bản nhằm
bù đắp chi phí cho việc khôi phục, bảo vệ môi trường”.
Phí BVMT đối với nước thải có những dấu hiệu cơ bản để nhận diệnnhư sau:
Một là, phí BVMT đối với nước thải là một trong những công cụ kinh tếtrong quản lý và bảo vệ môi trường
Phí BVMT được coi là công cụ kinh tế hữu hiệu trong kiểm soát ônhiễm nước vì nó có tác dụng điều chỉnh hành vi của người xả thải: Người xảthải phải chi trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất gây ô nhiễm,nồng độ càng cao thì số phí doanh nghiệp bỏ ra càng lớn Ngược lại, nếu doanhnghiệp giảm lượng nước thải cũng như hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nướcthải khi xả ra môi trường thì số phí phải nộp sẽ ít đi Như vậy, mục đích củaviệc áp dụng phí BVMT đối với nước thải là khuyến khích giảm các tác nhângây ô nhiễm, giảm thiểu lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường và tăngthêm nguồn thu cho Nhà nước để sử dụng cho việc khôi phục cải thiện chấtlượng môi trường sống
Việc thu phí BVMT đối với nước thải có thể bù đắp một phần chi phíthường xuyên và không thường xuyên cho việc duy trì, bảo vệ và cải thiện cácthành phần môi trường, giữ gìn sự cân bằng sinh thái và các chi phí khác về tổchức và quản lý phục vụ cho vấn đề BVMT nói chung và vấn đề nước thải nóiriêng
Hai là, việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải không gây ảnh hưởngđến tăng trưởng kinh tế Vì mức phí BVMT đối với nước thải được quy địnhdựa trên điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập, mức sống của người dân, nên khi ápdụng loại phí này, các nhà chuyên môn đã có sự tính toán để không gây ảnhhưởng đến tăng trưởng kinh tế của đất nước
Ba là, BVMT đối với nước thải góp phần làm giảm ô nhiễm nước và tạonguồn thu cho công tác BVMT, để tái đầu tư vào các hoạt động BVMT
Trang 18Việc thu phí BVMT đối với nước thải ít nhiều cũng có tác động tới hành
vi của các tổ chức, cá nhân, bởi vì tổ chức, cá nhân càng xả nhiều chất độc hại
ra môi trường càng phải nộp phí nhiều, để không phải nộp phí nhiều, họ phải cắtgiảm lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường Điều này cho thấy phí BVMTđối với nước thải góp phần làm giảm ô nhiễm môi nước, đồng thời số phí thuđược sẽ được dùng cho các hoạt động xử lý, khắc phục thiệt hại từ nước thải vàcác hoạt động BVMT khác
Bốn là, việc thu phí hiệu quả, cần phải có hệ thống kiểm tra, giám sátchặt chẽ, xử lý nghiêm minh những đơn vị vi phạm
Hiện nay, việc thu đúng và đủ phí BVMT đối với nước thải gặp nhiềukhó khăn Một trong những nguyên nhân đó là do công tác kiểm tra, giám sát,thanh tra và xử lý vi phạm chưa thực sự triệt để Vì vậy, để thu phí hiệu quả,cần phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm triệt để
1.1.1.3 Phân loại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Hiến chương Châu Âu quan điểm nước thải là việc ô nhiễm nước, cụthể, đó là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làmnhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nôngnghiệp, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã Còn ở ViệtNam, nước thải là nước đã được thải ra từ sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ratrong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó[22; tr.1] Nước thải được phân thành nhiều loại khác nhau để tiện cho việcquản lý và tạo cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp giải quyết hay công nghệ xử lýphù hợp
Theo quan điểm quản lý môi trường, xuất phát từ các nguồn gây ônhiễm nước, nước thải được phân thành hai loại: nước thải có nguồn xác định
và nước thải không có nguồn xác định:
Trang 19(i) Nước thải có nguồn xác định bao gồm nước thải đô thị và nước thảicông nghiệp, các cửa cống xả nước mưa và tất cả các nguồn tiếp nhận nước có
tổ chức qua hệ thống cống và kênh thải
(ii) Nước thải có nguồn không xác định bao gồm nước chảy trôi trên bềmặt đất, nước mưa và các nguồn phân tán khác
Với hai loại nước thải này, khi tác động một khoản thu tài chính vớinhững chủ thể xả thải, thông thường Nhà nước chỉ thu phí BVMT đối với nướcthải có nguồn gốc xác định
Căn cứ phổ biến hơn để phân loại nước thải, đó là dựa theo nguồn gốcphát sinh ra chúng Theo đó, nước thải được phân thành các loại sau [2]:
(i) Nước thải công nghiệp là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biếnnông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường…[6; khoản 2 Điều 2]
(ii) Nước thải sinh hoạt là từ các hộ gia đình, tổ chức khác không phải làcác cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môitrường [6; Khoản 3 Điều 2]
(iii) Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiềucách khác nhau, qua các khớp nối, có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí
Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ởnhững thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng
(iv) Nước thải đô thị: đây là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệthống cống thoát của thành phố, thị xã; đó có thể là hỗn hợp của các loại nướcthải trên
Dựa vào tiêu chí phân loại này mà Nhà nước đưa ra những quy địnhđiều chỉnh hoạt động quản lý đối với từng loại nước thải tương ứng Hiện nay,pháp luật Việt Nam chỉ tiến hành thu phí BVMT đối với hai loại nước thải, lànước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp Bởi lẽ, đây là hai loại nước thảichủ yếu, chứa hàm lượng lớn các chất gây ô nhiễm, vì vậy, cần phải thu phí
Trang 20BVMT đối với các loại nước thải này để có kinh phí xử lý nước thải, chống ônhiễm môi trường.
Cụ thể, nước thải sinh hoạt là loại nước thải được hình thành chủ yếutrong hoạt động sống của con người Thành phần và tính chất của nước thải sinhhoạt phụ thuộc nhiều vào nguồn nước thải sinh hoạt Hiện nay, người ta có haicách để tính mức tạo ra nước thải sinh hoạt Cách thứ nhất được quy ra lượngchất thải tổng số, chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ của một người trong mộtngày Cách thứ hai được tính chi tiết hơn thông qua tính thông số cơ bản trongđánh giá chất lượng nước Ngoài ra còn có cách tính khác thông qua khối lượngnước thải theo chỉ số dân tương ứng Nước thải sinh hoạt thường chứa nhiềuđộc tố, tạp chất khác nhau cùng nhiều loại sinh học gây bệnh
Nước thải công nghiệp tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà được sửdụng vào các mục đích: nước dùng để xử lý nguyên liệu; nước dùng cho vệ sinhmáy móc, phân xưởng; nước dùng cho quá trình sản xuất; nước làm nguội máymóc thiết bị So với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có thành phần
và tính chất phức tạp hơn rất nhiều Thành phần hóa học và tính chất nước thảicông nghiệp phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất của nhà máy
Tuy nhiên, dù là nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, nếukhông được xử lý thì khi thải trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên sẽ gây ra nhữngthay đổi về tính chất vật lý, thành phần hóa học và sinh học của nguồn nước
1.1.2 Ý nghĩa và vai trò của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
1.1.2.1 Ý nghĩa của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Thứ nhất, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thể hiện sự quan
tâm của Nhà nước đến lĩnh vực môi trường, phù hợp với xu hướng phát triểncủa thế giới
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, dù đó
là quốc gia phát triển hay đang phát triển Sự xuất hiện của các định chế pháp lý
Trang 21quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môitrường Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX được đánh dấu bằng sự ra đời củahàng loạt các công ước quốc tế về môi trường và các tổ chức quốc tế về môitrường Ngay cả trong các Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia với nhaucũng có các quy định cụ thể về môi trường.
Bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọngcủa Đảng và Nhà nước Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhànước ta đã can thiệp mạnh vào các hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xãhội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái
và sự cố môi trường Trong những biện pháp mà Nhà nước sử dụng trong lĩnhvực này và cũng như tuyệt đại đa số các lĩnh vực khác, pháp luật đóng vai tròđặc biệt quan trọng
Phí BVMT đối với nước thải chính là một trong những quy định củapháp luật phát huy được hiệu quả sự quan tâm của Nhà nước, góp phần bảo vệmôi trường quốc gia Nhà nước đã xây dựng phí BVMT đối với từng loại hìnhnước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, tác động đến tất cả cácđối tượng có hành vi xả nước thải ra môi trường, dù đó là tổ chức, cá nhân sảnxuất kinh doanh hay hộ gia đình, cơ quan đơn vị chỉ sử dụng nước vào mục đíchsinh hoạt Những quy định của Nhà nước đã tạo điều kiện cho môi trường nước
ta được quan tâm, được giữ gìn, được bảo vệ tốt hơn, tiến đến xây dựng môitrường xanh – sạch – đẹp phục vụ cuộc sống con người
Thứ hai, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thể hiện sự liên kết
chặt chẽ giữa môi trường với phát triển
Phí BVMT đối với nước thải là minh chứng cho một quan điểm rất phổbiến hiện nay, đó là sự phát triển bền vững Quản lý nhà nước về BVMT là mộtquá trình hoạt động mang tính dài hơi, thường xuyên, liên tục Mục đích củahoạt động này là làm hài hòa mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, tức làquản lý Nhà nước về BVMT không chỉ nhằm BVMT mà nhằm BVMT trong
Trang 22quan hệ với sự phát triển kinh tế, xã hội, vừa BVMT vừa tạo điều kiện pháttriển kinh tế xã hội (phát triển bền vững) Thực chất của phát triển bền vững là
sự kết hợp giữa việc phát triển với việc duy trì môi trường, hay nói cách khác,yếu tố cơ bản của phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết phảichăm sóc môi trường
Thứ ba, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải góp phần giáo dục,
nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường
Môi trường có ảnh hưởng tới bất kì chủ thể nào trong xã hội Vì vậy,việc BVMT không chỉ là việc của quốc gia, cộng đồng mà còn phải được coi làcông việc của từng cá nhân cụ thể Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúngnhững quy định của pháp luật, cấc nguyên tắc của cộng đồng để giữ gìn môitrường sống Việc đặt ra phí BVMT đối với nước thải không chỉ ảnh hưởng tớikinh tế của các đối tượng nộp phí mà còn tác động tới tâm lý, nhận thức của họ,giúp họ hiểu được tác hại của nước thải, đặc biệt là nước thải có chứa các chấtđộc hại tới môi trường sống như thế nào, làm ô nhiễm môi trường ra sao, từ đó
có ý thức hơn trong việc xả thải cũng như BVMT
1.1.2.2 Vai trò của phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Thứ nhất, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là một trong những
công cụ kinh tế hữu hiệu trong quản lý và BVMT
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, không thể chỉ dùng một biện pháp,chính sách đơn giản, hoặc một vài biện pháp nhỏ lẻ là có thể bảo vệ được môitrường Nhiều trường hợp, các biện pháp, chính sách BVMT đã không đạt hiệuquả Do đó, để BVMT một cách hiệu quả cần phải có sự tiếp cận chính sáchđồng bộ BVMT có thể bằng nhiều biện pháp: hành chính, giáo dục, kinh tế,trong đó, công cụ kinh tế càng ngày càng được nhiều nước sử dụng
Dưới góc độ pháp lý, công cụ kinh tế trong quản lý và BVMT là nhữngbiện pháp, chính sách do pháp luật quy định, được sử dụng nhằm tác động tớichi phí và lợi ích của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thường
Trang 23xuyên, tác động tới môi trường, từ đó làm thay đổi hành vi của con người theohướng có lợi cho môi trường Hay nói cách khác, các công cụ kinh tế trongquản lý và BVMT là những biện pháp sử dụng lợi ích và chi phí để tác độngđến hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường được pháp luậtquy định Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT đã chứng tỏ có hiệuquả rõ rệt nhằm thay đổi hành vi môi trường của các đối tượng gây ô nhiễmcũng như người được hưởng thụ môi trường trong sạch
Ở Việt Nam, cùng với những công cụ kinh tế trong quản lý và BVMTnhư: thuế môi trường; ký quỹ cải tạo; phục hồi môi trường trong khai thác tàinguyên thiên nhiên; quỹ BVMT và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ hoạt độngBVMT, thì phí BVMT đối với nước thải được xác định là công cụ kinh tế kháquan trọng và hữu hiệu trong ngăn ngừa và BVMT Đây là công cụ có tác độngtrực tiếp và mạnh mẽ tới quá trình hạch toán kinh tế nhằm làm giảm giá thànhcủa sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất, kinhdoanh và dịch vụ
Thứ hai, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải giúp điều chỉnh hành
vi của người xả thải
Vai trò này được thể hiện đặc biệt rõ nét đối với các chủ thể xả nướcthải công nghiệp ra môi trường Bởi vì, phí BVMT đối với nước thải là phí đánhvào chất gây ô nhiễm Điều này có nghĩa là, lượng nước thải ra của doanhnghiệp càng chứa nhiều chất gây ô nhiễm, nồng độ càng cao thì số tiền doanhnghiệp phải bỏ ra để khắc phục những thiệt hại môi trường càng lớn Nguồnkinh phí để trang trải cho các hoạt động BVMT này không được Nhà nước cungcấp, hỗ trợ mà doanh nghiệp hoàn toàn phải tự bỏ ra do đã có hành vi xả thải ramôi trường Vì vậy, các doanh nghiệp bảo đảm được mục tiêu chất lượng môitrường nhưng lợi ích của doanh nghiệp cũng bị giảm sút Để giải quyết mâuthuẫn này, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh hành vi của mình, hạn chế xảthải, hạn chế hàm lượng chất gây ô nhiễm thải ra môi trường, đồng thời, sử
Trang 24dụng các máy móc, phương tiện hiện đại nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễmmôi trường.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tìmkiếm lợi nhuận, và cũng phải không ngừng BVMT Nói cách khác, doanhnghiệp muốn tìm kiếm lợi nhuận một cách tối đa phải BVMT Nếu như doanhnghiệp không thực hiện được việc này, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm sút,thậm chí, doanh nghiệp còn có thể bị mất chỗ đứng trên thị trường
Thứ ba, phí BVMT đối với nước thải bổ sung nguồn thu cho Ngân sách
Nhà nước
Ngân sách Nhà nước (NSNN) được hình thành chủ yếu từ thuế, bêncạnh đó còn được hình thành từ phí, lệ phí và nhiều khoản thu khác… Là mộtkhoản phí, phí BVMT đối với nước thải cũng là một trong những nguồn thu tạolập vào quỹ NSNN Số phí BVMT này sẽ được sử dụng để phục vụ trở lại chocông tác BVMT Ngoài số tiền phí thu được dùng để trang trải chi phí cho việcthu phí, chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm trađịnh kì hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi, số tiềncòn lại sẽ được sử dụng cho các hoạt động BVMT như: đầu tư mới, nạo vétcống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước tại địa phương, bổ sungvốn hoạt động cho Quỹ BVMT của địa phương Thêm vào đó, phí BVMT đốivới nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt có số lượng đối tượng nộp phínhiều, phương pháp thu hiệu quả, do đó, có khả năng đem lại nguồn kinh phítương đối lớn, hỗ trợ phần nào cho NSNN, khắc phục những khó khăn về tàichính hiện nay
Thứ tư, phí BVMT đối với nước thải giúp cho quá trình quản lý nhà
nước về BVMT được thuận lợi hơn trong nền kinh tế thị trường
Phí BVMT đối với nước thải đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt độngquản lý nhà nước về BVMT – quá trình nhà nước sử dụng các cách thức, công
cụ, phương tiện khác nhau, vận dụng những quy luật khác nhau, tác động đến
Trang 25các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa môi trường vàphát triển sao cho thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của con người, đồng thời, đảmbảo được chất lượng của môi trường sống Trong quá trình thực hiện hoạt độngthu phí, thông qua tờ khai của người nộp phí, thông qua những lần đánh giá, lấymẫu phân tích nước thải thì Nhà nước có thể nắm được thực trạng của từngdoanh nghiệp, biết được lượng nước thải, nồng độ chất gây ô nhiễm có trongnước thải các doanh nghiệp đã thải ra mà nhiều khi không cần phải tiến hànhcác biện pháp kiểm tra, đo đạc, khảo sát, vừa tốn kém nhiều chi phí, vừa phátsinh thêm nhiều hoạt động quản lý Với phí BVMT đối với nước thải, thời gian,tài chính, nhân lực được tiết kiệm, giảm bớt mà vẫn đem lại hiệu quả cao, vẫngiúp các cơ quan nhà nước thực hiện được tốt chức năng của mình
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
1.2.1 Khái niệm pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta hếtsức quan tâm, thông qua việc xác định BVMT là một trong những vấn đề sốngcòn, không chỉ của nước ta mà còn của cả nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hộisâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo ở mỗi quốc gia vàcuộc đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của xã hội trên phạm vi toàn thế giới Mặtkhác, trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đề cao nguyên tắc thực hiện quản
lý xã hội bằng pháp luật, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam, yêu cầu thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảngtrong công tác BVMT thành các quy định pháp luật của Nhà nước để điều chỉnhhành vi, quan hệ của con người trong ứng xử với môi trường thiên nhiên là vấn
đề cấp bách Đồng thời, pháp luật về BVMT cần được xây dựng như thế nào để
đủ sức tác động vào quá trình xã hội, nhận thức của các chủ thể trên cả baphương diện: (i) khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường; (ii) giữ gìn và bảo
vệ môi trường thiên nhiên; (iii) phòng ngừa và khắc phục sự cố cũng như phục
Trang 26hồi môi trường trong trường hợp môi trường bị xâm hại hoặc bị tàn phá Để đạtđược mục đích trên, ngoài việc phải coi trọng công tác xây dựng pháp luật, cũngcần tính đến việc tạo dựng được một cơ chế bảo đảm thi hành pháp luật đủmạnh Đó là yếu tố quan trọng và cũng là tiêu chí để đánh giá tính khả thi, hiệuquả của hệ thống pháp luật về BVMT.
Thông thường, pháp luật được xây dựng phải hướng tới, phải tác độngtới một nhóm quan hệ xã hội đặc trưng của nội dung pháp luật ấy Pháp luật vềphí BVMT đối với nước thải cũng không ngoại lệ Theo đó, pháp luật về phíBVMT đối với nước thải sẽ bao gồm những quy định cụ thể điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với những chủ thể
xả nước thải ra môi trường Ngoài ra, bộ phận pháp luật này cũng sẽ xác địnhloại nước thải nào phải chịu phí, chủ thể nào xả thải phải nộp phí và cơ chế thu,nộp, quản lý và sử dụng phí như thế nào
Như vậy, một cách khái quát, có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật phíbảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam như sau:
Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu – nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
Có thể thấy, pháp luật về phí BVMT đối với nước thải có mục đích cụthể là điều chỉnh, tác động tới những chủ thể có hành vi xả nước thải ra môitrường, từ đó có nguồn tài chính để khắc phục, xử lý đối với lượng nước thải, vàtrên nhiều góc độ khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu đa chiều do Nhànước đề ra Pháp luật về phí BVMT đối với nước thải được coi là một trongnhững bộ phận của pháp luật BVMT nói riêng và là yếu tố cấu thành không thểtách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, cũng như ở từngngành, từng địa phương Đồng thời, pháp luật về phí BVMT đối với nước thải
Trang 27cũng có mối quan hệ mật thiết với pháp luật phí nói chung, do phí BVMT đốivới nước thải có tư cách là một loại phí tạo lập nguồn thu NSNN
Mặt khác, việc xác định được nội hàm khái niệm pháp luật phí BVMTđối với nước thải có ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong việc xác định cơ sở,nền móng cho hoạt động quản lý nhà nước về phí BVMT đối với nước thải màcòn giúp nhận diện được những bộ phận cấu thành nên nó, để từ đó có thể đánhgiá tính hiệu quả của pháp luật, tính hiệu quả của hoạt động quản lý, thu – nộp,
sử dụng khoản phí này của Nhà nước
1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Mỗi quốc gia có điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau, hoạtđộng BVMT và thu phí BVMT nói chung, cũng như thu phí BVMT đối vớinước thải nói riêng cũng sẽ khác nhau Tuy nhiên, dù ở quốc gia đã phát triểnhay ở quốc gia chưa hoặc đang phát triển, đều mong muốn khoản phí BVMTđối với nước thải sẽ đạt được những vai trò, sứ mệnh của nó, như tạo nguồn thucho NSNN, tác động tới hành vi của chủ thể xả thải và có nguồn tài chính khắcphục hậu quả của lượng nước thải có thể gây tác động xấu tới môi trường Do
đó, pháp luật về phí BVMT đối với nước thải thường bao gồm những nội dung
ô nhiễm và hậu quả của từng loại mà Nhà nước sẽ xác định loại nước thải nào
sẽ phải chịu phí BVMT đối với nước thải Thông thường, các quốc gia trên thếgiới chỉ thu phí BVMT đối với hai loại nước thải, là nước thải công nghiệp vànước thải sinh hoạt Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định về đối tượngkhông chịu phí BVMT đối với nước thải, theo đó, thừa nhận một số loại nước
Trang 28thải khi thêm một số điều kiện đi kèm sẽ thoát ra khỏi phạm vi tác động của loạiphí này.
(ii) Quy định về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phí BVMT đối vớinước thải
Tham gia vào quan hệ pháp luật này sẽ có hai nhóm chủ thể, đó là ngườithu phí và người nộp phí Do phí BVMT đối với nước thải là một khoản thuthuộc nguồn thu NSNN, do đó, người thu loại phí này phải là cơ quan, tổ chứcđược pháp luật quy định hoặc ủy quyền Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi quốcgia về vị trí của phí BVMT, mà cơ quan thu có thể là những cơ quan khác nhauvới sự phân định thẩm quyền khác nhau, đồng thời có thể chia ra thành cơ quan
có thẩm quyền quy định về phí, cơ quan có thẩm quyền quy định mức phí và cơquan có thẩm quyền thu phí Giới hạn quyền năng hoạt động, các cơ quan thuphí sẽ phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình theo đúng cácquy định của pháp luật
Chủ thể thứ hai tham gia vào quan hệ pháp luật phí BVMT đối với nướcthải là người nộp phí Với mục đích tác động vào tất cả những hành vi xả thải ramôi trường, người nộp phí được xác định khá rộng, bao gồm các cá nhân, tổchức xả nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp
(iii) Quy định về mức thu phí, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phíBVMT đối với nước thải
Mức thu phí BVMT đối với nước thải sẽ được xác định tương ứng vớitừng loại nước thải, mức độ độc hại và định hướng điều tiết của Nhà nước.Thực tế, các quốc gia đều có cách xác định mức thu phí BVMT đối với nướcthải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khác nhau Đồng thời, quy định về chế
độ thu, nộp phí sẽ điều chỉnh tới việc phí BVMT đối với nước thải sẽ đượcngười nộp phí chuyển giao tới người thu theo cách thức và quy trình ra sao.Thêm vào đó, do phí BVMT đối với nước thải là khoản thu thuộc về quỹNSNN, nên chế độ quản lý và sử dụng loại phí này cũng phải tuân theo những
Trang 29quy định chặt chẽ của pháp luật, để đảm bảo thu đúng, thu đủ và sử dụng hiệuquả nguồn thu.
(iv) Quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thu nộp phí và
xử lý vi phạm pháp luật về phí BVMT đối với nước thải
Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thu nộp phí BVMT đối với nướcthải là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước vềmôi trường Từ những hoạt động này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cóthể phát hiện ra những vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phíBVMT đối với nước thải, từ đó có những chế tài xử lý thích đáng Đây là nhómquy định mang lại sức răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật phíBVMT đối với nước thải
1.2.3 Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, cũng như phong tục, tậpquán, truyền thống văn hóa, lịch sử và tình hình môi trường mà mỗi nước có hệthống pháp luật môi trường có tính đặc thù riêng Phí BVMT nói chung và phíBVMT đối với nước thải nói riêng là một trong những công cụ kinh tế đượcnhiều quốc gia áp dụng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường Ở nhiều nước trênthế giới, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Đức… và cácnước đang phát triển như Malaysia, Philippin… đều đã thành công trong việcthu phí BVMT đối với nước thải
(i) Kinh nghiệm của một số nước thuộc nhóm OECD
Nếu như vài ba thập kỷ trước đây, các công cụ kinh tế, nhất là các biệnpháp thị trường còn chưa hề được các nước thuộc OECD chú ý, thậm chí thịtrường còn bị coi là “kẻ thù” của môi trường, thì hiện nay, nhờ có các ưu thế vàhiệu quả linh hoạt và mềm dẻo, các công cụ kinh tế đã được các nước sử dụngngày càng nhiều trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kiểm soát ônhiễm và quản lý chất lượng môi trường Các nước này đều chủ trương thu phí
Trang 30BVMT đánh vào nguồn gây ô nhiễm và đánh vào người sử dụng Theo báo cáocủa OECD, phần lớn các quốc gia đều có mức phí khác biệt tùy thuộc vào khốilượng và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải Hệ thống phí ô nhiễmcủa Bỉ, Cộng hòa liên bang Đức và Hàn Quốc đều đặt mục tiêu tạo khuyếnkhích và thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, trong khi tại các quốc gia
khác, mục tiêu chính là tạo nguồn thu (Xem thêm: Phụ lục: Bảng 1 Phí nước thải tại các nước OECD).
Thực tiễn sử dụng các công cụ kinh tế vào mục đích BVMT nói chung,nước thải nói riêng ở các nước thuộc OECD đã chứng tỏ nhiều mặt tích cực:
Một là, khi sử dụng các công cụ kinh tế vào mục đích BVMT vừa có tácdụng lâu dài, trực tiếp nhằm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, vừa có tácdụng sâu xa tới việc nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sảnxuất có lợi cho môi trường
Hai là, điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động, thích ứng với
cơ chế thị trường và đạt được hiệu quả chi phí với một mức phát thải nhất định
Ba là, nguồn thu nhập cho quỹ BVMT được gia tăng, tạo cơ sở vật chấtvững chắc cho việc phục vụ trở lại môi trường, đồng thời, nó còn góp phầnđáng kể vào nguồn thu NSNN
Bốn là, với mục đích hướng tới một sự phát triển bền vững trong tươnglai, các công cụ kinh tế duy trì và chuyển giao hợp lý nguồn lực thông qua việcđánh giá các nguồn tài nguyên môi trường, đồng thời, góp phần sử dụng có hiệuquả các nguồn lực hiện tại [18]
(ii) Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển
Hiện nay, hệ thống quản lý môi trường ở các nước đang phát triển chủyếu vẫn dựa vào các công cụ CAC (quy định pháp lý về “điều hành và kiểmsoát”) Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự trợ giúp của các nước thuộcOECD về mặt kinh nghiệm và kỹ thuật, một số Chính phủ đã bắt đầu quan tâm
Trang 31hơn đến các công cụ kinh tế Công cụ kinh tế thường được áp dụng nhất là phíđánh vào nguồn gây ô nhiễm và phí đánh vào sản phẩm Nhưng khác với cácnước OECD áp dụng các công cụ kinh tế một cách riêng rẽ, ở các nước đangphát triển luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố pháp luật với các công cụkinh tế
Theo đó, ở những nước này, hệ thống các tiêu chuẩn của công cụ phápluật vẫn giữ vai trò là cơ sở để đánh giá mức hiệu quả của các chính sách, vàcác mặt tích cực của biện pháp điều hành bằng pháp luật được bổ sung bằngtính mềm dẻo và linh hoạt của các biện pháp kinh tế Bởi vậy, nó góp phần tạođiều kiện thuận lợi cho việc thực thi có hiệu quả các hoạt động bảo vệ chấtlượng môi trường ở các nước đang phát triển trên thế giới và trong khu vực, chủyếu là dưới các hình thức phí, lệ phí và cao hơn nữa là thuế phát thải Tại mỗinước đều có sẵn hệ thống thuế hiện hành, nên việc thu thuế, phí và lệ phí dễ tiếnhành hơn Tuy nhiên, việc áp dụng loại phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm và phíđánh vào sản phẩm tại các nước đang phát triển còn tồn tại nhiều vấn đề
Tại Philippin, phí nước thải được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộccác ngành công nghiệp trọng điểm có mức thải trung bình hàng năm từ 4 tấnBOD trở lên Từ năm 1998, hệ thống phí được mở rộng, bao gồm tất cả cácdoanh nghiệp thuộc địa phận hành chính của vùng hồ Laguna và có thải nướcthải vào hồ Các doanh nghiệp này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, thươngmại, các doanh nghiệp công nông nghiệp, các cụm dân cư và các hộ gia đình.Phí gồm 2 phần: phí cố định và phí biến đổi Phí cố định phụ thuộc vào lượngnước thải và số lượng mẫu cần lấy để quan trắc hiện trạng môi trường củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp càng thải nhiều nước thải thì số lượng mẫu cầnlấy để quan trắc càng nhiều và mức phí cố định phải nộp càng cao [18]
Tại Trung Quốc, phí nước thải được quy định trong Luật Bảo vệ môitrường năm 1979 Từ năm 2003, việc tính phí nước thải ở nước này được dựatrên tải lượng chứ không chỉ dựa trên nồng độ Phí được tính với tất cả các đơn
Trang 32vị ô nhiễm (cả đơn vị trên và dưới tiêu chuẩn cho phép); phí được tính với hơn
100 thông số ô nhiễm trong nước thải Các tiêu chuẩn do Bộ Môi trường quyđịnh thay đổi tùy thuộc vào từng ngành công nghiệp và mức phí thay đổi tùytheo loại chất gây ô nhiễm Ngoài ra, các địa phương có thể đưa ra các tiêuchuẩn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn quốc gia và có thể đưa ra mức phí cao hơn mứcphí do Bộ Môi trường quy định Đồng thời, Trung Quốc quy định mức phí đượcxác định theo nguyên tắc: phí cao hơn một chút so với chi phí vận hành thiết bị;phí thay đổi theo số lượng, nồng độ và loại chất gây ô nhiễm được thải ra; phí ônhiễm áp dụng cho việc xả thải nước thải công nghiệp đối với chất gây ô nhiễmnhất định nào đó được tính bằng cách nhân với lượng nồng độ chất gây ô nhiễmvượt quá tiêu chuẩn [3]
Còn tại Thái Lan [20], sự tăng trường kinh tế nhanh ở đất nước này kéotheo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nặng nề và cấp bách Nguồnnước và không khí ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp bị ô nhiễm trầm trọng,dẫn tới việc Chính phủ nước này phải áp dụng chế độ phí với nước thải TạiBăng Cốc, có thể áp dụng hai loại phí: phí đánh vào các xí nghiệp lớn và phíđánh vào các hộ gia đình và các xí nghiệp công nghiệp nhỏ Đối với xí nghiệplớn, mức phí được tính theo công thức bao gồm hai yếu tố là khối lượng nướctiêu thụ và mức độ tích tụ các chất thải BOD (chấy oxy sinh hóa) trong nướcthải Phần phí đánh vào BOD được xác định như phần phí vi phạm và chỉ tínhcho mức chất thải đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép Còn đối với hộ gia đình vàcác xí nghiệp nhỏ, phí được đưa vào hóa đơn thu tiền nước như một khoản phụphí Khoản này được xác định tùy thuộc vào mức nước tiêu thụ hàng tháng(theo đồng hồ đo) Với việc chỉ thu phí ô nhiễm từ các cơ sở gây ô nhiễm lớn,đưa phí vào hóa đơn thu tiền nước của các hộ gia đình và các xí nghiệp nhỏ đãlàm đơn giản hóa việc thu phí và việc theo dõi chấp hành các tiêu chuẩn đãđược quy định cũng vì thế mà dễ dàng hơn
Thêm vào đó, nguồn thu phí ở Thái Lan chủ yếu được đưa vào quỹ môitrường để dùng vào việc trợ cấp, giúp các xí nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào công
Trang 33nghệ kiểm soát ô nhiễm Phần thu còn lại được dùng cho vận hành và bảo quảnnhà máy xử lý nước thải trung tâm, các nhà máy xả chất thải, cho chính quyềnđịa phương hoặc cơ quan nhà nước có trách nhiệm thu phí dịch vụ và tiền phạt
(iii) Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng phí BVMT đối với nước thảicủa một số nước nêu trên, có thể thấy, loại phí này là một trong những công cụkinh tế đã được áp dụng khá rộng rãi và phổ biến nhằm hạn chế tình trạng ônhiễm môi trường Đồng thời, việc áp dụng các công cụ kinh tế sẽ tạo nên sựliên kết hữu hiệu giữa các chính sách kinh tế với chính sách môi trường Tùythuộc vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mà công cụ phí này sẽđược thực hiện với mục tiêu khác nhau Nhìn chung, phí BVMT với nước thải
có hai mục tiêu chính: một là tạo nguồn thu cho NSNN để chi cho hoạt độngBVMT và hai là khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ô nhiễmthải ra môi trường
Tuy nhiên, kinh nghiệm thu phí của các nước cũng cho thấy, không phảichương trình thu phí nào cũng đạt được cả hai mục tiêu trên với vị trí ngangnhau Ở các nước OECD, mục tiêu khuyến khích giảm ô nhiễm được coi làquan trọng hơn khi mục tiêu tăng nguồn thu để chi cho các hoạt động cải thiệnmôi trường sinh thái hiện vẫn đang giữ vị trí ưu tiên ở phần lớn các nước, đặcbiệt là các nước đang phát triển Một số nước dù đặt ra mục tiêu của việc thuphí là khuyến khích giảm ô nhiễm song lại không đạt được mục tiêu đó vì mứcphí quy định quá thấp, không khuyến khích được các xí nghiệp thay đổi hành vigây ô nhiễm Nhưng dù thế nào, việc đặt ra mục tiêu của phí rất quan trọng, bởi
nó quyết định về định lượng mục tiêu dự kiến sẽ đạt được trong chương trìnhthu phí và góp phần quyết định cách thu phí
Trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về phí BVMT đối vớinước thải, Việt Nam có thể tiếp thu những kinh nghiệm như:
Một là, mức phí phải dựa trên những cơ sở mang tính phương pháp nhất
Trang 34định, đặc biệt phải được điều chỉnh theo các yêu cầu cụ thể của vùng ô nhiễm,đặc tính của loại hình sản xuất Mức phí phải ở mức có thể chấp nhận được,không quá thấp vì sẽ không tạo nên sự thay đổi về hành vi của những chủ thểgây ô nhiễm theo hướng có lợi cho môi trường, và ngược lại, không quá cao vì
có thể làm cho tính cạnh tranh của sản phẩm giảm đi và lợi nhuận của doanhnghiệp bị suy giảm, vấp phải sự chống đối của những chủ thể gây ô nhiễm
Hai là, phí BVMT đối với nước thải chỉ thực sự có tác dụng khi có sự
ổn định kinh tế vĩ mô và khi có môi trường cạnh tranh thật sự Môi trường kinhdoanh cạnh tranh sẽ là cơ chế tự động buộc những đối tượng gây ô nhiễm phảigiảm chi phí, tối ưu hóa chi phí và hợp lý hóa kinh doanh, còn doanh nghiệp giữđộc quyền thường sẽ tìm cách tăng giá hàng hóa để đối phó Nếu hiện tượngnày xảy ra, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu phí BVMT với nước thải chứkhông phải là doanh nghiệp
Ba là, phí BVMT đối với nước thải chỉ phát huy tác dụng nếu có bộ máyhành chính tốt và hiệu quả, một hệ thống giám sát môi trường hữu hiệu để thựchiện Những hiện tượng như trốn phí, tham nhũng sẽ khiến tác dụng của phí bị
vô hiệu Việc xác định phí đòi hỏi phải có hệ thống giám sát ô nhiễm môitrường tốt, cơ bản để giám sát được lượng chất thải, mức độ ô nhiễm, có nhưvậy mới có cơ sở thực tế để xác định được một cách đúng đắn phí BVMT đốivới nước thải [27]
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua việc tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật phíBVMT đối với nước thải, luận văn rút ra một số kết luận sau:
1 Phí BVMT đối với nước thải được xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận,
cơ sở chính trị, pháp lý chặt chẽ Dựa trên những cơ sở này, phí BVMT đối vớinước thải được hiểu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho việc xả nướcthải gây ô nhiễm vào môi trường với mục đích giảm thiểu số lượng nước thảichưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường và cơ bản nhằm bù đắp chi phí choviệc khôi phục, bảo vệ môi trường Có nhiều tiêu chí phân loại phí BVMT đốivới nước thải khác nhau và cho ra nhiều loại phí khác nhau Tuy nhiên, phápluật các quốc gia chỉ thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt và nước thảicông nghiệp
2 Phí BVMT đối với nước thải có những ý nghĩa và vai trò quan trọng
Về ý nghĩa, loại phí này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực môitrường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; thể hiện sự liên kết chặtchẽ giữa môi trường với phát triển và góp phần giáo dục, nâng cao ý thức củangười dân về bảo vệ môi trường Xét về vai trò, phí BVMT đối với nước thải làmột trong những công cụ kinh tế hữu hiệu trong quản lý và BVMT; giúp điềuchỉnh hành vi của người xả thải; bổ sung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước vàgiúp cho quá trình quản lý nhà nước về BVMT được thuận lợi hơn trong nềnkinh tế thị trường
3 Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là tổng hợp cácquy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hànhnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu – nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải Nội dung cơ bản của pháp luật phí BVMT đốivới nước thải bao gồm: (i) Quy định về đối tượng chịu phí, đối tượng không
Trang 36chịu phí BVMT đối với nước thải; (ii) Quy định về chủ thể tham gia quan hệpháp luật phí BVMT đối với nước thải; (iii) Quy định về mức thu phí, chế độthu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải; (iv) Quy định vềkiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thu nộp phí và xử lý vi phạm pháp luật
về phí BVMT đối với nước thải Phí BVMT đối với nước thải đã được áp dụngtại nhiều quốc gia trên thế giới như các nước thuộc nhóm OECD, Trung Quốc,Philipines, Thái Lan…, và từ kinh nghiệm của những quốc gia này, chúng ta cóthể rút ra bài học áp dụng cho Việt Nam
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY2.1 Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển quy định của pháp luật Việt Nam về phí BVMT đối với nước thải
Trên thế giới, phí BVMT đối với nước thải là một trong những công cụkinh tế chủ yếu được áp dụng ở nhiều nước nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môitrường Phí nước thải đã được các quốc gia phát triển sử dụng từ lâu, chẳng hạn, từnăm 1961 ở Phần Lan, từ năm 1970 ở Thụy Điển, từ năm 1980 ở Đức… và đãmang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm do nước thải gây
ra ở các nước này [28] Còn ở các nước đang phát triển, phí nước thải được ápdụng muộn hơn, ví dụ như từ năm 1978 ở Trung Quốc và Malaysia, từ năm 1996 ởPhilippines…
Ở Việt Nam, trước năm 2003, pháp luật hầu như không có quy định cụ thể
về việc thu phí BVMT đối với nước thải Trong Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2002,phí BVMT đã được đề cập tới trong danh mục phí BVMT, được coi là một loại phíBVMT, và thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, nhưng lại không có văn bảnnào quy định về loại phí này Do không có cơ sở pháp lý cụ thể cho việc thu phíBVMT đối với nước thải, nên về cơ bản, loại phí này mới chỉ được nhắc tên trongquy phạm pháp luật mà chưa được đưa vào thực hiện trên thực tế
Ngày 13/6/2003, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP quy định về phí BVMT đối với nước thải, có hiệu lực từ 1/1/2014 Đây là
Trang 38cơ sở pháp lý đầu tiên quy định cụ thể về phí BVMT đối với nước thải Sau đó, BộTài chính và Bộ Tài nguyên & môi trường cũng ban hành Thông tư liên tịch số125/2003/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 18/2/2003 hướng dẫn Nghị định số 67/2003/NĐ-CP Theo những văn bản này, từ ngày 1/1/2004, các tổ chức, cá nhân, hộ giađình phải nộp phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.Nguồn thu từ phí này được sử dụng để đầu tư trở lại cho các công trình, dự ánBVMT, đầu tư xây dưng mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoátnước ở địa phương.
Để phù hợp với tình hình mới, ngày 8/1/2007, Chính phủ ban hành Nghịđịnh số 04/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số67/2003/NĐ-CP Một số nội dung được sửa đổi như loại bỏ chất BOD khỏi chất gây
ô nhiễm trong nước thải; sửa đổi, bổ sung các điều về quản lý sử dụng số tiền phíthu được, về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên & môi trường trong việc công bố địnhmức của chất gây ô nhiễm, khảo sát, xác định chất gây ô nhiễm có trong nước thảicông nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp
Với mục đích hướng dẫn Nghị định số 04/2007/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sungThông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTN&MT, liên bộ này ban hành Thông
tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTN&MT Nội dung sửa đổi chủ yếu là cácquy định về việc kê khai nộp phí; trách nhiệm của đối tượng nộp phí, của các cơquan liên quan; việc quản lý sử dụng số tiền phí thu được Tiếp đến, ngày22/3/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2010/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sungkhoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP Theo văn bản này, phần phí còn lạiđối với nước thải, phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí BVMT đối với nướcthải công nghiệp thu được) sẽ không được chi cho ngân sách địa phương như theoquy định tại Thông tư số 125/2003/TTLT-BTC-BTN&MT nữa, mà được nộp 100%vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc BVMT, đầu tư mới, nạo vét cốngrãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, bổ sung vốn hoạt độngcho Quỹ BVMT của địa phương, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự ánthoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Trang 39Nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về phí BVMT phù hợp vớibối cảnh nền kinh tế phát triển mới, ngày 29/3/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hànhNghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải thay thế những vănbản quy định về phí này trước đây Song hành cùng với sự ra đời của Nghị định, BộTài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên & môi trường ban hành Thông tư liên tịch số63/2013/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15/5/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số25/2013/NĐ-CP Những văn bản mới này ra đời đã khắc phục những vướng mắctrong quy định trước về phí BVMT đối với nước thải như: xác định đầy đủ, baoquát các đối tượng nộp phí, tránh tình trạng thu phí trùng có thể xảy ra; khắc phụckhó khăn trong việc xác định lưu lượng nước thải chủ yếu thông qua hệ thống cungcấp nước sạch; bổ sung định mức phát thải của chất gây ô nhiễm làm căn cứ để tínhkhối lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp; cải cách thủ tục kê khai
và thẩm định tờ khai phí BVMT đối với nước thải công nghiệp…
Năm 2015, một số văn bản luật có liên quan đến phí BVMT đối với nướcthải được ban hành, ví dụ như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phí
và lệ phí Dù chưa có hiệu lực, nhưng tới thời điểm ngày 1/1/2017, có một số nộidung trong Nghị định số 25/2013/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn sẽ không phù hợpvới quy định của những Luật mới này Do đó, thời gian gần đây, các cơ quan nhànước có thẩm quyền cũng đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải để thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP
Như vậy, có thể thấy, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và khôngngừng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về phí BVMT đối với nước thải.Các quy định của pháp luật về loại phí này luôn được ban hành kịp thời, đáp ứngđược yêu cầu cấp bách của thực tế phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở pháp lý rõràng và cụ thể cho việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải,thể hiện một bước tiến hết sức quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở ViệtNam, góp phần tích cực vào công tác BVMT
Trang 402.1.2 Quy định về đối tượng chịu phí, đối tượng không chịu phí BVMT đối với nước thải
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP quy định, đối tượng chịu phí BVMT đối vớinước thải bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt [6; Điều 2]:
(i) Đối tượng chịu phí là nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp được xác định là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sởchế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường [6; Khoản 2 Điều 2].Hướng dẫn cho nội dung này, Điều 1 Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTN&MT quy định, nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ các nguồn
sau: cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ sở sản xuất, chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc, gia cầm
tập trung; cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làngnghề; cơ sở: thuộc da, tái chế da; cơ sở: khai thác, chế biến khoáng sản; cơ sở: dệt,nhuộm, may mặc; cơ sở sản xuất: giấy, bột giấy, nhựa, cao su; cơ sở sản xuất: phânbón, hoá chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòngphẩm, đồ gia dụng; cơ sở: cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụtùng; cơ sở sản xuất: linh kiện, thiết bị điện, điện tử; cơ sở: sơ chế phế liệu, phá dỡtàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu; nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tậptrung khu công nghiệp, khu đô thị (trừ các trường hợp được miễn phí bảo vệ môitrường theo quy định của pháp luật) và các cơ sở sản xuất công nghiệp khác
Như vậy, các quy định của pháp luật hiện hành đã xác định tương đối cụ thểdanh mục những cơ sở sản xuất, kinh doanh xả nước thải ra môi trường phải nộpphí BVMT đối với nước thải Quy định này có ý nghĩa trong việc khắc phục đượckhó khăn trước đây do việc xác định đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thảicông nghiệp, do số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh quá nhiều và các chủ thểnày hoạt động đa ngành nghề, thậm chí các cơ quan chức năng cũng không thểthống kê đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của họ Đồng thời, quy định này cũng tạo