1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp chia vùng tách mạng giảm thất thoát trên mạng lưới cấp nước thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc (tt)

44 381 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

ĐÀM VĂN THÀNH GIẢI PHÁP CHIA VÙNG TÁCH MẠNG GIẢM THẤT THOÁT TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội - 2016 TRƯỜNG ĐẠ

Trang 1

ĐÀM VĂN THÀNH

GIẢI PHÁP CHIA VÙNG TÁCH MẠNG GIẢM THẤT THOÁT TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 2

ĐÀM VĂN THÀNH kho¸ : 2014 - 2016

GIẢI PHÁP CHIA VÙNG TÁCH MẠNG GIẢM THẤT THOÁT TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành : Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Mã số : 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS ĐOÀN THU HÀ

Hà Nội – 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

-

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ, đến nay luận văn của

em đã hoàn thành Sự thành công của luận văn là có sự giúp đỡ của các thầy giáo,

cô giáo giảng dạy và khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Thu Hà là người đã dành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ Cô là người hướng cho em cách tiếp cận nội dung nghiên cứu một cách khoa học nhất và Cô luôn cho em những lời khuyên chân thành và bổ ích nhất

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng năm 2016

Tác giả

Đàm Văn Thành

Trang 4

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực

và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đàm Văn Thành

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu

Bảng 1.1 Dân số và cơ cấu dân số 2010 – 2014

Bảng 1.2 Ngành nghề của các thành viên hộ gia đình

Bảng 1.3 Dịch chuyển cơ cấu lao động

Bảng 1.4 Nhu cầu dùng nước

Bảng 1.5 Hệ thống đường ống cấp nước khu vực Vĩnh Yên Bảng 1.6 Lưu lượng nước thất thoát hàng năm TP Vĩnh Yên Bảng 2.1 Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt

Bảng 2.2 Tổng chi phí sản xuất cho 01m3 nước

Bảng 2.3 Hệ số tính giá theo mục đích sử dụng

Bảng 2.4 Giá bán nước sạch cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào

mục đích sinh hoạt Bảng 3.1 Ranh giới chia vùng tách mạng và mã đồng hồ quản lý

Trang 6

Số hiệu

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên

Hình 1.2 Công nghệ trạm xử lý Hợp Thịnh

Hình 1.3 Công nghệ trạm xử lý Ngô Quyền

Hình 1.4 Đồng hồ đo nước sử dụng lâu ngày đã quá cũ

Hình 1.5 Đường ống cấp nước đã bị xuống cấp

Hình 1.6 Hiện trạng cấp nước thành phố Vĩnh Yên

Hình 2.1 Biểu đồ xác định đường kính ống tối ưu

Hình 2.2 Hệ thống SCADA điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu cấp nước

tại nhà máy Long Tân, nhà máy Hòa Hiệp Hình 2.3 Hệ thống GIS quản lý tài sản mạng lưới cấp nước

Hình 2.4 Biểu đồ tương quan giữa lượng nước rò rỉ và thời gian rò rỉ Hình 2.5 Phân vùng mạng lưới

Hình 2.6 Phân chia khu vực

Hình 2.7 Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa mạng lưới cấp nước

Telemetry

Hình 2.8 Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính CNMS

Hình 3.1 Sơ đồ quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Yên đến năm

2030 Hình 3.2 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

năm 2030 – Sơ đồ nút tính toán Hình 3.3 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

năm 2030 – Đường kính ống tính toán Hình 3.4 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

năm 2030 – Chiều dài đường ống Hình 3.5 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

năm 2030 – Lưu lượng nút giờ max Hình 3.6 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

năm 2030 – Vận tốc tính toán

Trang 7

Số hiệu

Hình 3.7 Kết quả tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

năm 2030 – Áp lực dư tại nút

Hình 3.8 Sơ đồ phân vùng chia tách mạng và vị trí đặt các đồng hồ đo lưu

lượng Hình 3.9 KQTTTL sau khi chia vùng tách mạng – Sơ đồ nút tính toán

Hình 3.10 KQTTTL sau khi chia vùng tách mạng – Lưu lượng tại nút

Hình 3.11 KQTTTL sau khi chia vùng tách mạng – Lưu lượng trên đoạn ống

Hình 3.12 KQTTTL sau khi chia vùng tách mạng – Vận tốc tính toán

Hình 3.13 KQTTTL sau khi chia vùng tách mạng – Áp lực tại nút tính toán

Hình 3.14 Mô hình hệ thống giám sát tuyến ống qua mạng điện thoại di động

GSM/GPRS Hình 3.15 Bộ phận thu nhận tín hiệu đo và truyền về trung tâm Vị trí lắp thẻ

sim cho thiết bị đo xa

Hình 3.16 Sơ đồ một hệ SCADA đo thông số của mạng lưới cấp nước Hình 3.17 Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo xa

Trang 8

Viết tắt Tên đầy đủ

Trang 9

MỤC LỤC Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU 1

* Lý do chọn đề tài 1

* Mục đích nghiên cứu 2

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

* Phương pháp nghiên cứu 2

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

* Các khái niệm có liên quan 3

* Cấu trúc luận văn 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 : HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN VÀ HIỆN TRẠNG THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN MẠNG LƯỚI 6

1.1 Tổng quan về thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 6

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 6

1.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội 10

1.1.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật thành phố Vĩnh Yên 13

1.2 Hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên 17

1.2.1 Hiện trạng nguồn nước và nhà máy nước 17

1.2.2 Hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên 22

1.3 Hiện trạng thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước 27

1.3.1 Hiện trạng thất thoát nước do kỹ thuật trên đường ống, các công trình và thiết bị trên mạng lưới cấp nước 27

1.3.2 Nguyên nhân gây thất thoát nước 29

Trang 10

1.4 Đánh giá chung về hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên và hiện

trạng thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước 33

1.4.1 Đánh giá chung về hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên 33

1.4.2 Đánh giá chung về hiện trạng thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước 35

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIA VÙNG TÁCH MẠNG GIẢM THẤT THOÁT TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 38

2.1 Cơ sở pháp lý chống thất thoát nước sạch 38

2.1.1 Các văn bản do Chính phủ và cấp Bộ ban hành 38

2.1.2 Các văn bản do địa phương ban hành 42

2.2 Các cơ sở lý thuyết hỗ trợ tính toán thủy lực và vận hành mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước 43

2.2.1 Lý thuyết tối ưu hóa hỗ trợ tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước 43

2.2.2 Lý thuyết sử dụng phần mềm SCADA hỗ trợ vận hành 50

2.3 Các nguyên tắc chia vùng tách mạng của mạng lưới cấp nước 53

2.3.1 Giới thiệu chung về các sơ đồ chia vùng tách mạng 53

2.3.2 Nguyên tắc chia vùng tách mạng của mạng lưới cấp nước 55

2.3.3 Nguyên tắc bố trí các thiết bị điều khiển trên mạng lưới phù hợp với từng vùng, từng ô chia tách 58

2.4 Lý thuyết sử dụng phần mềm EPANET tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước 59 2.4.1 Giới thiệu về phần mềm EPANET 59

2.4.2 Lý thuyết sử dụng phần mềm EPANET tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước60 2.5 Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về chia vùng tách mạng để giảm thất thoát nước trên mạng lưới 62

2.5.1 Kinh nghiệm nước ngoài 62

2.5.2 Kinh nghiệm trong nước 65

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIA VÙNG TÁCH MẠNG GIẢM THẤT THOÁT TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 72

Trang 11

3.1 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước theo quy hoạch thành phố Vĩnh Yên 72

3.1.1 Xác định lưu lượng tính toán 72

3.1.2 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước theo quy hoạch 75

3.2 Lựa chọn và tính toán phương án chia vùng tách mạng cho mạng lưới quy hoạch cấp nước thành phố Vĩnh Yên 82

3.2.1 Phân tích và lựa chọn phương án chia vùng tách mạng 82

3.2.2 Xác định ranh giới chia vùng tách mạng 83

3.2.3 Tính toán thủy lực mạng lưới sau khi chia vùng tách mạng 89

3.3 Vận hành mạng lưới sau tính toán 98

3.3.1 Biện pháp kiểm soát, xử lý rò rỉ mạng lưới cấp nước 98

3.3.2 Các biện pháp giảm thất thoát sau khi chia vùng tách mạng 99

3.3.3 Đề xuất ứng dụng một số công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thất thoát trên mạng lưới 101

3.4 Đánh giá chung về kết quả đạt được 105

3.4.1 Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật 105

3.4.2 Đánh giá về hiệu quả kinh tế 106

3.4.3 Đánh giá về hiệu quả xã hội 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

Kết luận 108

Kiến nghị 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

Ngành cấp thoát nước là một trong những ngành được quan tâm đầu tư lớn và

đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước sạch của đời sống kinh tế xã hội Đặc biệt trong những năm gần đây, đứng trước những ảnh hưởng đáng kể của biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho ngành cấp thoát nước đang trở thành một nhân tố quan trọng chi phối các hoạt động của đời sống xã hội (Nguồn nước cạn kiệt, ngập lụt, thất thoát nước sạch ) Riêng đối với lĩnh vực Cấp nước hiện nay, chống thất thoát nước sạch để góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và nó đã và đang là vấn đề cần phải giải quyết thường xuyên mà không có điểm kết thúc của ngành Cấp nước

Tại thành phố Vĩnh Yên mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế và vận hành quản lý theo các cấp với các chức năng khác nhau Chỉ một số ít mạng lưới đường ống được lắp đặt trong các dự án mới đây là hiện hoạt động tốt, ít thất thoát còn lại nhìn chung là hệ thống mạng lưới đường ống đã cũ kỹ, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng gây thất thoát nước với tỷ lệ tương đối cao (30-35%) và không phát huy được hiệu quả cấp nước của các nhà máy nước hiện có Trong khi đó chất lượng nước cấp trong các khu đô thị, tại các nhà máy nước tương đối tốt và ổn định tuy nhiên tại các điểm lấy nước ra thì chất lượng nước không đồng đều Nguyên nhân chủ yếu là do mạng lưới đường ống chắp vá, không đồng nhất Thêm vào đó, lượng nước thất thoát rất lớn gây lãng phí và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân thành phố Vĩnh Yên

Trang 13

2

Với tình hình đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Yên đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, xây dựng nền tảng cho phát triển lâu dài và bền vững của ngành cấp nước, đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân, phục vụ sự phát triển của ngành công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước

Tuy nhiên với hạn chế là một đồ án quy hoạch nên mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên được đề xuất chưa được tính toán kỹ lưỡng để có thể đưa ra phương án vạch tuyến mạng lưới để có thể quản lý và làm giảm tỷ lệ thất thoát tới mức thấp nhất Công tác nghiên cứu tính toán điều chỉnh quy hoạch để giảm thiểu thất thoát trên hệ thống cấp nước của thành phố Vĩnh Yên không chỉ là một hoạt động chuyên môn cần thiết, mà còn phù hợp với Định hướng phát triển Cấp nước đô thị đến năm 2020 của Bộ Xây dựng Các kết quả nghiên cứu đạt được sẽ

có tác động tích cực đến công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý trong

lĩnh vực cấp nước của thành phố Vĩnh Yên Vì vậy, đề tài luận văn “Giải pháp

chia vùng tách mạng giảm thất thoát trên mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” là cấp thiết và mang tính thực tiễn

* Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên

và hiện trạng thất thoát nước trên mạng lưới

- Đề xuất giải pháp chia vùng tách mạng giảm thất thoát trên mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp chia vùng tách mạng giảm thất thoát trên mạng lưới cấp nước

- Phạm vi nghiên cứu: thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

* Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra khảo sát thu thập số liệu;

- Phân tích, tổng hợp số liệu;

- So sánh đối chiếu;

Trang 14

- Mô hình tính toán;

- Phương pháp chuyên gia

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Xác định được mối quan hệ giữa các công trình trong hệ thống cấp nước về phương diện thủy lực và sự ảnh hưởng Đưa ra giải pháp để kiểm soát và điều khiển được các thông số làm việc của mạng lưới để có thể áp dụng vào các khu vực có mạng lưới cấp nước phù hợp và tương tự

* Các khái niệm có liên quan

- Khái niệm về thất thoát nước : Thất thoát nước (NRW) là một lượng nước sạch đã được sản xuất ra và bị mất đi trước và sau khi nó đến được các đối tượng

sử dụng nước Điều đó có nghĩa là không phải toàn bộ lượng nước của đơn vị cung cấp nước đều đến được khách hàng sử dụng nước và không phải toàn bộ lượng nước của đơn vị cung cấp nước đến khách hàng sử dụng nước đều được đo đếm và thanh toán đầy đủ [1]

Như vậy thất thoát nước (NRW) có hai dạng là thất thoát thực tế (còn gọi là thất thoát cơ học) và thất thoát do quản lý (còn gọi là thất thoát hành chính)

- Các dạng thất thoát nước cơ học :

Mạng lưới đường ống cũ nát do sử dụng quá lâu như ống thép (hoen rỉ), ống nhựa tái sinh (lão hóa nhựa), ống ximăng amiăng (dẽ vỡ) và do chất lượng của ống gây rò rỉ trên mạng lưới đường ống

Mạng lưới đường ống qua nhiều thời kỳ sử dụng phương pháp nối ống cổ điển như nối bằng phương pháp xảm sợi đay tẩm bitum bên ngoài trát vữa ximăng, dùng các đai khởi thủy gia công bằng thép không chính xác, nối ống bằng các mối nối cứng (dùng cho ống ximăng amiăng), nối ống bằng đầu khợp, sau nhiều

Trang 15

4

năm sử dụng các mối nối bị hư hỏng gây rò rỉ Mặt khác các đường ống thường được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, xe cộ đi lại gây rạn nứt và biến dạng các mối nối Ngoài ra còn kể đến việc xây dựng các công trình gần đường ống, không tuân thủ khoảng cách theo quy định, gây lún và làm chuyển vị các mối nối Lượng nước rò rỉ qua các mối nối, phụ tùng nối chiếm tỷ lệ khá lớn trong toàn bộ lượng nước thất thoát

- Các dạng thất thoát do quản lý :

a Sai số do đo đếm của đồng hồ nước và sai số do ghi đọc đồng hồ

Sai số qua các đồng hồ không kiểm định được hoặc quá tải qua đồng hồ:

- Đối với các đồng hồ có đường kính lớn hoặc đồng hồ điện từ mà hiện nay chúng ta chưa kiểm định được, trong quá trình đo đếm sẽ có một sự sai lệch nhất định giữa lượng nước thực tế qua đồng hồ và lưu lượng nước chỉ thị trên đồng

hồ Tương tự như vậy, khi lượng nước qua đồng hồ vượt qua lưu lượng đo tối đa của đồng hồ sẽ có sự khác biệt giữa lượng nước thực tế và lượng nước chỉ thị trên đồng hồ Thông thường lượng nước thực tế sẽ lớn hơn lượng nước chỉ thị trên đồng hồ

- Lượng nước thất thoát qua các đồng hồ không chạy, đây là lượng nước thất thoát trong quá trình sử dụng nước của khách hàng nhưng đồng hồ không thể hiện lượng nước đã chạy qua đồng hồ

- Những đồng hồ đã lỗi thời hoặc hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn được sử dụng tại các đối tượng tiêu thụ nước

- Sai số cho phép của đồng hồ (theo tiêu chuẩn quốc gia) là ± 2%, điều này cũng làm thất thoát do sai số theo quy định

Sai số do ghi đọc đồng hồ nước:

- Việc đọc sai chỉ số đồng hồ của người đọc đối với các loại đồng hồ hiển thị chỉ số bằng kim xoay quanh các vòng chỉ thị bằng số thường xuyên xảy ra

- Do vắng chủ không đọc được đồng hồ nên thường áp dụng phương án khoán hoặc tạm tính, việc dùng nước khoán không có biện pháp nào để khống chế lượng nước tiêu thụ mà thực tế lượng nước tiêu thụ bao giờ cũng lớn hơn lượng nước tính theo hóa đơn thu tiền nước Mặt khác những hộ dùng nước khoán nếu

Trang 16

thiếu ý thức tiết kiệm sẽ gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng nhất là trong những thời gian dùng nước cao điểm của mùa hè

b Đấu nối trái phép và gian lận trong sử dụng nước

- Lượng nước sử dụng trái phép không qua đồng hồ đo đếm do người sử dụng đục trộm đường ống để lấy nước

- Lượng nước sử dụng gian lận do khách hàng dùng các biện pháp cản trở sự hoạt động của đồng hồ để không phát sinh chỉ số nước

- Lượng nước sử dụng gian lận do khách hàng tháo đồng hồ nước khi sử dụng

và gắn lại trước khi có người đến đọc chỉ số đồng hồ nước định kỳ

c Thất thoát trong quá trình vận hành mạng lưới

- Lượng nước thất thoát do xả qua các van chống va trên mạng

- Lượng nước thất thoát bị xả theo khí thoát ra tại các van xả khí trên mạng

- Lượng nước thất thoát do chảy tràn tại các bể chứa trung gian trong mạng lưới như các bể chứa tại trạm bơm tăng áp, bể chứa ngầm và trên mái tại các nhà chung cư; tràn nước trên đài nước trong mạng lưới

* Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có 3 chương gồm

- Chương I: Hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên và hiện trạng thất thoát nước trên mạng lưới

- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp chia vùng tách mạng giảm thất thoát trên mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

- Chương III: Đề xuất giải pháp chia vùng tách mạng giảm thất thoát trên mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 17

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

Email: digilib.hau@gmail.com

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 18

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Chống thất thoát nước trong công ty cấp nước là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng

và cấp bách, đây là yếu tố sống còn, là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của

riêng

Với việc đánh giá hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước và thực trạng thất thoát nước hiện nay trên mạng lưới cấp nước thành phố Vĩnh Yên Từ số liệu về lượng nước thất thoát trong từng khâu, xác định nguyên nhân cơ bản gây thất thoát nước bởi : Còn tồn tại nhiều loại ống và nhiều tuyến ống cấp nước cũ,

có chất lượng kém, khi có biến động về áp lực và dòng chảy rất dễ bị thủng, vỡ thiếu trang thiết bị hỗ trợ cho công tác quản lý hệ thống cấp nước và xác định điểm rò rỉ nước

Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp chống thất thoát nước trên

hệ thống cấp nước như : Các nghị định của chính phủ; Sở tài chính cũng như các quyết định của địa phương ban hành về chống thất thoát nước sạch; đơn giá bán nước sạch các thiết bị dùng để dò tìm phát hiện vị trí rò rỉ nước trên mạng lưới đường ống hay vận dạng lý thuyết tối ưu hóa trong tính toán mạng lưới nhằm giảm lượng nước thất thoát Sử dụng máy tính điện tử và tiến hành các chương trình phụ trợ cho việc quản lý ghi thu và kiểm soát thất thoát bằng máy vi tính Cùng với đó là các giải pháp chống thất thoát nước

Căn cứ vào thực trạng mạng lưới đường ống cấp nước và thực trạng thất thoát nước; các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp chống thất thoát nước Đề tài đã đưa ra được giải pháp chống thất thoát và rò rỉ trên hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Yên bằng phương pháp chia vùng tách mạng để kiểm soát

rò rỉ và thất thoát nước trên mạng lưới Với kết quả đạt được là tỷ lệ thất thoát giảm đạt được là 10÷15% sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu dùng nước của toàn thành phố, các khu công nghiệp, khu kinh tế và sẽ khiến nhân dân yên tâm lao động sản xuất

Trang 19

109

Với giải pháp trên, tác giả mong muốn sẽ góp phần làm giảm lượng nước thất thoát trên hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay xuống mức thấp nhất theo chiến lược giảm thất thoát nước của Công ty

ty CP Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc đầu tư và triển khai áp dụng các kết quả của luận văn về chống thất thoát nước trên hệ thống cấp nước thành phố đạt hiệu quả cao nhất

Nhà nước có hành lang pháp lý và thống nhất để có thể nhân rộng các các kết quả của luận văn với các đề xuất giải pháp chống thất thoát nước cho các công

ty cấp nước trong nước cùng áp dụng

Trang 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Ngọc Dung (2010) Bài giảng quản lý cấp nước, Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

2 Trần Đức Hạ - Bài giảng: Kế hoạch cấp nước an toàn

3 Nguyễn Thị Hồng (2001), Các bảng tính toán thuỷ lực, nhà xuất bản xây dựng Hà Nội

4 Hoàng Văn Huệ (2012) Mạng lưới cấp nước (tái bản), nhà xuất bản xây dựng năm

5 TS Phạm Tuấn Hùng: Quản lý thất thoát nước – Trường ĐH Xây Dựng HN

6 Trịnh Xuân Lai (2011) Tính toán các công trình xử lý và phân phối nước cấp (tái bản), nhà xuất bản xây dựng

7 Nguyễn Văn Tín - Chủ biên, Nguyễn Thị Hồng, Đỗ Hải (2001) Cấp nước tập I - Mạng lưới cấp nước, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật

8 Báo cáo tổng hợp : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

9 Bộ tài chính (2012), thông tư 88/2012/TT-BTC về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt

10 Chương trình Quốc gia chống thất thoát thất thu đến năm 2025, Cục Hạ tầng – Bộ Xây Dựng

11 Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014)

12 Nghị định số 117/2007/NĐ- CP, ngày 11 tháng 7 năm 2007 và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của chính phủ về sản xuất và tiêu thụ nước sạch

13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tâng kỹ thuật

14 Quyết định 2147/QĐ - TTg Phê duyệt chương trình Quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025

Trang 21

15 Quyết định 1929/QĐ – TTg, phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

16 Quyết định 577/QĐ- TTg ngày 19/4/2011của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch

17 Quyết định số: 1362/QĐ-UBND ngày 08/6/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

18 Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn

19 Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT: Ngày 15/5/2012 : Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn

20 Tạp chí cấp thoát nước, hội cấp thoát nước Việt Nam (2010 – 2015)

21 Cổng thông tin điện tử thành phố Vĩnh Yên : http://vinhyen.vinhphuc.gov.vn/

22 Công ty Cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc :

http://www.vinhphucwater.com.vn/

23 Các trang báo điện tử nói về hiện tượng thất thoát nước hiện nay như

http://www.ati.gov.vn/ (Cục hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây Dựng)

http://www.ashui.com/ (Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam)

24 Một số website của các Công ty cấp nước Thành phố như :

http://www.capnuochaiphong.com

http://haiphong.vietnamnay.com/

http://sonnptnt.baria-vungtau.gov.vn/

Trang 22

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TRONG GIỜ DÙNG NƯỚC MAX

- THÔNG SỐ TẠI NÚT Network Table - Nodes

(m)

Demand (LPS)

Head (m)

Pressure (m)

Ngày đăng: 08/08/2017, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w