1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh nghiến (burretiodendron hsienmu chun et how) tại các tỉnh miền núi tây bắc

124 648 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đem trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5.. -

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

TÊN ĐỀ TÀI:

"NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG

THÂM CANH NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu Chun et How)

TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI TÂY BẮC"

Mã số: B2014-25-27

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc

Sơn La, 07/2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

TÊN ĐỀ TÀI:

"NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG

THÂM CANH NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu Chun et How)

TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI TÂY BẮC"

Mã số: B2014-25-27

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)

Sơn La, 07/2017

Trang 3

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA CỦA ĐỀ TÀI

1 GS.TS Vũ Tiến Hinh Trường Đại học Lâm nghiệp, TT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

2 ThS Phan Thị Thanh Huyền Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc

3 ThS Trần Anh Tuấn Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc

4 ThS Đào Thị Mai Hồng Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc

5 ThS Đinh Thị Phương Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc

6 ThS Phạm Đức Thịnh Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc

7 ThS Nguyễn Văn Hùng TT Khoa học Lâm Nghiệp Tây Bắc

8 Ks Nguyễn Trung Lâm Chi Cục lâm nghiệp Sơn La

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.1.1 Đặc điểm phân bố tự nhiên, sinh lý, sinh thái của cây Nghiến 3

1.1.2 Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến 4

1.1.3 Nghiên cứu chọn và nhân giống 5

1.1.4 Nghiên cứu trồng rừng và trồng rừng thâm canh 7

1.2 Ở Việt Nam 9

1.2.1 Đặc điểm phân bố tự nhiên, sinh lý, sinh thái của cây Nghiến 9

1.2.2 Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến 11

1.2.3 Nghiên cứu chọn và nhân giống 12

1.2.4 Nghiên cứu trồng rừng và trồng rừng thâm canh 13

PHẦN II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Mục tiêu đề tài 17

2.2 Đối tượng, địa điểm và giới hạn nghiên cứu 17

2.2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 17

2.2.2 Giới hạn nghiên cứu 17

2.2.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu 17

2.2.2.2 Giới hạn về địa điểm nghiên cứu 17

2.2.2.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu 18

2.3 Nội dung nghiên cứu 18

2.4 Phương pháp nghiên cứu 18

2.4.1 Quan điểm và phương pháp tiếp cận 18

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 19

2.4.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 19

2.4.2.3 Phương pháp xử lý nội nghiệp 29

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 38

3.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 38

3.2 Địa hình, thủy văn 39

3.3 Khí hậu 40

3.4 Đất đai 41

3.5 Đặc điểm tài nguyên rừng 41

3.6 Dân cư, văn hóa 41

3.7 Nhận xét và đánh giá chung 42

Trang 5

3.7.1 Thuận lợi 42

3.7.2 Khó khăn 42

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, quy luật cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố 43

4.1.1 Khảo sát, đánh giá, lựa chọn vùng nghiên cứu 43

4.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và vật hậu của Nghiến 44

4.1.2.1 Đặc điểm hình thái, vật hậu Nghiến 44

4.1.2.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố của Nghiến 48

4.1.3 Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố 53

4.1.3.1 Tổ thành theo tỷ lệ % số cây và tổ thành theo chỉ số IV% 53

4.1.1.2 Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3); Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) 56

4.1.3.3 Đặc điểm tầng cây tái sinh tại các lâm phần rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố 58

4.1.3.4 Mối quan hệ của Nghiến với các loài cây đi kèm trong quần thể 61

4.2 Kết quả nghiên cứu nhân giống Nghiến 64

4.2.1 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến từ hạt 64

4.2.1.1 Kiểm nghiệm phẩm chất gieo ươm hạt 64

4.2.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nảy mầm của hạt 67

4.2.1.3 Ảnh hưởng của độ che bóng đến sinh trưởng cây con trong giai đoạn vườn ươm 68

4.2.1.4 Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con trong giai đoạn vườn ươm 71

4.2.2 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến từ hom 74

4.2.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích đến khả năng hình thành rễ của hom Nghiến 74

4.2.2.2 Kết quả lựa chọn nồng độ thuốc và thời gian nhúng thuốc kích thích IAA phù hợp với hom Nghiến 77

4.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng thâm canh Nghiến 78

4.3.1 Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5 79

4.3.1.1 Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống, chết của cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5 79

4.3.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Nghiến trồng dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5 80

Trang 6

4.3.2 Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen giữa Nghiến và

Lát hoa nơi trảng cỏ, cây bụi 83

4.3.2.1 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen giữa Nghiến và Lát hoa đến tỷ lệ sống của cây Nghiến trồng nơi trảng cỏ, cây bụi 83

4.3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen giữa Nghiến và Lát hoa đến sinh trưởng và phát triển của cây Nghiến nơi trảng cỏ, cây bụi 84

4.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đem trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5 87

4.3.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đem trồng đến tỷ lệ sống, chết của cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5 87

4.3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đem trồng đến sinh trưởng của cây Nghiến trồng trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5 88

4.4 Quy trình kỹ thuật nhân giống Nghiên 90

4.5 Quy trình hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Nghiến 90

PHẦN V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 91

5.1 Kết luận 91

5.2.Tồn tại, khuyến nghị 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………….93

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 2.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất trong phòng thí nghiệm Viện nghiên

cứu sinh thái và Môi trường 21

Biểu 2.2: Kí hiệu các CTTN về ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích 25

Biểu 2 3: Sơ đồ bố trí CTTN nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích đến việc hình thành rễ của hom Nghiến 26

Biểu 2.4: Kí hiệu các CTTN về lựa chọn mức thời gian nhúng thuốc và cấp nồng độ thích hợp cho loại thuốc X 26

Biểu 2.5: Bảng bố trí CTTN mức thời gian và nồng độ phù hợp cho loại thuốc X, kiểu bố trí khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB 26

Biểu 3.1 Vị trí địa lý và các nội dung nghiên cứu ở các địa điểm 39

Biểu 4.1 Kết quả điều tra vật hậu 47

Biểu 4.2 Đặc điểm trạng thái rừng nơi có loài Nghiến phân bố tại Sơn La 50

Biểu 4.3: Số liệu khí tượng, thủy văn tại các điểm nghiên cứu 51

Biểu 4.4 Tổ thành tầng cây cao ở rừng tự nhiên có Nghiến phân bố theo tỷ lệ % của số cây (Ki%) 53

Biểu 4.5 Tổ thành tầng cây cao ở rừng tự nhiên có Nghiến phân bố theo chỉ số IV% 55 Biểu 4.6: Kết quả mô hình hóa phân bố N/D1.3 theo hàm Weibull cho các lâm phần rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố 56

Biểu 4.7: Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn theo hàm Weibull cho các lâm phần rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố 57

Biểu 4.8: Sinh trưởng của Nghiến tại khu vực Nghiên cứu 58

Biểu 4.9 Công thức tổ thành lớp cây tái sinh theo % số loài 59

Biểu 4.10: Xác suất xuất hiện các loài trên ô tiêu chuẩn 6 cây với cây Nghiến làm trung tâm 62

Biểu 4.11 Diện tích dinh dưỡng bình quân của Nghiến trưởng thành trong rừng tự nhiên 63

Biểu 4.12: Kết quả kiểm nghiệm độ thuần hạt giống 65

Biểu 4.13: Xác định khối lượng cho 1000 hạt thuần 65

Biểu 4.14: Kết quả nghiên cứu tỷ lê ̣ nảy mầm của ha ̣t giống 66

Biểu 4.15: Tốc đô ̣ nảy mầm của Nghiến trên các lô hạt 67

Trang 8

Biểu 4.16: Tỷ lệ hạt nảy mầm theo nhiệt độ xử lý hạt 67

Biểu 4.17: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của Nghiến trên các công thức che bóng 68

Biểu 4.18: Kết quả kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê 69

Biểu 4.19 Sinh trưởng Nghiến ở vườn ươm trên các CTTN thành phần ruột bầu 72

Biểu 4.20 Kết quả kiểm tra các tiêu chuẩn thống kê cho CTTN thành phần ruột bầu 73 Biểu 4.21: Kết quả ra rễ của hom Nghiến theo các loại thuốc tại tuần 30 75

Bảng 4.22: Kết quả ra rễ của hom Nghiến theo các mức nồng độ và thời gian nhúng thuốc IAA 77

Biểu 4.23: Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống, chết của cây Nghiến tại các công thức sau 2 năm trồng 79

Hình 4.24 Tỉ lệ sống của cây Nghiến giữa các công thức bón phân 80

Biểu 4.25: Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sinh trưởng của cây Nghiến sau 2 năm trồng 81

Biểu 4.26: Ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn giao giữa Nghiến và Lát hoa đến tỷ lệ sống, chết của cây Nghiến tại các công thức sau 2 năm trồng 83

Biểu 4.27: Ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn loài giữa Nghiến và Lát hoa đến sinh trưởng của cây Nghiến sau 2 năm trồng 85

Biểu 4.28: Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến tỷ lệ sống, chết của cây Nghiến tại các công thức sau 2 năm trồng 87

Biểu 4.29: Ảnh hưởng của chất lượng cây giống đến sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây Nghiến sau 2 năm trồng 89

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Địa giới hành chính các tỉnh thuộc khu vực miền núi Tây Bắc 38

Hình 4.1 Khu vực điều tra nghiên cứu chính về loài Nghiến 43

Hình 4.2: Thân cây Nghiến 45

Hình 4.3: Vỏ cây Nghiến 45

Hình 4.4: Hình thái Nghiến tái sinh 45

Hình 4.5: Hình thái lá Nghiến 45

Hình 4.6: Hoa đực……… ……… 46

Hình 4.7: Hoa cái 46

Hình 4.8: Quả chín trên cây 46

Hình 4.9: Quả chín tự tách thành 5 cánh và hạt có thể tự rơi ra 46

Hình 4.10: Quả tự nứt vỏ ngay cả khi còn xanh và hạt nảy mầm khi rơi xuống nền rừng gặp điều kiện thuận lợi 48

Hình 4.11 Hiện trạng rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố (điểm Tỏa Tình) 49

Hình 4.12 Hình ảnh phẫu diện đất tại điểm Tỏa Tình (trái) và Phỏng Lái (phải) 52

Hình 4.13: Tái sinh Nghiến trong khu vực nghiên cứu 61

Hình 4.14: Hình ảnh quả, hạt Nghiến trong các lô hạt kiểm nghiệm 65

Hình 4.15 Sinh trưởng đường kính gốc Nghiến theo thời gian và CTTN che sáng 70

Hình 4.16 Sinh trưởng chiều cao Nghiến theo thời gian và CTTN che sáng 71

Hình 4.17 Tỷ lệ sống của Nghiến trong CTTN thành phần ruột bầu 72

Hình 4.18 Sinh trưởng Do.o của Nghiến trong CTTN thành phần ruột bầu 73

Hình 4.19 Sinh trưởng chiều cao Nghiến trong CTTN thành phần ruột bầu 73

Hình 4.20 Bật chồi mạnh (sau 4 tuần)……… ……….74

Hình 4.21 Mô sẹo (sau 10 tuần) 74

Hình 4.22: Hiện tượng bắt đầu hình thành rễ trắng từ mô sẹo (sau 20 tuần) 74

Hình 4.23: Hiện tượng ra rễ (sau 30 tuần) 75

Hình 4.24 Tỷ lệ hom ra rễ theo các loại thuốc kích thích khác nhau 76

Hình 4.26: Nghiến trong mô hình thí nghiệm 81

Hình 4.27 Biểu đồ sinh trưởng Dg cây Nghiến tại các công thức bón phân 81

Hình 4.28 Biểu đồ sinh trưởng Hvn cây Nghiến tại các công thức bón phân 82

Trang 10

Hình 4.29 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng của tỷ lệ trồng xen giữa Lát hoa và Nghiến đến

tỷ lệ sống của cây Nghiến (trung bình) 84 Hình 4.30 Biểu đồ sinh trưởng đường kính của cây Nghiến trong CTTN trồng xen với Lát hoa (trung bình) 85 Hình 4.31 Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của cây Nghiến trong CTTN trồng xen với Lát hoa (trung bình) 86 Hình 4.32 Biểu đồ biểu thị ảnh hưởng của chất lượng cây giống đến tỷ lệ sống của cây Nghiến 88 Hình 4.33 Biểu đồ sinh trưởng Chiều cao của cây Nghiến trong CTTN tiêu chuẩn cây giống 89 Hình 4.34 Biểu đồ sinh trưởng đường kính của cây Nghiến trong CTTN tiêu chuẩn cây giống 89

Trang 11

BẢNG DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT CỦA BÁO CÁO

Từ viết

otc Ô tiêu chuẩn

D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m tính từ gốc cây

H Chiều cao cây

D Đường kính thân cây

Hvn Chiều cao thân cây tính từ gốc đến đỉnh sinh trưởng cây

Hdc Chiều cao dưới cành

Dt Chiều dài tán cây

ĐT Kích thước đo theo chiều Đông Tây

NB Kích thước đo theo chiều Nam Bắc

TB Kích thước tính bình quân của hai chiều Đông Tây và Nam Bắc

Dc Chiều dài cuống lá (tái sinh, trưởng thành)

RL Chiều rộng của lá cây

DL Chiều dài của lá cây

tstv Cây tái sinh triển vọng

Do.o Đường kính gốc

CTTN Công thức thí nghiệm

CT1NĐ Công thức thí nghiệm ngâm hạt trong nước ấm 1 sôi, 4 lạnh

CT2NĐ Công thức thí nghiệm ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi, 3 lạnh

CT3NĐ Công thức thí nghiệm đối chứng (ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ thường) CT1CB Thí nghiệm về cường độ che bóng 25%

CT2CB Thí nghiệm về cường độ che bóng 50%

CT3CB Thí nghiệm về cường độ che bóng 75%

CT4CB Thí nghiệm về cường độ che bóng 100%

CT5CB Thí nghiệm về cường độ che bóng 0%

RCB Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized

CT3RB 81% đất tầng mặt + 10% phân chuồng ủ hoai + 9% trấu hun

CT1T Thí nghiệm giâm hom thuốc IAA, nồng độ 0,5%

CT2T Thí nghiệm giâm hom thuốc IAA, nồng độ 1%

CT3T Thí nghiệm giâm hom thuốc IAA, nồng độ 1,5%

CT4T Thí nghiệm giâm hom thuốc IBA, nồng độ 0,5%

CT5T Thí nghiệm giâm hom thuốc IBA, nồng độ 1%

CT6T Thí nghiệm giâm hom thuốc IBA, nồng độ 1,5%

CT7T Thí nghiệm giâm hom thuốc NAA, nồng độ 0,5%

CT8T Thí nghiệm giâm hom thuốc NAA, nồng độ 1%

CT9T Thí nghiệm giâm hom thuốc NAA, nồng độ 1,5%

Trang 12

Từ viết

CT10T Thí nghiệm đối chứng (không dùng thuốc)

CT1T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,1%, thời gian nhúng thuốc 10s CT2T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,3%, thời gian nhúng thuốc 10s CT3T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,5%, thời gian nhúng thuốc 10s CT4T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 1%, thời gian nhúng thuốc 10s CT5T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 1,5%, thời gian nhúng thuốc 10s CT6T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,1%, thời gian nhúng thuốc 20s CT7T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,3%, thời gian nhúng thuốc 20s CT8T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,5%, thời gian nhúng thuốc 20s CT9T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 1%, thời gian nhúng thuốc 20s CT10T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 1,5%, thời gian nhúng thuốc 20s CT11T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,1%, thời gian nhúng thuốc 30s CT12T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,3%, thời gian nhúng thuốc 30s CT13T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 0,5%, thời gian nhúng thuốc 30s CT14T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 1%, thời gian nhúng thuốc 30s CT15T-N Thí nghiệm giâm hom thuốc A, nồng độ 1,5%, thời gian nhúng thuốc 30s

Trang 13

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) tại các tỉnh miền núi Tây Bắc

- Mã số: B2014-25-27

- Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Băc

- Thời gian thực hiện: 2014-2015, kéo dài đến 2016

- Nghiên cứu đầu tiên hệ thống về Nghiến từ đặc điểm lâm học loài, nhân giống

và gây trồng Nghiến tại khu vực miền núi Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung

- Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp xử lý thống kê đảm bảo cơ sở khoa học, có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về loài Nghiến nói riêng và về các loài cây bản địa nói chung

- Nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố đã chỉ rõ được tình trạng Nghiến hiện nay ở khu vực, chất lượng số lượng cây mẹ, cây tái sinh,

tổ thành loài cây đi kèm với Nghiến và diện tích dinh dưỡng Nghiến trưởng thành cần

để sinh trưởng phát triển tốt Đây là những căn cứ quan trọng phục vụ cho công tác trồng rừng và làm giàu rừng, phục hồi rừng

- Nghiên cứu về nhân giống Nghiến đã bước đầu cung cấp được thông tin đầy

đủ về chế độ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, thời gian chăm sóc trong giai đoạn vườn ươm Mặt khác, những chỉ dẫn thu hái, bảo quản hạt giống, nhân giống từ hạt đã có những kết quả khả quan có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sau

- Nhân giống bằng giâm hom đã tìm ra được loại thuốc và nồng độ thuốc và thời gian nhúng thuốc cho hom Nghiến cho tỷ lệ ra rễ cao nhất

- Lần đầu tiên xây dựng các mô hình trồng rừng Nghiến nói chung và trồng rừng Nghiến theo hướng thâm canh nói riêng (bao gồm các tác động chăm sóc, vệ sinh rừng, bón phân, tiêu chuẩn cây con)

Trang 14

- Lần đầu tiên xây dựng được quy trình hướng dẫn nhân giống và trồng thâm canh Nghiến, có giá trị tham khảo và thực tiễn quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo trong công tác phục hồi và phát triển Nghiến tại địa phương cũng như các vùng lân cận

4 Kết quả nghiên cứu:

- Đề tài đã đánh giá được hiện trạng tài nguyên Nghiến tại khu vực miền núi phía Tây Bắc gồm: Tình trạng, chất lượng sinh trưởng, đưa ra các chỉ dẫn về đặc điểm lâm học loài, mùa hoa, quả, cấu trúc rừng nơi có loài phân bố, tình trạng tái sinh, thành phần loài đi kèm làm cơ sở gây trồng và phát triển Nghiến tại khu vực

Kết quả nghiên cứu tại 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La cho thấy: Nghiến phân bố nhiều ở khu vực rừng trên núi đá vôi, độ cao dưới 1000m tại các trạng thái rừng IIA, IIIA1, IIIA2 và IIIA3, cây trưởng thành vươn lên tầng tán chính của rừng, cấu trúc phân bố N/D và N/Hvn có dạng lệch trái hoặc giảm hoàn toàn Hiện nay do đại bộ phận cây rừng đã bị khai thác kiệt bao gồm cả Nghiến nên kích thước cây còn lại khá

bé Nghiến hiện có mật độ dao động từ 35-100 cây/ha, đường kính dao động từ 54cm, chiều cao dao động từ 8,6-22,6m Loài cây đi kèm thường xuất hiện cùng với Nghiến chủ yếu là Nghiến, Lát hoa, Xương cá, Vàng anh, Re hương, Trai lý Diện tích dinh dưỡng cần cho cây Nghiến trưởng thành sinh trưởng dao động từ 11,49-135,57m2, trung bình 41,13m2 Như vậy cây trưởng thành mật độ tối đa nên giữ lại dao động từ 250 – 300 cây/ha Số lượng Nghiến tái sinh quanh gốc cây mẹ khá phong phú,

13,8-có thể tận dụng nguồn cây con làm giàu rừng Tuy nhiên cần chú ý chăm sóc điều tiết

độ tàn che thì Nghiến tái sinh mới tồn tại và vươn lên tầng trên của rừng

- Đề tài đã nhân giống nghiến theo 2 phương pháp bằng hạt và hom Đưa ra các chỉ dẫn về cách xử lý hạt, cách chăm sóc trong vườn ươm, nồng độ và loại thuốc và thời gian nhúng thuốc phù hợp với hom nghiến Kết quả cụ thể: Nghiến nhân giống từ hạt có thể thu hái từ những cây mẹ sinh trưởng, phát triển tốt, cho tỷ lệ nảy mầm 70-81%, một kg hạt thuần có từ 4795 - 5037 hạt Hạt nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ xử lý hạt 2 sôi 3 lạnh, sau 12 – 13 ngày hạt có thể nứt nanh hoàn toàn (đối với những hạt sống) Cây con trong giai đoạn vườn ươm sinh trưởng tốt nơi độ che bóng 50% và ruột bầu có thể sử dụng 80% đất mặt +10% phân chuồng ủ hoai+9% trấu hun +1% supe (hàm lượng supe lân chưa có ảnh hưởng rõ rệt nên có thể bổ sung hoặc không cần) Giâm hom Nghiến tốt nhất nên sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng IAA với nồng độ 0,5% và thời gian nhúng thuốc từ 10-20s

- Đề tài đã gây trồng thành công 4 ha Nghiến thử nghiệm là cơ sở đưa ra các chỉ dẫn về kỹ thuật trồng Nghiến tại địa phương: Nên trồng Nghiến nơi có độ cao dưới 1000m, đất có tính trung tính hoặc kiềm hoặc axit nhẹ, có thể trồng trên núi đá vôi hoặc núi đất Sử dụng cây con từ 12 tháng tuổi trở nên để tăng cường sức đề kháng và

Trang 15

khả năng chống chịu cho cây Hàm lượng phân bón lót nên sử dụng là 0,2kg NPK/gốc cây và cần được bón thúc trong 3 năm đầu kết hợp với chăm sóc làm cỏ định kỳ 1 năm

2 lần trước mùa mưa và trước mùa sinh trưởng của cây Đối với trồng mới cần trồng xen với các loài cây sinh trưởng nhanh để nhanh chóng tạo tiểu hoàn cảnh rừng Cây con sử dụng nên dùng từ 12-15 tháng tuổi, huấn luyện bỏ dàn che trước khi mang trồng rừng ít nhất 15-30 ngày để tăng khả năng chống chịu

- Đã xây dựng được quy trình hướng dẫn nhân giống Nghiến từ hạt và hom và các hướng dẫn bước đầu về trồng rừng Nghiến

5 Sản phẩm:

1

Sản xuất được cây con bằng

các biện pháp kỹ thuật nhân

2

Xây dựng 4 ha mô hình

rừng thí nghiệm trồng thâm

canh Nghiến tại 2 tỉnh Điện

Biên, Sơn La vùng miền núi

Tây Bắc

4 ha rừng thí nghiệm

Rừng thí nghiệm được xây dựng tại 2 tỉnh vùng miền núi Tây Bắc (2 ha/tỉnh), mỗi tỉnh

3 mô hình thí nghiệm Các số liệu báo cáo đầy đủ

3 Quy trình kỹ thuật về nhân

Đầy đủ, khoa học, phù hợp với điều kiện khu vực miền núi Tây Bắc; được nghiệm thu cấp cơ sở

4

Quy trình kỹ thuật về gây

trồng thâm canh loài

Nghiến

01

Đầy đủ, khoa học, phù hợp với điều kiện khu vực miền núi Tây Bắc; được nghiệm thu cấp cơ sở

6 Bài báo đăng ký tạp chí

7 Đào tạo Cao học 01 Hoàn thành và bảo vệ thành

công luận văn Thạc sĩ

8 Báo cáo chuyên đề loại 1 01 Đảm bảo độ chính xác cao,

khoa học

Trang 16

9 Báo cáo chuyên đề loài 2 04 Đảm bảo độ chính xác cao,

* Phương thức chuyển giao:

- Chuyển giao các mô hình nghiên cứu gây trồng cho chính quyền và bà con nông dân

- Chuyển giao các tài liệu nghiên cứu về phòng Khoa học trường làm tài liệu tham khảo cho sinh viên

- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

* Địa chỉ ứng dụng:

- Chi cục Lâm nghiệp các tỉnh Sơn La, Điện Biên

- Các Ban quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn triển khai

- Các hộ gia đình đề tài triển khai các mô hình gây trồng

Trang 17

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1 General information:

Project title: Research and plant breeding techniques intensive Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) in the northwestern mountainous province

Code number: B2014-25-27

Coordinator: Ms Nguyen Thi Bich Ngoc

Implementing institution: Tay Bac University

Duration: from 2014 to 2016

2 Objective(s):

- Create seedlings for intensive planting Burretiodendron hsienmu in the

mountainous provinces of the Northwest

- Constructing experimental model of intensive cultivation of Burretiodendron

hsienmu as a basis for local multiplication

- Developing technical procedures for propagation and intensive cultivation of

Burretiodendron hsienmu in order to conserve and develop the local species

3 Creativeness and innovativeness:

- The first research on the system about Burretiodendron hsienmu from the

characteristics of species forestry, propagation and planting in the mountainous areas

in the North West in particular and Vietnam in general

- Research has applied statistical methods to ensure a scientific basis, valuable

reference for further research on Burretiodendron hsienmu in particular and on native

species in general

- Study on the structure of natural forest where the Buruniodendron hsienmu Chun et How species distributes has identified Burretiodendron hsienmu present in

the area, the quality of the number of mother trees, regenerated trees, Comes with

Burretiodendron hsienmu and the nutritional area needs to grow well These are

important bases for afforestation and enrichment and forest restoration

- Research on breeding Burretiodendron hsienmu has initially provided full

information on the light regime, nutrition and nursing time during nursery On the other hand, guidelines for seed collection, preservation and seed multiplication have shown good results for the following studies

- Propagation by cuttings has found the drug and drug concentration and

durations for Burretiodendron hsienmu for the highest rooting rates

Trang 18

- The first time, the models of Burretiodendron hsienmu and were planted in the

direction of intensive farming in particular (including the effects of tending, forest cleaning, fertilization, club)

- The first time, the Burretiodendron hsienmu methodology for intensive

breeding and cultivation has been established, which has valuable reference and practical implications for further research in the work of restoration and development

Burretiodendron hsienmu Chun Et How locally as well as in the vicinity

4 Research results:

- The topic has assessed the current state of Burretiodendron hsienmu in the

mountainous area of the Northwest: Status, quality of growth, Provides indications of species characteristics, Fruit, structure of the forest where the species is distributed, reproductive status, species composition as a basis for plantation and species development in the area

Results of the study on 15 temporary sample plots for 5 sites in two provinces

of Dien Bien and Son La showed that: Burretiodendron hsienmu is more abundant in

limestone forest where the elevation is less than 1000m at forest status IIA, IIIA1, IIIA2, and IIIA3, mature trees reach to the main canopy of the forest, N/D and N/Hvn distribution of the forest are either left or fully deviated Currently, most of the forest trees have been exploited, including Burretiodendron hsienmu, so the size of the remaining trees is relatively small The results show that the remaining Burretiodendron hsienmu has a densities of 35-100 trees/ha, Burretiodendron hsienmu diameter ranges from 13.8-54cm, Burretiodendron hsienmu height varies from 8.6-

22.6m Species that often appear along with cultivars include: Chukrasia tabularis,

Saraca dives, Cinnamomum parthenoxylon, Garcinia fragraeoides, etc The required

nutrient area for adult Burretiodendron hsienmu grows from 11.49 to 135.57m2, average 41.13m2 Thus, the maximum density should be kept at 250-300 trees/ha The

number of regenerated Burretiodendron hsienmu trees around the base of the mother

tree is quite plentiful and it is possible to make use of this source of seedlings as a source of seedlings to enrich the forest However, care should be taken to regulate forest cover so that the trees survive and rise to the top of the forest

- The subject has breed Burretiodendron hsienmu in two methods by seeds and

cuttings Provide instructions on how to handle the seed, how to care for the nursery, the concentration and type of medication and how long the dipping time is suitable for

the germination Specific results: Seed-bred Burretiodendron hsienmu can be obtained

from well-grown, well-established mother plants, with a germination rate of 70-81%, and a net grains of 4795-5037 seeds Seed germination is best at cold boiling

Trang 19

temperature 3, cold, after 12-13 days the seeds can crack completely (for live seeds) Seedlings in the nursery period grow well at 50% coverage and potting medium can use 80% topsoil + 10% manure + 9% rice husk + 1% supe Potential impact can be

supplemented or not needed) Burretiodendron hsienmu cuttings should preferably use

IAA growth stimulant with a concentration of 0.5% and a dip time of 10-20 seconds

- The project successfully planted 4 hectares of Burretiodendron hsienmu trial

is the basis for the introduction of local techniques Burretiodendron hsienmu plantation: should be planted Burretiodendron hsienmu where the height is less than

1000m, the soil is neutral or alkaline Or mild acid, can grow on limestone mountains

or mountain mountains Use seedlings from 12 months of age to increase the resistance and resistance to trees The fertilizer application rate should be 0.2 kg NPK per tree and should be applied in the first 3 years combined with weeding twice a year before rainy season and before growing season New planting should be intercropped with fast-growing species to rapidly create sub-plots of forest Seedlings should be used from 12-15 months of age, training should be discarded before planting at least 15-30 days to increase tolerance

- Development of the Burretiodendron hsienmu breeding guide, seedling and initial guidelines for reforestation Burretiodendron hsienmu

two provinces of Dien Bien

and Son La in the North

West mountainous region

4 hectares of forest experiments

Experimental forest was built

in two mountainous provinces in the North West (2 ha / provinces), each province 3 experimental models The full report data

Trang 20

No product Number Scientific Inquiry

6 Registration papers of

7 Graduate Training 01 Completed and successfully

defended Master thesis

8 Thematic Report type 1 01 Ensure high precision,

- Transfer of planting model for research administration and farmers

- Delivery of materials science research in the reference work for students

- Organize workshops to share experiences

* Address application:

- Forestry Department of Son La, Dien Bien

- The Management Board of the locality SUF deployment

- Households deployment topics planting models

Trang 21

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là nguồn tài nguyên có giá trị to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về

xã hội, khoa học, môi trường và quốc phòng Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên rừng nước ta đã bị suy giảm đáng kể cả về số lượng và chất lượng Nguyên nhân là do cháy rừng, đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản, chuyển đất rừng sang những mục đích sử dụng khác, v.v Kết quả đã làm cho nhiều loài cây gỗ quí hiếm, cây bản địa, cây có giá trị cao về kinh tế bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng Vì thế, việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, gây trồng và phát triển các loài cây bản địa đang trở thành nhu cầu cấp thiết hiện nay

Vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam bao gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái Toàn vùng có tổng diện tích đất tự nhiên 5,64 triệu ha (chiếm trên 17% diện tích cả nước); trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó phần đa là dân tộc thiểu số; có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng, với nhiều loài thực vật quý hiếm mà tiêu biểu

bị khai thác rất nhiều để làm đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp Ngoài ra, Nghiến còn được người dân địa phương khai thác nhiều với mục đích sản xuất thớt nấu ăn giá cao, dễ vận chuyển, tiêu thụ Vì những giá trị kinh tế đó, Nghiến đã bị khai thác mạnh ở mức báo động Trong sách đỏ Việt Nam 2007, Nghiến thuộc nhóm VU - sẽ nguy cấp, và thuộc nhóm IIA trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam [3], [7]

Tuy nhiên, tại các vùng phân bố chủ yếu của Nghiến ở Việt Nam như vùng miền núi Tây Bắc thì các nghiên cứu về nhân giống, gây trồng nhằm phục hồi và phát triển loài Nghiến trong tự nhiên còn khá mới mẻ Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc điều tra đặc điểm hình thái, giá trị, phân bố và chưa mang tính hệ thống Các nghiên cứu về tổ thành loài cây đi kèm, hiện trạng phân bố, tái sinh Nghiến trong tự

Trang 22

nhiên vẫn chưa đầy đủ; chưa có các quy trình kỹ thuật hướng dẫn nhân giống, gây trồng và phát triển rừng Nghiến; chưa có các mô hình trình diễn trồng Nghiến để làm

cơ sở nhân rộng

Nghiến là một loài cây sinh trưởng chậm, khi cây 10 tuổi đường kính 1,3m mới đạt 5-7cm, khi cây 40-50 tuổi đường kính 1,3m là 30cm (Yang, 1958 (dẫn theo [49])

Vì thế, việc nghiên cứu các phương pháp nhân giống thích hợp và kỹ thuật trồng rừng

có tác động chăm sóc sẽ giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng trong việc gây trồng Nghiến ở Việt Nam, đây là vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) tại các tỉnh miền núi Tây Bắc”

Trang 23

PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

1.1.1 Đặc điểm phân bố tự nhiên, sinh lý, sinh thái của cây Nghiến

Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Đay (Tiliaceae),

theo tiếng Trung Quốc gọi là Xianmu [49] Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng với

nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Burretiodendron tonkinense (A Chev.) Kosterm.; Burretiodendron tonkinensis Kosterm.; Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian; Pentace tonkinensis A.Chev [41], [39]

Nghiến được nghiên cứu và phát hiện đầu tiên vào năm 1956 tại Trung Quốc bởi 2 giáo sư nổi tiếng là Chun Woon-young và How Foon-chew, được lấy tên là

Burretiodendron hsienmu Chun et How và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay [40]

Đến năm 1978, Nghiến tiếp tục được 2 giáo sư là Chiang Hong Ta và Mian Ru Huai

mô tả, đưa ra những điểm mà họ cho là có sự khác biệt so với những mô tả của Chun

et How (1956) và yêu cầu thành lập một chi riêng, gọi tắt là (Chiang et Mian, 1978)

Do đó, một tên khoa học đồng nghĩa đã được đưa ra là Excentrodendron

hsienmu (Chun et How) Chang et Mian, tuy nhiên cho đến nay tên này vẫn không

được sử dụng rộng rãi [49]

Ban, N.T (1998) đã khẳng định Nghiến là loài có vùng phân bố hẹp, chỉ xuất hiện trong các khu rừng thường xanh trên núi đá vôi, kéo dài từ phía Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam) đến các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam [39] Theo Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986), Nghiến được coi là loài cây đặc hữu của các tỉnh vùng biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, thuộc khu hệ thực vật Indo-Malaysian và là một loài kinh tế quan trọng của Trung Quốc [49] Cũng nghiên cứu về phạm vi phân bố, Li and Wang, (1964) [46] cho rằng: Tại Trung Quốc, Nghiến xuất hiện ở phía Tây Nam Khu tự trị Quảng Tây, mở rộng về phía Tây tới Tây Nam tỉnh Vân Nam, trong khoảng giữa vĩ độ 22°05' đến 24°16' vĩ độ Bắc và 105°00' đến 108°06' kinh độ Đông, ở phía Nam cận nhiệt đới và khu vực nhiệt đới phía Bắc

Theo nghiên cứu của Li và cộng sự, (1956); Hu và cộng sự, (1980) Nghiến phát triển tốt trên núi đá vôi tinh khiết, thường trên các sườn dốc, trên đá trần hoặc trong đất nông Ngược lại, nó không thể tồn tại trong các khu vực đồi núi, nơi bề mặt có nguồn gốc từ các loại đá có tính axit như sa thạch hoặc đá phiến sét, ngay cả khi độ dốc nhẹ và tầng đất sâu Ở phía Bắc khu vực nhiệt đới, những cây đại thụ của loài này thường chiếm lĩnh các lớp trên của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi Ở độ cao dưới 700

mét, Nghiến thường mọc hỗn giao với các loài cây nhiệt đới như Garcinia paucinervis,

Drypetes perreticutata, Drypetes confertiflora, Vluricoccum sinense and Walsura

Trang 24

robusta Ở miền cận nhiệt đới, nơi có độ cao từ 700-900 mét hoặc cao hơn, Nghiến

vẫn tăng trưởng khá tốt, và thường mọc hỗn giao với các loài cây cận nhiệt đới như

Cinnamomum calcarea, Cryptocarya maclurei, Castanopsis hainanensis và Cyclobalanopsis glauca Xa hơn về phía Bắc, Nghiến không phân bố liên tục thành

những khu vực rừng lớn mà nằm rải rác kéo dài đến 24°16' vĩ độ Bắc [42], [45]

Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến, Wang Xianpu

và cộng sự (1986) trong báo cáo “Burretiodendron hsienmu Chun & How: Đặc điểm

sinh thái học và bảo vệ loài” đã khẳng định: Nghiến là một loài cây gỗ lớn Trong tự

nhiên, những cây Nghiến khổng lồ thường có bạnh vè, làm cho đường kính ngang ngực có thể phát triển từ 1 – 3 m trên vùng núi đá vôi, với hệ rễ dầy nổi lên bề mặt đá

và vươn rộng ra khỏi phạm vi tán lá Các chồi và lá non của Nghiến có nhựa dính, lá cây trưởng thành dầy, cứng, đầu nhọn dần, phát triển cấu trúc xeromorphic giúp cho cây có khả năng thích nghi với môi trường sống khô, biên độ nhiệt biến động lớn trong năm Tán lá dầy, cành nhánh phát triển mở rộng thường xuyên, tạo thành một bức khảm giúp tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời [49]

Cũng trong nghiên cứu này, các tác giả đã khẳng định: Ở Trung Quốc,

Burretiodendron hsienmu có thể xuất hiện trong tự nhiên ở những nơi có nhiệt độ

trung bình hàng năm từ 19,1oC đến 22,0oC, nhiệt độ của tháng lạnh nhất (tháng 1) là 10,9oC đến 13,9oC, và nhiệt độ trong những tháng nóng nhất (tháng bảy) là 25,1oC đến 28,4oC Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối gặp phải trong năm từ -0,8oC đến -1,9o

C, nhiệt độ tích lũy hàng năm là 6.269,2oC đến 7.812oC Lượng mưa hàng năm cao, từ 1.100 mm đến 1.500 mm nhưng phân bố không đều 80% lượng mưa tập trung ở giai đoạn từ tháng tư đến tháng chín, hơn 100 mm rơi xuống trong những tháng khác, còn vào mùa khô (tháng mười một đến tháng ba) lượng mưa lại rất ít, thường nhỏ hơn 50 mm Trong mùa đông, lượng mưa chỉ chiếm 5-7% lượng mưa hàng năm Tuy nhiên, mùa khô cũng là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm với độ ẩm không khí tương đối không bao giờ thấp hơn 70%, đã làm giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và là cơ sở hình thành nên các u bướu (bạnh vè, nu nghiến, khuyết tật) trên thân và gốc cây nghiến

Nghiến có thể cao tới 40 m, thân tròn, thẳng, gốc có bạnh vè Cuống lá dài 3,5 - 6,5 cm, mặt lá màu xanh, hình cầu, hình trứng hoặc elip, kích thước (8-14) × (5-8) cm, nhẵn, bóng, khi già có màu vàng -nâu, nách gân lá có tuyến và có túm lông , có 3 gân gốc Đỉnh lá nho ̣n, đuôi hình tim [47]

1.1.2 Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến

Các nghiên cứu đều cho thấy, Nghiến là một loài cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là gỗ Nghiến, vì vậy chúng thường xuyên bị khai thác với cường độ mạnh và có nguy cơ bị biến mất trong tự nhiên Theo Wang Xianpu và cộng sự (1986) [49], gỗ

Trang 25

Nghiến chắc và nặng, có đặc tính cơ học tốt, rất thích hợp để sản xuất các dụng cụ lao động, đóng tàu, đồ nội thất và dùng trong xây dựng Thân cây Nghiến to được dùng để

làm bánh xe Trong tác phẩm Flora of china, tác giả cũng khẳng định gỗ Nghiến rất

cứng và đặc biệt đây là một trong những loại gỗ tốt nhất dùng để sản xuất thớt [47]

Cũng theo nghiên cứu của Wang Xianpu và cộng sự (1986) [49], Nghiến là một cây calciphilous, chứa ít lưu huỳnh và mangan nhưng dồi dào canxi và nitơ (1,96%) trong lá, mà có thể được sử dụng để tăng khả năng cải tạo của đất Lá cây Nghiến rơi xuống mỗi năm được tích lũy trên mặt đất, tạo thành một lớp dày lên đến 15 cm Đất bao gồm 5 - 10 % chất hữu cơ, trong khi lớp đất phân hủy lá và cành cây có thể chứa nhiều hơn rất nhiều 23,02 % chất hữu cơ

Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác gỗ ở rừng tự nhiên diễn ra mạnh, diện tích rừng bị suy giảm, điều kiện môi trường rừng thay đổi cũng là một nguyên nhân làm cho loài Nghiến bị đe dọa do mất môi trường sống, gây khó khăn cho Nghiến tái sinh [39], [48], [49] Ở một số nơi, vẫn còn một số cây Nghiến lớn, phân bố rải rác nhưng rất ít cây con và cây giống bên dưới, một số nơi khác, có nhiều cây con tái sinh và cây giống nhưng lại không có tán của lớp cây tầng cao bảo vệ Vì vậy, rất khó khăn để lớp cây tái sinh có thể phát triển vươn lên tầng trên của rừng và hình thành nên các quần thụ rừng Nghiến trưởng thành như trước đây [49]

Theo Wang (1980), Nghiến là một loài cây đang trong tình trạng bị tổn thương, khai thác kiệt ở mức báo động Biện pháp thích hợp cần được tiến hành càng sớm càng tốt để bảo vệ và thúc đẩy tái sinh loài cây này, nếu không Nghiến sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên Trong sách đỏ của IUCN, Nghiến được xếp vào

nhóm “dễ bị tổn thương – VU” đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao trong

tự nhiên [39]

Những nghiên cứu đã cho thấy giá trị kinh tế và nguy cơ tuyệt chủng của loài Nghiến trong tự nhiên, đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu lớn về sử dụng đồ nội thất bằng gỗ độc đáo, quý hiếm hiện nay Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ, muốn thúc đẩy tái sinh Nghiến trong tự nhiên thì cần phải giữ được tán của lớp cây tầng cao Đây là cơ sở quan trọng cho việc gây trồng và phát triển loài này ở Việt Nam và Trung Quốc

1.1.3 Nghiên cứu chọn và nhân giống

Do Nghiến là một loài cây có phạm vi phân bố hẹp, trên thế giới Nghiến chỉ xuất hiện tại một số vùng của Trung Quốc, nên mặc dù là một loài cây đang có nguy

cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên, song những nghiên cứu về chọn và nhân giống vẫn còn rất khiêm tốn Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân loại hình thái và xác định vùng phân bố

Trang 26

Theo nghiên cứu của Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986) [49], Nghiến ra hoa vào tháng 3 - 4 Quả nang, chín trong khoảng tháng 6 – 7, sau đó tách

vỏ Ra hoa không đồng loạt, chín không đồng loạt Hạt rơi xuống mặt đất hoặc nảy mầm nhanh chóng hoặc thối một cách nhanh chóng, vì vậy hạt giống phải được thu gom kịp thời, trong khi vẫn còn trên cây Mỗi năm sai quả thì sau hai hoặc ba năm chu

kỳ mới lặp lại Trong thời hạn mười ngày, kể từ lúc thu hái hạt, có đến 95% các hạt giống có thể sống được; tuy nhiên sau khi lưu trữ 20 - 30 ngày, tỷ lệ sống chỉ còn 60 - 80%; hầu hết các hạt giống không có khả năng nảy mầm sau hai tháng bảo quản Vì vậy, nếu muốn lưu trữ hạt giống thì cần để khô trong không khí và bóng râm trước khi được lưu trữ trong cát Hạt giống được xử lý trước có tỷ lệ nảy mầm lớn hơn so với hạt giống được lưu trữ mà không cần cát 60% Nếu hạt giống được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong một giờ, tỷ lệ nảy mầm giảm 20%, nếu tiếp xúc trong thời gian dài hơn

có thể làm cho hạt giống trở nên rất khô, tỷ lệ giảm hơn 60% Một ngàn hạt tươi nặng khoảng 210 gam; 4.600 đến 5.000 hạt nặng 1 kg

Trong tự nhiên, những hạt giống của Nghiến không được phân phối nhờ gió hoặc động vật đến những nơi xa Vì vậy không gian tái sinh thường rất hạn chế, giống thường được tái sinh tự nhiên tại chỗ trên mặt đất ngay dưới gốc cây mẹ và khu vực xung quanh cây tái sinh và cây con dưới sáu tuổi ưa bóng [49]

Nghiên cứu về nhân giống cây rừng nói chung và các loài cây bản địa nói riêng trên thế giới khá phong phú, đa dạng

Theo nghiên cứu của (Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, (2002)[31] cho thấy, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm và đến việc sống sót ban đầu của cây của chúng ở điều kiện đất trồng rừng Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ

lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối Đặc điểm này cho phép cây con

có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con

Larcher W (1983) [44], nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất

là giai đoạn vườn ươm Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây gỗ non Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí

Trang 27

Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non ở vườn ươm là việc làm rất quan trọng

Các phương pháp nhân giống cây rừng gồm nhâm giống hữu tính (từ hạt giống)

và nhân giống vô tính (chiết, giâm hom, nuôi cấy mô tế bào, v.v ) Trong đó, việc nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn và được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây trồng

Năm 1983 ở viện di truyền và chọn giống cây gỗ Liên Xô , đã thí nghiê ̣m giâm hom Sồi ở giai đoa ̣n 3 tháng tuổ i Họ đã lấy trên 50 cây me ̣ khác nhau bố trí thí

nghiê ̣m trên dòng cây me ̣ Kết quả, trên 12 dòng cây mẹ ra rễ 100%, 28 cây me ̣ cho tỷ

lê ̣ ra hom rễ là 50% và 10 dòng không có hom nào ra rễ Điều đó chứng tỏ khả năng ra rễ của hom cây Sồi phu ̣ thuô ̣c vào đă ̣c điểm di truyền của từng cá thể (dẫn theo [32])

Nhiều nghiên cứu thấy rằng trong những chất kích thích ra rễ hiệu quả nhất thì IAA, IBA, NAA cho ra rễ đạt hiệu quả cao nhất Komisarov (1964) đã sử dụng thuốc IAA, IBA, NAA để giâm hom cho 130 loài cây gỗ Ông còn đi sâu nghiên cứu điều kiện sống của cây mẹ lấy cành, kết quả tổng hợp về ảnh hưởng của ánh sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất đến tỷ lệ ra rễ của cây Sồi 1 tuổi, cho thấy hom lấy từ cây trồng nơi có ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao có tỷ lệ ra rễ 64% - 92%, trong lúc hom cây từ cây trồng nơi ánh sáng mạnh, độ ẩm không khí và độ ẩm đất thấp có tỷ lệ ra rễ 64% - 68% (dẫn theo [32]) Theo Frison (1967) và Nesterov (1967) cho thấy mùa xuân và mùa mưa là 2 mùa giâm hom có tỷ lệ cao nhất Năm

1974, Martin và Quillet đã thí nghiệm giâm hom đối với cây limba (Terminali superba) và thấy rằng để nguyên 2-4 lá trên thân thì tỷ lệ ra rễ là 63% - 75%, cắt một phần phiến lá có thể cho tỷ lệ ra rễ 88% - 100%, cắt bỏ hoàn toàn lá thì hom giâm không ra rễ (dẫn theo [32])

Như vậy, mặc dù những nghiên cứu về nhân giống Nghiến còn khá khiêm tốn song chúng là những tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc gây trồng và phát triển loài cây này ở Việt Nam Bên cạnh đó những nghiên cứu về chọn lọc và nhân giống cây rừng nói chung, cây bản địa nói riêng trên thế giới cũng sẽ là những chỉ dẫn và là tài liệu tham khảo quan trọng cho các giải pháp được đề nghị để phát triển việc nhân giống loài cây này

1.1.4 Nghiên cứu trồng rừng và trồng rừng thâm canh

Ở Trung Quốc, ngay từ những năm 1980, khi tình trạng khai thác Nghiến tự nhiên diễn ra một cách ồ ạt khiến cho loài cây này có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động gây trồng để sản xuất gỗ Nghiến nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế [50] Tuy nhiên, việc nghiên cứu gây trồng thâm canh Nghiến trên thế giới nói riêng

Trang 28

và khái niệm về trồng rừng thâm canh nói chung còn nhiều thông tin chưa được cập nhật đầy đủ

Theo Wang Xianpu, Jin Xiaobai, Sun Chengyong (1986) [49], Nghiến thích hợp với vùng núi đá vôi, tầng đất nông Trên đỉnh núi, nơi có điều kiện thời tiết rất khô, có rất ít Nghiến phân bố và chúng thường rất nhỏ Cây Nghiến được trồng trong khu vực có hệ thống thoát nước kém và mực nước nông thường phát triển nhanh lúc đầu, sau đó rễ của chúng lộ ra, dần dần mục nát, và cuối cùng cây chết Nếu cây được trồng trong đất axit, đất phải được làm giàu với phân và cung cấp vôi trước, nếu không, cây sẽ không phát triển bình thường Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ, muốn thúc đẩy phát triển Nghiến tái sinh tự nhiên thì cẩn phải đảm bảo nguồn cây mẹ gieo giống,

độ tàn che (môi trường sống) của lớp cây tầng cao vì trong 6 năm đầu tiên, Nghiến là cây chịu bóng

Nghiên cứu về các giai đoạn sinh trưởng của Nghiến, Wang Xianpu và các cộng sự đã phát hiện những cây Nghiến 10 năm tuổi không phát triển tốt trong bóng râm Do đó, chúng ta có thể thấy trong các khu rừng, những cây Nghiến già hai mươi đến hai mươi lăm tuổi vẫn chưa đạt đến giai đoạn ra hoa, nhưng những cây cổ thụ đơn độc thì chỉ mười lăm năm đã trưởng thành [49]

Nghiến tái sinh tự nhiên phát triển rất chậm trong suốt 5 năm đầu tiên, tăng chiều cao chỉ khoảng 30 cm mỗi năm Trong năm thứ hai của 5 năm đầu, tốc độ tăng trưởng tăng lên nhanh chóng từ 2-4 lần trong suốt 5 năm Tỷ lệ tăng chiều cao đạt đến đỉnh cao trong từ tuổi 10-15, mỗi năm tăng hơn 1 mét chiều cao Sau khi đạt cực đại, cho đến khi 30 - 40 tuổi, không xảy ra việc giảm tốc độ tăng trưởng lớn Thời kỳ cao điểm để tăng đường kính của thân cây của Nghiến thường là giữa những năm 20 - 25 tuổi, khi đó, tăng đường kính 1,3m có thể vượt quá 1 cm mỗi năm Sau khoảng thời gian đó, sự gia tăng vẫn còn tương đối cao cho đến khi cây 32 - 45 tuổi Trong vi khí hậu thuận lợi, khối lượng gỗ trong một cây ba mươi tuổi là 0,4747 m3, sự gia tăng tiếp tục vượt ra ngoài 45 tuổi Từ những con số này, tác giả đã kết luận Nghiến có tốc độ tăng trưởng trung bình [49]

Khi 10 tuổi, Nghiến thường có đường kính 1,3m là 5 - 7 cm, và cao 5 - 6 mét Tại thời điểm này rừng trở nên quá dày đặc và các tác động nhẹ có thể được thực hiện

để loại bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cản trở sự phát triển của các loại cây khác Đến năm thứ ba mươi, cứ 10 năm, chặt chọn lọc được thực hiện để điều chỉnh cấu trúc rừng

và cung cấp gỗ tận dụng (Yang, 1958, dẫn theo [49])

Khi 40-50 tuổi, Nghiến trong tự nhiên có thể đạt đường kính ngang ngực là 30

cm hoặc hơn và phù hợp để làm bánh xe Khi sử dụng Nghiến để đóng tàu nên sử dụng những cây cổ thụ từ 50 – 60 tuổi Tuy nhiên, ngay cả ở độ tuổi này, khối lượng gỗ vẫn

Trang 29

còn tăng, do đó, để có được khối lượng lớn nhất của gỗ trên một đơn vị diện tích và sản xuất gỗ có đường kính lớn, rõ ràng việc tác động khai thác nên được thực hiện khi cây 70-80 tuổi Trong khu rừng nhân tạo, hoặc rừng trồng, cây phát triển nhanh hơn và

có thể được khai thác sớm hơn 10 năm

Nghiên cứu phục hồi các loài cây rừng, trong đó có loài Nghiến tại các khu rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi đã được Viện khoa học Quảng Tây và Quảng

Đông – Trung Quốc triển khai trong giai đoạn (1985 – 1998) với các loài: Toona

sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron tonkinensis,

v.v Những nghiên cứu này đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều cuộc hội thảo khoa học

ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc Những hướng dẫn tạm thời về kỹ thật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng Tuy nhiên, những nghiên cứu vẫn chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai đoạn thử nghiệm [17]

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm phân bố tự nhiên, sinh lý, sinh thái của cây Nghiến

Nghiến còn được gọi là Kiên quang, Nghiến đỏ, Nghiến trứng, Kiêng mật,

Kiêng đỏ với tên khoa học là (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Đay (Tiliaceae) Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng với nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chiang et Miau; Pentace

tonkinensis A.Chev [6], [8], [2], [4], [24] Còn theo tiếng của người dân tộc H’Mông

(Sơn La), Nghiến được gọi là Pá tông [32]

Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [6], Nghiến là cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 100cm, bạn lớn Thân tròn thẳng, vỏ màu xám, sau xám nâu, bong mảng Lá đơn mọc cách, hình trứng tròn, đầu nhọn dần, có mũi lồi dài, đuôi hình tim hoặc gần tròn dài 8 – 12cm, phiến lá dầy, cứng, nhẵn, bóng, mép nguyên, có

3 gân gốc Nách gân lá có tuyến và có túm lông Cuống lá thô, dài 3,5 – 5 cm, hơi đỏ

Lá non hơi dính

Hoàng Kim Ngũ và cộng sự (2000) [29] khi nghiên cứu đánh giá tái sinh loài Nghiến trên các vùng núi đá vôi tại Cao Bằng, Bắc Cạn đã có những mô tả về đặc điểm hình thái Nghiến tái sinh (dưới 3 tuổi) khá chi tiết như: Cây mầm (cây dưới 6 tháng tuổi), lá có dạng hình tai, thân mềm, dài 3,89cm – 4,5cm, rộng 2,4cm, rễ dài trung bình 4,6cm Ở tầng thảm mục, rễ mầm dài tới 10cm, đây là những đặc điểm cơ bản để xác định cây mầm; Cây con (là những cây trên 6 tháng tuổi), thân thẳng, tròn, chưa phân cành, đường kính bình quân 0,45cm, chiều cao vút ngọn đạt tới 45cm, vỏ ngoài mầu xanh xám, phần non màu xanh Cây một tuổi có dạng lá đơn mọc cách

Trang 30

vòng, thường có 6 – 8 lá tập trung ở đỉnh sinh trưởng, có 2 lá kèm hình tam giác, lá kèm rụng sớm, phiến lá gần tròn, đuôi lá nhọn, gốc lá hình tim, lá mầu xanh thẫm, lá non màu đỏ, gân nổi rõ, hệ gân chân chim (3 gân gốc), các gân thứ cấp hợp mép, mép

lá nguyên cuống, lá dài từ 6 – 8cm, mầu xanh, khi rụng để lại vết sẹo hình đế ngược Khi cây 1 tuổi, rễ cấp I có thể dài 35cm, và bao gồm 3 cấp rễ Rễ cấp I phát triển tương đối mạnh, đâm sâu xuống giúp cho cây đứng vững ngay từ nhỏ Rễ cấp III phát triển với số lượng nhiều, ở tầng đất mặt chiều dài bình quân đạt 18cm Tán rễ lớn hơn tán

lá, mục đích phân bố rộng nhằm giúp cây đứng vững trên núi đá và hút chất dinh dưỡng ở tầng mùn nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn đầu

Khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến tại khu vực Thuận Châu, Sơn La, Phàng Thị Thơm (2009) [33] cho biết, hiện nay những cây Nghiến cổ thụ đã bị khai thác kiệt, chỉ còn lại chủ yếu là cây có đường kính rất nhỏ, dao động từ 19cm – 24,7cm; chiều cao dao động từ 15,4cm – 18,5cm; thân thường phân cành sớm, chiều cao dưới cành thấp Tác giả cũng đã nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái lá, rễ, kết quả cho thấy: Đối với cây trưởng thành, chiều dài cuống lá dao động từ 5,1cm – 6,5cm; chiều dài lá từ 8,8cm – 11,9cm; chiều rộng lá từ 7,2cm – 7,7cm Đối với cây tái sinh: Vỏ cây ở gần gốc có màu xám, giáp với ngọn có màu xanh; lá non hơi dính; Nghiến có hệ rễ cọc phát triển mạnh, ăn sâu xuống dưới đất giúp cây đứng vững

Cũng tiến hành các nghiên cứu tại khu vực này, Bùi Thị Tiền (2013) cho biết, mặc dù thời gian tăng lên (sau 4 năm so với nghiên cứu của Phàng Thị Thơm, 2009) song kích cỡ trung bình của cây Nghiến trong tự nhiên lại có xu hướng giảm xuống, đường kính 1,3m trung bình là 23cm, chiều cao trung bình 14m, chứng tỏ khu vực vẫn đang tiếp tục diễn ra các hoạt động khai thác

Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên (2000) [6] và một số tài liệu khác [30], [21] cho biết, Nghiến mọc tự nhiên trên các vùng núi đá vôi của Việt Nam và Trung Quốc Tại Việt Nam, Nghiến phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn Phạm Quốc Hùng và các cộng sự (2010) [16] khi nghiên cứu danh lục thực vật nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32/CP trong các khu rừng đặc dụng đã phát hiện có Nghiến phân bố tự nhiên ở hầu khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Khu Bảo tồn Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ; Khu Bảo tồn Thần Sa Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên; Khu Bảo tồn Tây Côn Lĩnh, tỉnh

Hà Giang; Khu Bảo tồn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; Khu Bảo tồn Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn; Khu Bảo tồn Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình; Khu bảo tồn Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hòa Bình

Trang 31

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2009), Phàng Thị Thơm (2009),

Lò Văn Điện (2013) về đặc điểm phân bố Nghiến tại khu vực Sơn La cho thấy, Nghiến

có mối quan hệ với các loài: Lát hoa, Xương cá, Nhãn rừng, Mạy tèo, Cà muối, v.v [33], [25], [10]

1.2.2 Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến

Nghiến có giá trị cung cấp gỗ là chủ yếu Gỗ Nghiến màu nâu đỏ, nặng, rắn, không bị mối mọt, thớ mịn, không vênh, dễ bào trơn, đánh bóng, được dùng nhiều trong các công trình xây dựng lớn, làm tà vẹt, gối trục đóng thuyền [6] Đặc biệt, theo những nghiên cứu khảo sát cho thấy, gỗ Nghiến được sử dụng rất nhiều để đóng các

đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp: Lọ lộc bình, tượng phật, bàn nghế, giường, tủ, sập, v.v

Ở những cây Nghiến cổ thụ thường xuất hiện các “sùi u bướu”, thực tế đây chính là

các khuyết tật hình thành trong quá trình sinh trưởng, phát triển khi cây bị sâu bệnh,

sét đánh hoặc bị đốn hạ giữa chừng và thường xuất hiện ở những loài cây gỗ sinh trưởng chậm Khuyết tật Nghiến, sùi hay u nghiến thường được người dân địa phương

gọi là “Ngọc Nghiến” bởi giá trị kinh tế và mức độ khan hiếm chúng trong tự nhiên U

Nghiến không bị nứt, không mối mọt, nhiều hoa văn đẹp mắt, được sử dụng làm các

đồ thủ công mỹ nghệ trị giá hàng chục – trăm triệu đồng nên đã dẫn đến việc khai thác bừa bãi nghiến với số lượng lớn trong tự nhiên Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La,

Điện Biên và nhiều tỉnh thành khác, u nghiến được người dân địa phương thường

xuyên săn tìm ráo diết và mua bán theo kg

Theo kinh nghiệm của một số người dân vùng núi đá cao (chủ yếu là người Tày, Nùng), Nghiến thường được dùng để làm nhà: Cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v Đi lại trên sàn không bao giờ có tiếng cót két - một đặc trưng của loại gỗ mềm dẻo [23]

Theo Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010) [26], Bùi Thị Tiền (2013) [32] cho thấy, không chỉ có giá trị đóng đồ mỹ nghệ cao cấp, gỗ Nghiến còn rất được ưa chuộng để sản xuất thớt do không có mùn thớt khi sử dụng Vì vậy, phần đa các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu đều tham gia khai thác Nghiến, sản xuất thớt mà chủ yếu là người H’Mông Việc cưa thân cây thành những chiếc thớt gỗ vừa nhanh, dễ dàng vận chuyển, tiêu thụ, giá thành lại cao, giá một chiếc thớt dầy 5cm, có đường kính 30 – 50

cm, dao động từ 250.000–350.000 đồng Khi khai thác một cây Nghiến, người dân có thể tạo ra rất nhiều chiếc thớt Nghiến, nguồn thu cao hơn rất nhiều và dễ dàng vận chuyển hơn rất nhiều so với việc xẻ gỗ hộp Ngoài ra, thớt Nghiến còn được thu mua

để làm các sàn gỗ cao cấp

Ngoài giá trị sử dụng gỗ, vỏ Nghiến có chứa chất tanin, được sử dụng làm thuốc nhuộm trong ngành công nghiệp [6], [24] Trong Y học, vỏ cây Nghiến được

Trang 32

dùng để sắc thuốc uống chữa ỉa chạy, kiết lỵ Theo Nguyễn Văn Thao, Phạm Văn Khang (2012), vỏ cây Nghiến đang sinh trưởng là môi trường sống lý tưởng cho tầm gửi Kinh nghiệm người dân bản địa, tầm gửi cây nghiến có nhiều ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,…và nhiều nơi khác trong cả nước Nhân dân ta thường thu hái về phơi khô ngâm với rượu hoặc sắc lấy nước uống để chữa đau lưng, bệnh thận, điều hòa tim mạch, kiết lỵ, v.v Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định là đây mới chỉ là những nghiên cứu sơ bộ, cần được tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt tính sinh học của nó [30]

Bùi Thị Tiền (2013) [32] khẳng định, Nghiến còn là môi trường lý tưởng cho phong lan và các loại dương xỉ, v.v leo bám

Do giá trị kinh tế to lớn, Nghiến đã và đang bị khai thác rất mạnh trong tự nhiên, việc khai thác ồ ạt, không có kế hoạch, không đi cùng với thúc đẩy xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung đã làm loài này có nguy cơ bị đe dọa dẫn đến tuyệt chủng trong tự nhiên Theo phân loại mức độ nguy cấp của Việt Nam, Nghiến có tên trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm VU – sẽ nguy cấp, và thuộc nhóm IIA trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ [7], [3]

1.2.3 Nghiên cứu chọn và nhân giống

Nghiên cứu nhân giống cây rừng nói chung ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả quan tâm, tiêu biểu là Nguyễn Duy Minh (2003) [22]; Phạm Văn Điển, Lê Ngọc Hoàn, Vũ Thị Thuần (2006) [11]; Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003) [18]; Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh (2009) [9]; Dương Mộng Hùng (2005) [12]; và các văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh [5]; v.v Tuy nhiên, các tài liệu mới chỉ đưa ra các phương pháp nhân giống cơ bản, chung nhất, còn kỹ thuật nhân giống cụ thể cho từng loài cây, từng vùng sinh thái, đặc biệt là những loài cây bản địa, cây sinh trưởng lâu năm, thì vẫn còn rất nhiều hạn chế Đối với Nghiến, hiện nay ở nước ta, chủ yếu là tái sinh tự nhiên Các nghiên cứu về chọn tạo, nhân giống về loài cây này mới chỉ mang tính thử nghiệm, bước đầu

Hoàng Kim Ngũ và các cộng sự (2000) [29] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Nghiến tại vùng núi đá vôi Cao Bằng, Bắc Cạn đã phát hiện: Quá trình hạt giống Nghiến tự tái sinh trong tự nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là việc cạnh tranh không gian sống của các loài cây khác, thứ đến là điều kiện thời tiết Nghiến rụng quả vào cuối tháng 7, lúc này điều kiện nảy mầm rất tốt bởi thời kỳ này lượng mưa lớn và nhiệt độ cao Nhưng khi cây mầm gần như hoàn chỉnh thì gặp điều kiện khí hậu không thuận lợi (tháng 9 – 10) do lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí đều giảm, đồng thời nhu cầu ánh sáng của cây mầm tăng lên nhưng không được đáp ứng dẫn đến cây mầm chết hàng loạt

Trang 33

Hoàng Kim Ngũ (2004) [28] cho rằng, để nhân giống Nghiến phục vụ cho trồng rừng có thể sử dụng phương pháp dẫn giống từ cây con tái sinh tự nhiên ở rừng về cấy vào bầu, đưa vào luống có độ tàn che 0,7 – 0,8, chăm sóc, tưới nước cho ra rễ mới, mang trồng dưới tán rừng hoặc nơi có cây che bóng từ 0,5 – 0,7 Tác giả cũng khẳng định, hiện nay nguồn hạt giống rất khan hiếm, thường 6 – 7 năm mới có 1 năm được mùa quả và hạt Cần chọn những cây mẹ lấy giống từ 50 – 70 tuổi, thân tròn, thẳng, cao to, tán lá cân đối, không bị sâu bệnh để lấy giống Có thể thu hái trên cây hoặc phát dọn xung quanh gốc, dưới tán cây trước 1 tháng để thu nhặt hạt rơi xuống Hạt giống có thể được xử lý bằng nước nóng

Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [6], Nghiến có thể được nhân giống bằng chồi rễ

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012) [27] đã tiến hành thử nghiệm nhân giống Nghiến bằng việc tận dụng nguồn cây con tái sinh từ rừng Thông qua việc thu hái cây tái sinh

sẽ kết hợp luôn việc điều chỉnh mật độ và mạng hình phân bố cây tái sinh tại điểm nghiên cứu Vị trí lấy giống là những khu vực có cây mọc cụm quá dầy, cần điều chỉnh lại Cây lấy giống là những cây đang sinh trưởng, phát triển bình thường, có phẩm chất tốt, đường kính cổ rễ trung bình 5,7mm và chiều cao trung bình 59,8cm Kết quả theo dõi trong vườn ươm sau 1 tháng: Tỷ lệ sống 90%, chất lượng cây tốt, cây sinh trưởng, phát triển bình thường

Khi sử dụng phương pháp nhân giống bằng hom cành, theo Bùi Thị Tiền (2013) [32], tỷ lệ hom ra chồi thấp, không có hom nào ra rễ mà mới chỉ có hiện tượng hình thành mô sẹo, mặc dù đã sử dụng thuốc kích thích ra rễ Nguyên nhân, theo tác giả có thể là do thời vụ giâm hom được tiến hành vào mùa đông và do Nghiến là một loài cây

gỗ sinh trưởng chậm

1.2.4 Nghiên cứu trồng rừng và trồng rừng thâm canh

Hiện nay ở Việt Nam, nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu

sử dụng gỗ đồ mộc cao cấp, giảm áp lực khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, việc khoanh nuôi bảo vệ, trồng bổ sung, trồng mới, đặc biệt là trồng rừng thâm canh với trọng tâm

là các loài cây bản địa đang rất được chú trọng, khuyến khích phát triển

Theo Nguyễn Xuân Quát (1995) thì “trồng rừng thâm canh là một phương pháp canh tác dựa trên cơ sở được đầu tư cao bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và liên hoàn Các biện pháp được tăng cường đầu tư đó phải tận dụng, cải tạo và phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng và phát triển của rừng trồng để thu được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ, cho hiệu quả lớn Đồng thời cũng phải duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường, đáp ứng với yêu cầu phát triển rừng

Trang 34

trồng ổn định, lâu dài, bền vững”

Theo Phạm Quang Vinh (2008), thực chất của trồng rừng thâm canh là phải đầu

tư cao nhưng không phải chỉ đầu tư tiền vốn là được mà mấu chốt là phải đầu tư cao

về kỹ thuật Vấn đề trồng rừng thâm canh hiện nay là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất gỗ rừng trồng để đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu tiêu dùng trong nước cũng

như cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu Trồng

thâm canh cây gỗ lớn trong các mô hình nông lâm kết hợp, kiểu mô hình này có ưu

điểm là khi rừng chưa khép tán trong những năm đầu thì các cây ngắn ngày (nông nghiệp) sẽ giúp tạo ra độ che phủ mặt đất, bảo vệ mặt đất, chống xói mòn đồng thời người dân trồng rừng sẽ có thu nhập thường xuyên để đảm bảo cuộc sống hàng ngày Các nội dung kỹ thuật đã được đề nghị: (1) Chọn loài cây trồng, chọn khu vực trồng, loài cây phải đáp ứng được mục tiêu kinh doanh và phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng; (2) Phải chọn tạo giống và sản xuất cây con, giống phải được kiểm nghiệm phẩm chất trước khi gieo ươm, cần có thời gian nuôi dưỡng dài (ít nhất trên 6 tháng) trong vườn ươm, chỉ lựa chọn những cây đủ tiêu chuẩn mới mang trồng rừng; (3) Cần chuẩn bị đất trồng rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng non, cần chọn thời điểm trồng rừng thích hợp (mùa mưa), mật độ trồng không quá dầy, cần được làm đất theo

hố, bón phân trước khi trồng; (4) Nuôi dưỡng và bảo vệ rừng cây gỗ, sau khi trồng cần tiến hành chăm sóc 3 – 4 năm, mỗi năm 2 – 3 lần; (5) Khai thác, sử dụng [38]

Võ Đại Hải và các cộng sự (2006) [12], đã xây dựng các mô hình trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, kết quả xây dựng hoàn thiện các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài gỗ, bước đầu cho sinh trưởng tốt

Đặng Văn Thuyết, Bùi Trọng Thủy [36] đã nghiên cứu trồng rừng thâm canh Thông caribe cung cấp gỗ lớn, tác giả đã đề nghị mật độ trồng dày 1600 cây/ha, nếu tỉa thưa ở tuổi 13-14 thì giữ lại nuôi dưỡng 750-800 cây/ha để lấy gỗ lớn là phù hợp; tiếp tục bón 300g phân lân cho mỗi cây, nuôi dưỡng rừng 2-3 năm đạt tăng trưởng 27,6-39,2 m3/ha/năm

Ngoài các công trình trên, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu cũng như kinh nghiệm tổng kết của các tác giả như: Phạm Văn Điển (2003), Trần Ngọc Hải (2004), Triệu Văn Hùng (2007) Tuy nhiên các tài liệu nghiên cứu về phục hồi, gây trồng, phát triển loài Nghiến của vùng núi đã vôi thì rất hạn chế Hiện tại, trong lĩnh vực này có một số nghiên cứu:

Hoàng Kim Ngũ (2004) [28] cho rằng, có thể gây trồng Nghiến ở các vùng núi

đá vôi có độ cao dưới 1.000m, tốt nhất là từ 500 - 700m so với mực nước biển; có nhiệt độ bình quân năm 19 – 23oC, độ ẩm không khí trên 80%; lượng mưa bình quân

Trang 35

năm 1.000 – 2.500mm; đất có độ pH: 5,0 – 9,0, tầng dầy trên 20 – 30cm, nền đất phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm trên đá vôi Tùy theo mục đích, điều kiện cho phép có thể trồng mới và trồng bổ sung cụ bộ theo lỗ trống hoặc thiếu cây tái sinh mục đích ở rừng thứ sinh nghèo kiệt hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy ở vùng núi đá vôi Cũng có thể trồng hỗn loài với các loài Mắc mật, Mắc rạc, Lát hoa, Tông dù, v.v ở các trảng cây bụi và cỏ hay sườn dốc bị xói mòn mạnh có nhiều đá vôi lộ đầu

Phàng Thị Thơm (2009) [33], Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010) [26] cho biết hiện nay tại khu vực Sơn La, việc gây trồng Nghiến chưa được quan tâm, chủ yếu việc gây trồng mang tính tự phát ở một số hộ gia đình người H’Mông sống vùng núi đá vôi bằng việc đánh cây con từ rừng mang trồng xung quanh nhà hoặc trên nương rẫy Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012) [27] cũng đã thử nghiệm gây trồng Nghiến trong mô hình vườn thực vật bằng việc dẫn giống cây con từ rừng tự nhiên, kết quả bước đầu cho thấy, Nghiến sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao 100% nếu được chăm sóc ở giai đoạn vườn ươm

Theo nghiên cứu của Nguyễn Chí Hiểu (2012) [13] đã cho thấy Bò khai (một loại cây rau rừng rất có giá trị dược liệu) có quan hệ với lớp cây tái sinh và lớp cây tầng cao gồm: Sảng, Nghiến, Sếu, Lòng mang cụt, v.v Kết quả này là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn tập đoàn cây trồng với Nghiến, đặc biệt có thể nghiên cứu gây trồng Nghiến kết hợp với cây Bò khai theo hướng nông lâm kết hợp

* Nhận xét và đánh giá chung

- Về vùng phân bố, mô tả đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Nghiến các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã mô tả khá đầy đủ và chi tiết, đây là cơ sở khoa học rất quan trọng để phân biệt loài Tuy nhiên, việc xác định tổ thành loài cây đi kèm, hiện trạng phân bố, tái sinh Nghiến theo đai cao và theo trạng thái tại các vùng sinh thái chủ yếu có Nghiến phân bố ở Việt Nam thì vẫn chưa đầy đủ và cần có những nghiên cứu bổ sung

- Về giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp: Nghiến là một loài cây có giá trị kinh

tế lớn đặc biệt là giá trị cung cấp gỗ, trong lá có chứa rất nhiều canxi và nitơ có tác dụng cải tạo đất, tầm gửi Nghiến có tác dụng trong y học Tuy nhiên những nghiên cứu

về các giá trị ngoài gỗ của loài cây này vẫn còn khá mới mẻ, đây cũng là những cơ hội cho những nghiên cứu tiếp theo để phát huy hết tiềm năng của cây Cũng chính vì có giá trị kinh tế cao đã khiến Nghiến đang có nguy cơ bị tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên nếu không nhanh chóng được nhân giống, gây trồng, bảo vệ và phát triển

- Về nghiên cứu chọn giống và nhân giống Nghiến còn khá khiêm tốn, hình thức nhân giống chủ yếu được áp dụng là bằng nguồn cây con tái sinh tự nhiên Và các nghiên cứu này cũng chưa cung cấp được thông tin đầy đủ về chế độ ánh sáng, chế độ

Trang 36

dinh dưỡng, thời gian chăm sóc trong giai đoạn vườn ươm từ khi cây được lấy ở rừng

về đến khi mang trồng rừng Mặt khác, những chỉ dẫn thu hái, bảo quản hạt giống, nhân giống từ hạt vẫn chưa đầy đủ và mới chỉ được thử nghiệm trên phạm vi nhỏ; nhân giống bằng giâm hom chưa đạt được kết quả tốt Nguyên nhân chính có lẽ do Nghiến là một loài cây có vùng phân bố hẹp trên thế giới (Việt Nam, Trung Quốc), vì vậy, rất cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn

- Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc gây trồng rừng Nghiến vẫn rất manh mún, chưa có quy trình hướng dẫn kỹ thuật gây trồng chính thống

Từ những tổng kết trên cho thấy, việc nghiên cứu đặc điểm phân bố loài, nghiên cứu các phương pháp nhân giống và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng Nghiến tại Việt Nam là vấn đề rất cấp thiết, cần phải được thực hiện ngay để bảo tồn, phát triển loài trước khi loài bị biến mất hoàn toàn trong tự nhiên

Trang 37

PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Đối tượng, địa điểm và giới hạn nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How)

Loài này còn có tên đồng nghĩa là:

Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau;

Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau

Vì thế để đảm bảo tính thống nhất, trong báo cáo này Nghiến sẽ sử dụng tên

khoa học là (Burretiodendron hsienmu Chun et How)

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ được tiến hành tại các khu vực rừng có

Nghiến phân bố tự nhiên thuộc 2 tỉnh miền núi Tây Bắc là: Điện Biên và Sơn La

2.2.2 Giới hạn nghiên cứu

2.2.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến chỉ tập trung nghiên cứu nhân giống

từ hạt và từ hom bằng một số thử nghiệm ban đầu

- Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh Nghiến mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của phân bón, ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống và tỷ lệ trồng hỗn giao

Nghiến với loài Lát hoa đến khả năng sinh trưởng và phát triển Nghiến

2.2.2.2 Giới hạn về địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm phân bố, quy luật cấu trúc rừng nơi có loài Nghiến phân

bố được tiến hành thực hiện tại các khu vực rừng tự nhiên có Nghiến phân bố tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; huyện Thuận Châu và huyện Quỳnh Nhai

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Nghiến được tiến hành tại vườn ươm Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn La

- Nghiên cứu xây dựng các mô hình thử nghiệm được tiến hành tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên và xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn

La với quy mô thử nghiệm là 4 ha

Trang 38

2.2.2.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu về nhân giống Nghiến từ hạt trong vườn ươm được theo dõi đến khi cây được 12 tháng tuổi

- Các thí nghiệm về giâm hom Nghiến được theo dõi trong 30 tuần/mỗi lần thí nghiệm

- Thí nghiệm trồng Nghiến được tiến hành và theo dõi từ tháng 8/2014 đến tháng 08/2016

- Nghiên cứu vật hậu được tiến hành từ tháng 01/2014 đến tháng 8/2016

2.3 Nội dung nghiên cứu

(1) Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, quy luật cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố

- Khảo sát, đánh giá, lựa chọn vùng nghiên cứu chi tiết

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và vật hậu của Nghiến

- Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố

(2) Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài Nghiến

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom cành

(3) Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh Nghiến

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát

triển của cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đem trồng đến

sinh trưởng và phát triển của cây Nghiến trồng thuần loài dưới tán rừng tự nhiên trên núi đá vôi với độ tàn che 0,4 - 0,5

- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn giao giữa các hàng Nghiến

và các hàng Lát hoa nơi trảng cỏ, cây bụi

(4) Xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn nhân giống loài Nghiến

(5) Xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn trồng rừng thâm canh Nghiến

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Quan điểm và phương pháp tiếp cận

Gây trồng, sử dụng và phát triển cây Nghiến có sự tham gia của rất nhiều các đối tượng khác nhau như hộ gia đình, tư thương, chính quyền địa phương, v.v vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia sẽ được áp dụng, đặc biệt là trong điều tra khảo sát các khu vực phân bố, vật hậu, kinh nghiệm bản địa trong nhân giống, gây trồng, thực trạng khai thác loài tại địa phương

Miền núi Tây Bắc là vùng khá rộng lớn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

Trang 39

hội rất khác nhau, nơi đây cũng có rất nhiều cộng đồng các dân tộc sinh sống, dẫn đến đặc điểm phân bố, hiện trạng tài nguyên, đặc điểm hình thái, kinh nghiệm phát triển rừng cũng khác nhau Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cần ưu tiên chọn những khu vực có Nghiến phân bố tập trung với số lượng lớn làm điểm nghiên cứu, thu thập các thông tin về loài cũng như thu hái hạt, hom như vậy kết quả thu được sẽ đảm bảo tính khách quan và hệ thống

Mặt khác, để đưa ra các chỉ dẫn trong nhân giống, gây trồng và phục hồi loài cây Nghiến ở các tỉnh miền núi Tây Bắc cần phải chú ý nghiên cứu toàn diện: Từ các các quy luật cấu trúc tầng cây cao, tái sinh, vật hậu, đất, nhiệt độ, độ ẩm, v.v nơi có Nghiến phân bố cho tới kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng Đồng thời, cần phải triệt để áp dụng các phương pháp định lượng toán học chính xác trên cơ sở tôn trọng các quy luật sinh vật học của cây rừng

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về đặc điểm kinh tế, xã hội, khí tượng thủy văn, báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng, vùng phân bố Nghiến chủ yếu trên địa bàn, các đề tài nghiên cứu, các chương trình dự án đã triển khai của các vùng nghiên cứu

liên quan đến loài Nghiến (nếu có), bản đồ hiện trạng rừng

- Các tài liệu liên quan đến nhân giống, các chuyên đề, đề tài đã nghiên cứu về

nhân giống cây rừng nói chung

2.4.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

a) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, quy luật cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố

* Khảo sát, đánh giá, lựa chọn vùng nghiên cứu chi tiết

- Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về thực vật rừng tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên kết hợp với phỏng vấn đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Bảo vệ và phát triển rừng đó là cán bộ tại Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên để xác định các khu vực có Nghiến phân bố tập trung và hiện nay vẫn còn với số lượng nhiều trên địa bàn 2 tỉnh nhằm xác định điểm điều tra chi tiết Cụ thể:

+ Tỉnh Điện Biên xác định được 2 điểm điều tra chính là: Xã Pú Nhung và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo

+ Tỉnh Sơn La xác định được 3 điểm điều tra chính là: Xã Mường Giàng, xã Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai và xã Phỏng Lái huyện Thuận Châu

* Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và vật hậu loài Nghiến

- Để nghiên cứu đặc điểm hình thái: Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và

điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường

Trang 40

+ Mô tả hình thái: Mô tả thân, lá, hoa của cây trong tự nhiên (cây lớn và cây nhỏ), kiểm tra và bổ sung mô tả của các tác giả khác Tại mỗi điểm nghiên cứu tiến hành điều tra ngẫu nhiên 5 cây trưởng thành có đường kính D1.3 ≥ 20cm và 5 cây tái sinh Tại mỗi cây tiến hành đo đường kính, chiều cao cây, lựa chọn ngẫu nhiên 3 cành

ở các vị trí: Ngọn, giữa và dưới tán Tại mỗi cành chọn ngẫu nhiên 3 lá để đo đếm các chỉ tiêu: Chiều dài lá, hình dạng lá, màu sắc, cách mọc lá, chồi, thân, vỏ, rễ (đối với cây tái sinh) và quan sát về chồi, chụp ảnh minh họa Kết quả nghiên cứu được thống

kê theo mẫu biểu 01, 02 trong phụ lục biểu điều tra

- Để nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố: Thu thập các số liệu về khí hậu,

đất, độ cao

+ Số liệu khí tượng thủy văn được kế thừa số liệu từ các trạm quan trắc khí tượng khu vực có Nghiến phân bố tự nhiên nhiều (Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc) Số liệu thu thập theo tháng trong từng năm, thời gian thu thập trong 03 năm từ

2013 - 2015, các chỉ tiêu thu thập gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tổng số giờ nắng, lượng mưa

+ Đặc điểm đất đai nơi có loài Nghiến phân bố tự nhiên được nghiên cứu trong các phẫu diện, trong các ô tiêu chuẩn điều tra

Trong mỗi ô tiêu chuẩn 2500m2

(50mx50m) đào 1 phẫu diện đất đại diện để mô

tả và lấy đất phân tích Kích thước phẫu diện đất: dài 1,6 - 2m; sâu 0,9-1,2m (tùy theo

độ dày tầng đất) Tại các phẫu diện sẽ tiến hành quan sát, mô tả các thông tin về đất nơi nghiên cứu gồm: Tầng đất, độ sâu tầng đất, màu sắc, độ chặt, các thông tin mô tả được thống kê theo mẫu biểu 03 trong phụ lục biểu điều tra

Trong đó: Việc mô tả phẫu diện đất được dựa theo tài liệu giáo trình Đất lâm nghiệp (2002)

Lấy mẫu đất phân tích: Đất được lấy theo dạng hình trụ từ trên xuống tại 2 vị trí: 0 – 10cm; 10 – 30cm Tại mỗi điểm nghiên cứu, mẫu đất phân tích là mẫu hỗn hợp

từ 3 ô tiêu chuẩn/điểm nghiên cứu theo các độ sâu, rồi lấy đất theo phương pháp đường chéo, mỗi mẫu lấy 1kg để phân tích thành phần cơ giới và các chỉ tiêu lý, hóa

học của đất gồm 16 chỉ tiêu: pH KCl , Độ chua trao đổi, Độ chua thủy phân, Hữu cơ tổng

số, Đạm tổng số, Đạm dễ tiêu, Lân tổng số, Kali tổng số, Lân dễ tiêu, Kali dễ tiêu,

Ca 2+ trao đổi, Mg 2+ trao đổi, K trao đổi, Na trao đổi, Thành phần cấp hạt, Độ ẩm, hệ

số khô kiệt. Đất được phân tích tại phòng Thí nghiệm Đất và Môi trường thuộc Viện nghiên cứu sinh thái và Môi trường Cụ thể: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất được như sau:

Ngày đăng: 07/08/2017, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa
Tác giả: Baur G.N
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1976
2. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
3. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2007
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật Lâm sinh, Tập I: Giống và một số loài cây trồng rừng vùng chủ yếu, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật Lâm sinh, Tập I: Giống và một số loài cây trồng rừng vùng chủ yếu
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
6. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2002), Thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật rừng
Tác giả: Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2002
9. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh (2009), Trồng rừng, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng rừng
Tác giả: Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2009
10. Quàng Văn Điện (2013), Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố (Burretiodendron Hsienmu) tại xã Mường Giàng -huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La, Báo cáo khoa học, Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố (Burretiodendron Hsienmu) tại xã Mường Giàng -huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La
Tác giả: Quàng Văn Điện
Năm: 2013
11. Phạm Văn Điển (chủ biên), Lê Ngọc Hoàn, Vũ Thị Thuần (2006), Kỹ thuật nhân giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nhân giống cây rừng
Tác giả: Phạm Văn Điển (chủ biên), Lê Ngọc Hoàn, Vũ Thị Thuần
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
12. Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát, Trần Văn Con, Đặng Thịnh Triều (2006), Trồng rừng sản xuất vùng núi phía Bắc – từ nghiên cứu đến phát triển, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng rừng sản xuất vùng núi phía Bắc – từ nghiên cứu đến phát triển
Tác giả: Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát, Trần Văn Con, Đặng Thịnh Triều
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
13. Nguyễn Chí Hiểu (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây Bò khai (Erythropalum scandens Blume) tại tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Báo cáo luận án tiến sỹ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây Bò khai (Erythropalum scandens " Blume)" tại tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Chí Hiểu
Năm: 2012
14. Triệu Văn Hùng (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Tác giả: Triệu Văn Hùng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
15. Dương Mộng Hùng (2005), Kỹ thuật nhân giống cây rừng, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nhân giống cây rừng
Tác giả: Dương Mộng Hùng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
18. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), Giống cây rừng, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống cây rừng
Tác giả: Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
19. Ngô Kim Khôi (1998), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê toán học trong lâm nghiệp
Tác giả: Ngô Kim Khôi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
20. Bùi Thị Lập, Hoàng Đức Chung, Đinh Văn Đức (2010), Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu) phân bố tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu) phân bố tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Tác giả: Bùi Thị Lập, Hoàng Đức Chung, Đinh Văn Đức
Năm: 2010
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Khác
8. Cơ sở dữ liệu, Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, <http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Excentrodendron%20hsienmu&list=species>, truy cập ngày 17.5.2013 Khác
21. Loài hsienmu, < http://mobile.vietgle.vn/detail>, truy cập ngày 10.5.2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w