BÀI GIẢNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, tại DOANH NGHIỆP, Công ty dệt VĨnh phúc
Trang 1PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI DOANH NGHIỆP
GV : NGUYỄN VĂN TÁM CÔNG TY TNHH DỆT VĨNH PHÚC
Trang 2MỤC ĐÍCH
3 Sử dụng thành thạo bình chữa cháy xách tay trang bị tại nơi làm việc
Trang 3MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC
I. Định nghĩa sự cháy
Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng
Có 3 yếu tố chính : Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt Chất cháy và oxy hóa đóng vai trò là chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng
Trang 4MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC
• Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với oxy
- Phân loại chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng chia làm 3 loại :
+ Chất dễ cháy : là chất có khả năng bắt lửa trong điều kiện bình thường như giấy, bông, xăng dầu…
+ Chất khó cháy : chỉ có khả năng cháy ở những nơi có nhiệt độ cao ví dụ như đồng, hợp kim thép,
+ Chất không cháy : Là những chất không có khả năng cháy khi đốt nóng như gạch,
đá, bê tông…
Trang 5MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC
- Phân loại theo trạng thái tồn tại chia làm 3 loại :
+ Chất cháy khí : Là những chất tồn tại dạng khí như hidro, khí gas, axetylen
+ Chất cháy lỏng : Là những chất tồn tại dạng lỏng như : Xăng dầu, cồn, các axit hữu
cơ, rượu
+ Chất rắn cháy : Là những chất tồn tại dạng rắn như : gỗ, vải, sợi, cao su…
Trang 6MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC
• Chất oxy hóa là chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự cháy Oxy thường tồn tại trong không khí và sinh ra do các hợp chất oxy bị phân hủy
• Nguồn nhiệt : là nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra
Nguồn nhiệt có thể là : Ngọn lửa của vật đang cháy, tia lửa, vật thể được nung nóng, nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý hoặc có thể do chính của nhiệt độ môi trường ( tự cháy )
Trang 7- Năng lượng của nguồn nhiệt đủ lớn
- Nồng độ của chất cháy và oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy
Trang 8MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC
Đám cháy là quá trình xảy ra ngoài ý muốn, phát triển cho đến khi chưa hết chất cháy hoặc chưa có các biểu hiện điều kiện đẫn đến tự tắt hoặc chưa áp dụng biện pháp tích cực để khống chế và dập tắt
Theo luật định “ Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường”
Trang 9- D : Đám cháy kim loại
- E : Đám cháy thiết bị điện
Trang 10CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY
I Cháy do con người gây ra
- Do sơ suất bất cẩn gây ra cháy
- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC tức là đã có các quy định an toàn PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy
- Do trẻ em nghịch gây cháy
- Do phá hoại, phi tang dấu vết, trả thù cá nhân, đốt để nhận bảo hiểm, tự thiêu
Trang 11CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY
II Cháy do thiên tai
- Do sét đánh
- Do bão lụt , động đất gây ra cháy
III Do tự bốc cháy
- Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí
và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy
- Ngoài ra còn quá trình tích nhiệt : giẻ lau thấm dầu mỡ chất đống, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy
Trang 12CÁC BIỆN PHÁP PCCC CƠ BẢN
1.Tuyên truyền huấn luyện
- Người sử dụng lao động giáo dục kiến thức cho người lao động, tổ chức huấn luyện cách thức pccc
- Xây dựng phương án PCCC và tập luyện thường xuyên
2 Biện pháp kỹ thuật
- Thay thế khâu sản xuất nguy hiểm bằng các khâu ít nguy hiểm hơn
- Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh ra lửa, sinh nhiệt
- Cách lý các thiết bị có nguy cơ cháy cao ra xa khu vực khác
- Thay thế các chất dễ cháy bằng các chất khó cháy, xử lý vật liệu bằng sơn, hóa chất khó cháy, bảo quản chất lỏng chất khí dễ cháy không bị rò rỉ.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chống cháy lan từ phòng nọ sang phòng khác
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động
3 Biện pháp hành chính
- Tuyên truyền huấn luyện
- Ban hành các nội quy an toàn PCCC, sử dụng điện tại các phòng ban, phân xưởng
- Xử lý các vi phạm về PCCC
Trang 13CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY
Trang 14QUY TRÌNH CHỮA CHÁY
Bước 1 : Khi xảy ra cháy
tiếp cận điểm cháy Dùng loa thông báo; cử người trực tiếp hướng dẫn
3 Gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số : 114
4 Trực tiếp cắt điện hoặc báo cho cơ quan điện lực để cắt điện khu vực bị cháy hoặc toàn bộ cơ sở khi cần thiết
5 Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập cháy
Trang 15QUY TRÌNH CHỮA CHÁY
Bước 2 : Nắm tình hình đám cháy
1 Áp dụng biện pháp cháy lan
2 Cử người đón xe chữa cháy, bảo vệ, cứu người cứu tài sản
3 Xác định chất cháy, diện tích đám cháy, khả năng phát triển đám cháy
Bước 3 : Tổ chức chữa cháy
1 Huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy nếu có
2 Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình địa vật để chữa cháy Bước 4 : Khi lực lượng cảnh sát PCCC tới :
1. Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy
2. Phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC để dập tắt đám cháy
Bước 5 : Bảo vệ hiện trường đám cháy
Bảo vệ hiện trường đám cháy phục vụ công tác khám nghiệm xác định nguyên nhân vụ cháy
Trang 16HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY
• 1.1 Bình chữa cháy CO 2
• a) Cấu tạo :
• b) Công dụng
• - Bình chữa cháy CO 2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2 -79 0c được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao.,sử dụng, thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
• - Bình CO 2 đạt hiệu rất cao khi chữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng ., hầm, các thiết bị điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.
• c) Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy
• Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (Tùy theo từng loại bình) Khí CO 2 ở nhiệt độ –79 0C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương pháp làm lạnh ) sau đó khí CO 2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ)
• d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO 2.
• - Không được phun khí CO 2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)
• - Bình chữa cháy CO 2 phải được đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng
• - Ba tháng kiểm tra lượng khí trong bình 1 lần bằng phương pháp cân.
Trang 17HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY
• 1.2 Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ
• d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản
• - Khi phun đứng xuôi theo chiều gió
• - Đặt bình ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng
• - Một tháng kiểm tra bình 1 lần nếu kim đồng hồ áp suất chỉ về vạch đỏ thì phải mang bình đi nạp lại.
Trang 18MỘT SỐ HÌNH ẢNH HUẤN LUYỆN VỚI CẢNH SÁT
PCCC
Trang 21SỬ DỤNG PHƯƠNG BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY
Trang 23HÌNH ẢNH TỔ CHỨC THOÁT NẠN