Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Các tỉnh còn nhiều hạn chế trong hoạt động này. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng vậy. Mời các bạn cùng tham gia nghiên cứu tài liệu của tôi. Trong quá trình nghiên cứu không tránh được hạn chế. Mong các bạn thông cảm nha
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I, tôi đã
thực hiện đề án “Đổi mới quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2015-2020” Trong quá trình
thực hiện đề án, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, côgiáo trong nhà trường, một số cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Qua cuốn đề án này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giámđốc Học viện Chính trị khu vực I, giáo viên chủ nhiệm lớp học, Phó Giáo sư.Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm, Phó Trưởng khoa Triết học (Học viện Chínhtrị khu vực I) - người trực tiếp hướng dẫn đề án tốt nghiệp đã quan tâm, giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua
Tôi cũng xin bầy tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban Tổ chức Tỉnh ủy HưngYên, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã quan tâm, tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian đi học Tôi xin chân thành cảm
ơn các quý cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnhHưng Yên (Phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng, UBND các huyện, thành phốcủa tỉnh Hưng Yên ) đã cung cấp các số liệu quí báu, động viên và tạo điềukiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình viết đề án Cảm ơn Ban cán sự lớp
và các anh, chị, em, bạn bè đồng nghiệp, gia đình và người thân đã động viên,tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
đề tài này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 26 tháng 5 năm 2015
Trang 2UBND TỈNH HƯNG YÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày 26 tháng 5 năm 2015
BẢN NHẬN XÉT
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Kính gửi: Học viện Chính trị khu vực I
Sau khi nghiên cứu Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của đồng chíNguyễn Đình Vương, Trưởng phòng Quản lý Chuyên ngành - Sở Khoa học vàCông nghệ tỉnh Hưng Yên, hiện đang học tập và nghiên cứu tại lớp cao cấp lýluận chính trị B5-14, Học viện Chính trị khu vực I Sở Khoa học và Công nghệtỉnh Hưng Yên có một số nhận xét như sau:
1 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề án
Trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước và của tỉnh Hưng Yên và tình hình thực tiễn của tỉnh, bằng những lýluận chặt chẽ, khoa học, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của tác giả, đề án
đã chỉ ra được những mặt hạn chế cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước vềkhoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-
2014, những hạn chế đó chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu lực, hiệu quả củahoạt động quản lý chưa cao, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và côngnghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chưa thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ theo quy định
Để hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyệntrên địa bàn tỉnh Hưng Yên được thực hiện một cách có hiệu quả, cần thiếtphải có những giải pháp cụ thể nhằm thay đổi cơ chế, nhân lực, tài chính, cơ
sở vật chất - kỹ thuật, của hoạt động quản lý
Trang 32 Mục tiêu của đề án
Đề án được xây dựng với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể rất rõ ràng
và có tính khả thi cao là làm cho công tác quản lý nhà nước về KH&CN cấphuyện được đổi mới theo hướng cơ quan quản lý thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ quản lý KH&CN theo quy định
3 Nội dung và kết quả đạt được
Đề án đã chỉ ra được những nội dung cụ thể nhằm đổi mới, hoàn thiện,nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về khoa học vàcông nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020, đồngthời đưa ra các giải pháp rất khoa học và thực tiễn để hiện thực hóa các nộidung công việc của đề án Đề án cũng chỉ ra được trách nhiệm của các cấp,các ngành trong việc thực hiện đề án
4 Hiệu quả và khả năng áp dụng vào thực tiễn
Đề án mang tính thực tiễn cao, đưa ra được các giải pháp rất khoa học
và khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước vềkhoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-
2014 Khi đề án được áp dụng vào thực tế tỉnh Hưng Yên sẽ góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trênđịa bàn tỉnh phát triển, phát huy vị trí, vai trò là động lực thúc đẩy kinh tế - xãhội của tỉnh phát triển, đạt mục tiêu theo Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh Hưng Yên lần thứ XVII đề ra là đưa Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh côngnghiệp trước năm 2020
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH: Công nghiệp hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
HĐH: Hiện đại hóa
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
KH&CN: Khoa học và Công nghệ
TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân.
Trang 5MỤC LỤC
Trang.46
Trang 6A MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu,khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp chủ yếu vàquan trọng Đảng, Nhà nước cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt độngkhoa học công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệttrong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ toàn cầu, xóa bỏmọi rào cản kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, địa lý
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội đã khẳng định: Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc pháttriển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng caonăng suất chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nềnkinh tế Phát triển KH&CN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện củatỉnh Hưng Yên đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần thúc đẩy việcứng dụng, chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế, bất cập: thiếu nhân sự, cơ sở vậtchất - kỹ thuật, cơ chế chính sách, tài chính chưa phù hợp, công tác này chủyếu do các ngành chuyên môn của tỉnh và Sở KH&CN thực hiện, điều đókhông tránh khỏi có các khoảng trống lớn trong quản lý nhà nước vềKH&CN cấp huyện Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 15/3/2013của Tỉnh ủy Hưng Yên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, xác định nhiệm vụ:“Tiếp tục đổi mới hoàn
Trang 7thiện hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN”.
Với vai trò là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về KH&CN trênđịa bàn tỉnh, Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên có nhiệm vụ hướng dẫn chuyên mônđối với hoạt động quản lý cấp huyện, đồng thời với vị trí công tác là lãnh đạophòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu với Giám đốc Sở trong quản lý nhà
nước về KH&CN, tôi lựa chọn vấn đề:“Đổi mới quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2015 - 2020” làm đề án tốt nghiệp hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tập trung với
mong muốn việc quản lý nhà nước về khoa học công nghệ cấp huyện sẽ đượcthực hiện tốt hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh đến năm 2020
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung: Công tác quản lý nhà nước về khoa học và côngnghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2015 - 2020 sẽ đượcđổi mới theo hướng tốt hơn, đảm bảo thực hiện đúng, đủ chức năng nhiệm vụquản lý khoa học và công nghệ theo thẩm quyền của cấp huyện, góp phần thựchiện thắng lợi mục tiêu đưa Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trướcnăm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Tỉnh đảng bộ lần thứ XVII đề ra
Trang 8phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các vụ vi phạm về tiêu chuẩn đolường chất lượng, sở hữu công nghiệp, an toàn bức xạ,
- Mỗi huyện, thành phố xây dựng được ít nhất 10 mô hình ứng dụng tiến
bộ kĩ thuật vào sản xuất, đời sống Tổ chức được ít nhất 500 lớp đào tạo, tậphuấn về KH&CN
3 Giới hạn của đề án
- Đối tượng: Hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm từ việc hình thành bộ máyquản lý, đến xây dựng và vận hành cơ chế, chính sách, khung pháp luật cũngnhư việc thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm soát hoạt động KH & CN
- Không gian: Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian: Thực hiện trong giai đoạn 2015-2020.
Trang 9- Khái niệm khoa học
Điều 3, Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2013) nêu rõ: Khoa học là hệthống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy
Có rất nhiều cách phân loại khoa học Theo Luật KH & CN thì có nhiềucách để tiếp cận việc phân chia khoa học, phổ biến nhất là hai cách sau đây:
Một là, tiếp cận đối tượng Theo cách này, khoa học gồm 2 loại:
Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong
tự nhiên, phát hiện các quy luật, xác định các phương thức chinh phục và cảitạo nó
Khoa học xã hội: Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vậnđộng, phát triển của xã hội, làm cơ sở để thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triểnnhân tố con người
Hai là, tiếp cận từ cách thức tổ chức nghiên cứu khoa học Theo cách
phân chia này, khoa học gồm hai loại:
Khoa học cơ bản: Xác định những quy luật, phương hướng và phươngpháp để triển khai khoa học ứng dụng
Khoa học ứng dụng: Xác định những nguyên tắc, quy tắc và phươngpháp cụ thể để ứng dụng khoa học cơ bản vào hoạt động cải biến các đốitượng tự nhiên, xã hội và tư duy
- Khái niệm công nghệ
Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP), công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy
Trang 10-trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm kiếnthức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ,quản lý, thông tin.
Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sảnxuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà nó mở rộng khái niệm công nghệ
ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý Do vậy, nó được coi là một bước ngoặttrong lịch sử quan niệm về công nghệ
Điều 3, Luật KH&CN (năm 2013) đã ghi rõ: “Công nghệ là giải pháp,quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiệndùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”
Theo thống nhất của các Tổ chức Quốc tế về công nghiệp và theo Từđiển Bách khoa Việt Nam thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần:
Phần kỹ thuật: Phần cứng của công nghệ bao gồm máy móc, dụng cụ,
nhà xưởng…
Phần con người: Bao gồm kỹ năng tay nghề của đội ngũ nhân lực để
vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị
Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết
kỹ thuật
Phần tổ chức: Bao gồm các hoạt động về phân bổ nguồn lực, tạo lập
mạng lưới sản xuất, tuyển dụng và khuyến khích nhân lực…
- Hoạt động khoa học và công nghệ: theo Luật KH & CN (năm 2013)
thì hoạt động KH & CN gồm: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triểncông nghệ, dịch vụ KH & CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH & CN
Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng,
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm
Trang 11ứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản, nghiêncứu ứng dụng.
Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệmới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm: triển khai thực nghiệm vàsản xuất thử nghiệm
+ Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứukhoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới
+ Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả, triển khai thựcnghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sảnphẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống
Dịch vụ KH & CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyểngiao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổbiến, ứng dụng tri thức KH & CN vào thực tiễn
- Khái niệm quản lý
Hiện nay có nhiều định nghĩa về quản lý, để thống nhất chúng ta hiểu
quản lý theo định nghĩa sau: Quản lý là việc hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao, thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.
Từ định nghĩa trên, ta thấy rõ được quy trình quản lý, đó là một chuỗicác hoạt động có tác động qua lại với nhau: Tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát, lập
kế hoạch và ra quyết định
- Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng, là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lựcnhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp
Trang 12Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điềuhành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêuyêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nóichung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chấthành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ côngtác nội bộ của mình Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa vớikhái niệm quản lý hành chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước: là hoạt động thực thi quyền hành phápcủa Nhà nước tức là hoạt động chấp hành và điều hành
- Khái niệm quản lý nhà nước về KH&CN
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tổng thể về thể chế, pháp luật,quy tắc, tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước Theo nghĩa hẹp thì quản lýnhà nước (hay quản lý hành chính nhà nước) không bao gồm hoạt động lậppháp và tư pháp của Nhà nước, mà chỉ bao gồm hoạt động điều hành côngviệc hàng ngày của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước
Với cách hiểu như vậy, Quản lý hành chính nhà nước về KH&CN(thường được gọi là Quản lý nhà nước KH&CN, hay gọi tắt là quản lýKH&CN) là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nướcđiều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người tronglĩnh vực khoa học và công nghệ
- Khái niệm đổi mới: Là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; làcách tân; là sự thay đổi về bản chất của sự vật
Đổi mới quản lý nhà nước về KH&CN được hiểu theo nghĩa là làm cho hoạtđộng này ngày càng hoàn thiện, tiến bộ hơn, hiệu lực, hiệu quả của quản lýđược tăng cường
1.1.2 Quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta
Trang 13Việc quản lý KH&CN cấp huyện cũng bao gồm các nhân tố cơ bảncủa hệ thống quản lý trong đó chủ thể quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọngcủa mọi hoạt động quản lý và của mọi hệ thống quản lý.
Chủ thể quản lý của hoạt động quản lý KH&CN cấp huyện chính làcác cơ quan được giao nhiệm vụ thực thi quản lý khoa học và công nghệ trênđịa bàn huyện (UBND huyện, phòng chức năng) Ở tầm cao nhất là cácchủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam.Chính nó đã tạo ra cơ sở vững chắc cho việc tiến hành quản lý KH&CN cấphuyện Vấn đề ở chỗ các cấp quản lý trực tiếp đã làm gì để việc quản lý đivào nề nếp và có hiệu quả ngày càng cao
Do hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyệnchủ yếu là hoạt động hành pháp cho nên phạm vi nghiên cứu của đề án nàycũng chỉ giới hạn chủ yếu trong quản lý hành chính nhà nước về khoa học vàcông nghệ cấp huyện
- Đối tượng quản lý KH&CN cấp huyện ở nước ta
Đối tượng quản lý KH&CN ở huyện hiện nay là những tổ chức và
cá nhân được giao quản lý KH&CN cấp huyện, tiếp đến là tất cả các hoạtđộng KH&CN trên địa bàn huyện, bao gồm: Các nghiên cứu khoa học trêntất cả các lĩnh vực có thể; các hoạt động mua bán và chuyển giao côngnghệ; các hoạt động về TCĐLCL sản phẩm hàng hóa; các hoạt độngtuyên truyền về KH&CN trên tất cả các lĩnh vực ở huyện
- Mục tiêu của quản lý KH&CN: đảm bảo được tính hiệu lực, hiệu quả
của quản lý
Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa, phát triển bền vững của địa phương
Trang 14Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của các huyện,thành phố trong tỉnh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đảm bảoquốc phòng và an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ cấp huyện củatỉnh Hưng Yên đạt trình độ khá so với cả nước
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực của các huyện, thànhphố theo hướng hiện đại, bền vững Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêucủa Chương trình nông thôn mới tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- Công cụ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Công cụ chính sách pháp luật: Chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, các quy định của địa phương về khoa học và công nghệ
Công cụ tổ chức bộ máy: Hệ thống tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ sở vậtchất, kỹ thuật, phương tiện của các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học vàcông nghệ tại địa phương
Công cụ tài chính: Các nguồn lực tài chính của địa phương đầu tư chohoạt động KH&CN
Công cụ thông tin, thống kê, thanh tra: Công tác thanh tra, kiểm tra,thông tin, thống kê khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện, thành phố
- Nội dung quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện
Ngày 15/10/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ đã ban
hành Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT- BKHCN - BNV hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn vềkhoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (thay thếThông tư số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV), trong đó đã xác định 9 nhiệm
vụ quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, theo đó: Phòng Kinh tếhoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân cấp huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trang 15quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn theo quy định củapháp luật Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng chấp hành sự lãnhđạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạchcông chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chấphành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của SởKhoa học và Công nghệ Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng có 9nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1 Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạchdài hạn, 05 năm và hàng năm về khoa học và công nghệ trong kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn
2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hộiđồng tư vấn khoa học và công nghệ theo quy định của Luật khoa học và côngnghệ và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3 Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, kế hoạch về khoa học vàcông nghệ sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, thống kê, tuyêntruyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực khoa học vàcông nghệ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý khoa học và côngnghệ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
4 Quản lý, triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sửdụng ngân sách nhà nước cấp cơ sở; tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, côngnghệ; phát triển phong trào lao động sáng tạo; phổ biến, lựa chọn các kết quảnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện cácdịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn
Trang 165 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đolường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm vàhàng hoá trên địa bàn
6 Tổ chức kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hànhchính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãngphí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấphuyện
7 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổchức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn
8 Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, thực hiện chế độ chínhsách đối với công chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệ ở cấp huyệntheo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện
9 Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, thực hiện công tác báo cáođịnh kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ theo quyđịnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Khoa học và Công nghệ
- Quốc Hội: Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật Khoa học
và Công nghệ 2013;
Trang 17- Chính phủ: Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về đầu
tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị định số80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020; Quyếtđịnh 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;
- Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ: Thông tư Liên tịch số
29/2014/TTLT-BKHCN- BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dâncấp tỉnh, cấp huyện;
Nội dung của các văn bản trên tập trung hướng vào thực hiện nhiệm vụ:
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Các văn bản của Đảng bộ và UBND tỉnh Hưng Yên
- Tỉnh ủy Hưng Yên: Nghị quyết Tỉnh đảng bộ lần thứ XVII 2015); Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 15/3/2013 thực hiện Nghịquyết Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về pháttriển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 18(2011-trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế;
- UBND tỉnh Hưng Yên: Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 16/4/2009
về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SởKH&CN tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 11/3/2009của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Đề án “thu hút sinh viên đại học chính quy
về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn”; Các Kế hoạch Khoa học và
Công nghệ hàng năm của tỉnh;
Hướng tới nhiệm vụ:“Tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ”.
1.3 Cơ sở thực tiễn
KH & CN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân loạicũng như của mỗi quốc gia dân tộc KH & CN là một nguồn lực không thểthiếu được đối với quá trình CNH, HĐH để phát triển kinh tế - xã hội trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
ở nước ta hiện nay
Trong thực tiễn, từ kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố, như: HàNội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, đã có những chính sách KH&CN cấphuyện tương đối hiệu quả, là do: nhận thức đúng đắn vai trò của KH&CN trongquá trình CNH, HĐH của các cấp lãnh đạo là yếu tố mang tính quyết định cho
sự phát triển KH&CN, bố trí cán bộ chuyên trách cho hoạt động KH&CN cấphuyện, xây dựng kế hoạch KH&CN ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với nhữngchương trình tập trung và chính sách hỗ trợ là vô cùng quan trọng, đổi mớiquản lý theo hướng đưa nhanh ứng dụng KH & CN vào sản xuất và ứng dụngtrong cuộc sống, gắn khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thôngqua các mô hình liên kết giữa nhà khoa học với doanh nghiệp; ưu tiên đầu tư
Trang 19từ nguồn vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho pháttriển KH & CN.
Việc xây dựng mô hình quản lý KH&CN cấp huyện c ũn g đã đượcnghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn ở các mức độ khác nhau: Năm 2004, Vụ
Tổ chức và cán bộ - Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng đã có nghiên cứu:
“Mô hình Quản lý KH&CN cấp huyện”, với mục tiêu tìm các căn cứ khoahọc cho việc soạn thảo nghị định quy định về mô hình tổ chức quản lýKH&CN cấp huyện thống nhất toàn quốc Đặc biệt, một nghiên cứu điểnhình ở cấp nhà nước là đề tài: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tácquản lý KH&CN địa phương do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì vàGiáo sư-Tiến sĩ Đỗ Nguyên Phương làm chủ nhiệm đề tài - (từ 2003 - đến2006) trong đó nêu ra các kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả của công tác quản lý KH&CN ở các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương Trong nghiên cứu này đã đề cập đến việc quản lý khoahọc công nghệ cấp huyện Một nghiên cứu công phu và đã có các kết luận vàkiến nghị thuyết phục Các kết luận và kiến nghị của nghiên cứu, sau này,
đã được thể chế hóa một phần quan trọng trong Nghị định 14/2008/NĐ
-CP và Thông tư 05/2008/TTLT - BKHCN - BNV Ngày 17/9/2010, tại BạcLiêu, Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với UBND tỉnh đã tổ chức Hộithảo: Nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện Đã có nhận định:Các văn bản hướng dẫn về quản lý KH&CN cấp huyện còn nhiều bấtcập…
2.Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Tỉnh Hưng Yên có một thành phố và 9 huyện, 161 xã, phường, thị trấn,
838 thôn, làng; diện tích đất tự nhiên 926,03 km2; dân số gần 1,2 triệu người;khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 50% lao động trong lĩnh vực
Trang 20nông nghiệp Nguồn nhân lực của Hưng Yên khá dồi dào với dân số khoảng1,2 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.Năm 2014, tổng sản phẩm GDP của Hưng Yên tăng 7,25%; giá trị sản xuấtnông nghiệp, thủy sản tăng 1,82 %(trong đó nông nghiệp tăng 1,56%, thủysản tăng 4,55%) Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là gần 110 nghìn ha.Sản xuất nông nghiệp được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, ngân sáchtỉnh đã đầu tư hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong năm 2014 là gần 47 tỷ đồng.Năm 2014, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,45%; giá trị sản xuất thươngmại dịch vụ tăng 9,43%; GDP bình quân đầu người đạt 35,62 triệu đồng.Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ hộnghèo còn 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 52%.
Đơn vị hành chính của tỉnh Hưng Yên gồm thành phố Hưng Yên và 9huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, VănGiang, Văn Lâm, Yên Mỹ
Hưng Yên đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuầnnông sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, du lịch
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực khoahọc công nghệ, coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, như Nghịquyết Trung ương 2, khóa VI và các nội dung phát triển khoa học, công nghệtrong các nghị quyết Đại hội IX, X, XI, khoa học và công nghệ nước ta cónhững bước tiến đáng kể: thể chế ngày càng hoàn thiện hơn; nghiên cứu, ứngdụng khoa học, công nghệ có nhiều đóng góp quan trọng phục vụ công nghiệphóa, hiện đại hóa; hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ được đẩy mạnh
và ngày càng chủ động
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương VI (khóa XI), Tỉnh ủyHưng Yên đã ban hành Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày15/3/2013 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
Trang 21hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế Đây là cơ sở chính trị quan trọng, thuận lợi chohoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và của cấphuyện nói riêng Một số mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 là tỉnh sẽphát triển 15 đến 20 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có 2 đến 3 khucông nghiệp công nghệ cao, phát triển 4 đến 5 vùng sản xuất nông nghiệpcông nghệ cao với quy mô trên 50 ha, tổng mức đầu tư xã hội cho khoa họccông nghệ đạt 2% GDP.
Tỉnh đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút nhân tài vềcông tác, làm việc tại tỉnh, như: Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND ngày10/12/2012 “về việc thu hút bác sỹ, dược sỹ về tỉnh công tác”, Quyết định số03/2009/QĐ-UBND ngày 11/3/2009 ban hành Đề án “thu hút sinh viên đại họcchính quy về làm công chức dự bị tại xã, phường, thị trấn”, Quyết định số21/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ,công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích ưu đãitài năng đó là cơ sở pháp lý quan trọng để thu hút nguồn nhân lực khoa học vàcông nghệ chất lượng cao cho tỉnh Đẩy mạnh Chương trình nông thôn mớitrên địa bàn toàn tỉnh
Hàng năm, tỉnh đều dành một phần kinh phí sự nghiệp khoa học vàcông nghệ để hỗ trợ cấp huyện Sở Khoa học và Công nghệ thường xuyên tổchức đào tạo, tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn chuyênmôn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý khoa học công nghệ cấp huyện
Bên cạnh đó, Hưng Yên là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triểnkhoa học và công nghệ: nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, trong vùngkinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh Đây là điều kiện thuận lợi cho thị trường khoa học và công nghệ củatỉnh phát triển
Trang 22Hưng Yên là nơi có những thôn, làng cổ xưa, những cánh đồng lúa,những sản vật nổi tiếng như Nhãn lồng, tương Bần, có những làng nghềtruyền thống với nhiều sản phẩm độc đáo, tinh xảo, có những quần thể di tíchlịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử Phố Hiến với Đền Mẫu,Đền Trần, Chùa Chuông, các lễ hội Tiên Dung - Chử Đồng Tử, lễ hội đềnPhù Ủng Những đặc điểm này tạo điều kiện cho phát triển khoa học xã hội
và nhân văn, phát triển các tuyến, tour du lịch sinh thái, lịch sử
Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sống lớnchảy qua là: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc; cùng với hệ thống sông nộiđịa như sông Cửu An, sông Điện Biên, sông Kim Sơn là điều kiện thuận lợikhông chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần phát triển công nghiệp,sinh hoạt và giao thông đường thủy Đây là cơ sở thuận lợi cho việc xây dựngcác nhiệm vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi, môitrường sinh thái
Tỉnh có 3 khu công nghiệp lớn đã và đang thu hút ngày càng nhiều cácnhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư Tạo điều điện thuận lợi cho việchình thành và phát triển các khu khoa học công nghệ cao, phát triển khoa họcmôi trường, xã hội nhân văn, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao,sản xuất hàng hóa quy mô lớn
Trên địa bàn tỉnh, có 03 Trường đại học và hơn 10 trường cao đẳng,trung cấp, hàng năm đào tạo cho tỉnh và các tỉnh bạn một lực lượng lao độngtrình độ cao, các nhà khoa học giỏi Tỉnh cũng đang xây dựng, phát triển KhuĐại học Phố Hiến với diện tích 1.000 ha thuộc địa phận thành phố Hưng Yên
và huyện Tiên Lữ
Với nhiều thuận lợi như vậy, xong quản lý KH&CN của tỉnh, huyệnthời gian qua chưa thể hiện được vị trí, vai trò của mình Hạn chế này xuấtphát từ phía ngành KH&CN và các sở, ngành, địa phương Các bên liên quan
Trang 23chưa chủ động hợp tác, phối hợp xây dựng, triển khai những nhiệm vụ có tínhchiến lược, liên ngành, vùng, địa phương để tận dụng khai thác những tiềmnăng, lợi thế, làm cho KH&CN chưa thực sự là động lực thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra,hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với cấp huyện Tuy nhiên, Sở cũng gặpnhiều khó khăn, hạn chế, bất cập đối trong hoạt động này, như: chưa xây dựngđược các văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng,
Phó các đơn vị trực thuộc Sở; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý về lĩnh
vực khoa học và công nghệ của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầngthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; việc chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn chưathường xuyên, kịp thời, chất lượng không cao Do thiếu cơ chế phối hợp trongquản lý, biên chế phòng chuyên môn ít, cán bộ quản lý trẻ, năng lực, kỹ năng,kinh nghiệm thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, cơ sở vật chất còn bấtcập, chưa hoàn thiện được cơ cấu tổ chức theo hướng dẫn tại Thông tư số29/2014/TTLT-BKHCN-BNV, chưa thành lập phòng Quản lý KH&CN cơ sở
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua (giai đoạn từ 2010 đến 2014)
2.2.1 Về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, cơ chế quản lý KH&CN
- Về cơ cấu tổ chức quản lý KH&CN cấp huyện
Hiện nay, về cơ bản, 10/10 huyện, thành phố trong tỉnh đã dần hoànthiện, kiện toàn cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn tạiThông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ Khoa học vàCông nghệ và bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy bannhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015thay thế Thông tư số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV) Nhiệm vụ quản lý nhà
Trang 24nước về khoa học và công nghệ cấp huyện được giao cho Phòng Kinh tế (Kinh
tế và Hạ tầng)
Bên cạnh đó cấp huyện cũng thành lập Hội đồng Khoa học và Côngnghệ để tư vấn giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp về phương hướng,nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn; các biện pháp thúc đẩyứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống Hội đồng do đồng chí PhóChủ tịch UBND huyện, thành phố phụ trách lĩnh vực sản xuất làm chủ tịch,đồng chí Trưởng phòng Kinh tế hoặc Kinh tế và Hạ tầng làm phó chủ tịch,thành viên là lãnh đạo một số ngành, hội đoàn thể: kinh tế, nông nghiệp, đoànthanh niên, nông dân, phụ nữ Với cơ chế kiêm nhiệm, nên hiệu quả hoạt độngcủa Hội đồng chưa cao, thành viên của Hội đồng thường bị thay đổi, do luânchuyển công tác Cơ cấu tổ chức của Hội đồng chưa hợp lý, thừa lĩnh vực này,thiếu lĩnh vực khác, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn sâu
về hoạt động khoa học và công nghệ Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với
ủy viên Hội đồng khoa học chưa rõ ràng (Hưng Yên là một trong số ít tỉnh đãlinh động hỗ trợ phụ cấp cho ủy viên Hội đồng KH&CN cấp huyện)
- Về đội ngũ quản lý KH&CN cấp huyện ở Hưng Yên
Phòng Kinh tế (Kinh tế và Hạ tầng) ở các huyện, thành phố có biên chế
từ 7-11 người, trình độ chuyên môn chủ yếu thuộc các nhóm ngành kinh tế, kỹthuật, rất ít lĩnh vực nông nghiệp, xã hội nhân văn Phòng đã bố trí đồng chíphó Trưởng phòng và một đồng chí chuyên viên quản lý lĩnh vực khoa học vàcông nghệ Tuy nhiên, chỉ mang tính kiêm nhiệm, nhiệm vụ chính lại là quản lýnhững lĩnh vực khác: giao thông, xây dựng, kinh tế, (Khi triển khai xây dựng
đề án vị trí việc làm và khi tuyển dụng công chức có chức danh chuyên viênquản lý lĩnh vực khoa học và công nghệ)
Bên cạnh đó, về trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm công táccủa cán bộ quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện cũng chưa phù hợp, chưa
Trang 25đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý, có địa phương bố trí đồng chí mớiđược tuyển dụng vào vị trí này Cán bộ của phòng Kinh tế (Kinh tế và Hạ tầng)chủ yếu có chuyên môn về kinh tế, giao thông, xây dựng tuy nhiên hoạt độngkhoa học và công nghệ của địa phương lại chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp,
cụ thể như các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi, Kim Động, Khoái Châu,
- Về điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài chính cho KH&CN cấp huyện
+ Điều kiện cơ sở vật chất cho quản lý KH&CN cấp huyện
Trong hướng dẫn của Thông tư 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV trước đây vàThông tư 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV hiện nay, cấp huyện có nhiệm vụ quản lýhoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo pháp luật Đểlàm được việc này, phòng chuyên môn cấp huyện ít nhất cũng phải có một sốtrang thiết bị kỹ thuật tối thiểu: Quả cân, đồng hồ áp suất, huyết áp kế, điện tim,…
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý
+ Nguồn tài chính cho KH&CN cấp huyện
Một trong các nguồn lực có tác động mạnh tới công tác quản lý đó lànguồn lực tài chính, bao gồm nguồn kinh phí từ nhà nước; nguồn tự tạo;nguồn của các đối tượng quản lý (các doanh nghiệp, người buôn bán, chuyểngiao KH&CN) và các nguồn khác Hiện tại, cấp huyện của tỉnh Hưng Yênchưa bố trí kinh phí từ ngân sách cho tổ chức các hoạt động KH&CN, ngoàiviệc trả lương cho cán bộ kiêm nhiệm về quản lý KH&CN Trên thực tế,
có các nguồn kinh phí khác cho KH&CN, tuy nhiên huyện không nắmđược trực tiếp nguồn này, vì vậy không thể báo cáo được (khuyến nông,khuyến ngư, y tế, giáo dục, do sở, ngành tỉnh cấp, từ tài trợ của các tổ chức,
cá nhân) Nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnhcấp hỗ trợ cho KH&CN cấp huyện hiện nay đang được đầu tư trực tiếp quacác đề tài, dự án do các tổ chức, cá nhân chủ trì và thực hiện trên địa bàn
Trang 26hoặc hỗ trợ hoạt động xây dựng mô hình, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩthuật vào sản xuất và đời sống (bình quân khoảng 100 triệu đồng/huyện/năm).
Rõ ràng hiện chưa có một quy định về chế độ báo cáo nguồn lực tài chínhcho các hoạt động KH&CN trên địa bàn huyện vì vậy không đủ thông tincho việc đánh giá tiềm lực KH&CN của huyện, do đó dẫn đến việc có cácquyết sách không đủ mạnh về hoạt động này là một điều khó tránh khỏi
Phòng Kinh tế (Kinh tế và Hạ tầng) chưa chủ động tham mưu, đề xuấtvới UBND cùng cấp khi xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, cần ghi rõmột khoản chi dành riêng cho hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện dẫnđến khó khăn, lúng túng về nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học và côngnghệ cấp huyện Đồng thời chưa xã hội hóa được hoạt động nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ cấp huyện
- Về cơ chế chính sách và môi trường cho hoạt động quản lý KH & CN cấp huyện
Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên, là cơ quan quản lý về KH&CN cấp tỉnh,
đã tham mưu với tỉnh về việc tăng cường quản lý KH&CN cấp huyện: Nhưviệc đề xuất kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Khoa học vàCông nghệ cấp huyện, Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ cáchuyện, thành phố; chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạtầng trong các cuộc thanh tra, kiểm tra về hoạt động khoa học và công nghệtrên địa bàn các huyện, thành phố qua đó giúp nâng cao trình độ cán bộ quản
lý cấp huyện,
Tuy nhiên, hiện đang thiếu quy định có tính pháp lý của tỉnh về cơ chếphối hợp, quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về KH&CN giữacác cấp trong tỉnh: cấp tỉnh (Sở KH&CN, các sở, ngành liên quan), cấp huyện(UBND và các phòng, ban liên quan) và UBND cấp xã Do vậy, mối quan hệgiữa Sở Khoa học và Công nghệ với các phòng chuyên môn cấp huyện chưa