1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân biệt hợp đồng phụ với phụ lục hợp đồng

11 5,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 25,36 KB

Nội dung

Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.. Trường hợp các bên chấ

Trang 1

Phân biệt hợp đồng phụ với phụ lục hợp đồng Xây dựng và phân tích tình huống để minh họa

A. MỞ BÀI

Bộ luật dân sự 2015 có nhiều khái niệm có thể gây nhầm lẫn Riêng phần hợp đồng, các quy định khá chung chung của pháp luật cũng gây ra nhiều bất lợi trong quá trình áp dụng Trong đó, tồn tại hai khái niệm khiến nhiều trường hợp

áp dụng không đúng, đó là phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ Để làm rõ hơn hai khái niệm này cũng như phân biệt được nó, em xin chọn đề: “Phân biệt hợp đồng phụ với phụ lục hợp đồng Xây dựng và phân tích tình huống để minh họa.” Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô có góp ý để em hoàn thiện hơn

B. NỘI DUNG

I. PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG PHỤ

1. Phụ luc hợp đồng

Điều 403, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

“1, Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng

2 Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”

Theo quy định trên ta có thể nhận thấy phụ lục hợp đồng là phần quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, vì vậy nó là một bộ phận của hợp đồng Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực cùng với hiệu lực của hợp đồng Bản phụ lục của hợp đồng được xây dựng kèm theo hợp đồng, nên nó không thể áp dụng

Trang 2

riêng rẽ mà luôn luôn phụ thuộc và thực hiện cùng với việc thực hiện hợp đồng, nên nội dung phụ lục của hợp đồng phải phù hợp với nội dung của hợp đồng Các bên tham gia ký kết hợp đồng không những chỉ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký kết, mà còn phải thực hiện đúng các nội dung được thể hiện trong bản phụ lục của hợp đồng

Khi tham gia ký kết hợp đồng, nếu phụ lục của hợp đồng được xây dựng cùng với quá trình thảo luận ký kết hợp đồng thì ít trường hợp phụ lục của hợp đồng lại trái với nội dung của hợp đồng Nhưng trong trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng mà trong quá trình thực hiện hợp đồng có một số điều khoản chưa được rõ ràng hoặc có những vấn đề phát sinh cần được giải thích hoặc được thể hiện rõ hơn, các bên tham gia ký kết hợp đồng mới cùng nhau thảo luận và lập một bản phụ lục của hợp đồng Trong trường hợp phụ lục của hợp đồng có nội dung trái với hợp đồng thì các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ phải lập một bản hợp đồng mới sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã lập trước đó, trừ trường hợp các bên đều biết và không có ý kiến

2 Hợp đồng phụ

Trong phân loại hợp đồng, dựa vào đọ phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực của hợp đồng người ta phân chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ

“Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.”

Trước hết, hợp đồng phụ muốn có hiệu lực phải đáp ứng dủ các điều kiện

về chủ thể, nội dung, hình thức…Nhưng vì hiệu lực hợp đồng phụ phụ thuộc vào hợp đồng chính nên nếu hợp đồng chính vô hiệu, hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu theo

II. TÌNH HUỐNG

Ngày 20/11/2015, anh Nguyễn Hoàng Nam kí kết với chị Lê Thị An một hợp đồng vay 100 triệu, lãi suất 0.3%/ tháng, trong thời hạn một năm nếu không

Trang 3

có thỏa thuận khác Các khoản tiền cho vay được chia làm nhiều đợt Kèm theo hợp đồng, là phụ lục ghi nhận như sau:

- Một năm là khoảng thời gian từ 20/11/2015 đến 20/11/2016

- Thời gian nhận tiền và số tiền nhận được ghi nhận như sau:

Trong hợp đồng quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên Đồng thời, anh Nam thế chấp cho chị An mảnh đất trị giá 300 triệu đồng để bảo đảm cho hợp đồng vay này

Các trường hợp giả định sẽ được nêu trong từng mục của bài

III. PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG PHỤ VÀ PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG PHÂN TÍCH

TÌNH HUỐNG ĐỂ MINH HỌA

1. Bản chất

Xét về bản chất, phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ hoàn toàn khác nhau

Phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng, trong khi hợp đồng phụ là một loại hợp đồng

Như đã nêu trên, phụ lục hợp đồng được kèm theo hợp đồng để giải thích chi tiết một số điều khoản hợp đồng Phụ lục hợp đồng chỉ phát sinh khi có hợp đồng và chỉ có ý nghĩa nếu gắn với một hợp đồng cụ thể Khi tách biệt, phụ lục hợp đồng không có giá trị vì nội dung của nó mặc dù là thỏa thuận nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nếu không gắn với hợp đồng “gốc”

Trong tình huống đề bài nêu, phụ lục hợp đồng A1 giải thích cho điều khoản “số tiền nhập chia làm nhiều đợt” trong hợp đồng vay của anh Nam và chị

An Phụ lục này buộc phải đi kèm với hợp đồng vay, Nếu không có hợp đồng

Trang 4

vay làm cơ sở, chỉ căn cứ vào phụ lục hợp đồng sẽ không thể hiểu được thời gian và khoản tiền này là chị An giao cho anh Nam theo mục đích gì

Trong khi đó, hợp đồng phụ là một trong số các loại hợp đồng Hợp đồng phụ bản chất của nó vẫn là các thỏa thuận mà theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên có thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt Hợp đồng phụ thường là hợp đồng đảm bảo, tức là hợp đồng được hình thành trong đó nội dung của nó là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự Hợp đồng phụ có thể được giao kết hoặc không, phụ thuộc vào ý chí của các bên và nếu tách khỏi hợp đồng chính, hợp đồng phụ trong trường hợp một bên đã thực hiện nghĩa vụ của mình

Trong tình huống đưa ra, có thể thấy giữa anh Nam và chị An đã giao kết hợp đồng thế chấp mảnh đất của anh Nam trị giá 300 triệu để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ Trong trường hợp anh Nam đã lấy tiền đợt 1 ( ngày 20/11/2015) – 30 triệu đồng, nhưng sau đó, anh không muốn vay của chị An nữa, anh Nam tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng Lúc này, mảnh đất của anh Nam vẫn là tài sản bảo đảm cho đến hạn trả tiền hoặc đến lúc anh Nam trả tiền cho chị trong trường hợp anh Nam trả tiền trước thời hạn Sau thời hạn, nếu anh Nam không trả tiền, chị An hoàn toàn có quyền xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật dù hợp đồng đã chấm dứt từ lâu

Như vậy, có thể thấy được, về bản chất phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ hoàn toàn khác nhau Người ta có thể thực hiện hợp đồng phụ một các tương đối độc lập nhưng không thể thực hiện phụ lục hợp đồng mà không căn cứ vào hợp đồng

2. Căn cứ phát sinh

Phụ lục hợp đồng phát sinh từ một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng Như trong định nghĩa, phụ lục hợp đồng kèm theo hợp đồng để giải thích chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng Như vậy, nếu hợp đồng có điều khoản không rõ ràng hoặc dễ gây hiểu nhầm cần được giải thích bằng văn bản

Trang 5

mới xuất hiện phụ lục hợp đồng Nếu các bên có thể tự hiểu các điều khoản và

tự ngầm thống nhất với nhau thì phụ lục hợp đồng là không cần thiết, có thể không phát sinh

Nếu anh Nam và chị An tự mặc định với nhau rằng khoảng thời gian một năm là từ 20/11/2015 đến 20/11/ 2016 hoặc là 360 ngày kể từ 20/11/2015 thì không cần phải lập thêm phụ lục hợp đồng để giải thích Như vậy, phụ lục hợp đồng được lập dựa trên điều khoản về thời gian và các đợt lấy tiền để hình thành

Còn hợp đồng phụ có căn cứ phát sinh là hợp đồng chính Nó không phát sinh từ một hoặc một vài điều khoản hợp đồng mà phát sinh từ nội dung của hợp đồng chính, để đảm bảo nội dung hợp đồng được thực hiện hoặc để bổ sung điều khoản có ảnh hưởng đến nội dung, mục đích của hợp đồng Như hợp đồng thế chấp của anh Nam và chị An không phát sinh từ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng vay mà phát sinh từ mục đích đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của anh Nam

Như vậy, về căn cứ phát sinh, phụ lục hợp đồng phát sinh từ điều khoản còn hợp đồng phụ phát sinh từ nội dung, mục đích chính của hợp đồng chính Chính điều này làm dẫn đến nội dung của hai loại này hoàn toàn khác nhau

3. Nội dung

Xét về nội dung, phụ lục hợp đồng giải thích nội dung điều khoản hợp đồng một cách chi tiết

Khoản 1 điều 404, bộ Luật dân sự 2015 quy định:

“Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản

đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.”

Trang 6

Như vậy, phụ lục hợp đồng dựa vào ý chí các bên trong cả quá trình để ghi nhận sự giải thích các điều khoản đó Ngoài giải thích các điều khoản, phụ lục còn ghi nhận một vài sửa đổi các điều khoản của hợp đồng Các bên có thể thông qua phụ lục hợp đồng, quy định sự thay đổi trong hợp đồng nhưng những

sự thay đổi đó thường không có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng Anh Nam và chị An cũng đã đề ra phụ lục để gia hạn thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả tiền Trong trường hợp này, thời gian thực hiện nghĩa vụ thay đổi nhưng nói không làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến mức phải lập một bản hợp đồng phụ để bổ sung hay sửa đồi nội dung hợp đồng vay

Trong khi đó, nếu anh Nam muốn vay thêm của chị An 500 triệu so với ban đầu, tức số tiền vay lên đến 150 triệu thì điều này không thể ghi nhận trong phụ lục hợp đồng, mà nó buộc phải lập thành một hợp đồng phụ hoặc một hợp đồng vay khác

Nội dung của hợp đồng phụ chính là nội dung của hợp đồng được ghi nhận tại điều 398, Bộ luật dân sự 2015:

“1 Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng

2 Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Trang 7

Các điều khoản trong hợp đồng phụ cũng được chia thành điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều khoản tùy nghi

Nội dung của hợp đồng phụ do các bên thỏa thuận, có thể gần như độc lập với nội dung hợp đồng chính

Nội dung của hợp đồng thế chấp do anh Nam và chị An tự nguyện thỏa thuận Trong đó chứa đựng các điều khoản cơ bản về chủ thể, nội dung, đối tượng…

Như vậy, xét về nội dung, phụ lục hợp đồng giả thích điều khoản hợp đồng còn hợp đồng phụ đưa ra các điều khoản tạo nên một hợp đồng mới có mối quan

hệ về hiệu lực với hợp đồng chính

4. Hiệu lực

Theo quy định của bộ luật dân sư 2015:

“Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng” Điều đó có nghĩa là về mặt pháp lý, phụ lục hợp đồng và hợp đồng ngang hàng với nhau Tuy nhiên, như đã nói, phụ lục hợp đồng với mục đích là giải thích điều khoản của hợp đồng, nên khi hợp đồng hết hiệu lực hoặc bị tuyên vô hiệu thì hiển nhân phụ lục hợp đồng cũng không còn

Giả sử, chị An và anh Nam sau khi giao kết hợp đồng và nảy sinh mâu thuẫn Chị An không cho anh Nam vay tiền nữa, đơn phương chấm dứt hợp đồng Lúc này, ngoài hợp đồng chính vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng vô hiệu Bởi nếu không cho anh Nam vay thì giải thích điều khoản về thời gian, về các giai đoạn nhận tiền cũng không còn ý nghĩa Tuy nhiên, nếu sau đợt nhận tiền thứ nhất, chị An mới đơn phương chấm dứt hợp đồng thì một phần phụ lục hợp đồng tương ứng vẫn có hiệu lực

Hợp đồng phụ cũng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ

Trang 8

Khoản 2 điều 407 quy định:

“Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Như vậy, rõ ràng có 2 ngoại lệ được ghi nhận: thứ nhất là thỏa thuận của các bên và thứ hai là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Pháp luật dân sự tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, chính vì vậy, khi các bên thỏa thuận về việc hợp đồng phụ thay thế hợp đồng chính thì hợp đồng phụ không vô hiệu khi hợp đồng chính vô hiệu Ngoài ra, đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ, không áp dụng điều luật này, Nghĩa là kể cả hợp đồng chính chấm dứt, nhưng nếu một phần nghĩa vụ của bên được đảm bảo đã thực hiện, thì hợp đồng phụ vẫn không mất hiệu lực dù hợp đồng chính đã chấm dứt

Trong trường hợp anh Nam dù chỉ nhận một trong ba đợt nhận tiền thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực Và nếu anh Nam không trả tiền đúng thời hạn, thì tài sản bảo đảm là mảnh đất sẽ được xử lí theo đúng quy định pháp luật

5. Điều kiện có hiệu lực của phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ

Phụ lục hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các điều khoản giải thích không trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng, tức là phải phù hợp với ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng Quan trọng nhất của phụ lục hợp đồng chính là làm sáng tỏ ý chí của các chủ thể trong các điều khoản quy định không rõ ràng Nếu mục đích này không đạt được thì tất nhiên phụ lục hợp đồng cũng không có giá trị

Giả sử, trong phụ lục hợp đồng giải thích một năm là khoảng thời gian từ 20/11/2015 đến 20/11/2017 Như vậy, thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã kéo dài thêm một năm so với ý chí của hai bên Như vậy, điều khoản này của phụ lục hợp đồng sẽ bị vô hiệu

Trang 9

Tuy nhiên, “nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.” Như vậy, sự nhất trí của hai bên là một điều kiện khác để phụ lục hợp đồng có hiệu lực Điều này không khó giải thích Khi có sự đồng ý của các bên, tức là có sự thống nhất ý chí của các bên Lúc này, coi như các bên ngầm thỏa thuận điều khoản được sửa đổi

Cũng trong trường hợp giải sử trên, nếu anh Nam và chị An đều chấp nhận việc giải thích khoảng thời gian trên thì coi như hợp đồng được sửa thời hạn thanh toán thành 2 năm kể từ ngày 20/11/2015

Còn đối với hợp đồng phụ, chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện ở điều 117 và không thuộc các trường hợp ở các điều 123 đến 129 Bộ luật dân sự Điều 117 quy định các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực:

“a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự trong trường hợp luật có quy định.”

Trong trường hợp này, anh Nam và chị An đủ năng lực hành hi và năng lực pháp luật dân sự để giao kết hợp đồng Thứ hai, hai người hoàn toàn tự do về ý chí và hành động khi giao kết hợp đồng Mục đích của giao dịch dân sự là thế chấp mảnh đất để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền của anh Nam, điều này hoàn toàn hợp pháp Đồng thời, hợp đồng thế chấp này hoàn toàn không rơi vào các điều

từ 124 đến 129 Như vậy, hợp đồng phụ này hoàn toàn đủ điều kiện để có hiệu lực

Trang 10

Như vậy, trên đây là một vài điểm khác biệt giữa phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ Có thể thấy, từ bản chất đến các đặc điểm khác đều có sự khác biệt rất

rõ ràng

6. Hình thức

Pháp luật không hề có quy định về hình thức của phụ lục hợp đồng, chính

vì vậy, phụ lục hợp đồng chỉ có thể được trình bày dưới dạng văn bản

Ngược lại, vì bản chất của hợp đồng phụ là hợp đồng nên theo quy định của pháp luật, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng, bằng hành động hoặc bằng văn bản

Điều này được quy định chi tiết tại điều 119, Bộ luật dân sự 2015:

“1 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp

dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

C. KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua việc phân tích tình huống có thể thấy phân biệt được phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ Phân biệt hai khái niệm có ý nghĩa trong việc xác định hiệu lực hợp đồng cũng như một số khía cạnh pháp lý khác Trong thực tế, không ít trường hợp người ta nhầm lẫn giữ hai khái niệm này dẫn đến những hậu quả pháp lý không ngờ Hi vọng bài làm đã đáp ứng được những phân biệt cơ bản và có thể làm cơ sở để giảm bớt sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm tưởng chừng giống mà thực chất lại khác nhau này

Ngày đăng: 03/08/2017, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w