Để trở thành một người thuỷ thủ lành nghề thì môn Thuỷ Nghiệp Cơ Bản là một môn học không thể thiếu được. Đây là một môn học có tính chất ngành nghề đầu tiên mà sinh viên được tiếp cận. Những nội dung mà môn học này cung cấp chính là những công việc mà một thuỷ thủ phải làm khi bước chân xuống tàu. Những công việc này chiếm hầu hết công việc của một thuỷ thủ và nó đi theo suốt cuộc đời của người hải hành.Thuỷ nghiệp cơ bản là môn học có tính chất thực hành thuần tuý nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về ngành nghề để khi kết thúc khoá học sinh viên có những cơ sở lý thuyết chắc chắn về những công việc trên tàu. Môn này giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi bước chân xuống tàu mà cảm thấy thích thú hơn và cảm thấy yêu nghề hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho thuỷ thủ trưởng hay sỹ quan hàng hải cách tổ chức, phương pháp sử dụng và bảo quản các trang thiết bị trên boong
Trang 1Thuỷ nghiệp cơ bản là môn học có tính chất thực hành thuần tuý nhằm trang bịcho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về ngành nghề để khi kết thúc khoá họcsinh viên có những cơ sở lý thuyết chắc chắn về những công việc trên tàu Môn nàygiúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi bước chân xuống tàu mà cảm thấy thích thú hơn vàcảm thấy yêu nghề hơn Ngoài ra, nó còn giúp cho thuỷ thủ trưởng hay sỹ quan hànghải cách tổ chức, phương pháp sử dụng và bảo quản các trang thiết bị trên boong:phương pháp gỏ gĩ, sơn phết, đóng mở nắp hầm hàng… đồng thời cũng tiện cho việckiểm tra, nhắc nhở đôn đốc thuỷ thủ trong công việc.
Để học tốt môn học này, sinh viên phải cố gắng thực hành thường xuyên, tậndụng tất cả những gì có được trong phòng thực hành để học tập Tham khảo nhữngtài liệu liên quan tới môn học Phải chú ý học từ những nút dây thông dụng cho đếnviệc đấu dây, chầu cáp, từ việc vệ sinh tàu cho đến việc bảo quản, bảo dưỡng vỏtàu… Chỉ có nắm vững lý thuyết kết hợp với thực hành thì khi bước chân xuống tàukhai thác, sản xuất mới khỏi bỡ ngỡ, vận dụng được những gì mình học vào trongcông việc, tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra
Sinh viên nên tham khảo thêm:
- Công Tác Thuỷ Thủ
- Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Hàng Hải
- Hướng Dẫn Làm Dây Trên Tàu Biển
- Người Thuỷ Thủ Lành Nghề
- Luật Tín Hiệu Quốc Tế
Trang 2Chương I
CÔNG TÁC DÂY NÚT
§ 1 CÁC LOẠI DÂY, ĐẶC TÍNH CẤU TẠO
Trên một con tàu, việc trang bị dây các loại là rất cần thiết không thể thiếu được
để phục vụ cho các công việc như buộc tàu, trang bị cho xuồng cứu sinh, dây cờ,chằng buộc bạt phủ nắp hầm kể cả việc gia cố các thiết bị trên boong cũng như cácthiết bị khác Việc trang bị dây phải căn cứ vào kích thước, nhiệm vụ của tàu, phảitrang bị đủ số lượng, đúng chất lượng theo quy định của cơ quan Đăng kiểm và phảiluôn có một lượng dự trữ tối thiểu ở trong kho để tiện việc thay thế
Dây dùng trên tàu có thể có nhiều loại, nếu phân theo thành phần cấu tạo chính tacó: dây thực vật, dây tổng hợp, dây cáp, dây hỗn hợp Nếu phân theo kích cỡ củadây ta có: dây cỡ đại ( ), dây cỡ trung ( ), dây cỡ tiểu ( ) Khi chọn dây để sửdụng ta cần lưu ý các đặc tính cơ bản của dây Các đặc tính cơ bản của dây là:
Sức kéo đứt: là sức kéo nhỏ nhất làm dây đứt
Sức kéo làm việc: là sức kéo lớn nhất dây phải chịu trong qúa trình làm việclâu dài mà không bị đứt, không bị biến dạng, chất lượng của dây không thayđổi Sức kéo làm việc bằng khoảng 1/6 sức kéo đứt
Tính dẻo: là khả năng uốn cong của dây mà không bị hư hại, cấu trúc bêntrong không bị hư hỏng và không làm giảm độ chắc của dây
Tính đàn hồi: là khi có lực kéo làm dây dãn ra, khi không có sức kéo dây colại về độ dãn ban đầu
1 Dây thực vật:
Được bện từ các sợi xenlulô của các cây gai, lanh, chuối rừng, sơ qủa dừa…Người ta bện những sợi xenlulô từ trái sang phải tạo thành dảnh; từ các dảnh, bện từphải sang trái tạo thành tau; từ các tau, bện từ trái sang phải tạo thành dây và người
ta gọi đây là dây chiều phải Mỗi dây có từ 3-4 tau (loại 4 tau thường có lõi ở giữa),các tau quấn xung quanh lõi, lõi có tác dụng làm cho dây bện được đều và để lấpchỗ trống giữa các tau với nhau Dây 4 tau yếu hơn dây 3 tau có cùng kích cỡkhoảng 20% Dây 4 tau chỉ dùng vào những chỗ yêu cầu có bề mặt nhẵn, không gồghề Dây 4 tau dẻo hơn dây 3 tau Trong thực tế trên tàu sử dụng dây 3 tau chiềuphải nhiều nhất Nó có độ lớn từ 4mm đến 350mm
Các loại dây thực vật thường sử dụng trên tàu là:
a Dây Manila: Được bện từ sợi chuối Manila, có màu vàng nâu óng ánh, nhẹ,
nổi trên mặt nước tốt, tính đàn hồi lớn đạt tối đa 15-20%, đặc biệt khi bị ướt lạinhanh khô nên mùa lạnh không bị cứng
Trang 3b Dây gai: được bện từ sợi cây Lanh hay Gai Dây gai chịu được sức kéo tốt,
có thể được ngâm dầu hay không ngâm dầu Dây gai ngâm dầu sức kéo đứt giảm từ10-25% nhưng độ bền tăng lên vì hầu như không bị ẩm mục Dây gai không ngâmdầu dễ bị ẩm, ngấm nước -> mục nát, khi bị ướt sẽ co ngắn lại và độ bền giảm 30%.Nếu chạy tàu ở vĩ độ cao, dây ẩm ướt dễ bị cứng, dòn và dễ gãy
c Dây dứa: làm bằng tơ Dứa dại, có màu vàng nhạt hay trắng bóng, so với
dây manila thì yếu hơn và kém đàn hồi hơn, dễ bị ẩm, dễ bị cứng, dòn và gãy vàomùa đông
d Dây dừa: làm từ sợi vỏ qủa dừa, có tính nổi tốt, nhẹ và rất đàn hồi Trước
khi bị kéo đứt nó có thể dài thêm 30-35% so với độ dài ban đầu, độ chắc của nó chỉbằng ¼ so với dây gai cùng loại Dây này ít được dùng trên tàu biển
2 Dây tổng hợp:
Dây được chế tạo từ sợi polyme Cách tết cũng giống dây thực vật Nhưng saukhi bện dây người ta cho xử lý nhiệt trong các máy đặc biệt, sau khi qua máy sợipolyme sẽ có dạng xoắn cố định Do đó dây có hình dạng cố định không bị xổ.Dây tổng hợp có đặc điểm chung như: chắc chắn, nhẹ, đàn hồi, không sợ axítloãng và kiềm, không sợ dầu mỏ và muối tác dụng, không bị mốc, mục và bị cácsinh vật hay thực vật biển tác dụng do đó giảm nhẹ được công tác bảo quản Đồngthời từng loại dây cụ thể có những đặc điểm riêng, có loại chìm trong nước, hút ẩm;
có loại hoàn toàn không hút ẩm, nổi hoàn toàn trên mặt nước; có loại không bị ánhnắng mặt trời làm thoái hóa
Nhược điểm của dây: khi làm việc do ma sát giữa dây với các bề mặt kháchay/và giữa các sợi và dảnh với nhau trong dây nên trên bề mặt dây sẽ tích tụ tĩnhđiện, khi điện tích này phóng điện sẽ phát ra tia lửa điện dể gây cháy Dây tổng hợpnói chung rất nhạy cảm với tác dụng của nắng mặt trời -> già hóa -> giảm độ bền,dây trở nên dòn và bị mòn nhanh chóng Dây tổng hợp sợ nhiệt độ cao, ở nhiệt độ
2150C dây nilon sẽ bị nóng chảy, nhưng ở nhiệt độ lạnh 0 0C dây vẫn dẻo và đàn hồitốt
Dây tổng hợp được dùng trên tất cả các tàu nhưng ít được sử dụng trên tàu dầu.Dây tổng hợp được dùng làm dây buộc tàu, dây xuồng cứu sinh, dây chằn buộc…
3 Dây cáp:
Được chế tạo bằng sợi thép nhiều cacbon, có đường kính từ 0.2-5.0mm Trên bềmặt sợi được tráng kẽm hay nhuộm để không bị gỉ Từ những sợi nhỏ người ta bệnthành tau, nhiều tau tết xung quanh lõi thành dây Lõi thường là dây thực vật ngâmdầu Lõi có tác dụng lấp lỗ trống ở tâm của dây, giữ cho tau không lọt vào tâm, làmcho dây ít gồ ghề và mềm dẻo thêm Dầu trong lõi sẽ bảo vệ lớp sợi bên trong không
bị gỉ, đồng thời làm giảm ma sát giữa các sợi với nhau -> kéo dài tuổi thọ của dây.Mỗi tau có từ 7 – 61 sợi
Dây cáp trên tàu thường có 6 tau (quấn quanh một lõi) Dây cáp có hai loại: cápmột lõi (lõi thực vật hay cáp) và cáp nhiều lõi (mỗi tau có thêm một lõi)
Dây cáp chịu được sức kéo lớn, khỏe hơn dây gai và dây manila cùng cỡ khoảng
6 lần Nhưng dây cáp cũng có nhược điểm là dễ bị gỉ, khi bẻ cong gấp khúc dễ bịgãy, tính đàn hồi kém
Trang 4Dây cáp sử dụng trên tàu làm dây cẩu hàng, buộc tàu, chằng buộc hàng trênboong, dây treo xuồng cứu sinh…
4 Dây hỗn hợp:
Được chế tạo như sau: dùng những sợi thép tráng kẽm bện thành tau rồi dùngdảnh bằng sợi gai hay dứa quấn bên ngoài, sau đó các tau này bện xung quanh lõithực vật thì được dây hỗn hợp Loại dây này dẻo, dễ trơn trượt, ít bị gỉ nhưng yếuhơn dây cáp có cùng đường kính
II Sử dụng và bảo quản:
1 Dây thực vật:
Khi mới xuất xưởng dây thường có độ dài trên 250m, quấn thành cuộn, trên mõicuộn đều phải ghi tên sản phẩm, nhà sản xuất, trọng lượng cả bì, chiều dài cả cuộn,lực kéo làm việc, dấu hiệu kiểm tra và một số nội dung nói lên đặc điểm của dây.Khi nhận dây mới trước tiên phải kiểm tra nhãn hiệu sau đó lấy hẳn dây ra ngoàixem có bị nấm mốc hay mùi hôi mốc không Nếu có, chứng tỏ dây đã bị kém phẩmchất, không nên nhận
Dây gai không ngâm dầu: dây phải có màu xám nhạt, không bị đốm, mốc,mặt dây nhẵn không bị sờn, nếu dây ngả sang màu nâu, có đốm đen tức là dây bịkém phẩm chất Dây gai ngâm dầu phải có mùi thơm của dầu thực vật, toàn bộ dâyphải có màu đồng nhất và hơi bóng
Dây manila và dây dứa phải có màu vàng óng
- Để mở một cuộn dây nào đó thường phải dùng đến một bàn xoay, dây đượclấy từ bên ngoài cuộn và kéo ra lại theo chiều kim đồng hồ hết sức cẩn thận tránhnhững chỗ thắt xen lẫn trong dây
- Trường hợp không có bàn xoay ta đặt đứng cuộn dây trên sàn boong, sau đórút đầu dây ở trong lòng cuộn dây ra ngoài, tay dỡ nhẹ các vòng dây ngoài cùng vàcẩn thận rút cho đến hết cuộn
- Dây thực vật sẽ bị hỏng nhanh ở nhiệt độ cao, hay do khói, dầu mỡ, acid tácdụng Những chỗ ẩm thấp dây dễ hút ẩm và sợi bị mục nát nhanh chóng Do đó, khochứa dây phải thoáng mát, không khí lưu thông tốt, khô ráo, không được để dây trựctiếp xuống sàn kho mà phải để trên giá sao cho phần dưới cuộn cũng được thông giótốt, ít nhất 3 tháng 1 lần đem dây trong kho ra kiểm tra và phơi khô ráo cẩn thận
- Dây đã sử dụng tốt nhất là đem rửa nước ngọt rồi phơi khô cẩn thận mới cất
đi (vì dây bị ngấm nước biển sẽ làm cho dây hút ẩm nhanh và dễ mục) Khi quấndây vào cuộn nếu dây chiều phải thì quấn thuận theo chiều kim đồng hồ sao cho cácvòng quấn thuận chiều xoắn của dây, với dây chiều trái thì quấn ngược lại
- Nếu tàu chạy ở vùng giá lạnh, nên cất dây gọn vào kho, nơi khô ráo, ấm áp.Một số công thức gần đúng để tiện việc kiểm tra khi nhận dây:
+ Dây gai: Q = 106c(112.l ) kg Q: trọng lượng cuộn dây
+ Dây manila: Q = 137
.l
c
kg c: chu vi dây
Trang 5+ Dây dứa: Q = 145.l kg l: chiều dài cuộn dây.
+ Sức kéo của dây: R= k.c2 k = 0.3-0.7: phụ thuộc vào từng loại dây
+Sức kéo làm việc: P = R n n: hệ số an toàn
n = 15: khi làm việc trên cao
n = 6 – 10: khi dùng vào công việc khác
2 Dây tổng hợp:
- Việc kiểm tra dây tổng hợp cũng phải dựa vào nhãn hiệu sản xuất xưởng kếthợp với việc xem xét bề mặt dây Khi tháo dây ra khỏi cuộn cũng giống dây thực vậtnhưng dây tổng hợp có thể trải theo hình số 8
- Dây tổng hợp không được để gần khoang lò, ống hơi nước hay những chỗnhiệt độ cao, không để gần hóa chất ăn mòn
- Khi tàu đang trong hành trình hay neo đậu, dây buộc tàu phải được che bạtkín vì ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ làm dây mau bị già hóa
- Dây tổng hợp có khả năng tích điện lớn nên cứ 2 tháng 1 lần đem dây nhúngxuống nước biển độ mặn khoảng 20‰ sau đó rửa lại bằng nước ngọt
- Dây tổng hợp có sức đàn hồi lớn nên trong lúc làm manơ phải hết sức cẩnthận và khi cô dây vào bích hay quấn dây lên trống dây phải tăng số vòng lên nhất làđối với dây cũ
+ Trọng lượng dây có thể tính: Q = 155.l (c = 2IIr)
- Cáp đang sử dụng phải đảm bảo được tra mỡ bò đầy đủ, không để cáp bị dínhbụi bẩn nhiều Khi cáp bị ngâm vào nước biển cần phải vệ sinh sạch lớp mỡ cũ, sau
đó thoa đều lên mặt dây một lớp mỡ mới
- Khi dùng cẩu hàng không được để cáp chồng chéo trên tang trống mà phảitheo một thứ tự nhất định Dây chiều phải quấn thuận kim đồng hồ
- Khi sử dụng cáp ở vĩ độ lạnh cần phải bôi mỡ bò đặc biệt
- Dây để trong kho ít nhất 1 năm phải đem ra ngoài bảo quản lại một lần, cầnthiết bôi lên lớp mỡ mới
- Dây cáp đầu móc cần phải có khuyên sắt đệm ở trong, tránh trường hợp dây
bị gấp khúc đột ngột, phải dùng puli để chuyển hướng dây
Trang 6- Dây cáp đang dùng nếu thấy một đoạn dài từ 8 đến10 lần đường kính của dây
bị đứt khoảng 10% số sợi hay dây bị mòn quá 10% thì cần phải thay dây cáp mớingay
Công thức gần đúng để tiện cho việc kiểm tra khi nhận dây:
Q = k1.l.d2 Q: trọng lượng của dây (k1 = 0.3 – 0.5)
R = k2.d2 l: chiều dài của dây (m) (k2 = 34 – 70)
d: đường kính của dây (cm)
P = R n R: lực kéo đứt của dây (tấn) (n = 6 -15)
P: sức kéo làm việc của dâyn: hệ số an toàn
k1: hệ số trọng lượng của dây
k2: hệ số lực kéo đứt của dây
III Dụng cụ dùng với dây:
1 Lỉn:
- Giống như lỉn neo, nhưng không có thanh ngang ở trong (giữa) do đó yếuhơn lỉn neo khoảng 20% Đường kính tiết diện ngang chỉ độ lớn của lỉn, lỉn có độbền gấp 3 lần so với cáp cùng đường kính
- Khi xuất xưởng lỉn cũng phải có giấy chứng nhận ghi kích thước, kết quả thửnghiệm, sức kéo đứt, sức kéo làm việc… Sức kéo làm việc của lỉn thường bằng ¼sức kéo đứt
- So với cáp, lỉn có trọng lượng nặng hơn, không đàn hồi Khi trời rét, mắt lỉn
dễ bị nứt ra Khi bị va đập mắt lỉn sẽ bị biến dạng và nứt vỡ
- Lỉn dùng trên tàu dùng để gia cố xuồng, cần, cô dây lan can hoặc làm dâytruyền động hệ thống lái trong máy lái Trong buồng máy lỉn dùng làm dây palăngnâng thiết bị máy móc…
- Lỉn để trong kho phải được sơn cẩn thận, tránh để gỉ sét Nên để nơi khô ráo,thoáng mát, không để gần những loại acid ăn mòn
- Khi sử dụng lỉn mà bị mòn quá 10% so với đường kính ban đầu cần phải thaythế ngay
2 Các loại móc (ngáo):
- Móc thường được đúc bằng sắt non, dùng để treo mã hàng hay làm một sốcông việc khác Trên tàu sử dụng rất nhiều loại móc khác nhau bao gồm: móc đơngiản, móc kép, móc hoạt tính, móc mỏ vịt, móc gật, móc xoay, móc cẩu hàng…
- Phải thường xuyên kiểm tra và không được dùng những móc đã bị rạn nứt,cong vênh, khớp quay đã bị mòn, mỏ đã bị duỗi
- Trên thân móc người ta ghi tải trọng làm việc an toàn (SWL), luôn dùng móc
để móc cẩu các mã hàng ở dưới tải trọng cho phép
Ví dụ: SWL 63/4
3 Quả đối trọng:
- Là vật trung gian giữa móc cẩu hàng với cáp (nó liên kết dây cáp với móc)
Trang 7- Tuỳ theo kích cỡ và công dụng có loại có đến 4-5 con lăn hoặc nhiều hơn.
- Các loại puly gỗ hoặc nhựa cũng có cấu tạo giống tương tự nhưng chỉ sửdụng cho dây tổng hợp hay dây thực vật
c Sử dụng và bảo quản:
- Đối với loại một con lăn, người ta chỉ luồn cáp qua puly, một đầu để kéo vậtnặng, đầu còn lại gắn vào tang tời, muốn kéo được vật nặng lên người ta chỉ cho tờiquay thì vật sẽ được nâng lên.Cấu tạo như vậy không tiết kiệm được sức kéo (sứckéo phải bằng trọng lượng của vật) Để giảm được sức kéo, người ta dùng 2 puly,một cái gắn cố định, một cái gắn di động Puly di động có móc để cẩu hàng Trênmỗi puly có thể có 1-2 hay nhiều con lăn tùy theo sức nâng của thiết bị
- Với loại puly cố định 2 con lăn, puly di động 1 con lăn, 1 đầu dây gắn vàocon lăn di động luồn về puly cố định sau lai luồn qua puly di động rồi mới luồn quacon lăn thứ 2 của puly cố định và gắn về trống tời
- Với loại puly cố định 2 con lăn, puly di động 2 con lăn thì mộy đầu dây gắnchặt với puly cố định -> puly di động -> puly cố định -> puly di động -> puly cốđịnh -> trống tời Với loại này tiết kiệm được sức kéo nhưng đòi hỏi cáp phải dẻohơn và việc luồn dây rất phức tạp, dễ nhầm lẫn
- Tính sức kéo tác dụng lên đầu dây kéo bằng công thức:
F =
m
n Q
Q 0 1
Q: trọng lượng vậtn: tổng số con lăn ở cả 2 Puly
Trang 8m: số lượng đầu dây chịu tải ở puly
m = n: nếu đầu dây đặt ở puly cố định
m = n+1: nếu đầu dây đặt ở puly di động
Trang 9- Puly sau khi sửa chữa hay xuất xưởng phải có giấy chứng nhận ghi rõ sứckéo làm việc an toàn, kích cỡ dây làm việc và phải được sự đồng ý của đăng kiểmqua thử tải Tải trọng thử tĩnh phải lớn gấp 2 lần tải trọng làm việc với thời gian lớnhơn 5 phút.
- Không nên dùng dây có đường kính lớn hơn bề dày của con lăn
- Không nên dùng puly có bạc, trục bị hỏng hay mài mòn sức Tất cả những sựnghi ngờ cần phải thay thế ngay
- Thường xuyên tháo rời từng bộ phận của puly ra để kiểm tra, bảo dưỡng Đốivới loại dùng bạc thau, cần lấy dầu rửa sạch, thông lỗ mỡ, sau đó bôi đều mỡ bò mớilên ,nếu bạc thau bị mài vẹt 1 bên cần phải thay ngay bạc mới.Hàng ngày phải bơm
mỡ vào vú mỡ ở các đàu trục
- Với puly dùng bạc đạn, phải kiểm tra độ rơ của vòng bi, phớt mỡ Nếu cầnthiết thay cả vòng bi và phốt mỡ; phải bảo đảm không bị biến chất trong suốt quátrình làm việc
- Trong trường hợp đai, vỏ bị nứt ta có thể hàn đắp để gia cố thêm, trongtrường hợp cần thiết phải thay đai mới Các bulông ống chỉ bảo vệ phải đầy đủ, cáinào biến dạng cần phải nắn lại hay thay ngay cái khác Puly cất trong kho phải đượcsơn phết cẩn thận phần vỏ, để riêng từng loại, chằng buộc cẩn thận tránh trường hợpkhi tàu lắc sẽ bị rơi vỡ Loại vỏ gỗ, phải để nơi khô ráo, không ẩm thấp
5 Maní:
Gồm thân + ắc
- Thân có hình bán nguyệt, một bên thân có ren hoặc không có ren Loại có ren
để bắt ắc vào, loại không có ren thì phải có ốc để giữ ắc Ac một đầu có tai vặn bằngtay hay rãnh để vặn bằng tuốc-nơ-vít; đầu kia có ren để vặn chặt vào thân hoặc ốc Ơ
vị trí bắt chặt, người ta khoan một lỗ ở phần cuối thân ắc một lỗ để đóng chốt chẻchống xoay
- Maní dùng chủ yếu trong gia cố cần, lashing, nối hai đầu cáp với nhau hayvới các cấu trúc khác của tàu
- Maní dùng để gia cố các bộ phận ngoài trời, phải được sơn phết hay bôi kín
mỡ bò chống gỉ sét, thỉnh thoảng ta lại tháo ra vặn vào và bôi mỡ bò vào ren, nếu gỉquá phải tháo hẳn ra để vệ sinh sạch sẽ, sau đó bôi mỡ cẩn thận mới vặn vào trở lại
- Maní cất trong kho phải bôi kín mỡ bò hay ngâm vào trong nhớt chống bị gỉsét cho cả thân và ắc
6 Vít chai (tăng đơ):
- Gồm vỏ (kín hay không kín), bên trong hai đầu vỏ có ren ốc ngược chiềunhau Có 2 trục vít vặn ở 2 đầu và có quai hay móc để bắt vào lỉn, cáp hay các thiết
bị khác trên tàu
- Người ta dùng vít chai để gia cố, lashing hàng hóa cồng kềnh
- Bảo dưỡng giống Maní
7 Khuyên đầu dây:
- Bằng thép, có dạng giọt nước, dùng để lót phía trong của các khuyết cáp, dâymềm nhằm làm giảm sự mài mòn cho khuyết do masát Đặc biệt đối với khuyết cáp,nếu không có khuyết này, cáp sẽ bị gấp khúc dể bị đứt tại khuyết
Trang 108 Sừng bò:
- Được đúc sẵn bằng thép sau đó hàn cố định lên trên các be mạn giả, dùng để gia
cố tạm thời thang Pilot, xuồng Pilot hay các thuyền nhỏ khác
CÁC NÚT DÂY THƯỜNG DÙNG TRÊN TÀU
(Tham khảo thêm Hướng Dẫn Làm Dây Trên Tàu Biển)
1 Các nút dây tạo khuyết: neo thuận, neo ngược, neo đơn giản, nút ghế cácloại…
2 Các nút nối dây: ghế đơn, nút chầu dây, nút thẳng dẹt, nút cầu…
3 Các nút dây đặc biệt: cột xuồng, thủy thủ trưởng, tròng đầu cột, ca bản, cứusinh, thang dây, lèo đơn, lèo kép, cẩu thùng, kéo gỗ, chân chó, hai khóa chụp đầuthuận…
4 Tết quả ném: quả ném đơn giản
Trang 11CHƯƠNG II
TRANG THIẾT BỊ TRÊN BOONG
§ 2.1 THIẾT BỊ BUỘC TÀU
1 Tác dụng và yêu cầu
- Dùng để (chằng) buộc tàu cố định vào cầu hoặc các công trình nổi hoặc cáctàu khác Ngoài ra thiết bị buộc tàu còn dùng để dịch chuyển tàu tùng đoạn ngắn dọctheo cầu tàu mà không cần dùng đến máy chính
- Thiết bị buộc tàu phải kéo được tàu cặp mạn vào cầu tàu khi có gió thổi nhẹvuông góc với cầu tàu
- Các chi tiết bộ phận dẫn hướng, khoá dây, các chi tiết liên kết với mặt boongphải chịu được lực lớn hơn lực kéo đứt của dây buộc tàu mà không bị biến dạng
- Phải điều chỉnh được độ dài của dây khi mớn nước thay đổi hoặc cầu tàukhông đủ dài cho tàu buộc vào
a Dây buộc tàu
- Dây buộc tàu phải đủ bền để chịu được lực kéo lớn nhất của tời nhưng khôngđược quá bền để khi quá tải thì dây phải đứt trước khi các bộ phận khác bị hư hỏng
- Có độ đàn hồi tốt để chịu được tải trọng động
- Nhẹ và đủ mềm để tiện cho việc thao tác làm dây của thuỷ thủ
- Chịu được mài mòn
- Chịu được môi trường khắc nghiệt ở trên tàu: nước biển, nắng, mưa…
b Sơ đồ bố trí dây buộc tàu.
Tác dụng của các dây:
Trang 12- Dây số 1 (dọc mũi), số 3 (chéo mũi) có tác dụng giữ tàu lại không cho tàu trôi
vể phía trước
- Dây số 2 (ngang mũi), 5 ngang mũi giữ cho tàu ứp sát vào cầu, thuận tiện choviệc làm hàng giữa tàu với bờ cùng công nhân, thuyền viên lên xuống
- Dây số 4 (chéo lái), 6 dọc lái giữ cho tàu không bị trôi lùi về sau
- Trong trường hợp hạn chế về cầu biến, ta không thể bố trí đủ các dây thì tuỳtheo vị trí cá cọc bích ở trên bờ cũng như tàu ta có thể thay đổi vị trí các dây
để tạo ra các dây cọc chéo phụ khác
Ví dụ: trong trường hợp mũi tàu bị chồm khỏi cầu ta hkông thể bố trí dây dọc
mũi (1) thì ta có thể di chuyển dây để tạo ra dây dọc (1’) mới thay thế cho dây số(1)
Tuỳ theo từng điều kiện thời tiết và yếu tố dòng chỷa mà ta có thể phải gia cốthêm các dây khác để hỗ trợ cho việc giữ tàu
Khi tàu nằm trong cảng làm hàng làm mớn nước của tàu thay đổi hoặc thuỷ triềulên xuống mạnh, từng ca trực phải chú ý điều chỉnh căng chùng cho các dây và đệmlót dây bằng đệm lót tại vị trí dây tiếp xúc với lỗ xô ma
c Các bộ phận cơ bản của thiết bị buộc tàu
a Cọc bít:
Cọc bít thường được bố trí ở mũi và lái tàu, dọc theo hai bên mạn, đối xứng quamặt phẳng trục dọc của tàu Cọc bít có thể đúc hoặc hàn cố định xuống mặt boong.Các dạng cọc bít: bít đơn, bít đôi, bít chữ thập, bít song thập
Các cọc bít được dùng để cô, xông dây buộc tàu hoặc để bắt dây tàu lai, trong đóbít thẳng, đôi, có mấu ngang hông được sử dụng rộng rãi trên tàu biển dọc theo haibên mạn tàu người ta còn bố trí các cặp cọc bít khác để tiện cho việc thay đổi vị trícác dây
Bệ dẫn dây có con lăn vừa có thể chuyển hướng dây buộc tàu theo như ý muốn vừa
có thể làm giảm ma sát giữa dây với bệ dẫn dây
Cấu tạo:
Bảo dưỡng:
Trang 13Gỏ gỉ mặt ngoài và sơn để giảm ma sát Tháo nắp đậy và tháo bu lông giữ đểtháo rời con lăn ra ngoài, kiểm tra bạc nếu thấy còn tốt thì lấy dầu rửa sạch, sau đólấy mở bò bôi lên rồi lắp ráp trở lại.
Ngày nay, để giảm các tai nạn do các quả ném gây ra, người ta tạo ra các quảném bằng cách dùng bạt may thành các hình chóp, bên trong các hình chóp nàyngười ta bỏ vào đó cát hoặc cát pha sỏi
d Trống (khung) quấn dây:
Để giữ dây buộc tàu và để chống ẩm cho dây người ta dùng một khung sắt để quấndây lên gọi là khung quấn dây Khung này được dùng để giữ phần dây buộc tàu cònthừa hoặc để giữ dây buộc tàu trong quá trình tàu chạy
6 Thao tác buộc tàu vào cầu cảng
Trước khi cập cầu cần phải làm tốt công tác chuẩn bị tất cả các thiết bị buộc tàu:
- Chuẩn bị quả đệm
- Chuẩn bị dây ném (3 đường)
- Chuẩn bị dây buộc tàu trải sẵn … Luồn qua lỗ xô-ma vắt vào trong
- Chuẩn bị sẵn dây bốt vào các cọc bích mà ta sẽ cột dây
- Chạy thử máy tời
- Phân công vị trí của thuỷ thủ khi thao tác
- Bộ đàm thoại với buồng lái
Khi dây ném đã ném được lên bờ nhanh chóng buộc đầu dây ném còn lại vàodây buộc tàu định đưa lên trước sau đó nhanh chóng xông dây xuống dưới mặt đểcho công nhân cảng họ kéo lên bờ Khi dây buộc đã được đưa lên bờ, nếu trên bích
Trang 14đã có dây buộc của tàu khác ta phải yêu cầu công nhân xỏ lòn từ dưới khuyết củadây tàu kia lên trên để tiện cho việc manơ sau này Sau khi dây đã máng được vàobích nhanh chóng đưa dây lên trống tời và… thu dần đoạn chùng lại, tuỳ theo độchùng của dây và độ xa gần của tàu mà ta có thể quấn từ 3 đến 6 vòng trên trống.Trong khi đang thu dây ta nhanh chóng ném quả ném khác để đưa dây buộc kế tiếplên bờ.
Khi dây buộc đã căng và tàu nằm sát cầu, ta nhanh chóng chuyển dây trên trốngxuống cọc bích để thao tác dây tiếp theo, (ưu tiên đưa dây lên bờ theo điều kiệnngoại cảnh như gió, nước, hay vị trí cập) Khi thu dây nhớ đứng hẳn sang một bên ởsau máy tời giữ dây ở một khoảng cách an toàn nhất định
- Chú ý khi chuyển dây từ trên trống tời xuống bích ta phải nhả máy tời theochiều ngược lại để dây bớt chịu lực từ từ, khi dây bốt đã căng phần sau dây buộc tàu
đã chùng ta mới thao tác nhanh để chuyển dây… dây vào bích có thể quấn số 8 sau
đó khóa lại hoặc quấn tròn từ dưới lên cao sao cho đảm bảo việc điều chỉnh dây saunày
- Lần lược đến các dây khác đảm bảo mũi lái phái có ngang, chéo, dọc tuỳ theongoại cảnh ta có thể gia cố thêm các … khác, phía ngoài mạn tàu ta phải treo cácchắn chuột lên
- Sau cùng tất cả các đầu dây thừa còn dài quá ta quấn gọn lên trống, thu gọndây ném cất vào kho, phủ bạt tay trang điều khiển, công việc coi như hoàn thành
7 Thao tác buộc (dây) lỉn vào phao
Trong nhiều trường hợp phải buộc tàu vào phao để làm hàng, trước khi buộc tàuvào phao phải chuẩn bị các dây dài để làm dây đơn, dây đúp, nhưng nếu buộc ở nơi
có sóng to gió lớn để đảm bảo an toàn cho tàu mình và các tàu xung quanh người taphải dùng lỉn neo để buộc tàu vào phao cho chắc chắn
Phương pháp buộc như sau:
a Chuẩn bị lỉn neo:
Dùng ca bản treo một thuỷ thủ ra ngoài mạn gần sát lỗ nống neo Dùng một sợi dâycáp chắc chắn đánh khuyết sẵn 02 đầu, dài khoảng 15 mét, xỏ lón đầu dây qua lỗnống (dự định sẽ tháo neo) rồi thuỷ thủ trên ca bản sẽ đưa ngựoc trở lại mặt boongqua tấm tỳ dây và tròng vào cọc bít trên boong, đầu còn lại dùng ma ní bắt chắc chắnvào khuyết đầu neo
Tiến hành công tác chuẩn bị neo cho đến khi sợi cáp vừa căng thì dừng (tức là lỉnneo đã trùng), dùng cáp và tăng đơ cố định chặt lỉn neo xuống mặt boong, sau đócho máy tời tiếp tục chạy để kéo lỉn từ dưới hầm lên và trỉa đều lỉn trên mặt boongcho đến khi mắt lỉn nối giữa đường thứ nhất và đường thứ hai nằm trên boong thìdừng Gỏ mắt lỉn béo ra để tách rời đường lỉn thứ 1 với đường lỉn thứ 2 sau đó tiếptục xông đường lỉn thứ 2 qua lỗ nống xuống sát mặt nước là được
b Chuẩn bị dây buộc tàu:
Chuẩn bị 02 dây đơn có bắt sẵn ma ní to vào khuyết đầu dây, đặt sẵn lên tấm tỳdây và đưa xuống sát mặt nướng (cách 1 -2 mét)
Trang 15Mũi và lái chuẩn bị tiếp một dây đúp bằng cáp, đảm bảo độ dài cần thiết, đầukhuyết chuẩn bị luồn qua lỗ xô ma, dùng dây thừng cột 3 -4 đốt để tiện cho côngnhân bắt dây dễ luồn qua khuyên trên phao.
Chuẩn bị 1 -2 dây ném thật chắc chắn
(Dây đúp chắc chắn phải có để tiện cho việc rời phao sau này)
c Thao tác buộc vào phao
Khi tàu chạy ngựoc nước hoặc ngược gió tới gần phao, xuồng bắt dây sẽ ghé sátvào mũi tàu ta để kéo dây đơn bắt sẵn ma ní tới buợc vào phao Sau khi dây đượcbuộc xong, phần còn lại trên boong ta dùng tời neo cô chặt sao cho mũi tàu còn cáchphao 10 – 20 mét thì dừng lại và cô chặt xuống bít Tiếp tục như vậy để xuống tiếpdây đơn thứ 2 nhưng dây đơn thứ 2 này để lỏng tạm thời
Ta làm tương tự như vậy để xuống dây đúp đồng thời thả dây ném xuống để kéođầu dây đúp về tàu sau khi đã xỏ lòn qua khuyên ở trên phao Nếu nặng quá khôngkéo tay được ta có thể cho tời kéo phụ rồi cô chặt đầu đó vào bít
Lưu ý: trước khi đưa đầu dây đúp xuống phao thì đầu kia phải cho tạm thời lên
bít 3 – 4 vòng trang trường hợp dây xuống nước nặng sẽ không giữ lại được.Đầu gốc của dây đúp lúc này nhanh chóng chuyển lên tời để cô chặt và củng cốcác dây cho căng đều sau đó cô chặt xuống bít
Sau khi cột chắc chắn xong sẽ tiến hành cột lỉn neo Công nhân sẽ kéo dây đơn(dây để trùng) về phía mũi tàu, dùng ma ní bắt vào mắt lỉn thứ 3 hoặc 4 sau khicông nhân đã buộc xong ta kéo đầu dây đơn còn lại trên tài đưa lên tời và thu về
để kéo lỉn vế phía neo, công nhân sẽ dùng ma ní để bắt mắt lỉn đầu tiên vàokhuyên trên phao, rồi ta dùng tời để thu dây lỉn về cho căng đều với các dây khácrồi phanh chặt lại sau đó chuyển ngay dây đơn xuống bít và cố định chặt
Phía sau lái ta cũng làm tương tự
d Thao tác cởi dây
Trước tiên chuyển dây đơn vẫn còn nối với lỉn neo lên tời rồi kéo cho căng đểtiện cho việc tháo mắt lỉn ở khuyên trên phao ra đồng thời thu lỉn về thì xông dâyđơn đó để kéo về trên boong sau đó phanh chặc lại và ra trám đồng thời tháo mắtlỉn ở đầu dây đơn ra khỏi lỉn và nhanh chóng cho thu dây về
Tiếp tục cởi các dây còn lại và thu dây về
Sau cùng cởi tới dây đúp mũi và lái Khi tháo dây đúp này ra ta làm như sau:
- Bốt chặt gốc dây đúp này lại rồi chuyển lên tời (có thể nhờ máy hỗ trợ) sau
đó vừa xông trùng đầu dây đúp trên tời thì nhanh chóng tháo đầu dây ngọn rakhỏi bít và nhanh chóng thu dây đúp về tàu
- Thông thường dây đúp khá dài ta phải thu nhanh chóng để đỡ ảnh hưởng tớiviệc điều động tàu
- Tiến hành cho nối lại mắt lỉn neo, vào trám sau đó kéo cho căng đường lỉn ởtrên boong, tiến hành tháo cáp và tăng đơ giữ dây lỉn khi nảy ra, sau đó thu neotrở về tàu Khi cáp đã trùng ta nhanh chóng tháo rời ra khỏi bít đồng thời đưaneo về trang thái đi biển và rút cáp hãm lỉn neo về tàu Thu xếp sẵn sàng để đibiển
8 Quy tắc an toàn kỹ thuật trong thao tác
Trang 16- Không sử dụng máy tời khi có trục trặc kỹ thuật.
- Không được đứng trong vòng dây chuyển động hoặc đứng quá gần khi dâyđang căng
- Khi làm manơ phải đeo bao tay, mũ bảo hộ, giày bảo hộ
- Dây bốt phải luôn đảm bảo chắc chắn
- Khi ném dây ném lên bờ cần phải thông báo cho người trên cầu cảng biếttránh
- Sỹ quan phụ trách phải luôn theo dõi mọi việc và xung quanh để bảo vệbuồng lái như khoảng cách, chướng ngại vật hoặc những khó khăn chưa giảiquyết được và cả những khi dưới cầu cảng họ ném quả ném trả lại để thuỷ thủ
Trang 17- Hạn chế vòng quay chở của tàu trong luồng
- Hỗ trợ cho việc điều động tầu ra vào cầu
- Hỗ trợ để di chuyển hay kéo tàu ra khỏi cạn
+ Do những tác dụng trên nên đòi hỏi neo phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Đảm bảo độ tin cậy neo tàu trong mọi vị trí và trong mọi trường hợp khi cóđồng thời cả gió và dòng chảy tác đọng nên tàu
- Thao tác nhanh khi thả cũng như thu về
- Đảm bảo độ tin cậy của các thiết bị như phanh, tránh khoá hãm và bộ phậngiữ khâu cuối cùng có thể nhả phanh (cắt mỏ neo) khi cần thiết
2 Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống neo trên tàu
Neo bố trí tàu có thể là neo mũi, neo lái, neo phụ… trong đó hai neo mũi đóngvai trò chủ yếu, neo được liên kết với tàu thông qua các cơ cấu như:
1/ Mỏ neo: để bám trặt xuống nền đáy tạo ra lực giữ tàu
2/ Lỉn neo: để liên kết mềm giữa neo và tàu, nó có thể là dây cáp (trên tàu nhỏ,
xà lan) hay xích đúc sắn
3/ Lỗ nống neo: là vị trí để đặt thân neo khi đi biển và để đổi hướng cho lỉn cảlúc thả lẫn lúc thu về
4/ Khoá hãm: được đặt trước máy neo để giữ cố định neo khi đi biển
5/ Phanh neo: dùng để giữ chặc lỉn sau khi tách li hợp (ra trám)
6/ Máy (tời) neo: là hệ thống máy dùng để thu và thả neo Nó có thể là động cơđiện hoặc động cơ thuỷ lực Máy neo có thể tách rời ra khỏi hệ thống neo đểlàm manơ khi ra trám
7/ Hầm lỉn: dùng để chứa lỉn neo
3 Lực bám của neo
Trang 18Là khả năng bám chắc vào chất đáy của neo, qua khai thác người ta thấy lựcbám phụ thuộc vào yếu tố sau:
- Trọng lượng của neo: là yếu tố quan trọng nhất, vì trọng lượng cànglớn thì lực giữ của neo càng cao
- Hình dáng của neo: Tuy có nhiều dạng neo khác nhau nhưng ta cốgắng chế tạo sao cho trọng lượng của neo nhỏ nhưng vẫn có độ bám tốt
- Chất nền: Chất nền khác nhau thì lực bám sẽ khác nhau Bám chắcnhất khi chất đáy là đất sét sau đó là bùn, bùn pha cát, cát
1 Neo hải quân:
- Kết cấu của neo đã được tiêu chuẩn hoá, neo có trọng lượng từ 300 kg đến
3000 kg Lực bám của neo bằng 5 đến 6 lần trọng lượng của neo
- Kết cấu rất đơn giản, dễ chế tạo, cho lực bám cao, làm việc tin cậy đối với tất
cả các loại chất nền
- Do có thanh ngang nên kích thước cồng kềnh, thời gian thao tác thả neo vàđưa neo vào lỗ nống lâu, lỉn neo dễ vướng vào thanh ngang làm cho lưỡi neokhông bám vào nền đất Chỉ có 01 lưỡi cắm xuống đất nền nên ở vùng nướcnông cạn dễ gây ra nguy hiểm cho các tàu thuyền khác
2 Neo Holl:
- Là loại neo sử dụng chủ yếu trên các tàu biển hiện nay Nó gồm có 1 đế neođược đút rời thân , giữ thân liên kết với nhau nhờ chốt hãm sao cho lưỡi neo coquay về 2 bên 1 góc 45’’ vì vậy khi thả neo thi ca 2 lưỡi bám xuống đất
- Trọng lượng cua neo từ 100 - 8000 kg, lực bám cua neo vào khoảng 3 - 4 lầntrọng lượng của nó
- Loại neo này dễ thao tác khi chuẩn bị neo và thu neo đi biển, ít bị rối lỉn, docác bộ phận đúc rời nhau nên dễ thay thế từng bộ phận
- Độ bám của neo Holl kém hơn của neo hải quân
Trang 193 Neo Matrosop:
- Có thân neo giống như neo Holl, đế như neo Holl nhưng có thêm thanhngang lưỡi neo làm dày hơn để tăng khả năng xoáy sâu vào lòng đất tăng đượclực bám của neo
- Neo này có lực bám từ 6 - 11 lần trọng lượng của neo
dùng để liên kết giữa tàu với neo
1 Cấu tạo lỉn neo:
- Dây lỉn được chế tạo từ các mặt xích nối lại với nhau tạo thành 1 cơ cấumềm Một đường lỉn có chiều dài từ 25-27 m Trên tàu biển hiện nay mỗi dâylỉn bao gồm từ 9-12 đường lỉn Đường lỉn nối với neo là đường đầu tiên, đườngnối với tàu là đường lỉn cuối cùng Các đường lỉn này với nhau bằng 1 mắt lỉnbéo Mắt lỉn béo có cấu tạo gồm 2 nửa rời nhau và thanh ngang cũng là 1 khốirời Cả 3 phần này được lắp vào nhau qua các ngàm và được khoá cứng bởi 1mắt nằm gọn hẳn trong lỉn, sau đó 2 đầu đổ chì chống ăn mòn
- Mắt lỉn nối với neo là 1 mắt lỉn xoay, nó có tấc dụng để chống xoắn lỉn
- Mắt lỉn nối liên kết với vỏ tàu là mắt lỉn hoạt tính mỏ vịt, có các bộ phậnnày thì toàn bộ neo và lỉn sẽ tư động tách khỏi tàu
2 Cách đánh dấu đường lỉn, đường neo: (giảng chi tiết)
- Từ đường dây thứ 6 trở đi, người ta làm lại như từ 1-5
Dùng dây đồng quấn lên thanh ngang
D Máy neo:
1 Tác dụng:
- Để thả neo khi muốn dừng tàu hoặc thu neo về trạng thái đi biển, máy neo
có thể dừng năng lượng điện hay thuỷ lực
- Kéo táu về phía neo nhớ phải kéo neo len khỏi mặt đất
Trang 20- Máy neo phải đảm bảo nâng cùng 1 lúc 2 neo, nhưng không được cùng 1lúc nhổ cả 2 neo đang bám dây.
- Để giữ lỉn được chắc chắn hơn khi tàu chạy ngoài biển người ta làm thêm bộhãm kiểu gọng kìm vừa có thêm tác dụng dẫn hướng cho lỉn neo, phần gần lỗtrống người ta còn hàn các kết cấu để giữ lỉn bằng tăng đơ và cáp
3 Công tác chuẩn bị neo:
- Cấp nguồn động lực cho tời
- Kiểm tra các phanh dai, khoá hãm, tăng-đơ gia cố cho chắc chắn
- Ra trám cho tời chạy thử (không tải) vài vòng
- Vào trám
- Mở tăng đơ khoá hãm phanh đai
- Cho tời chạy đưa neo ra ngoài lỗ nống cách mặt nước chừng một mét thì vừa
Chú ý:
+ Khi thả neo luôn luôn phải báo hướng neo và số đường lỉn đã về buồng lái.Khi thả neo xong kéo quả bóng neo lên (vào ban ngày) hoặc bật đèn neo (vàoban đêm)
+ Công tác thu neo làm ngược lại nhưng phải báo buồng máy đẻ cấp nướcrửa neo, phải thu hẳn thân neo vào trong lỗ nống hạ bóng tròn đen xuống
+ Khi chạy biển do tàu bị dao động nên các thiết bị có thẻ bị nhả ra nên hàngngày phải kiểm tra lại , nhất là khi biển động
E Bảo dưỡng hệ thống neo:
Trang 21- Kiểm tra đường kính các mắt lỉn bằng các đo so sánh với các đường kính khixuất xưởng, nếu they mòn quá 15% nên thay lỉn mới, đặc biệt là cá mắt lỉn bịnứt
- Kiểm tra các mắt lỉn béo, mắt lỉn xoay nếu they có hiện tượng khác thườngnhư độ ro, mở miệng cần phải thay ngay
- Thường các đường lỉn từ 1-4 sẽ bị mài mòn nhanh nhất định kỳ nên trở đầulỉn sau đó đánh dấu lỉn lại
- Kiểm tra các vết đánh dấy đường lỉn
- Tất cả các việc kiểm tra được tiến hành sau các lần thu và thả neo nếu có điềukiện ta dùng tời xông lỉn neo ra và kiểm tra tất cả từng mắt 1 (khi tàu nằm trongcảng hay neo đậu)
- Khi tàu lên đà phảI yêu cầu gõ gỉ toàn bộ và đo kiểm thực tế theo yêu cầu củađăng kiểm, nếu còn đung được ta cho sơn chống gỉ, sau đó quét 2- 3 lớp dầuhắc lên
Bảo dưỡng các thiết bị hãm:
+ Gõ gỉ, kiểm tra chân đế qua bề dày của sắt làm ra nó, nếu thấy không đảmbảo ta phải gia cố thêm các chân mã…
+ Bảo dưỡng các khớp chuyển động, các tay quay ding dầu rửa sạch sau đó bôi
mỡ bò mới , phảI đảm bảo khoá hãm phải bám được vào mắt lỉn, kể cả tay vanđiều khiển từ xa
2 Kiểm tra bảo dưỡng máy tời neo:
- Yêu cầu máy 3 kiểm tra dầu của hộp số
- đội trưởng kiểm tra bảo dưỡng hộp điều khiển , tay trang
- Bảo dưỡng bộ ly hợp đảm bảo cho trám ra vào nhẹ nhàng
- đo bề dày má phanh , nếu they mòn quá phải thay thế
- Tay phanh phảI trơn nhẹ nhàng để khi cần thiết phảI phanh khẩn cấp cho lỉndừng lại tức thời , bôi mỡ bò đảm bảo trơn trượt
- Bơm mỡ vào các vú mỡ , nếu they vú mỡ có hiện tượng không nuốt mỡ phảItháo rat hay cáI mới
- Thanh gạt lỉn phải hoạt động tốt , khi thu neo về phải gạt lỉn xuống hầm , khithả neo phảI để trống tự do
- Nếu thấy vướng kẹt phải gõ gỉ ngay và bôi mỡ lên
- Khi chạy biển hay trời muă gió phải phủ bạt tay trang và nếu là động cơ điệncũng phai phủ bạt
- Nếu là máy nén thuỷ lực thì phải kiểm tra các ốp bảo hiểm ống dầu không đểvật gì nặng lên ống dầu
3 Quy tắc an toàn khi sử dụng neo:
- Khi tời làm việc Thuỷ thủ trưởng không được rời tay trang
- Khi phanh đai khong chắc chắn, không được ra trám
- Trong hầm lỉn khong có người, không được kéo hay thả neo (khi sửa chữa)
- Khi thả hay thu neo, không được đứng gần dọc theo dây lỉn
- Khi thả neo phải chắc chắn rằng dưới neo không có xuồng, tàu hay canô
- Khi tàu đậu trong cầu, ngoài phanh còn phải vặn chặt khoá hãm
Trang 22- Trước khi vào trám phải cho rời chạy thử (không tải)
Lưu ý: không được đi biển khi tàu chi có 1 neo
§ 2.3 HỆ THỐNG LÀM HÀNG
I Thiết bị làm hàng:
1 Phân loại , tác dụng:
a Phân loại:
- Phân loại theo cấu tạo:
+ Cần cẩu đũa đôi
- Thiết bị xếp dỡ của tàu biển đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc giảmchi phí khai thác toàn bộ con tàu, rút ngắn thời gian tàu đỗ tại cảng hay khuchuyển tải, nhờ đó tàu có thể tăng chuyến, phát triển khối lượng hàng hoáchuyên chở
2 Cấu tạo , nguyên lý làm việc của một số loại cẩu:
a Cần cẩu đòn đơn:
- Gồm 1 cột hay khung hình chữ U hay 1 cột đứng gắn cố định trên mặtboong, 1 cần tựa vào có thông qua mấu quay cần (gắn chốt cổ ngỗng), mấuquay cần có cấu tạo sao cho cần có thể quay được trong 2 mặt phẳng đứng vànằm ngang Tại mấu có 1 chốt cổ ngỗng để gắn chân cần làm quay quanh mặtphẳng thẳng đứng, chốt cổ ngỗng quay quanh trục thẳng đứng Đầu cần có cácmấu để bắt các puly nâng cần, nâng hàng, cầng sẽ được nâng lên, hạ xuống,quay được sang ngang thông qua hệ thống puly ở đàu cầu và trên cổ buồm vớihên thống dây cáp Dưới chân cần có các puly khác để quấn chuyển hướng cáp
Trang 23Nguyên lý làm việc:
+ Hàng được đưa từ dưới hầm hàng lên trên miệng quầy bằng các kéo dâynâng hàng hay đồng thời cả dây nâng cần, sau khi hàng đã cao hơn miệngquầy 1 độ cao thích hợp (so với cả cầu tàu), nó sẽ được chuyển ra ngoài mạncầu tàu hay xà lan chuyển tảI bằng các kéo và xông 2 dây nâng cần Sau khikhối hàng đã đưa ra ngoài mạn tàu đến chỗ tập kết hàng, nó sẽ được hạ xuốngbằng cách xông dây nâng hàng Việc đưa móc trở về hầm hàng phải làm bằngđộng tác ngược lại
+ Tải trọng được kéo lên luôn luôn phải nhỏ hơn hoặc bằng SWL cho phépcủa đăng kiểm
b Cần cẩu đũa đôi:
- Gồm 1 khung có hình chữ U với 2 cần tiêng biệt và bằng nhau: 1 cần vươn
ra ngoài là cần mạn, cần nằm ngay trên miêng khoang là cần miệng Mỗi cần
có hệ thống puly và day nâng cần riêng và có hệ dây cáp chống không cho cầntạt vào trong gọi là dây bìa, 2 cần liên kết với nhau bởi dây palăng giữa gắnngay đầu mỗi cần
- Như vậy khi làm hàng, 2 cần đứng cố định 1 chỗ, việc thay đổi mạn làmhàng ta chi thay đổi chiều dài của 2 dây bìa và dây chằng giữa Mỗi cần có 1
hệ thống dây làm hàng riêng và đươc gắn chung với 1 móc cẩu
- Nguyên lý làm việc: hàng từ dưới hầm hàng được đưa lên miệng hầm bằngcách kéo cả 2 dây cần mạn bằng các thu dây cần mạn, xông dây cần miệng sau
đó hàng sẽ được hạ xuống bằng các xông cả 2 dây hàng Việc đưa móc trở lạihầm hàng được tiến hành ngượi lại
vụ nâng hạ cần Trên thân còn bố trí cabin điều khiển
+ Cẩu được gắn trên thân và có thể chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng
và mặt phẳng nằm ngang cùng với thân Giữa đỉnh dầu cần và thân được bố trí
hệ thống puly và 2 hệ thống dây cáp để làm nhiệm vụ nâng cần và nâng hàng.Đầu cần bố trí 1 giới hạn cuối dây nâng hàng, dưới chân cần bố trí 1 ngắt cuốigiới hạn trên và dưới của cần để hạn chế góc nâng quá cao cũng như hạ quáthấp khi cẩu hàng
Nguyên lý làm việc (giống cần cẩu đơn).
3 Quy tắc an toàn khi sử dụng cẩu:
Cấm cẩu hàng trong các trường hơp sau:
- Máy tời trục trặc
- Hệ thống phanh hãm không tốt Khi cẩu hàng nếu ngửi thấy mùi hoặc nghethấy tiếng động bất thường
Trang 24- Trên những chi tiết của hệ thống cẩu hàng có hiện tượng hư hỏng như biếndạng, rạn nứt, bị mài mòn quá quy định như các puly, khớp quay, mấu quaycần từ 10 - 15% đối với các dây thì trên 1 đoạn chiều dài gấp 8 lần đường kínhdây bịt đứt hơn 10% số sợi.
- Trên thân cần không ghi tải trọng an toàn hay cẩu quá tải trong
- Cấm cẩu hàng lên quá độ cao cho phép hoăc xuống quá thấp
- Đối với cẩu đôi thì góc tạo bỏi 2 dây hàng phải nhỏ hơn 120 độ
- Nếu cổ có dây chằng trước khi cẩu hàng phải kiểm tra lại và buộc chặt cácdây đó
- Trong khi cẩu hàng cấm người đứng dưới cần, dưới kiện hàng và đường dichuyển của hàng
- Trước khi hàng xuống hầm hàng phải thông báo cho công nhân dưới hầmbiết
- Các ngắt cuối bị han gỉ
4 Bảo dưỡng thiết bị cẩu:
- Muốn công việc xếp dỡ hàng hoá được tốt thí công việc bảo dưỡng thiết bịcẩu là hết sức cần thiết, nó đòi hỏi có những thiết bị phải được kiểm tra, bảoquản hàng ngày, hàng chuyến …
- Những công viẹc kiểm tra bảo dưỡng hàng ngày như phanh hãm, cáp, cáckhớp quay, dây chằng cần, ngắt cuối trong lúc tàu đang làm hàng
- Các puly phải kiểm tra bảo dưỡng sau mỗi chuyến hàng đặc biệt là bạc, độ
rơ, dầu mỡ và sự rạn nứt của các thiết bị, kể cả thân cần và chân đế
- Trong suốt quá trình làm hàng, thường xuyên theo dõi sự phát nhiệt củađộng lực, những tiếng kêu không bình thường từ trong thiết bị phát ra, dây cápquán chồng chéo lên nhau cần phải dừng làm hàng lại ngay để quấn lại
- Trước khi chạy biển tất cả các cẩu phải được hạ xuống đúng quy định vàgia cố chắc chắn đảm bảo cho cẩu không bị di động mỗi khi tàu bị lắc nganghay dọc lớn, các puly, maní hay các khớp quay phải bôi kín mỡ bò để tránhnước biển văng trúng các động cơ, tời phải phủ bạt kín nước, tay trang điềukhiển phải cho bạt và cần nhớ rằng: nút cấp nguồn điều khiển tay trang phải ở
vị trí tắt, các cầu dao điện phảI ngắt hoàn toàn
- Hàng năm, cơ quan đăng kiểm sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thống làm hàng, cầnnhớ rằng sự kiểm tra đó là có lợi cho thuyền viên, vì vậy chúng ta không được
cả nể bỏ qua những việc mà thấy không an toàn Tải trọng thử phải lớn hơn30% tải trọng an toàn cho phép với sức nâng ở các tốc độ và quay phải, tráitrong thời gian 5 phút
- Cần nhớ rằng thiết bị làm hàng rất dễ gây tai nạn bất cứ lúc nào, cho bất cứ
ai nên mọi công việc phải hết sức cẩn thận vì sự an toàn chung và để khai thác
có hiệu quả
II Hệ thống hầm hàng và nắp hầm:
1 Hầm hàng
Trang 25mũi về lái Trong mỗi hầm hàng lại được chia thành 2 hay 3 tầng để gia cườngthêm cho vỏ tàu và giảm bớt ổn định cho tàu khi chở hàng nặng Phía trong hầhàng các cong gian chàm gia cố cứng cho con tàu lên xuống hầm hàng tiêngbiệt và có thể có từ 2 dến 3 giếng la canh để chứa nước bẩn tích tụ (được hút rabởi 3rd/E), miệng hầm có kích thước lớn hay bé tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của tàu
và người ta làm các đường rày cho nắp hầm đi chuyển phía trong, có đường gờ
để không cho nước chảy vào trong hầm hàng Các hầm hàng sẽ được đóng kínbởi các dạng nắp hầm như sau:
2 Nắp hầm hàng
a Nắp hầm kiểu kéo:
Toàn bộ nắp hầm được chia thành 1- 6 tấm , mỗi tấm có 4 bánh xelêch tâm, trượt trên be miệng và 2 bánh xe chính tâm hơi lệch về phíatrước để đúng đường nắp
Các nắp liên kết mềm với nhau bằng hệ thống lỉn ở 2 bên
Chu vi mép dưới nắp có gioăng kín nước
Khi ở vị trí đóng, gioăng sẽ được ép sát xuống miệng hầm nhờ hệthống khoá đư xung quanh nắp và các khoá đỉnh trên nắp hầm để liênkết các nắp lại thành 1 khối
Nếu nắp ở trạng thái đứng thì bánh xe lệch tâm xuống dưới, nếu muốn
mở nắp ta phải tháo tát cả khoá đình, khoá đứng sau đó dùng kíchnâng nắp để xoay bánh xe lệch 180 độ ròi gài cá vào Khi đó toàn bộnắp sẽ được nâng lên từ 2- 3 cm và ta chi việc gắn cáp vào để mở toàn
bộ nắp dựng đứng về phía cuối hầm, lúc này ta chỉ cài khoá giữ lại
b Nắp kiểu xếp: (nắp tàu HÔNG LONG)
c Nắp rời: cẩu từ tấm đặt vào đúng vị trí
3 Bảo dưỡng nắp hầm:
Tra dầu mỡ vào các bánh xe, các puly đóng mở
Các gioăng kín nước (nếu chết thì thay)
Gõ gỉ, kiểm tra các khoá đỉnh, khoá đứng, đường lỉn liên kết
Bề dày của tole nắp
Trang 26CHƯƠNG III:
CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG VỎ TÀU
§ 3.1 KHÁI NIỆM CHUNG
Bảo dưỡng vỏ tàu bao gồm các công việc như quét dọn vệ sinh, gõ gỉ, sơn phết
nhằm mục đích giữ cho các phần kim loại không bị gỉ, các buồng ở, nơi công cộngkhông bị mục nát và sạch sẽ để có thể kéo dài tuổi thọ cho con tàu và đảm bảo môitrường sinh hoạt và làm việc vệ sinh Thông thường người sắp xếp lập kế hoạchcông việc bảo dưỡng hàng ngày trên boong do thủy thủ trưởng đảm nhiệm và đượcduyệt bởi đại phó Từng bộ phận tiến hành công việc vệ sinh do bộ phận của mìnhđảm trách như: bộ phận boong vệ sinh trên bong, hầm hàng, khu vực sinh hoạtchung trên boong, các lối đi lại trên boong; phòng ở của người nào thì người đó vệsinh (trừ phòng ở của thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng); bộ phận bếp chịu tráchnhiệm vệ sinh khu vực bếp núc; bộ phận máy vệ sinh khu vực buồng máy… Tàuchuẩn bị chạy biển hay ra neo cần tiến hành vệ sinh boong chính, cabin, nếu tàu chởcác loại quặng hay hàng hoá có nhiều bụi, đất ta phải bơm nước cứu hỏa để rửa chosạch sẽ Khi tàu còn ở trong cảng tuyệt đối không đổ rác xuống cảng mà phải tiếnhành phân loại rác và để gọn vào nơi quy định để công nhân cảng đến lấy đi Khiphải dọn vệ sinh các két ballast, két nước nhất thiết phải có từ hai người trở lên: saukhi mở xong lắp tuzom cần phải thông thoáng thật kĩ sau đó mới cho người xuống,tránh trường hợp bị ngộ độc và khi xuống phải có dây đai bảo hiểm, chỉ nên dùngđèn neon chiếu sáng 24v hay đèn pin
Tham khảo thêm Quy trình làm việc trong khu vực kín.
Trang 27§ 3.2 CÔNG TÁC GÕ GỈ
1 Các loại dụng cụ:
- Dụng cụ gõ gĩ bằng tay: Búa gõ gỉ, dao cạo gỉ, bàn chải sắt
- Dụng cụ gõ gỉ bằng máy: Máy gõ gỉ (Jet chisel), súng phun cát, súng phunnước, máy chà
2 Công tác chuẩn bị:
- Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động,
mũ bảo hộ, giăng tay, giày bảo hộ, kính, dụng cụ bảo vệ tai
(Tham khảo thêm Quy trình làm việc trong khu vực kín).
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm việc
- Dùng máy chà hay bàn chải sắt đánh sạch, sau đó dùng giẻ khô lau sạch bụi
- Nếu trên bề mặt có dính dầu mỡ, muối thì phải dùng hóa chất, nước để tẩyrửa cho sạch, lau khô rồi mới sơn thì sơn mới bám
- Làm sạch tới đâu tiến hành sơn chống gỉ ngay đến đó, không nên để chậmquá 3h Nếu để lâu quá mà không sơn thì phải làm vệ sinh kỹ lại rồi mới chosơn
- Trên một số tàu có trang bị chất tẩy gỉ, để đảm bảo công tác an toàn nên đọc
kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Lưu ý:
- Gõ chỗ khó trước, chỗ dễ sau
- Gõ bên trong trước, bên ngoài sau
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai người gõ gỉ là 2 mét
- Khi có người gõ bên trên thì không nên có người gõ bên dưới
Tham khảo thêm công tác an toàn khi gõ gỉ ngoài mạn, gõ gỉ trên cao.