1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO HẠT, TRỒNG CÂY GỐC GHÉP VÀ GHÉP MAI YÊN TỬ VÀO CÂY GỐC GHÉP

18 585 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Căn cứ xây dựng Qui trình kĩ thuật: Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

**************

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO HẠT, TRỒNG CÂY GỐC GHÉP

VÀ GHÉP MAI YÊN TỬ VÀO CÂY GỐC GHÉP

Uông Bí, tháng 9/2013

Trang 2

PHẦN I THÔNG TIN CHUNG

1 Căn cứ xây dựng Qui trình kĩ thuật:

Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015;

Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm nông nghiệp xây dựng thương hiệu thuộc ‘Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015’;

Quyết định số 2919/QĐ- UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Dự án ‘Xây dựng, quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý Mai vàng Yên Tử cho sản phẩm mai vàng của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;

Kết quả thực hiện Đề tài ‘Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển giống hoa mai vàng Yên Tử’ năm 2010 do Viện Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện;

Kết quả khảo sát thực trạng nhân giống, trồng, chăm sóc và điều tiết nở hoa được thực hiện tại các xã, phường của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh;

Kết quả hội thảo góp ý, hoàn thiện qui trình kĩ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và điều tiết nở hoa được thực hiện tại thành phố Uông Bí ngày 27 tháng 7 năm 2012;

Công văn số 1920/NN&PTNT ngày 24 tháng 9 năm 2013, của Sở Nông nghiệp

và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh xác nhận Quy trình kỹ thuật tạm thời trồng cây Mai Vàng Yên Tử Theo đó, Quy trình kĩ thuật này được tạm thời ứng dụng để phát triển Chỉ dẫn địa lý ‘Mai Vàng Yên Tử” trên địa bàn thành phố Uông Bí và hàng năm cần tổng kết, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện

2 Phạm vi áp dụng:

Kỹ thuật chăm sóc cây Mai Vàng Yên Tử được áp dụng cho cây mai vàng trồng tại các xã, phường nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý bao gồm: xã Thượng Yên Công, phường Bắc Sơn, phường Vàng Danh, phường Phương Đông, phường Thanh Sơn và

Trang 3

phường Quang Trung thuộc địa phận Thành phố Uông Bí và xã Bình Khê và xã Tràng Lương thuộc địa phận huyện Đông Triều

3 Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng Mai Vàng Yên

Tử tại các khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý ‘Mai Vàng Yên Tử”

PHẦN II KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MAI VÀNG YÊN TỬ

Giới thiệu chung về nhân giống cây mai vàng Yên Tử

Cây hoa mai vàng Yên Tử có từ lâu đời ở vùng núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh)

và được các chuyên gia Viện nghiên cứu Rau quả, nghiên cứu từ năm 2007 Kết quả nghiên cứu về nhân giống cho thấy, cây mai vàng Yên Tử có thể nhân giống bằng các phương pháp gieo hạt, chiết cây, giâm cây và ghép cành, tuy nhiên phương pháp ghép cành, cây sinh trưởng phát triển nhanh nhất, sớm cho ra hoa và vẫn giữ nguyên được chất lượng cây mẹ

Để có cây mai ghép phải gieo hạt, trồng cây gốc ghép và ghép cây

A QUY TRÌNH GIEO HẠT, TRỒNG CÂY GỐC GHÉP MAI VÀNG YÊN TỬ

Quy trình kỹ thuật gieo hạt, trồng cây gốc ghép bao gồm 6 bước, cụ thể như sau: Bước 1: Chọn hạt giống

Hạt mai vàng Yên Tử được sử dụng làm hạt giống phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Hạt được lấy từ những cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh;

- Cây mẹ để lấy hạt có tuổi cây từ 5 năm trở lên ( đối với cây gieo hạt) và 3 năm trở lên đối với cây ghép;

- Hạt mai đã chín có màu đen bóng, chắc mẩy, căng tròn, không bị lép, không bị

dị dạng và không có mầm bệnh

Bước 2: Xử lý hạt giống

Xử lý hạt giống tốt sẽ (i) Tránh lẫn tạp các giống; (ii) Kích thích hạt nảy mầm nhanh, tỷ lệ nảy mầm cao, đồng đều; (iii) Rút ngắn thời gian ngủ nghỉ của hạt; (iv) Xử

lý mầm mống của sâu bệnh còn tồn tại trong hạt

Việc xử lý hạt giống được thực hiện thông qua các bước sau:

Trang 4

B2.1 Vệ sinh hạt giống

Hạt mai sau khi thu hoạch, rửa sạch bằng nước lạnh , loại bỏ những hạt lép, hạt kém chất lượng và những tạp chất lẫn trong lô hạt

Khi hạt được đổ vào nước, những hạt chìm là hạt tốt, hạt nổi là hạt mai lép, hỏng, hoặc bị sâu, bệnh cần bỏ phải bỏ

B2.2 Ngâm hạt giống

Hạt mai sau khi đã được chọn lọc và vệ sinh nên được ngâm ngay để kích thích

và tăng tỉ lệ nảy mầm thành công đồng thời rút ngắn thời gian nảy mầm

Cách ngâm hạt giống

Dụng cụ ngâm: Dùng xô/sạch để ngâm hạt giống sau khi đã được làm sạch Cách ngâm: Có thể sử dụng một trong hai cách ngâm hạt như sau:

- Ngâm trong nước với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ từ 35oC đến 40oC), trong thời gian khoảng 5 đến 6 tiếng

- Ngâm với thuốc kích thích rễ/hạt nảy mầm (thuốc N3M/HVP/Dental Green ) với tỷ lệ 10g/10 lít nước, trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 tiếng

Cách thức pha dung dịch ngâm: Pha nước ấm hoặc thuốc kích thích vào xô sau

đó đổ hạt mai vào, hạt mai phải được đổ ngập trong nước (Nếu thấy nước nguội thì có thể từ từ cho thêm nước nóng vào)

Xử lý sau ngâm: Sau khi hạt mai đã được ngâm theo đúng thời gian trên, vớt hạt

ra, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước

B2.3 Xử lý côn trùng và nấm bệnh

Sau khi để ráo nước, hạt mai vàng Yên Tử cần phải được xử lý côn trùng và nấm bệnh (vì vỏ hạt mai có dầu thơm, nên dễ kích thích các loại côn trùng cắn làm hỏng hoặc tha mất hạt giống)

Cách xử lý:

- Pha thuốc xử lý côn trùng và nấm bệnh: dùng Ridomil Gold 68WG pha nồng

độ 80 g/16L;

- Ngâm hạt trong dung dịch đã pha trên trong thời gian 10-15 phút, sau đó vớt ra

để ráo nước

Trang 5

Bước 3: Gieo hạt mai vàng Yên Tử

Vì hạt mai vàng Yên Tử là loại hạt tương đối dễ nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm cao (trên 90%) nên sau khi được xử lý thì không cần phải ủ nứt nanh mà có thể gieo ngay vào khay, luống ươm hoặc bầu ươm

Có thể ươm hạt mai trong bầu ươm, luống ươm hoặc khay ươm:

B3.1 Gieo hạt vào bầu

a) Chuẩn bị bầu ươm

- Chọn bầu ươm nhỏ hoặc trung bình ( đường kính bầu từ 8-12cm, chiều cao bầu 10- 12cm);

- Trộn đất thịt, mùn cưa mục và vỏ trấu hun theo tỷ lệ 2:1:1 vừa đủ để đóng bầu;

- Trộn đều các loại trên rồi đóng đầy bầu, sau đó tưới ẩm cho bầu;

- Xếp bầu theo luống, mỗi luống 8 hàng, rãnh luống rộng 60cm

b) Cách gieo hạt vào bầu ươm

- Chuẩn bị một que nhọn, chọc một lỗ chính giữa bầu có độ sâu từ 1,0 đến 1,5 cm;

- Mỗi bầu gieo từ 1 đến 2 hạt, sau đó lấy đất lấp kín lại;

- Nếu trời nắng gắt cần che lưới đen, giảm ánh sáng trực xạ Nếu trời mưa to cần che phủ nilong, ngăn cản nước mưa rơi trực tiếp;

Hàng ngày tưới ẩm và kiểm tra quá trình nẩy mầm của hạt giống

B3.2 Gieo hạt vào luống ươm

a) Chuẩn bị luống ươm

- Luống sử dụng để gieo hạt mai là luống nổi, đất thịt nhẹ đã làm mịn (nên trộn thêm mùn cưa mục và vỏ trấu đã hun, để tăng độ xốp của đất) luống có chiều dài dưới 10m và độ rộng từ 1,0 -1,2m;

- Luống ươm hạt giống thường thiết kế ở nơi tiện theo dõi và chăm sóc;

- Thời gian làm luống trước khi ươm 7-10 ngày;

- Phun thuốc trừ kiến, bằng cách dùng Ascend 20SP 10-16ml/16L phun ướt đẫm vào đất

Trang 6

b) Cách gieo hạt vào luống ươm

- Mật độ hạt gieo: trung bình 1kg hạt được gieo trong luống có diện tích khoảng 20 đến 30 m2

- Yêu cầu: các hạt được gieo đều trên bề mặt luống ươm, sau đó phủ 1 lớp đất hoặc trấu dày khoảng 0,5 đến 1cm trên bề mặt

- Nếu trời nắng gắt ( trên 50.000 lux, cần che 1 lớp lưới đen, giảm 40% cường

độ ánh nắng) Nếu trời mưa to cần che phủ nilong, tránh mưa cho cây

- Thời gian gieo hạt tốt nhất vào lúc trời mát ( chiều tối)

- Hàng ngày tưới ẩm và kiểm tra quá trình nẩy mầm của hạt giống Giai đoạn này cần chú ý sự xuất hiện của kiến, nếu thấy kiến xuất hiện thì dùng tiếp Ascend 20SP 10-16ml/16L, phun ướt đẫm vào đất

B3.3 Gieo hạt vào khay ươm

a) Chuẩn bị khay ươm

- Khay thiết kế bằng khung gỗ hoặc nhựa có nhiều ô nhỏ hoặc khay trơn có kích thước khoảng 40 x 60 x 15 cm, đáy có lỗ thoát nước;

- Cho hỗn hợp đất đã chuẩn bị (đất thịt, cát, vỏ trấu hun theo tỉ lệ 2:1:1) sẵn vào khay dày 5-10cm

b) Cách gieo hạt vào khay ươm

- Gieo đều hạt, lấp đất;

- Nếu trời nắng gắt cần che lưới Nếu trời mưa to cần che phủ nilong;

- Hàng ngày tưới ẩm và kiểm tra quá trình nẩy mầm của hạt giống, phòng trị kiến ăn hạt bằng cách phun thuốc hóa học Ascend 20SP 10-16ml/16L phu ướt đẫm vào đất

Bước 4: Chăm sóc cây con sau khi gieo

- Tưới nước: sau khi gieo, ta cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo độ

ẩm đất duy trì ở mức 70-75%

- Phòng trừ sâu bệnh: Hạt mai sau khi gieo khoảng 7-10 ngày sẽ bắt đầu nảy mầm, khi cây ra lá cần chú ý có thể xuất hiện sâu róm, sâu ăn lá Nếu có thì diệt ngay bằng tay

Trang 7

- Sau khi gieo được 60 đến 70 ngày, chiều cao cây đạt 5 - 7cm; có 3 đến 4 lá thật, lá có màu xanh, chuyển sang bánh tẻ, thân mập, khỏe mạnh, không gầy vóng, thì

đủ điều kiện bứng đi trồng vào bầu

Bước 5: Bứng cây con vào bầu nilong

Những cây gieo ở luống đất và khay ươm phải bứng, trồng vào bầu nilong, để sau này ghép

B5.1 Chuẩn bị giá thể

- Giá thể sử dụng bao gồm: đất thịt nhẹ + phân chuồng hoai mục + trấu hun, với tỉ lệ 2:1:1; trộn cùng phân vi sinh và lân với tỷ lệ: 0,5kg phân vi sinh + 0,5kg lân+ chất kích thích ra rễ (Root Vimix 2; 20ml/16L)/100kg giá thể;

- Sử dụng bầu nilong, kích thước 20 x 15 cm, có lỗ ở đáy;

- Cho hỗn hợp đất đã chuẩn bị vào gần đầy bầu, cách mặt bầu khoảng 2cm; Tránh xếp trực tiếp xuống nền xi măng vì bầu cây sẽ bị nóng, nhanh mất nước

B5.2 Bứng và trồng cây con vào bầu

a) Chuẩn bị dụng cụ bứng cây con

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bứng và trồng cây con: Que cấy, xô, đựng cây con, kéo sắc để cắt rễ, dao nhọn hoặc thuổng để bứng cây

- Trước khi bứng 1- 2 tiếng, tưới nước đủ ẩm cho luống gieo ươm và khay ươm Điều này sẽ dễ dàng hơn khi bứng cây và khi cấy cây không bị dính đất vào que cấy, mặt khác môi trường đất ẩm, mát giúp rễ cây thích nghi nhanh hơn

b) Thời điểm bứng cây mai: những ngày thời tiết không quá nắng nóng, mưa to, gió lớn, hay giá rét

c) Cách bứng cây con: Bứng nhẹ nhàng cây, sao cho không bị đứt nhiều rễ d) Trồng cây con vào bầu:

- Sử dụng que cấy tạo lỗ trên bầu để cấy cây mai con Đầu cấy to hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước cây cấy Trước khi tạo lỗ cần ước lượng chiều dài của rễ để tạo lỗ tương ứng với chiều dài rễ cây

Trang 8

- Đối với những cây mai con có rễ cọc dài, có thể xén bớt cho phù hợp với bầu tuy nhiên cần lưu ý việc cắt rễ cây chỉ tiến hành khi cây có bộ rễ khỏe, các rễ chùm màu nâu đã phát triển

- Cấy cây mai con vừa ngang cổ rễ không ngập thân hay để hở cổ rễ trên mặt đất Nếu cấy quá sâu cây sẽ bị ngẹt gốc dẫn đến héo và chết cây, nếu quá nông cây sẽ

bị đổ khi tưới nước hoặc gặp gió to

- Dùng bình ozoa tưới vừa đủ ẩm giúp hệ rễ và lá cây hồi phục nhanh đồng thời cây không bị đổ ngã

Bước 6 Chăm sóc cây con sau khi trồng

B6.1 Che sáng sau trồng

Cây con sau khi được trồng trong bầu cần phải cần che 70% đến 80% ánh sáng trực xạ ( để ánh sáng chỉ còn 3.000- 10.000 lux) Sau khoảng 3 đến 4 tuần, cây đã phục hồi thì có thể dựa vào tình hình thời tiết cụ thể mà giảm độ che dần xuống khoảng 50% hoặc 30% Sau thời gian trồng khoảng 3 tháng thì không cần che nắng cho cây

Cây có đủ ánh sáng, dinh dưỡng và nước biểu hiện: thân cây thẳng, màu lá xanh đậm, phát triển tốt Nếu thân cây nghiêng về phía ánh sáng mặt trời, cây vóng, cao, gầy, chứng tỏ ánh sáng chưa đủ nên cần phải điều chỉnh ngay

B6.2 Tưới nước

Để có thể đáp ứng vừa đủ lượng nước cho cây, trước khi tưới nước nên kiểm tra

độ ẩm trong đất bằng cách ấn nhẹ vào đất trong bầu: nếu đất quá ẩm hoặc vừa đủ ẩm thì không nên tưới thêm nước, nếu đất quá khô phải tưới đẫm

Nước sử dụng để tưới là nước được lấy từ các nguồn khe, suối, ao, giếng Nước có nồng độ pH = 7 (trung tính), không bị nhiễm chua, mặn, không dùng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt

Với cây mai con mới trồng vào được xếp trong giàn che, có thể tưới 3-4 lần/ngày ở dạng sương mù, lượng nước đủ làm mát thân, lá cây giúp cây nhanh hồi phục và nhanh thích nghi với môi trường mới

Với cây mai con đã chuyển ra ngoài tự nhiên nếu thời tiết nắng nóng, khô nên tiến hành tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát Nếu thời tiết ẩm, sương mù

Trang 9

nên tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng Đặc biệt, nếu đêm có sương muối ngày nắng nóng phải tiến hành tưới sáng sớm để phá sương muối trên mặt lá

B6.3 Làm cỏ, phá váng

Sau 2-3 tuần trồng cây mai con, mặt đất sẽ xuất hiện cỏ dại và lớp đất mặt có biểu hiện đóng váng Để lâu cỏ dại sẽ phát triển càng mạnh và mặt đất sẽ xuất hiện váng đất màu xanh, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây

Làm cỏ và phá váng cho cây 1 lần/tháng Công việc này có thể thực hiện cùng thời gian tưới bón phân

B6.4 Theo dõi dịch bệnh, sâu hại cây con

Nếu phát hiện dịch bệnh cần khống chế và xử lý kịp thời bằng biện pháp cách ly hoặc loại bỏ những cây bị bệnh Bên cạnh đó có thể phun thuốc trừ nấm, nên sử dụng thuốc thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên để phun Ngoài ra có thể sử dụng vôi bột, tro bếp

Với sâu hại là dế nâu cắn rễ và thân cây ta có thể khắc phục bằng việc đảo bầu, rắc vôi và đầm lại nền kết hợp bắt thủ công bằng việc đổ nước vào tổ

Nếu gặp trường hợp nhiều loại sâu bệnh như sâu cuốn lá, trĩ, nhện đỏ cần sử dụng các thuốc đặc trị (tốt nhất là sử dụng những thuốc thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên để phun)

B6.5 Bón phân

Sau khi cây trồng được 3-4 tuần, lúc này cây đã ổn định, tiến hành bón phân bằng hình thức tưới Có thể pha loãng phân chuồng, NPK tổng hợp kết hợp phân bón lá phun tưới định kỳ 1 lần/tháng Mỗi lần bón từ 1-2kg phân NPK cho 100 m2 vườn ươm

Khi cây được 16-18 tháng tuối, chiều cao cây đạt 60-80 cm, đường kính gốc 0,5- 0,7 cm, có thể tiến hành ghép

Trang 10

Tóm tắt quy trình kĩ thuật gieo hạt mai vàng Yên Tử

Bước 1.Chọn hạt

giống

Bước 2.Xử lý hạt

giống

Bước 3.Ươm hạt

giống

Bước 4.Chăm sóc

cây con sau khi ươm

Bước 5.Bứng và

trồng cây con

vào đất/ chậu

Bước 6.Chăm sóc

cây con sau khi

trồng

 Vệ sinh hạt giống

 Ngâm hạt giống

 Xử lý nấm bệnh

 Chuẩn bị đất/cây

 Cách bứng cây con

 Trồng cây con vào bầu

 Gieo hạt vào bầu ươm

 Gieo hạt và luống ươm

 Gieo hạt vào khay ươm

 Chế độ ánh sáng

 Tưới nước

 Bón phân

 Làm cỏ, phá váng

 Theo dõi sâu, bệnh, hại cây con

Trang 11

B QUY TRÌNH KỸ THUẬT GHÉP

Quy trình kỹ thuật ghép mai vàng Yên Tử vào cây gốc ghép bao gồm 5 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn cây mai để sử dụng làm cây gốc ghép

Những cây mai được chọn làm cây gốc ghép cần có các tiêu chuẩn sau:

- Cây mai vàng gieo từ bằng hạt (có thể là các giống mai miền Nam, mai miền Trung, nhưng tốt nhất là dùng cây mai Yên Tử ) có sức sống cao, sinh trưởng, phát triển khỏe

- Chiều cao cây > 50cm, đường kính gốc ghép > 0,5cm, không bị sâu bệnh

Bước 2: Xử lý cây gốc ghép

Cách thức xử lý như sau:

- Xử lý đất, vệ sinh cây: Trước khi ghép khoảng 15 ngày, cây gốc ghép cần được

làm cỏ, bón phân, phun thuốc phòng trừ nấm, sâu bệnh Công việc này sẽ giúp gốc ghép khỏe hơn, khả năng ghép thành công cao và tránh được nấm (sâu) bệnh sau ghép

- Xử lý trước khi ghép: Trước khi ghép 2-3 ngày, gốc ghép cần được tưới đẫm

nước để gốc ghép hút đủ nước làm căng nhựa, vỏ cây dễ tách hơn; mắt/cành/mầm ghép

dễ dính và phát triển tốt hơn sau ghép

Bước 3: Chọn cắt và xử lý cành để lấy mầm/cành/mắt ghép

B3.1.Chọn cành mai để lấy mầm/cành/mắt ghép

Những cành mai vàng Yên Tử được chọn để lấy mầm/cành hoặc mắt ghép cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Cành mai cắt từ cây mai vàng Yên Tử thuần chủng, khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh;

- Cành cắt từ cây cho sai hoa và có đầy đủ các đặc tính của giống mai Yên Tử;

- Cành mai đang là cành bánh tẻ, không quá non, không quá già;

- Chọn những cành mai ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao; những cành có từ 6 - 8 mầm ngủ ở các nách lá to

Ngày đăng: 02/08/2017, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w