1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài giảng môn máy tàu thủy hàng hải

231 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 7,77 MB

Nội dung

Trang bị cho các kỹ sư Hàng hải, kỹ sư điện tàu thuỷ nắm được hệ thống năng lượng trên tàu. Máy tàu thuỷ là trái tim, là hệ thống tim mạch của con tàu. Vì lẽ đó người điều khiển tàu phải nắm được những kiến thức thiết yếu nhất về máy tàu thì mới có thể khai thác, chỉ huy được một cách an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trang 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Máy tàu thuỷ

1

Trang 3

I Khái niệm và phân loại máy tàu thuỷ Máy tàu thuỷ bao gồm:

- Hệ động lực chính tàu thuỷ: Dùng để sinh công cơ học, sinh ra lực đẩy tàu để

Máy chính là động cơ Diesel lai chân vịt Máy chính có thể là động cơ thấp tốc,

cao tốc hoặc trung tốc, có thể đảo chiều hoặc không đảo chiều

Hệ động lực chính Diesel lai chân vịt được truyền động có thể trực tiếp, qua lyhợp hoặc qua hộp số đảo chiều Chân vịt có thể là loại chân vịt biến bước hoặc địnhbước

Hệ động lực chính Diesel có thể dùng một động cơ lai 1 chân vịt, có thể hoặckhông qua ly hợp (truyền động trực tiếp) hoặc hai động cơ lai một chân vịt hoặcnhiều động cơ lai thứ tự nhiều chân vịt

* Hệ động lực chính Hơi nước:

- Máy hơi nước kiểu piston.???

- Tua bin hơi

* Hệ động lực chính Diesel - tua bin khí: Là tổ hợp giữa diesel, tua bin khí vớichân vịt Hệ động lực này tận dụng được ưu điểm riêng lẻ của từng loại riêng biệt

2 Hệ động lực phụ:

Trên tàu thường dùng các hệ động lực phụ để phục vụ cho các hoạt động của máychính và con tàu Hệ động lực phụ cơ bản xét đến đó là tổ hợp Diesel lai máy phát.Ngoài năng lượng cơ học để lai máy phát từ động cơ Diesel còn có thể dùng tua bin

3

Trang 4

hơi, tua bin khí (qua hộp giảm tốc) Hệ động lực phụ có thể kể đến nữa là các tổhợp máy lai - máy nén khí, máy lai - máy lọc, máy lai - bơm

II Sự phát triển của công nghiệp máy tàu thuỷ

Các động cơ trong hệ động lực chính tàu thuỷ thường được sử dụng, lắp đặt làđộng cơ đốt trong (ĐCĐT) và tua bin hơi (TBH) Ngoài ra còn dùng các tua bin khí(TBK) và tua bin chạy bằng năng lượng nguyên tử Tuy nhiên số lượng loại tàu nàyrất ít

Những năm gần đây một số nước có ngành đóng tàu tiên tiến đã chế tạo thànhcông lọai tàu chạy trên đệm không khí Trên các tàu loại này thì yêu cầu các kỹ sưHàng Hải lại càng phải có trình độ chuyên môn cao để khai thác hệ động lực tàuthủy

Trên tàu buôn dùng rộng rãi các động cơ Diesel thấp tốc với khả năng tăng áp caođồng thời với việc tăng lượng khí nén và nhiên liệu vào xi lanh

Để giảm khối lượng và kích thước hệ động lực, làm đơn giản hơn quá trình khaithác và bảo dưỡng sửa chữa trên thế giới đã áp dụng một số loại động cơ Dieseltrung tốc, thấp tốc hành trình dài

Hệ động lực tàu chuyên dụng đã dùng nhiều các tua bin khí và tua bin chạy bằngnăng lượng nguyên tử

Hiện nay hệ động lực nhiều máy (HĐLNM) được dùng vào mục đích duy trì côngsuất lớn cho các tàu chuyển động với tốc độ lớn HĐLNM dùng chủ yếu vào mụcđích quân sự và các tàu chuyên dụng khác Trên các tàu đó thường dùng các động

cơ chính cùng loại (Diesel, TBH hay TBK hoặc tổ hợp Diesel – TBK)

1 Hệ động lực nhiều máy (HĐLNM) dùng Diesel.

Trên các HĐL này dùng một bộ truyền động hộp số Bộ truyền động hộp số đóngvai trò bộ góp mômen, góp công suất của các động cơ thành phần Bộ góp cho phép

4

Trang 5

một hoặc nhiều động cơ có thể hoạt động riêng biệt hoặc đồng thời cùng lai mộtchân vịt.

2 Tổ hợp Diesel - Tua bin khí

Việc xuất hiện tổ hợp các máy kết hợp giữa các loại động cơ khác nhau do nhucầu ngày càng tăng về sử dụng năng lượng Việc dùng tổ hợp sẽ có ưu điểm của hailoại máy

3 Tự động hóa máy tàu thủy.

Các con tàu được trang bị các hệ thống thiết bị tự động để tăng khả năng hoạtđộng tự động cho chính các máy móc, thiết bị, nâng cao tính an toàn, tin cậy vàhiệu quả khai thác cho con tàu và máy móc trên tàu

* Mức A1 - Tàu được tự động hoá, không cần trực ca ở buồng máy và trung tâmđiều khiển (control center)

* Mức A2 - Tàu được tự động hoá, việc điều khiển máy móc, thiết bị ở buồng máyđược thực hiện từ xa tại buồng điều khiển (control room)

Hiện nay hầu hết các tàu vận tải biển của các công ty vận tải biển trong nước, mức

độ tự động hoá đều ở dưới mức A2 Thực tế là các tàu nhỏ cũ thì hầu như không có

tự động Các tàu lớn hơn song có tuổi khá cao tuy có mức độ tự động A2 songchúng làm việc không tin cậy Từ đó người khai thác thường xuyên phải trực cadưới buồng máy và vận hành khai thác tại máy

Các tàu đóng mới ngày nay có mức độ tự động hoá cao Trên các tàu này các thiết

bị tự động đã thay thế được những công việc trực ca bình thường Tình trạng hoạtđộng của máy được tự động điều khiển, điều chỉnh, dự báo hư hỏng để người khaithác biết kịp thời xử lý, đưa ra những biện pháp khai thác cần thiết, an toàn và kinh

tế cho hệ động lực

5

Trang 6

CHƯƠNG 2: NỒI HƠI 2-1 Định nghĩa và phân loại nồi hơi tàu thuỷ.

I Định nghĩa nồi hơi - Hệ thống nồi hơi.

1 Định nghĩa nồi hơi.

Nồi hơi tàu thuỷ là thiết bị sử dụng năng lượng của chất đốt (hoá năng của dầuđốt, than, củi) biến nước thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao, nhằm cung cấphơi nước cho thiết bị động lực hơi nước chính, cho các máy phụ, thiết bị phụ vànhu cầu sinh hoạt của thuyền viên trên tàu

Hình 2-1:.Sơ đồ nguyên lý của hệ động lực hơi nước

6

Trang 7

- Trên sơ đồ nguyên lý một hệ thống động lực hơi nước bao gồm các thiết bị cơbản sau đây.

Nồi hơi là thiết bị sinh hơi, hơi khi ra khỏi nồi hơi là hơi bão hòa ẩm đi vào bộphận quá nhiệt để sấy khô thành hơi quá nhiệt Sau khi quá nhiệt hơi đi vào tuabin

để giãn nở sinh công Quá trình giãn nở đoạn nhiệt làm cho áp suất giảm xuống,khi đi ra khỏi tua bin hơi đi vào bầu ngưng được làm lạnh và ngưng thành nước.Nước được bơm đưa trở lại nồi hơi Còn bầu ngưng được làm mát bằng nước biển

Để cấp nước vào nồi hơi bơm cần tạo ra một áp lực để thắng lực đẩy do áp lực củanước trong nồi hơi và lực cản của đường ống cấp nước

2 Hệ thống nồi hơi

* Hệ thống nồi hơi bao gồm:

- Nồi hơi (1 hoặc nhiều cái): Là bộ phận tạo ra hơi nước

- Thiết bị cung cấp nhiên liệu: Gồm két chứa nhiên liệu, bầu hâm, van, ống dẫn,các súng phun nhiên liệu

- Thiết bị cấp nước cung cấp nước đã lọc sạch và hâm nóng vào bầu nồi hơi: Gồmcác két chứa, két lọc nước, bơm cấp nước có áp suất đẩy lớn hơn áp suất trong bầunồi

- Thiết bị cấp gió: Gồm quạt gió và quạt hút khói nhằm cung cấp đầy đủ và liêntục không khí phục vụ cho quá trình cháy của nhiên liệu và khắc phục sức cản đểhút khói lò ra ngoài

- Thiết bị đo lường, kiểm tra: Gồm ống thuỷ, áp kế, nhiệt kế, van xả cặn, van xảkhí

- Thiết bị tự động điều khiển và tự động điều chỉnh quá trình làm việc của nồi hơi:Gồm điều chỉnh mức nước nồi hơi, lượng nhiên liệu và lượng gió vào tuỳ theo tải

7

Trang 8

trọng của nồi hơi, điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt, áp suất hơi và các quá trìnhlàm việc khác.

- Các thiết bị tự động bảo vệ: Như van an toàn, đinh chằng …

* Bản thân nồi hơi lại có thể có các bộ phận chính

- Buồng đốt: Là không gian dùng để đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí cháy (khí lò)

có nhiệt độ 900 ÷ 1350 oC và phân bố đều nhiệt lượng đảm bảo cho khí lò quétđều nồi hơi

- Hộp lửa: Là không gian dùng để đốt cháy nhiên liệu chưa kịp cháy trong buồngđốt và phân phối khí lò

- Bầu hơi, bầu nước, bầu góp

- Các cụm ống nước sôi, cụm vách ống hoặc các ống lửa: Là bề mặt trao đổi nhiệtchính của nồi hơi

- Bộ sưởi không khí tiết kiệm: Tận dụng nhiệt lượng của khí lò để sưởi nóngkhông khí cấp vào buồng đốt, tạo điều kiện cho quá trình cháy được tốt hơn, tăngkhả năng cháy hoàn toàn, tăng hiệu suất của nồi hơi Ngoài ra còn có khung dàn,

bệ, vỏ nồi hơi, đảm bảo cho nồi hơi làm việc bền chắc

8

Trang 9

II Phân loại nồi hơi tàu thủy

1 Phân loại theo công dụng người ta chia ra

a) Nồi hơi chính: Là nồi hơi cung cấp hơi nước cho thiết bị đẩy tàu trong các máy

hơi nước chính, hoặc tua bin hơi chính lai chân vịt và dùng cho các máy phụ, thiết

bị phụ và các nhu cầu sinh hoạt

b) Nồi hơi phụ: Hơi của nó sinh ra dùng cho các máy phụ, thiết bị phụ và nhu cầu

sinh hoạt

c) Nồi hơi tận dụng (nồi hơi kinh tế, nồi hơi khí xả): Là nồi hơi tận dụng nhiệt còn

cao của khí xả của dộng cơ Diesel chính để sản xuất hơi Hơi của nó dùng cho việchâm nóng dầu đốt, dầu nhờn và phục vụ sinh hoạt

d) Nồi hơi liên hợp “phụ - khí xả”: Là tổ hợp giữa nồi hơi phụ và nồi hơi khí xả _

Chiến

2 Phân loại theo cách quét khí lò và sự chuyển động của nước theo bề mặt đốt nóng

a) Nồi hơi ống nước: Là nồi hơi mà hỗn hợp nước và hơi đi trong ống, còn ngọn

lửa và khói lò quét ngoài ống

b) Nồi hơi ống lửa: Là nồi hơi mà ngọn lửa và khí lò quét trong ống còn hỗn hợp

nước và hơi bao ngoài ống

c) Nồi hơi liên hợp: Là nồi hơi ống lửa mà trong đó bố trí thêm một số ống nước

3 Phân loại theo tuần hoàn nước nồi

a) Nồi hơi tuần hoàn tự nhiên: Sự tuần hoàn của nước và hơi trong nồi hơi tạo nên

do sự chênh lệch về mật độ và do sự chênh lệch nhiệt độ gây nên (sự chênh lệch về

tỉ trọng giữa nước và hỗn hợp nước – hơi).

b) Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức: Sự tuần hoàn của hỗn hợp nước và hơi trong nồi

hơi nhờ tác dụng của ngoại lực bên ngoài (bơm tuần hoàn)

9

Trang 10

4 Phân loại theo áp suất nồi hơi

a) Nồi hơi thấp áp: Áp suất công tác PN≤ 2,2MPa (bar, KG/cm2)

b) Nồi hơi trung áp: PN = 2,2 ÷ 4,0MPa

c) Nồi hơi cao áp: PN = 4,0 ÷ 6,4 Mpa

d) Nồi hơi áp suất rất cao: PN > 6,4MPa

5 Phân loại theo cách bố trí ống tạo thành bề mặt đốt nóng.

Đơn vị (kG/cm2, MPa, atm)

- Áp suất nồi hơi (pN) là áp suất của nước và hơi bão hoà chứa trong bầu nồi – Áp suất trong bầu nước - hơi.

(Dựa vào PN tra bảng tìm được nhiệt độ bão hoà Ts)

10

Phs ,Ths

Trang 11

Hình 2-2: Sơ đồ thông số áp suất và nhiệt độ của NH

- Áp suất hơi sấy: ( Phs) là áp suất hơi khi ra khỏi bộ sấy hơi Phs < PN từ 1 ÷ 4atm

- Áp suất hơi giảm sấy: (Pgs) là áp suất hơi sau bộ giảm sấy, có Pgs< Phs

- Áp suất nước cấp: (Pnc) là áp suất sau bầu hâm, trước bầu nồi

Áp suất nước cấp cao hơn áp suất nước nồi hơi từ 3- 6 atm để thắng được sức cản

để đẩy được nước vào nồi hơi

2 Nhiệt độ

- Nhiệt độ hơi bão hoà – nhiệt độ sôi (Ts) là nhiệt độ của hơi bão hoà trong bầunồi

- Nhiệt độ hơi sấy: (Ths) là nhiệt độ của hơi sau bộ sấy hơi

- Nhiệt độ hơi giảm sấy: (Tgs) là nhiệt độ của hơi sau bộ giảm sấy

- Nhiệt độ nước cấp: (Tnc) là nhiệt độ nước cấp nồi sau bầu hâm trước bầu nồi

- Nhiệt độ khói: (Tkl) là nhiệt độ của khói lò ra khỏi nồi hơi

- Nhiệt độ không khí cấp: (Tkk) là nhiệt độ của không khí cấp vào buồng đốt

Trang 12

Chú ý: D x là lượng hơi bão hoà cung cấp cho máy phụ và hệ thống chứ không phải là lượng hơi bão hoà sinh ra tại bầu nồi.

Khi cần thiết, nồi hơi có thể quá tải đến sản lượng lớn nhất Dmax = (125 ÷ 140%)

DN (quá tải 25 – 40%)

4 Nhiệt lượng có ích

Ký hiệu: Qi

Đơn vị (Kcal/h ; KJ/h)

Là nhiệt lượng đã dùng vào việc đun sôi, bốc hơi, sấy hơi nước trong 01 giờ của

NH, tức là nhiệt lượng đã dùng để biến nước cấp thành hơi nước mà NH cung cấp

trong 01 giờ (Q i < Q cung cấp : Do tổn thất nhiệt để đốt nóng vỏ, các ống, vách nồi hơi…).

5 Hiệu suất nồi hơi.

Ký hiệu: ηN

Là tỷ số giữa nhiệt lượng có ích cho NH trên tổng nhiệt lượng do chất đốt toả ra(nhiệt lượng cung cấp cho nồi hơi)

Qi B - Lượng nhiên liệu tiêu thụ trong 01 giờ (Kg/ h)

ηN = Qi - Nhiệt lượng có ích (Kcal/h)

B.Qp

H - Nhiệt trị thấp của nhiên liệu (Kcal/ kg)

6 Suất tiêu hao nhiên liệu.

Ký hiệu: ge ; đơn vị: (kg/mlci h)

Là lượng chất đốt cần dùng để hệ động lực phát ra một mã lực có ích trong 01giờ

VD: Nồi hơi đốt dầu PN =100 ÷ 120 atm và Ts =5500c → ge =200 ÷ 210 g/mlci.h

12

Trang 14

2-3 Sơ đồ nguyên lý của nồi hơi ống lửa

I Nồi hơi ống lửa ngược chiều (Tuần hoàn tự nhiên)

1 Sơ đồ kết cấu:

1 Thân nồi 5 Không gian nước 9 Hộp lửa.

2 Cụm ống lửa 6 Nắp hộp lửa 10 Buồng đốt.

3 Đinh chằng dài 7 ống thuỷ 11,13 Cửa kiểm tra.

4 Không gian hơi 8 Đinh chằng ngắn 12 Mặt sàng trước.

Hình 2-3 Sơ đồ nồi hơi ống lửa ngược chiều.

* Bầu nồi: Có dạng hình trụ tròn được ghép từ 1, 2 hoặc 3 tấm thép bằng mối hànhoặc đinh tán Vật liệu là thép (20k, 25k hoặc T5K), ở trên bầu nồi có khoét cáccửa hình elíp để thuận tiện cho vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa

* Buồng đốt: Có cấu tạo hình lượn sóng để tăng bề mặt tiếp xúc, tăng độ cứngvững và bảo đảm có thể co dãn khi nhiệt độ thay đổi (có thể có 1, 2 hoặc nhiềubuồng đốt)

14

Trang 15

* Hộp lửa: Có dạng hình hộp, phần đỉnh bị thu hẹp lại, số hộp lửa tương ứng với

số buồng đốt Phần trên đỉnh hộp lửa bố trí thanh gia cường bằng mã đỉnh hộp lửa.Một mặt của hộp lửa được khoét các lỗ để lắp các ống lửa Ba mặt còn lại của hộplửa liên kết với nắp sau của bầu nồi và các mặt khác bằng các đinh chằng ngắn

* Hộp khói: Khí lò đi ra khỏi ống lửa được dẫn vào hộp khói trước khi đi quét qua

bộ sưởi không khí, bộ hâm nước tiết kiệm và đi ra ống khói

Phía trước hộp khói có cửa hộp khói, qua nó ta có thể tiến hành lau chùi muộihoặc bịt bỏ những ống lửa bị nứt vỡ

* Bầu khô hơi: Làm tăng chiều cao của không gian hơi trong thân nồi, do đó buộccác hạt nước lớn trong hơi nước rơi trở về không gian nước, kết quả làm tăng độkhô của hơi, miệng của bầu khô hơi được khoét ở thân nồi và được hàn vào thânnồi

2 Nguyên lý hoạt động:

- Nhiên liệu và không khí được đưa vào buồng đốt (10) thực hiện quá trình cháytạo ra khí lò Khí lò đi vào hộp lửa (9) cháy nốt phần nhiên liệu chưa kịp cháytrong buồng đốt và phân phối khí cháy cho các ống lửa Khí cháy tiếp tục đi qua bộ

15

Trang 16

sấy hơi (quá nhiệt) rồi đi qua hộp khói, qua bộ hâm nước tiết kiệm, bộ sưởi khôngkhí rồi ra ngoài.

- Nước trong bầu nồi nhận nhiệt xung quanh buồng đốt, xung quanh hộp lửa vàchủ yếu là ở các ống lửa, hoá hơi Hỗn hợp nước và hơi có tỷ trọng bé hơn so vớinước Chính sự chênh lệch tỷ trọng đó tạo nên vòng tuần hoàn của nước ở trongnồi hơi ống lửa

- Hơi trích từ nồi thực hiện qua bầu khô hơi và qua bộ sấy hơi thành hơi quá nhiệtrồi tới các thiết bị tiêu thụ hơi

- Chú ý mực nước luôn phải ngập hết các ống để tránh cháy ống

3 Ưu nhược điểm

- Độ khô của nồi hơi tương đối cao do chiều cao của không gian hơi khá lớn.Không cần thiết bị khô hơi

- Kết cấu bền, sử dụng đơn giản

* Nhược điểm:

- To nặng, thân và nắp nồi rất to, rất dày, nhưng không phải là bề mặt hấp nhiệt,cường độ bốc hơi yếu, do đó chỉ dùng cho loại nồi hơi có thông số thấp

- Thời gian nhóm lò lấy hơi rất lâu (6÷10 giờ) do chứa nhiều nước

- Khi nổ sẽ xé vỡ thân nồi rất nguy hiểm

16

Trang 17

Nồi hơi ống lửa thường chỉ được dùng làm nồi hơi phụ nhất là các tàu dầu (ở loạitàu này, trong nước cấp thường có lẫn dầu) Ngoài ra còn được dùng cho tàu máyhơi nước nhỏ, nhất là các tàu lai dắt mà có tải trọng luôn biến đổi (vì nồi hơi chophép quá tải lớn: 25 – 40%).

17

Trang 18

2-4 Nồi hơi ống nước

Nước tuần hoàn bên trong ống, khí lò quét qua bên ngoài ống Có nồi hơi ống nước tuần hoàn tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức Nồi hơi ống nước tuần hoàn tự

nhiên gồm có các loại: Kiểu khí lò đi chữ Z, kiểu chữ D nghiêng, chữ D đứng 3bầu đối xứng, 3 bầu không đối xứng…

Hình 2-4: Nồi hơi ống nước chữ D đứng

I Ưu nhược điểm:

Trang 19

- Do ống nhỏ, cong, cường độ trao đổi nhiệt và thông số hơi cao nên cần nước cấpnồi chất lượng tốt Việc coi sóc bảo dưỡng cần tốt hơn.

- Do ít nước nên năng lượng tiềm tàng bé, khi nhu cầu về hơi nước đột ngột tănggiảm sẽ khó đảm bảo giữ áp suất hơi ổn định

- Chiều cao không gian hơi trong bầu bé, nếu không có thiết bị khô hơi thì độ ẩmcủa hơi nước khá cao

II Nồi hơi ống nước chữ D đứng.

Hình 2.26 Sơ đồ nguyên lý của nồi hơi ống nước 2 bầu kiểu chữ D đứng

1 – bầu nước – hơi, 2 – bầu nước, 3 – ống góp nước

4 – các ống nước xuống, 5 – các ông nước, 6 – các ống nước-hơi lên,

7 – các ống nước-hơi lên, 8 – các ống nước-hơi lên, 9 – bộ hâm nước tiết kiệm,

10 - bộ sưởi không khí, 11- tấm dẫn khí, 12 – bộ sấy hơi

19

Trang 20

a Sơ đồ nguyên lý:

Nguyên lý làm việc của nồi hơi chữ D đứng thể hiện trên hình 2.26

Khí lò đi ngoài ống trao nhiệt cho nước ở trong ống để sinh ra hơi

Nồi hơi có 3 mạch tuần hoàn:

- Mạch tuần hoàn I:

Nước từ bầu 1 đi xuống các ống 4 vào bầu 2, sau đó vào các ống lên 6, nhậnnhiệt hoá hơi Hỗn hợp nước hơi trong ống 6 có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của nước

ở các ống xuống 4, bị nước đẩy lên bầu 1

- Mạch tuần hoàn II:

Nước từ bầu 1 đi xuống các ống 4 vào bầu 2, sau đó vào các ống lên 8, nhậnnhiệt hoá hơi Hỗn hợp nước hơi trong ống 8 có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng của nước

ở các ống xuống 4, bị nước đẩy lên bầu 1

- Mach tuần hoàn III:

Nước từ bầu 1 đi xuống các ống 4, vào bầu nước 2, đi vào các ống 5 ở đáy nồihơi, vào hộp góp 3, đi lên các ống 7 bố trí ở quanh vách buồng đốt nồi hơi, hấpnhiệt bức xạ của khí lò sinh ra hơi, hỗn hợp nước-hơi ở các ống 7 bị nước có tỷtrọng cao hơn ở các ống xuống 4 đẩy về bầu 1

Lớp ống lên 7 được lắp kín quanh buồng đốt ngoài nhiệm vụ nhận nhiệt bức xạcủa buồng đốt để sinh hơi, còn có nhiệm vụ bảo vệ vách buồng đốt không bi cháyhỏng

b Ưu, nhược điểm:

Nồi hơi có đầy đủ các ưu, nhược điểm của nồi hơi ống nước đứng Ngoài ra nồihơi chữ D đứng còn có các ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

- Chiều ngang của nồi hơi bé

20

Trang 21

- Tiện bố trí các bề mặt tiết kiệm trong đường khói lò thẳng đứng, nên nồi hơigọn nhẹ, có thể bố trí 2 nồi hơi trên 1 tàu.

- Cấu tạo đơn giản, bố trí được các bề mặt hâm nước tiết kiệm và bề mặt sưởikhông khí lớn, nên hiệu suất của nồi hơi cao

- Bộ hâm nước tiết kiệm và bộ sưởi không khí được đặt trong đường khói lòthẳng đứng nên giảm được chiều cao của nồi hơi

- Do có tấm dẫn khí nên khói lò quét khắp được qua các bề mặt hấp nhiệt vàvận tốc của khói lò tăng lên, làm tăng hệ số truyền nhiệt trong nồi hơi

Nhược điểm:

- Đòi hỏi chất lượng nước cao, sử lý kỹ càng

- Cần phải có bộ tự động cấp nước

- Cần người sử dụng giỏi

III Nồi hơi ống nước chữ D nghiêng

Hình 2-6: Sơ đồ NHON chữ D nghiêng.

21

Trang 22

1 Đặc điểm kết cấu: Kiểu nồi hơi này có 2 bầu (1 bầu nước – hơi và 1 bầu nước)

ngoài ra còn có bầu góp vào vách ống, chỉ có một đường khí lò, ống của các cụmnước sôi dốc nghiêng 35 ÷ 700 Có vách ống ba phía hoặc bốn phía

Bộ sấy hơi kiểu nằm (để có thể đặt giữa 2 cụm nước sôi ) có bộ hầm nước tiếtkiệm và bộ sưởi không khí tiết kiệm Có khi bầu dưới có đặt tấm dẫn để chia dòngnước cho cụm nước sôi và cụm vách ống

- Nồi hơi chỉ có 2 bầu, lại có vách ống nên giảm được diện tích các cụm ống nướcsôi, nên gọn nhẹ, chiều ngang hẹp, rất tiện lợi bố trí hai nồi hơi trên tàu, giá thànhchế tạo thấp Bộ sấy hơi nằm ngang có thể rút ra phía vách trước nồi hơi để bảodưỡng

- Ống có góc vuông lớn không cần tấm dẫn khí vẫn có thể đảm bảo khí lò quétkhắp mặt hấp nhiệt

- Các ống to có góc nghiêng lớn nên mạch tuần hoàn tương đối bảo đảm

- Kiểu nồi hơi này có các mạch tuần hoàn của nước như sau:

Nước trong cụm nước sôi thứ I (cụm ống lên) gần buồng đốt hơn nên hấp thụđược nhiều nhiệt hơn, cường độ hoá hơi lớn, một phần bốc thành hơi hình thànhhỗn hợp nước hơi có tỷ trọng nhẹ; nước ở trong cụm nước số II (cụm ống xuống9) hấp thụ được ít nhiệt nên nước trong các ống ấy không bị bốc hơi Nước ấy có tỷtrọng lớn hơn từ đó hình thành mạch tuần hoàn như sau: Nước từ bầu 1 theo cácống 9 xuống vào bầu nước 7, một phần theo các ống lên 3 trở về bầu 1 (1→

9→7→3→1 ) Một phần đi vào các ống nước đặt ở đáy 6 rồi đi vào bầu góp của

22

Trang 23

vách ống 5, từ bầu góp theo các ống 2 lên ở vách ống và trở về bầu trên 1.(1→9→7→ 6→5→2→1).

2-5 Nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần:

Hình 2-7: NHON tuần hoàn cưỡng bức.

1 Sơ đồ kết cấu

Hình 2-8: Sơ đồ NHON tuần hoàn cưỡng bức

Đối với nồi hơi tuần hoàn tự nhiên, không cho phép chế tạo nồi hơi có thông sốcao, sự tuần hoàn lại không đảm bảo vững chắc do đó dễ bị cháy hỏng vì khi ấy độ

23

Trang 24

chênh lệch về tỷ trọng giữa nước và hơi nước bão hoà không lớn, cột áp động lực

bé không cho phép bố trí ống với đường kính nhỏ, không dùng được ống uốn khúcnhiều lần, lưu tốc tuần hoàn bé do đó nồi hơi to nặng

Vì vậy đối với nồi hơi cao áp (áp suất cao hơn áp suất tới hạn) bắt buộc phải dùngnồi hơi tuần hoàn cưỡng bức vì khi ấy độ chênh lệch về tỷ trọng bằng không

Những nồi hơi thông số thấp, cần thật gọn nhẹ nên dùng nồi hơi tuần hoàn cưỡngbức kiểu tuần hoàn nhiều lần (hoặc kiểu lưu động thẳng)

2 Nguyên lý làm việc và tuần hoàn cưỡng bức:

Sự tuần hoàn của nước và hơi không phải là dựa vào đối lưu tự nhiên mà là nhờcột áp của bơm tuần hoàn cưỡng bức (10) Nước từ bầu phân ly (2) được bơm tuầnhoàn cưỡng bức (10) đưa tới ống góp vào (8) chia cho ống nước sôi ruột gà (6)(gồm đoạn ống hấp nhiệt bức xạ và đoạn ống hấp nhiệt đối lưu) Sau đó nước vàhơi được đưa tới cụm ống góp nước ra (12) rồi trở về bầu phân ly (2) Tại đâynước và hơi được tách ra, hơi được lấy từ không gian phía trên đi tiêu dùng Hơibão hoà từ bầu (2) qua van hơi chính đi công tác

Khí cháy được tạo ra ở buồng đốt, quét qua các bề mặt trao đổi nhiệt của các cụmống ruột gà truyền nhiệt cho nước ở trong ống Nước đi trong ống nước sôi bốcthành hơi, hình thành hỗn hợp nước hơi đi vào bầu phân ly (2) Còn nước cấp vàonồi hơi được bơm cấp nước (1) hút nước từ két (11) đưa vào bầu phân ly (2)

Bội số tuần hoàn K = Gn / Dn = 6 – 8

Gn: Khối lượng nước cấp

D N: Sản lượng nồi hơi

Nghĩa là lưu lượng nước bằng 6 - 8 lần lượng sinh hơi

Ưu khuyết điểm và công dụng:

* Ưu điểm:

24

Trang 25

- Nhờ bơm với cột áp 20 - 30 m H20 khắc phục sức cản tuần hoàn do đó có thể tuỳ

ý bố trí ống của các mặt hấp nhiệt, có thể dùng ống ruột gà nên bề mặt trao đổinhiệt tuỳ ý, nồi hơi rất gọn nhẹ và dễ bố trí trên tàu

- Nhóm lò rất nhanh , lấy hơi nhanh (15 - 20 phút)

- Làm việc ổn định khi tải thay đổi (tính cơ động tốt)

* Khuyết điểm:

- Bơm tuần hoàn phải chịu nhiệt độ cao (180 - 3200c) nên tuổi thọ không cao

- Do ống ruột gà nên khó vệ sinh sửa chữa, do vậy cần nước phải chất lượng cao

Do đó nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần chỉ dùng làm nồi hơi phụ, nồi hơikhí xả với lượng sinh hơi D = 0,2 - 12 tấn /giờ

2-6 Nồi hơi liên hợp phụ khí xả:

Hình 2-9: Nồi hơi liên hợp phụ khí xả

1 Sơ đồ kết cấu:

* Nồi hơi liên hợp ống lửa - ống nước: Là nồi hơi phụ ống lửa, nồi hơi khí xả ống nước.

1 Bơm dầu đốt 8 Ống góp nước vào.

2 Quạt gió 9 Két nước cấp.

3 Cụm ống lửa 10 Bơm nước cấp.

25

Trang 26

4 Không gian hơi 11 Bơm nước tuần hoàn.

5 Van chặn 12 Buồng đốt của nồi hơi phụ.

6.Ống góp nước – hơi ra 13.Ống xả của động cơ diesel chính.

7 Cụm ống ruột gà của nồi hơi khí xả.

Hình 2-9: Sơ đồ nồi hơi liên hợp phụ khí xả.

2 Nguyên lý hoạt động:

Hệ thống liên hợp nồi hơi khí thải tuần hoàn cưỡng bức, nồi hơi phụ ống lửangược chiều Khi động cơ diesel chính dừng thì cho nồi hơi phụ hoạt động Quạtgió và bơm dầu sẽ cung cấp không khí và nhiên liệu vào buồng đốt tạo nên hỗnhợp khí cháy trong buồng đốt nồi hơi, khí cháy đi vào cụm ống lửa trao nhiệt chonước để đun sôi nước trong nồi hơi rồi đi ra ống khói Khi này hơi được sản ra nhờviệc đốt nồi hơi phụ

Khi tàu chạy, nồi hơi khí thải cung cấp hơi nước, còn nồi hơi phụ không đốt dầu

chỉ có tác dụng của một bầu phân ly hơi Nước từ trong không gian nước của

nồi hơi phụ qua van hút vào bơm tuần hoàn cưỡng bức 11, đưa tới ống góp vào 8tới các ống ruột gà 7 của nồi hơi khí thải, hấp nhiệt của khí thải động cơ hình thànhhỗn hợp nước hơi vào cụm ống góp ra 6 rồi trở về nồi hơi phụ tiến hành phân ly

26

Trang 27

thành nước và hơi Hơi nước được dẫn từ nồi hơi phụ theo đường hơi chính ra đếnnơi tiêu dùng Để giúp cho nồi hơi khí thải nhanh chóng cung cấp đủ hơi nước cóthể đồng thời đốt nồi hơi phụ, khi động cơ chính chạy ở chế độ nhỏ tải

2-7 Các thiết bị an toàn và kiểm tra

I Van an toàn

Nhiện vụ : Khi áp suất trong bầu nồi và trong bầu sấy hơi bắt đầu vượt quá áp suất

quy định (được cài đặt) cho nồi hơi, van an toàn sẽ tự động xả bớt một phần hơinước ra ngoài trời, bảo đảm an toàn cho nồi hơi

1.Van an toàn kiểu đẩy thẳng không có vành điều chỉnh

27

Trang 28

Điều kiện mở van ra

R< (PN + ∆P) F

PN Áp suất qui định của nồi hơi

F: Diện tích nấm van được hơi nước tác dụng lên

∆P Độ tăng áp suất

Thường áp suất mở van an toàn là:

Pmở =1,04 PN => ∆P = 0,04 PN(áp suất trong nồi hơi tăng lên 4% thì VAT sẽ mở ra).

Kết cấu loại này đơn giản nhưng quá trình đóng mở không dứt khoát, hay bị runggiật làm hại mặt tỳ và nấm van

2 Van an toàn kiểu đẩy thẳng có vành điều chỉnh

Hình2-11:Van an toàn kiểu đẩy thẳng có vành điều chỉnh

Do sử dụng vành điều chỉnh, có thể thay đổi điểm tỳ của nấm van và thực tế làmtăng diện tích tác dụng của hơi nước lên nấm van do vậy lực tác dụng của hơi nướclên nấm van tăng và có thể điều chỉnh sức căng lò xo lớn hơn (R'>R)

Điều kiện mở van:

Trang 29

Van an toàn kiểu đẩy thẳng được sử dụng rộng rãi đối với nồi hơi có PN < 20 atm.Những nồi hơi có PN>20 atm thì van an toàn kiểu đẩy thẳng có một số nhược điểm.

- Lò xo của van lớn, khó chế tạo;

- Do thường xuyên bị nộn , lò xo của van dễ mất tính đàn hồi;

- Dễ bị rò nước, rò hơi;

Do vậy những NH có PN >20 atm thì không dùng van an toàn kiểu đẩy thẳng

3 Van an toàn kiểu xung (hay kiểu có van phụ):

29

Trang 30

lên piston 2 thắng lực tác dụng lên nấm van 1 đẩy piston chính về bên trái, xả bớthơi nước làm áp suất hơi nước giảm, đảm bảo an toàn cho NH.

Khi hệ piston chính dịch chuyển về bên trái, lò xo van 3 bị kéo ra, khi áp suất

NH giảm thì piston 5 van phụ lại đi xuống đóng đường dẫn hơi 6 vào bên phảipiston 2 khử lực tác dụng hơi bên phải piston 2 Hệ 1-2 trở về vị trí cũ nhờ sứccăng của lò xo 3 Nấm van 1 bình thường được đónglại nhờ áp suất hơi

- Ưu điểm: Làm việc ở áp suất cao mà chỉ cần lò so nhỏ Van chính được đóng bởi

áp suất hơi nên nhỏ gọn, bền chắc Lò so của van chính thường xuyên ở trạng tháikhông làm việc nên bền Việc đóng mở dứt khoát, không bị rung giật

- Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp; chỉ sử dụng cho NH có thông số cao

đã cạn Giúp cho người khai thác biết NH đã bị cạn nước

III Ống thuỷ

Là 1 thiết bị dùng để theo dõi mực nước nồi hơi Mỗi nồi hơi ít nhất phải có 2 ốngthủy đặt sát ngay cạnh bầu trên để thấy rõ mực nước trong nồi hơi

30

Trang 31

1.Ống thuỷ thông thường (ống thuỷ

Như vậy mực nước ở ống thuỷ tinh chính là mực nước nồi hơi

Thực tế do sự mất mát nhiệt ở bên ống thủy

γ2 (ống thuỷ) > γ1 (nồi hơi) => h2 < h1Thông thường h2 = h1 — ( 1 ÷5mm)

PN: Áp suất trong NH

h1: Mực nước trong nồi hơi

h2: Mực nước trong ống thủy

γ 1, 2 :Tỷ trọng của nước trong nồi hơi, ống thủy

Trước khi đọc mực nước trên ống thuỷ phải thông rửa và sấy nóng ống thuỷ.

31

Trang 32

2 Ống thuỷ đặt thấp (ống thuỷ tối):

a Sơ đồ kết cấu:

Hình 2-13: Sơ đồ ống thuỷ đặt thấp

b Nguyên lý làm việc.

Đối với những nồi hơi cao lớn theo dõi ống thuỷ sáng bất lợi vì đặt cao, phải trèo

để xem Do vậy thường dùng thêm ống thuỷ đặt thấp, trong ống thuỷ đặt thấp chứachất lỏng nặng pha màu.(CCl4Cr2H16ON4)

Ống thủy đặt thấp cũng làm việc theo nguyên lý bình thông nhau giữa bên A và B.Nhánh ống bên B luôn có chiều cao chất lỏng không đổi.Vì có vách ngăn trongbầu ngưng hơi, bầu này không bọc cách nhiệt nên hơi nước luôn ngưng tụ tràn quavách, làm cho (HB + H2 = const)

Cột áp bên A = Cột áp bên B

Khi mực nước nồi hơi thay đổi (chẳng hạn mực nước nồi tăng) thì H1 tăng, cột ápbên A > cột cáp bên B đẩy hệ cân bằng về nhánh B làm HA giảm và HB tăng lên.Khi mực nước nồi giảm thì sẽ có HB giảm

32

Trang 33

Như vậy HB tăng giảm theo mực nước nồi hơi quan sát mực nước nồi qua mựcchất lỏng nhánh B theo một tỷ lệ xích nào đó.

IV Thiết bị điện cảnh báo mực nước

Ngược lại khi mực nước nồi quá thấp, quả phao (phần tử cảm ứng) sẽ hạ xuốngđóng công tắc điện về mạch mực nước thấp làm cho đèn báo mực nước thấp sánglên và còi báo động kêu

Muốn dừng còi kêu và tắt đèn có thể ấn nút dừng báo động và phải khắc phục đểmực nước lại bình thường thì đèn trắng sáng và còi không kêu

33

Trang 34

2-8 Nước nồi hơi

Để đảm bảo cho nồi hơi làm việc an toàn, tin cậy, kéo dài tuổi thọ và mang

lại hiệu quả kinh tế cao, yêu cầu nước cấp NH phải đảm bảo chất lượng và đảmbảo các tiêu chuẩn quy định

I Các tiêu chuẩn của nước nồi hơi

Chất lượng nước nồi được đánh giá qua các chỉ tiêu nước nồi hơi

1 Độ vẩn đục: Là các hạt lơ lửng gây vẩn đục nước nồi hơi.

2 Lượng cặn khô: Là lượng của chất hữu cơ và vô cơ tan đến dạng phân tử ở

dạng keo (mg/lit)

3 Lượng muối chung: Là tổng số muối khoáng hoà tan trong nước (mg đương

lượng/lít)

4 Lượng dầu: Xác định lượng dầu có trong một lít nước nồi hơi (mg/lít).

5 Lượng khí: Xác định lượng khí O2 và CO2 có trong một lít nước nồi hơi

6 Độ Clorua: Biểu thị lượng muối Clorua trong nước - là trị số mg ion Cl- trong

một lít nước (mg ion Cl-/ 1 lít nước nồi)

7 Độ cứng: Tổng số các ion Ca2+ và ion Mg2+ của các muối can xi và magiê hoàtan trong nước (mg /lít) Có 2 loại độ cứng

- Độ cứng tạm thời: Biểu thị lượng muối bicacbonat canxi và magiê (Ca(HCO)2

và Mg(HCO3)2) Các muối này khi đun sôi nước sẽ tạo thành cáu bùn lắng xuốngđáy bầu nồi

- Độ cứng vĩnh cửu: Biểu thị các muối khác của canxi và magiê có trong nướcnhư CaSO4, MgSO4 , CaCl2, CaSl03 ) Các muối này khi đun sôi sẽ tạo thành cáucứng bám vào các bề mặt trao nhiệt của nồi hơi

Tổng số độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu bằng độ cứng chung.

8 Chỉ số PH: Biểu thị đặc tính của nước, thông qua chỉ số PH ta biết nước có

tính axit, nước trung tính hay nước có tính kiềm Nước trung tính có độ PH = 7

34

Trang 35

Nước có tính axít khi có độ PH<7 Nước có tính bazơ khi có độ PH >7 Nếu nước

có tính axít sẽ rất nguy hiểm cho nồi hơi vì khi nhiệt độ nước tăng, nước bị ion hoámạnh thêm, gây ăn mòn các chi tiết nồi hơi.Thông thường nước nồi hơi có độ PH =8÷11 (nước có tính Bazơ)

9 Độ kiềm: Khi pha thuốc chống cáu (Na2CO3, NaOH, Na3 PO4 ) vào nước nồihơi sẽ ngăn được cáu đóng lên bề mặt hấp nhiệt, đồng thời còn tránh được phảnứng gây nên bởi axit trong nồi Song nếu độ kiềm quá cao sẽ làm cho thiết bị giònnứt kiềm tính, làm hỏng kim loại màu do vậy cần khống chế độ kiềm của nước nồitrong phạm vi quy định

* Độ kiềm chung không biểu thị tổng số lượng các ion OH -, CO3-2, HCO3-, PO4-3trong một số lít nước

* Độ kiềm phốt phát Kp dùng để đo dung lượng Na3PO4 thừa trong nước nồi cótính dựa theo số lượng anhydric phốtpho P2O5 trong một lít nước

* Độ kiềm nitơrat Kn dùng để đo lượng NaNO3 (Nitratnatri) trong nước nồi.NaNO3 được pha vào nước nồi để chống dòn kiềm

Bảng tiêu chuẩn chọn nước nồi hơi

Tiêu chuẩn Đơn vị

lít < 0,5 < 0,02Hàm lượng dầu mg / lít <3 < 3

Trang 36

Độ kiềm nitơrat mg / lít 150 ÷300 120÷150

Độ kiềm phốt phát mg / lít 2 ÷5 15÷20

Độ cứng vĩnh cửu mg / lít < 0,4 < 0,05

II Xử lý nước nồi hơi

1 Tác hại của một số muối và tạp chất có trong nước

a Muối trong nước

- Muối cứng tạm thời: Ca( HCO3)2 , Mg(HCO3)2 khi đun sôi tạo thành cáu bùn và

có thể xả được nhờ việc xả đáy nồi hơi, tuy nhiên khi xả đáy để đưa muối cứng tạmthời ra khỏi bầu nồi phải tốn một lượng nước và nhiệt

- Muối cứng vĩnh cửu: CaSio3, MgSio3, CaSo4, MgSo4 khi nước được đun sôichúng lắng đọng thành các lớp cáu cứng bám lên bề mặt hấp nhiệt của nồi hơi làmgiảm cường độ trao đổi nhiệt, giảm sản lượng sinh hơi và hiệu suất nồi hơi

b Dầu: Nếu trong nước có dầu, dầu sẽ bám lên bề mặt hấp nhiệt Hệ số dẫn nhiệt

của bản thân dầu rất bé do đó tăng nhiệt trở thành ống dẫn đến giảm cường độ traođổi nhiệt của thành vách ống

c Tạp chất khí: Các chất khí hoà tan trong nước nồi hơi như O2, CO2 làm tăngquá trình ăn mòn trong nồi hơi, oxi gây ăn mòn trực tiếp thép của NH Còn CO2 làcác chất xúc tác của quá trình mục gỉ thép của nồi hơi

d Tạp chất cơ học: Các tạp chất cơ học là trung tâm tạo bọt tích tụ nhiều bónghơi làm cho nước sủi bọt gây nên hiệu ứng "trương" nước nồi làm nước chảy vàocác thiết bị dùng hơi gây nên hiện tượng thuỷ kích

2 Phương pháp xử lý nước nồi hơi

a Xử lý nước ngoài nồi

* Khử cặn cơ học: Được thực hiện ở các vách lọc (két vách), hoặc thực hiện ở kétkhử dầu riêng.Vật liệu lọc dầu là than hoạt tính, sơ mướp, khăn bông

36

Trang 37

* Khử khí cho NHOL ở vách lọc, NHON khử khí ở bầu khử khí riêng Có nhiềuphương pháp khử khí như đun sôi nước làm bay các khí trong nước, dùng hoá chất

để hấp thụ khí

* Khử muối cứng: Dùng hoá chất như vôi Ca(OH)2, kiềm NaOH, Na2CO3 biếnmuối cứng vĩnh cửu thành muối tạm thời và đun sôi tạo thành cáu bùn và được xả

ra ngoài

b Xử lý nước trong nồi: Dùng với nồi hơi có chất lượng hơi thông thường cho

hoá chất vào trong nồi hơi hoặc dùng siêu âm

* Dùng hoá chất: Có thể đưa trực tiếp vào nồi hơi; có thể pha trong két có chiavạch sau đó dùng bơm để bơm vào nồi hơi, hoặc đặt hoá chất chống cáu cặn trướcđường ống hút của bơm cấp

* Dùng siêu âm (chỉ dùng cho NHOL và NHLH): Sử dụng sóng siêu âm phá hoạiquá trình kết tinh của muối cứng lên bề mặt hấp nhiệt, làm cho cáu cứng vỡ thànhcáu bùn

2-9 Chất đốt của nồi hơi

I Yêu cầu đối với chất đốt nồi hơi

Chất đốt nồi hơi là những chất khi cháy cho ta nhiệt lượng, hay còn gọi là nhiênliệu nồi hơi Gồm nhiều loại:

* Chất rắn: Than đỏ, gỗ

* Chất lỏng: Các loại dầu đốt

* Chất khí và năng lượng nguyên tử

1 Yêu cầu: Rẻ tiền, kinh tế, lượng sinh nhiệt cao, ít tro bụi và lưu huỳnh, không

Trang 38

- Hiệu suất của NH khi dùng dầu đốt lớn hơn (10- 18%)

- Nhỏ gọn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn

- Tính cơ giới và tự động hoá cao hơn

- Tính cơ động cao, thời gian nhóm lò nhanh

* Nhược điểm:

- Giá thành dầu đốt cao

- Gây mục, rỉ, ăn mòn điểm sương

- Gây ăn mòn vanadi (ăn mòn nhiệt độ cao)

II Các tính chất của dầu đốt nồi hơi

1 Tỷ trọng: Là tỷ số giữa trọng lượng một đơn vị thể tích dầu đốt ở toC và trọnglượng một đơn vị thể tích nước ở 40C Tỷ trọng phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt

độ tăng thì tỷ trọng giảm

2 Độ nhớt: Là nội lực ma sát giữa các phần tử chất lỏng khi chúng chuyển động

tương đối với nhau Đây là thông số quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến khả nănglưu động, chất lượng phun của dầu và quá trình cháy của nó Độ nhớt càng cao thìlưu động kém, chất lượng phun kém nên quá trình cháy càng kém Khi nhiệt độcao thì độ nhớt giảm Phải hâm dầu khi sử dụng dầu có độ nhớt cao

a Độ nhớt Engơle (oE):

Là tỷ số giữa thời gian chảy của 200mml dầu ở nhiệt độ 500C (750C, 1000C) quaống nhỏ giọt của nhớt kế Engơle và thời gian chảy của 200mml nước ở 200C cũngqua ống nhỏ giọt ấy Đây là độ nhớt tương đối

Trang 39

Là nhiệt độ cao nhất mà tại đó nhiên liệu bắt đầu bị đông đặc lại (khi nghiêng bình dầu góc 45 0 thì dầu không thay đổi bình dáng của mình trong một phút).Dầuđốt NH quy định điểm đông đặc < 50C Điểu này có vai trò quan trọng trong việclưu chuyển của dầu (ở xứ lạnh).

4 Điểm bốc cháy và điểm cháy

* Điểm bốc cháy (bén cháy): Là nhiệt độ thấp nhất mà khi ta đưa nhọn lửa vàogần hỗn hợp sương dầu và khí thì hỗn hợp đó bốc cháy khi ta cất ngọn lửa đi thìhỗn hợp đó tắt ngay

* Điểm cháy: Là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó khi ta đưa ngọn lửa gần vào hỗnhợp sương dầu và khí thì hỗn hợp đó cháy Khi cất ngọn lửa đi thì hỗn hợp tiếp tụccháy trong thời gian ít nhất là 3 giây

Quy định điểm cháy của dầu đốt nồi hơi > 600C để đảm bảo an toàn cho NH

5 Hàm lượng nước (W)

Là lượng nước chứa trong nhiên liệu Làm nhiệt trị của nhiên liệu bị giảm, quátrình cháy không ổn định thậm chí làm súng phun bị tắt không cháy được Ngoài racòn làm tắc, rỗ súng phun

Quy định cho dầu đốt nồi hơi W <1%

6 Hàm lượng lưu huỳnh và vanadi

Đây là 2 chất có hại của nhiên liệu:

S - Gây ăn mòn điểm sương hay ăn mòn ở nhiệt độ thấp, ăn mòn axitSunfuric – H2SO4 T ≤ 1400C

V- Gây ăn mòn ở nhiệt độ cao hay ăn mòn Vanadi T ≥ 6850C

7 Tạp chất rắp trong nhiên liệu (A)

39

Trang 40

Là các chất tro, cát, bụi trong nhiên liệu, chúng có thể làm tắc lỗ súng phun,chóng mài mòn lỗ súng phun Quy định cho dầu đốt nồi hơi A < 0,3%.

2-10 Khai thác vận hành nồi hơi

Trong quá trình sử dụng nồi hơi phải tuyệt đối tuân thủ các quy định trong vận

hành khai thác nồi hơi Các quy định trong quy phạm, các quy định của nhà chếtạo

I Chuẩn bị đưa nồi hơi vào hoạt động và quy trình đốt lò

* Kiểm tra tay giật van an toàn xem có bị kẹt không

* Mở van thoát không khí (cho đến lúc thấy hơi nước bốc ra mới khoá lại)

* Van cấp hơi chính ta đóng vào và mở lại một góc 1/4 vòng để tránh bị kẹt do độdãn nở không đồng đều của cần van với thân van

* Kiểm tra mực nước nồi hơi, bơm nước vào với chú ý:

- Đối với NHOL cấp ở mực nước cao nhất của ống thuỷ (để nước ngập hết các ống lửa, tránh cháy ống).

- Đối với NHON cấp ở mực nước thấp nhất của ống thuỷ (1/3 ống thuỷ) để tránhhiện tượng trương nước nồi Vì mực nước nồi sẽ dâng lên rất nhanh khi hơi nướcbắt đầu sinh ra Nước bơm vào nồi hơi phải được xử lý kỹ càng, khi đã đạt mứcnước ổn định thì kiểm tra bộ tự động điều chỉnh mức nước nồi hơi

40

Ngày đăng: 31/07/2017, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w