1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CANH TÁC THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ TRỰC THÁI – HUYỆN TRỰC NINH – TỈNH NAM ĐỊNH

91 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 160,84 KB

Nội dung

1.1.2 Cơ sở khoa học của đề tài Theo Phạm Chí Thành 1996, người nông dân lựa chọn cây trồng gì, diệntích bao nhiêu, vụ trồng và kỹ thuật áp dụng như thế nào là tùy thuộc vào cácyếu tố mô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘNÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘNÔNG NGHIỆP VÀPTNT

HỌC VIỆNNÔNGNGHIỆP VIỆT NAM

Trang 3

HÀNỘI,NĂM 2015

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Chí Thành

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn nàytrung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào

Mọi nguồn thông tin được sử dụng trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồngốc

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Oanh

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân em

đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể và cá nhântrong và ngoài trường

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Chí Thànhđã trựctiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn Với những lời dẫn chi tiết, những tàiliệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của thầy đã giúp em vượt quanhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình caohọc “Khoa học môi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu giúp em rấtnhiều khi thực hiện nghiên cứu

Luận văn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ nhiệttình của người dân huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Em xin tỏ lòng biết ơn sâusắc đến tất cả cán bộ, nhân viên của UBND xã Trực Thái đã ủng hộ và giúp đỡnhiệt tình cho em thực hiện đề tài này

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên emtrong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Oanh

Trang 6

MỤCLỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ĐỒ THỊ

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang phát triển, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóadiễn ra ngày càng mạnh mẽ không chỉ ở các thành phố mà còn lan đến cả cácvùng nông thôn Kết quả là khói bụi, CO2 tăng lên, O2 giảm đi, nước thải côngnghiệp lan truyền trên một phạm vi rộng lớn đã ảnh hưởng không ít tới môitrường sống của người dân và cây trồng

Ở nông thôn, dân số tăng nhanh, chăn nuôi phát triển không hợp lý đã làm ônhiễm môi trường nước thải và không khí cũng không còn trong lành

Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, hạn hán, úng ngập xảy rathường xuyêngây ra hiện tượng bốc chua, bốc mặn, sắt, nhôm từ trong đất bốclên tầng đất mặt, mưa quá mức gây ngập lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoanxảy ra ngày càng nhiều và bất thường hơn gây thiệt hại không nhỏ cho ngànhnông nghiệp

Từ thực tế trên, ở Việt Nam đã hình thành nhiều công nghệ làm sạch môitrường nhưng hiện còn nhiều tồn tại công nghệ chưa giải quyết được do hạn chế

về kinh phí và chưa được người dân chấp nhận

Trong những năm gần đây, xã Trực Thái huyện Trực Ninh tỉnh NamĐịnhthường xuất hiện sương muối, rét đậm rét hại vào mùa đông và mưa bão vàmùa hè ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng vật nuôi

Bên cạnh đó, người nông dân sản xuất chủ yếu bằng phương pháp truyềnthống, ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún nên chưa đạt hiệu quả kinh tế cao

Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống canh tác thích

ứng với môi trường tại xã Trực Thái – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định”

Mục đích nghiên cứu

- Lựa chọn được công thức canh tác, thời vụ trồng và giống cây trồng chotừng mùa vụ phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại địa phương Từ đó, gópphần tìm ra con đường giải quyết các vấn đề môi trường với giá thành rẻ, nôngdân dễ chấp nhận

Yêu cầu của đề tài

Trang 11

- Phân tích các yếu tố môi trường chi phối hệ thống canh tác làm căn cứ

đề xuất các biện pháp kỹ thuật

- Đề xuất được hệ thống canh tác thích ứng với điều kiện môi trường, đemlại lợi nhuận cao và phát triển bền vững

Trang 12

- Môi trường là những yếu tố nằm ở bên ngoài hệ thống nhưng chúng có tác độngđến hệ thống (Phạm Chí Thành, 1996) Người ta chia yếu tố môi trường ra thành

ba nhóm: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế và môi trường xã hội

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinhhọc gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồihoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt độngcủa các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu)

Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng cáchoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O,HFCs, PFCs và SF6, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhàkính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác

1.1.2 Cơ sở khoa học của đề tài

Theo Phạm Chí Thành (1996), người nông dân lựa chọn cây trồng gì, diệntích bao nhiêu, vụ trồng và kỹ thuật áp dụng như thế nào là tùy thuộc vào cácyếu tố môi trường chi phối như đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội … vànhững yếu tố bên trong của nông hộ như lao động, vốn và kỹ năng nghề nghiệpcủa hộ Trong bối cảnh BĐKH diễn biến ngày càng bất thường ngành nông

Trang 13

nghiệp cần phải tính toán tái cơ cấu sản xuất trồng trọt theo hướng chiến lược lâudài ứng phó với BĐKH, đó là các hiện tượng: Mất đất, nhiễm mặn, thời tiết cựcđoan và các đe dọa bất lợi của ngành sản xuất lúa nước trong tương lai Đối vớiquy mô địa phương, các lực lượng cơ sở cần tăng cường các biện pháp canh tác,các phương thức sản xuất nông nghiệp đa mục tiêu như an ninh lương thực, tăngthu nhập cho nông hộ và giảm phát thải khí nhà kính Ngoài ra, việc áp dụngkhoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuấtcũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp trước tháchthức của BĐKH.Chúng ta cần tập trung nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng

có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, có sức đề kháng sâu bệnh cao; kể

cả cây trồng biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi hay cây công nghiệp ngắn ngàynhư: Đậu tương, ngô, bông vải Lai tạo, gây giống vật nuôi có khả năng chịunóng, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, những giống thủy sản chịu mặn, nhữnggiống vật nuôi sử dụng thức ăn là phế phụ phẩm thủy hải sản hay phế phụ phẩm

từ lương thực để không cạnh tranh lương thực với con người như: động vật ăn

cỏ, ăn rơm như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, đà điểu; những loài thủy cầm và nhữngloài động vật hoang dã như: rùa, ba ba, cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, nhím Xây dựng

và chuyển giao những cây lương thực có củ như khoai lang, khoai môn, khoaimỡ,

Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam đang có phong trào xây dựng nông thôn mới,các hộ nông dân liên kết với nhau hình thành cánh đồng mẫu lớn Các nhà khoahọc giúp nông dân về kỹ thuật, các thương nhân cung cấp vật tư và tiêu thụ sảnphẩm còn nhà nước đưa ra chính sách giúp các hoạt động sản xuất của nông dânđược thuận lợi

Dưới đây là những tài liệu cụ thể minh chứng cho những chỉ dẫn ở trên.(1)Yếu tố khí hậu

Cây trồng có quan hệ qua lại và phức tạp với các điều kiện tự nhiên, trong

đó có yếu tố khí hậu Diễn biến khí hậu thường được biểu hiện bởi thời tiết,chúng là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cây trồng, được thể hiện qua năng

Trang 14

suất (cao hay thấp) và chất lượng nông sản (tốt hay xấu) Vì vậy, nghiên cứu hệthống cây trồng (HTCTr), điều cần quan tâm đầu tiên là các yếu tố thời tiết cấuthành khí hậu Nói đến vai trò của khí hậu đối với sản xuất cây trồng, viện sĩ V.I.Vavilop cho rằng: “Biết được các yếu tố khí hậu, chúng ta sẽ xác định được năngsuất, sản lượng mùa màng, chủng mạnh hơn cả kinh tế, mạnh hơn cả kỹ thuật”.Những điều kiện khí hậu được xác định cho nông nghiệp là ánh sáng, nhiệt độ vànước Đó là những yếu tố không thể thiếu và thay thế được đối với sự sống củacây trồng Ngoài ra, cũng phải thấy “khí hậu nào, đất nào, cây đó”, cho nên khíhậu là yếu tố quyết định sự phân bố động, thực vật trên trái đất, ngay cả mạnglưới sông ngòi, độ màu mỡ của đất cũng là hệ quả của khí hậu (Nguyễn Văn Viết,2007).

• Ánh sáng

Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ củacây Ánh sáng là yếu tố biến động, ảnh hưởng đến năng suất, cần xác định yêucầu của cây trồng về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấp ánh sáng từngthời kỳ trong năm để bố trí cây trồng hợp lý Mỗi loại cây trồng có yêu cầu ánhsáng khác nhau Theo Lý Nhạc và cs (1987), các loại cây quang hợp theo C4 vàcây cam là những cây ưa sáng, đồng thời cũng là cây ưa nóng Các cây C3 yêucầu ánh sáng thấp hơn Khả năng cung cấp ánh sáng cho cây: Độ dài ngày dùng

để xác định thời gian sinh trưởng của cây, cần biết bức xạ và số giờ nắng hàngtháng hoặc số giờ nắng bình quân ngày Khi xem xét vai trò của ánh sáng (độ dàingày ngắn hay dài) đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo mùa snhtrưởng của cây trồng (Nguyễn Văn Viết, 2007) Để bố trí HTCTr phù hợp, đạtnăng suất cao và ổn định cần phải căn cứ vào nhu cầu của cây về nhiệt độ và ánhsáng ở giai đoạn cuối và tình hình nhiệt độ, ánh sáng từng tháng trong năm

• Nhiệt độ

Theo Nguyễn Văn Viết (2007), diễn biến của nhiệt độ có ý nghĩa quyếtđịnh đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác được đảm bảo, vì theoXelianinop.G.T thì ”cây trồng bắt đầu sinh tưởng ở nhiệt độ nào thì kết thúc sinh

Trang 15

trình sinh lý của cây… phát triển thích hợp và chỉ an toàn trong khoảng nhiệt độnhất định Theo Lý Nhạc và cs (1987) cây ưa nóng là những cây trong 2 thángcuối yêu cầu nhiệt độ trên 200C, cây ưa lạnh là những cây trong hai tháng cuốiyêu cầu nhiệt độ dưới 200C Nếu không có nhiệt độ phù hợp với đặc tính ưa nhiệtcủa cây dẫn đến năng suất giảm Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhómcây: ưa nóng, ưa lạnh hay ngày ngắn để bố trí HTCTr trong năm.

• Lượng mưa

Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng Cây trồng đòi hỏimột lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng Lượng nước

mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là

hệ số tiêu thụ nước) như ngô: 250-400 đơn vị nước cho một đơn vị chất khô, lúa:500-800 đơn vị nước cho 1 đơn vị chất khô, tiếp đó bông: 300-600, rau: 300-500,cây gỗ: 400-500…(Trần Đức Hạnh và cs, 1997) Hầu hết lượng nước được sửdụng cho nông nghiệp là nước mặt, các nguồn này được cung cấp chủ yếu từlượng mưa hàng năm Tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp và khai thácnước đối với một vùng cụ thể để xem xét lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp

(2)Đất đai

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất Bảo vệ, duytrì và cải tiến nguồn tài nguyên này là tiêu chuẩn để tiếp tục duy trì chất lượngcuộc sống trên trái đất Điều kiện đất đai và khí hậu mang tính chất quyết định để

bố trí cây trồng hợp lý Nó tùy thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nướcngầm, thành phần cơ giới đất… để bố trí một hoặc một số cây trồng phù hợp.Hiểu được mối quan hệ giữa cây trồng với đất sẽ dễ dàng xác định được đượcHTCTr hợp lý ở một vùng cụ thể

Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước,chế độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng Đất có thành phần cơ giới nhẹ thíchhợp cho cây trồng lấy củ Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặtphù hợp cho các cây ưa nước Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương…thường sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơgiới nhẹ (Phạm Bình Quyền và cs, 1992) Bón phân và canh tác hợp lý là biện

Trang 16

pháp hữu hiệu điều khiển dinh dưỡng đất Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinhtrưởng, phát triển và năng suất cây trồng ở vùng đất đồi núi nhờ nước tưới trời ởIndonexia cho thấy hạn chế chủ yếu để cây trồng tăng trưởng và cho năng suấttốt là độ màu mỡ của đất thấp Phân bón, đặc biệt phân đạm và phân lân là yếu tốchính để giải quyết vấn đề này.

Nước ta có khoảng 22 triệu ha đất đồi núi, chiếm 2/3 tổng diện tích tựnhiên, có độ dốc nhất định Gieo trồng cây ngắn ngày thường làm giảm hàmlượng hữu cơ và dự trữ mùn, đạm Để phục hồi đất đồi núi, cần bổ sung vào đấtmột lượng chất hữu cơ mới (phân chuồng, phân xanh, tàn dư cây trồng…)khoảng 10-15 tấn/ha/năm Chuyển từ cơ cấu độc canh cây ngắn ngày sang đacanh sẽ tăng mạnh lượng hữu cơ và nhịp độ tuần hoàn hữu cơ trong đất Điều đógóp phần đảm bảo cho sử dụng đất lâu bền (Nguyễn Văn Bộ, 2001)

(3)Hệ sinh thái và cây trồng

Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) hiện diện như là một hướng có tínhkhoa học được sử dụng trong nghiên cứu, đối thoại và lựa chọn mục đích để quản

lý, giảm chi phí đầu vào của hệ sinh thái

Làm sáng tỏ vấn đề tính bền vững của nông nghiệp là mục tiêu chủ yếucủa HSTNN (Altieri, 1989) Xây dựng HTCTr là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo,

đó là HSTNN mà trong đó cây trồng là thành phần chủ yếu Do đó, cần duy trìyếu tố cần thiết của HTCTr như đất nông nghiệp, đất rừng và bảo tồn duy trì đadạng gen Trong HTCTr nếu thiếu sự phù hợp của cây trồng được xác định là yếu

tố cản trở việc ứng dụng thực hiện HSTNN ở một chừng mực nhất định của vùngnhiệt đới (Becker et al, 1992)

Vì vậy việc xác định chủng loại và từng giống cây trồng phù hợp trong hệthống ở từng nơi là rất quan trọng Điều kiện để xác định, quyết định tính phùhợp của chúng tại một địa phương cụ thể là các yếu tố sinh thái Ngoài thànhphần chính là cây trồng, hệ sinh thái còn có các thành phần sống khác như cỏ dại,sâu, bệnh, vi sinh vật, các động vật, các côn trùng và những sinh vật có ích khác.Các thành phần sống ấy cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúngchi phối lẫn nhau, tạo nên các mối quan hệ rất phức tạp, tạo dựng và duy trì cân

Trang 17

bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế các mặt có hại, phát huy mặt

có lợi đối với con người là vấn đề cần quan tâm trong HSTNN Việc bố tríHTCTr cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật trongHSTNN, dựa theo các nguyên tắc là: (i) lợi dụng tốt mối quan hệ giữa các sinhvật với cây trồng; (ii) khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hạiđối với cây trồng cũng như với lợi ích của con người Các mối quan hệ giữa sinhvật và cây trồng trong hệ sinh thái được biểu hiện qua các mối quan hệ cạnhtranh, cộng sinh, ký sinh và ăn nhau theo nguyên tắc hình tháp số lượng trongdây chuyền dinh dưỡng

(4)Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Theo Phạm Chí Thành (2012) để cơ cấu cây trồng phát huy được tác dụngtrước hết đồng ruộng phải có nước, nguồn nước được giải quyết theo hai cách làdựa vào nước trời (canh tác nhờ mưa) và chủ động tưới nước nếu trên đồngruộng thiếu nước, tiêu nước nếu đồng ruộng thừa nước Việc thừa nước hay thiếunước còn phụ thuộc vào loại cây trồng (cây trồng ưa nước như lúa, cây trồngsống trên cạn như ngô, khoai …) vì vậy con người chọn loại cây trồng gì phụthuộc hoàn toàn vào lượng nước tưới và hệ thống tưới tiêu nước được xây dựng

Để đưa vật tư nông nghiệp tới đồng ruộng và đưa nông sản từ đồng ruộng đếnnơi tiêu thụ cần có thị trường giao thông

(5)Thị trường

Thị trường và sự cải tiến cơ cấu cây trồng (CCCTr) có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến CCCTr, song nó có mặthạn chế là nếu để cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến sự mất cân đối ởmột giai đoạn, một thời điểm nào đó Vì vậy, nhà nước cần có những chính sáchđiều tiết kinh tế vĩ mô để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thịtrường (Trần Đức Viên, 2012)

Kinh tế hàng hóa là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó người ta sảnxuất ra sản phẩm để mua bán, trao đổi trên thị trường, giá trị của sản phẩm hànghóa phải thông qua thị trường và được thị trường chấp nhận Giá thành sản phẩm

bị chi phối bởi các yếu tố như vốn, trình độ lao động, giá cả dịch vụ, phạm vi địa

Trang 18

lý… vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng cần phải xem xét mộtcách tổng quát.

Hiện nay,thị trường nông thôn đang phát triển với sự tham gia đắc lực củacác doanh nghiệp tư nhân, kể cả các mặt hàng xuất khẩu Các hộ nông dân ngàycàng phụ thuộc vào thị trường tự do, thiếu hoạt động của hợp tác xã chế biến vàtiêu thụ nông sản Nếu các hợp tác xã (HTX) nắm được khoảng 30% khối lượnghàng hóa thì tư thương sẽ mất độc quyền trong buôn bán (Đào Thế Tuấn, 1997)

Thị trường không phải chi do cạnh tranh điều khiển mà còn do sự hợp tác

và tương trợ lẫn nhau, tiếp tục nghiên cứu về thị trường, các nhà xã hội học vàchính trị học cho rằng thị trường còn do các điều kiện xã hội và chính trị quyếtđịnh mà kinh tế học trước đó thường chưa đề cập

Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến CCCTr hợp lý Theo cơ chế thịtrường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được các vấn đề: trồng cây gì, trồng nhưthế nào và sản phẩm của chúng cung cấp ở đâu, cho ai? Thông qua sự vận độngcủa giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất nên trồng cây

gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thuđược kết quả cao Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sảnxuất, cải tiến cơ cấu cây trồng thay đổi giống cây trồng, mùa vụ cho phù hợp vớithị trường Thị trường có tác dụng điều chỉnh CCCTr, chuyển dịch theo hướngngày càng đạt hiệu quả cao hơn Cải tiến CCCTr chính là điều kiện và yêu cầu

mở rộng thị trường

(6)Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độlợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế Đây là đòi hỏi kháchquan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngàymột tăng, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động kinh tế và do đó đã làm xuất hiệnphạm trù hiệu quả kinh tế Vận dụng vào việc phát triển bền vững hệ thống cây

Trang 19

trồng cho thấy cần phải tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí cơ cấu câytrồng, chủng loại cây trồng sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích.

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài câytrồng chủ yếu cần bố trí cây trồng bổ sung để tận dụng các nguồn lợi thiên nhiêncủa vùng và cơ sở sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

Theo Phạm Chí Thành (1998) CCCTr cần thỏa mãn các điều kiện: (i) đảmbảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao; (ii) đảm bảo việc hỗtrợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi tựnhiên; (iii) đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế; (iv)đảm bảo chất lượng và giá trị hàng hóa cao hơn CCCTr cũ; (v) khi đánh giá hiệuquả kinh tế của CCCTr có thể dựa vào một số chỉ tiêu: năng suất, tổng sản lượng,giá thành, thu nhập và mức lãi của các sản phẩm hàng hóa Việc đánh giá này rấtphức tạp do giá cả sản phẩm luôn biến động theo thị trường

(7)Nhóm yếu tố xã hội

Nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây đã trải qua các thời kỳ từ hợptác xã chuyển sang khoán 10, khoán 100 ruộng đất đã về tay các hộ nông dân với

hộ nông dân sản xuất tự chủ

Theo Phạm Tiến Dũng, 2014, ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, các chínhsách mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh tế hộ nông dân ở nông thôn.Trong nông thôn có 3 nhóm hộ chính là: (i) Nhóm hộ sản xuất hàng hóa (chiếmkhoảng 30%); (ii) nhóm hộ bước đầu đi vào sản xuất hàng hóa nhưng còn ít, quy

mô nhỏ (chiếm gần 55%); (iii) nhóm hộ nghèo (chiếm dưới 15%) Theo Đào ThếTuấn (1997), nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và đã góp phần to lớn vào sự pháttriển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua Tất cả những hoạtđộng nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thôngqua nông hộ Khi nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nôngthôn trong thời kỳ đổi mới cho rằng, nông dân ở đồng bằng sông Hồng được hìnhthành trên một diện tích đất nông nghiệp nhất định Tất cả các hoạt động nôngnghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông

hộ Do vậy quá trình chuyển đổi CCCTr thực chất là sự cải tiến sản xuất nông

Trang 20

nghiệp ở các hộ nông dân Vì vậy, nông hộ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu củakhoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Hộ nông dân không phải là một hình thái sản xuất đồng nhất mà là tập hợpcác kiểu nông hộ khác nhau, có mục tiêu và cơ chế hoạt động khác nhau Căn cứvào mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt các kiểu hộ nôngdân: (i) Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp: Trong điều kiện này người nông dân ít có phảnứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư; (ii) kiểu nông hộ chủyếu tự cấp, có bán một phần nông sản đổi lấy hàng tiêu dùng, có phản ứng ítnhiều với giá cả (chủ yếu giá vật tư); (iii) kiểu hộ bán phần lớn nông sản, có phảnứng nhiều với thị trường; (iv) kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hóa, có mục tiêukiếm lơi nhuận như là một xí nghiệp tư bản chủ nghĩa

Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinhdoanh, cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, laođộng và sản phẩm của thị trường Quá trình phát triển của các hộ nông dân trảiqua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập cao Giai đoạn nông nghiệp tựcấp: nông dân trồng một hay một vài cây lương thực chính, năng suất thấp, kỹthuật thô sơ, rủi ro lớn Do sợ rủi ro nên việc tiếp thu kỹ thuật bị hạn chế và thịtrường nông thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh Giai đoạn kinh daonh tổng hợp

và đa dạng: lúc mới chuyển sang sản xuất hàng hóa, nông dân bắt đầu trồng thêmcác cây hàng hóa, đa canh để giảm bớt rủi ro Nhờ có thêm thu nhập nên có thểđầu tư cải tiến kỹ thuật và thâm canh, nếu lao động thừa nhiều có thể phát triểnngành nghề nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1997) Theo đó, nông hộ chuyển dầnsang hình thức canh tác kiểu trang trại đáp ứng nhu cầu canh tác của thị trường

Ở những nước công nghiệp phát triển như nước Anh thì hình thức sản xuất có lợinhất của các nông hộ không phải là hình thành các xí nghiệp nông nghiệp quy

mô lớn mà các nông hộ canh tác kiểu trang trại gia đình dùng lao động làm thuê.Trang trại là ruột hình thức tổ chức kinh tế trong nông – lâm – ngư nghiệp phổbiến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nông dân nhưng mang tính sản xuấthàng hóa

Trang 21

Đào Thế Tuấn (1997), cho rằng: quá trình đa dạng hóa cây trồng là do sựphát triển của kinh tế hộ quyết định và còn tùy vào từng vùng nhưng yếu tố khókhăn về vốn mang tính quyết định nhất Các hộ nghèo kinh doanh rất đa dạng,chỉ khi họ giàu lên thì mới tập trung vào một số ngành nhất định Như vậy,chuyên môn hóa chỉ có thể xảy ra khi trình độ sản xuất hàng hóa đã phát triển ởmức độ cao Hộ nông dân phát triển từ tự cấp sang sản xuất hàng hóa ở các mức

độ khác nhau và quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng gắn với thị trường được thựchiện ngày càng hoàn thiện hơn Theo Vũ Đức Kính (2014) kinh tế hộ nông thôn ởnước ta trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng cònnhững tồn tại không nhỏ, đó là: (i) Tỷ lệ hộ nông nghiệp còn cao; (ii) Bình quânruộng đất nông nghiệp một họ rất thấp (iii) trang bị kỹ thuật còn ở mức thấp; (iv)thu nhập của nông hộ chưa ở mức cao; (v) trình độ dân trí vẫn còn ở mức thấp,nhiều nơi còn rất lạc hậu, tỷ lệ mù chữ vùng cao, vùng sâu ở mức cao (hơn 50%).Những tồn tại trên của nông hộ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến pháttriển CCCTr, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ… khắc phục những tồn tạitrên nhằm mục tiêu hướng tới phát triển CCCTr hướng bền vững

• Chính sách

Nhà kinh tế học người Anh Franks Ellis (1998) cho rằng không có mộtđịnh nghĩa “duy nhất” về thuật ngữ chính sách Các nhà kinh tế thường nghĩchính sách là mục tiêu và phương pháp mà Chính phủ đưa ra nhằm tác động vàomức độ của biến động kinh tế như giá, thu nhập, thu nhập quốc dân, tỷ giá hốiđoái… và từ đó ông cho rằng chính sách được xác định như đường lối hành động

mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu màChính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó

Muốn quá trình chuyển đổi CCCTr có hiệu quả phải thúc đẩy tất cả cáckiểu hộ nông dân phát triển một cách đồng bộ chứ không chỉ thúc đẩy các hộ sảnxuất giỏi Quá trình phát triển kinh tế sẽ phân hóa giàu nghèo, có sự chênh lệch

về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cần thiết phải rút lao động ra khỏi nôngnghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nông thôn và thâm canh tăng vụ để sảnxuất hàng hóa

Trang 22

Một khó khăn khác làm cho nông dân ngần ngại không dám đầu tư vàosản xuất và cải tiến CCCTr là do thiếu thị trường cho nông sản Để giải quyết vấn

đề thị trường, nhà nước cần tạo môi trường lành mạnh cho thị trường phát triển

và xây dựng cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, thông tin…

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi CCCTr có căn cứ kịp thời, theo PhạmChí Thành và cs (1996) thì nhà nước cần có chính sách về khoa học – công nghệthông qua nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dânnhững mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả và chuyển giao kỹ thuật thíchứng cho nông dân

• Khoa học công nghệ

Tiến bộ kỹ thuật: Bao gồm các quy trình, công nghệ, biện pháp kỹ thuật cụthể và quản lý sử dụng đất, sản xuất, thu hoạch, chăm sóc, bảo vệ các loại sảnphẩm nông nghiệp Tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt là các kỹ thuật mang lại hiệuquả cụ thể trong việc chọn tạo giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bónphân, cải tạo và sử dụng đất, bảo vệ thực vật… (Trần Đức Viên, 2012)

Các yếu tố: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng có khác nhauvới yêu cầu giống cây khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau.Trong nông nghiệp, tập quán canh tác, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địaphương có ảnh hưởng trực tiếp đến CCCTr Vùng có trình độ kỹ thuật canh táccao như hệ thống trồng hoa, rau cao cấp ở vùng Tây Tựu – Từ Liêm, Vân Nội –Đông Anh – TP Hà Nội, TP Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng (Phạm Chí Thành, 1998)

Các tiến bộ khoa học – công nghệ: Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sảnxuất như đất đai, sinh vật, khí hậu, máy móc, lao động và kinh tế kết hợp vớinhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Trong thực tế sản xuất, những hộ tiếp cậnvới tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường sẽ ảnh hưởng tớiCCCTr Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có CCCTr chuyên sản xuấtsản phẩm hàng hóa, sản xuất điều khiển theo thị hiếu của thị trường, kinh tế giảmdần tác động yếu tố tự nhiên

Trang 23

+ Cải thiện nguồn quỹ gen lúa có tính chịu đựng tốt hơn khi bị ngập úng,sốc do mặn và môi trường yếm khí trong quá trình nảy mầm;

+ Đưa ra các phương án sử dụng đất có thể thay thế cho các hệ thống sảnxuất độc canh lúa, hoặc luân canh để cho thu nhập cao hơn;

+ Cung cấp công cụ ra quyết định cho nông dân và các sở ban ngành;

+ Hướng dẫn quản lý đất nhằm mục đích tuần hoàn dinh dưỡng và thíchứng với ngập úng trên đất phèn;

+ Đánh giá mức độ thích ứng và các lợi ích khác có thể có được từ cácphương án được lựa chọn để thích ứng biến đổi khí hậu;

+ Chiến lược ứng phó thông qua quy hoạch sử dụng đất phù hợp vớinhững thay đổi được dự báo trước về xâm nhập mặn và ngập úng

Không những thế, Liên minh toàn cầu ở lĩnh vực nông nghiệp có khả năngthích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, với sự tham gia của 16 quốc gia và 37

tổ chức, đã được hình thành để bảo vệ 500 triệu nông dân trên toàn thế giới trướcbiến đổi khí hậu

Trang 24

Liên minh được thành lập nhằm mục tiêu tăng một cách bền vững và côngbằng sức sản xuất và thu nhập nông nghiệp; xây dựng một cách vững chắc nhất

hệ thống lương thực và sinh kế nông thôn; giảm thiểu hoặc loại bỏ các khí thảigây hiệu ứng nhà kính từ sản xuất nông nghiệp thông qua việc thay đổi hệ thốngcanh tác, tập quán canh tác và giống cây trồng Cụ thể:

+ Để ứng phó với hạn hán, cần trữ nước vào mùa mưa, bảo vệ nguồn nước

và giảm thất thoát, sử dụng giống cây trồng chịu hạn, xen canh, dự trữ giống, đadạng hoá kinh tế

+ Để giảm tác hại của lũ lụt, chúng ta cần phục hồi hệ thực vật ven bờ,thay đổi thời vụ, cây trồng, quy hoạch sử dụng đất và có hệ thống cảnh báo sớm

+ Đối phó với nước biển dâng, con người cần hục hồi và bảo vệ vùng đấtngập nước ven biển, đầm lầy, rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển và xây kè, cân nhắcbiến đổi khí hậu trong quy hoạch cơ ở hạ tầng

+ Đối với việc trái đất nóng lên, ta Điều chỉnh thời gian và khu vực chănthả, trồng cây bóng mát, chuyển sang giống cây chiụ nắng, cải thiện y tế côngcộng, quản lí và thanh toán dịch bệnh

Việt Nam đang hứng chịu ngày càng nhiều trận lụt và hạn hán, nhiệt độtăng, cường độ bão tăng và hiện tượng nước biển dâng Nông dân vùng đồngbằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long cũng đang chịu ảnh hưởng của hiệntượng xâm nhập mặn, và sinh kế của họ, dựa trên trồng lúa và các cây hoa màukhác, cũng bị đe doạ theo

Trước tình hình đó, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuấtgiải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt Theo đó sẽ tái

cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng cường các biện pháp canhtác, các phương thức sản xuất nông nghiệp đa mục tiêu bảo đảm an ninh lươngthực, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải Đặc biệt, chú trọng đầu tư

Trang 25

nghiên cứu chọn tạo, đưa vào sản xuất các giống cây trồng mới thích nghi vớibiến đổi khí hậu, chống chịu được rét, nóng, hạn hán, ngập úng hay phèn mặn…Cục Trồng trọt đã thí điểm các kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính với lúanước, thí điểm phương pháp tiếp cận nông nghiệp thông minh và bền vững…nhằm phát huy các hệ thống sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu vớibiến đổi khí hậu và phát thải thấp.

Đối với lĩnh vực thủy sản, ngành điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủysản phù hợp với xu hướng thay đổi ranh giới nước mặn, lợ và ngọt do ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cátrên biển nhằm khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thải khí nhà kính, tiếtkiệm nhiên liệu Đồng thời, tăng cường hệ thống cảnh báo gần bờ và xa bờ chongư dân Phát triển đa dạng các giống thủy sản, có khả năng sống ở vùng nướcmặn cao và kháng bệnh, áp dụng các công nghệ sử dụng nước hiệu quả để đảmbảo sản lượng đáp ứng xuất khẩu

Về mùa vụ, đối với lúa giảm diện tích vụ Xuân Hè (hay còn gọi là Hè Thusớm) vì đây là vụ lúa dễ lưu truyền mầm mống sâu bệnh cho vụ Hè Thu Chuyểnđổi những cây sử dụng nhiều nước qua trồng các cây trồng cạn, sử dụng ít nước

và có khả năng chịu hạn hay chịu ngập úng

Theo Mai Văn Trịnh (2010) thì Việt Nam là một trong số các nước trênthế giới chịu sự tác động nhiều của biến đổi khí hậu (BĐKH) theo hướng nhiệt

độ tăng dần Khi nhiệt độ tăng thì mực nước biển dâng cao, những nơi đất thấpthường bị ngập nước, việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn Khi nhiệt độ tăng hậuquả thường làm thay đổi quy luật mưa hoặc hạn… Theo kết quả nghiên cứu củaPhạm Chí Thành(2013) thì con đường thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Namtheo hướng sau:

- Chuyển đất trũng trồng lúa sang nuôi cá và không nên trồng lúa bằng bất

kỳ giá nào vì chi phí lớn, sản xuất không có lãi

- Mở rộng diện tích trồng khoai lang ở vụ đông và những nơi đất cao thiếunước tưới

Trang 26

- Cần thay đổi khẩu phần thức ăn cho người theo hướng giảm bớt khẩuphần ăn từ gạo thay thế bằng khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, giảmthức ăn từ thịt lợn sang thức ăn từ cá.

1.2.2 Xây dựng hệ thống canh tác thích ứng trong xây dựng nông thôn mới.

1.2.2.1 Nhận thức về xây dựng nông thôn mới

Theo Trần Đức Viên và cs (2012), nông thôn mới giai đoạn 2010-2020bao gồm các đặc trưng sau: (1) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thầncủa cư dân nông thôn được nâng cao; (2) Nông thôn phát triển theo quy hoạch,

cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; (3)Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; (4) Anninh tốt, quản lý dân chủ; (5) Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế củaquê hương, đất nước trong giai đoạn mới Sau 25 năm thực hiện đổi mới dưới sựlãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thànhtựu to lớn Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưa xứng với tiềm năng và lợithế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giaokhoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp, nôngthôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trườnghọc, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đờisống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênhlệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xãhội bức xúc Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôncòn lạc hậu, đời sống nhân dân còn thấp Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa quê hương, đất nước, đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn

Nông thôn mới = Nông dân mới + Nền nông nghiệp mới

Từ đó ta thấy rằng nếu chỉ xây dựng người nông dân mới hoặc nền nôngnghiệp mới là cần nhưng chưa đủ Vì nó chỉ là một phần của việc đi xây dựng

Trang 27

nông thôn Do đó chúng ta đi xây dựng nông thôn mới sẽ rộng và bao quát đầy

đủ cả nông nghiệp và nông thôn mới

1.2.2.2 Nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới

Theo Phạm Chí Thành (2012) thì xây dựng nông thôn mới có các nhiệm

- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nềnnông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp,thực hiện “mỗi làng một nghề”

+ Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí cho việc thựchiện dồn điền đổi thửa Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đểchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp,tập trung quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng và hiệu quả kinh tếcao như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi giasúc, gia cầm, thủy sản…

+ Củng cố nâng cao hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp hiện có, pháttriển đa dạng các loại hình HTX mới trong sản xuất kinh doanh như: HTX ngànhnghề, HTX sản xuất rau an toàn, HTX chăn nuôi gia súc, thủy sản, HTX tín dụng

… Tổ chức, hướng dẫn hộ nông dân hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chứckinh tế, khoa học để hỗ trợ về vốn, tư vấn về kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nôngsản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1.2.2.3 Hệ thống cây trồng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Cách mạng xanh lần thứ nhất xảy ra vào cuối những năm 60, với kỹ thuậtlai hữu tính cổ truyền, đã tạo ra các giống cây trồng mới thấp cây, lá đứng, chịu

Trang 28

phân, năng suất cao, thay thế cho các giống địa phương cao cây, lá xòe, kém chịuphân và năng suất thấp đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triểnnông nghiệp thế giới Năng suất cây trồng (chủ yếu là cây lương thực), đã tănglên gấp bội, nạn đói đã dần dần được khắc phục ở nhiều quốc gia trên thế giới mà

Ấn Độ là một ví dụ điển hình Song cùng với cách mạng xanh là một nền nôngnghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, với sự đầu tư ngày càng tăng nănglượng hóa thạch vào trong sản xuất Phân hóa học, thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ

cỏ, các chất kích thích sinh trưởng, thủy lợi và máy móc được sử dụng ngày càngnhiều và rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới Cách mạng xanh với nền nôngnghiệp, công nghiệp hóa (chủ yếu dựa vào năng lượng hóa thạch) đã để lại nhữnghậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người Tínhbền vững và năng suất cao của hệ sinh thái nông nghiệp vẫn là mâu thuẫn khógiải quyết trong tình trạng hiện nay của các nước nông nghiệp nhiệt đới, đang vàkém phát triển Vì vậy nghiên cứu sử dụng hệ thống cây trồng và hệ thống canhtác hợp lý trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nhằm tăng hiệuquả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cầnthiết

1.2.3 Xây dựng hệ thống canh tác thích ứng với môi trường trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nông nghiệp Việt Nam hiện nay được hình thành từ kinh tế hộ tự chủ sảnxuất với đặc điểm ruộng đất ít lại phân tán rất khó tổ chức sản xuất, khó cơ giớihóa Vì vậy giá thành cao, chất lượng nông sản thấp không đáp ứng được hìnhthành một nền nông nghiệp hàng hóa Bởi lẽ trên nông nghiệp phải được thay đổitheo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, người sản xuất có thu nhập cao và pháttriển bền vững Theo Đỗ Kim Chung (2015) đưa ra các quan điểm và định hướngphát triển như sau:

(1)Quan điểm

Từ sự phân tích các kinh nghiệm của các quốc gia trong tái cơ cấu ngànhnông nghiệp, chính sách và giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam nênđược dựa trên những quan diểm sau đây:

Trang 29

a)Tái cơ cấu nông nghiệp là tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công để cónền nông nghiệp phát triển phù hợp với thị trường

Có nhiều quan điểm cho rằng tái cơ cấu nông nghiệp là thay đổi cơ cấusản phẩm nông nghiệp Điều đó chưa hoàn toàn đúng Cơ cấu sản phẩm nôngnghiệp do tín hiệu thị trường quyết định Vì thế, thực chất của tái cơ cấu nôngnghiệp thay đổi cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công cho nông nghiệp và nôngthôn có cơ hội phát triển phù hợp với tín hiệu thị trường, ổn định và hiệu quảtrước các chao đảo của thị trường và các rủi ro khác Do đó, tái cơ cấu nôngnghiệp đòi hỏi phải đổi mới chính sách đầu tư công trong phát triển nông nghiệp

và nông thôn (phát triển nhân lực, phát triển hạ tầng, khuyến nông, nghiên cứu vàchuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và tiêu thụ phát triển các dịch vụ thịtrường…), chuyển từ can thiệp trực tiếp vào thị trường sang can thiệp gián tiếp,nâng cao năng lực của người dân trong việc ra các quyết định và ứng phó với thịtrường cũng như các rủi ro khác Không nên coi thực hiện đầu tư công như là sựban phát, cảm tính Các chính sách và giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp cầnhướng vào khuyến khích người sản xuất cũng như ngành tự điều chỉnh cơ cấusản xuất bằng cách nâng cao kỹ năng kinh doanh và quản lý rủi ro nhằm tăngnăng suất và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu

b) Chú trọng đảm bảo an ninh dinh dưỡng và xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa

Tái cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo an ninh về dinh dưỡng, không phảichỉ có an ninh lương thực Chỉ trên quan điểm an ninh dinh dưỡng mới tạo chongười dân có cơ hội sử dụng đất cho các cây con khác ngoài lúa, phù hợp với tínhiệu thị trường Đảm bảo an ninh dinh dưỡng cho hơn 90 triệu dân và đặc biệt lànhững người dân sống ở vùng sâu vùng xa hiện nay là mục tiêu số 1 của ngànhnông nghiệp Kế đó, phải tạo ra được các vùng hàng hóa tập trung để đáp ứngđược nhu cầu thị trường và tăng thu nhập

c) Thực hiện đầu tư công một cách có trọng điểm

Đầu tư công để tái cơ cấu nông nghiệp cần được thực hiện có trọng điểm,không tràn lan, giúp nông dân vùng khó khăn, đói nghèo đáp ứng được lương

Trang 30

thực – thực phẩm và giúp nông dân ở vùng nông nghiệp hàng hóa nâng cao đượcnăng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

(2) Định hướng

Tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm tới nên được thực hiện theo cácđịnh hướng sau đây:

a) Thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng thị trường mở

Thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở,không nên cố định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp Cần thựchiện quy hoạch phát triển nông nghiệp cả trong mục tiêu trung hạn và dài hạn (50hay 100 năm) để có chiến lược bảo tồn và sử dụng đất nông nghiệp trước khithực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị Trong từng loại đấtnông nghiệp (thủy sản, cây hàng năm, cây lâu năm), tạo điều kiện cho người sửdụng đất quyết định phương thức sử dụng cho từng loại đất Khi giá lúa giảm,nông dân có thể chuyển sang làm hoa, cây cảnh, rau màu, các nông sản khác cógiá trị hơn theo tín hiệu thị trường Làm như thế sẽ vừa đảm bảo an ninh lươngthực, vừa tăng cao khả năng thích ứng với thị trường của nông nghiệp Tập trungphát triển nông nghiệp đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở những vùng sâu, vùng

xa, nơi mà thị trường chưa phát triển (Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, 2013)

b) Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp

Tập trung và tăng cường đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng củanông nghiệp và nông thôn như điện, giao thông, thủy lợi, cơ sở nghiên cứu vàứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất và chế biến nông sản,tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thịtrường tiêu thụ Đầu tư phát triển nhân lực trong nông nghiệp phải đặt ngườinông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nôngnghiệp và xây dựng nông thôn mới Cần có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụngsâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tinvào sản xuất, quản lý nông nghiệp

c) Tạo môi trường thuận lợi cho hình thành và phát triển chuỗi giá trị nông sản

Trang 31

Đẩy mạnh hình thành chuỗi giá trị, thúc đẩy liên kết giữa các lĩnh vực sảnxuất, chế biến và tiêu thụ, thực hiện cung cấp dịch vụ khuyến nông và đào tạocán bộ khuyến nông, cung cấp kỹ thuật tiến bộ và nâng cao năng lực kinh doanh.Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân vàgiữa nông dân với doanh nghiệp hình thành cánh đồng mẫu lớn, gắn sản xuất vớichế biến và tiêu thụ.

Thu hút các nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp với sự tham gia củakhu vực tư nhân bằng các chính sách cụ thể: nới rộng hạn điền, khuyến khích tậptrung đất đai, hình thành nông trại quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật tiến bộ

Xây dựng môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nôngnghiệp Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sảnxuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệpchế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trungruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn Thực hiện đa dạnghóa thị trường cả thị trường trong nước và xuất khẩu, cả thị trường châu Á nhất

là Đông Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi

d) Đổi mới phương thức hỗ trợ nông dân

Hỗ trợ nông dân trong phát triển nông nghiệp nên được thực hiện theo haihướng: một là giúp nông dân, nhất là vùng sâu và xa, xóa đói, giảm nghèo thôngqua các dịch vụ khuyến nông, trợ giúp phát triển nhân lực, nâng cao năng suấtnông nghiệp và phát triển hạ tầng để có thể tự đảm bảo cuộc sống của mình Hai

là giúp nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa nâng cao năng lực cạnh tranhthông qua đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng với những thay đổi của thịtrường quốc tế Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp đối với nông dân.Không nên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân (thí dụ: 500 nghìn đồng một ha lúa, 2triệu đồng/ha cho chuyển đổi từ cây trồng, hỗ trợ giống cây trồng sau thiên tai).Thực tế cho thấy, chi phí để thực thi chính sách hỗ trợ này (phát tiền hỗ trợ) caohơn giá trị mà nông dân nhận được vì quy mô ruộng đất của nông dân quá nhỏ.Trong nhiều trường hợp, nông dân trồng cùng loại cây trồng sau thiên tai, cunglại vượt cầu và nông dân lại bị thua thiệt hơn là không trồng Nông dân mong

Trang 32

muốn có được thị trường, bán được sản phẩm Vì thế, cần đầu tư để doanh nghiệphợp tác với nông dân, để nông dân biết dược thông tin thị trường, có được thị trường

và chủ động sản xuất theo thị trường hơn là hỗ trợ trực tiếp như đã làm

e) Đổi mới cung cấp các dịch vụ cho nông nghiệp

Đổi mới các dịch vụ công như khuyến nông, dự báo thời tiết và biến đổikhí hậu, cung cấp thông tin thị trường… Chính phủ nên hỗ trợ người sản xuấtthông qua cung cấp các dự báo về những tác động của điều chỉnh cơ cấu và xácđịnh các công cụ chính sách hiệu quả nhất, nguyên nhân là do nông dân rất cầnthông tin và kiến thức

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

2.1 Đốitượngvàphạmvinghiêncứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Trực Ninh

- Hệ thống canh tác thích ứng với môi trường hiện có ở xã Trực Thái

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Các yếu tố môi trường chi phối hệ thống canh tác ở huyện Trực Ninh+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

- Xây dựng hệ thống canh tác thích ứng với môi trường tại xã Trực Thái

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thu thập thông tin đã có hiện lưu trữ ở huyện Trực Ninh

- Số liệu khí tượng

- Số liệu về kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên

Trang 33

2.3.2 Thu thập số liệu thông qua điều tra trực tiếp

(1) Điều tra nông hộ

- Các thông tin thu thập:

+ Số mảnh ruộng hộ có phân theo địa hình: cao, vàn, trũng

+ Công thức canh tác phân ra từng vụ: xuân, mùa, đông

+ Từng vụ điều tra về loại cây trồng, giống cây trồng, thời vụ trồng, năngsuất, chất lượng nông sản, tổng thu, tổng chi, lợi nhuận

- Phương pháp lấy mẫu:

+ Điều tra ở 3 xã đại diện (vùng cao, vùng vàn, vùng thấp)

+ Mỗi xã điều tra 30 hộ theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên

(2)Điều tra trực tiếp trên đồng ruộng

- Phương pháp lấy mẫu:

+ Lấy mẫu theo phương pháp đường chéo 05 điểm Dung lượng mẫu quansát ở mỗi công thức thí nghiệm: theo dõi 05 điểm, mỗi điểm 3 cây và tính ra trị

số trung bình

- Phương pháp quan sát cụ thể: đo đếm trực tiếp trên đồng ruộng với cácchỉ tiêu định lượng

Với các chỉ tiêu định tính sử dụng phương pháp đánh giá qua thang điểm

- Về giống lúa cấy trong vụ xuân và vụ mùa ở các xã đại diện

+ Điều tra tên giống, dạng hình và các đặc điểm sinh trưởng phát triển củagiống, chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng thương phẩm,mức độ nhiễm các loại sâu bệnh

- Về giống khoai lang

+ Quan sát chiều dài thân ở các giai đoạn sinh trưởng (30, 45, 60, 75, 90,

105 và 120 ngày sau trồng)

+ Đánh giá độ che phủ của các giống sau 30, 60, 90 và 120 ngày

+ Quan sát năng suất củ

+ Đánh giá chất lượng của củ theo các tiêu chí: Gherit, tinh bột, độ ngọt,

Trang 34

- Nhóm KIP là nhóm những người am hiểu sự việc gồm đại diện nôngdân, những nhà quản lý địa phương và các nhà khoa học.

- Hoạt động của nhóm KIP: Trưởng nhóm trình bày ý tưởng nghiên cứu,các tiêu chí đánh giá, cách đánh giá Các thành viên đánh giá theo tiêu chí và mộtbản mẫu kiểu phiếu theo nguyên tắc đa số trên từng tiêu chí

2.3.4 Lựa chọn công thức canh tác theo các chân đất:

2.3.5 Lựa chọn giống cây trồng

Từ công thức canh tác đề nghị chọn giống cây trồng phù hợp (căn cứ vàođặc điểm môi trường, từ quỹ gen đã có ở Trực Ninh chọn ra giống phù hợp vớitừng loại hình canh tác

Trang 35

3.1 Các yếu tố môi trường chi phối hệ thống canh tác ở huyện Trực Ninh

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và khả năng hình thành thị trường.

Huyện Trực Ninh nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định Sảnphẩm nông nghiệp làm ra ở đây có thị trường tiêu thụ rộng cho cư dân của thànhphố và các huyện vùng biển của tỉnh Nam Định Ở đây có đường giao thôngthuận lợi cả đường bộ và đường thủy nên việc giao lưu hàng hóa giữa các vùngkhá thuận lợi

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình đất đai và các hệ thống sử dụng đất

Trực Ninh là một huyện thuộc đồng bằng sông Hồng, đất đai có cao trình

từ 0,6 - 2,5m Từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội đã hình thành ở huyện TrựcNinh đã hình thành hệ thống sử dụng đất như sau:

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Trực Ninh

Chân đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu

Đất trũng 1049,0 11,7 2 lúa hoặc nuôi cá thâm canh

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy Trực Ninh là một huyện chuyêntrồng lúa, do sự phân hóa của địa hình ở đây đã hình thành 3 dạng sử dụng đất 2

Trang 36

màu 1 lúa chiếm 1,2% quỹ đất sản xuất nông nghiệp; hai lúa hoặc 2 lúa 1 màuchiếm 87,1% quỹ đất sản xuất nông nghiệp; hai lúa hoặc nuôi cá thâm canhchiếm 11,7% quỹ đất sản xuất nông nghiệp.

Từ thực trạng sử dụng đất ở bảng 3.1 cho thấy: Nhiệm vụ của đề tài là xâydựng hệ thống canh tác thích ứng với môi trường cần nghiên cứu là tìm ra hệ thốngcanh tác ở từng loại địa hình có hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu chi phối hệ thống canh tác

Trực Ninh là một huyện nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu đặctrưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Khí hậu cơ bản chịu ảnh hưởng củahoàn lưu gió mùa miền Bắc Việt Nam với sự tương phản sâu sắc giữa gió mùaĐông Bắc vào mùa Đông và gió mùa Đông Nam hoặc Tây Nam vào mùa Hè,phân biệt 2 mùa chính: mùa Hè từ tháng IV đến tháng X và mùa Đông từ tháng

XI năm trước đến tháng III năm sau

- Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-240C Tháng lạnh nhất là các tháng 12

và tháng 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 170C; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ > 290C

- Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõrệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau

Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%

Trang 38

Bảng 3.2: Số liệu khí tượng TBNN huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định

Lượng bốc hơi (mm)

Nhiệt

độ ( 0 C)

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Nhiệt độ ( 0 C)

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Trang 39

Qua bảng 3.2 trên ta thấy:

- Nhiệt độ các năm 2009 và 2014có xu hướng tăng (nhiệt độ TB năm2000) tăng 1,10C so với TBNN, nhiệt độ TB năm 2014 tăng 0,50C so với TBNN.Đặc biệt là nhiệt độ trong vụ Đông Xuân có xu hướng tăng mạnh hơn

- Tổng lượng mưa cả năm 2000 và 2014 không biến động nhiều so vớiTBNN, nhưng lượng mưa trong vụ Đông Xuân ở các năm 2000 và 2014 lại thấphơn nhiều so với TBNN, lượng mưa tập trung ở các tháng của vụ Hè Thu Qua

đó thể hiện tình trạng khô hạn trong vụ Đông Xuân và tình trạng mưa ngập úngtrong vụ Hè Thu ngày càng trở nên trầm trọng hơn

3.1.1.4 Đặc điểm thủy văn

Do cùng nằm trong vịnh Bắc Bộ nên hàng năm huyện Trực Ninh và tỉnhNam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ4-6 cơn/năm Chế độ thủy triều là Nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6-1,7

m Mùa mưa lũ hàng năm thường bắt đầu từ cuối tháng 5 (đặc trưng là lũ Tiểumãn) đến hết tháng 9

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động (năm 2014)

- Dân số: 177.350 người

- Tổng số lao động là 86.829 người, trong đó số lao động nông nghiệp là78.537 người, chiếm 90,4%, riêng lao động nông nghiệp thuần nông là 64.672người, chiếm 74,5%

3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống

- Giao thông: huyện Trực Ninh nằm gần thành phố Nam Định và có hệthống đường giao thông phát triển nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển, thôngthương hàng hóa:

+ 100% số xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã được nhựa hóa hoặc bêtông hóa 100%

+ 100% số xã có đường liên thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa

Trang 40

- Thủy lợi: Từ năm 2008 hệ thống các công trình thủy lợi, nhất là kênhmương cấp I, II và kênh cấp III nội đồng của huyện được nhà nước tăng cườngđầu tư, nâng cấp, đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp.Toàn huyện có 510,9 km chiều dài kênh mương từ cấp I – III, trong đó 58 km đãđược kiên cố hóa (11,4%) Số trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trênđịa bàn huyện là 208, bình quân 10,4 trạm bơm/xã Tuy nhiên hệ thống côngtrình thủy lợi của huyện mới chỉ đáp ứng được việc tiêu úng 100% diện tích khilượng mưa dưới 250 mm trong 3 ngày; khi mưa trên 300 mm trong 3 ngày nếuchân đất thấp thì cũng chỉ đảm bảo tiêu úng được cho 50% diện tích Do đó vàothời kỳ lúa mới cấy nếu gặp mưa lớn liên tục trên 250 mm trong 3 ngày thìnhững diện tích lúa vùng thấp, thường bị mất trắng do ngập úng kéo dài.

- Điện: Mạng lưới điện Quốc gia được phủ kín 21/21 xã, thị trấn và đến tất

cả 388 thôn, xóm của toàn huyện 100% số hộ dân của huyện (55.667hộ) đã được

sử dụng điện lưới quốc gia

+ Toàn huyện có 2 bệnh viện đa khoa và 100% số xã có trạm y tế

+ 100% số hộ dân của huyện được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong

đó có 48% số hộ dân được dùng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch sinhhoạt tập trung

+ 65% số xã, thị trấn có chợ trung tâm; 100% số xã, thị trấn có ngân hàng hoặcchi nhánh ngân hàng đặt trụ sở giao dịch; 100% số xã có quỹ tín dụng nhân dân

- Trường học: Hệ thống trường học của huyện từ mầm non đến trung học phổthông đều được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu dạy và học tốt

Ngày đăng: 29/07/2017, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bộ (2001). Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội, tiếp cận môi trường thương mại ở Việt Nam, Liên Hợp Quốc ấn hành, tr 183-188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội, tiếpcận môi trường thương mại ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Năm: 2001
2. Phạm Thị Bông (2014).Nghiên cứu hệ thống cây trồng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới. Luận văn thạc sỹ - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống cây trồng phục vụ chương trình xâydựng nông thôn mới
Tác giả: Phạm Thị Bông
Năm: 2014
4. Phạm Tiến Dũng (2014). Hệ thống nông nghiệp, NXB Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống nông nghiệp
Tác giả: Phạm Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Năm: 2014
5. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và Nguyễn Văn Viết (1997). Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết về khai tháchợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp
Tác giả: Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và Nguyễn Văn Viết
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1997
6. Vũ Đức Kính (2014). Tái cơ cấu hệ thống cây trồng vùng ngoại vi thành phố Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Nông Nghiệp, Viện Khoa học Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu hệ thống cây trồng vùng ngoại vi thành phố ThanhHóa
Tác giả: Vũ Đức Kính
Năm: 2014
7. Vũ Đức Kính (2015). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ngoại vi thành phố Thanh Hóa. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ngoại vi thànhphố Thanh Hóa
Tác giả: Vũ Đức Kính
Năm: 2015
8. Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền và Phùng Đăng Chỉnh (1987), Canh tác học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr 8-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh tác học
Tác giả: Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền và Phùng Đăng Chỉnh
Nhà XB: NXBNông Nghiệp
Năm: 1987
10. Phạm Bình Quyền, Phạm Chí Thành và Trần Đức Viên (1992). Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí hoạt động khoa học, 3. tr 10-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luậntrong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Phạm Bình Quyền, Phạm Chí Thành và Trần Đức Viên
Năm: 1992
11. Đào Thế Tuấn (1997). Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý.NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1997
12. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1996). Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 5-11, 47-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệthống nông nghiệp
Tác giả: Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1996
13. Phạm Chí Thành (1998). Về phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học, 3, tr 13-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ởmiền Bắc Việt Nam
Tác giả: Phạm Chí Thành
Năm: 1998
14. Phạm Chí Thành (2011), bài giảng về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực
Tác giả: Phạm Chí Thành
Nhà XB: NXBNông Nghiệp
Năm: 2011
15. Nguyễn Văn Trí (2007). Người nông dân làm giàu không khó, lập trang trại làm VAC, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nông dân làm giàu không khó, lập trang trại làmVAC
Tác giả: Nguyễn Văn Trí
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2007
16. Mai Văn Trịnh và cs (2010). Nghiên cứu biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất cây lương thực của Việt Nam – Kết quả nghiên cứu Khoa học & Công nghệ, Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, tr 742-747 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suấtcây lương thực của Việt Nam – Kết quả nghiên cứu Khoa học & Công nghệ
Tác giả: Mai Văn Trịnh và cs
Năm: 2010
17. Trần Đức Viên (2012). Lập kế hoạch quản lý tài nguyên. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập kế hoạch quản lý tài nguyên
Tác giả: Trần Đức Viên
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2012
18. Nguyễn Văn Viết (2007). Kiểm kê, đánh giá và hướng dẫn sử dụng tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Viện KTTV, Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Kiểm kê, đánh giá và hướng dẫn sử dụng tài nguyên khíhậu nông nghiệp Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Viết
Năm: 2007
19. Altieri M.A. (1989). Agroecology: A New Research and development Paradigm for World Agriculture. Agricultural, Ecosystems and Environment, 27: 37-46, Elsevier Science Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agroecology: A New Research and development Paradigm forWorld Agriculture. Agricultural, Ecosystems and Environment, 27: 37-46
Tác giả: Altieri M.A
Năm: 1989
20. Becker R Meyer D, Wagoner R. and Saunders R.M. (1992). Altemative crops for sustainable agricultural systems, Agriculture and Ecosystems Environment Vol.4, p.265, Published by Elsevier Science B.V, Available Online 24 June 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Altemative crops forsustainable agricultural systems, Agriculture and Ecosystems Environment
Tác giả: Becker R Meyer D, Wagoner R. and Saunders R.M
Năm: 1992
21. Franks Ellis (1998). Household and farm economics. Published bySynthetic Cambridge University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Household and farm economics
Tác giả: Franks Ellis
Năm: 1998
3. Đỗ Kim Chung (2015).Tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam từ chính sách đến thực tiễn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w