Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có những thống kê về số trẻ em nói dối : học sinh cấp I là 22% , học sinh cấp II chiếm 50% trong khi đó cấp III ngốn đến 64% - một con
Trang 1NÓI DỐI
Trong xã hội hiện đại hoá này, để hoà nhập thì các nước cần sự trung thực trong công việc, trong giáo dục và trong những việc khác Không chỉ các nước khác mà Việt Nam cần phải cải thiện đức tính trung thực của mỗi người, quan trọng nhất là trẻ em – mầm non đất nước Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một vấn đề đáng lo ngại trong ngại trong nền giáo dục Việt Nam, đó là nạn trẻ em nói dối Vậy các bạn có suy nghĩ gì về hiện vấn đề này?
Như chúng ta đã biết, nói dối là một thói quen xấu, thể hiện sự không trung thực , và là một vấn đề không quá xa lạ với xã hội Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có những thống kê về số trẻ em nói dối : học sinh cấp I là 22% , học sinh cấp II chiếm 50% trong khi đó cấp III ngốn đến 64% - một con số quả thật không nhỏ so với những bạn học sinh cấp I và cấp II Qua đó cho thấy rằng hiện tượng nói dối tăng theo độ tuổi và theo trình độ hiểu biết
Hiện nay, hiện tượng nói dối ngày một trở nên “hot” đối với trẻ em Chúng
ta có thể dễ dàng bắt gặp những mẩu chuyện kể về một em bé, mặc dù làm sai nhưng lại đổ lỗi cho người khác như anh, chị, em, bạn bè,… của mình Hay những lần nói dối về điểm số trên lớp khi bị điểm kém Nghiêm trọng hơn là những
trường hợp nói dối cha mẹ là đi học thêm hoặc sang nhà bạn làm bài tập nhưng thực chất là đang ngồi chôn chân trong quán net hay tụ tập đi chơi cùng bạn bè Đôi khi, chỉ vì muốn thể hiện trước mặt bạn bè mà nói ra những điều không đúng
sự thật
Nói dối thật sự là một vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội hiện nay Vậy
đâu là nguyên nhân chính ? Có câu : “Trẻ em như tờ giấy trắng” chẳng lẽ nói dối
được bắt nguồn từ một hành tinh khác ngoài trái đất? Hay là một căn bệnh di
truyền từ thời đồ đá? Làm sao lại có thể như vậy được, căn bệnh mang tên NÓI DỐI chỉ có thể lây nhiễm từ bố mẹ, từ những con người xung quanh hay trong chính môi trường chúng ta đang sống Khác với những căn bệnh khác thì căn bệnh này lây nhiễm từ từ, chậm rãi, và khi đã đủ mạnh, đủ khỏe, đủ nhiều thì nó sẽ bùng phát thành bệnh nan y, thật sự thế, theo đúng nghĩa đen – hoàn toàn không có thuốc chữa
Bạn biết đấy, trẻ em mỏng manh lắm, chúng cũng chỉ là những tờ giấy trắng tinh, những mầm non xanh mơn mởn Việc phụ huynh là một người nông dân , một
Trang 2họa sĩ hay một nhà văn như thế nào sẽ là một tấm gương phản chiếu lại hình ảnh tờ giấy ấy, mầm xanh ấy
Thử nghĩ xem, có “ vị nông dân” nào “mua” cây về, để nó ngoài trời, sáng tưới nước, chiều bón phân, họ làm những công việc ấy một cách hời hợt, qua loa, đơn giản là vì phải làm , vì đã lỡ “ mua” chúng về rồi! Vậy mầm non ấy sẽ thế nào? Đông đến, những cơn mưa sẽ đổ ập xuống những mầm non, gió thổi vào lạnh buốt thì vẫn đứng co ro một mình, bão đến, nó cũng chỉ biết nương tựa vào những cây lớn hơn hay dựa vào “hơi ấm” của bức tường lạnh lẽo kia mà sống qua ngày Trông mầm non ấy thật tội nghiệp và cô đơn Chắc nó cũng tủi thân lắm đấy vì dù
nó có mạnh mẽ thế nào đi chăng nữa, nó cũng chẳng có thể trở lại môt mầm non hoàn hảo, trần đầy sức sống như xưa kia vì nó đã bị người nông dân ấy bỏ mặc lại
ở góc vườn không ai hay biết mất rồi! Những mầm non tội lỗi ấy lớn thì vẫn lớn, vẫn ra quả đấy, nhưng vì không được quan tâm chăm sóc nên đã bị những con sâu ngày một đục khoét Rồi những cái quả, hạt giống – từ cây non đó mà ra – nhìn bề ngoài thì vậy thôi , nhưng bên trong chắc đã được gì!
Có một họa sĩ vẽ lên trang giấy của mình, tờ giấy mới tinh , đẹp mà thuần
khiết Một người tài giỏi sẽ làm tờ giấy trở thành kiệt tác, bởi bức tranh Nàng Mona Lisa tuyệt đẹp, hoàn mĩ kia ban đầu cũng là một tờ giấy mà thôi! Còn gặp
phải một “vị họa sĩ” như “vị nông dân” kia thì tờ giấy sẽ ra sao nhỉ ? Đen ư? Nhăn nhúm ư? Hay là bị bỏ rơi ở một xó nào đó Qua hai mẩu truyện trên tôi muốn cho các bạn - các ông bố hay bà mẹ, cứ không uốn nắn con từ bây giờ thì sẽ không bao giờ tạo ra một kiệt tác hay một quả ngon mọng nước đâu
Vì sao ư? Vì từ lúc nhỏ , một số người đã bảo con nói dối vì mục đích dù nó
vô hại nhưng rồi dần dần lớn lên, những đứa trẻ đó không cần ai họ cũng tự nói dối
và những điều đó sẽ trở nên có hại Điều quan trọng nhất trong nạn nói dối đó là trẻ nghĩ rằng nói một lần rồi không sao, rồi thêm lần nữa, lần này nữa thôi, chỉ một lần
nữa, đây là lần cuối rồi, … trong dấu ba chấm ấy chắc đã khoảng cả triệu, cả tỉ lần
rồi ấy chứ! Trẻ nghe những người xung quanh nói dối, rồi bắt chước theo
Chắc các bạn đều biết câu chuyện chú bé chăn cừu rồi ấy nhỉ? Chuyện kể về một chú bé chăn cừu nói dối với các bác nông dân đang làm việc ở phía dưới ngọn đồi rằng cừu của mình đã bị sói ăn thịt các bác nông dân đó đã tưởng thật Họ hốt hoảng gọi nhau mang theo khiên, cuốc, gậy gộc lên cứu cậu bé Nhưng sự thật
Trang 3không như những gì họ nghĩ Chú bé chăn cừu ôm bụng cười một cách hả hê, bỏ lại những người nông dân với khuôn mặt ngơ ngác vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra Tưởng như câu chuyện sẽ kết thúc tại đây nhưng rồi cậu bé ấy lại tiếp tục dẫm lên vết xe đổ của mình hết lần này đến lần khác Và rồi, một ngày kia, sói đến thật Cậu ra sức kêu cứu nhưng không ai cứu cậu nữa cả Và cậu chỉ có thể ba chân bốn cẳng chạy nhanh về nhà bỏ mặc đàn cừu bị sói đưa vào bụng từng con một
Đấy, trẻ em cũng như thế đấy, chúng nghĩ những lời nói dối như vậy là vô hại, các em không cho rằng nói dối là xấu mà chỉ nghĩ nói dối chỉ để cho vui Bên cạnh đó ở nhà, điều khiến trẻ từ bỏ việc nói thật là vì các em phải bị đánh đòn hoặc phải nhận được sự rầy la từ bố mẹ của các em khi nói một sự thật tồi tệ: điểm kém, thi trượt, bị cô giáo mắng, phải viết bản kiểm điểm, …
Trẻ em sẽ làm gì nếu câu đầu tiên bố mẹ hỏi : “ Hôm nay đi học được mấy điểm?” Liệu rằng có ai can đảm nói lên số điểm kém của mình hay chịu thú nhận với bố mẹ rằng mình vi phạm nội quy lớp học? Giải pháp đầu tiên mà các em nghĩ tới đó chính là nói dối Khi các em nói dối như vậy , các em đã gieo rắc vào đầu mình cái suy nghĩ rằng “mình sẽ không bị la rồi!” , “mình sẽ không bị đập nữa”… Nhưng từ từ nó sẽ chuyển dần thành tự căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân các
em nghĩ rằng mình là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà mình nói
là đúng, từ đó dẫn đến hiện tượng lười học, trốn học, vì chúng nghĩ rằng dù có học chăm đến đâu đi chăng nữa thì mình chỉ cần nói dối với cha mẹ về điểm số của mình là được rồi Đó là một điều vô cùng nguy hiểm cho xã hội hiện nay, vì từ một căn bệnh nói dối lại liên hệ ra các căn bệnh khác Nhưng không phải các em từ nhỏ đều nhờ vào “uốn nắn” của bố mẹ ư? Rồi lại bị “uốn nắn” khi lớn lên do xã hội Thật đáng thất vọng, đáng buồn cho một thế hệ mới của nước Việt Nam ta…
Như ta đã thấy nói dối chỉ có thể hình dung hai chữ đó là: “RẤT XẤU!!!”
Và hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng Nói dối làm mất lòng tin của người khác dành cho những đứa trẻ, làm mất nhân cách của những đứa lớn hơn Liệu trẻ em có nhận thức được những lời nói dối tưởng chừng vô hại này của chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai sau này Nói dối được trẻ em “tin dùng” lâu dần thành một thói xấu không thể bỏ được, cũng giống như người ta hút thuốc phiện vậy, chỉ một lần thôi cũng đủ để họ
có can đảm thử tiếp những lần còn lại, chỉ cần còn thuốc và họ còn tồn tại trong cuộc sống này, họ sẽ làm tất cả mọi việc chỉ để hít được cái mùi hương tuyện diệu
Trang 4của cái chất gây nghiện kia dù đó có là lần cuối cùng đi chăng nữa Ngoài ra, nói dối cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mất đoàn kết trong gia đình; làm một tấm gương xấu cho các em nhỏ, làm bố mẹ buồn và cảm thấy đau lòng thay khi sinh ra được một người con như vậy
Bạn cứ hình dung ra một đất nước chìm trong sự giả dối trong tương lai Lúc
đó, chúng ta phải sống một cách căng thẳng và trong đầu chỉ luôn nghĩ tới việc đáp trả và mất lòng tin với tất cả mọi thứ xung quanh, luôn toan tính một cách mưu mô
và xảo quyệt hơn để đối đầu với nó Và nếu tồn tại một đất nước giả dối như thế ,thì liệu các quốc gia lân cận có thể nào hợp tác với đất nước đó Vì ai cũng hiểu rõ rằng, sự trung thực, uy tín là nền tảng để xây dựng sự hợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng
Đáng nói nhất là tác hại của việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả xấu cho
ta, mà còn cho cả một thế hệ sau Vì nói dối là một thói quen khó chữa, khi nó tràn lan và trở thành một việc làm bình thường thì đó là một nguy hiểm lớn cho việc giáo dục cả một thế hệ tương lai Rõ ràng, nói dối là một bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta, đặc biệt là trẻ em
Như đã nói, nói dối là một căn bênh nan y mà không có một vị thuốc nào có thể cứu chữa được cho những con người mắc bệnh này Nhưng thuốc theo nghĩa đen không trị được thì sẽ có thuốc theo nghĩa bóng Hãy chung tay tạo cho các em một môi trường lành mạnh và chúng ta có thể xây dựng nó bằng cách: ngưng nói những câu : “ Hôm nay được mấy điểm?” hay “Học kì một vừa rồi con xếp vị thứ mấy?” hoặc “Tại sao lúc nào điểm của con cũng thấp hơn điểm của bạn A thế này?”, Làm như thế để làm gì? Để các em không tự ti về bản thân mình
Bên cạnh đó, chúng ta phải biết giáo dục trẻ về ý thức tự giác, ý thức nhận lỗi như: sau khi các em biết lỗi rồi, các em phải biết cách sửa chữa lỗi lầm đó chứ không phải cứ nói dối cho qua chuyện là xong, xem như mình không có lỗi Chúng
ta cũng cần cho trẻ cơ hội để nói thật, đối diện với sự thật và không la mắng đánh đập trẻ khi trẻ nói lên những sự thật ấy mà thay vào đó có thể cho các hình phạt nhẹ như: đập nhẹ vào tay, úp mặt vào tường để tự kiểm điệm,… Những hình phạt
ấy giúp khắc sâu vào trí nhớ của trẻ hơn Hãy để trẻ được một lần sống thật trong thế giới của chúng, không cần phải quan tâm đến thế giới ảo với những điểm số bay chập chờn trước mặt, và để hai từ nói dối đó biến mất hoàn toàn trong nhận
Trang 5thức của trẻ thơ, trả chúng về những mầm xanh non nớt như thuở ban đầu, để xây dựng một đất nước không mang theo sự giả dối trong tương lai
Các bạn ơi, các em nhỏ ơi! Đừng bao giờ nói dối nữa nhé! Hãy gieo cho mình hạt giống trung thực vì trung thực chính là đức tính tốt đẹp nhất trong mỗi con người Những người làm vườn kia ơi! Hãy chăm sóc hạt giống đó thật tốt để sau này nó phát triển thành một nhành hoa tỏa ngát hương thơm làm tấm gương sáng cho các mầm non noi theo nhé