MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Giới hạn đề tài 2 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Định nghĩa hiện trạng sử dụng đất 4 1.2. Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn thám 5 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn thám ở ngoài nước 6 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn thám tại Việt Nam 7 1.3. Tình hình nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi 9 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI 11 2.1. Đặc điểm tự nhiên 11 2.1.1. Vị trí địa lý 11 2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng 12 2.1.3. Điều kiện khí hậu 14 2.1.4. Tài nguyên nước 14 2.1.5. Hải văn 15 2.1.6. Đa dạng sinh học 15 2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội 16 2.2.1. Đặc điểm dân cư 16 2.2.2. Đặc điểm kinh tế 16 2.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội 16 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Quy trình ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất tạo đảo Lý Sơn 18 3.1.1. Thu thập ảnh viễn thám năm 2002 21 3.1.2. Thu thập ảnh viễn thám năm 2015 24 3.2. Xử lý ảnh viễn thám 26 3.3. Tổ hợp màu 28 3.3.1. Cắt ảnh, lựa chọn khu vực nghiên cứu 31 3.3.2. Phân loại ảnh và giải đoán thảm phủ 34 3.4. Thành lập bản đồ và đánh giá hiện trạng sử dụng đất 38 3.4.1. Cách thành lập bản đồ 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43 4.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đảo Lý Sơn năm 2002 43 4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đảo Lý Sơn năm 2015 44 4.3. Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn giai đoạn 20022015 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
* * * * *
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG VIỆC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI ĐẢO LÝ SƠN –QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành : Khí tượng thủy văn biển
Mã ngành : 52440299 Sinh viên thực hiện: Lương Thị Việt Trinh
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Ngọc Huân
Trang 3HÀ NỘI 5/2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng emđược sự hướng dẫn khoa học của ThS Trần Ngọc Huân Các số liệu sử dụng phântích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung luận văn của mình Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.Cán bộ giảng viên hướng dẫn không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bảnquyền do em gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)
Sinh viên
Lương Thị Việt Trinh
Trang 5Do đồ án được thực hiện trong thời gian có hạn, tài liệu tham khảo và số liệu
đo đạc thiếu thốn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên nội dung đồ án vẫn cònnhiều thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy côgiáo và toàn thể các bạn sinh viên để đồ án có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một trong bốn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia bởi
nó là môi trường sống của toàn xã hội,là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựngcác cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng Trên thực tế,đất là nguồngốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hóa xãhội, nó không thể tự sinh ra cũng không thể tự mất đi mà nó chỉ biến đổi về chấtlượng và điều đó phụ thuộc vào quá trình cải tạo và sử dụng của con người Tuynhiên, trong thời kì hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển,nguồn tài nguyên đấtđang cạn kiệt dưới sức ép của: gia tăng dân số, phát triển đô thị hóa và công nghiệphóa, biến đổi khí hậu, nước biển dâng Diện tích đất ngày càng giảm thì kéo theo
đó là sự tăng lên về nhu cầu nhà ở, xây dựng các khu công nghiệp, các công trìnhcông cộng Nếu không có sự quản lí và sử dụng đất hợp lí thì sẽ ảnh hưởng tới sựphát triển của xã hội Đây là một vấn đề nan giải bức xúc cần được giải quyết hiệnnay ở mỗi quốc gia Để giải quyết vấn đề này mỗi quốc gia cần xây dựng nhữngchương trình, kế hoạch chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình
Trong nhiều thập kỉ qua, vùng biển nước ta có vai trò quan trọng trong sự pháttriển nền kinh tế-xã hội (giao thông vận tải, dầu khí, năng lượng thủy triều, tàinguyên sinh vật và du lịch biển ) đồng thời còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng và xây dựng đất nước Hệ thống đảocủa Việt Nam có phần quân trọng trong việc xây dựng những tiền đồn vững chắc đểbảo vệ an ninh chính trị, độc lập chủ quyền của quốc gia trên biển và là thế bàn đạpphát triển kinh tế biển Sự phong phú và đa dạng của các nguồn tài nguyên trên đảo,đặc biệt trong các vùng biển quanh đảo là ưu thế lớn để phát triển kinh tế hải đảo,góp phần hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế biển cũng như kinh tế nội địa Tuy vậy, cho đến
Trang 10nay, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của khu vực lãnh thổ này còn chậm so vớiyêu cầu của đất nước, đặc biệt giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và nhất làchưa tương xứng với tiền năng vốn có của nó.
Đảo Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi là đảo ven bờnằm ở miền Trung Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng nằm ngay trên conđường biển từ Bắc vào Nam, ngay cửa ngõ khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tếtrọng điểm của miền Trung Người dân ở đây sống chủ yếu vào đánh bắt hải sản vàtrồng tỏi Vào ngày 28 tháng 4 năm 2007, tỉnh Quảng Ngãi đã khai trương tuyến dulịch “biển đảo Lý Sơn” Để phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân tại huyệnđảo Lý Sơn thì cần phải tiến hành đánh giá, quản lí sử dụng đất sao cho hợp lí vớinhu cầu của người dân cũng như sự phát triển du lịch GIS đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đánh giá và quy hoạch sử dụng đất Với nhũng lí do trên “ Ứng dụng viễn thám và GIS trong việc phân tích đánh giá sử dụng đất tại đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi” là hướng nghiên cứu khoa học và thực tiễn nhằm giải quyết các vấn
đề trên giúp cho các nhà quản lý, quy hoạch đất góp phần đưa ra những quyết định,chiến lược phát triển đúng đắn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Ưng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc phân tíchđánh giá sử dụng đất tại đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi nhằm giúp chính quyền địaphương có cái nhìn khách quan trong công tác quản lí và quy hoạch đất sử dụng đất.Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình sử dụng đất huyện đảo Lý Sơn ở 2 thời điềm 2002, 2015
- Thành lập bản đồ và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2002-2015
3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
- Ưng dụng viễn thám và GIS để đánh giá tình trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn –Quảng Ngãi
4 Giới hạn đề tài
- Địa điểm nghiên cứu: đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn – Tỉnh Quảng Ngãicủa năm 2002 và 2015
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 11- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin:
• Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Thông tin và dữ liệu được thu thập để đáp ứngmục tiêu đánh giá tổng quát hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn giai đoạn 2002-
2015 và tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Thông tin được thuthập từ nhiều nguồn khác nhau như: các báo cáo tạp chí khoa học, tạp chí môitrường, các thông tin, tài liệu từ các trung tâm tin học,
- Phương pháp phân tích, kế thừa: Dựa trên các tài liệu về khu vực nghiên cứu,các kếtquả nghiên cứu của các đề tài, dự án, các báo cáo, hội thảo liên quan đến lĩnh vựcnghiên cứu của đề tài, tiến hành tổng hợp phân tích để đưa ra các giải pháp, các lựachọn phù hợp
- Phương pháp viễn thám và GIS: Phương pháp này sử dụng phần mềm phân tích vàgiải đoán ảnh viễn thám ARCGIS để xử lý ảnh, phân tích và phân loại các yếu tố đểđánh giá Đồng thời, sử dụng các lệnh trong phần mềm để thành lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất năm 2002 và năm 2015 qua đó đánh giá và phân tích sự thay đổibiến động đất của khu vực nghiên cứu trong 13 năm qua
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Định nghĩa hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất là trạng thái lớp phủ bề mặt trái đất ở một thời điểmnào đó mà việc phân chia quỹ đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người.Theo Luật Đất đai năm 1993 phân chia đất đai thành 6 nhóm, trong đó có nhóm đất
đô thị Nhưng Luật Đất đai năm 2003 lại phân chia thành 3 nhóm chính và mỗi nhómgồm nhiều loại đất Đồng thời có sự khác nhau giữa hệ thống phân loại đất theo quyđịnh của pháp luật về đất đai trước năm 2003, hệ thống được sử dụng để xây dựngquy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và hệ thống theo pháp luật hiện hành
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất (đấtnông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) Từ đó rút ra những nhận định,kết luận về tính hợp lý trong sử dụng đất, làm cơ sở để đề ra những quyết định sựdụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn phải đảm bảo việc sử dụng đất theohướng bền vững
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc đánh giátài nguyên thiên nhiên Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất cũng vậy, côngtác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, là cơ sở để đưa ranhững quyết định cũng như định hướng sử dụng đất hợp lý cho địa phương Đánhgiá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những phương thức
sử dụng đất hợp lí cho địa phương Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, cụ thể hiệntrạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo,các nhà chuyên môn đưa ra các quyếtđịnh chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng đất trongtương lai
Những nhân tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất:
- Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đíchkinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn,thảm thực vật (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008)
- Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình sửdụng đất đai bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008): Sự phát triển cácngành kinh tế: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác; gia tăng
Trang 13dân số; các dự án đầu tư phát triển kinh tế; thị trường tiêu thụ các sản phẩm hànghóa.
1.2 Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn
thám
GIS là 1 tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm, máy tính, dữ liệuđịa lý và con người được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt,lưu trữ, cập nhật, điềukhiển phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lí VìGIS là một hệ thống quản lý dữ liệu không gian do đó nó có rất nhiều ứng dụngtrong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch đô thị, quản lýnhân lực, nông nghiệp, điều hành hệ thống công ích, lộ trình, nhân khẩu, bản đồ,giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật đặc biệt là trong đánh giá hiện trạng sửdụng đất
So với việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp truyền thốngthì việc tự động hóa trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho ta một lợi ích to lớn.Công nghệ GIS có thể được dùng để mô phỏng và quy hoạch sử dụng tài nguyênđất của một thành phố, một quốc gia hay một vùng phục vụ công tác thành lập bản
đồ phân loại đất, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất, quy hoạch sử dụng đất,phân tích xu hướng xây dựng và kiểm soát tài nguyên đất
Viễn thám điện từ là khoa học và công nghệ sử dụng sóng điện từ để chuyểntải thông tin từ vật cần nghiên cứu tới thiết bị thu nhận thông tin cũng như côngnghệ xử lý để các thông tin thu nhận có ý nghĩa
Một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng của dữ liệu viễn thám đó lànghiên cứu sử dụng đất và lớp phủ Từ những năm 1970,dữ liệu viễn thám đã đápứng được các yêu cầu về chất lượng và tần suất cho nghiên cứu Đến nay, viễn thám
đã phát triển trở thành một phương pháp luận tiên tiến và công cụ mạnh trongnghiên cứu sử dụng đất và theo dõi biến động đất đai (Hassideh và Bill,2008).Khả năng ứng dụng của ảnh viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất:Với bản chất việc “chụp” ảnh là đo giá trị phần trăm phản xạ của năng lượng sóngđiện từ từ các đối tượng trên mặt đất, viễn thám có ưu thế cơ bản trong theo dõi biếnđộng lớp phủ Bề mặt lớp phủ lại phản ánh tác động của con người thông qua loạihình sử dụng đất Với ưu thế đặc biệt của viễn thám là không gian đối tượng nghiên
Trang 14cứu, tư liệu viễn thám đa thời gian đáp ứng được yêu cầu về khả năng cập nhật vàtính chu kì trong theo dõi biến động.
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn
Một số nghiên cứu về đánh giá trên thế giới sử dụng ứng dụng GIS và viễn thám:
- Đầu tiên là dự án quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất và lớp phủ đượcthực hiện bởi 3 trường đại học và viện nghiên cứu là: Đại học Clark,Mỹ (1994-1996); Viện Cartografic de Catalunya,Tây Ban Nha (1997-1999) và Đại học Cônggiáo Louvain, Bỉ (2000-2005) Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết vềnhững tác động của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến nhữngthay đổi về độ che phủ đất Ngoài ra,dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hìnhtoàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và lớp phủ ở nhữngkhu vực nhạy cảm
- Tại Trung Quốc, người ta sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat để xác định biến động
sử dụng đất tại thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang từ năm 1997 đến 2007.Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụngtăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60% Nguyên nhân dẫnđến sự thay đổi này là do quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội(Ye et al., 2011)
- Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biếnđộng sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả thuộcTrung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục điều tra và Quy hoạch đấtđai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc Nghiên cứu đã sử dụng phương phápngoại suy tuyến tính và mạng nơ ron thần kinh để chỉ ra rằng không thể giữ được
Trang 15mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng phương thức phát triểnkinh tế trong giai đoạn 1996-2008 Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thựchiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biếnđộng sử dụng đất (Wang et al., 2012).
- Tại Ấn Độ, đã có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cũng như ảnhhưởng của biến động sử dụng đất như Ravindranath and Hall (1994), Mohanty(2007), Suzanchi and Kaur (2011), Chawla (2012) Đầu tiên ta có thể kể đến côngtrình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và biến động sửu dụng đấtcủa Monhanty (2007) Từ số liệu thống kê,từ dữ liệu bản đồ và viễn thám tác giảxác định được trong vòng 50 năm từ 1950 đến 2000, mức độ tăng dân số đã chậmlại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia tăng Đất phinông nghiệp tăng qua nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng
- Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Suzanchi and Kaur (2011) tại khuvực thủ đô của Ấn Độ Bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS,kết quả nghiên cứu đã xác định đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989đến năm 1998 nhưng từ năm 1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7% Đất xây dựng tăng chủyếu là do gia tăng dân số đô thị
Hiện nay, con người đã dần ý thức được tầm quan trọng của công tác đánh giáđất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững để phát triển kinh tế xã hội đổngthời bảo vệ môi trường sinh thái tránh tình trạng thiếu đất, đất bị sa mặc hóa nêncông tác đánh giá đất được thực hiện hầu hết ở các quốc gia trở thành công cụ quantrọng trong việc quản lý quy hoạch sử dụng đất tại mỗi đất nước
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất bằng ứng dụng GIS và viễn
thám tại Việt Nam
Là một quốc gia có nền văn minh nông nghiệp phát triển lâu đời, từ thế kỉ XV,những hiểu biết về đất đai bắt đầu được chú trọng và tổng hợp thành tài liệu quốcgia như :” Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của Lê Qúy Đôn, Nguyễn BỉnhKhiêm
- Vào thời kì Pháp thuộc có một số nghiên cứu phục vụ cho công cuộc khai thác tàinguyên như: Công trình nghiên cứu “ Đất Đông Dương” do E.M.Castognol thựchiện ấn hành năm 1942 tại Hà Nội hay công trình nghiên cứu đất đỏ ở Miền Nam
Trang 16Việt Nam do Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.(Hoàng Thị Nga,2009)
- Từ sau năm 1950, rất nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Tôn Thất Chiểu, Vũ NgọcTuyên, Lê Duy Thước và các nhà khoa học nước ngoài như: V.M.Firdland,F.E.Moorman cùng hợp tác xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền bắc Việt Nam (tỉ lệ1:1.000.000);tính chất lí, hóa học đất vùng đồng bằng sông Cửu Long; bản đồ đấtViệt Nam (tỉ lệ 1:1.000.000); các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt Nam (HoàngThị Nga,2009)
Từ sau khi viễn thám và GIS được ra đời và ứng dụng rộng rãi khắp thếgiới,Việt Nam cũng đã bắt kịp xu thế và ứng dụng nó vào nhiều công trình nghiêncứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ như :
• Đầu tiên có thể kể đến là công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề mặt đấtđược nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm 2001 – 2003 từ tư liệu ảnh MODIShay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận từ năm 1989 – 1998bằng ảnh LANSAT TM (Nguyen và nnk, 2005)
• Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quátrình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuấn đã kết hợp phương phápviễn thám và hệ thống thông tin địa lý Kết quả nghiên cứu đã xác định được biếnđộng hiện trạng lớp lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hìnhhóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất để giảm tình trạng xói mòn (Vũ AnhTuấn,2004)
• Đề tài “Ưng dụng GIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnhSơn La (1995-2005) (Đoàn Đức Lâm và nnk,2010) đã phân tích, đánh giá và thànhlập bản đồ biến động sử dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sửdụng đất bằng các ma trận biến động và dùng các công cụ như: Mcrostation,Mapinfor và ArcGis
Trong bối cảnh hiện nay,các tác động của con người đối với khai thác sử dụngđất hoàn toàn bị cho phối bởi yếu tố kinh tế, xã hội Do đó, đòi hỏi sự kết hợpxem xét giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, xã hội từ đó chỉ ra cácbiện pháp khả thi trong việc sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm sinh thái vàphát triển bền vững
1.3 Tình hình nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn –
tỉnh Quảng Ngãi
Trang 17Từ năm 2007 đến nay,tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn được khai trương đã gópphần làm thay đổi diện mạo cũng như kinh tế ở đây Tuy nhiên, điều đó đã khiếncho công tác quản lí cũng như quy hoạch xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên đảogặp nhiều khó khăn Dựa theo những công bố của tạp chí “Tài nguyên và cuộc
sống” trên bài đăng “Quảng Ngãi: Siết quản lý đất đai, xây dựng trên đảo Lý Sơn”
năm 2016 đã đưa ra vấn đề: “Việc xây dựng các công trình dịch vụ ồ ạt nhưng thiếuđịnh hướng, quy hoạch đã làm cho cảnh quan, môi trường ở đảo Lý Sơn (tỉnhQuảng Ngãi) biến dạng và ô nhiễm nghiêm trọng, phát triển nhưng không mang tínhchất tích cực, bền vững Điều này, nếu không có biện pháp khắc phục, xử lý ngay,sẽ rất khó quản lý xây dựng trên đảo, dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép sẽ diễn
ra tràn lan, không thể kiểm soát được Hiện nay, Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnhđang tiến hành thanh tra việc sử dụng đất đai tại huyện đảo, đặc biệt tại các côngtrình xây dựng và sử dụng đất tại các khu vực danh lam, thắng cảnh như: hang Cò,hang Câu, chùa Đục, dọc theo tuyến đường cơ động… Những công trình xây dựng
vi phạm sẽ dừng thi công; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất không đúngmục đích, không phép Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; nhất là đốivới các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước, hoặc cố tình hợpthức hóa các sai phạm cũng được làm rõ Đồng thời, sớm thành lập ngay Độiquản lý trật tự đô thị, cùng phối hợp với thanh tra huyện để làm tốt chức năng quản
lý đô thị, quản lý đất đai trên địa bàn.” (Võ Hà,2016)
Trên báo điện tử Quảng Ngãi có bài đăng với tiêu đề: “ Mở hướng cho Lý Sơnphát triển bền vững” có viết: Với thực trạng phát triển “nóng” của Lý Sơn hiện nay,với nhiều công trình được xây dựng, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử văn hóa vàdanh lam thắng cảnh bị xâm hại, đặc biệt là cảnh quan môi trường bị phá vỡ, thậmchí có nguy cơ biến mất, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường của đảo-tiềm năng chính để phát triển du lịch của Lý Sơn Để Lý Sơn phát triển bền vững,
Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ cho rằng, phát triển bền vững không phải phát triểnngày một, ngày hai, một năm, hay hai năm mà nó là nhiều năm, nhiều thế hệ; khôngphải phá vỡ những cái hiện có mà phải bảo tồn và gia tăng thêm giá trị hiện có Pháttriển bền vững là như vậy, chứ chúng ta không mơ hồ là làm cho nó nhiều, thu hútđược nhiều đầu tư, làm được nhiều dự án là phát triển Chính vì vậy, để Lý Sơn phát
Trang 18triển bền vững, chúng ta phải phát triển gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa và mang lại lợi ích cho người dân Chỉ khi nào sự phát triển đó đem lại lợi íchcho người dân và chỉ khi nào người dân của mình họ thấy được lợi ích thì họ sẽ tựkhắc thấy cần phải giữ gìn “nguồn vốn” chung của mình.” (Bảo Ngọc,2016).
Mục tiêu của Lý Sơn là phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế biển là trọng tâm,trong đó du lịch, dịch vụ là ưu tiên số 1 Vì thế, đối phát triển mỗi lĩnh vực cũng cầnphát triển hướng đi cho phù hợp, không chỉ vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội
mà đánh đổi giá trị của văn hóa và môi trường sinh thái đặc trưng Tuy nhiên, tại LýSơn mới chỉ có một số nghiên cứu khoa học dừng lại ở việc nghiên cứu,đánh giá vềtài nguyên thiên nhiên như: “ Nghiên cứu phân bố san hô ven đảo Lý Sơn bằngcông nghệ GIS và viễn thám” (Nguyễn Hào Quang,2015) hay “ Đánh giá yếu tố khítượng thủy văn tuyến Phú Qúy, Lý Sơn” (Kiều Xuân Tuyển,2015) Do đó, việc phântích đánh giá quy hoạch sử dụng đất tại đây là rất cần thiết vì nó góp phần to lớnvào việc phát triển kinh tế xã hội tại đây
Trang 19CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 Đặc điểm tự nhiên
- Từ 109º 05’ 04’’ đến 109º 14’12’’ kinh độ Đông
Diện tích của đảo khoảng 9,97km2, dân số hơn 20.460 người Lý Sơn gồm 2đảo: đảo Lớn ( Cù lao Ré) và đảo Bé ( Cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn , và hònMù Cu ở phía Đông của đảo Lớn Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam
và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như cả khu vực kinh tếtrọng điểm miền Trung Vị trí của đảo Lý Sơn có vai trò quan trọng đảm bảo anninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đấy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới
Hình 2.1: Bản đồ huyện đảo Lý Sơn so với tỉnh Quảng Ngãi (Nguồn: Hình được lấy từ http://toilyson.ivn.vn/Gioi-thieu-ve-Huyen-Dao-Ly-
Son-Tinh-Quang-Ngai-Que-Huong-cua-Toi-Ly-Son-noi-tieng.record)
Trang 202.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
Hình 2.2: Địa hình núi lửa trên đảo Lý Sơn
(Nguồn: Google Earth)
Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển bao gồm các dạng: vách mái vòm-bócmòn, vách mái vòm, bãi biển mài mòn, bãi biển mài mòn-tích tụ Bãi biển mài mòn-tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiên thoải, hơi lượnsóng, độ dốc dưới 8º thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và bố trí dân cư Đâychính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểmcủa huyện
Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nêncác hốc hang khá đẹp tạo nên giá trị về tham quan du lịch Huyện đảo Lý Sơn nằmtrên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50-60m
Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ-mài mòn nghiêng thoải bị chia cắt bởicác máng trũng với độ sâu khác nhau Địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy
có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển
Trang 21b Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 997ha Trong đó đất sử dụng chonông nghiệp là 579,6ha, chiếm 54% Đất nông nghiệp ở Lý Sơn thích hợp cho việctrồng hành, tỏi ngoài ra có thể trồng ngô, đậu xanh, mè, dưa hấu và một số cây ănquả khác như: đu đủ, na, chuối nhưng với quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho nhu cầungười dân trên đảo Và đặc biệt đất nông nghiệp của Lý Sơn không thể trồng lúa.Đất lâm nghiệp ở Lý Sơn hiện nay có khoảng 150ha dùng cho việc phát triểnlâm nghiệp, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của huyện, ngoài ra còn có 180ha đấtđồi núi và 75ha đất núi đá Trong những năm qua huyện đã tích cực công tác trôngrừng tuy nhiên đến nay chỉ phủ xanh dưới 10ha
Theo các tài liệu nghiên cứu,.cách đây khoảng trên dưới 100 năm, diện tíchrừng trên huyện đảo khá lớn chiếm trên 70% diện tích huyện đảo với hệ thực vậtkhá phong phú, đa dạng song do quá trình khai thác của con người đến nay diện tíchrừng của huyện không còn Huyện đảo Lý Sơn có các loại đất sau:
Bảng 2.1: Các loại đất trên đảo Lý Sơn
1
Đất cát bằngven biển (Cb) Có diện tích 42 ha,chiếm 2,1%diện tích tự nhiên, phân bố viền
quanh đảo tiếp giáp với mép venbiển
Thích hợp với việc pháttriển lâm nghiệp (trồngrừng phòng hộ)
2 Đất cát biển(C) Có diện tích 110ha, chiếm11,03% diện tích tự nhiên Thích hợp sử dụng làmkhu dân cư và cải tạo để
sản xuất nông nghiệp
3
Đất nâu đỏtrên đá Bazan(Fk)
Có diện tích 845ha, chiếm84,76% diện tích tự nhiên Đây lànguồn tài nguyên quan trọng củahuyện đảo Trong 845ha có 558ha
có tầng dày trên 100cm, độ dốcdưới 8º độ màu mỡ khá, hàmlượng các chất dinh dưỡng từ
trung bình trở lên
Thích hợp cho phát triểnnhiều cây trồng khácnhau
(Nguồn:
http://www.quangngai.gov.vn/vi/lyson/Pages/qnp-dieukientunhien-qnpstatic-2-qnpdyn-0-qnpsite-1.html)
2.1.3 Điều kiện khí hậu
Đảo Lý Sơn chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệtđới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng VIII – tháng II năm sau) Do LýSơn là huyện đảo trên biển Đông lại có vĩ độ thấp nên chế độ nắng thuộc loại dồi
Trang 22dào nhất trong các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng2430,3 giờ/năm Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn cóthể tiến hành khai thác cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng quanh năm đồng thời
có thể phát triển sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ nhu cầu cho cư dân trên đảo.Huyện đảo Lý Sơn có mùa mưa lệch pha kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 nămsau,lượng mưa tập trung trong mùa mưa khoảng 71% Tổng lượng mưa khá lớn vàokhoảng 2.260mm/năm Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, thời tiết khô vànóng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Độ ẩm không khí trung bìnhkhoảng 85%
Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hảiđảo khác, trung bình 1,5m/s, hướng gió chính chủ yếu là: Đông Nam, Tây Bắc vàĐông Bắc
Điều kiện khí hậu ở Lý Sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như: hành, tỏi,cáccây ăn quả như đu đủ, na, chuối, dưa hấu và một số loại rau quả xanh Ngoài rakhí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con người nhất là cho các hoạt động dulịch, nghỉ dưỡng, tắm biển
2.1.4 Tài nguyên nước
Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít phân cắt cộng với diện tích đảonhỏ nên mạng suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạmthời vào mùa mưa ở phía Nam đảo với lưu lượng rất thấp Trên đảo chưa có hồ chứanước ngọt Đây là khó khăn lớn nhất cho đời sông dân sinh và sản xuất của huyện.Năm 2011, hồ chứa nước ngọt núi Thới Lới với tổng dung tích 270.000m3 đượcUBND tỉnh Quảng Ngãi đầu tư tiến hành khẩn trương xây dựng và năm 2012 đãđược đưa vào phục vụ nhu cầu cho người dân Đây là hồ chứa nước duy nhất hiệnnay trên đảo, tuy nhiên qua các năm sử dụng từ năm 2012 đến nay, nước trong hồchỉ đạt dung tích khoảng 60-70%, đây cũng là nguồn nước cung cấp tưới tiêu chonông nghiệp
2.1.5 Hải văn
- Đặc điểm về thủy triều: Mực nước quan trắc ở khu vực đảo Lý Sơn cho thấy chế độ
triều ở đây chủ yếu là chế độ nhật triều không đều, số ngày bán nhật triều chiếm
Trang 23khoảng 18 đến 22 ngày, vào các kì nước lém có thêm một kì nước nhỏ hàng ngày,biên độ triều dao động khoảng 1,1-1,2m.
Chế độ bán nhật triều không đều với độ lớn triều khoảng 1,8-2,0m trong thời
kì nước cường Dòng chảy chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng chảy biển Đông, nhiệt
độ nước biển trung bình là 26,1ºC Độ mặn nước biển trung bình là 30-31%o, caonhất là 34%o
Chiều sâu và xu hướng xân nhập mặn vào các tầng chứa nước: Địa hình cáctầng chứa nước ven đảo có độ cao so với mực nước biển dao động từ 2-6m do đókhi triều lớn sẽ chịu tác động của sự xân nhập mặn vào các tầng chứa nước Tạithôn Đông, xã An Vĩnh ranh giới xâm nhập mặn vào sâu khoảng 300-500m so vớimép nước biển, vùng thôn Tây, xã An Vĩnh vào sâu 100-200m
- Đặc điểm sóng biển: Vào mùa hè (từ tháng VI đến tháng VIII), sóng tại khu vực
đảo Lý Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam Do chịu ảnh hưởng của địa hìnhnên hướng chính trong thời điểm này thịnh hành là Đông đến Nam Đông Nam Độcao sóng trung bình là 0,5m, độ cao sóng cực đại là 2,8m Trong những tháng mùathu (từ tháng IX đến tháng XI) là thời kỳ chuyển mùa từ gió mùa Tây Nam sangĐông Bắc Độ cao sóng trung bình là 1,0m, độ cao sóng cực đại là 6m (do ảnhhưởng của bão) Thời kỳ mùa đông (từ tháng XII đến tháng II năm sau) sóng tạiđảo Lý Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có hướng chính là BắcĐông Bắc đến Đông Đông Bắc Độ cao sóng trung bình là 1,3m độ cao sóng cựcđại là 3,8m
2.1.6 Đa dạng sinh học
Đảo Lý Sơn là khu vực có điều kiện tự nhiên rất đặc thù và có độ đa dạng sinhhọc cao với trên 700 loài động thực vật biển: 140 loài rong biển và san hô, 157 loạisan hô, 7 loại cỏ biển, 40 loại da gai, 200 loại cá rạn, 96 loại giáp xác, 45 loài độngvật thân mềm, một số loài quý hiếm như san hô xanh, san hô đen có giá trị nguồnlợi rất lớn nếu khai thác phù hợp
Trang 242.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội
2.2.1 Đặc điểm dân cư
Dân số toàn huyện Lý Sơn năm 2011 có 21.342 người, toàn bộ dân số củahuyện sống trong khu vực nông thôn Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.067người /km2 Dân cư của huyện Lý Sơn phân bố tại các xã như sau: Xã An Vĩnh có:12.031 người chiếm 56,37% Xã An Hải có: 8.809người chiếm 41,28% Xã AnBình: 502 người chiếm 2,35% Lực lượng lao động của huyện là 10.448 ngườichiếm khoảng 50% tổng dân số toàn huyện, trong đó khoảng 60% hộ dân sống bằngnghề biển,30% hộ dân sống bằng nghề nông và 10% hộ dân sống bằng các nghềkhác Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyệnbởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết
2.2.2 Đặc điểm kinh tế
Lý Sơn chủ yếu là kinh tế nông – ngư nghiệp Tuy đảo nhỏ hẹp, khó khăn vềnguồn nước nhưng dân cư sống bằng nghề nông vẫn chiếm nhiều nhất
Về nông nghiệp, tại đây không trồng được lúa chỉ trồng được các cây lươngthực, thực phẩm khác như: ngô, đậu, gai, rau,khoai lang, khoai mì Tuy nhiên,phùhợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở đây, cây trồng phù hợp nhất đó là hành vàtỏi Nhờ vào trồng hành và tỏi, nông dân ở Lý Sơn có đời sống tương đối ổn định.Năm 2005, diện tích trồng tỏi là 297ha, sản lượng 1.557 tấn; diện tích trồng hành là282,4ha, sản lượng 1.790 tấn Bên cạnh trồng trọt, người dân Lý Sơn còn chăn nuôichủ yếu là bò, heo, dê, gà vịt
Về ngư nghiệp chủ yếu đánh bắt ven bờ với nghề lưới chuồn và đánh cá trích.Năm 2004 sản lượng hải sản đánh bắt của Lý Sơn đạt 9.684 tấn, năm 2005 là 9.916 tấn
Về dịch vụ du lịch, Lý Sơn có tiềm năng rất lớn với nhiều cảnh quan thiênnhiên kỳ thú, di sản văn hóa cổ truyền khá phong phú Ngày 28/4/2007, tuyến dulịch “biển đảo Lý Sơn” được khai trương góp phần phát triển kinh tế tại đây
2.2.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 di tích lịch sửu văn hóa cấp Quốc gia : Đìnhlàng An Hải, Chùa Hang, Âm Linh Tự và 6 di tích lịch sửu văn hóa cấp tỉnh: Lăng
Cá Ông, Dinh Tam Tòa và các danh lam thắng cảnh khác như: Hang Câu, Cổng Tò
Vò, Hòn Đụn
Trang 25Cùng với đó, hiện nay, trên đảo Lý Sơn còn gìn giữ một di sản văn hóa phi vậtthể phong phú, đa dạng, đặc trưng với Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ hội đuathuyền, thờ cúng cá Ông, Thiên Y A Na…và những giai thoại truyền thuyết thuyết,đặc biệt là những truyền thuyết về chuyện đánh giặc Tàu Ô, đi Hoàng Sa của nhữngbậc tiền hiền, hậu hiền trên đất đảo, những câu ca dân gian, hát hò, hát hố cổ xưa
mà chỉ có người Lý Sơn mới giữ gìn được Đặc biệt, trong lòng đất Lý Sơn còn ẩnchứa nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa được các nhà khảo cổ họckhai quật
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở VHTT& DL cho biết: Theo đánh giácủa các nhà khoa học trong và ngoài nước, Ủy ban UNESCO và Hiệp hội Côngviên địa chất toàn cầu khi khảo sát, nghiên cứu nhiều năm về Lý Sơn thì, Lý Sơn làmột bảo tàng sống động về di sản thiên nhiên, di sản văn hóa mà không có nơi nào
có được, không phải chỉ là của Việt Nam, mà còn là của thế giới
Hình 2.3: Hang Câu – Đảo Lý Sơn Hình 2.4: Lễ hội đua thuyền
Nguồn: https://www.foody.vn/quang-ngai/hang-cau-dao-ly-son và
http://www.tourlyson.vn/le-hoi-dua-thuyen-ly-son)
Trang 26Thu thập dữ liệu: tải ảnh Landsat
sat 7 ETM + và ảnhLandsat 8
Giải đoán, phân loại thảm phủBản đồ hiện trạng sử dụng đất (2002- 2015)Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2002, 2015
Phân tích thảm phủ
Đánh giá biến độngKết luận và đưa ra các giải pháp
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất
tạo đảo Ly Sơn
Phương pháp sử dụng để đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại đảo Lý Sơn là
giải đoán thông tin trên các ảnh vệ tinh và các tài liệu khác có liên quan để phân
tích và đánh giá Qui trình thu thập xử lý thông tin từ tư liệu ảnh và bản đồ địa hình
theo sơ đồ sau:
Hình 3.1:Quy trình giải đoán và đánh giá thay đổi hiện trạng sử dụng đất đảo Lý Sơn
Trang 27Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi trướctiên cần thu thập dữ liệu hiện trạng sử dụng đất của đảo trong 2 năm 2002 và 2015.Các bước để thu thập ảnh vệ tinh trên trang web https://earthexplorer.usgs.gov/:
- Bước 1: Vào địa chỉ website: http://earthexplorer.usgs.gov/ (phải cài Java Script)
- Bước 2: Nhấn vào nút Register để tạo 1 tài khoản
- Bước 3: Sau khi đăng ký rồi, nhấn nút Login để đăng nhập vào tài khoản củamình
- Bước 4: Nhập vị trí ảnh cần download (dạng kinh độ, vỹ độ) tại nút lệnh AddCoordinate hoặc số hàng và cột theo thiết kế sẵn tại nút Path/Row
Hình 3.2: Các thao tác thực hiện quy trình thu thập ảnh viễn thám được thể hiện từ
hình 3.2 đến hình 3.6
- Bước 5: Nhấn vào nút Date Selected để chọn thời gian cần lấy ảnh
Hình 3.3: Thao tác thu thập ảnh viễn thám
- Bước 6: Nhấn vào nút Data sets
- B7: Để chọn ảnh Landsat thì các bạn nhấn vào Lansat Archive và chọn các kiểu sau:
Trang 28• L7 EMT+ SLC-Off: Ảnh sau năm 2003.
• L7 EMT+ SLC-On: Ảnh từ năm 1999-2003
• L4-5 TM: Ảnh Landsat 4 và 5 theo sensor TM
• L1-5 MSS: Ảnh Landsat 1 đến 5 theo sensor MSS
• L8 OLI/TIRS : Ảnh từ năm 2013 đến nay
Hình 3.4: Thao tác thu thập ảnh viễn thám
- Bước 8: Nhấn vào nút Results sẽ ra kết quả các ảnh tìm kiếm được tại vị trí chọn.Nhấn vào Data set để chọn loại ảnh
Hình 3.5: Thao tác thu thập ảnh viễn thám
- Bước 9: Nhấn vào biểu tượng giống biểu tượng USB để download ảnh vào thờiđiểm cần thiết Chú ý: Ảnh chỉ download được nếu không có biểu tượng hình cái xeđẩy hàng màu đen (bên phải biểu tượng download) Cái ảnh đó cần phải mua
Trang 29Hình 3.6: Thao tác thu thập ảnh viễn thám
3.1.1 Thu thập ảnh viễn thám năm 2002
Landsat 7, phóng lên ngày 15 tháng 4 năm 1999 Vệ tinh LANDSAT-7 nặng2.270 kg, bay ở độ cao 705 km đồng bộ với mặt trời, chu kỳ lặp quanh trái đất là 16ngày, là vệ tinh nhân tạo thứ 7 của chương trình quan sát Trái Đất (hay chương trìnhLandsat) Mục đích chính của Landsat 7 là cập nhật những hình ảnh vệ tinh mớinhất so với những ảnh đã được thu thập từ các vệ tinh trước đó, và có thể chụpnhững ảnh không mây
Bộ cảm bản đồ chuyên đề TM của Landsat 7 là bộ quét đa phổ nâng cao Bộcảm nghiên cứu tài nguyên trái đất được thiết kế để thu nhận ảnh có độ phân giảicao hơn, tách các phổ có độ nét cao hơn, cải thiện được độ chính xác hình học và độchính xác bức xạ khí quyển tốt hơn bộ cảm MSS Bộ cảm này cũng có độ rộng dảiquét là 185 km, mỗi pixel mặt đất có kích cỡ là 30 m x30 m, trừ kênh hồng ngoạinhiệt (kênh 7 có độ phân giải 120 mx120 m) Bộ cảm TM có 7 kênh ghi đồng thời
sự phản xạ hoặc bức xạ phát ra từ bề mặt trái đất dưới dạng màu lam-lục (kênh 1),lục (kênh 2), đỏ (kênh 3), cận hồng ngoại (kênh 4), hồng ngoại giữa (kênh 5 và 7),hồng ngoại xa (kênh 6) theo dải phổ sóng điện từ Kênh 2 của bộ cảm TM phát hiệnphản xạ lục từ thực vật sinh trưởng tốt và kênh 3 được thiết kế để phát hiện sự hấpthụ chất diệp lục của thực vật Kênh 4 TM dùng để nhận biết phản xạ cận hồngngoại đối với thực vật màu lục sinh trưởng tốt, ranh giới giữa đất và nước Kênh 1
TM có thể xuyên qua nước để lập các bản đồ độ sâu dọc theo vùng ven bờ và đượcdùng phổ biến để phân loại đất và thực phủ cũng như phân loại rừng Hai kênh hồng
Trang 30ngoại giữa TM được dùng để nghiên cứu thực vật và đất ẩm, xét đoán giữa đá vàkhoáng sản Kênh hồng ngoại xa TM được thiết kế để trợ giúp thành lập bản đồnhiệt và nghiên cứu vùng đất ẩm và thực vật (Lê Đại Ngọc,2009)
Đặc trưng bộ cảm của LANDSAT TM, ETM+ như sau:
Bảng 3.1: Đặc trưng bộ cảm của LANDSAT TM, ETM+