1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo quan trắc nước sông vàm cỏ đông tháng 6 2013

21 926 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 19,59 MB

Nội dung

Sông Vàm Cỏ Đông với diện tích lưu vực 6.000km2 bắt nguồn từ Campuchia đi qua Việt Nam tại Xamat và chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc rồi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức theo hướng Đông Nam; nối với sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Tân Trụ thành sông Vàm Cỏ Lớn đổ ra cửa Soài Rạp. Đoạn sông Vàm Cỏ Đông đi qua Long An dài 145km, rộng trung bình 400 m, độ sâu đáy sông ở cầu Đức Huệ là 17m, ở cầu Bến Lức là 21m. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, nên Vàm Cỏ Đông rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác. Sông Vàm Cỏ Đông là nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Bến Lức với diện tích trồng lúa khoảng 84.000 ha. Hàng ngày, sông Vàm Cỏ Đông phải tiếp nhận một lượng chất thải khá lớn của các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư và các hộ dân sống rải rác ven sông. Để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý chất lượng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông là một nhiệm vụ cấp thiết và đã được thực hiện hàng năm.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU trang 2 PHẦN I CƠ SỞ PHÁP LÝ trang 3 PHẦN II MỤC TIÊU trang 5 Phần III NỘI DUNG THỰC HIỆN trang 6 PHẦN IV PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN trang 7 IV.1 Vị trí, thời gian, tần suất và các thông số quan trắc trang 7 IV.2 Phương pháp lấy mẫu, đo đạc và phân tích trang 9 IV.3 Quy chuẩn so sánh trang 10 PHẦN V KẾT QUẢ THỰC HIỆN trang 12 PHẦN VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ trang 21 V.1 Kết luận trang 21 V.2 Kiến nghị trang 21

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Sông Vàm Cỏ Đông với diện tích lưu vực 6.000km2 bắt nguồn từ Campuchia điqua Việt Nam tại Xamat và chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc rồi vàođịa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức theo hướng ĐôngNam; nối với sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Tân Trụ thành sông Vàm Cỏ Lớn đổ ra cửaSoài Rạp Đoạn sông Vàm Cỏ Đông đi qua Long An dài 145km, rộng trung bình 400 m,

độ sâu đáy sông ở cầu Đức Huệ là -17m, ở cầu Bến Lức là -21m Vì có nhiều nhánh sôngnhỏ, nên Vàm Cỏ Đông rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyểnhàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác SôngVàm Cỏ Đông là nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Đức Hoà, Đức Huệ, Bến Lức vớidiện tích trồng lúa khoảng 84.000 ha Hàng ngày, sông Vàm Cỏ Đông phải tiếp nhận mộtlượng chất thải khá lớn của các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư và các hộ dân sốngrải rác ven sông

Để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, tăng cường công tácquản lý chất lượng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ quan trắc chất lượng nướcsông Vàm Cỏ Đông là một nhiệm vụ cấp thiết và đã được thực hiện hàng năm

Trang 3

- Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và môitrường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Theo thông tư số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 củaliên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập dự toán kinhphí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

- Thông tư 10/2007/TT-BTNMT, ngày 22/10/2007 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc Hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắcmôi trường;

- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của liên bộ

Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập dự toán công tácbảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường

- Theo thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính về việchướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hànhNghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/ 2008 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

- Thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của liên bộ Bộ Tàichính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệpmôi trường;

- Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cụcMôi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước;

- Quyết định 537/QĐ-UBND ngày 22/02/2011 của UBND tỉnh Long An về việcphê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất

và không khí trên địa bàn tỉnh Long An;

- Theo quyết định 410/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 của UBND tỉnh Long An vềviệc ban hành đơn giá phân tích các thông số môi trường trên địa bàn tỉnh Long An;

- Quyết định 334/QĐ-STNMT ngày 10/12/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường

về việc giao Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường – Sở Tài nguyên vàMôi trường lập các đề cương quan trắc năm 2013

Trang 4

- Biên bản số 07/BB-STNMT-CCBVMT ngày 04/01/2013 về việc thông qua các

đề cương quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm

Cỏ, kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc, sông Bảo Định; chất lượng các tuyến kênh rạchnội đồng; chất lượng nước ngầm và đề cương đánh giá hiện trạng môi trường không khítrên địa bàn tỉnh Long An năm 2013

- Quyết định 484/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Long An về việcphê duyệt các đề cương quan trắc môi trường năm 2013

- Biên bản số 87/BB-STNMT ngày 27/3/2013 về việc thống nhất số liệu kinh phíthực hiện các đề cương quan trắc chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ, sông Vàm

Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, sông Bảo Định, kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc, đánh giáhiện trạng môi trường không khí, các tuyến kênh rạch nội đồng và chất lượng nước ngầmtrên địa bàn tỉnh năm 2013

- Quyết định 1189/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND tỉnh Long An về việcphê duyệt dự toán kinh phí Quan trắc môi trường năm 2013

Trang 5

PHẦN II MỤC TIÊU

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông thuộc địaphận tỉnh Long An năm 2013

- Theo dõi diễn biến, đánh giá hiện trạng và phản ánh kịp thời chất lượng môitrường nước sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Long An

- Là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường tại địaphương, phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm và báo cáo hiệntrạng môi trường 5 năm cho cấp tỉnh và cấp quốc gia

- Cung cấp, chia sẻ kết quả quan trắc đồng thời làm cơ sở để phối hợp thực hiệncông tác quản lý môi trường với các tỉnh lân cận

Trang 6

PHẦN III NỘI DUNG THỰC HIỆN

Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, một số nội dung sẽ được thực hiện nhưsau:

- Khảo sát, đo đạc, thu mẫu nước mặt sông Vàm Cỏ Đông

- Phân tích mẫu nước mặt sông Vàm Cỏ Đông

- Báo cáo mỗi đợt quan trắc

- Tổng hợp kết quả, phân tích lập báo cáo đánh giá kết quả quan trắc

- Xây dựng các điểm quan trắc chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông trên nềnbản đồ địa giới hành chính tỉnh Long An

Trang 7

PHẦN IV PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

IV.1 Vị trí, thời gian, tần suất và các thông số quan trắc

IV.1.1 Vị trí quan trắc

Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông được thiết kếdựa vào “Báo cáo quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, nướcdưới đất và không khí trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020”

Các vị trí quan trắc được được bố trí là những vị trí cố định, đại diện trên sôngVàm Cỏ Đông để làm cơ sở đánh giá hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môitrường nước mặt trên địa bàn tỉnh Long An Kế hoạch quan trắc chất lượng môi trườngnước sông Vàm Cỏ Đông thực hiện trong năm 2013 gồm 11 vị trí sau:

Bảng Bảng vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông năm 2013

TT Ký hiệu Điểm quan trắc Các nguồn tiềm ẩn tác động đến môi trường nước

01 VCĐ-01 Vàm Bà Mãng (Giáp ranh Long An – Tây Ninh)

• Lan truyền ô nhiễm từ phía thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông xuống

• Các chất thải và ô nhiễm từ trên lưu vực rạch

• Chất thải từ khu dân cư ven sông

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

03 VCĐ-04 Khu dân cư ven sông VCĐ thuộc thị trấn Hiệp Hòa

• Chất thải từ khu dân cư ven sông

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

04 VCĐ-05 Hạ lưu cầu Đức Huệ 300m

(ngã ba sông)

• Nước thải sinh hoạt của khu dân cư ven sông

• Hoạt động nuôi trồng thủy sản, giao thông vậntải thủy

05 VCĐ-07 Chợ cầu tàu Hựu Thạnh

• Nước thải từ khu vực thị trấn Đức Hòa đổ ra

• Nước thải từ khu dân cư, chợ Hựu Thạnh vensông

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

06 VCĐ-08 Hợp lưu kênh An Hạ – sông

Vàm Cỏ Đông • Các chất thải và ô nhiễm theo kênh Thầy Cai –

An Hạ (nơi tập trung nhiều KCN, các cơ sở công nghiệp phân tán, các cơ sở chăn nuôi, bãi rác,…)

Trang 8

TT Ký hiệu Điểm quan trắc Các nguồn tiềm ẩn tác động đến môi trường nước

đổ ra sông Vàm Cỏ Đông

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều07

LA-W01

(Quốc

gia)

Hợp lưu kênh Xáng lớn – sông Vàm Cỏ Đông

• Nước thải của công ty CP NIVL

• Lan truyền ô nhiễm từ kênh Xáng lớn

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

08 VCĐ-10 Gần Công ty TNHH

SX-TM Tân Nghệ Nam

• Nước thải của Công ty TNHH Tân Nghệ Nam,DNTN Tùng Phát và Cụm CN Bắc An Thạnh – Bến Lức

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

• Nước thải từ các khu dân cư, KCN và các cơ

sở công nghiệp phân tán ở khu vực thị trấn Bến Lức

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

Hạ lưu cảng Bourbon 500m(hợp lưu rạch Chanh – VCĐ)

• Nước thải từ các khu dân cư, KCN và các cơ

sở công nghiệp phân tán ở khu vực thị trấn Bến Lức

• Hoạt động giao thông vận tải thủy

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

11 VCĐ-12 Hợp lưu sông Đôi Ma – VCĐ

• Nước thải từ cụm CN Long Định (Cần Đước), KCN An Nhựt Tân (BL)

• Các chất ô nhiễm từ sông Đôi Ma ra

• Hoạt động giao thông vận tải thủy

• Lan truyền ô nhiễm dọc theo tuyến sông Vàm

Cỏ Đông theo triều

IV.1.2 Thời gian thực hiện

Thời gian quan trắc được tiến hành từ ngày 04-05/3/2013

IV.1.3 Tần suất quan trắc

- Tần suất quan trắc trong năm 2013: 3 tháng/lần (4 đợt/ năm)

- Thời điểm quan trắc thích hợp nhất trong từng đợt quan trắc được xác định dựa theo chế

độ triều thấp nhất trong tháng (thường vào các ngày mùng 9 – 12 âm lịch hoặc 23 – 25 âmlịch hàng tháng)

- Trong từng đợt quan trắc, mỗi vị trí sẽ tiến hành đo đạc và lấy mẫu 01 lần

IV.1.4 Thông số quan trắc

Trang 9

Nhằm đảm bảo mục tiêu quan trắc cũng như đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc đốivới chất lượng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông được liên tục, các thông số trongnăm 2013 tiếp tục được thực hiện giống như năm 2012

Bảng 2: Thông số quan trắc

Loại điểm

quan trắc Các thông số quan trắc đề nghị áp dụng

Tổng số thông số

IV.2 Phương pháp lấy mẫu, đo đạc và phân tích

IV.2.1 Phương pháp đo đạc tại hiện trường

- Các chỉ tiêu hóa lý (to, pH, DO, độ đục, TDS) được xác định ngay tại hiện trườngbằng thiết bị đo nhanh

- Tọa độ các vị trí được xác định tại hiện trường bằng thiết bị định vị GPS

IV.2.2 Phương pháp thu mẫu

Căn cứ theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường về phương pháp thu mẫuphục vụ cho việc phân tích hóa lý và thủy sinh được thực hiện theo các TCVN sau:

- Phương pháp thu mẫu nước sông: TCVN 6663-6:2008

- Phương pháp thu mẫu thủy sinh: theo “Standard Method For The Examination ofWater and Wastewater - 2005”

IV.2.3 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm

Bảng 3: Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm

1 Nhu cầu oxy hóa học (COD) Method 8000- DR 2500

2 Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) SMEWW 5210B- 2005

Trang 10

Stt Thông số Phương pháp thử

IV.3 Quy chuẩn so sánh

QCVN 08:2008/BTNMT, Giới hạn A2 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượngnước mặt, dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lýphù hợp; bảo tồn động thực vật thuỷ sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2(gọi tắt là QC 08)

Để có thể đánh giá nhanh chất lượng nước, báo cáo sử dụng kết hợp việc tính toánchỉ số chất lượng nước (WQI ) được ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày

01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục Môi trường

Chỉ số WQI được tính toán dựa vào công thức:

3 / 1 2

1

5

1 5

Trang 11

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

Bảng : Phân loại chỉ số chất lượng nước theo WQI

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Da cam

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý

Do chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau nên việc sử dụngchỉ số WQI chỉ mang tính tham khảo

Trang 12

PHẦN V:

KẾT QUẢ THỰC HIỆNBảng : Kết quả tính toán WQI sông Vàm Cỏ Đông tháng 6/2013

Trang 13

1 Vị trí Vàm Bà Mãng (giáp ranh Long An – Tây Ninh) (VCĐ-01)

Thời điểm lấy mẫu trời nắng nhẹ, nước trên sông đục có nhiều lục bình và ghethuyền qua lại nhiều

Kết quả đo đạc, phân tích tại vị trí Vàm Bà Mãng (VCĐ-01) có các thông số đạt QC

08 như pH, BOD5, COD, SS, nitrat, nitrit, phosphat, clorua, niken, crôm (VI), chì, cadmi,đồng, kẽm, asen và thủy ngân Tuy nhiên có một vài thông số vượt quy chuẩn cho phépnhư amoni (vượt 2,9 lần), sắt (1,3 lần), tổng dầu mơ (46,5 lần), coliform (2,4 lần) và oxyhòa tan (2,22 mg/L) thấp hơn QC 08 (mức cho phép ≥5 mg/L) Nguyên nhân có thể do ônhiễm từ phía thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông đổ xuống và khu vực rạch Bà Mãng đổra

So với kết quả phân tích tháng 3/2013, chất lượng nước chưa được cải thiện, cần lưu

ý thông số amoni và tổng dầu mơ có mức độ ô nhiễm cao hơn đợt trước

Kết quả đo đạc, phân tích được tính toán theo chỉ số chất lượng nước WQI cho thấychất lượng nước mặt tại vị trí Vàm Bà Mãng có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và cácmục đích tương đương khác (WQI =72)

Trang 14

2 Vị trí hợp lưu rạch Bà Thấy – sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ-02)

Thời điểm lấy mẫu nước ròng và trời nắng nhẹ

Kết quả đo đạc, phân tích tại vị trí hợp lưu rạch Bà Thấy-sông Vàm Cỏ Đông 02) có các thông số đạt QC 08 như pH, BOD5, COD, SS, nitrat, nitrit, phosphat, clorua vàcoliform Tuy nhiên có một vài thông số vượt quy chuẩn cho phép như amoni (vượt 2,6lần), sắt (vượt 1,4 lần) và oxy hòa tan (2,58 mg/L) thấp hơn QC 08 Nguyên nhân gây ônhiễm có thể do ảnh hưởng từ nguồn thải sinh hoạt của khu dân cư ven sông

(VCĐ-So với kết quả phân tích tháng 3/2013, chất lượng nước đã được cải thiện do thờiđiểm quan trắc là mùa mưa nên lượng nước mưa góp phần làm giảm nồng độ các chất ônhiễm

Kết quả tính toán theo WQI cho thấy chất lượng nước mặt tại vị trí hợp lưu rạch BàThấy-sông Vàm Cỏ Đông có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần cácbiện pháp xử lý phù hợp (WQI =76)

3 Vị trí khu dân cư ven sông Vàm Cỏ Đông thuộc thị trấn Hiệp Hòa (VCĐ-04)

Thời điểm lấy mẫu nước đục, có nhiều lục bình trên sông và trời nắng nhẹ

Kết quả đo đạc, phân tích tại vị trí KDC ven sông Vàm Cỏ Đông thuộc thị trấn HiệpHòa (VCĐ-04) có các thông số đạt QC 08 như pH, BOD, COD, SS, nitrat, phosphat,

Trang 15

clorua, sắt và coliform Tuy nhiên có một vài thông số vượt quy chuẩn cho phép nhưamoni (vượt 2 lần), nitrit (vượt 2,4 lần) và oxy hòa tan (2,46 mg/L) thấp hơn QC 08

So với kết quả phân tích tháng 3/2013, chất lượng nước đã được cải thiện vì cácthông số quan trắc vượt QC 08 giảm xuống (tháng 3 có 5 thông số vượt nhưng tháng 6 chỉcòn 3 thông số vượt QC 08) Nguyên nhân do tháng 6 đã vào mùa mưa lưu lượng nướctrên sông tăng do đó nồng độ các chất ô nhiễm trong nước giảm

Chất lượng nước tại vị trí KDC ven sông Vàm Cỏ Đông có thể sử dụng cho mụcđích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (WQI=80)

4 Vị trí hạ lưu cầu Đức Huệ 300m (ngã ba sông) (VCĐ-05)

Thời điểm lấy mẫu trời nắng, trên sông có nhiều lục bình và ghe thuyền qua lạinhiều

Kết quả đo đạc, phân tích tại vị trí hạ lưu cầu Đức Huệ 300m (VCĐ-05) có cácthông số đạt QC 08 như pH, COD, SS, nitrat, phosphat, clorua, sắt và coliform Tuy nhiên

có một vài thông số vượt quy chuẩn cho phép như BOD (vượt 1,3 lần), amoni (vượt 2lần), nitrit (vượt 1,9 lần) và oxy hòa tan (2,94 mg/L) thấp hơn QC 08

Chất lượng nước tại vị trí hạ lưu cầu Đức Huệ 300m chưa được cải thiện so vớitháng 3/2013 vì có nhiều thông số vượt QC 08 Đây là khu vực tập trung dân cư sinhsống và nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra sông

Trang 16

Theo chỉ số chất lượng nước WQI thì chất lượng nước mặt tại vị trí này có thể sửdụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (WQI = 80).

5 Vị trí chợ cầu Tàu Hựu Thạnh (VCĐ-07)

Thời điểm lấy mẫu nước ròng, trời nắng nhẹ và trên sông có nhiều lục bình

Kết quả đo đạc, phân tích tại vị trí chợ Cầu Tàu Hựu Thạnh (VCĐ-07) có hầu hếtcác thông số đạt QC 08 như pH, COD, SS, nitrat, nitrit, phosphat, clorua và tổng sắt Mộtvài thông số chưa đạt quy chuẩn cho phép như BOD (vượt 1,2 lần), amoni (vượt 2,1 lần),coliform (vượt 1,5 lần) và oxy hòa tan (3,38 mg/L) thấp hơn QC 08 (mức cho phép ≥5mg/L)

So với kết quả phân tích tháng 3/2013, chất lượng nước tại vị trí chợ Cầu Tàu HựuThạnh chưa được cải thiện và đặc biệt thông số amoni vượt QC 08 vào tháng 6/2013.Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước cho thấy chất lượng nước mặttại vị trí này có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có biện pháp xử

lý phù hợp (WQI=78)

6 Vị trí hợp lưu kênh An Hạ - sông Vàm Cỏ Đông (VCĐ-08)

Thời điểm lấy mẫu trời nắng, trên sông tương đối trong và có nhiều lục bình

Kết quả đo đạc, phân tích tại vị trí hợp lưu kênh An Hạ - sông Vàm Cỏ Đông 08) có các thông số đạt QC 08 như pH, SS, nitrat, nitrit, phosphat, clorua, tổng sắt, niken,crôm (VI), chì, cadmi, đồng, kẽm, asen, thủy ngân và coliform Tuy nhiên có một vài

Ngày đăng: 24/07/2017, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w