1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÁI ĐẸP THANH KHIẾT TRONG TÁC PHẨM CỦA KAWABATA YASUNARI

32 545 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 705,96 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Văn học Nhật Bản mang rất nhiều nét riêng mà ở đó thể hiện văn hóa cũng như con người nơi đây. Những tinh túy nhất của văn hóa Nhật cũng như quan niệm về Cái đẹp cũng khác các nước trong và ngoài khu vực. Vậy Cái đẹp mà người Nhật quan niệm là như thế nào? Nó có gì đặc biệt so với những nước khác? Và có chăng điều đó đã mang lại cho người đọc cái nhìn mới về Cái đẹp, thay đổi những suy nghĩ về Cái đẹp cố hữu trước đây? Tác giả đưa chúng ta đến gần hơn với quan niệm về Cái đẹp của người Nhật đó là Yasunari Kawabata, ông được mệnh danh là Người lữ khách đi tìm cái đẹp. Cái đẹp hiện lên qua bức tranh thiên nhiên Nhật Bản đồng thời qua tâm hồn con người. Câu chuyện có vẻ không có gì đặc sắc, với vài người thì sẽ là dung tục, nhưng ẩn chứa trong đó là những trăn trở, hoài niệm về một thời đã qua của nhân vật. MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 MỤC LỤC 4 LỜI CẢM ƠN 5 TRÍCH YẾU 6 I. Kawabata – người lữ khách tìm cái đẹp 7 1. Kawabata và những năm tháng cuộc đời: 7 2. Kawabata và quan niệm cái đẹp: 8 2.1 Sự pha trộn cái đẹp truyền thống và cái đẹp hiện đại: 9 2.2 Sự mộng huyễn, hoài công: 11 2.3 Sự thể hiện cái đẹp thanh khiết trong sáng tác: 13 II. Cái đẹp thanh khiết trong các truyện ngắn của Kawabata. 14 1. “Xứ tuyết” cái đẹp thanh khiết của thiên nhiên và con người: 14 1.1 Thiên nhiên và sự quy chiếu thiên nhiên vào con người: 14 1.2 Tâm hồn con người mang vẻ đẹp thanh khiết: 19 1.3 Tình yêu và cái kết buồn 21 1.4 Tiểu kết 23 2. “Người đẹp ngủ mê” Sự cảm nhận cái đẹp tinh tế và cái đẹp trong nỗi buồn. 24 2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn con người trong sáng bình dị. 24 2.2 Cái đẹp và nỗi buồn tâm hồn. 27 2.3 Tiểu kết 29 III. So sánh quan niệm về cái đẹp của Kawabata với các nhà văn khác. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN .

BÀI TIỂU LUẬN

Đỗ Hoàng Duy 41.01.601.020 Trịnh Thuý Ngân 41.01.601.064

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 04 năm 2017

Trang 2

Xác nhận của giảng viên

Trang 3

Văn học Nhật Bản mang rất nhiều nét riêng mà ở đó thể hiện văn hóa cũng như con người nơi đây Những tinh túy nhất của văn hóa Nhật cũng như quan niệm về Cái đẹp cũng khác các nước trong và ngoài khu vực Vậy Cái đẹp mà người Nhật quan niệm là như thế nào? Nó có gì đặc biệt so với những nước khác? Và có chăng điều đó đã mang lại cho người đọc cái nhìn mới về Cái đẹp, thay đổi những suy nghĩ về Cái đẹp cố hữu trước đây?

Tác giả đưa chúng ta đến gần hơn với quan niệm về Cái đẹp của người Nhật đó là Yasunari Kawabata, ông được mệnh danh là "Người lữ khách đi tìm cái đẹp" Cái đẹp hiện lên qua bức tranh thiên nhiên Nhật Bản đồng thời qua tâm hồn con người Câu chuyện có vẻ không có gì đặc sắc, với vài người thì sẽ là dung tục, nhưng ẩn chứa trong

đó là những trăn trở, hoài niệm về một thời đã qua của nhân vật

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN: 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

MỤC LỤC 4

LỜI CẢM ƠN 5

TRÍCH YẾU 6

I Kawabata – người lữ khách tìm cái đẹp 7

1 Kawabata và những năm tháng cuộc đời: 7

2 Kawabata và quan niệm cái đẹp: 8

2.1 Sự pha trộn cái đẹp truyền thống và cái đẹp hiện đại: 9

2.2 Sự mộng huyễn, hoài công: 11

2.3 Sự thể hiện cái đẹp thanh khiết trong sáng tác: 13

II Cái đẹp thanh khiết trong các truyện ngắn của Kawabata 14

1 “Xứ tuyết” cái đẹp thanh khiết của thiên nhiên và con người: 14

1.1 Thiên nhiên và sự quy chiếu thiên nhiên vào con người: 14

1.2 Tâm hồn con người mang vẻ đẹp thanh khiết: 19

1.3 Tình yêu và cái kết buồn 21

1.4 Tiểu kết 23

2 “Người đẹp ngủ mê” - Sự cảm nhận cái đẹp tinh tế và cái đẹp trong nỗi buồn 24

2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn con người trong sáng bình dị 24

2.2 Cái đẹp và nỗi buồn tâm hồn 27

2.3 Tiểu kết 29

III So sánh quan niệm về cái đẹp của Kawabata với các nhà văn khác 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 5

Môn học: Văn học Ấn-Nhật đã đưa chúng tôi đến một nền văn học mới mà ở đó chúng tôi có thể thấy được những tinh hoa văn hóa cũng như bản sắc của hai nước này Rất khó để chúng tôi bắt nhịp hay tìm hiểu về văn học của hai nước này Ngôi trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp chúng tôi điều này Hơn hết là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Hoàng Long, một giảng viên đồng thời cũng là một dịch giả nổi tiếng Thầy luôn tận tâm, nhiệt tình trong việc truyền đạt kiến thức, những chia sẻ, góp ý của thầy đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận của nhóm Một lần nữa, nhóm chúng tôi chân thành cảm ơn thầy Hoàng Long, người đã luôn theo dõi chúng tôi trong thời gian học tập Những góp ý, chỉnh sửa đã giúp nhóm rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài

Trang 6

Cái đẹp thanh khiết và trong sáng đã được Yasunari Kawabata thể hiện rõ trong tác phẩm của mình Một cái đẹp đi liền với cái buồn Một quan niệm mới về cái đẹp tuyệt đối mà không ai có thể thấy được Nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thông về cái đẹp này trong thiên nhiên và trong tâm hồn con người thông qua hai tác phẩm là “Xứ tuyết” và “Người đẹp ngủ mê”

Trong bài tiểu luận, nhóm đã phân chia bố cục cũng như công việc của mỗi thành viên như sau:

I Kawabata – người lữ khách tìm cái đẹp

1 Kawabata và những năm tháng cuộc đời: (Nguyễn Thị Thúy Thuận)

2 Kawabata và quan niệm cái đẹp: (Trịnh Thúy Ngân)

2.1 Sự pha trộn cái đẹp truyền thống và cái đẹp hiện đại:

2.2 Sự mộng huyễn, hoài công:

2.3 Sự thể hiện cái đẹp thanh khiết trong sáng tác:

II Cái đẹp thanh khiết trong các truyện ngắn của Kawabata

1 “Xứ tuyết” cái đẹp thanh khiết của thiên nhiên và con người:

(Đỗ Hoàng Duy và Đặng Thu Trang)

1.1 Thiên nhiên và sự quy chiếu thiên nhiên vào con người:

1.2 Tâm hồn con người mang vẻ đẹp thanh khiết:

1.3 Tình yêu và cái kết buồn:

1.4 Tiểu kết:

2 “Người đẹp ngủ mê” - Sự cảm nhận cái đẹp tinh tế và cái đẹp trong nỗi buồn: (Đặng Thị Ngọc Quỳnh)

2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn con người trong sáng bình dị:

2.2 Cái đẹp và nỗi buồn tâm hồn:

2.3 Tiểu kết:

III So sánh quan niệm về cái đẹp của Kawabata với các nhà văn khác:

(Nguyễn Thị Thúy Thuận)

Trang 7

I Kawabata – người lữ khách tìm cái đẹp

1 Kawabata và những năm tháng cuộc đời:

Nhắc đến đất nứơc Nhật Bản là không chỉ nhắc đến xứ sở của vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của hoa anh đào, mà nước Nhật còn được biết đến với một nền văn học giàu có Để tạo nên được nền văn học đồ sộ với lượng các tác phẩm nổi tiếng như hiện nay thì không thể không nhắc đến các ngòi bút tiêu biểu của văn học Nhật Bản Được xem là một trong những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nhật thời Showa, Kawabata Yasunari đã cống hiến một lượng tác phẩm đáng kể và đã

để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc về văn học cũng như về chính những năm tháng cuộc đời của mình Kawabata Yasunari sinh ngày 14-06-1899 trong một ngôi làng gần thành phố Osaka và mất ngày 16-04-1972 bằng việc tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng nhỏ ở Hayama Mặc dù là một nhà văn được xem là khá may mắn và thành công trong con đường văn học của mình, tuy nhiên thì cuộc đời của ông phãi gặp nhiều đau thương, mất mát Chỉ khi mới lên 2 tuổi thì ông phãi chịu sự mồ côi cha mẹ khi chiến tranh đã lấy đi mạng sống của họ Từ đó, ông sống cùng chị gái và ông bà ngọai của mình Rồi mỗi ngày càng lớn dần thì những người thân cũng theo cái chết mà rời xa ông Khi lên 7 tuổi thì bà ngọai qua đời sau cơn bệnh nặng, lên 9 tuổi thì chị gái của ông cũng mất, đến lúc được 14 tuổi thì người ông cuối cùng của mình cũng già rồi mất bỏ lại đứa cháu trai phải chịu nhiều mất mát Sau đó, ông đã dọn đến ở nhờ nhà một người dì ở Tokyo và tiếp tục việc học còn dở dang của mình Bằng chính tài năng và sự nỗ lực của mình ông đã tốt nghiệp trường Đại học Hoàng Gia ở Tokyo vào năm 1924 với những nghiên cứu sâu sắc về văn học Anh lẫn văn học Nhật Bản

Mặc dù cuộc sống đã chứng kiến nhiều sự đau thương nhưng Kawabata Yasunari vẫn luôn yêu cuộc đời, luôn tìm kiếm những vẻ đẹp của cuộc sống để phong kín cho vết thương trong chính tâm hồn mình Ngay từ lúc nhỏ thì ông đã

mơ ước và hay vẽ tranh, nhưng dần dần lớn lên thì ông mới nhận ra là mình có khiếu viết hơn là vẽ Vì vậy, ngay trong chính các tác phẩm của ông rất dễ bắt gặp những màu sắc sinh động của thiên nhiên, phong cảnh Trong chuyện tình cảm của mình ông cũng gặp nhiều trắc trở, ở tuổi đôi mươi ông có một mối tình đẹp cùng

Trang 8

thiếu nữ Chiyo Hai người đã yêu nhau suốt một thời gian và hẹn hứa hôn nhân, nhưng khi mọi thứ đã được chuẩn bị đâu vào đấy thì Chiyo đã bất ngời từ hôn mà không một lời giải thích nào thêm Vì thế, cảm giác cô đơn hụt hẫng cũng thường xuất hiện trong các tác phẩm của ông khi nói đến tình yêu

Kawabata Yasunari viết văn từ khi còn rất trẻ nhưng các sáng tác của ông luôn được đánh giá cao và đón nhận Một thời gian sau khi tốt nghiệp Đại học thì một số truyện ngắn của ông đã được công nhận và được nhiều khen ngợi như truyện : “Nhật kí tuổi mười sáu” (1925) hay “Vũ nữ xứ Izu” (1926) Bên cạnh đó, ông còn làm phóng viên cho một số tờ báo nổi tiếng ở Tokyo lúc bấy giờ Thành công nối tiếp thành công, các tác phẩm ông sáng tác đã luôn được đón nhận và có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới như: “Ngàn cánh hạc” (1952), “Xứ tuyết” (1947), “Người đẹp ngủ mê” (1961), “Truyện ngắn trong lòng bàn tay” (1971),…Vào năm 1968, đúng vào dịp kỉ niệm 100 năm hiện đại hóa văn học Nhật Bản, Kawabata Yasunari đã đọat Giải Nobel Văn học cùng với nhiều lời khen ngợi của các nhà văn, Viện Hàn lâm…Chính vì vậy, sự qua đời của ông là một mất mát quá lớn cho văn học Nhật Bản cũng như thế giới Tuy nhiên, nguyên nhân của việc ông tự tử là gì đến nay vẫn chưa được sáng tỏ vì ông không để lại thư tuyệt mệnh, hay trong các tác phẩm của ông cũng không có gợi gì đến nguyên nhân thật sự

2 Kawabata và quan niệm cái đẹp:

Y.Kawabata sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh, một giai đoạn của đất nước Nhật Bản “đặc biệt” vì lẽ đó mà ông trở nên cuốn hút và đặc biệt hơn chăng? Ông từng phát biểu khi nhận giải Nobel văn học năm 1968: “Tôi thuộc về vẻ đẹp Nhật Bản” Vẻ đẹp Nhật Bản được ông tôn vinh, trân trọng và nâng niu Cả đời dường như đặt mình trong cái đẹp Nhật Bản, đắm chìm vào nó

Thẩm mỹ là cái đẹp, bi, hài,…từ đó cho thấy cái đẹp là một phần không thể thiếu của thẩm mỹ, điểm quy tụ các phạm trù khác, tạo nên nét độc đáo trong nghệ thuật của Y.Kawabata Triết gia người Đức có nói “Vẻ đẹp không nằm trên đôi má người thiếu nữ mà nằm trong mắt kẻ si tình” Cái đẹp không có khái niệm và nó gắn với cảm xúc của từng người về đối tượng và như vậy nó không xác định

Trang 9

2.1 Sự pha trộn cái đẹp truyền thống và cái đẹp hiện đại:

Trong cuộc đời sáng tác của mình Y.Kawabata luôn ca ngợi vẻ đẹp Nhật Bản Từ thiên nhiên đến con người, tâm tư, tình cảm, cách ứng xử đều được ông miêu tả một cách hết sức độc đáo và không thể lẫn đi đâu được Y.Kawabata như vẽ ra một thế giới Nhật Bản đầy màu sắc và lung linh dù bằng cách nào đi chăng nữa, gián tiếp hay trực tiếp Y.Kawabata luôn trong tâm thức trên con đường tìm kiếm cái đẹp Khi con người phỉ báng quá khứ, khủng hoảng giữa các giá trị thì Y.Kawabata đã bình tĩnh tạo dựng cho mình một quan niệm, niềm tin vào bản sắc dân tộc đã gầy dựng lên đất nước bao đời nay

“Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc”, “Tiếng rền của núi” đến “Người đẹp ngủ mê” như một cuộc lội ngược dòng âm thầm tìm kiếm cái đẹp truyền thống Nhật Bản Ở đó là sự pha trộn cái đẹp truyền thống và cái đẹp hiện đại, cuộc đấu tranh giữa cái đẹp truyền thống và cái đẹp hiện đại Đối với Y.Kawabata đơn giản là ông nguyện làm người lữ khách cứu rỗi cái đẹp ngày càng bị tàn phai và hoen ố đó

Nhật Bản cũng như đất nước khác có quan niệm riêng về cái đẹp Xứ sở của hoa anh đào, của kịch Nô, sân khấu Kabuchi, của nghi lễ Trà đạo thẩm mỹ gắn liến với cái tên Nhật Bản và nó bắt nguồn từ tôn giáo Chịu ảnh hưởng của Shintô giáo từ đó mà Wabi, Sabi và Xibui đã trở thành tiêu chuẩn khái quát lên

vẻ đẹp của người Nhật Phật giáo đối với Nhật Bản cũng có tầm quan trọng và sâu rộng trong nền văn hóa tạo nên tiêu chuẩn là “Yugen” và các biến thể của

nó là “Yuge”, “Yojo” Là đất nước quốc đảo thiên nhiên phong phú nhưng gặp phải nhiều thiên tai chính vì lẽ đó mà người Nhật thường hòa mình vào thiên nhiên để thấy được sự giới hạn trong cái vô hạn Sự phù du, sớm mất mai còn, ngắn ngủi đã trở thành hệ quả để ca ngợi, một nghệ thuật rất riêng cũng có thể thấy trong hội hoạ, sân khấu, thơ ca đến điện ảnh của xứ sở Phù Tang này Y.Kawabta từng viết: “Tôi đã tiếp nhận lễ rửa tội nơi văn chương phương Tây và tôi cũng bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình.” Những quan niệm truyền thống đã siết chặt ông, dù đã cố gắng tiếp nhận phương Tây nhưng ông đã là một phần máu thịt của Nhật Bản rồi Có lẽ vì điều

Trang 10

này mà ông không ngừng thôi thúc viết tạo nên giá trị của tác phẩm “con người được sinh ra bởi vẻ đẹp Nhật Bản”

Y.Kawabata đã thể hiện những quan niệm truyền thống Nhật Bản sâu sắc

ấy trong tác phẩm của ông, tiếp nhận, sáng tạo miêu tả những cuộc hành trình dài đơn độc và kết hợp cái thi pháp chân không của thơ Haiku Tao phùng giữa quá khứ và hiện tại được Y.Kawabata tạo nên, đồng thời có cả cái cũ và cái mới, cái thực và ảo trong lối viết “Băng qua bao thế kỷ Tanka và Haiku, niềm bi cảm

ấy (aware) lại truyền xuống ngòi bút của Y.Kawabata” qua lời nhận xét của Nhật Chiêu

“Trà đạo” cũng được Y.Kawabata nhắc đến trong “Ngàn cánh hạc” đáng lẽ không gian “Trà đạo” phải yên tĩnh thưởng thức thì các nhân vật lại bàn chuyện phàm tục Hình ảnh đập vỡ chiếc bình Shino là hành động cuối cùng như đưa ra lời phán xét về trà đạo, giữa hiện đại và truyền thống Niềm đau xót của Y.Kawabata thà phá vỡ nó chứ nhất quyết không để hoen ố, mất đi giá trị thực của trà đạo truyền thống Bút pháp ông vẫn say sưa khi miêu tả những bức tranh

cổ xưa, những buổi uống trà vẫn mang lại điều gì đó thiêng liêng nơi nó, nghi lễ thanh cao trong lối sống người Nhật

Một lối chơi mới của người hiện đại được Y.Kawabata miêu tả trong

“Người đẹp ngủ say” Ta có thể thấy lối chơi đó có nét giống với “Trà đạo” một

sự tinh tế, một lối chơi tao nhã, để ngắm nhìn cái thiên nhiên “sẵn đúc” ấy Chỉ ngắm nhìn từ xa, cảm nhận, tuy có cái thú của nó nhưng vẫn thật tàn nhẫn Những năm 60 ở Nhật các diễn đàn đã xuất hiện những tác phẩm dung tục mối quan hệ giữa người đàn ông và đàn bà bởi ảnh hưởng của cuộc cách mạng tình dục Trước sự việc đó, đối với người phương Đông thường có cái nhìn dè chừng

về tình dục thì Y.Kawabata là đại diện cho sự phẫn nộ đó

Bằng hình tượng nghệ thuật Y.Kawabata không muốn gắn mác hiện đại

mà đi ngược lại với truyền thống Người Nhật nét đẹp của lối sống chính là sự giản dị như đi dạo trong vườn, uống một cốc trà hay ngắm một cành hoa đó mới

là thanh cao, tao nhã Rõ ràng những giá trị truyền thống trong thời hiện đại thì không được làm hoen ố đi, mất cái bản sắc ngàn đời vốn có của Nhật Bản Gửi đến những người hiện đại một thông điệp, đặc biệt là những người phương

Trang 11

Đông nói chung: Hãy giữ gìn bản sắc dân tộc vốn có của mình Cuộc cách mạng công nghiệp bảo thủ trì trệ là tự hại chính mình, nhưng không vì thế mà đánh mất đi chính mình

Hiện đại có một phần của truyền thống “Người đẹp ngủ mê” là sự hiện đại đúc kết từ cái truyền thống đang dần mất đi đó Nhưng cái gì cũng có ranh giới riêng của mình Y.Kawabata cho thấy được sự ranh giới của nó trong tác phẩm của mình Tiếp thu và nâng giá trị truyền thống đưa ra một quan niệm thẩm mỹ tích cực hài hòa giữa xưa và nay

Dù là truyền thống hay hiện đại Y.Kawabata đều mang trong mình âm hưởng Nhật Bản rất riêng, đó cũng là phần dẫn đến thành công rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông

2.2 Sự mộng huyễn, hoài công:

Hoài công: Để mất đi một cách hoàn toàn vô ích do đem dùng vào việc

không đáng hoặc không mang lại một kết quả nào cả

Mộng huyễn: Ước ao, mơ tưởng không có thực, hư ảo

Một phạm trù khác của Y.Kawabata bao trùm lên trong tác phẩm là vẻ đẹp

“ mong manh hư ảo”, “hoài công” trong cuộc tìm kiếm không có câu trả lời chính xác Lại một lần nữa hình ảnh thiên nhiên và con người dưới ngòi bút của Y.Kawabata hiện lên như đúng tưởng tượng và tên gọi của nó

Người và cảnh từ lúc nào đã có mối liên quan mật thiết “Trước mặt ngôi lều; một cây trúc đào lớn nặng trĩu những bông, dáng trắng toát mơ hồ” Y.Kawabata qua ngòi bút đã tạo dáng vẻ người phụ nữ hư ảo, mong manh trước thiên nhiên Cái đẹp là một thứ gì đó khi ta bắt gặp một khoảnh khắc, một lần chạm ánh mắt nhìn thôi cũng đủ để nhớ thương và lật giở ký ức Tạo nên một cảm nhận mới mẻ cho dòng ý thức của Kikuji, cô gái Inamura Yukiko, Fumiko,

bà Ota dù ở hiện tại hay quá khứ đều hiện lên với một vẻ đẹp ngoại hình mong manh mơ hồ nhưng tâm hồn thì sâu sắc vô cùng, chi phối lí trí, tình cảm và cả niềm tin của con người Bút pháp miêu tả gợi từ sự tưởng tượng hơn so với tả thực Cho đến hình ảnh Yoko trong “Xứ tuyết” được Shimamura gã si tình mê mẩn cũng xuất hiện mờ ảo qua tấm kính của toa tàu Và cái kết cũng gây ra

Trang 12

nhiều bí ẩn cho chính Shimamura và người đọc “Và khi nó rơi vào đúng đồng

tử của người đàn bà trẻ, khi ánh mắt và ánh lửa trùng khít nhau, thì đó là một vẻ đẹp huyền diệu lạ kì, con mắt rực sáng như lên đênh trên đại dương đêm tối và trên những cơn sóng xô nhanh của các núi non” Mỗi lần Yoko xuất hiện không khỏi khiến người ta tò mò, những khúc mắc, bí ẩn huyền ảo trong ánh mắt và tâm hồn của Yoko đã bị chính cô chôn vùi, mãi mãi là một câu hỏi cho “vẻ đẹp huyền diệu lạ kì” đó

Y.Kawabata là hiện thân của nền văn học Nhật Bản, ông đã giới thiệu nền văn học Nhật Bản với thế giới làm cho văn học phương Đông và phương Tây phải kính trọng lẫn nhau Những quan niệm thẩm mỹ truyền thống được ông thể hiện sâu sắc, làm ta có cảm nhận ông không thể tách rời được nó “Bởi thế, ta hiểu vì sao tác phẩm của ông thường buồn, thường có cái kết thúc bỏ lửng, hay miêu tả những cuộc hành trình đơn độc”

“Có lẽ vì cái gì đó không ổn trong tâm thần ông già Eguchi” mà tìm đến các cô gái Từ cô gái đầu cho đến cô gái cuối cùng “Người đẹp ngủ say” mỗi khi nằm cạnh Eguchi đều nghĩ, liên tưởng đến những người con gái trong cuộc đời mình, những ký ức đã xa vời Người tình của ông dạo đó ghét mùi sữa hay như bộ ngực của mẹ mình Tuy nhọc nhằn với cơn ác mộng nhưng Eguchi lại muốn chết cạnh bên cô gái ngủ say Kết thúc là cái chết của Fukura và người con gái nằm cạnh Euguchi nhưng không phải là cuối cùng Ông cũng lo sợ về cái chết của người con gái đó nhưng theo lời bà mụ Eguchi vẫn ở lại nằm với cô gái khác Không đưa ra một kết luận, một cách giải quyết cho câu chuyện Thấy

ở đó sự “hoài công” tuy đau khổ, giằng xé biết là không thể quay ngược thời gian nhưng vẫn tìm kiếm và khao khát níu kéo “Có phải người ta đưa nàng đến cái quán trọ đáng ngờ mà trước đó lão già Fukura cũng được chở đến?”

Luẩn quẩn trong một khối suy nghĩ giữa quá khứ, thực tại và tương lai Một câu chuyện xé lòng đầy dằn vặt, không biết nên tiếp tục tìm đến hay chấm dứt cám dỗ này như một sự tội lỗi Dù là nét đẹp “hư ảo” hay “hoài công”,… trong tác phẩm của mình Y.Kawabata đều thành công trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, cốt truyện một sức hút tìm tàng, cho thấy tài năng vượt bậc của mình

Trang 13

2.3 Sự thể hiện cái đẹp thanh khiết trong sáng tác:

Thanh khiết: Tức là trong sạch và thuần khiết, không vướng bụi

Không gian đẫm màu sắc Nhật Bản luôn có trong các sáng tác của Y.Kawabata Thanh khiết không mang tầm vóc lớn lao mà đối với Y.Kawabata

đó là những gì giản dị và nhỏ bé làm rung động tâm hồn một cách chân thành, bình dị nhất

Trong các tác phẩm là những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả một cách hết sức thanh khiết, tạo cho ta cảm giác dễ chịu và tươi mát Y.Kawabata đã chắt lọc những gì tinh túy, sống động nhất của thiên nhiên Rừng trúc, tuyết, hoa trà,…đều mang một ý nghĩa và giá trị nhất định Y.Kawabata đã thổi hồn mình làm cho chúng khác biệt và tràn đầy nhựa sống

Sự thanh khiết đó không chỉ dừng ở thiên nhiên mà nó còn thể hiện ở con người Nét đẹp hình thể và trong sáng của tâm hồn được Y.Kawabata đẩy lên hết sức lôi cuốn, không dung tục và tầm thường

“Người đẹp ngủ mê” một cách nào đó ta như ngỡ chạm tay vào được sự mong manh, trong sáng của thiên nhiên, con người tác phẩm Yên tĩnh qua từng câu chữ, không ồn áo náo nhiệt, phức tạp Bởi trong sự đơn giản ấy bao bọc một cái đẹp thanh khiết, ban sơ niềm ao ước thầm kín của con người “Đôi mắt Eguchi chứa đầy hình ảnh những đóa hoa trà” Trong ánh nắng hoa trà hiện lên thật thanh khiết, mỏng manh, yếu đuối cần được che chở và ta cứ ngỡ hoàng hôn đã bao trùm lên ôm ấp lấy đóa hoa trà đó

Trong “Xứ tuyết”, cảm nhận của Shimamura “sự thanh khiết chưa từng thấy của mùa thu sáng lạng” Thiên nhiên xứ này trong con mắt của Shimamura hiện lên thật trong sáng và thanh khiết, đáng quý mà không phải nơi nào cũng

có được Những bông kaya bạc trắng, những khu rừng bá hương, côn trùng, một màu trắng rực rỡ trong ánh sáng buổi mai, sự hùng vĩ tuyệt vời

“Ngàn cánh hạc” tình cảm mà Kikuji mỗi lần nghĩ về cô gái nhà Inamura luôn đi kèm với chiếc khăn “ choàng với ngàn cánh hạc trắng” đó có phải phản ánh tâm hồn thanh khiết, trong sáng của cô gái hay chỉ là thế giới của loài hạc Y.Kawabata diễn tả phong thái của nàng trong buổi trà đạo với những chuyển

Trang 14

động nhẹ nhàng và hồn nhiên luôn khắc ghi trong lòng Kikuji “Tất cả những hình ảnh đó trôi dạt vào tâm trí chàng với một vẻ trong sáng” Một phong thái tinh tế lan rộng cả không gian của nàng sẽ còn ấn tượng nơi tâm trí chàng Y.Kawabata cho rằng cuộc sống này là bộn bề, hỗn hợp thứ dơ dáy và bẩn thỉu, tinh khiết và trong sạch Việc của người nghệ sĩ là khám phá tái sinh vẻ đẹp tinh khiết của cuộc sống ở trẻ nhỏ, ở các cô gái trẻ, ở người sắp chết Vì chính trong đôi mắt họ là tinh khiết, không tham lam, mong muốn điều gì Tính chất ấy được tác giả vận dụng và sáng tạo không ngừng trong các tác phẩm của mình Y.Kawabata có con mắt nhìn thấu cái đẹp, suốt cuộc đời ông hướng đến cái đẹp hoàn hảo, lý tưởng của tình yêu cuộc sống

II Cái đẹp thanh khiết trong các truyện ngắn của Kawabata

1 “Xứ tuyết” cái đẹp thanh khiết của thiên nhiên và con người:

1.1 Thiên nhiên và sự quy chiếu thiên nhiên vào con người:

 Cái đẹp của thiên nhiên vùng xứ tuyết:

Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên Nhật Bản là một vẻ đẹp rất riêng đó là sự mộc mạc, đơn sơ và giản dị Nhưng ẩn chứa cả thế giới kì diệu phong phú ,luôn mới mẻ và luôn hấp dẫn đến nao lòng Lước qua từng trang truyện trong “Xứ tuyết” ta như đấm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo mà trong từng nhịp thở ta có thể cảm nhân được điều đó Thiên nhiên có tuyết trắng bao phủ không gian như mở ra ra cả một thế giới kì diệu, hoàn hảo không tỳ vết Có vẻ như đây

là thế giới của thiên đàng được vẽ nên từ những câu chữ rất đỗi mộc mạc, tâm hồn người đọc có dịp chu du cảm nhân cảnh sắc của xứ tuyết qua 4 mùa tuyệt diệu

Hiếm có một tiểu thuyết hiện đại nào lại tràn ngập thiên nhiên như xứ tuyết Đó là thiên nhiên được soi chiếu dưới ánh nhìn và tâm hồn luôn hướng về cái đẹp, luôn khao khát cái đẹp và suốt đời đi tìm cái đẹp Xứ tuyết nơi mà tuyết luôn bao phủ kéo dài suốt hàng tháng liền, dù tuyết dày 3-4 mét nhưng chưa bao giờ cuộc sống ở đây bị chôn vùi Người ta xem tuyết ở đây như cuộc sống như hơi thở và máu thịt của mình Vì thế tuyết không chỉ đơn thuần là một hiện

Trang 15

tượng tự nhiên, mà còn được con người cảm nhận ở chiều sâu tầng bậc như một hiện thể sống, một ước vọng, một giấc mơ nhưng huyền ảo, xa xăm, huyền bí Trước hết tuyết với vẻ đẹp thanh khiết của nó, thì trong tác phẩm cũng mang bản chất đó, tượng trưng cho một thế giới thanh khiết vô ngần không vướng màu trần tục Phía xa xa trên những ngọn núi, tuyết ánh lên một màu trắng bạc lấp lánh, những chóp núi nhọn phủ đầy tuyết, nhìn khung cảnh mang

vẻ tráng lệ thanh cao như một bức tranh của tạo hóa thiên nhiên diệu kì Ngoài trời những lọn tuyết lớn rơi thẳng xuống như nghững đóa bạch mẫu đơn trong

một khung cảnh thanh tịnh, yên ả, thanh bình nhưng có vẻ hư ảo “Một thế giới trắng trong tinh tuyền, không một vẩn mây xám đục nào Thế giới ấy thanh khiết đến mức có thể thanh tẩy mọi nỗi niềm, thanh lọc Tâm hồn con người” “Màu tuyết trắng xóa làm cho bớ mái đã sâu lại càng sâu thêm, tự hồ như mọi vật đều

âm thầm lắng xuống lồng đất” Mọi bụi bặm trần ai như biến tan dưới tác dụng

kì diệu của tuyết Chẳng thế mà chàng Shimamura mới vừa đặc chân đến xứ tuyết thôi mà như thể trút bỏ được tất cả những gì làm cho chàng bứt rứt bấy lâu nay

Tuyết lạnh giá có thể che phủ vạn vật, có thể tạo thành băng tuyết tạo nên cái rét cắt da cắt thịt Nhưng bản chất của tuyết là nước, nên có thể biến đổi một cách linh hoạt, bất thường Tuyết có thể trường tồn trong một nhiệt độ thấp nhưng dưới ánh nắng mặt trời tuyết sẻ tan chảy Cho nên tuyết trong cảm thức người Nhật là biểu tượng cho sự vô thường, một vẻ đẹp mong manh dễ dàng tan biến Bông tuyết tung tán đầy trời như lâu đài lửa tuyết của bọn trẻ trong hội đuổi chim, như ánh sao phản trong tuyết, như bóng trăng trong nước , những vẻ đẹp mong manh, thoát có thoát không

Tuyết dường như còn là một tấm gương phản chiếu thiên nhiên vào tâm hồn con người Tuyết điểm tô cho cỏ cây hoa lá, núi non một màu áo mới tất cả đều nổi bậc và mang một vẻ đẹp như say lòng người qua màu trắng tinh

khôi của nó “Rặng núi tuy đen sậm nhưng lại sáng ngời vì ánh tuyết, dường như trong suốt lạ thường: Những cây bách hương qua bức màn che phủ màu trắng, như trỗi dậy trên mặt đất tuyết phủ” Và có khi tuyết như soi chiếu cả

tâm linh con người, phía sau vẻ ngoái lạnh lùng của Yoko, bên dưới làn da lạnh

Trang 16

mát của Komako, tất cả họ là những tâm hồn nồng nhiệt, sống mãnh liệt và trọn vẹn trong tình yêu, với vẻ đẹp nữ tính đằm thắm, thuần khiết, cũng như tố chất của tuyết vậy

Xứ sở của tuyết, với tuyết thanh khiết bao phủ khắp núi non, từng cành cây ngọn cỏ và những con người với tâm hồn trong trắng, dịu dàng, bao dung như Komako, Yoko…và kì thực thế giới trong xứ tuyết là một thế giới thanh lọc và hiền lương Thế giới ấy như một thiên đàng giữa trần thế, một thế giới như ngăn cách mọi dối gian lọc lừa, những mưu mô ganh ghét và vụ lợi…tuyết xuyên tất cả

Có khi thiên nhiên chợt trở nên đặc biệt huyền bí thiêng liêng như một giấc mộng đời, đó là một giấc mộng đời sâu thẩm Dải ngân hà thuần khiết và gần gũi, bao la như chứa đựng cả thế giới huyền hoặc, có sức hấp dẫn ghê gớm Ánh sáng nhỏ nhoi như thấp lên những ước mơ cao vời Ngân hà sáng trong và

thanh khiết, không vương chút bụi trần: “Dải ngân hà Hình ảnh thanh khiết và gần gũi của mọt niềm khoái cảm dữ dội, trong đó Shimamura thoáng tưởng tượng thấy bòng dáng của chính mình nổi bậc lên thành cơ man là hình bóng, cũng trùng trùng điệp điệp như khồi lượng tinh hà, cũng nhân lên thành những hình bóng nhiều vô tận như những đóm bạc trong cái ánh nắng trắng đục như sữa trên cao cho đến tận cái ánh phản chiếu của những đám mây mà mỗi giọt nhỏ li ti và tỏa sáng lẫn lộn vào vô cùng vì bầu trời sáng sủa và thanh tiêu và trong vắt không tưởng tượng.”

Cũng có khi thiên nhiên được gợi nên từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng

có sức gợi vô cùng “ Trước rặng cây bá hương thẳng hàng phía đối diện, từng đàn chuồn chuồn nhiều không kể xiết lượn trong gió, theo đà cuốn đi những sợi

tơ bồ công anh tung bay Và dòng thác nước chảy tung tóe dường như tràn ra từ đầu ngọn những cây bá hương dài nhất” Đó là bá hương, chồn chuồn, thác nước…thiên hiên không ngừng tấu lên những khúc nhạc du dương của đời sống, những thanh âm làm cho người nghe như cảm nhận được sự tàn phai hư ảo, niềm bi cảm sâu sắc “ con chuồn chuồn, con bươm bướm, con dế mèn, con châu chấu, con ve sầu,… hát ca vang trên núi đồi

Ngày đăng: 23/07/2017, 11:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nhật Chiêu, “Kawabata người cứu rỗi cái đẹp”, “Nhật Bản trong chiếc gương soi”, Nxb Giáo dục 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kawabata người cứu rỗi cái đẹp”, “Nhật Bản trong chiếc gương soi
Nhà XB: Nxb Giáo dục 1999
7. Kawabata Yasunari- “Người lữ khách ưu sầu” đi tìm cái đẹp, tạp chí Sông Hương số 154 (tháng 12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lữ khách ưu sầu
5. Xứ tuyết, Chu Việt dịch, trình bày Sài Gòn 1969 Khác
6. Đọc Kawabata, Nxb Thanh niên, 2000 Khác
8. Nhật Chiêu, Đọc Kawabata, Nxb Thanh niên, 2000 Khác
9. Người đẹp ngủ mê, Quế Sơn dịch, Nxb Hội Nhà Văn, 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w