Vì vậy, nhằm nâng cao khả năng làm việc của động cơ không đồng bộ với mô men quá tải lớn, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng răng, rãnh, khe hở không khí tới khả năng quá tải
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
TS PHẠM HÙNG PHI
HÀ NỘI – Năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian tôi nghiên cứu và học tập tại Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS Phạm Hùng Phi - Bộ môn Thiết bị điện- điện tử, Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tôi đã hoàn thành được bản luận văn này Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn mà tôi thực hiện trong thời gian vừa qua là trung thực, không sao chép của
ai, có nguồn trích dẫn tài liệu rõ ràng và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
Học viên
Vũ Đức Trọng
Trang 4
LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo TS Phạm Hùng Phi - Bộ môn Thiết bị điện - điện tử, Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội Với những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình, thầy đã giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn theo đúng thời hạn mà nhà trường cũng như bộ môn giao cho
Qua đây cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Viện Đào tạo Sau đại học, đến các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy khóa học Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đóng góp ý kiến thiết thực của các thầy, cô giáo trong bộ môn Thiết bị điện- điện tử, Viện Điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo, các nhà khoa học chấm phản biện, các thầy, cô giáo trong hội đồng bảo vệ và tất cả các đồng nghiệp đã cho những nhận xét quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè tôi và đơn vị chủ quản đã luôn luôn động viên, giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và làm luận văn
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
Học viên
Vũ Đức Trọng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ viii
LỜI MỞ ĐẦU xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1
1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI, PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1
1.2 CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 2
1.2.1 Phần tĩnh hay stator 3
1.2.2 Phần động hay rotor 4
1.3 MÔ HÌNH TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 5
1.3.1 Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 5
1.3.2 Mô hình của động cơ không đồng bộ 6
1.4 ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 8
1.4.1 Phương trình đặc tính cơ của máy điện không đồng bộ 8
1.4.2 Ảnh hưởng của các thông số đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ……… 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ TỚI KHẢ NĂNG QUÁ TẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 15
2.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG QUÁ TẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 15
2.1.1 Mối quan hệ trong biến đổi năng lượng điện cơ của động cơ không đồng bộ…… 15
2.1.2 Khả năng quá tải của động cơ không đồng bộ 16
Trang 6
TRỞ ROTOR TRONG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 17
2.2.1 Sự thay đổi các thông số do hiện tượng hiệu bề ứng mặt ngoài 17
2.2.2 Ảnh hưởng của bão hòa răng đến giá trị điện kháng tản 19
2.3 BIỆN PHÁP THAY ĐỔI KHẢ NĂNG QUÁ TẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 22
2.3.1 Điều chỉnh thông số liên quan đến hiệu ứng bề mặt 22
2.3.2 Điều chỉnh thông số liên quan tới sự bão hòa răng 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 29
CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM SỰ PHỤ THUỘC CỦA MÔ MEN CỰC ĐẠI VÀO CÁC THÔNG SỐ 30
3.1 THÔNG SỐ YÊU CẦU ĐỘNG CƠ ĐƯỢC LỰA CHỌN THIẾT KẾ 30
3.2 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỪ CỦA ĐỘNG CƠ 30
3.2.1 Các thông số chính của mạch từ 30
3.2.2 Cuộn dây stator 32
3.2.3 Thiết kế răng- rãnh stator 36
3.2.4 Thiết kế răng- rãnh rotor 38
3.2.5 Tính toàn vành ngắn mạch 41
3.2.6 Kiểm định thông số thiết kế trong phần mềm RMxprt 41
3.3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHẢ NĂNG QUÁ TẢI CỦA ĐỘNG CƠ VÀ CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ 52
3.3.1 Lựa chọn thông số điều chỉnh 52
3.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa momen và kích thước miệng rãnh rotor trên RMxprt và Maxwell 2D 52
3.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa momen và kích thước miệng rãnh stator trên RMxprt và Maxwell 56
3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa momen và độ dài khe hở không trên RMxprt và Maxwell 61
Kết luận chương 3 63
KẾT LUẬN 64
Trang 7PHỤ LỤC 65
A PHẦN MỀM ANSOFT MAXWELL VÀ ỨNG DỤNG 65
1 Giới thiệu chung về Ansoft Maxwell 65
2 Các thông số ban đầu được nhập vào trong phần mềm RMxprt 66
B DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 8rotor
Trang 9Ky Hệ số bước ngắn ở tần số cơ bản
cực từ
hiệu ứng bề mặt rotor
λr2ζbh Hệ số từ dẫn tản rãnh khi bão hòa từ và hiệu ứng
bề mặt rotor
λt2ζbh Hệ số từ dẫn tản răng khi bão hòa từ và hiệu ứng
bề mặt rotor
Trang 10
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại động cơ điện 1
Hình 1.2: Tổng giá trị sản phẩm động cơ điện thị trường Bắc Mỹ năm 2007 2
Hình 1.3: Cấu tạo đặc trưng động cơ không đồng bộ 3
Hình 1.4: Kết cấu cơ bản của động cơ không đồng bộ kiểu rotor lồng sóc 3
Hình 1.5: Lõi thép stator và rotor động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc 4
Hình 1.6: Phần động của động cơ không độ bộ 5
Hình 1.7: Mạch điện tương đương động cơ không đồng bộ 7
Hình 1.8: Giản đồ năng lượng trong động cơ không đồng bộ 8
Hình 1.9 Sơ đồ thay thế máy điện không đồng bộ hình Γ 9
Hình 1.10: Đặc tính cơ của máy điện không đồng bộ 11
Hình 1.11: Đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ 13
Hình 2.1: Ảnh hưởng hiện tượng hiệu ứng bề mặt trong rãnh 18
Hình 2.2: Đường cong φ, ψ = f(ζ) 18
Hình 2.3: Mật độ phân bố đường sức từ trong máy điện không đồng bộ 20
Hình 2.4: Kích thước rãnh rotor dùng để xác định chiều sâu quy đổi 24
Hình 2.5: Kích thước rãnh rotor dùng để xác định điện kháng tản rotor 26
Hình 2.6: Đồ thị hàm kβ = f(β) 27
Hình 2.7: Ảnh hưởng của thông số đầu răng của các loại răng stator 28
Hình 3.1: Sơ đồ dây quấn của stator 33
Hình 3.2: Quan hệ giữa hệ số bão hòa với hệ số cung cực từ và hệ số sóng 34
Hình 3.3: Kích thước cơ bản của rãnh stator 36
Hình 3.4: Kích thước cơ bản rãnh rotor 38
Hình 3.5: Mặt cắt ngang vòng ngắn mạch 41
Hình 3.6: Cấu trúc lá thép và dây quấn được thiết kế 42
Hình 3.7: Dòng điện stator theo tốc độ 48
Trang 11Hình 3.8: Hiệu suất theo tốc độ 48
Hình 3.9: Hệ số công suất theo tốc độ 49
Hình 3.10: Công suất ra đầu trục theo tốc độ 49
Hình 3.11: Momen theo tốc độ 49
Hình 3.11: Momen theo hệ số trượt 49
Hình 3.12: Mô men của động cơ khi mảng tải định mức 50
Hình 3.13: Tốc độ của động cơ khi mang tải định mức 50
Hình 3.14: Dòng điện của stator của động cơ khi mang tải định mức 50
Hình 3.15: Giá trị tổn hao lõi khi động cơ mang tải định mức 50
Hình 3.16: Phân bố mật độ dòng điện khi khởi động 51
Hình 3.17: Phân bố mật độ từ trường khi động cơ khởi động 51
Hình 3.18: Phân bố mật độ dòng điện khi động cơ làm việc ổn định 51
Hình 3.19: Phân bố mật độ từ trường khi động cơ làm việc ổn định 51
Hình 3.20: Giá trị mô men cực đại theo kích thước miệng rãnh rotor 52
Hình 3.21: Giá trị dòng điện cực đại theo kích thước miệng rãnh rotor 52
Hình 3.22: Giá trị mô men khởi động theo kích thước miệng rãnh rotor 53
Hình 3.23: Giá trị tốc độ định mức theo kích thước miệng rãnh rotor 53
Hình 3.24:Mô men theo tốc độ với sự thay đổi của miệng rãnh rotor 54
Hình 3.25: Dòng điện stator theo tốc độ thay đổi theo miệng rãnh rotor 54
Hình 3.26: Hiệu suất động cơ theo sự thay đổi của miệng rãnh rotor 55
Hình 3.27: Mô men cực đại theo độ rộng miệng rãnh rotor 55
Hình 3.28: Mô men cực đại theo độ cao miệng rãnh rotor 56
Hình 3.29: Giá trị mô men cực đại theo kích thước miệng rãnh stator 57
Hình 3.30: Giá trị dòng điện cực đại theo kích thước miệng rãnh stator 57
Hình 3.31: Giá trị mô men khởi động theo kích thước miệng rãnh stator 57
Hình 3.32: Giá trị tốc độ định mức theo kích thước miệng rãnh stator 57
Hình 3.33:Mô men theo tốc độ với sự thay đổi của miệng rãnh stator 58
Hình 3.34: Dòng điện stator theo tốc độ với thay đổi theo miệng rãnh stator 59
Trang 12
Hình 3.35: Hiệu suất động cơ theo sự thay đổi của miệng rãnh stator 59
Hình 3.36: Mô men cực đại theo độ rộng miệng rãnh stator 60
Hình 3.37: Mô men cực đại theo độ cao miệng rãnh stator 60
Hình 3.38:Mô men theo tốc độ với sự thay đổi độ dài khe hở không khí 61
Hình 3.39: Dòng điện stator theo tốc độ với thay đổi độ dài khe hở không khí 62
Hình 3.40: Hiệu suất động cơ theo sự thay đổi của độ dài khe hở không khí 62
Hình 3.41: Mô men cực đại theo đường kính ngoài rotor 63
Hình A1: Ứng dụng phần mềm RMxprt& Maxwell 2D/3D 65
Hình A.3: Đặc tính B-H vật liệu được dùng thiết kế động cơ của luận văn 67
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay yêu cầu về khả năng làm việc cũng như hiệu suất sử dụng của động
cơ ngày càng cao khi giá thành năng lượng gia tăng, cùng với ứng dụng của các nguồn động lực từ động cơ điện đang dần thay thế cho các nguồn động lực sử dụng dạng năng lượng khác Do đó vấn đề nghiên cứu giải pháp thiết kế để nâng cao khả năng hoạt động cho nguồn động lực này là một yêu cầu thực tế
Động cơ không đồng bộ là loại động cơ điện có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, làm việc chắc chắn, ít hỏng hóc, giá thành thấp và có dải công suất rộng Là một nguồn động lực phổ biến trong nhiều ứng dụng công nghiệp cũng như dân dụng
Vì vậy, nhằm nâng cao khả năng làm việc của động cơ không đồng bộ với mô
men quá tải lớn, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng răng, rãnh, khe hở
không khí tới khả năng quá tải của ĐCKĐB”
Luận văn này sẽ đi từ phân tích cấu trúc và đặc tính làm việc của động cơ không đồng bộ, qua đó xác định các thông số ảnh hưởng đến giá trị mô men cực đại
và các thông số đặc tính khác từ đó đưa ra phương hướng điều chỉnh thiết kế nhằm nâng cao khả năng quá tải của động cơ với nội dung cơ bản như sau:
hình thành và ứng dụng của động cơ không đồng bộ Xác định đặc tính làm việc cùng với các thông số ảnh hưởng đến đặc tính làm việc
cứu mối quan hệ năng lượng điện cơ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá tải, qua đó nêu ra phương hướng nâng cao khả năng quá tải của động cơ không đồng bộ
số thiết kế”- Kiểm nghiệm thiết kế của động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc cùng với phân tích ảnh hưởng của thông số miệng rãnh stator, rotor
và độ dài khe hở không khí tới khả năng quá tải của động cơ trên hai phần mềm phần mềm RMxprt và Maxwell 2D
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ Nội dung trong chương 1 nêu khái quát lịch sử ra đời, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc và những ứng dụng của động cơ không đồng bộ Xác định đặc tính làm việc qua mô hình, nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến các đặc tính làm việc
và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thông số này
KHÔNG ĐỒNG BỘ
Hình 1.1: Sơ đồ phân loại động cơ điện
Năm 1820, Hans Christian và Oersted đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng từ trường của dòng điện Một năm sau đó, Michael Faraday đã khám phá
ra trường điện từ quay và động cơ điện đầu tiên ra đời Faraday tiếp tục khám phá ra cảm ứng điện từ năm 1831 nhưng phải đến 1833 thì Tesla mới phát minh ra động cơ không độ bộ xoay chiều, đến ngày nay các thiết kế động cơ điện vẫn xây dựng theo các lý thuyết của Oersted, Faraday và Tesla Các động cơ điện được chia làm hai loại
cơ bản là động cơ xoay chiều và động cơ một chiều Động cơ điện xoay chiều phổ thông gồm hai nhóm chính là động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ theo sơ đồ hình 1.1
Động cơ điện không đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất Ưu điểm của loại động cơ này là cấu tạo đơn giản (đặc biệt là động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc), làm việc chắc chắn, khả năng quá tải cao, hiệu suất cao, giá thành hạ,
Trang 15có khả năng làm việc trong các mô trường độc hại hoặc nơi có khả năng cháy nổ cao
Vì những ưu điểm này nên động cơ không đồng bộ được ứng dụng với dải công suất rộng từ vàn chục oát đến vài nghìn ki lô oát vì vậy như giá trị thị trường của động cơ không đồng bộ chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường động cơ thế giới ví dụ như thị trường động cơ điện Bắc Mỹ với nền tản công nghệ phát triển
Hình 1.2: Tổng giá trị sản phẩm động cơ điện thị trường Bắc Mỹ năm 2007
So với động cơ một chiều thì động cơ điện không đồng bộ có giá thành hạ, vận hành tin cậy, chắc chắn Ngoài ra động cơ không đồng bộ có thể dùng trực tiếp lưới điện xoay chiều ba pha nên không cần trang bị thêm các thiết bị biến đổi kèm theo
Nhược điểm của động cơ không đồng bộ là điều chỉnh tốc độ và khống chế các quá trình quá độ khó khăn Riêng với động cơ điện không đồng bộ rotor lồng sóc
có các chỉ tiêu khởi động xấu hơn so với động cơ một chiều và động cơ không đồng
bộ rotor dây quấn Tuy nhiên với sự phát triển của các thiết bị điện tử công suất, kỹ thuật vi xử lý, vi điều khiển… nên việc điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ ngày càng hiệu quả Vì vậy các hệ truyền động dùng động cơ không ngày càng chiếm
ưu thế
Tùy theo đặc điểm của dạng thiết kế, kiểu điều khiển và mục đích sử dụng có thể phân loại theo nhiều dạng khác nhau: kiểu hở, kiểu phòng nổ, rotor dây quấn, rotor lồng sóc, dây quấn một pha, dây quấn hai pha hoặc dây quấn ba pha…
Trang 16Đặc trưng của động cơ không đồng bộ cũng giống như các máy điện quay khác gồm hai phần chính là phần tĩnh hay stator và phần động hay rotor
Giữa rotor và stator là khe hở không khí Có giá trị thích hợp để hạn chế dòng điện từ hóa lấy từ lưới và thay đổi hệ số công suất của động cơ không đồng bộ
Tuy nhiên do đặc điểm cấu tạo thì động cơ quay không đồng bộ thường được thiết kế kiểu trụ với hai dạng chính là phần tĩnh (stator) nằm bên ngoài như hình 1.3a
và phần động (rotor) nằm bên ngoài như hình 1.3b
Hình 1.3: Cấu tạo đặc trưng động cơ không đồng bộ
1.2.1 Phần tĩnh hay stator
Vỏ máy
Hình 1.4: Kết cấu cơ bản của động cơ không đồng bộ kiểu rotor lồng sóc
1 Lõi thép stator; 2 Dây quấn stator; 3 Nắp máy; 4 Ổ bi; 5 Trục máy; 6 Hộp đấu dây; 7 Lõi thép rotor; 8 Thân máy; 9 Quạt gió làm mát; 10 Hộp quạt
Vỏ máy có tác dụng cố định lõi sắt và dây quấn, vỏ máy không phải là mạch dẫn từ, thường làm bằng gang Với vỏ máy có công suất lớn (từ 1000 kW trở lên) thường dùng thép tấm hàn lại
Lõi sắt
Trang 17Hình 1.5: Lõi thép stator và rotor động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc
Lõi sắt là phần dẫn từ Vì từ trường qua lõi sắt là từ trường quay, nên có tổn hao, để giảm tổn hao người ta dùng thép kỹ thuật điện dày (0,35 ÷ 0,5 mm) ghép lại với nhau Mỗi lá thép kỹ thuật điện có sơn cách điện để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây ra
Dây quấn stator
Dây quấn stator được đặt vào các rãnh của lõi sắt và được được cách điện với lõi sắt, dây quấn stator thường làm bằng đồng
1.2.2 Phần động hay rotor
Lõi sắt
Nói chung thì người ta dùng thép kỹ thuật điện như ở stator Lõi sắt được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rotor của máy Phía ngoài của lá thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn
Rotor và dây quấn của rotor
Rotor có hai loại chính của động cơ không đồng bộ được thiết kế với hai kiểu
là rotor kiểu dây quấn và rotor kiểu lồng sóc
- Rotor kiểu dây quấn: Rotor có dây quấn giống như dây quấn stator Dây quấn
ba pha của rotor thường đấu hình sao, còn ba đầu kia được nối vào ba vành trượt thường làm bằng đồng đặt cố định ở một đầu trục và thông qua chổi than
Trang 18phụ hay sức điện động phụ vào mạch điện rotor để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện hệ số công suất của máy Khi làm việc bình thường dây quấn rotor được nối ngắn mạch
- Rotor kiểu lồng sóc: Trong mỗi rãnh của lõi sắt rotor đặt vào thanh dẫn bằng
đồng hay nhôm dài ra khỏi lõi sắt và được nối tắt lại ở hai đầu bằng hai vành ngắn mạch bằng đồng hay nhôm gọi là lồng sóc Dây quấn lồng sóc không cần cách điện với lõi sắt Để cải thiện tính năng mở máy, trong máy công suất tương đối lớn, rãnh rotor lồng sóc kép Trong máy điện cỡ nhỏ, rãnh rotor thường được làm chéo đi một góc so với tâm trục
Hình 1.6: Phần động của động cơ không độ bộ
1.3.1 Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ
khí xuất hiện từ trường quay với tộc độ
1 1
60 f
n p
Từ trường này quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi rotor
từ thông của stator tạo thành từ thông khe hở không khí Dòng điện trong dây quấn rotor tác động với từ thông khe hở sinh ra mô men
Trang 191.3.2 Mô hình của động cơ không đồng bộ
Như mạch điện tương đương của stator như hình 1.7 ta thấy điện áp pha đặt vào stator khác với suất điện động cảm ứng trên dây quấn stator bởi vì có điện áp rơi trên trở kháng stator
U1 = E1 + I1(R1+jX1) (1.1)
Dòng điện pha rotor:
2 2
sE
I =
R +jsX (1.2)
2 Cu2 = 3I R2 2
Có thể được viết lại công thức tính dòng điện pha rotor ở trên bằng cách chia
cả tử và mẫu cho hệ số trượt s
Trang 202 2
2 2
E
I =R+jXs
Hình 1.7: Mạch điện tương đương động cơ không đồng bộ
Dòng điện I2 theo (1.2) là tại tần số f2, còn I2 theo (1.4) ứng với tần số f1 và
gồm công suất cơ và công suất tổn hao trên dây quấn rotor(1.5)
ta có:
Trang 212 2
Hình 1.8: Giản đồ năng lượng trong động cơ không đồng bộ
1.4.1 Phương trình đặc tính cơ của máy điện không đồng bộ
Để xây dựng phương trình đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ ta sử dụng sơ đồ thay thế hình Γ như hình 1.9 với một số giả thiết:
- Ba pha của động cơ là đối xứng, khe hở không khí là đồng đều
- Các thông số của động cơ không phụ thuộc vào nhiệt độ, điện trở rotor không phụ thuộc vào tần số dòng điện Mạch từ của máy điện chưa bão hòa nên các điện kháng không đổi
- Tổng dẫn mạch từ hóa không đổi, dòng điện từ hóa không phụ thuộc vào tải
mà chỉ phụ thuộc vào điện áp đặt vào stator động cơ
- Bỏ qua tổn hao ma sát
- Điện áp lưới đối xứng hình sin
Từ sơ đồ thay thế hình Γ ta dễ dàng tính được quan hệ của mômen điện từ của máy so với hệ số trượt theo biểu thức 1.6:
Trang 222 / 2
Đây chính là phương trình đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ
Hình 1.9 Sơ đồ thay thế máy điện không đồng bộ hình Γ
2 f
p
Nếu ta biểu diễn đặc tính theo công thức 1.6 trên đồ thị sẽ là đường cong như hình 1.10 Có thể xác định các điểm cực trị của đường cong này bằng cách giả phương
Trang 23Trong hai biểu thức (1.7) và (1.8) dấu “+” ứng với chế độ động cơ; dấu “-”
2 1
Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ có thể biểu diễn thuận tiện hơn bằng cách lập tỷ số giữa (1.7) và (1.9) và biến đổi ta có biểu thức 1.10 dưới đây:
th
th th
M
s s
1
r C
r
a
Trong các động cơ điện không đồng bộ thường r 1 r2/ và s th0 ,1 0,2 nên as th
rất nhỏ so với các số hạng đứng trước nó, ta có thể viết công thức (1.10) như sau (công thức Klox):
2
(1.11)
th dt
th th
M M
s s
Trang 24Trong đó:
' 2
th nm
r s x
cơ không đồng bộ M j f n( ) có thể coi bằng M đt f (n), do đó đường đặc tính
Hình 1.10: Đặc tính cơ của máy điện không đồng bộ
Trong chế độ động cơ điện (0<s<1) không đồng bộ lấy điện năng từ lưới điện
và biến năng lượng điện thành năng lượng cơ, quá trình biến đổi này quyết định trạng thái làm việc của động cơ điện không đồng bộ như hình 1.11
Công suất cơ này có giá trị dương nếu mô men động cơ sinh ra cùng chiều với tốc độ quay Ngược lại, công suất cơ có giá trị âm khi mô men động cơ sinh ra ngược chiều với tốc độ quay theo công thức 1.13
Trang 25GD J g
cơ từ tải và công suất điện từ từ lưới và biến thành tổn hao đồng trên rotor
Trong quá trình khởi động động cơ điện không đồng bộ, mô men khởi động là đặc tính chủ yếu nhất trong quá trình khởi động động cơ Muốn cho động cơ khởi động được thì mô men khởi động của động cơ phải lớn hơn mô men tải tĩnh và ma sát tĩnh Trong quá trình tăng tốc, phương trình cân bằng động về mô men tuân theo công thức 1.13
Khi bắt đầu mở máy thì rotor đứng yên, hệ số trượt s = 1 nên giá trị dòng điện
mở máy có thể tính theo công thức 1.14
r C r x C x
Trang 26Hình 1.11: Đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ
Trên thực tế, do mạch từ tản bão hoà rất nhanh, điện kháng giảm xuống nên dòng điện mở máy sẽ lớn hơn giá trị tính toán ở công thức 1.14
Từ phân tích quá trình khởi động của động cơ không đồng bộ thấy rằng đặc điểm dòng khởi động động cơ rotor dây quấn khi khởi động có thể thay đổi giá trị điện trở rotor cho lên dòng điện khởi động không có bội số, dòng điện khởi động quá lớn so với giá trị điện trở thật của dây quấn rotor (1-1.5Iđm) Còn với động cơ rotor lồng sóc, khi khởi động đóng trực tiếp động cơ vào lưới với điện áp định mức thì giá trị bội số
1.4.2 Ảnh hưởng của các thông số đến đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ
Từ phương trình đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ theo công thức 1.10
lúc này đã lớn hơn 2.5 lần giá trị dòng điện định mức dẫn đến việc bão hòa răng, lúc
đó có hiện tượng hiệu ứng mặt ngoài trong thanh dẫn rotor lên các tham số về điện trở và kháng trở của động cơ cũng thay đổi
Ta có thể dựa vào những phương án để thay đổi đặc tính làm việc của động cơ như phương án thay đổi thiết kế dây quấn, vật liệu, thông số của răng rãnh của rotor
và stator động cơ không đồng bộ, kích thước khe hở không khí giữa stator và rotor để thay đổi giá trị điện trở và điện kháng của động cơ với các kích thước cơ bản đã được thiết kế theo tiêu chuẩn
Từ phương trình đặc tính cơ động cơ không đồng bộ công thức đã phân tích ta thấy các thông số ảnh hưởng tới đặc tính cơ bao gồm:
Trang 27- Giá trị của điện trở, điện kháng stator
- Giá trị của điện trở, điện kháng mạch rotor
- Số pha của nguồn cấp cho động cơ
- Số cặp cực trên dây quấn stator
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1 tác giả đã nêu ra được quá trình hình thành, phát triển và vai trò của động cơ không đồng bộ trong các ứng dụng công nghiệp cũng như dân dụng rộng lớn Để đạt được các kết quả như vậy thì những ưu điểm về cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ đã được phát huy mạnh mẽ
Từ đặc tính của động cơ không đồng bộ xác định được công thức tính giá trị
mô men cực đại liên quan đến các thông số kết cấu động cơ thông qua các giá trị điện trở và điện kháng của rotor và stator Đây là cơ sở lý thuyết để phân tích các yếu tố kết cấu ảnh hưởng đến khả năng quá tải của động cơ Đồng thời từ đó xác định sự ảnh hưởng giữa các thông số trên đường đặc tính như mô men cực đại với mô men khởi động, mô men định mức
Qua đó thấy rằng việc thiết kế động cơ không đồng bộ là bài toán thỏa thuận giữa các thông số và đặc tính của động cơ như mô men khởi động, mô men cực đại
và mô men định mức của động cơ
Trang 28CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ TỚI KHẢ NĂNG QUÁ TẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ Qua những phân tích trong chương 1 tác giả đã đưa ra được công thức chỉ ra ảnh hưởng của các thông số thiết kế tới mô men của động cơ Trong chương này tác giả sẽ nói rõ hơn các ảnh hưởng của thông số thiết kế tới giá trị của mô men quá tải qua giá trị của điện kháng tản, điện trở rotor và những phương án điều chỉnh thiết kế
để làm tăng giá trị của mô men cực đại nhằm nâng cao khả năng quá tải của động cơ
os
'
(2.1) [(R ' / ) ( ' ) ]
Trang 29I2: dòng điện pha dây quấn rotor cosφ2: hệ số công suất suất trên rotor
Từ công thức 2.1 ta thấy rõ quan hệ trao đổi năng lượng từ sang năng lượng
cơ trong động cơ không đồng bộ Về mặt điện từ cho thấy sự phụ thuộc vào góc lệch pha giữa sức điện động và dòng điện, về mặt cơ khí thì phụ thuộc vào mô men điện
- Mô men cực đại không phụ thuộc vào điện trở rotor
- Điện trở rotor càng lớn thì hệ số trượt tới hạn càng lớn
- Với tần số cho trước thì mô men cực đại tỉ lệ nghịch với điện kháng (x1+C1x2)
- Hệ số trượt tới hạn và mô men khởi động phụ thuộc vào giá trị điện trở rotor
- Với tần số cho trước thì sự thay đổi giá trị mô men cực đại kéo theo sự thay
đổi giá trị của hệ số trượt tới hạn và mô men khởi động
Theo phương trình cân bằng mô men ta thấy động cơ điện không đồng bộ có thể làm việc ở nhiều điểm khác nhau khi có sự thay đổi của mô men tải thì đáp ứng tốc độ sẽ phải thay đổi theo đường đặc tính làm việc phù hợp với xu hướng thay đổi của mô men tải Điều kiện để động cơ không đồng bộ làm việc ổn định phải thỏa mãn điều kiện trong công thức 2.2
dt c dt c
2.1.2 Khả năng quá tải của động cơ không đồng bộ
Khi động cơ điện không đồng bộ làm việc bình thường thì mô men điện từ của
Trang 30ngắn động cơ có khả năng mang tải lớn hơn mà không có hỏng hóc về mặt kết cấu cũng như khả năng thay đổi đặc tính, do đó thông số động cơ cần quan tâm đó là thời gian quá tải và giá trị mô men quá tải Vì vậy khi xét khả năng quá tải động cơ không đồng bộ thì ta xét đến thông số chính là giá trị mô men cực đại với hệ số trượt tới hạn
mà động cơ đó có thể đạt được
Tùy vào tính chất từ và độ bền cơ của vật liệu được sử dụng thì giá trị của mô men quá tải có thể lớn hơn 1.6-1.8 lần giá trị mô men định mức đối với động cơ điện không đồng bộ loại nhỏ, lớn hơn 1.8-2.5 lần giá trị mô men định mức đối với động
cơ điện không đồng bộ loại trung bình và lớn
ĐIỆN TRỞ ROTOR TRONG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
2.2.1 Sự thay đổi các thông số do hiện tượng hiệu bề ứng mặt ngoài
Khi động cơ làm việc, trên rotor xuất hiện hiệu ứng bề mặt, dòng điện có sự phân bố mật độ cao về phía miệng rãnh và giá trị của từ trường tản được phân bố như hình 2.1a
Với chiều cao tương đối của rãnh theo công thức 2.3
5 11
sf b
Trang 31ψ = 1.5/ ζ
Hình 2.1: Ảnh hưởng hiện tượng hiệu ứng bề mặt trong rãnh
theo công thức 2.3
Hình 2.2: Đường cong φ, ψ = f(ζ)
cao rãnh rotor có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị điện trở của thanh dẫn rotor, những ảnh hưởng này sẽ được làm rõ ở mục sau
tính toán điện trở thanh dẫn theo công thức 2.4
(2.4)
Trang 32Khi đó điện trở rotor được tính toán theo công thức 2.5
2
2 2
v r
r
p Z
Dòng điện do hiệu ứng bề mặt chỉ gây ra sự thay đổi từ dẫn tản rãnh rotor Từ
tổng từ dẫn rotor theo công thức 2.6
trị được tính toán tùy theo kiểu rãnh
Khi đó điện kháng rotor khi xét đến hiệu ứng bề mặt theo công thức 2.7
2
2(2.7)
2.2.2 Ảnh hưởng của bão hòa răng đến giá trị điện kháng tản
Các giá trị về sức từ động và sức điện động có quan hệ với từ thông và dòng điện qua đường cong từ hóa của vật liệu chế tạo mạch từ
Theo sự phân bố của từ thông như hình 2.3 cho thấy mật độ từ thông tập trung lớn hơn trên đầu răng Do sự bão hòa này trên răng cho lên hệ số dẫn từ của từ trường tản giảm xuống Căn cứ vào đó tìm ra sự biến đổi tương đương của rãnh theo giá từ thông tản khi bão hòa
Khi dòng điện trong dây quấn lớn sẽ sinh ra hiện tượng bão hòa mạch từ, chủ yếu ở phần đầu răng do từ trường tản trong rãnh và từ trường tản làm cho giá trị điện kháng của stator cũng như rotor giảm xuống
Trang 33Hình 2.3: Mật độ phân bố đường sức từ trong máy điện không đồng bộ
Xét trạng thái làm việc của động cơ không đồng bộ ở trạng thái làm việc quá
độ Giá trị của dòng điện ngắn mạch khi bão hòa có thể được tính gần đúng theo công thức 2.8
Sức từ động trung bình của một rãnh stator theo công thức 2.9 ở trạng thái bão hòa từ
Z1, Z2: số rãnh stator và rotor
Trang 34Mật độ từ thông quy đổi trong khe hở không khí ở trạng thái bão hòa từ theo công thức 2.10
(2.10) 1.6
rtb bh
F B
Quan hệ giữa từ thông bão hòa qui đổi và tỉ số giữa từ thông tản bão hòa với
đầu răng nên hệ số từ dẫn trên răng của từ trường tản giảm xuống Qua đó xác định
λt1bh: hệ số từ dẫn tản răng khi bão hòa stator
Và giá trị của điện kháng stator khi xét đến bão hòa từ theo công thức 2.13
Trang 35bh r bh t bh d bh
nbh
n bh
U I
Z
KHÔNG ĐỒNG BỘ
2.3.1 Điều chỉnh thông số liên quan đến hiệu ứng bề mặt
Công thức tính điện trở của một thanh dẫn được tính toán theo công thức 2.18 dưới đây:
lv td
L R
Trang 36Ltd: chiều dài dây quấn của một pha ở một nhánh song song
Std: tiết diện tác dụng của dây dẫn
Điện trở mỗi pha dây quấn stator theo công thức 2.19
i i
L R
S a
Điện trở của rotor được tính theo công thức 2.20
Trong phân tích ở chương 1 về đặc điểm kết cấu rãnh rotor thấy rằng tổng từ thông của dây quấn gồm từ thông móc vòng chính và từ thông móc vòng tản được nêu ra trong công thức 2.22
Trang 37 Thông số ảnh hưởng tới điện trở rotor
vậy tại mỗi loại rãnh khác nhau thì giá trị của hệ số này khác nhau Phân tích các hình dạng rãnh rotor điển hình với động cơ không đồng bộ như hình 2.4
Hình 2.4: Kích thước rãnh rotor dùng để xác định chiều sâu quy đổi
l
gió ngang trục
Trang 38td R hr
S K S
Với rãnh rotor dạng tròn thì điều kiện xét đến hiệu ứng mặt ngoài khi ζ>1 và giá trị của hệ số KR theo công thức 2.25
l
Thông số ảnh hưởng đến điện kháng rotor
kiểu rãnh Với loại rãnh hình 2.4a thì giá trị của hệ số từ tản theo công thức 2.26 với dây dẫn bằng đồng
h
b b
Trang 39Với loại rãnh như hình 2.5d giá trị của hệ số từ tản rãnh theo công thức 2.31
số giữa h4/b4 được thay bằng giá trị theo công thức 2.32
Hình 2.5: Kích thước rãnh rotor dùng để xác định điện kháng tản rotor
2.3.2 Điều chỉnh thông số liên quan tới sự bão hòa răng
mạch từ vì vậy tại mỗi loại rãnh khác nhau thì giá trị của hệ số này khác nhau Phân tích các hình dạng rãnh rotor điển hình với động cơ không đồng bộ cho thấy:
Trong công thức 2.9 và 2.10 cho thấy giá trị của mật độ từ thông bão hòa quy
Các giá trị thay đổi của hệ số từ dẫn stator theo kiểu rãnh stator như hình 2.4
Trang 40- Rãnh hở hình 2.7a theo công thức 2.33
1 1
Các giá trị thay đổi của hệ số từ dẫn rotor theo kiểu rãnh stator như hình 2.4