Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội MỞ ĐẦUTăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu và ước vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đây là vấn đề có tính vĩ mô mà không thực hiện tốt nó thì sẽ không thể đưa đất nước thực sự đi lên. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu kép của sự phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới.
Trang 1Mục lục Trang
Trang 2MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu và ước vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đây là vấn đề có tính vĩ mô mà không thực hiện tốt nó thì sẽ không thể đưa đất nước thực sự đi lên Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu "kép" của sự phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới Tuy nhiên, trên thực tế, đây là bài toán khó, mà không phải nước nào cũng có thể tìm ra lời giải thỏa đáng Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực, thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội – trong một mô hình phát triển nhất định Với nước Việt Nam, quan điểm của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội ngay từng bước và trong suốt quá trình phát triển Từ sau công cuộc đổi mới, nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá và gần đây là kinh tế thị trường chúng ta đã thực sự đạt được những thành tựu to lớn: nền kinh tế tăng trưởng vào loại khá trong khu vực, lạm phát thấp, giáo dục và y tế có nhiều tiến bộ… nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những hạn chế như: sự thoái hoá biến chất của một
số cán bộ nhà nước, vấn đề an ninh,an toàn xã hội chưa được đảm bảo… Đó chính là những biểu hiện của việc không giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Việc thực hiện cả hai mục tiêu trên quả là không đơn giản chút nào, chúng ta không thể ngồi chờ kinh tế phát triển cao, dân giàu lên, mới thực hiện sự công bằng và tiến bộ xã hội Chúng ta cũng không thể hi sinh sự tiến bộ, công bằng xã hội để phát triển kinh tế một cách thuần túy Bài toán giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công băng xã hội quả là một bài toán khó nhưng không phải là không
có lời giải
Vì vậy, với góc nhìn từ phép biện chứng và mối liên hệ phổ biến, bài tiểu luận hy vọng sẽ làm sáng tỏ phần nào vấn đề cấp thiết về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Để góp phần làm rõ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và thực tiễn vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, bài tiểu luận sẽ dựa trên tình hình thực tế ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam
Kết cấu tiểu luận bao gồm: phần mở đầu; phần nội dung gồm hai mục phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; phần kết luận
Trang 3I Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng
Trong chủ nghĩa Mác – Lê nin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người
Phép biện chứng là học thuyết phản ánh sự liên hệ, vận động, chuyển hóa và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy
b.Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức, ba trình độ cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng Nó
là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp
cổ đại Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” và “ngũ hành luận” của Âm dương gia Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học của đạo Phật, với các phạm tù “vỗ ngã”, “vô thường”,
“nhân duyên”,… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát Thế giới quan ban đầu lần đầu tiên đã được Heraclit trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, nhưng còn thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Can – tơ và hoàn thiện ở Hê – ghen Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống Tính chất duy tâm trong triết học Hê-ghen biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan Theo Hê-ghen, “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần, tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ
là một bản sao chép của ý niệm Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hê-ghen, đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có logic chặt chẽ của ý thức, tinh thần
Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức cũng như trong triết học Hê-ghen là hạn chế cần phải vượt qua C.Mác và Ph.Ăng-Hê-ghen đã khắc phục hạn chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng
cổ điển Đức Ph.Ăng-ghen tự nhận xét: “Có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử.”
Trang 42 Phép biện chứng duy vật
a. Khái niệm phép biện chứng duy vật
Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật Ph.Ăng-ghen cho rằng: “Phép biện chứng … là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của
tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa khác về pháp biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăng-ghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học của Hê-ghen, V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”
b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có hai đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nên tảng của thế giới quan duy vật khoa học, có sự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tẩm cổ điển Đức và nhiều tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại
Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật,
do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể , phương pháp luận phân tích mâu thuẫn tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động, phát triển,…Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới
3 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi
sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên
hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng,
… Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định Đồng thời, cũng tồn tại
Trang 5những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù
và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy
b.Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ
Tính khách quan của các mối liên hệ: sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình
Tính phổ biến của các mối liên hệ: không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng
là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau Như vậy, không thể đồng nhất tính chất, vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện xác định Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp…của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng, trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt chính của sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa
sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức
và thực tiễn
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải phù hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức
và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn Như vậy, trong nhận
Trang 6thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện siêu hình
mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm triết trung, ngụy biện
Trang 7II Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
1 Tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Quy mô và tốc độ tăng trưởng luôn là cặp đôi trong khái niệm tăng trưởng kinh tế
- Các chỉ tiêu để đo tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), GDP bình quân đầu người và các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp khác
2 Công bằng xã hội
- Công bằng xã hội là khái niệm mang tính chuẩn tắc phụ thuộc vào quan niệm khác nhau của mỗi giai cấp, mỗi quốc gia Công bằng xã hội là sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, công bằng trong phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Những thước đo chủ yếu về công bằng xã hội là: Chỉ số phát triển con người (HDI); Đường cong Lorenz; Hệ số GINI; mức độ nghèo khổ; Mức độ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người
3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát triển Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội, không thể có công bằng xã hội nếu không dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế Mặt khác, thực hiện công bằng xã hội là động lực, điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững Mỗi bước tiến của tăng trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực hiện mục tiêu công bằng xã hội ở từng giai đoạn phát triển của đất nước Như vậy, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội không phải là những yếu tố đối lập mà có quan hệ nhân quả với nhau
a. Sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế đem lại những giá trị vật chất to lớn chính là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội Nếu không có những điều kiện kinh tế tối thiểu thì công bằng xã hội khó có thể thực hiện được
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện sự tăng lên về chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ
và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề để giảm bớt tình trạng đói nghèo Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng
- Tăng trưởng kinh tế làm mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa phát triển…và từ đó cũng có tác động tích cực đến công bằng xã hội
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng
Trang 8tốt hơn lực lượng lao động Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm
Tuy nhiên, một số bài học kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu thúc đẩy nền kinh
tế tăng nhanh bằng mọi giá nhiều hậu quả trong trung và dài hạn là cái giá quá đắt cho mục tiêu này Tăng trưởng nóng thường dẫn đến gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nảy sinh nhiều mâu thuẫn giai cấp và đây chính là nguồn gốc của những cuộc cách mạng đòi hỏi sự bình đẳng, công bằng trong phân phối thu nhập… Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho tăng trưởng cũng có nghĩa là phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi người nghèo, phát sinh
xu thế làm giàu của một số cá nhân và cuối cùng là nguy cơ khủng hoảng xã hội
b.Sự tác động của công bằng xã hội đến tăng trưởng kinh tế.
Công bằng xã hội là một nguyên tắc phân phối lợi ích Khác với các nguyên tắc phân phối lợi ích nói chung, thước đo của nguyên tắc phân phối lợi ích công bằng chính là sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ tương ứng giữa cống hiến và hưởng thụ với tiêu chí cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau Nguyên tắc phân phối lợi ích công bằng kích thích sự cống hiến tự nguyện của mỗi cá nhân vào hoạt động chung của xã hội vì lợi ích của mình và của cả cộng đồng Nói cách khác, sự bình đẳng giữa người và người trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đã khiến cho không một cá nhân nào cảm thấy thiệt thòi, tạo ra một xã hội ổn định, thúc đẩy mỗi người hoạt động hơn nữa, từ đó thúc đẩy xã hội tiếp tục vận động và phát triển Theo nghĩa đó, công bằng xã hội là một động lực tích cực tạo nên sự vận động và phát triển mạnh mẽ của xã hội nói chung, cũng có nghĩa công bằng xã hội chính là một động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế
Như vậy, công bằng xã hội quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế ở hai khía cạnh: vừa là động lực, vừa là thành quả của tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự phân phối thành quả của tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật chất để thực hiện công bằng
xã hội Đến lượt mình, công bằng xã hội là động lực, mục tiêu của tăng trưởng kinh tế Không đảm bảo công bằng xã hội sẽ gây ra cản trở cho tăng trưởng kinh tế ở những giai đoạn tiếp theo
c. Các mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng sau của A Lewis Ông cho rằng sự bất bình
đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó sẽ giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân vẫn ở mức tối thiểu Như vậy, trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản tăng lên do quy mô mở rộng và lao động của công nhân mang lại Ở giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa sẽ được hút hết vào khu vực thành thị thì lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng Trong mô hình này, bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng Theo quan điểm của Lewis, bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế
Mô hình chữ U ngược (Simon Kuznets) Simon Kuznets tiến hành nghiên cứu về mối
quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Theo mô hình này thì các nước đang phát triển có dấu hiệu diễn ra bất bình đẳng cao hơn so với các nước phát triển Qua nghiên cứu nhiều nước hơn nữa có kết quả tương tự: bất bình đẳng tăng ở
Trang 9giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng rãi hơn Tuy nhiên mô hình còn có những hạn chế như là không giải thích được nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự bất bình đẳng trong quá trình phát triển Các chính sách của chính phủ các nước
có tác động như thế nào đến sự tăng trưởng và bình đẳng Sự bất bình đẳng có phải là tất yếu hay không đối với sự phát triển ở các nước
Mô hình của M B Todaro Theo mô hình này thì có 4 lý do để tăng trưởng kinh tế
phải gắn với công bằng xã hội: Ở các nước đang phát triển, người giàu có xu hướng tiêu xài xa xỉ, không đóng góp cho tiết kiệm và đầu tư Người lao động có thu nhập thấp, không
đủ điều kiện để đảm bảo cho sức khỏe và vì vậy năng suất lao động của họ rất thấp Khi tăng thu nhập cho người nghèo thì kích thích những đối tượng này chi tiêu nhiều hơn và từ
đó sẽ kích thích mở rộng sản xuất Bất bình đẳng gia tăng làm cho mâu thuẫn xã hội gia tăng, từ đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế Có thể nói mô hình này đã lý giải được những hạn chế của hai mô hình trên, tuy nhiên nó chỉ đưa ra được lý do để tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội chứ chưa nói được phải thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng như thế nào Điều này đã được H.Oshima giải quyết bằng mô hình tăng trưởng
đi đôi với bình đẳng
Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng (H Oshima) Theo H Oshima sự bất bình
đẳng có thế được hạn chế ngay từ đầu Như vậy, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu nhờ việc đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và xí nghiệp có quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như nông trại lớn và ông trại nhỏ ở nông thôn Tiết kiệm sẽ được tăng lên ở tất cả các nhóm dân cư kể cả các nhóm có thu nhập thấp nhất và đó là điều kiện để phát triển sản xuất
Như vậy, giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn là yêu cầu đặt ra trong suốt lịch sử phát triển kinh tế xã hội ở các nước Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy không thể thực hiện tiến bộ hay công bằng xã hội trước nếu như không bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục theo hướng phát triển bền vững Mặt khác, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bảo đảm thực hiện hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội thì sự tăng trưởng này cũng không có ý nghĩa Những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng Mặt khác, những chính sách dựa trên ưu tiên mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế, kết cục cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được Qua việc đánh giá, rút ra kinh nghiệm từ các mô hình cũng như thực tế trên thế giới, chúng ta đang hướng tới sự phát triển hài hòa, cân đối cả tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
4 Thực tế quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở các nước đang phát triển.
Trên Thế giới có khoảng 145 nước thuộc thế giới thứ ba, các quốc gia sẽ có sự khác nhau về văn hoá , các điều kiện kinh tế, cơ cấu chính trị và xã hội, v.v Đồng thời, vì những nước này đều là các nước đang phát triển, nên chắc chắn là họ cũng có những điểm chung Các quốc gia khác nhau thì có sự lựa chọn con đường phát triển của mình khác nhau Có nước thì đề cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế, có nước đề cao công bằng xã hội,
có nước lại chọn kết hợp cả hai mục tiêu đó một cách hợp lý…để tiện trong vấn đề nghiên cứu, Nigeria, Bhutan và Việt Nam là ba quốc gia được chọn là ba quốc gia đại diện
Cộng hòa Liên bang Nigeria: là quốc gia thuộc Tây Phi Thủ đô là Abuja Dân số 149,2 triệu người (2009),là quốc gia đông dân nhất châu Phi Diện tích: 923,768 km2.Tôn giáo:
Trang 1050% dân số theo đạo Hồi, 40% theo đạo Thiên chúa và 10% theo đạo cổ truyền Đảng Dân chủ nhân dân đã thống trị kể từ khi trở về quy luật dân sự năm 1999
Vương quốc Bhutan: Bhutan là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm giữa Ấn
Độ và Trung Quốc Bhutan có dân số khoảng 672.425 người (2006).Thimphu là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất nước Buhtan được biết đến là quốc gia cô lập nhất trên thế giới với các chính sách kinh tế và xã hội nghiêm ngặt để bảo tồn nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng truyền thống của mình Bhutan đã trở thành một chế độ quân chủ từ năm 1907 Năm
2008, chuyến sang chế độ quân chủ lập hiến
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: ( Thủ đô Hà Nội) là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, với diện tích khoảng 331698 km², với dân số là 89571130 người Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa nhằm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Tình hình tăng trưởng kinh tế ở 3 nước năm 2010
Quốc gia
Chỉ số
USD USD 3 526 tỷ USD 104.6 tỷ
Tốc độ tăng trưởng kinh
tế
Tình hình thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế năm 2010 Quốc
gia
Chỉ số
Chỉ số nghèo
HDI 0.473(158/177) 0,536 (134/177) 0.704( 108/1
77) Tuổi thọ trung
bình
Tăng trưởng kinh tế góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm và làm tăng thu nhập cho dân cư Thu nhập bình quân đầu người ở mỗi nước đều tăng qua các năm Cụ thể là: ở Nigieria GDP theo đầu người tăng từ $692/người năm 2006 tới $1,754/người năm 2007 và đến năm 2010 tăng lên 2400USD/ người.Ở Bhutan GDP bình quân theo đầu người tăng từ
$1.400năm 2003 lên đến $ 5000 năm 2010 ở việt nam, GDP bình quân đầu người từ khoảng 200 USD năm 1990 tăng lên 1.200 USD năm 2010