BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI--- NGUYỄN TRỌNG KIÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TR
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-
NGUYỄN TRỌNG KIÊN
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ THỐNG
XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT THẢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH:KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ĐẶNG MINH HẰNG
HÀ NỘI-2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Đặng Minh Hằng – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học cao học 2008-
2010
Tôi xin chân thành cảm ơn Ông Ngô Đức Thọ - Giám đốc kỹ thuật, thiết bị của Công ty cổ phần Bia Á Châu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chương trình nghiên cứu tại Công ty
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Trọng Kiên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Đặng Minh Hằng
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Trọng Kiên
Trang 4MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM VÀ CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
3 1.1 Tình hình sản xuất thực phẩm ở Việt Nam hiện nay……… 3
1.1.1 Sơ lược về ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam……… 3
1.1.2 Vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm……… 9
1.2 Khái quát về Khu công nghiệp Tiên Sơn……… 13
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của KCN Tiên Sơn……… 13
1.2.2 Sơ lược tình hình hoạt động của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn 15
1.3 Hoạt động của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn 15
1.3.1 Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong KCN Tiên Sơn…… 15
1.3.2 Công nghệ sản xuất thực phẩm của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn……… 16
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KCN TIÊN SƠN……… 32
2.1 Hiện trạng môi trường khu vực KCN Tiên Sơn 32 2.2 Hiện trạng môi trường một số Nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn……… 36
2.2.1 Môi trường không khí……… 36
2.2.2 Chất thải rắn……… 40
2.2.3 Môi trường nước……… 43
2.3 Vấn đề quản lý môi trường và xử lý chất thải ở các Nhà máy sản xuất
Trang 52.3.1 Môi trường không khí……… 47
2.3.2 Công tác quản lý chất thải rắn……… 48
2.3.3 Môi trường nước……… 50
2.4 Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải ở các Nhà máy……… 59
2.4.1 Môi trường không khí……… 59
2.4.2 Quản lý chất thải rắn……… 59
2.4.3 Môi trường nước……… 60
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY BIA Á CHÂU……… 61
3.1 Đề xuất phương án nâng cao hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Bia Á Châu……… 61
3.2 Tính toán các thông số kỹ thuật……… 65
3.2.1 Bể điều hoà……… 65
3.2.2 Bể UASB……… 66
3.2.3 Bể Aeroten……… 72
3.2.4 Bể lắng đứng……… 77
3.2.5 Bể tiếp xúc……… 79
3.2.6 Bể nén bùn……… 80
3.2.7 Máy ép bùn……… 81
3.2.8 Máy nén khí……… 83
3.2.9 Bơm nước thải 84
3.3 Giải pháp kỹ thuật……… 97
3.4 Dự toán kinh phí thực hiện……… 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
lớp cặn lơ lửng
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung các bảng Trang
Bảng 1.1 Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ
Bảng 1.2 Các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn 15
Bảng 2.1 Chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Tiên Sơn 32
Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Tiên Sơn 33
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm KCN Tiên Sơn 35
Bảng 2.4 Số lượng nồi hơi các Nhà máy đang sử dụng 36
Bảng 2.5 Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu
Bảng 2.6 Chất lượng môi trường không khí Nhà máy sữa Tiên Sơn 38
Bảng 2.10 Thống kê chất thải rắn ở các nhà máy sản xuất thực phẩm
Bảng 2.11 Thành phần ô nhiễm trong nước thải của các Nhà máy thực
Bảng 2.12 Chất lượng nước thải Nhà máy sữa Tiên Sơn 45
Bảng 3.1 Thông số đầu vào của hệ thống xử lý nước thải 61
Bảng 3.4 Dự toán kinh phí sửa chữa, cải tạo hệ thống xử lý nước thải 98
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.2 Toàn cảnh KCN Tiên Sơn 14
Hình 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua ăn 19
Hình 1.6 Quy trình sản xuất sữa đặc 23
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Nhà máy sữa
Hình 3.1 Sơ đồ hoạt động hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Bia
Trang 9MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, các KCN đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng của ngành công nghiệp Việc phát triển các KCN đã thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế
của các nhà máy trong KCN gây ra những vấn đề về môi trường cần được quan tâm giải quyết
Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp nhanh nhất khu vực phía Bắc với rất nhiều các KCN tập trung lớn đã đi vào hoạt động KCN Tiên Sơn là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đây là KCN đa ngành với nhiều loại hình sản xuất như: thiết bị điện, điện tử, cơ khí và đặc biệt là thực phẩm Trong vài năm vừa qua, đã có khá nhiều Công ty thực phẩm lớn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vào KCN Tiên Sơn Trong quá trình sản xuất của các nhà máy, các loại chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) được thải ra gây ô nhiễm môi trường xung quanh nếu không có biện pháp quản lý, xử lý hợp lý, đặc biệt là vấn đề nước thải Các nhà máy sản xuất thực phẩm thải ra một lượng nước thải rất lớn và có nồng độ các chất
ô nhiễm cao Lượng nước thải này được xả trực tiếp vào các kênh tiêu thoát nước xung quanh KCN, dẫn đến khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực Để có thể hạn chế những tác động đến con người và môi trường từ hoạt động của nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn, cần phải có đánh giá hiện trạng môi trường của các nhà máy, để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý môi trường và xử lý chất thải một cách có hiệu quả
Đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và hệ thống xử lý chất thải của
một số nhà máy sản xuất thực phẩm trong Khu công nghiệp Tiên Sơn, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường và các phương án nâng cao hiệu quả xử lý chất thải” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng môi trường các Nhà máy sản xuất thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn và công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy Từ đó,
Trang 10các nhà máy sản xuất thực phẩm, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường trong khu vực KCN Tiên Sơn nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung
Luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt
Nam hiện nay và vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm Giới thiệu về KCN Tiên Sơn và công nghệ sản xuất của các Nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN
Chương 2: Đánh giá hiện trạng môi trường một số nhà máy sản xuất thực
phẩm trong KCN Tiên Sơn Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường cho các nhà máy
Chương 3: Đề xuất phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy Bia
Á Châu thông qua việc tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy
Trang 11CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
VÀ CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
1.1 Tình hình sản xuất thực phẩm ở Việt Nam hiện nay
1.1.1 Sơ lược về ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam
Trong cuộc sống hiện đại, thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm đi liền với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình Ở Việt Nam vài năm gần đây, thị trường thực phẩm chế biến đang có tốc độ phát triển từ 20 – 40% mỗi năm Theo dự báo của Bộ Công thương, trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng, ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh tăng cao, với tốc
độ dự kiến trên 150%/năm Các nhà máy sản xuất thực phẩm được xây dựng ngày càng nhiều với nhiều loại sản phẩm thực phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Ngành công nghiệp thực phẩm nói chung bao gồm:
- Công nghệ sản xuất bia, rượu, nước giải khát
- Công nghệ sản xuất sữa
- Công nghệ chế biến rau quả
- Công nghệ chế biến thực phẩm (gia súc, gia cầm, thủy hải sản)
- Công nghệ sản xuất bánh, kẹo
- Công nghệ sản xuất mì ăn liền
- Công nghệ sản xuất đường, mì chính, nước chấm…
Trong những năm qua, trên thị trường xuất hiện nhiều nhà sản xuất mới làm tăng thêm tính đa dạng của sản phẩm thực phẩm chế biến Sản phẩm của một số nhà sản xuất trong nước đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, do có khả năng làm hài lòng về chất lượng sản phẩm, thương hiệu của sản phẩm, uy tín và truyền thống của nhà sản xuất
Trang 12khai thác, chế biến được các chủng loại sản phẩm mang hương vị Việt, góp phần nâng cao giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam Chính việc đưa ra nhiều mặt hàng tiện dụng có giá trị gia tăng cao, người nội trợ chỉ cần mua về hâm nóng hay cho vào nồi nấu ngay mà không phải mất thời gian cho các công đoạn sơ chế, do vậy, thực phẩm chế biến đã, đang và sẽ tạo nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn trong tương lai
Hình 1.1 Giá trị sản xuất thực phẩm ở Việt Nam 1996-2005
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006
Mặc dù chưa đến đến 10% dân số Việt Nam có thói quen sử dụng thức ăn nhanh nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự đang là mảnh đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư
Trong số các mặt hàng thực phẩm chế biến hiện nay thì các sản phẩm như sữa,
Trang 13a) Ngành công nghiệp sản xuất sữa
Ở Việt Nam, ngành sữa phát triển từ những năm 1970 nhưng tốc độ phát triển chậm Đến năm 1980 mức tiêu thụ sữa chỉ đạt 0,3kg/người; năm 1990 đạt 0,5kg; năm 2007 đạt 7 kg Sữa tươi trong nước hiện mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có
1 – 2 nhà sản xuất và nhà phân phối sữa (còn chủ yếu là sữa đặc và sữa bột nhập ngoại) thì hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa ở Việt Nam hiện nay như: Công ty Dutch Lady Việt Nam; Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk; Công ty cổ phần sữa Hà Nội – Hanoimilk; Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm – Nutifood; Công ty liên doanh bò sữa Đồng Nai; Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Hancofood; Công ty TNHH Nestle Việt Nam; Công ty cổ phần sữa Quốc tế; Công ty liên doanh Campina Việt Nam; Công ty cổ phần sữa Mộc Châu
Tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 –20% năm Năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường tăng gấp đôi năm 2007 và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020 Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày và có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe… nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa Hiện nay có các sản phẩm chính như sau: Sữa lỏng (Liquid Milk) – bao gồm sữa tươi, sữa đặc; sữa bột (Powder Milk); sữa chua (Drink Yoghurt) và sữa có đường dành cho trẻ em (Sweetened Children Milk) Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu trong nước không
ổn định, chất lượng chưa được đảm bảo nên hầu hết nguồn sữa này được tiêu thụ trực tiếp qua các cửa hàng sữa tại các thành phố lớn, còn các công ty sữa sử dụng nguồn sữa nhập ngoại để chế biến những sản phẩm của mình Các công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ Tuy vậy, chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa cho những năm tiếp theo vẫn chưa được đảm bảo
Trang 14Trong cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ ăn nhanh đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn Trong số đó, sản phẩm đặc biệt được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là các loại mì ăn liền
Mì ăn liền chính thức ra đời vào 25/8/1958, sáng chế này của Ando Momofuku (1910 – 2007) đã tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp thực phẩm thế giới, được người dân đất nước mặt trời mọc bình chọn là phát minh quan trọng nhất của Nhật Bản trong thế kỷ 20, vượt qua cả karaoke, headphone stereo,
CD, máy ảnh…
Mặc dù khởi phát tại Nhật Bản, nhưng những gói mì đầu tiên nhập vào Miền Nam Việt Nam năm 1971 lại có xuất xứ từ Đài Loan Từ thập niên 90 trở đi, việc sản xuất mì ăn liền trong nước dần ổn định do một số công ty có năng lực sản xuất trên quy mô lớn và hiện đại hơn Thị trường mì ăn liền đang tăng trưởng mạnh và thu hút nhiều nhà sản xuất đầu tư làm cho các loại sản phẩm ngày càng phong phú Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á Tại Việt Nam hiện nay có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15 – 20% Sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6 – 7 tỷ gói trong năm 2010 Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại sản phẩm như: mì gói, mì ly,
mì tô, mì không chiên, mì tươi
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần Ngay tiếp theo là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần Các thương hiệu khác như Vifon, Uni – President, Massan, Miliket chiếm 15% thị phần còn lại với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau
Tuy nhiên, các dòng sản phẩm cũng được phân hóa khá rõ rệt Ở phân khúc bình dân, giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 – 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang được bán với mức giá 2.500 – 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn
Trang 15c) Ngành công nghiệp sản xuất rượu bia, nước giải khát
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp rượu bia, nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt Theo
đó, trong năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 – 3,2 tỷ lít bia, bình quân
35 – 36 lít/người/năm; 370 – 380 triệu lít rượu, bình quân 4,2 – 4,3 lít/người/năm; 2,1 – 2,2 tỷ lít nước giải khát, bình quân 24 – 25 lít/người/năm Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 – 4,7 tỷ lít bia, 530 – 540 triệu lít rượu, 4,3 – 4,4 tỷ lít nước giải khát Còn đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 6 – 6,5 tỷ lít bia, 670 - 680 triệu lít rượu, 7,5 – 7,8 tỷ lít nước giải khát Và đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 7 – 7,5 tỷ lít bia, 770 – 790 triệu lít rượu, 12 – 13 tỷ lít nước giải khát
Bia đã có mặt ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XIX, do người Pháp đưa vào Lúc bấy giờ chỉ có hai nhà máy bia nhỏ (Nhà máy bia Hà Nội và Nhà máy bia Sài Gòn) Sau hoà bình lập lại, thống nhất đất nước, các ngành công nghiệp đều được phát triển mạnh mẽ trong đó có ngành công nghiệp sản xuất bia
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có gần 350 cơ sở sản xuất bia, phân bổ hầu hết trên các tỉnh, thành phố của cả nước Trong đó, chỉ có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm Phần lớn lượng bia sản xuất được tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế … vì ở đó mức sống của người dân cao hơn những vùng khác, tuy sản lượng bia sản xuất ra cũng tương đối lớn nhưng vẫn
chưa đủ cung cấp cho người tiêu dùng
Ngày nay, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống không ngừng được nâng lên Do vậy nhu cầu sử dụng bia ngày càng nhiều, từ các thành phố lớn cho đến các vùng nông thôn Đó là một trong những yếu tố làm tăng trưởng ngành công nghiệp bia nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, đưa bia đến gần với người dân hơn Bình quân các quán bia hơi tại Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ từ
Trang 16khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng/năm
Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi 20 – 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất Theo số liệu của Hiệp hội rượu – bia – nước giải khát Việt Nam, năm 2007, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam là 18 lít/năm Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người này chỉ bằng 1/2 so với Hàn Quốc và bằng 1/6 – 1/7 so với Ireland, Đức, Séc Tuy nhiên, với mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nông thôn… vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng tới 28 lít/năm
Năm 2004, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã đưa ra Quy hoạch tổng thể phát triển ngành bia đến năm 2010 với dự báo vào 2010 sản lượng bia của Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ lít, nhưng chỉ sau 2 năm với tốc độ tăng trưởng chóng mặt,
Bộ Công nghiệp đã điều chỉnh lại Quy hoạch với dự báo vào 2010 sản lượng bia đạt
3 tỷ lít Theo dự báo, dân số Việt Nam sẽ tăng từ 85 triệu lên 100 triệu vào năm
2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân Trong vòng 15 năm nữa, sự tăng trưởng 20%
về dân số, 200% GDP bình quân đầu người (5% năm) cùng với mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng lên như mức của Hàn Quốc hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ bia ước sẽ tăng gần 5 lần Trên thực tế, sản lượng bia ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua từ 1,29 tỷ lít năm 2003 tăng lên 1,37 tỷ lít năm 2004 (gấp 2 lần
so với năm 1997); 1,5 tỷ lít năm 2005; 1,7 tỷ lít trong năm 2006; 1,9 tỷ lít trong năm 2007 (tăng 19,1%); năm 2008 là 2 tỷ lít và đến năm 2010, tổng sản lượng bia trong nước ước đạt 2,7 tỷ lít
Thị trường bia Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn, đó là lý do giải thích
vì sao đầu tư vào bia đã bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay Hai công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp bia của Việt Nam là Sabeco và Habeco hiện chiếm giữ khoảng 50% thị phần (Sabeco chiếm khoảng 35% thị phần, Habeco khoảng 15% thị phần)
Trang 171.1.2 Vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm
Cũng như các ngành công nghiệp khác, vấn đề môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm hiện nay đang rất được quan tâm, đặc biệt là vấn đề nước thải Rất nhiều vụ xả thải nước thải chưa đạt tiêu chuẩn môi trường của các nhà máy sản xuất thực phẩm trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc cho xã hội Ví dụ như vụ Công ty Vedan xả nước thải gây ô nhiễm sông Thị Vải, Công ty Miwon xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra Sông Hồng… và hàng loạt các nhà máy thực phẩm khác
bị đình chỉ hoạt động do xả nước thải gây ô nhiễm môi trường
Như vậy có thể thấy rằng, công tác bảo vệ môi trường là một trong những vấn
đề quan trọng và cấp thiết của các ngành công nghiệp nói chung và của ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng
1.1.2.1 Vấn đề khí thải
Theo như điều tra, khảo sát các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất Hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải do quá trình đốt nhiên liệu Ô nhiễm không khí do rò rỉ từ quá trình sản xuất hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất gây tác động đến môi trường xung quanh Hệ thống xử lý khí thải của các các cơ sở sản xuất còn hạn chế, sơ sài, phần lớn chỉ mang tính chất đối phó
Trong các nhà máy thực phẩm thường phải sử dụng nồi hơi cho các công đoạn chế biến Vì vậy sẽ phát sinh khói thải từ nồi hơi do quá trình đốt các loại nhiên liệu Ngoài ra, khí thải còn phát sinh từ các phương tiện giao thông chuyên dụng trong Nhà máy Khí thải của nhà máy thực phẩm còn phát sinh từ khu lưu trữ nguyên liệu và từ hệ thống xử lý nước thải do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ Chất thải khí nói chung, chất thải khí trong công nghiệp chế biến thực phẩm
xử lý trước khi thải ra môi trường
Trang 18Các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn của ngành công nghiệp thực phẩm nói riêng bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn sinh hoạt tuy không độc nhưng có thể gây mất mỹ quan, đặc biệt các loại chất thải hữu cơ có thể bị phân huỷ và tạo ra mùi khó chịu Đây cũng là môi trường phát triển của nhiều loại vi khuẩn, nấm gây bệnh cho người Ngoài ra, nếu không được quản lý tốt, nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, thấm vào đất làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm Quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn làm phát sinh ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực
Chất thải rắn sản xuất sinh ra từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN Thành chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất, bao gồm:
1 Chất thải rắn dạng vô cơ dễ phân huỷ:
Là các loại chất thải dễ tan trong nước (thường là các loại muối, axit hoặc bazơ vô cơ) và dễ dàng bị phân huỷ bằng các hoá chất khác Phương pháp xử lý các loại chất thải dạng này thường là phương pháp hoá học với việc sử dụng các loại hoá chất tạo với chất thải các chất rắn không tan hoặc bay hơi
2 Chất thải rắn dạng hữu cơ dễ phân huỷ:
Thường là các loại chất hữu cơ có phân tử lượng không lớn, dễ tan trong nước
và dễ dàng bị vi sinh vật phân huỷ hoặc chuyển hoá thành dạng ít độc hại Các hợp chất dạng này thường là các axit, bazơ hữu cơ phân tử lượng thấp hoặc các loại đường, tinh bột v.v Phương pháp xử lý các loại chất thải này thường sử dụng là phương pháp sinh học (yếm khí hay hiếu khí)
3 Các chất thải rắn dạng vô cơ khó phân huỷ:
Là các loại bụi đất, vôi vữa, mẩu kim loại v.v Giải pháp tốt nhất cho xử lý các chất thải dạng này là thu gom, phân loại cho tái sử dụng và làm vật liệu cho san lấp hoặc làm nguyên liệu tái tạo cho sản xuất các loại vật liệu xây dựng
Trang 194 Các loại chất thải hữu cơ khó phân hủy:
Các loại đầu mẩu thừa, da, lông, các loại chất thải của động vật… Giải pháp hữu hiệu nhất cho xử lý các loại chất thải dạng này là thu gom rồi sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất phân vi sinh hoặc sử dụng phương pháp chôn lấp
5 Các loại chất thải dạng hữu cơ rất khó phân huỷ:
Bao gồm các loại bao bì nylon, nhựa tổng hợp hay các loại chất thải dạng sừng Giải pháp tối ưu cho loại hình chất thải này là thu gom và sử dụng làm nguyên liệu cho tái chế
Loại 1: Nước thải có thành phần các chất vô cơ và hữu cơ dễ phân huỷ cao
Loại 2: Nước thải có chứa hàm lượng kim loại nặng cao
Loại 3: Nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ khó tách cao
Nước thải trong ngành công nghiệp thực phẩm cũng không nằm ngoài các đặc tính trên Tuy nhiên chúng có một số đặc thù riêng đặc trưng cho tính chất của ngành như:
- Nước thải ít chứa các nguyên tố độc hại (các kim loại nặng)
- Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ và các hợp chất dễ phân huỷ cao
Nói chung, nước thải của ngành công nghiệp thực phẩm thường thuộc vào nhóm nước thải loại 1 trong phân loại nước thải nói chung Mô hình cho xử lý các loại nước thải này thường là xử lý sinh học hoặc hoá học - sinh học kết hợp
Trang 20hoá học, sinh học [26 – 12]
Cơ học Lắng cặn
Lọc qua lưới lọc Làm thoáng Lọc qua lớp vật liệu lọc, lọc qua màng Tuyển nổi và vớt bọt
Khử khí Khuấy trộn pha loãng
Ozon hoá Trung hoà bằng dung dịch axit hoặc kiềm Keo tụ
Hấp thụ và hấp phụ Trao đổi ion
Sinh học - Xử lý hiếu khí:
Bể Aerotank
Bể lọc sinh học
Hồ hiếu khí, hồ oxy hoá
Ổn định cặn trong môi trường hiếu khí
Trang 211.2 Khái quát về Khu công nghiệp Tiên Sơn
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của KCN Tiên Sơn
tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc Mạng lưới đường thuỷ có các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài Nhằm phát huy các thế mạnh này, ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1129/QĐ-TTg để thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và giao cho Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng Vigracera làm Chủ đầu tư Khu công nghiệp Tiên Sơn được triển khai đầu tư xây dựng năm 1999 với diện tích 350ha
Trong đó: Giai đoạn I: 134,76 ha và Giai đoạn II: 214,24 ha
Khu công nghiệp Tiên Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực
kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông Khu công nghiệp nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và Quốc lộ 1A mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường sắt quốc gia, phía Đông giáp kênh thoát nước phục vụ nông nghiệp xã Nội Duệ, phía Tây giáp xã Đồng Nguyên và đường tỉnh lộ 295 Từ Khu công nghiệp Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Tây đến sân bay quốc tế Nội Bài
- Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 km
- Cách sân bay quốc tế Nội Bài : 30 km
- Cách cảng biển nước sâu Cái Lân : 120 km
- Cách cảng biển Hải Phòng : 100 km
- Cách cửa khẩu Lạng Sơn : 120 km
Trang 22Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực, góp phần quan trọng hàng đầu tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành tỉnh công nghiệp kiểu mẫu
Hình 1.2: Toàn cảnh KCN Tiên Sơn
Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, đến các
Trang 231.2.2 Sơ lược tình hình hoạt động của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn
Hiện nay, trong KCN Tiên Sơn đã có trên 100 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh Trong số đó, chủ yếu là các nhà máy sản xuất thực phẩm, điện tử, thiết bị điện, cơ khí, nhựa…
1.3 Hoạt động của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn
1.3.1 Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất trong KCN Tiên Sơn
Các sản phẩm thực phẩm chế biến trên thị trường hiện nay rất phong phú và đa dạng Các sản phẩm thực phẩm chính đang được sản xuất trong KCN Tiên Sơn hiện nay gồm có: Bia; Mì ăn liền; Sữa; Các sản phẩm chế biến từ gia súc: xúc xích, jambon đông lạnh; Dầu ăn; Thuốc lá
Bảng 1.2 Các nhà máy sản xuất thực phẩm trong KCN Tiên Sơn
Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Sữa tươi, sữa
45.000 thùng/ngày
40 triệu lít/năm (75 triệu lít/năm)
Ghi chú: () Công suất thiết kế
Trang 24hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong số các Nhà máy này, có 4 Nhà máy có lượng nước thải sản xuất khá nhiều là: Nhà máy sữa Tiên Sơn, Nhà máy mì ăn liền Acecook, Nhà máy Bia Việt Hà, Nhà máy Bia Á Châu Cả 4 nhà máy này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, các nhà máy còn lại đã ký hợp đồng
để xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN
1.3.2 Công nghệ sản xuất thực phẩm của các nhà máy trong KCN Tiên Sơn
Vấn đề môi trường của các nhà máy thực phẩm trong KCN Tiên Sơn được chú
ý và quan tâm hơn cả đó là vấn đề xử lý nước thải Trong số các nhà máy này, các nhà máy sản xuất sữa, mì ăn liền và bia có lượng nước thải khá lớn Để hiểu rõ về ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động sản xuất của các nhà máy, chúng ta cần tìm hiểu công nghệ sản xuất của các nhà máy đang áp dụng hiện nay
a) Công nghệ sản xuất sữa
Hiện nay, nhà máy sữa Tiên Sơn đang sản xuất 4 loại sản phẩm chính là: sữa tươi tiệt trùng, sữa chua ăn, sữa chua uống và sữa đặc có đường
Công nghệ sản xuất các loại sản phẩm này được mô tả như sau:
Trang 25Trộn
Lưu kho, phân phối
và tiêu thụ
Trang 26Nguyên liệu để sản xuất sữa tươi gồm có sữa bột, sữa tươi, đường và nguyên liệu phụ Công nghệ sản xuất sữa tươi được thực hiện qua các bước sau:
Sau khi thanh trùng sữa được đưa vào đồng hoá Quá trình đồng hoá sữa được
hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất
Trang 27Hình 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua ăn
Sữa bột, đường và
các nguyên liệu
h Trộn
Thanh trùng
Ủ trữ lạnh
Đường và nguyên liệu phụ
Trang 28Quá trình đồng hoá sữa được thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao
chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất
4 Làm nguội:
5 Cấy men:
với men từ bồn men được bơm vào bồn cấy men Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm
6 Ủ nhiệt:
điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường lactose thành axit lactic
Sữa chua được rót vào các hũ nhựa và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng bằng tia hồng ngoại), đóng thùng, lưu kho chờ tiêu thụ
Trang 29Hình 1.5: Quy trình công nghệ sản xuất sữa chua uống
Trang 30Quá trình đồng hoá sữa được thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao
chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất
4 Làm nguội:
5 Cấy men:
với men từ bồn men được bơm vào bồn cấy men Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm
6 Ủ nhiệt:
thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường lactose thành axit lactic
Trang 31
Hình 1.6 Quy trình sản xuất sữa đặc
Nước, bột sữa, đường, bơ Trộn nguyên liệu
Bồn trữ rót
Chuẩn hóa Rót hộp Ghép nắp
In code, dán nhãn, đóng thùng, xếp palet
Lưu kho và tiêu thụ
Trang 32Nguyên liệu để sản xuất sữa tươi gồm có sữa bột, sữa tươi, đường và nguyên liệu phụ Công nghệ sản xuất sữa tươi được thực hiện qua các bước sau:
các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất
Trang 33b) Công nghệ sản xuất mì ăn liền
Hình 1.7 Quy trình công nghệ sản xuất mì ăn liền
Dung dịch Kansui
Nước, hoá chất, nguyên liệu phụ
KCS
Kiểm tra định lượng
Phối chế nhào trộn
Xử lý làm sạch
KCS định lượng
Mâm phân phối Cán thô Cán tinh
Bột thu hồi
Cắt sợi mì, tạo sợi
Hấp mì Phun sương
Phun dịch
Cắt định lượng, định hình sản phẩm Chiên dầu
Dầu Shortening
Làm nguội, ráo dầu
Li tâm tách dầu
Trang 34Nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền là bột mì
1 – Phối chế, nhào trộn:
Bột mì được phối chế nhào trộn để hoà tan phân tán và tạo điều kiện để chuyển hoá các cấu tử thành phần nguyên liệu thành khối bột nhào có độ đồng nhất cao về thành phần, trạng thái… đạt các chỉ tiêu chất lượng về cơ lý, cảm quan để chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo của công nghệ sản xuất
Bột mì được trộn làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn trộn khô: Tạo ra hỗn hợp các loại bột thật đồng đều ở trạng thái khô bảo đảm cho khả năng ngấm nước đều, nhanh và đồng nhất về chất lượng của bột nhào Thời gian trộn khô khoảng 30 giây sau khi nạp hết các loại bột vào máy
Giai đoạn nhào trộn ướt: Tạo ra bột nhào từ nước và hỗn hợp bột Thời gian thực hiện nhào trộn khoảng 13phút-15 phút/1 cối nhào trộn Trong quá trình này,
2 – Cán sợi:
Tiếp theo, bột mì được đưa đi cán sợi tạo ra các băng bột nhằm cải thiện các tính chất kỹ thuật của băng bột (tăng độ đồng hoá, độ dẻo dai, độ mịn, độ đàn hồi…) để tạo ra các sợi mì đồng đều về hình dạng, kích thước và chất lượng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ sản xuất
Khi băng bột đi qua cặp trục cắt sợi, bột nhào đi vào các rãnh của trục cán, mép các rãnh và bề mặt trục đối diện cắt thành các sợi theo theo hình dạng của rãnh trục cán cắt Răng lược được tách khỏi rãnh và định hướng chuyển động cho sợi mì theo sự phân dòng xuống băng tải tiếp nhận và vận chuyển mì
3 – Phun sương:
Sau khi cán sợi, sợi mì được đưa đi phun nước sương tạo độ ẩm thích hợp cho sợi mì, tạo thuận lợi cho quá trình hấp, làm sợi mì bóng hơn, mềm mại và mướt hơn Nước được phun dưới dạng tia nhỏ li ti, rải đều bề mặt sợi mì, nước được chảy
Trang 35chỉnh nhờ xoay ống nước, phần còn lại phun lên máng chảy xuống hệ thống thoát nước của nhà máy
4 – Hấp mì:
Sợi mì sau phun sương được đưa đi hấp để hồ hoá tinh bột và làm chín sợi mì
Sau khi hấp sợi mì được phun dịch bổ sung gia vị để bù vào lượng hao hụt trong quá trình công nghệ và gia tăng hương, vị đặc trưng cho sản phẩm, tạo thuận lợi cho quá trình chiên mì có chất lượng sản phẩm cao, góp phần quan trọng trong việc tạo màu cho mì sau chiên
5 – Định lượng, tạo hình:
Sóng mỳ được cắt thành từng miếng mỳ có khối lượng tương ứng với kích thước chiều dài Sau khi cắt, sợi mì qua bộ phận thổi khí nén làm tơi, dàn đều vào khuôn, qua công nhân chỉnh sửa mì, theo băng tải đi vào chảo chiên
Các sản phẩm thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng khi dùng dầu Shortening để chiên đều có giá trị cảm quan và chất lượng cao hơn hẳn so với dùng dầu tinh luyện Ngoài ra sản phẩm sau khi chiên khô, không có hiện tượng dầu thấm
ra bề mặt, thời gian bảo quản được lâu hơn
7 – Làm ráo dầu và làm nguội mì:
Ra khỏi chảo chiên, vắt mì được tháo ra khỏi khuôn xuống băng tải, làm ráo dầu Sau đó, vắt mì được làm nguội trong buồng làm nguội Các quạt đẩy hút không khí đã được lọc qua lưới để loại tạp chất, thổi vào phía dưới buồng làm nguội và
Trang 36đi lên theo ống thoát khí ra ngoài
Dầu thừa được li tâm tách dầu rồi quay trở lại chảo chiên
8 – Phân loại và bao gói:
Sau khi qua buồng làm nguội vắt mì được chia thành nhiều hướng đi đến các
công nhân phân loại, kiểm tra mì, rồi đến bộ phận thả gia vị và bao gói
Vắt mì chạy tiếp qua máy đóng gói, ra khỏi máy đóng gói vắt mì được bao gói
hoàn chỉnh
Mì sau khi được bao gói vào thùng carton sẽ chạy trên băng tải vận chuyển mì
sang bộ phận kho Ở đây công nhân sẽ xếp các thùng mì trên các pallet, sau đó xe
cẩu sẽ cẩu mì đến các khu vực riêng cho các Line để thuận tiện cho nhân viên KCS
kiểm tra thành phẩm cũng như thuận tiện cho quá trình xuất hàng
Trang 37c) Công nghệ sản xuất bia
Hình 1.8 Quy trình công nghệ sản xuất bia
Nấu-Đường hóa Lọc dịch đường Houblon hóa Hoa Houblon
Lắng xoáy Làm lạnh nhanh Nước 80 0 C
Ổn định Chiết chai, lon Thanh trùng Dán nhãn Bia chai, lon
Bia hơi Hơi
Trang 38Nguyên liệu chính để sản xuất bia là Malt Đại mạch, hoa Houblon, nước và gạo (nguyên liệu thay thế)
1 – Nghiền nguyên liệu:
Gạo từ kho được vận chuyển đến máy nghiền 2 trục, sau khi nghiền gạo được vít tải, gầu tải đưa đi nấu Malt từ kho được vận chuyển qua hệ thống sàng lọc bụi, loại bỏ những vật dụng kim loại, sạn rồi qua máy nghiền 4 trục Malt sau nghiền được vít tải đưa lên phễu chứa dự trữ chờ mẻ nấu
2 – Nấu và đường hoá:
Nước nấu bia gồm hai loại, một loại ở nhiệt độ thường và một loại ở thùng
tương xứng với ủ gạo và Malt vào nấu
Sau khi nghiền, gạo được đưa vào nấu nhằm phá vỡ màng tế bào của gạo, biến chúng thành dạng hòa tan trong dung dịch Sau nấu, dịch bột được chuyển sang nồi đường hóa Dưới xúc tác của hệ enzym thủy phân các hợp chất cao phân tử bị phân cắt thành các hợp chất phân tử lượng thấp, hòa tan vào nước tạo thành chất chiết của dịch đường Quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử trong dịch (tinh bột, protein ) thành các hợp chất phân tử lượng thấp (đường, axit amin ) nhờ tác dụng của hệ enzym Hệ enzym trong Malt đóng vai tró quan trọng trong quá trình này
Trang 39Polyphenol, chất đắng có trong hoa Houblon là những chất tạo sức căng bề mặt có hoạt tính cao Chúng tham gia vào quá trình tạo bọt và là tác nhân giữ bọt cho bia
5 – Lắng xoáy và làm lạnh nhanh:
Sau nấu hoa, dịch đường được đưa vào thùng lắng xoáy để loại bỏ cặn hoa Dịch được bơm vào thùng theo phương tiếp tuyến tạo thành dòng xoáy Cặn và các chất không hòa tan chịu tác dụng của lực hướng tâm sẽ xoáy vào giữa thùng và lắng xuống đáy thùng
lên men
6 – Lên men:
Dịch đường sau khi làm lạnh nhanh được bơm vào các tank lên men Trong quá trình lên men chính, men đã nhân giống được bổ sung vào các tank Quá trình
phần men được tái sử dụng, còn lại dùng cho chăn nuôi
Sau khi rút men, tiếp tục tàng trữ bia trong tank để thực hiện quá trình lên men phụ trong 4 - 6 ngày ở 0oC, áp suất 0,8 - 1bar
7 – Lọc trong bia:
Sau khi ủ, bia được lọc trong bằng máy lọc đĩa và máy lọc khung bản Bia sau
8 – Chiết rót, thanh trùng, dán nhãn:
Sau tàng trữ, bia được bơm từ tank chứa sang máy chiết đẳng áp, chai được chuyển tự động từ máy rửa sang máy chiết Bia được chiết vào chai hoặc bom tuỳ thuộc vào loại sản phẩm (bia hơi hay bia chai)
Đối với sản phẩm bia chai, sau khi ra khỏi máy chiết, chai được đóng nắp và qua băng tải vào thiết bị thanh trùng kiểu phun Sau đó, chai bia được rửa sạch ngoài, thổi khô và qua máy dán nhãn tự động
Cuối cùng, bia được đóng vào các két, để ổn định khoảng 1 ngày, bia có thể xuất bán ra thị trường
Trang 40CHƯƠNG II:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN
2.1 Hiện trạng môi trường khu vực KCN Tiên Sơn
Hiện nay, trong KCN Tiên Sơn đã có 01 trạm cấp nước sạch khai thác từ
sản xuất của các nhà máy trong KCN
Các nhà máy sử dụng nhiều nước cho sản xuất, trong đó chủ yếu là các Nhà máy sản xuất thực phẩm sẽ chủ động trong việc cấp nước cũng như xử lý nước thải Đối với các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất, chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt của các nhà máy trong KCN, các nhà máy sẽ tự ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý
Hàng năm, Ban quản lý KCN Tiên Sơn – Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera đều thực hiện quan trắc môi trường khu vực KCN định kỳ 02 lần/năm Các vị trí lấy mẫu quan trắc gồm 08 vị trí môi trường không khí xung quanh,
05 vị trí môi trường nước mặt tại các kênh tiêu thoát xung quanh KCN và 04 vị trí nước ngầm tại các giếng khoan trong khu vực KCN
Các vị trí giám sát môi trường theo sơ đồ lấy mẫu (phần phụ lục)
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực KCN Tiên Sơn ngày 18/05/2010 như sau: