1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRÀN DẦU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CẢNG TÀU DU LỊCH TUẦN CHÂU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

74 268 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 12,58 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 1.1. Một số khái niệm 4 1.2. Tác động của sự cố tràn dầu đến môi trường biển 8 1.3. Đặc điểm tính chất lý hóa của các loại dầu 8 1.4. Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu trên thế giới 11 1.5. Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu tại Việt Nam 12 1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16 1.6.1. Vị trí địa lý, đặc trưng về địa hình địa mạo và địa chất môi trường 16 1.6.2. Đặc điểm khí tượng 18 1.6.3. Đặc điểm khí tượng 23 1.6.4. Tài nguyên thiên nhiên 24 1.6.5 Đặc điểm kinh tế xã hội và môi trường nhân văn 31 CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 33 2.1.2. Thời gian nghiên cứu 33 2.2. Đối tượng nghiên cứu 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa, tổng hợp tài liệu 33 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp 34 2.3.3. Phương pháp chuyên gia 34 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Hiện trạng ô nhiễm dầu mỡ 35 3.1.1. Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (cũ) 35 3.1.2. Cảng tàu du lịch Tuần Châu 35 3.2. Đặc điểm tình hình hoạt động du lịch tại Tuần Châu (VHL) 37 3.2.1. Hệ thống cảng tại Tuần Châu 37 3.2.2. Số lượng khách tham quan 39 3.3. Đánh giá nguy cơ tràn dầu tại cảng Tuần Châu 41 3.3.1. Mức độ nhạy cảm của cảng Tuần Châu đối với sự cố tràn dầu 41 3.3.2. Thống kê SCTD trên vịnh Hạ Long và tại cảng Tuần Châu 43 3.3.3. Đánh giá rủi ro gây tràn dầu từ hoạt động du lịch tại cảng Tuần Châu 44 3.4. Đề xuất các biện pháp kiểm soát 53 3.4.1. Căn cứ pháp lý thực hiện các biện pháp kiểm soát 53 3.4.2 Các giải pháp quản lý 54 3.4.3 Các biện pháp kiểm soát 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 1. Kết luận 56 2. Kiến nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 60

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

* * * * *

ĐỖ BÍCH NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRÀN DẦU TỪ CÁCHOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CẢNG TÀU DU LỊCH TUẦN CHÂU

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

HÀ NỘI, 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

* * * * *

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRÀN DẦU TỪ CÁCHOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CẢNG TÀU DU LỊCH TUẦN CHÂU

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

Chuyên ngành: Quản lý biển Mã ngành: 52850199

Sinh viên thực hiện: ĐỖ BÍCH NGỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS LÊ XUÂN TUẤN

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các kếtquả nghiên cứu được trình bày trong Đồ án là trung thực, khách quan và chưatừng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.

Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Đồ án đãđược cám ơn, các thông tin trích dẫn trong Đồ án này đều được chỉ rõ nguồngốc.

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Đỗ Bích Ngọc

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành đồ án trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầyPGS.TS Lê Xuân Tuấn cùng các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học biển vàhải đảo đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực tế, phương phápluận, đôn đốc kiểm tra trong suốt quá trình nghiên cứu của em

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội, các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên trong khoa đãgiúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND phường Tuần Châu và ngườidân phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điềukiện giúp đỡ, cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết cho bài khoá luậncủa em trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và tất cả những ngườibạn, đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và ủng hộ em về mặt tinh thần và vật chấttrong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệmcòn ít, nên đồ án khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô.

Sinh viên thực hiện

Đỗ Bích Ngọc

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3 Nội dung nghiên cứu của đề tài 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.2 Tác động của sự cố tràn dầu đến môi trường biển 8

1.3 Đặc điểm tính chất lý hóa của các loại dầu 8

1.4 Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu trên thế giới 11

1.5 Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu tại Việt Nam 12

1.6 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16

1.6.1 Vị trí địa lý, đặc trưng về địa hình địa mạo và địa chất môi trường 161.6.2 Đặc điểm khí tượng 18

1.6.3 Đặc điểm khí tượng 23

1.6.4 Tài nguyên thiên nhiên 24

1.6.5 Đặc điểm kinh tế xã hội và môi trường nhân văn 31

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 33

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 33

2.2 Đối tượng nghiên cứu 33

Trang 6

2.3 Phương pháp nghiên cứu 33

2.3.1 Phương pháp thu thập, kế thừa, tổng hợp tài liệu 33

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp 34

2.3.3 Phương pháp chuyên gia 34

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Hiện trạng ô nhiễm dầu mỡ 35

3.1.1 Cảng tàu du lịch Bãi Cháy (cũ) 35

3.1.2 Cảng tàu du lịch Tuần Châu 35

3.2 Đặc điểm tình hình hoạt động du lịch tại Tuần Châu (VHL) 37

3.2.1 Hệ thống cảng tại Tuần Châu 37

3.2.2 Số lượng khách tham quan 39

3.3 Đánh giá nguy cơ tràn dầu tại cảng Tuần Châu 41

3.3.1 Mức độ nhạy cảm của cảng Tuần Châu đối với sự cố tràn dầu 41

3.3.2 Thống kê SCTD trên vịnh Hạ Long và tại cảng Tuần Châu 43

3.3.3 Đánh giá rủi ro gây tràn dầu từ hoạt động du lịch tại cảng Tuần Châu 44

3.4 Đề xuất các biện pháp kiểm soát 53

3.4.1 Căn cứ pháp lý thực hiện các biện pháp kiểm soát 53

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật BảnKHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường

NOAA Cơ quan Quản lý Hải dương và Khí quyển Hoa Kỳ

SIDA Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2: Lượng bức xạ lý tưởng tháng, năm (Kcal/cm2) 19

Bảng 1.3: Lượng bức xạ thực tế tháng, năm (Kcal/cm2) 19

Bảng 1.4: Biên độ không khí trung bình tháng, năm (0C) 20

Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm) 21

Bảng 1.6: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%) 21

Bảng 1.7: Tốc độ gió trung bình tháng, năm 22

Bảng 1.8: Tần suất các hướng gió có thành phần Nam và Bắc (%) 22

Bảng 1.9: Các loại cảnh quan đất ngập nước khu vực đảo Tuần Châu 27

Bảng 3.1: Hệ thống bến, cảng trên đảo Tuần Châu 39

Bảng 3.2: Chỉ số nhạy cảm môi trường đối với tài nguyên con người sử dụng và tài nguyên nhân tạo 42

Bảng 3.3 Chỉ số nhạy cảm môi trường đối với tài nguyên sinh học ven bờ 43

Bảng 3.4 Thống kê các vụ tai nạn tàu du lịch tại cảng Tuần Châu 44

Bảng 3.5: Thống kê số lượng tàu hoạt động trên VHL 45

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 16

Hình 1.2 Bản đồ đảo Tuần Châu nhìn từ vệ tinh 17

Hình 3.1: Hàm lượng dầu mỡ trong nước biển khu vực cảng tàu du lịch Bãi Cháy (2011-2014) ……… 35

Hình 3.2: Những khu vực bị ô nhiễm trọng điểm tại Vịnh Hạ Long 36

Hình 3.3: Đường vào khu du lịch Tuần Châu (Ảnh: Đỗ Phương) 37

Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch khu du lịch Tuần Châu 38

Hình 3.5: Số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh (giai đoạn 2012 -2016) 40

Hình 3.6 Doanh thu từ hoạt động du lịch (giai đoạn 2012 – 2016) 41

Hình 3.7: Thiết bị xử lý nước la canh 47

Hình 3.8: Biện pháp xử lý nước la canh……… 48

Hình 3.9: Quản lý nước thải sinh hoạt 48

Hình 3.10: Bậc lên xuống tại cảng Tuần Châu 50

Hình 3.11: Bậc lên xuống tại cảng Bãi Cháy (cũ) 50

Hình 3.12: Nhận thức của người dân về hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường biển Vịnh Hạ Long 52

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia ven biển, với 28/60 tỉnh thành phố có biển,số dân khoảng 44 triệu người, bằng 1.9 lần số dân cả nước Với nhiều điềukiện về tài nguyên thiên nhiên biển, cũng như sở hữu một trong những tuyếnđường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới (Biển Đông), Việt Nam có hoàn toàncó thể tiến ra biển, làm giàu từ biển Điều này cũng được thể hiện thông quaChiến lược biển Việt Nam 2020 có đề cập đến mục tiêu tổng quát là “Đếnnăm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từbiển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo,góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá, làm cho đất nước giàu mạnh”.

Quảng Ninh - một tỉnh ven biển nằm trong khu kinh tế trọng điểm phíabắc của cả nước, một tỉnh ven biển, với những lợi thế sẵn có về biển, sở hữuvùng biển rộng lớn khoảng hơn 200 nghin km2, tài nguyên thiên nhiên phongphú đa dạng, có VHL nổi tiếng, là Di sản văn hóa thiên nhiên của thế giới…Chính vì vậy, Quảng Ninh cũng xác định hướng đi chính trong phát triển kinhtế của tỉnh là hướng ra biển, đặc biệt là du lịch biển đảo Hàng năm, QuảngNinh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi, muasắm …

Để đáp ứng nhu cầu tham quan VHL của du khách trong và ngoài nước,tỉnh đã quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, dịch vụlưu trú, hệ thống cảng biển phục vụ nhu cầu tham quan của du khách… Trongđó, việc xây dựng và quy hoạch các cảng tàu du lịch, đặc biệt là tại khu vựcthành phố Hạ Long, nơi thu hút khách du lịch tham quan nhiều nhất đượcthực hiện cẩn thận, đúng theo quy hoạch Theo đó, cảng tàu khách quốc tếTuần Châu mới (Cảng 2) thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Âu Lạc (Tập

Trang 11

đoàn Tuần Châu) được xây dựng từ năm 2012, đưa vào sử dụng từ năm 2015,nay đã được quy hoạch trở thành cảng tàu chính của thành phố có nhiệm vụđưa đón khách tham quan VHL, thay thế hoàn toàn cho Cảng tàu khách quốctế Bãi Cháy từ ngày 1/1/2016 (bị đưa ra khỏi quy hoạch hệ thống cảng, bếntàu phục vụ nhu cầu tham quan VHL, vịnh Bái Tử Long) Từ khi được đưavào sử dụng đến nay thì hàng ngày, cảng tiếp nhận và phục vụ số lượng kháchđến làm thủ tục tham quan, mua vé thăm VHL là khá cao, đặc biệt là vào mùadu lịch Kéo theo đó là số lượt tàu thuyền neo đậu, di chuyển trên vịnh cũngtăng theo Điều này gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước biển do do tràn dầutừ các hoạt động của tàu thuyền trên biển tại khu vực neo đậu tại cảng là rấtcó khả năng xảy ra Theo Báo cáo quan trắc môi trường nước biển năm 2016của Sở Tài nguyên môi trường, khu vực ven bờ VHL có chỉ số dầu mỡkhoáng, kim loại nặng, ô nhiễm từ nước thải cao gấp nhiều lần cho phép.

Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm tràn dầu là một lĩnh vực mới vàphức tạp, đòi hỏi người làm công tác này phải có hiểu biết nhất định và kinhnghiệm thực tiễn cao Ngoài ra, việc thiếu các quy định liên quan cụ thể khiếncác cơ quan quản lý và cán bộ quản lý lúng túng trong công tác kiểm tra, giámsát việc thực hiện đúng yêu cầu kiểm soát ô nhiễm dầu tràn tại cảng TuầnChâu, cũng như các cảng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, việc “Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tràn dầu từ các hoạt độngdu lịch tại cảng tàu du lịch Tuần Châu và đề xuất các giải pháp kiểm soát”

là rất cần thiết nhằm đưa ra được các giải pháp tăng cường quản lý, kiểm soátSCTD, bảo vệ môi trường biển VHL, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội biển,đảo một cách bền vững, góp phần thực thi các cam kết quốc tế của Việt Namđể bảo vệ môi trường biển.

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá được các nguy cơ tràn dầu từ hoạt động du lịch tại cảng tàu dulịch quốc tế Tuần Châu từ đó chỉ ra sự ảnh hưởng của nó đến môi trườngnước ven biển tại thành phố Hạ Long.

3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung vào một số nội dung chínhnhư sau:

-Nghiên cứu tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hộicủa đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

-Trình bày đặc điểm tính chất lý hóa của dầu và tác động của dầu trànđến môi trường biển VHL.

-Tình hình ô nhiễm dầu mỡ tại một số bến cảng trong khu vực.

-Trình bày nguy cơ xảy ra SCTD tại cảng tàu du lịch Tuần Châu.

Trang 13

- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao vềnhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóadân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nướcngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vựckinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ mộtngành kinh tế.

1.1.2 Khái niệm sự cố môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam thì: Sự cố môi trường là các taibiến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổibất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng".

1.1.3 Khái niệm sự cố tràn dầu

Theo Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ban hành ngày 12/5/2005 củaThủ tướng Chính phủ hướng dẫn cụ thể và chi tiết về tổ chức và qui chế hoạtđộng ứng phó với SCTD thì:

Trang 14

“SCTD là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau thoát rangoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gâyra không kiểm soát được”.

Trong đó “dầu và các sản phẩm của dầu” bao gồm:

- Dầu thô: là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến.

- Dầu thành phẩm: là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hoả,dầu máy bay, dầu dieseel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảoquản, làm mát khác.

Các loại khác: dầu thải từ hoạt động của tàu biển, tàu sông, của các côngtrình nổi hoặc từ súc rửa, sửa chữa tàu.

1.1.4 Phân loại sự cố tràn dầu

* Phân loại SCTD theo nơi tiếp nhận dầu tràn [2]: - Tràn dầu trên đất liền:

+ Rạn nứt các thể tích các ống dẫn dầu: có thế do động đất, các mối hànkhông đảm bảo chất lượng nên xảy ra trường hợp rạn nứt mối hàn… khiếndầu bị tràn ra môi trường.

+ Do phụt bể chứa: Các bể chứa chỉ có một thể tích nhất định, khi lượngdầu được xả vào bể quá mức sẽ gây ra hiện tưỡng tràn hoặc do sự thay đổithời tiết làm cho thể tích dầu tăng lên cũng là nguyên nhân làm dầu từ các bểchứ trào ra.

+ Rò rỉ từ quá trình tinh chế, lọc dầu.

+ Rò rỉ từ quá trình khai thác, thăm dò trên đất liền.- Tràn dầu trên biển:

+ Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh: Các tàuthuyền đều sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu do đó khi các bình chứ dầu củathuyền không đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển.

+ Rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa: Công tácxây dựng không đảm bảo làm cho dầu từ các giếng này đi ra môi trường.

Trang 15

+ Các SCTD do tàu và xà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm: Đây lànguyên nhân rất nguy hiển không những tổn thất về mặt kinh tế, môi trườngmà còn đe dọa tới tính mạng con người.

- Tràn dầu trên sông:

+ Dầu rò rỉ từ các bình chứa nhiên liệu của các tàu thuyền hoạt động trênsông.

+ Các SCTD do tàu và sà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm.* Phân loại SCTD theo nguồn gốc dầu tràn:

- Do chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển - Dầu từ các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy - Dầu từ khí quyển.

- Dầu nhớt (dính) nặng như: Dầu nhiên liệu dư (có hàm lượng asphal từtrung bình tới nặng).

- Dầu không bay hơi như: Dầu thô nặng.- Dầu nặng như: Dầu thô, dầu nhiên liệu nặng.

* Phân loại SCTD theo độc tố trong thành phần hóa học của dầu:

Dầu mỏ là những hidrocacbon, có thành phần cơ bản là C và H Từthành phần dầu đến thành phần khí, hàm lượng H tăng dần Tỷ lệ C/H đượcxem là một chỉ tiêu đặc trưng về thành phần dầu thô, vì tỷ lệ này tăng theo tỷtrọng dầu Ngoài hidrocacbon, trong dầu thô còn thường xuyên có các nguyêntố N, O, S và một số kim loại khác ở dạng vi lượng Bốn tổ phần hidrocacbon

Trang 16

cơ bản trong thành phần dầu thô là: parafin, naften, hợp chất thơm (aromatic)và acetylen, ngoài ra còn có resin.

1.1.5 Khái niệm ứng phó sự cố tràn dầu

Là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị nhằm xử lý kịpthời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.

1.1.6 Khái niệm khu vực nhạy cảm

Có nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về khu vực nhạy cảm hayvùng nhạy cảm môi trường Theo Lương Văn Đức (Tiếp cận nghiên cứu vùngnhạy cảm môi trường phục vụ công tác quy hoạch và đánh giá môi trường) cóthể hiểu vùng nhạy cảm dưới cách nhìn sinh thái học là một vùng địa lý nhấtđịnh, thực hiện chức năng quan trọng trong hệ sinh thái, bao gồm nhiều thànhphần cấu tạo theo cấu trúc đứng và cấu trúc ngang mà sự thay đổi của mỗithành phần trong đó có các tác động đủ lớn từ bên ngoài sẽ dẫn đến sự thayđổi của cả hệ sinh thái.

1.1.7 Khái niệm bản đồ nhạy cảm do tràn dầu

Bản đồ nhạy cảm môi trường do tràn dầu là bản đồ thể hiện mức độ nhạycảm của đường bờ và các nguồn tài nguyên (sinh vật và con người sử dụng)có trong vùng lập bản đồ đối với tác động của dầu tràn Bản đồ nhạy cảm tràndầu là một công cụ không thể thiếu được để phục vụ xây dựng kế hoạch ứngphó sự cố tran dầu Mức độ nhạy cảm trên các bản đồ nhạy cảm môi trườngcho biết tầm quan trọng của các khu vực khác nhau và sự cần thiết phải ưutiên ứng cứu những khu vực có độ nhạy cảm cao.

1.1.8 Khái niệm nước la canh

Nước la canh là hỗn hợp gồm nhiều chất Các chất đó bao gồm: nướcngọt, nước biển, dầu, bùn, hóa chất

Trang 17

1.2 Tác động của sự cố tràn dầu đến môi trường biển

Những SCTD luôn gây những tác động tiêu cực không chỉ đến hệ sinhthái môi trường biển mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển ven bờnhư đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch…

SCTD tác động lên hệ sinh thái biển ở những khía cạnh sau:- Gây nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ

- Gây độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái

Ngoài ra, dầu tràn khi trôi theo dòng chảy mặt, dòng triều, sóng, gió, sẽdạt vào vùng ven bờ, bám vào đất đá, bờ đảo, gây ô nhiễm không khí, ảnhhưởng không chỉ đến doanh thu du lịch mà còn ảnh hưởng đến nguồn lợi thủysản, giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

1.3 Đặc điểm tính chất lý hóa của các loại dầu

1.3.1 Dầu thô

Mỗi loại dầu thô đều có các đặc tính riêng của nó, trong đó sự khác biệtchủ yếu là về thành phần hydrocacbon, các phân tử lớn bao gồm N, O và S.Hàm lượng nhựa, tính chất keo và đàn hồi khác nhau cũng cho chất lượng dầuthô khác nhau [2].

Thường dầu thô được chia thành các loại: dầu nhẹ, trung bình và nặng.Sự phân loại này thường đề cập đến yếu tố bay hơi, không quan tâm đến khảnăng phân tán và sự chuyển thể sang dạng nhũ tương hay mức độ hoà tantrong nước.

Dầu thô Việt Nam có nhiệt độ chảy cao (khoảng 30ºC) và hàm lượng sáp(paraphin) cũng cao nên khi tiếp xúc với môi trường biển có nhiệt độ thấp hơnnhiệt độ chảy dầu dễ có khuynh hướng đông rắn lại Điều này làm cho quátrình lan truyền dầu chậm hơn, nhưng đồng thời cũng cản trở với việc sử dụngchất phân tán

Trang 18

Dầu thô ít được vận chuyển trong vùng biển Quảng Ninh (theo số liệuCông ty xăng dầu B12).

1.3.2 Dầu nhiên liệu

Cũng có sự khác biệt lớn giữa các loại dầu nhiện liệu, nhưng đễ xử lý.Dầu nhiên liệu gồm dầu nhiên liệu nặng (HFO), dầu khí (GO) và loại dầutrung gian giữa hai loại dầu nhiên liệu nặng và dầu khí hay còn gọi là hỗn hợpdầu HFO và GO.

Nhìn chung, dầu HFO còn chứa một phần dư của dầu thô đã được lọc(các phân tử lớn và nặng), trong khi đó, dầu GO là sản phẩm đã qua tinh chếtương đối nhẹ.

Nhiên liệu đang được dùng tại các dàn khoan, kho nổi và tàu cung cấpnhiên liệu chính thường là DO và FO.

1.3.3 Dầu Diesel (DO)

Là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phầnchưng cất từ giữa dầu hoả và dầu bôi trơn Chúng thường có nhiệt độ bốc hơitừ 175 đến 3700C Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 3150Cđến 4250C.

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chất lượng dầu Diesel

Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel

Loại nhiên liệuDieselDO

Thành phần chưng cất, t0C50% được chưng cất ở 90% được chưng cất ở

2800C3700CĐộ nhớt động học ở 200C (đơn vị cSt: xenti-Stock) 1.8- 1.8-5.0

Trang 19

Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel

Loại nhiên liệuDieselDO

Nguồn: Báo cáo tổng kết dự án tràn dầu Quảng Ninh

1.3.4 Dầu Fuel (FO)

Trang 20

nghiệp Hiện nay, được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phảnlực.

1.3.6 Xăng

Là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ, nhiệt sôi trong khoảng30-2500C Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đáphiến nhiên liệu Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chếhoà khí có bộ đánh lửa và dùng làm dung môi công nghiệp.

1.4 Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu trên thế giới

Trên thế giới, hàng ngày, hàng giờ đều xảy ra những SCTD với mức độtừ vừa đến nghiêm trọng Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng về môitrường, kinh tế, xã hội của SCTD Chính vì vậy, việc đánh giá nguy cơ tràndầu từ các hoạt động trên biển giúp nhà quản lý xây dựng lực lượng, chuẩn bịcác trang thiết bị, nguồn lực tài chính và các cơ chế chỉ huy phối hợp cần thiếtđể có thể kiểm soát được vấn đề này cũng như tổ chức ứng phó SCTD mộtcách hiệu quả [2].

Việc nghiên cứu đánh giá nguy cơ tràn dầu đã được thực hiện tại nhiềunơi trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia có những quy định nghiêm khắcvề bảo vệ môi trường Kế hoạch ứng phó SCTD theo vùng địa lý (GRP -Geographic Response Plan) đã được Bradford Benggio, chuyên gia của Cơquan Quản lý Hải dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA) Benggio khởi xướngphương pháp GRP vào đầu thập niên 1990 và từ đó đến nay đã áp dụng thànhcông ở Hoa Kỳ, các nước trong Cộng đồng châu Âu và nhiều nước khác.

Dầu tràn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường Vùngnhạy cảm môi trường là một vùng địa lý có ý nghĩa quan trọng với công tácbảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; các hoạt động sống, sản xuất của conngười có các đặc điểm tự nhiên (địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng,thủy văn, hải văn…) cũng như chất lượng môi trường đặc biệt, không ổn định,

Trang 21

dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu khi có sự tác động của con người hayđang ở mức nguy hiểm đối với mục đích sử dụng của con người” (entec,2001) Theo IMO (2009), các vùng biển đặc biệt nhạy cảm với dầu tràn là cácvùng biển có môi trường (đặc biệt là hệ sinh thái biển), các giá trị kinh tế, xãhội, văn hoá, khoa học, giáo dục dễ bị tổn thương do SCTD.

Một trong số các công cụ cần thiết để xây dựng kế hoạch ứng phó SCTDlà bản đồ nhạy cảm môi trường Cục Khí tượng và Đại dương Hoa Kỳ(NOAA) xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường lần đầu tiên vào năm 1979.Các bản đồ đầu tiên được vẽ bằng tay, dùng bút màu để tô lên các bản đồ nềnnhững khu vực có các giá trị về hệ sinh thái, kinh tế - xã hội có khả năng bịtổn thương do SCTD Bản đồ nhạy cảm môi trường cho biết những khu vựccó độ nhạy cảm môi trường cao, cho phép xác định những khu vực cần ưutiên bảo vệ và xây dựng chiến lược bảo vệ Cho tới nay, bản đồ nhạy cảm môitrường được xây dựng bằng công nghệ GIS và là một bộ phận không thể thiếuđược để xây dựng kế hoạch ứng phó SCTD.

1.5 Những nghiên cứu về sự cố tràn dầu tại Việt Nam

Theo Báo cáo Nghiên cứu xây dựng và cập nhật Kế hoạch ứng phóSCTD, bản đồ nhạy cảm đường bờ cho tỉnh Quảng Ninh do Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Quảng Ninh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, ViệnNghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, BộTài nguyên và Môi trường thực hiện đã tổng kết một số hoạt động nghiên cứu,đề tài khoa học liên quan đến SCTD, có thể kể đến như:

Đề tài KHCN-07.06 “Nghiên cứu biến động môi trường do hoạt độngkinh tế và quá trình đô thị hoá gây ra, các biện pháp kiểm soát và làm sạch,đảm bảo phát triển bền vững vùng Hạ Long – Quảng Ninh – Hải Phòng”(Đặng Trung Thuận, 1998); Nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước nhưdự án cấp nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long (1995); Nghiên cứu

Trang 22

liên quan đến hệ sinh thái (Vũ Trung Tạng, 1994); Nghiên cứu liên quan đếnsa bồi bùn cát (Nguyễn Văn Cư, 1996); Nghiên cứu về quản lý môi trườngVHL (JICA, 1999) ; Dự án phát triển năng lực quản lý ô nhiễm biển ở ViệtNam – pha 1 cho vùng VHL do SIDA/SAREC tài trợ; Chương trình Quản lýmôi trường bờ biển vùng VHL do ADB tài trợ; Nghiên cứu liên quan đếnkinh tế-sinh thái và bảo vệ chủ quyền hệ thống đảo ven bờ (KĐL-CIS-01, LêĐức Tố 2001, một số công trình nghiên cứu về biển tại Quảng Ninh như nghiêncứu về VHL – Bái Tử Long trong đề tài KC09 Từ các nghiên cứu điều tranày đã tạo ra được một nguồn cơ sở dữ liệu đáng kể, góp phần hữu ích chocông tác ứng phó SCTD của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua Bên cạnhđó, đã có nhiều dự án liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch ứng phóSCTD cũng như thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ như:

- Tổng công ty Dầu khí đã ban hành “Hướng dẫn quan trắc môi trườngbiển khu vực lân cận các công trình dầu khí ngoài khơi Việt Nam” “Kế hoạchứng phó SCTD” cũng đã được ra đời (ban hành ngày 05/03/2001) nhằm mụcđích ứng cứu nhanh và có hiệu quả SCTD trong ngành Dầu khí Hiện Tổngcông ty đang hoàn thiện hướng dẫn lập báo cáo công tác an toàn và bảo vệmôi trường trong các hoạt động dầu khí Các văn bản hướng dẫn về sử dụngvà thải hoá chất, quan trắc môi trường các công trình dầu khí trên đất liền,kiểm toán môi trường trong hoạt động dầu khí và làm sạch bãi biển trong ứngcứu tràn dầu ở Việt Nam đang được soạn thảo với sự giúp đỡ của Cục Kiểmsoát ô nhiễm Na Uy.

- Nguyễn Thế Tiến; Phùng Chí Sỹ (2004) đã Nghiên cứu đề xuất phươngán tổ chức, biên chế, trang bị và lập kế hoạch ứng phó SCTD tại vùng biểnmiền Trung.

- Một số địa phương khác như tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành quyếtđịnh số 7040/UBND về việc “Phê duyệt Kế hoạch ứng phó SCTD của tỉnh

Trang 23

Khánh Hoà” nhằm ứng cứu nhanh chóng trong trường hợp các khu vực cảngbiển, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu có tiểm ẩn nguy cơ tràn dầu như:Cảng Nha Trang, Cảng Bả Ngòi (Cam Ranh), Cảng xăng dầu Vĩnh Nguyên,Nha Trang và Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin xảy ra sự cố.

- Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai và Sở Tài nguyên - Môitrường TP.HCM đã ký kết chương trình hợp tác bảo vệ môi trường giữa haiđịa phương giai đoạn 2004 - 2010 Trong đó, giai đoạn 2004 - 2005 hai bên sẽphối hợp xúc tiến thành lập dự án bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai và sôngSài Gòn; lập kế hoạch ứng phó SCTD trên các đoạn sông giáp ranh.

- Dự án xây dựng bản đồ nhạy cảm đã được thực hiện trong năm 1995 với sự tài trợ của Chính phủ Thụy Điển Bộ KHCN&MT phối hợp vớiTrung tâm viễn thám (tổng cục Địa chính) và tập đoàn TRIMAR đã sử dụngcác ảnh vệ tinh SPOT để thành lập bản đồ nhạy cảm dầu tràn tỷ lệ 1/100.000cho toàn bộ dải ven biển Việt Nam Đây là một ứng dụng đầu tiên của côngnghệ viễn thám trong lĩnh vực theo dõi, giám sát và đề phòng các sự cố tronghoạt động khai thác dầu khí ở Việt Nam Thông qua dự án này, lần đầu tiên ởViệt Nam có được bộ bản đồ nhạy cảm môi trường đối với sự cố dầu tràn ởvùng ven biển Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu và phương pháp nghiên cứu,các kết quả của dự án này mới chỉ ở mức định tính, chưa cung cấp được cácsố liệu chi tiết phục vụ ứng phó SCTD Hơn nữa, vì dự án được tiến hành đãquá lâu, các số liệu, tài liệu do dự án đã quá cũ nên không thể sử dụng đượccho thời điểm hiện tại.

1994 Dự án “ứng dụng công nghệ viễn thám để quản lý dải ven biển” doTrung tâm Viễn thám (Tổng cục Địa chính cũ) thực hiện từ tháng 02 năm2000 đến tháng 06 năm 2002 hành lập bộ bản đồ chuyên đề phục vụ công tácquản lý dải ven biển tại 3 vùng: Vùng 1 (vùng miền Bắc) bao gồm dải venbiển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình Vùng 2

Trang 24

(vùng miền Trung) bao gồm dải ven biển tỉnh Quảng Trị Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Vùng 3 (vùng miền Nam) bao gồm dải ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu- TP.Hồ Chí Minh - Tiền Giang và Trà Vinh - Sóc Trăng - Quảng Ninh Bảnđồ được thành lập ở tỷ lệ 1:1.000.00 trong hệ quy chiếu HN - 72, với 9 chủ đềlà địa lý chung, hiện trạng sử dụng đất, đô thị hoá và cơ sở hạ tầng, đất ngậpnước, rừng ngập mặn và rừng tràm, bồi tụ - xói lở dải ven biển, ngập lụt, sinhthái dải ven bờ và nhạy cảm môi trường.

-Một số chương trình số mô phỏng sự lan truyền của vệt dầu trên biển(OST) đã được áp dụng để tính toán dầu tràn với nhiều mục đích khác nhaunhư dự báo khả năng lan truyền vệt dầu ở các vùng biển Bắc, Trung và Nambộ, tính toán phạm vi lan truyền của dầu trong khu vực cảng Hải Phòng, tínhtoán các kịch bản tràn dầu qua cho các khu vực đang được quan tâm nhưVHL (2004), Vịnh Đà Nẵng (2005), Vịnh Vân Phong (2007) (Vũ Thanh Cavà nnk, 2007; Nguyễn Hữu Nhân, 2008).

Trang 25

1.6 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.6.1 Vị trí địa lý, đặc trưng về địa hình địa mạo và địa chất môi trường

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

VHL thuộc tỉnh Quảng Ninh và nằm ở Đông Bắc Việt Nam, phía tây củavịnh là đất liền, có nhiều đồi núi và là nơi phát triển đô thị, dân cư phân bố tậptrung Phía đông giáp biển nhưng lại bị ngăn cách bởi các đảo và núi đá kéodài theo hướng song song với bờ VHL là vịnh nửa kín được bao quanh bởihàng ngàn hòn đảo (khoảng hưn 1000 đảo) lớn nhỏ Do vậy, việc trao đổinước và phân tán chất bẩn với biển Đông rất khó khăn Vịnh có độ sâu nhỏ,bình quân 5-7m, có chỗ sâu trên 10m VHL đã được UNESCO công nhận làdi sản thiên nhiên thế giới và di sản địa chất thế giới.

Trang 26

Hình 1.2 Bản đồ đảo Tuần Châu nhìn từ vệ tinh

Tuần Châu là một phường của thành phố Hạ Long, nằm phía nam CửaLục, cách bờ phía Bãi Cháy nơi gần nhất khoảng 2km Phường Tuần Châu códiện tích đất liền rộng 405.2 ha Nằm trong vùng nước của VHL nhưng đảoTuần Châu không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Di sản thiên nhiênthế giới Nơi gần nhất của đảo cách ranh giới Khu Di sản về phía hang ĐầuGỗ khoảng 2km Bề mặt địa hình trên đảo không bằng phẳng do sự hiện diệncủa các đồi thấp, thoải bị bào mòn (đỉnh cao nhất khoảng 70m) bao quanh cácthung lũng hẹp (thung lũng rộng nhất khoảng 50 ha) Quanh đảo là các bãitriều với các thành tạo sét bột có lẫn cát Bãi triều rộng khá bằng phẳng, độdốc nhỏ được phân bố ở phía tây và phía bắc đảo, còn phía đông- đông nambãi triều hẹp và khá dốc.

Khu du lịch đảo Tuần Châu có diện tích 600 ha, trong đó 250 ha đấtngập nước (được UBND tỉnh Quảng Ninh duyệt cấp theo cơ chế dùng quỹ đấttạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng bằng Quyết định 2764/QĐ-UB, 01/11/1999 vềviệc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị du lịch đảo TuầnChâu thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của công ty TNHH Âu Lạc, và

Trang 27

Quyết định số 1737QĐ- UB ngày 5/6/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh vềviệc giao đất thanh toán đợt 2 cho Công ty TNHH Âu Lạc tại xã Tuần Châu,thành phố Hạ Long

Khu vực nghiên cứu thuộc phức nếp lồi Quảng Ninh có lịch sử phát triểnlâu dài và phức tạp Phức nếp lồi này có phương kiến trúc á vĩ tuyến (ở đoạngiữa), đầu phía tây chìm xuống trũng sông Hồng và đầu phía đông chuyểnsang hướng đông bắc, kéo dài sang Trung Quốc Trong phạm vi phức nếp lồiQuảng Ninh, phát triển các hệ đứt gãy hình cung phương á vĩ tuyến và các đứtgãy phương TB-ĐN Hai hệ thống này quy định đặc điểm, kiến trúc khối tảngcủa vùng và quy định đặc điểm hình thái, sự phân bố các đảo trong vùng.Trong đới phức nếp lồi Quảng Ninh đã phát triển các địa hào Hòn Gai tuổiTrias, địa hào Hà Cối tuổi Jura bồn trũng Neogen.

1.6.2 Đặc điểm khí tượng

Điều kiện khí hậu, không chỉ quy định khả năng phong hóa của cácthành tạo địa chất, quá trình lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trườngkhông khí mà còn là những nhân tố để các nhà đầu tư xác định quy mô đầu tưvà thời gian khai thác Các số liệu trong bài về đặc điểm khí tượng hầu hếtđược thu thập từ trạm khí tượng thủy văn Bãi Cháy.

1.6.2.1 Điều kiện hoàn lưu

Khối không khí cực đới lục địa châu Á với front lạnh, đường đứt, lưỡihay rìa áp cao lạnh hoạt động mạnh vào mùa đông Khối không khí nhiệt đớiẤn Độ Dương với rãnh thấp hay rìa áp thấp Âu- Miên chủ yếu hoạt độngtrong mùa hạ Khối không khí nhiệt đới xích đạo Thái Bình Dương với áp caohay lưới áp cao Thái Bình Dương, dải hội tụ, xoáy áp thấp hay bão, hoạtđộng hầu như quanh năm, nhưng mạnh nhất trong mùa hè Cường độ và phạmvi hoạt động của các khối không khí trên thay đổi theo mùa Đó là nguyênnhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu qua các thời kỳ trong năm thể hiện quacác yếu tố khí tượng.

Trang 28

1.6.2.2 Điều kiện bức xạ

Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi giữa chí tuyến bắc và xích đạo Cóhai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ nhất vào cuối tháng 5 (Hòn Gai25/5), lần thứ hai vào đầu tháng 7 (Hòn Gai 6/7) Ở đây, quanh năm độ caomặt trời lớn, thời gian chiếu sáng dài Lượng bức xạ lý tưởng của vùng nghiêncứu rất lớn.

Bảng 1.2: Lượng bức xạ lý tưởng tháng, năm (Kcal/cm2)

Gai 12.4 15.0 18.6 22.8 24.3 24.9 25.2 22.8 19.1 16.5 13.6 11.7 235.5

Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)

Trong thực tế, bầu trời không phải lúc nào cũng quang đãng mà ít nhiềucó mây che phủ, nên lượng bức xạ thực tế thường chỉ bằng 50% lượng bức xạlý tưởng (Bảng 2) Trong các tháng mùa hạ vùng này đều có lượng bức xạthực tế trên 10 Kcal/cm2 Các tháng mùa đông đều dưới 10 Kcal/cm2/tháng.Điều đặc biệt ở khu vực này là tháng có độ cao mặt trời thấp nhất, thời gianchiếu sáng ngắn nhất như tháng 12, tháng 1 lại có lượng bức xạ cao hơn tháng2, nguyên nhân là do vào tháng 2 độ cao mặt trời còn thấp lượng mưa lạinhiều hơn nữa vào kỳ này thường xuất hiện mưa phùn liên tục nên tia xạ chỉnhiều hơn bức xạ chút ít.

Bảng 1.3: Lượng bức xạ thực tế tháng, năm (Kcal/cm2)

Trang 29

1.6.2.3 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình năm vùng nghiên cứu khoảng 200C Nêncoi mùa nóng là thời kỳ có nhiệt độ trung bình trên 250C, mùa lạnh là thời kỳcó nhiệt độ trung bình dưới 200C, còn các mùa chuyển tiếp là thời kỳ có nhiệtđộ trung bình 20-250C thì ở đây mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đầu tháng 5 vàkết thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và bắt đầuvào cuối tháng 3 Tháng lạnh nhất là tháng 1 (nhiệt độ thấp nhất xuống dưới50c), tháng nóng nhất là tháng 7 (nhiệt độ ca nhất tới trên 400C) Biên độ nhiệtnăm khoảng 12-130C.

Bảng 1.4: Biên độ không khí trung bình tháng, năm (0

Gai 13.5 14.2 17.0 20.4 23.9 25.3 25.6 24.9 23.7 21.3 18.1 14.7 20.2

Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)

Biến trình ngày của nhiệt độ trong các mùa theo một quy luật: từ sángsớm nhiệt độ bắt đầu tăng, từ quá trình nhiệt độ bắt đầu giảm, thời gian cónhiệt độ thấp nhất thường vào khoảng 4-6h, cao nhất vào khoảng 12-16h.Biên độ ngày lớn nhất vào mùa thu.

Đầu mùa đông, đây là thời gian ít mây nhất trong năm; nhiệt độ nhỏ nhấtvào cuối mùa đông, đầu mùa xuân ứng với thời kỳ mưa phùn nhiều và ẩmướt Vào những ngày trời quang mây biên độ có khi vượt quá 180C, cònnhững ngày nhiều mây biên độ không đến 10C.

1.6.2.4 Mưa

Lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mm, là một trong những trungtâm mưa lớn của miền Bắc Việt Nam Lượng mưa trung bình năm giảm từbắc xuống nam và từ bờ ra khơi Lượng mưa trong năm tập trung vào mùa

Trang 30

mưa, 5 tháng trong mùa này (tháng 5- tháng 9) chiếm 75-85% lượng mưanăm Còn 5 tháng mùa khô (tháng 11- tháng 3) chỉ chiếm khoảng 10%.Lượng mưa các tháng chuyển tiếp (tháng 4 - tháng 10) chiếm khoảng 5-15%lượng mưa năm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8, thườngtrùng với mùa bão hoạt động ở Bắc Bộ Lượng mưa lớn nhất trong 1 ngày ởđây đạt tới 480 mm, những ngày mưa lớn xảy ra khi chịu ảnh hưởng của bão,áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới.

Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)

Bảng 1.6: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%)

ThángTrạm

Trang 31

Tốc độ gió trung bình khoảng 2.5-3m/s, cực đại khoảng 20m/s Trongcác đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, tốc độ gió có thể lên tới 24m/s Mùa hè cógió mùa Tây Nam, thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành lànam, tây nam và đông nam: tốc độ gió trung bình 2.5-3m/s Tốc độ gió cựcđại khoảng 20m/s Đây là thời kỳ bão mạnh nên tốc độ gió cực đại khi có bãocó thể lên tới 40-45m/s hoặc hơn nữa Hàng năm khu vực nghiên cứu thườngchịu ảnh hưởng 3 đến 4 cơn bão, mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10,thường tập trung vào tháng 7 và tháng 8 Các đợt gió mùa Đông Bắc thườngổn đinh và kéo dài hơn các đợt gió mùa đông nam

Bảng 1.7: Tốc độ gió trung bình tháng, năm

Gai 2.9 2.6 2.1 2.4 3.1 3.4 3.0 3.4 3.5 3.3 3.1 3.0 3.0

Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)

Bảng 1.8: Tần suất các hướng gió có thành phần Nam và Bắc (%)

Nguồn: Trạm KTTV Bãi Cháy (2012)

Trang 32

1.6.3 Đặc điểm khí tượng

1.6.3.1 Nhiệt độ nước biển

Nền nhiệt của nước biển vùng nghiên cứu thuộc loại trung bình thấp sovới cả dải ven biển Việt Nam Vào mùa hè, nhiệt độ nước bình quân thấp hơnnhiệt độ không khí 1-20C, nhiệt độ trung bình 27-280C Vào mùa đông nhiệtđộ nước bình quân cao hơn nhiệt độ không khí 2-30C, có giá trị khoảng 22-240C Biến trình nhiệt năm của nhiệt độ trung bình có một cực tiểu vào tháng2 và một cực đại vào tháng 7.

1.6.3.2 Độ mặn nước biển

Vào mùa đông, khu vực nghiên cứu có độ mặn trung bình tương đốiđồng nhất 28 - 32‰ Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đông vàdao động trong khoảng 25 -27‰ Biến trình năm của độ mặn trung bình có 1cực đại vào tháng 3 và một cực tiểu vào tháng 8 Riêng khu vực của sông doảnh hưởng của nước sông nên mùa mưa độ mặn trung bình giảm xuống 20‰,thậm chí dưới 10‰, giữa tầng mặt và tầng đáy cửa sông có thể chênh lệch tới3 - 7‰ thường hình thành một lưỡi nước nhạt lan ra biển với một phạm vinhất định.

1.6.3.3 Chế độ sóng biển

Chế độ sóng trung vùng biển nghiên cứu phụ thuộc vào chế độ gió Dovậy, vào mùa đông ở khu vực ngoài VHL sóng biển có hướng thịnh hành làđông bắc và đông, độ cao trung bình 0,7 - 1m, độ cao cực đại 2,3 - 2,8m Vàomùa hè (tháng 5-tháng 9) hướng sóng thịnh hành là dòng nam và nam, độ caotrung bình 0,7 - 0,9m, độ cao cực đại 3,5 - 4,5m Trong những cơn bão mạnh,độ cao sóng có thể tới 5 - 6m Tuy nhiên, phía trong VHL có độ cao sóngkhông lớn, với tốc độ gió trung bình 3 - 4m/s, độ cao sóng trung bình thườngchỉ đạt 0,2 - 0,3m.

Trang 33

1.6.3.4 Chế độ thủy triều

Vùng nghiên cứu thuộc vùng phát triển đều của vịnh Bắc Bộ Độ lớntriều thuộc loại lớn nhất trong dải ven biển nước ta, trung bình khoảng trêndưới 3 - 4m vào kỳ triều cường Kỳ nước cũng thường xảy ra 2 - 3 ngày saungày mặt trăng có độ lệch xích vĩ lớn nhất, mực nước xuống nhanh có thể tới0,5m trong một giờ Nước kém thường xảy ra 2 - 3 ngày sau ngày mặt trăngđi qua mặt phẳng xích đạo, mực nước lên xuống ít, có lúc gần như đứng.Hàng tháng có 26 - 28 ngày là nhật triều, tức là trong ngay có 1 lần nước lên,1 lần nước xuống

1.6.3.5 Chế độ dòng chảy

Dòng chảy vùng nghiên cứu là dòng chảy tổng hợp, bao gồm: dòng triều,dòng chảy gió và ở vùng cửa sông còn có dòng chảy sông Sông ở vùng củasông, ven bờ ven đảo dòng triều luôn luôn áp đảo, elip dòng triều thường địnhhướng theo lạch sông hoặc hướng đường bờ và có dòng thuận nghịch.

Dòng chảy ổn định ở vùng ven bờ có hướng đông bắc- tây nam vào mùađông (tháng 2), tốc độ trung bình 15 - 20cm/s Dòng chảy trong VHL đã bịche chắn bởi các đảo nên có giá trị khá nhỏ, chủ yếu là dòng triều thống trị.

1.6.4 Tài nguyên thiên nhiên

1.6.4.1 Tài nguyên phi sinh vật

a Tài nguyên vị thế

Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam và là một tỉnh miền núi,biên giới, hải đảo Vị trí địa lý và nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có đã tạocho tỉnh một thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước.Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là một trong 3 tỉnh trọng điểmtrong chiến lược phát triển kinh tế Đông Bắc Bộ, Quảng Ninh có trữ lượngthan lớn nhất Việt Nam Việc khai thác than có quy mô công nghiệp được tiến

Trang 34

hành từ năm 1887 đến nay Ngoài than, Quảng Ninh có 153,032 ha rừng baogồm rừng tự nhiên (126,071 ha), rừng phòng hộ (19,891 ha), rừng đặc dụng(4,879 ha) còn lại là rừng cấm biên giới.

VHL với khoảng hơn 1000 hòn đảo, trong đó có nhiều hang động karstđẹp, thích hợp để phát triển du lịch, là nơi có nước biển trong, lại có sóng nhỏ,thuận lợi cho du lịch tắm biển, giải trí, an dưỡng Năm 1994, VHL đã đượcUNESCO công nhận là di sản địa chất Ngoài VHL và các núi đá vôi trongvịnh, ở Hạ Long có một số núi dẫn ra biển và đảo, các đảo, tạo cảnh quan hấpdẫn Khu du lịch Bãi Cháy và khu du lịch Tuần Châu là những điểm đến quenthuộc của du khách trong và ngoài nước Ngoài ra, một số công trình, khu vuichơi giải trí đã và đang hứa hẹn trở thành điểm đến mới cho du khách như:Vòng quay mặt trời và Cáp treo nữ hoàng, Cụm công trình Bảo tàng và Thưviện tỉnh, Trung tâm thương mại, mua sắm, vui chơi giải trí Marine Plaza HạLong, Công viên đại dương…

Có thể nói tiềm năng vị thế để phát triển (như xây dựng các cảng biển,khai thác khoáng sản, khai thác du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, di sản thiênnhiên, khai thác nguồn lợi biển, ) rất đa dạng và có nhiều thế mạnh mà cácnơi khác trong đới ven bờ ở Việt Nam không có được Nhưng việc khai thácnhững tiềm năng đó chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn gây suy thoái môitrường và bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi giữa các ngành khikhai thác những tiềm năng này một cách đồng thời nếu không có một chiếnlược phát triển theo quan điểm phát triển tổng hợp đới bờ.

b

Tài nguyên khoáng sản

Quảng Ninh có nguồn khoáng sản rất lớn với tổng trữ lượng than trongkhu vực là 3.6 tỷ tấn.

Đất sét được tìm thấy cục bộ tại Giếng Đáy, Kích Thơ và Làng Bang(huyện Hoành Bồ) Nguồn đất sét này là nguyên liệu để sản xuất gạch, ngói,với trữ lượng khoảng vài trăm triệu mét khối.

Trang 35

Đá vôi phân bố trên một vùng rộng lớn từ Đông Triều tới Hoành Bồ vàVHL là nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng xây dựng.

1.6.4.2 Quỹ đất

a

Khu vực đảo Tuần Châu

Đảo có diện tích 405,2 ha (chiếm 3% tổng diện tích toàn bộ phần lục địacủa thành phố Hạ Long) Trong đó:

- Đất thổ cư: 14,2 ha, chiếm 3,5%

- Đất nông nghiệp: 63,7 ha, chiếm 15,7%- Đất lâm nghiệp: 231 ha, chiếm 57%- Đất chuyên dùng: 18,6 ha, chiếm 4,6 %- Đất chưa sử dụng 77,7 ha Chiếm 19,2 %

Ngoài ra còn khoảng 320 ha đất bãi triều phân bố chủ yếu ở phía tây,phía bắc đảo có tiềm năng khai thác cho du lịch sinh thái, phát triển rừng ngậpmặn và nuôi trồng hải sản.

b

Đất ngập nước

Trong 22 loại hình đất ngập nước do Ramsar quy định thì có 6 loại đượcphát hiện ở khu vực đảo Tuần Châu Đây là vùng đất cần được bảo vệ khỏinhững nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là từ những sự cố môi trường biển như tràndầu vì chúng rất có giá trị kinh tế, giá trị cân bằng sinh thái và tăng tính hấpdẫn của khu du lịch sinh thái.

Trang 36

Bảng 1.9: Các loại cảnh quan đất ngập nước khu vực đảo Tuần Châu

Thường xuyên Không điều tiết Loại cảnh quanngập nước ven bờ

Chạy men theođường bờ quanhđảo

Có điều tiết Loại cảnh quanđất ngập nướctrồng lúa

Phân bố trongvùng đất nôngnghiệp trên đảoLoại cảnh quan

đầm nuôi thủysản

Phát triển khuvực nuôi trồngthủy sản trên đảovà ven đảo

Tạm thời Do thủy triều Loại cảnh quanbãi triều có thựcvật

Phân bố phía tâybắc đảo

Rừng ngập mặn Phát triển phíabắc và tây bắcđảo

Loại cảnh quanngập nước là bãicát, đồi cát

Phía đông đảoTuần Châu

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu du lịch Tuần Châu 2003

1.6.4.3 Tài nguyên sinh vật

Trang 37

Đảo Tuần Châu có thể coi là vùng nghèo về thực vật, không có rừng tựnhiên, hầu hết các loại cây lấy gỗ đề do trồng, chỉ có trảng cây bụi, các loài cỏmọc hoang do tái sinh tự nhiên.

Các bụi cỏ Imperata cylindrica, Leptochola chinensis, Panicummaximum, Pnaicum repens chiếm ưu thế, khoảng 80-85% các loài cỏ trênđảo Một số bụi cây rải rác như Eleocharis sp, Eriocaulon hookerianum,Scleria oryzoides, Spilanthes paniculata; một số loài trong họ Mimosoidacnhư Phyllanthus emblica, Psidium guyava, Pueraria thomson, Rhodomytrustomentosa hoặc một số cây thuộc họ Fabaceae như Melastoma candidum,Memecylon edule.

Đa số các cây thân gỗ đều được trồng trên dưới 20 năm như thông, bạchđàn, keo… Một số loài cây ăn quả như nhãn, vải, ổi, chuối

b

Rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn đảo Tuần Châu phân bố chủ yếu ở phía bắc và một ít ởphía tây đảo Ở đây có chế độ nhiệt thấp về mùa đông, đất bãi triều chưa vớithành phần cát, bột đất sét, nền đá góc lộ ra khá rộng ở bãi triều phía bắc đảo.Đây là điều bất lợi cho sự phát triển rừng ngập mặn Ở phía đông đảo gần cầutàu và nhà biểu diễn cá sấu có một mảng rừng ngập mặn ở đầu một lạch nhỏ,thành phần chủ yếu là Vẹt dù với chiều cây thân cao đạt từ 2-2.5 m.

Thành phần thực vật ngập mặn ở đảo bao gồm 14 loài, nhưng phổ biến làmắm biển và sú, chiếm đến 90- 95% thảm thực vật ngập mặn ở phía bắc đảo,hầu hết chúng là rừng tái sinh cằn cỗi, chiều cao thân cây không quá 1.3 m.Sinh khối trung bình cây ngập mặn ở đây rất thấp, thường chỉ đạt xấp xỉ10.000kg khô/ha [1]

c

Các thảm cỏ biển

Ngày đăng: 12/07/2017, 21:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] "Báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu du lịch đảo Tuần Châu,"2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Khu du lịch đảo Tuần Châu
[2] Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh, "Báo cáo hiện trạng môi trường Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015," 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môitrường Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015
[5] "Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ninh," 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ninh
[3] "Báo cáo tổng kết dự án tràn dầu tỉnh Quảng Ninh&#34 Khác
[6] "Luật Bảo vệ môi trường 2014&#34 Khác
[7] "Luật Tài nguyên biển và hải đảo 2015&#34 Khác
[8] Nguyễn Thị Thúy Nguyên, "Một số vấn đề chất lượng nước Hạ Long,&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w