1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) thế kỷ XIX (tóm tắt)

27 211 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 12,99 MB

Nội dung

Trang 1

ĐỖ HÀNG NGA

KINH TE, VAN HOA HUYEN PHO YEN (TINH THAI NGUYEN) THE KY XIX

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Mã số :62.22.03.13

TOM TAT LUAN AN TIEN SI LICH SU

HA NOI - 2017

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đàm Thị Uyên

PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh

Phản biện l: PGS.TS Phạm Xanh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - DHQGHN

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Nhật

Viện Sử học

Phản biện 3: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đằng cham luận án cấp Trường Họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hôi giờ ngày tháng năm

Có thê tìm hiệu luận án tại thư viện: - Thư viện Quộc Gia

Trang 3

1 Đỗ Hằng Nga (2012), "Kẻ sĩ" trong kết cấu cư dân làng xã truyền thông qua tự liệu hương ước huyện Phố Yên (tỉnh Thái Nguyên), Tạp chí Khoa học và

công nghệ, ISSN1859-2171, Tập 96, số 8, tr.219-224

2 Đỗ Hằng Nga (2013), Tổ chức quan phương và phi quan phương trong kết cẩu xã hội làng xã truyền thống huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), Tạp chí Khoa học và công nghệ, ISSN1859-2171, Tập 109, số 9, tr.73-78

3 Đỗ Hằng Nga (2013), Phu Binh and Pho Yen village regulation with the study on traditional villagers’ mental life, Ky yéu hi thao quéc té "Két ndi Việt Nam: thông qua đối thoại liên ngành lần thứ 5", tr.54-56

4 Đỗ Hằng Nga (2013), Thương nghiệp nông thôn trung du Bắc Bộ qua trường hợp chợ làng ở huyện Phú Bình - tỉnh Thải Nguyên, Tạp chí Khoa học

và công nghệ, ISSN1859-2171, Tập 112, số 12/1, tr.85-89

5 Đỗ Hằng Nga (2012-2013), Kinh tế - xã hội - văn hóa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thể ki XIY, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Đại học Thái

Nguyên, mã số ĐH2012 - TN0? - 03

6 Đỗ Hằng Nga (2016), Tình hình ruộng đất huyện Phổ Yên (tỉnh Thái

Nguyên) qua tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1805), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,

ISSN0866-7497, số 6 (482), tr.19-29

7 Đỗ Hằng Nga (2016), Sứ liệu về tục cúng hậu, bầu hậu ở Phô Yên (Thái

Nguyên), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ISSN1859-2171, Tập 157, số 12/2,

Trang 4

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong đời sông cộng đồng của con người, kinh tế là toàn bộ hoạt động vật

chất, còn văn hóa là toàn bộ hoạt động tinh thân Giữa văn hóa và kinh tế không

có ranh giới rõ ràng mà hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau, trong văn hóa luôn có yếu tô kinh tế, cũng như trong kinh tế luôn có yếu tô văn hóa Đây là

hai lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phổ quát, tạo nên hệ thống những giá trị mang

bản sắc của các cộng đồng cư dân lớn nhỏ khác nhau Trong bối cảnh quá trình tồn cầu hố ngày càng gia tăng, kinh tế và văn hoá được xem là hai nguồn lực

lớn nhất quy định hành vi của con người, của cộng đồng Mối quan hệ giữa

kinh tế và văn hoá được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: kinh tế phát triển là cơ sở để xây dựng và phát triển nền văn hóa, đông thời văn hoá là nền

tang tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đây sự phát triển

kinh tế - xã hội Như thế, việc nghiên cứu diện mạo kinh tế, văn hóa của quốc

gia hay từng khu vực cụ thể sẽ đem lại những hiểu biết toàn diện, góp phân kế thừa, phát huy những di sản truyền thống trong quá trình hoạch định, triển khai

các chiến lược phát triển phù hợp với quốc gia, vùng miền

Nếu lịch sử dân tộc là lịch sử chung của người Việt thì mỗi địa phương lại

có những sắc màu lịch sử - văn hóa riêng mà địa phương khác không có Đó là

một thực tế khách quan mang tính chất quy luật, phản ánh môi trường và điều kiện lịch sử cụ thể, thể hiện mối quan hệ vừa đâu tranh vừa hòa đồng với thiên

nhiên, với xã hội trên từng địa bàn lãnh thô Trên mảnh đất hình chữ S giau

truyền thông, 54 dân tộc anh em trên 63 tỉnh, thành phố đã chung sơng, đồn

kết cùng nhau đâu tranh giữ vững chủ quyên dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước Do đó, thật là thiếu sót khi tìm hiểu lịch sử dân tộc mà không thông qua

lịch sử cụ thể của từng địa phương

Phô Yên là địa phương trung du, địa đâu phía nam của tỉnh Thái Nguyên

Đây là địa bàn có “zên cảnh địa văn hóa” từ lâu đời, là một phần trong không gian Tày cô với chế độ thủ lĩnh địa phương, qua chiến lược khoan nhượng của

Trang 5

với các huyện lân cận như Vũ Nhai, Động Hỉ, Định Hóa, chịu su chi phối phố biến của địa hình núi cao, Phô Yên lại thuộc nhóm địa hình đồng băng trung du

và có cộng đồng người Kinh chiếm đa số trong kết câu cư dân Phố Yên là vùng

chân núi Là vùng năm giữa đồng bằng và miền núi với vị trí kinh tế, quốc phòng quan trọng, Phố Yên được ví như chiếc câu nối liền vùng đồng bằng châu thô - nơi có những đô thị buôn bán sâm uất, với miền núi non hiểm trở phía bắc, nơi ngã ba của con đường giao lưu với các tỉnh lân cận như Vĩnh

Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội Vị trí này khiển cho Phố Yên trở thành

vùng tiếp xúc về dân cư và kinh tế, tạo nên những biến đổi, giao thoa ngôn ngữ,

giao thoa văn hóa Tày - Kinh Tìm hiểu lịch sử của vùng đất này sẽ mang đến

một hình ảnh về sự giao lưu miễn XUÔI, miền ngược trên các mặt kinh 6, xã hội,

văn hóa

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời trung đại, thê kỷ XIX là thế kỷ của những biến động và phân hóa sâu sắc Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng

hoang tir thé ki XVIII Buéc sang thé ky XIX, tinh hình đất nước đây rẫy khó

khăn Hàng loạt thách thức đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn Các triều vua Nguyễn có nhiều cô găng trong việc ồn định tình hình đất nước sau thời kỳ nội

chiến phân liệt, có những thành tựu mở mang kinh tế và văn hóa nhưng không

thể giải quyết được xu thê khủng hoảng của chế độ phong kiến, nhất là khi làn sóng thực dân phương Tây ngày càng đến gân Có thê nói, toàn cục bức tranh

chính trị, kinh tế, xã hội của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam là đa

dạng, phức tạp, mâu thuẫn giữa cái tiễn bộ và bảo thủ, giữa cái mạnh và cái yếu, Những vấn đề đa chiều này can duoc nhìn nhận toàn diện và cụ thê dé có đánh giá khách quan Từ đó, nghiên cứu về một địa phương trong bôi cảnh

phức tạp của lịch sử dân tộc thé kỷ XIX là một việc làm cân thiết, gop phan lam

sáng tỏ các vần để của lịch sử triều Nguyễn

Trang 6

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tình hình kinh tế và văn hóa của

huyện Phố Yên ở thế kỷ XIX Đối tượng được quan tâm trên một số khía cạnh gồm những yêu tô ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Phô Yên thê kỷ XIX

(như điều kiện địa lý tự nhiên; lịch sử hành chính; diện mạo văn hóa - xã hội

trước thế kỷ XIX); chế độ sở hữu ruộng đất và tình hình kinh tế nông nghiệp,

thủ công nghiệp, thương nghiệp; bức tranh văn hóa thế kỷ XIX Đôi tượng nghiên cứu được tập trung trình bày, làm rõ ở chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án

Phạm vì nghiên cứu

Pham vi noi dung:

- Trong tinh hinh kinh té, tir han ché vé tu liéu dia ba, van dé ruộng đất được phục dựng chủ đạo ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX dưới hai triều vua

Gia Long và Minh Mệnh Diện mạo kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp va thương nghiệp được dựng nên với những đường nét khái quát và một sô dau

ân nôi bật

- Trong tình hình văn hóa, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu vào các vẫn

dé nỗi bật của diện mạo văn hóa Phô Yên thé kỷ XIX như đời sông văn hóa

vật chất, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, văn học dân gian, chứ không đi vào trình bày dàn trải tất cả các khía cạnh của nội hàm văn hóa nói

chung Thêm vào đó, đôi với một số lĩnh vực văn hóa, vì tư liệu không cho phép sự thể hiện cu thé về mặt thời gian, nên luận án dừng lại ở việc nêu

những nét nồi bật đã được định hình mang tính truyền thống tại địa phương Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn các tổng, xã, thôn của huyện Phô Yên Trong đó, ứổng là đơn vị trung gian giữa huyện va xã; dưới tông là đến xã; xẽ (trang, phường) là đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất Địa giới huyện có sự thay đổi ở nửa đâu và nửa sau thế kỷ XIX Theo sự thay đổi này, luận án tập trung nghiên cứu 6 tổng chính (Hoàng Đàm,

Thượng Vụ, Thượng Kết, Thống Thượng, Vạn Phái, Nhã Luật) với 24 xã, 1

phường và 1 trang Ngoài ra, luận án mở rộng tìm hiểu ở một số tông mà nửa

Trang 7

Khánh thì thuộc Phô Yên Đó là các tông Tiên Thù, Tiêu Lễ, Thuong Gia

Trong một số nội dung cụ thể (như sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp,

thương nghiệp hay văn hóa), luận án bước đâu tiễn hành so sánh với những

huyện khác (Tư Nông, Đại Từ, Động Hi, ) cùng thuộc về phủ Phú Binh, tỉnh Thái Nguyên

Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu về huyện Phố Yên trong thời gian thê ký XIX, là thời kỳ Việt Nam có nhiều biển động về chính trị: có

những cô găng củng có quyên lực của triều Nguyễn, có quá trình xâm lược và

đặt ách bảo hộ của thực dân Pháp

Tuy nhiên, luận án giải quyết các vẫn đề đặt ra về kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên chủ yếu dưới góc độ tác động của nhà nước quân chủ, chứ chưa quan

tâm đến tác động từ quá trình xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp Từ năm

1884, trong quá trình xúc tiễn xâm lược các tỉnh trung du và thượng du Bắc Kỳ, thực dân Pháp đánh lên Thái Nguyên Tuy nhiên, thực dân Pháp phải mất hơn 10 năm sau đó để tiễn hành quá trình bình định phong trào kháng chiến của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên mới có thê xây dựng bộ máy thống trị ở vùng này Như thê, đặt trong tổng thê thời gian nghiên cứu “thế ký XIX”, đề tài của luận án chủ yêu chịu tác động từ nhà nước quân chủ phong kiến

Mặt khác, tùy từng khía cạnh của vẫn đề nghiên cứu, do nguôn tư liệu

nhiều ít khác nhau, hoặc để đảm bảo tính hệ thông của vấn đẻ, nên luận án còn

sử dụng cả những tư liệu phản ánh nội dung lịch sử trước thé ky XIX hoặc dau thê kỷ XX

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích phục dựng bức tranh lịch sử kinh tế, văn hóa ở Phố Yên thế

kỷ XIX một cách chân thực, tồn diện và hệ thơng, đặt cơ sở cho việc làm sáng tỏ

nét đặc thù vùng miễn và làm sinh động hóa các sự kiện lịch sử dân tộc có liên quan, nhiệm vụ cụ thê của luận án được đặt ra là:

Khái quát về các yêu tô ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Phô Yên thế kỷ XIX như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và sự biến đổi địa danh địa giới của huyện qua các thời kỳ lịch sử; đặc điềm dân cư và truyền thông

Trang 8

Phản ánh khoa học, chân thực về diễn biến sở hữu ruộng dat cua huyén Phố

Yên thế ký XIX, phân tích và nhận xét về tình hình ruộng đất và các thành phân

kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) của huyện ở thời điểm này, so sánh với một số địa phương khác trong và ngoài phủ Phú Bình, trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên cùng giai đoạn lịch sử

Khôi phục lại những nét tiêu biểu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thân của cư dân Phô Yên thế ký XIX trong tổng thê diện mạo văn hóa mang tính

truyền thông ở địa phương

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguân tư liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau:

- Một số sách sử và địa chí được biên soạn dưới thời phong kiến như Đại

Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực

lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Lịch triều

hiễn chương loại chí, Đồng Khánh địa dư chí,

- Các thân tích, thần sắc lưu giữ ở các công trình tín ngưỡng tôn giáo, hương ước thê kỷ XIX và hương ước cải lương của các làng xã Phố Yên, các bản gia phả

dòng họ, các hé so di tích lịch sử văn hóa, địa chí Thái Nguyên,

- Các văn bia và minh văn tôn tại rải rác trong các làng xã Phô Yên, có

niên đại thê kỷ XIX hoặc sớm hơn

- 19 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13 đơn vị địa bạ có

niên đại Minh Mệnh 21 (1840) Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu và khôi phục bức tranh ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của các

làng xã huyện Phố Yên nia dau thé ky XIX

- Tác giả tiến hành các đợt thực địa tại huyện Phố Yên và các vùng lân

cận để quan sát địa hình, cảnh quan, đời sông văn hóa, xã hội của nhân dân địa

phương, tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa, thu thập các tư liệu truyền

miệng từ lớp người cao tuổi, Phương phúp nghiên cứu

Trang 9

tranh kinh tế, văn hóa của Phố Yên theo trình tự thời gian, không gian Phương pháp logic giúp tác giả rút ra những đánh giá về bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của những chuyển biến kinh tế - văn hóa ở Phố Yên trong bôi cảnh chung của thời phong kiến

- Trong sưu tâm tư liệu và khảo sát thực địa, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, dân tộc học thông qua việc phỏng vẫn sâu với nhiều đôi tượng và về nhiều vẫn đề khác nhau Công tác điền dã để sưu tầm tư liệu văn

học dân gian, khảo cứu các di tích, địa danh, được thực hiện trên hầu khắp

các địa bàn làng xã thuộc huyện Phố Yên

Khối lượng tư liệu đã sưu tầm được tác giả phân loại theo vẫn đề nghiên

cứu (kinh tế, chính trị, văn hóa, .) và theo loại hình tư liệu (thành văn, vật chất,

truyền miệng, ngôn ngữ, .) để có những phê phán sử liệu phù hợp Trong quá

trình này, nguồn tư liệu thành văn và tư liệu vật chất được sử dụng triệt dé sau

khi đã thâm định mức độ tin cậy (về văn bản, về nguôn gốc, xuất xứ) Các

nguồn tư liệu khác được sử dụng khi có sự xử lý, đối chiêu một cách kĩ lưỡng Đối với tư liệu địa bạ phục vụ cho việc phục dựng tình hình ruộng đất và

kinh tế nông nghiệp ở chương 3, luận án áp dụng phương pháp thống kê trong

việc xử lý 19 địa bạ lập vào năm 1805 và 13 địa bạ lập vào năm 1840 để đi sâu

nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp định lượng trong tổng hợp, phân

tích và xử lý các thông tin từ địa bạ thành hệ thông bảng biểu, kế thừa và so

sánh với kết quả nghiên cứu địa bạ của một số huyện trong phủ Phú Bình và

tỉnh Thái Nguyên

5 Đóng góp của luận án

Về mặt tư liệu, nét nỗi bật là luận án lần đầu tiên xử lý triệt để 19 địa bạ Gia Long 4 và 13 địa bạ Minh Mệnh 21 của các làng xã Phố Yên, so sánh với

các sô liệu thông kê của một sô địa phương khác trong và ngoài phủ Phú Bình, trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên cùng vào hai thời điểm 1805 và 1840 Luận án

đi sâu phân tích phân ruộng đất tư hữu trên nhiều góc độ: từ ruộng đất tư hữu ở

từng thời điểm đến sự thay đôi của ruộng đất tư hữu qua các triều vua, từ cái

nhìn tong quan đến sự sở hữu phân theo dòng họ, theo địa vị chính trị, theo giới

tính, theo nguồn géc dân cư, Căn cứ vào những số liệu cụ thể được xử lý,

Trang 10

các loại hình sở hữu ruộng đất ở Phô Yên thê kỷ XIX, làm rõ một vài van dé

lịch sử triều Nguyễn có liên quan

Về mặt nội dung, trên cơ sở khai thác tôi đa nguồn tư liệu địa phương,

luận án khôi phục một cách hệ thông và cụ thể về tình hình kinh tê, văn hóa

huyện Phô Yên thế kỷ XIX Luận án không hướng tới việc bao quát mọi khía

cạnh của vấn đề, mà đi sâu tìm hiểu về những nét cơ bản nhất, đặc trưng nhất

trong các lĩnh vực nêu trên Dưới góc độ nghiên cứu làng xã, luận án góp thêm một công trình nghiên cứu về làng xã vùng trung du nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung Từ kết quả nghiên cứu, nhìn nhận rõ hơn về những

nét chung cũng như tính đa dạng, đặc thù của làng xã Việt Nam

truyền thông Dưới góc độ nghiên cứu vùng miên, luận án góp phân vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử - văn hóa của khu vực miễn núi phía Bắc trong bối cảnh chung của lịch sử dân tộc thê kỷ XIX

Luận án là tài liệu tham khảo, cung cấp tư liệu có tính hệ thông cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm những luận chứng phục vụ công tác hoạch định và triển

khai các chính sách kinh tế - văn hóa của huyện Phô Yên (từ năm 2015 là thị

xã Phổ Yên) trên cơ sở khai thác những lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và nên tảng kinh tế - văn hóa truyền thông Từ nội dung luận án, cư dân địa phương có thê thấy được những giá trị bản sắc tốt đẹp của quê hương để tự hào, gìn giữ, phát triển; đồng thời khăc phục các hạn chế

trong đời sống hiện tại Như thế, luận án đã góp phân vào việc bảo tồn và phát

huy những giá tr văn hóa cô truyền tại địa phương

6 Bỗ cục của luận án

Ngoài phần Mở đâu (7 trang), Kết luận (5 trang), Danh mục Tài liệu tham

khảo (gồm 200 đề mục được sắp xếp theo thê loại) và Phụ lục (gồm một số bản đồ, bản sao chụp tư liệu, hình ảnh), nội dung luận án được bố cục thành 4 chương với tên chương lần lượt như sau:

Chương 1: Tổng quan về nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu (18 trang) Chương 2: Khái quát về địa bàn nghiên cứu (23 trang)

Chương 3: Kinh tế huyện Phô Yên thế kỷ XIX (57 trang)

Trang 11

CHUONG 1

TONG QUAN VE NGUON TU LIEU VA TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Téng quan nguén tw liéu

Một sô sách sử và địa chí được biên soạn dưới thời phong kiến được khai

thác và sử dụng triệt để trong giải quyết và trình bày các nội dung của luận án Các văn bia, thân tích, thân sắc, hương ước, là cơ sở cho việc tra cứu, đối sánh, xác minh những ký ức dân gian, phục dựng một số mặt đời sống kinh

tế, văn hóa của nhân dân địa phương

19 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh 21 (1840) Nội dung địa bạ tập trung vào các vân đề: xác

định địa phận làng xã (tên gọi, vị trí, giáp giới); kê khai diện tích ruộng đất của làng xã; kê khai từng thửa ruộng đất; phân xác nhận thủ tục hành chính Ngoài

ra, luận án tiên hành đôi sánh với những thông tin địa bạ của một số địa phương

trong và ngoài phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã được công bó

Các tư liệu khảo sát điền dã Nhiều đợt thực địa tại huyện Phé Yên và các

vùng lân cận được thực hiện để thu thập những thông tin về biến đổi hành

chính qua các thời kỳ của Phố Yên và các làng xã; đặc điểm địa hình, cảnh quan, đời sông kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân địa phương

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Những nghiên cứu về kinh tế - văn hóa triều Nguyễn thê kỷ XIX

Những nghiên cứu về tỉnh Thái Nguyên, phủ Phú Bình, huyện Phơ n

Ngồi sách, nhiều bài Tap chi, nhiéu Luan văn, Luận án của các tác gia di

trước cũng đề cập ít nhiều những khía cạnh khác nhau của vẫn dé 1.2.2 Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài

Trước năm 1945, tỉnh Thái Nguyên (trong đó có huyện Phô Yên) đã được một số tác giả dé cập đến qua các khảo cứu tổng hop Co thé kể đến Les Provinces đụ Tonhin: Thai Nguyên (Conrandy, 1904) cung cấp tư liệu về các

Trang 12

chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên (Alf Red Chinard, 1934) trình bày bộ

máy cai trị của Pháp, diện tích đất đai, chăn nuôi, đời sông nông dân, một số

đồn điển ở Thái Nguyên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:

1.2.3 Nhận xét

Các công trình đi trước đã giải quyết một số khía cạnh của đề tài ở mức

độ khác nhau Về kinh tế, đã làm rõ chính sách và thực trạng kinh tế Việt Nam

thế kỷ XIX Chính sách kinh tế với vùng trung du miền núi phía Bắc cũng được

trình bày hệ thông Tuy nhiên, tác động của chính sách đến các vùng địa lý cụ

thê chưa được khảo cứu triệt đề Về văn hóa, đã khảo tả nhiều mặt đời sông văn

hóa vật chất và tinh thần với không gian mở rộng trên cả tỉnh Thái Nguyên Nét

chung của văn hóa vùng (mà Phô Yên là một bộ phận) đã được làm rõ, nhưng sắc thái văn hóa của Phô Yên thì còn bỏ trông Các nghiên cứu chủ yêu xoay quanh hai phạm trù thời gian rộng lớn là truyền thông - hiện đại Chưa có công

trình nào về văn hóa Phé Yén thé ky XIX

Với đề tài này, có những vấn đề chưa được nghiên cứu và những khía

cạnh chưa được tiếp cận, khảo cứu kỹ lưỡng

Những yếu tô tác động đến kinh tế, văn hóa Phổ Yên thế kỷ XIX chưa

được nghiên cứu VỊ trí, điều kiện tự nhiên, hành chính, dân cư, của Phố Yên

đã được làm rõ ở nhiều mức độ Nhưng trong bối cảnh thê ký XIX, đó là thuận

lợi hay khó khăn, động lực hay vật cản với sự phát triển của Phô Yên?

Thực trạng sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Phố Yên chưa được nghiên

cứu Bức tranh ruộng đất Việt Nam thế kỷ XIX đã được làm rõ, nhưng do

những đặc điểm riêng, bức tranh này có sự khác biệt giữa các địa phương

Nét nỗi bật trong hoạt động kinh tế như giống, kỹ thuật, mùa vụ, năng suất; nghề thủ công và phương thức, quy mô sản xuất; chợ làng, bến sông,

của Phố Yên thê kỷ XIX chưa được nghiên cứu

Tổng thẻ giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của cư dân Phô Yên với nét

chung, nét riêng: cái phô biến, cái đặc thù được sắp xếp trong một chỉnh thé

Trang 13

CHUONG 2

KHAI QUAT VE DIA BAN NGHIEN CUU 2.1 Quá trình hình thành và những thay đối về diên cách 2.1.1 Trước thế kỷ XIX

Vùng đất được hình thành sớm Từ đâu công nguyên, vùng này đã được biết đến là một phân trung tâm của châu Giã Năng Địa giới và sự sắp xếp hành chính có sự thay đôi qua các triều đại Tên Phố Yên có từ thê kỷ XV

2.1.2 Thế kỷ XIX

Phô Yên là đơn vị hành chính cấp huyện, thuộc sự quản hạt của phủ Phú

Bình, tỉnh Thái Nguyên Đâu thế kỷ XIX, huyện được chia làm 6 tơng: Hồng Đàm (5 xã), Thượng Vụ (4 xã), Thượng Kết (3 xã), Thông Thượng (6 xa va 1

trang), Vạn Phái (3 xã), Nhã Luật (3 xã và 1 phường) Đến thời vua Đồng

Khánh, Phố Yên mở rộng thêm tổng Tiên Thù, tổng Tiểu Lễ và tổng Thượng Giã Huyện ly đặt tại xã Lợi Xá (tơng Hồng Đàm) Huyện ly Phố Yên không

có thành trì, chỉ có thành phủ Phú Bình đặt ở địa phận xã Triều Dương (huyện Tư Nông)

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Vi tri dia ly, dia hình

Tọa độ địa lý của Phố Yên năm trong khoang 21°19’ dén 21°34’ vi Bac,

105540? đến 105°56’ kinh Đông Phổ Yên là cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái

Nguyên, là một phần phên dậu quan trọng bảo vệ phía bắc kinh thành Thăng

Long - Hà Nội qua các thời kỳ Đây là chiếc câu nói liên vùng đồng băng Bắc

Bộ với trung du miễn núi phía Bắc, có vị trí quan yếu về cả kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng

Đặc điểm địa hình của Phố Yên khác nhau theo khu vực, thấp dân về

Trang 14

đồng ruộng màu mỡ, dân cư đông đúc; phía tây hẹp là đất đôi, thuận lợi cho trồng cây ăn quả và chè xanh

2.2.2 Khi hậu, tài nguyên, sông múi

Phô Yên nằm trong tiêu vùng khí hậu âm của tỉnh Khí hậu Vũ Nhai,

Định Hóa, Đại Từ độc và lạnh hơn Phổ Yên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và

mùa khô Lượng mưa ở lưu vực sông Công khá lớn

Rừng ở Phố Yên không nhiều, chủ yếu tập trung ở phía tây Phô Yên có 2 trong tông số 38 mỏ khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên So với một sô địa phương khác cùng trong tỉnh Thái Nguyên như Động Hi, Vũ Nhai hay Cảm

Hóa, lâm thô sản và tài nguyên mỏ của Phố Yên không phong phú bằng

Phổ Yên là vùng đất ngã ba sông, kẹp giữa sông Câu và sông Công Phía đông là sông Câu, phía tây là sông Công Đây đều là những dòng sông cố,

được bôi đắp phù sa lâu dài Núi Độc Tôn (xã Cát Nê, tổng Thượng Kết) là

nơi Nguyễn Danh Phương từng xây dựng căn cứ Núi Thanh Lộc thuộc xã

Thanh Lộc, tong Nhã Luật

2.3 Dan cư

Dân cư Phố Yên gồm nhiêu tộc người Người Kinh chiếm đa số Các tộc người thiểu số bao gồm Mán Sơn Miêu và Mán Thất Tộc Dân cư có nguồn gốc khác nhau Các nhóm dân cư đồng bằng di cư lên sinh cơ lập nghiệp rải

rác trong các thế kỷ phong kiến để trốn tránh tai ương dân trở thành chủ thể chính, chi phối đời sống kinh tế, văn hóa địa phương

Người Kinh chiếm số đông là một điều kiện thuận lợi của địa phương,

tuy nhiên sự tương tác của các tộc người thiểu số phố biến ở các vùng lân cận

cũng khiến cho kết cấu xã hội huyện Phổ Yên mang đặc trưng so với làng xã

các tỉnh đồng băng Bắc Bộ 2.4 Truyền thống lịch sử

Trang 15

ky XV, trong cuộc đấu tranh chông quân Minh đô hộ, nhân dân Phố Yên tham gia lực lượng của nghĩa quân Ông Lão, lực lượng của Lưu Nhân Chú Bà mẹ yêu nước ở tổng Tiên Thù (trong truyền thuyết Cơm hòm) tiếp tế cho nghĩa quân Đông Ngàn, Truyền thông tốt đẹp được xây dựng trong lịch sử là nền tảng để người dân địa phương tiếp tục phát huy ở thời cận hiện đại

Tóm lại, Phố Yên là địa bàn được hình thành lâu đời và trải qua nhiễu

lần thay đôi về diên cách trong lịch sử cô trung đại Địa bàn này có vị trí địa lý

và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Trong đó, tiêu biểu

là vị trí mang tính trung chuyên xuôi - ngược và sự kết nôi hài hòa của cả giao thông đường bộ, đường sông Hệ thông sông ngòi với sông Công và sông Câu

gift vai tro quan trong vé kinh té, chinh tri, quân sự đôi với Phô Yên Bên cạnh

thuận lợi, khí hậu lam chướng, tài nguyên hạn chê, lưu lượng bất thường của sông, cũng gây ra những khó khăn cho Phổ Yên Trên địa bàn Phố Yên, các tộc người anh em cùng sinh sông Phố Yên có sự khác biệt đáng chú ý về dân Cư SO với các địa phương khác cùng trong phủ Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên

Ở Phô Yên, tộc người Kinh là nhóm dân cư chủ đạo Dân cư không thuân nhất

bản địa mà có nhiều nguôn gốc khác nhau

Như thế, nền tảng tự nhiên - xã hội của Phố Yên mang dáng dap cua

vùng chân núi, mà sự tiếp giáp với trung tâm đông bằng sông Hồng đã khiến

cho yêu tô châu thô ảnh hưởng ở đây đậm đặc Được ví như chiếc câu nói liền

vùng đồng băng châu thô với miền núi non hiểm trở phía bắc, diện mạo kinh tế và văn hóa của Phô Yên là kết quả của sự tiếp xúc giữa miền xuôi và miễn ngược Trong đó, yêu tô đồng băng châu thô chiếm ưu thê rõ rệt so với yếu tô

Trang 16

CHUONG 3

KINH TE HUYEN PHO YEN THE KY XIX 3.1 Tình hình ruộng đất

3.l.L Tình hình ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Việc xử lý 19 bản địa bạ cho một số kết quả tổng hợp Tổng diện tích

ruộng đất được thông kê là 1872"5°10”2' Trong đó, không có công điền 241

chủ tư điền sở hữu 1770"8°9”6' (gôm thực trưng 1500"”2*0”5' và lưu hoang 270"6*9°15 Thổ trạch viên trì là 40"6°2”1', Thân từ Phật tự điền thô là 61”0°13°5'

Tư điền phân bố không đều giữa các làng xã Xã có nhiêu nhất là Vạn Phái (tông Vạn Phái), xã có ít nhất là Hạ Đạt (tông Thượng Vụ) Quy mô sở

hữu ruộng tư chủ yêu là nhỏ và vừa 53/241 chủ sở hữu là nữ, chiếm 22% số

chủ Không có đại địa chủ là nữ Sở hữu tư nhân phân bô trên 21 nhóm ho

Đông nhất là nhóm họ Nguyễn (113 chủ) và nhóm họ Dương (38 chủ); các

nhóm họ Đặng, Hà, Kiểu, Khâu, Thiên chỉ có một chủ 48/241 chủ là phụ canh

(chiêm 19,9% số chủ), sở hữu 6,9% tư điền Quan viên làng xã chiếm 53/241

(22%) sô chủ, năm trong tay 35,9% tư điển

3.1.2 Tình hình ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)

Việc xử lý 13 bản địa bạ cho một số kết quả tổng hợp Tổng diện tích ruộng đât được thông kê là 1377"9%4”0! Trong đó, đã xuất hiện công điền 25"

232 chủ tư điền sở hữu 1273"1°14”7' (gôm thực trưng 1148"4°12”7' và lưu

hoang 124"7°2"0') Thé trach vién tri là 33"3°6'°1' Thân từ Phật tự điền thổ là

46"3°13°2'

Tư điển tiếp tục phân bô không đều giữa các làng xã, với quy mô chủ

yếu là nhỏ và vừa 34/232 chủ sở hữu là nữ, chiếm 14,66% sô chủ Sở hữu tư

nhân phân bồ trên 22 nhóm họ Đông nhất vẫn là nhóm họ Nguyễn (81 chủ) và

nhóm họ Dương (46 chủ) 21/232 chủ là phụ canh (chiếm 9,1% sô chủ), sở

hữu 5,88% tư điển Quan viên làng xã chiếm 26/232 (11,21 %) số chủ, năm

Trang 17

3.1.3 Nhận xét về tình hình ruộng đất huyện Phổ Yên thể kỷ XIX

Có 4 loại ruộng đất chính: Công điền, Tư điền, Thổ trạch viên trì và

Thân từ Phật tự điền thổ Mặc dù Phô Yên có sông Cầu và sông Công chảy

qua, nhưng công châu thé khong thay đề cập đến trong tư liệu địa bạ So với

các huyện lân cận như Tư Nông, Đại Từ, Động Hi thi ti 16 Than từ Phật tự

điền thô ở Phố Yên nhiều hơn hắn, tập trung ở khu vực đông nam của huyện, nơi giáp với đông băng châu thổ

Cơ câu ruộng công - tư chênh lệch rõ rệt Sở hữu tư nhân bao trùm Phan

lớn các làng xã không còn céng dién

So sánh tỉ lệ ruộng đất hoang hóa và quy mô sở hữu ruộng đất ở Phố Yén từ Gia Long đến Minh Mệnh cho thấy hiệu quả ít nhiều từ những chính sách của Minh Mệnh trong việc đây mạnh khai hoang phục hóa và giảm quy mô sở hữu tư nhân

3.2 Kinh tế nông nghiệp 3.2.1 Trồng trọt

Thế kỷ XIX, lúa là cây trồng chính ở Phổ Yên, có cả lúa nếp, lúa tẻ,

trồng ruộng nước kết hợp với một ít nương bãi Người dân địa phương sớm

dap dé ven bờ sông Cau, dấu vết còn lại ở Phú Cốc và Tảo Địch Họ tích lũy

được một sô kinh nghiệm trong trồng cây Các năm 1880, 1882, là những

năm được mùa lúa ở Phố Yên Kỹ thuật canh tác đơn giản với những nông cụ

tre, gỗ thô sơ Trồng trọt còn phụ thuộc nhiều vào điêu kiện tự nhiên Năng

suất không cao Trồng màu và làm vườn bô sung cho nghề trồng lúa Khoai sọ

(tổng Thượng Giã), rau cần (tổng Thượng Giã, Tiêu Lễ) và quả quýt (tổng

Tiên Thù) là những cây trồng tiêu biểu ở Phổ Yên 3.2.2 Chăn nuôi

Chăn nuôi gắn bó chặt chẽ với trông trọt, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, thực phâm cho con người Các giống lồi được ni phô biến là lợn, trâu, bò, gia cầm Chăn nuôi gia cam được chú trọng hơn gia súc

Trang 18

Ngoài sản xuất, người dân Phố Yên còn thường xuyên khai thác các

nguôn lợi tự nhiên, như cây gỗ và sản phẩm từ cây gỗ (nôi bật có than gỗ hun),

cây thuốc chữa bệnh, nguôn thủy sản trên sông Cầu và sông Công

3.2.4 Tô thuế

Nhà Nguyễn đánh thuế ruộng theo vụ Từ thời Gia Long đến thời Tự

Đức, mức thuế đôi với từng đẳng hạng ruộng có sự thay đôi qua các triều đại Thuế ruộng công gấp 3 lân thuê ruộng tư So với đồng bằng sông Hồng, thuê ở Phố Yên thấp hơn Nhà nước cũng chỉ tiễn hành thu thuế một lần trong năm (lệ chung của Nhà nước là 2 lân/năm)

3.3 Kinh tế thủ công nghiệp

Thế ky XIX, thi công nghiệp ở Phố Yên là nghề phụ của nông dân Các hoạt động kinh tế thủ công được duy trì lúc nông nhàn, lây hộ gia đình làm đơn vị sản xuất Nghề thủ công phổ biến có dệt vải, đan lát, xay xát, sửa chữa

nhỏ, Lượng sản phẩm tạo ra không nhiều, được sử dụng trong nhà và đem

ra trao đôi tại chợ địa phương

Đáng chú ý có nghề khai mỏ và chế biến chè Mỏ vàng An Bảo thuộc

địa phận xã Cát Nê, Thượng Kết và Hạ Kết, được khai thác từ năm 1839 Thương nhân Hoa kiều (Chu Mãn Hữu, Chu Thiệu Ký) khai thác, nộp thuế

cho Nhà nước 6 - 10 lạng vàng/năm Mỏ sắt Thượng Kết ở tông Thượng Kết,

được khai thác từ năm 1840, nộp thuế 1000 cân/năm Việc chế biến chè phô

biển trong các làng xã Chè được chê biến thành ba loại: chè bạng, lá chè tươi và chè nụ phơi khô Thế kỷ XIX, “chè nam” là đặc sản của Phố Yên Chè được bán tại chợ chuyên biệt, người dân địa phương gọi là Trà Thị (chợ chè), năm ngay gần bến Dai Phùng

3.4 Kinh tế thương nghiệp

3.4.1 Cho lang

Sinh hoạt buôn bán ở các tông xã trong huyện diễn ra theo chu ky các phiên chợ Mật độ chợ dày hơn ở phía đông nam, thưa dân về phía tây Các chợ lớn là chợ Lợi Xá, chợ Hoàng Đàm (chợ Vạn), cho Dac Hiền (phố Cò),

Trang 19

3.4.2 Bên cảng Đại Phùng

Đại Phùng thuộc tông Tiêu Lễ, là cửa ngõ đường thủy của Phô Yên, là

điểm quan trọng trên tuyến thông thương trên sông Câu Vị trí vùng đệm của Phô Yên đã làm hình thành các luồng buôn bán xuôi - ngược qua bến Đại

Phùng: Bạch Thông - Đồng Mỗ - Dai Phùng, Đáp Cau - Dai Phung, Day la bến neo của các thuyền bè xuôi ngược, là nơi các sản vật rừng, mỏ, gia súc của

miễn núi được trung chuyên về miền xuôi; Đạo, măm, đồ sành sứ, của miền

xuôi được đưa lên miên ngược

Tóm lại, Phố Yên là huyện trung du, cư dân sông chủ yếu bằng nông nghiệp nên vấn đề ruộng đất là vẫn đề quyết định đến sự phát triển kinh tế của địa phương Sự phân bố sở hữu ruộng đất ở Phố Yên thê hiện rõ đặc điểm chung của khu vực Đàng Ngoài cũ Ở đây, chủ yếu là tư điền thổ các loại Tỉ

lệ công điền xuất hiện trong địa bạ Minh Mệnh 21 rất nhỏ Kết câu sở hữu tư

nhân vừa nhỏ bé, vừa phân tán Xu thê phát triển của chế độ ruộng đất là sở

hữu nhỏ và vừa ngày càng giữ vai trò chủ đạo Hiện tượng phụ nữ đứng danh

sở hữu và hiện tượng phụ canh cũng có ở Phé Yên, nhưng tỉ lệ không lớn

Trên cơ sở nông nghiệp là chủ đạo, kết cấu kinh tế của huyện Phổ Yên thế kỷ XIX gồm cả nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Sản phẩm từ trông trọt là nguồn sông chính, mang lại giá trị kinh tê chủ yêu cho người dân Phố Yên Người nông dân bản địa dựa vào kinh nghiệm để sản xuất, sử dụng các công cụ lao động truyền thông để làm đất, trồng cấy, thu hoạch mùa màng Chăn nuôi và khai thác lâm thô sản có ý nghĩa bỗ trợ Tính tự cấp tự túc trong làng xã còn khá đậm nét Mỗi làng đều phát triển các ngành nghề nông -

thủ công nghiệp để cung cấp những nhu cầu cơ bản và thường dùng của nhân

Trang 20

CHUONG 4

VAN HOA HUYEN PHO YEN THE KY XIX

4.1 Đời sống văn hóa vật chất 4.1.1 Nhà ở

Dân cư Phô Yên cư trú thành thôn, làng Hai loại hình làng chính là làng ven sông và làng ven đôi Kiểu nhà cửa phô biến là nhà nên đất (nhà trệt) Các kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo đa dạng, bao gồm đình làng, đền, miễu, chùa và từ đường dòng họ

4.1.2 Âm thực

Lương thực chính của người dân địa phương là thóc và ngô, đều là sản phẩm trồng trọt Phương thức chế biến lương thực, thực phẩm cũng như cung

cách tô chức bữa ăn có nhiều nét tương đồng với khu vực đồng bằng

4.1.3 Trang phục

Người Kinh ở Phố Yên duy trì đặc trưng trang phục với nhiều nét tương đồng khu vực đồng bằng Đồng Khánh địa dư chí cho rằng trang phục của bộ phận tộc người thiểu sô ở đây cũng chịu ảnh hưởng từ cách mặc của người

Kinh Quân nâu áo vải, cốt ăn chắc mặc bên là đặc điểm nôi bật

4.2 Tín ngưỡng và tôn giáo 4.2.l Tín ngưỡng

Hệ thông bia hậu thân niên đại từ thế ky XVIII sang dau thé ky XIX cho

thây tín ngưỡng thờ thành hồng tơn tại khá bền vững trong các làng xã Các vị thần được thờ đa dạng về nguôn gốc, phân lớn là nhân thân - những nhân

vật lịch sử có thật, có công bảo vệ quê hương Thân thành hồng phơ biên hơn cả là Dương Tự Minh, Mạnh Điền Quốc Vương và Đỗ Thị Mỹ Mai

4.2.2 Phát giáo

Trang 21

rang thé ky XIX Phat gido & Phé Yên vẫn phát triển, nhưng đã lùi về các làng

xã, tôn tại với quy mô nhỏ hơn, mang tính chất phố thông và bình dân hơn 4.2.3 Nho giáo

Pau thé ky XIX, chính sách trọng Nho của nhà nước đã củng cô ý thức hệ Nho giáo trong làng xã Phố Yên Hình thức của các văn bia tại địa phương đã phản ánh điều này Năm 1832, Văn Miếu và đền Khải Thánh được xây dựng ở xã Cốt Ngạnh (tơng Hồng Đàm) Đây là Văn Miếu hàng tỉnh Rải rác trong các làng xã còn có Văn chỉ (Thù Lâm, Sơn Cốt) Phố Yên không có trường học riêng Việc dạy học trong dân của các thây đô khá phố biến Thành

tựu khoa bảng của Phố Yên không nỗi bật Thế kỷ XV, huyện có 2 người đỗ

đại khoa: tiến sĩ Nguyễn Cấu và tiễn sĩ Đỗ Cận Thế ký XIX, Phố Yên chỉ có một số vị đỗ hương công (Phạm Quang Vinh, Trần Mộng Khải, .)

4.3 Phong tục tập quán

4.3.1 Phong tục trong gia đình và dòng họ

Mỗi làng xã có nhiều dòng họ sinh sống, từ 10 đến 15 dòng họ Các dòng họ gốc gác đồng bằng như họ Nguyễn, Dương, Trần, Lê, có số nhân khẩu

đông và giữ vai trò chủ đạo trong cộng đồng Thê kỷ XIX, những người nhiều

ruộng đất, có chức tước, học hành đỗ đạt, ở Phổ Yên hâu hết đều thuộc các họ này Sự cô kết dòng họ khá bên chặt, được thê hiện trong thiết chê tổ chức,

đời sông kinh tế và tục thờ cúng tô tiên của các dòng họ 4.3.2 Phong tục trong cộng đông

Lễ hội đền Giá: Đây là một trong các lễ hội liên quan đến sự nghiệp

chông ngoại xâm của Thánh Gióng Hội gắn với truyền thuyết về Mạnh Điền Quốc Vương Mỗi năm, hội tổ chức 2 kỳ Trong hội chính (mùng 4 - 6 tháng Giêng), người dân rước những chiếc “dò” (tre tươi, bào thành tua, nhuộm màu vàng, đỏ) tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng lúc ra trận

Lễ hội đền Lục CHáp: Đên Lục Cáp còn gọi là miéu Vat, nam bên bờ tả

ngạn sông Công, thuộc xã Sơn Cốt tơng Hồng Đàm Đền thờ Dương Tự

Minh, Lưu Nhân Chú và Đỗ Cận Lễ hội đền Lục Giáp là lễ hội hàng tông, thu hút sự tham gia của người dân nhiều xã trong tống Hoàng Đàm Hoạt động tế

Trang 22

4.4 Van hoc dan gian

Văn học dân gian Phô Yên là một hệ thông đa thẻ loại: truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, vè, Truyên thuyết là thể loại tiêu biểu cả về số lượng và nội dung phản ánh Có 9 truyền thuyết được truyền miệng và tách ra từ các bản thân tích: 3 truyền thuyết về Cao Sơn, Quý Minh; truyền thuyết về Trương Hồng, Trương Hát; truyền thuyết về Tam Ty Quá Giang: truyền thuyết về Phù

Đồng Thiên Vương và Mạnh Điền Quốc Vương: truyền thuyết về Đỗ Thị Mỹ

Mai; truyền thuyết “Cơm hòm” và sự tích đền Lục Giáp

So với văn học dân gian Thái Nguyên nói chung, văn học dân gian Phố

Yên có ba điểm khác biệt Một là, văn học dân gian của tộc người Kinh là chủ

yêu (không có các truyện thơ - thể loại găn liền với tiêng nói tâm tư tình cảm của các tộc người thiêu số) Hai là, với vị trí “phên dậu”, người dân Phô Yên

đã tham gia và ủng hộ tích cực cho các cuộc đấu tranh chông ngoại xâm trong

lịch sử Từ đó, xuất hiện và lưu truyền truyền thuyết về các nhân vật anh hùng Ba là, giáo dục không phát triển, nên văn học dân gian Phố Yên vắng bóng các truyện Nôm khuyết danh, vốn là những tác phẩm găắn liên với các bậc nho sĩ

Tóm lại, nhìn từ sự phân bố không gian văn hóa, có thê chia Phô Yên ra

làm 2 miền Miền đông nam gồm các làng xã chạy dọc sông Câu thuộc địa

phận các tông Tiên Thù, Tiêu Lễ, Hoàng Đàm - là miền có ảnh hưởng lớn về

truyền thống văn hoá của khu vực châu thơ Truyền thơng văn hố đó được thể hiện qua các công trình tín ngưỡng đậm đặc, trong đó có nhiều di sản Hán

Nôm còn lại đến ngày nay Miễn tây bắc, do đời sống của nhân dân kém phát

triển, các di tích lịch sử văn hoá thuộc loại đình, đền, chùa, nghè, miéu thưa

thớt hơn

Trang 23

KET LUAN

Thé ky XIX, huyén Phé Yên thuộc phủ Phú Bình, tinh Thái Nguyên, đặt

dưới chính thể quân chủ tập quyền triều Nguyễn Đây là huyện trung du, có một phần đồng băng, địa đầu phía nam của tỉnh, có lịch sử hình thành và phát

triển lâu đời, từ huyện Phô Yên của thê kỷ XIX đến thị xã Phố Yên hiện tại

Là vùng năm giữa đông băng và miễn núi với vị trí kinh tê quốc phòng quan trọng, Phố Yên được ví như chiếc câu nôi liền vùng đông băng châu thô - nơi có những đô thị buôn bán sâm uất, với miền núi non hiểm trở phía bắc, nơi ngã ba của con đường giao lưu với các tỉnh lân cận VỊ trí địa lý tương đối

thuận lợi khiến cho Phổ Yên sớm có sự tụ cư và đón nhận các nhóm di cư từ

đồng bằng sau các biến cố lịch sử thời phong kiến Phổ Yên cũng trở thành

vùng tiếp xúc - biến đối, giao lưu kinh tế, giao thoa ngôn ngữ, giao thoa văn hóa So với các châu huyện khác cùng trong phủ Phú Bình, hay rộng hơn nữa là cùng trong tỉnh Thái Nguyên, nét đáng chú ý về mặt dân cư - xã hội ở Phố Yên là người Kinh chiêm tỉ lệ áp đảo Các tổng, xã phía nam đa phân là thuần nhất người Kinh có nguồn gốc đồng băng di cư lên Cộng đồng người Kinh tại

địa phương được hình thành từ lâu đời Việc hình thành sớm, rôi tồn tại Ổn

định qua nhiều thế kỷ của các làng xã cô trên vùng đất trung du - đồng bằng thuộc các tổng xã phía nam của Phố Yên đã giúp cho cộng đồng người đa số này có vai trò hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở Phố Yên và vẫn giữ

được sắc thái văn hố của miền xi, ít chịu ảnh hưởng từ các tộc người thiêu

số phô biễn ở khu vực miền núi phía Bắc

1 Là một huyện trung du, nông nghiệp là nguồn sông chính của cư dân nên vấn đề ruộng đất là quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế của địa phương và đời sống cư dân Tư liệu địa bạ phản ánh bức tranh ruộng đất ở đây

với đơn vị sản xuất là từng gia đình đơn lẻ Phân đâu địa bạ huyện Phô Yên

năm Gia Long 4 chỉ ghi tư điền thổ các loại ma không hề có sự xuất hiện của

công điền, công thô Đến đời Minh Mệnh 21 xuất hiện công điền nhưng tỉ lệ

rat nhỏ Chế độ sở hữu ruộng đất của huyện Phô Yên cho đến giữa thé ky XIX

Trang 24

chiếm tỉ lệ áp đảo trong tông sô ruộng đất các loại Năm Gia Long 4, tỉ lệ này

là 94,57%, đến Minh Mệnh 21 là 92 4% Tuy nhiên, kết cấu sở hữu tư nhân ở

Phố Yên vừa nhỏ bé, vừa phân tán Xu thế phát triển của chế độ sở hữu tư

nhân về ruộng đất là các lớp sở hữu nhỏ (1 - 5 mẫu) và sở hữu vừa (5 - 10

mẫu) ngày càng chiêm ưu thế Sự nhỏ bé của hiện trạng sở hữu ruộng đất tư còn phản ánh trên bình diện quy mô sở hữu ruộng đất của các xã, thôn Quy

mô sở hữu tư điền cũng không đều So sánh sở hữu của người có diện tích cao nhất và sở hữu của người có diện tích nhỏ nhất ở hai thời điểm cho kết quả là

sự chênh lệch rõ rệt Ngoài ra, địa bạ Phổ Yên cũng cho thấy hiện tượng tư

điền phụ canh, mặc dù số phụ canh chiếm tỷ lệ không lớn

Thổ trạch viên trì có ở khắp các xã thôn Thân từ Phật tự điền thô cũng

rất phô biên Năm Gia Long 4, gần 70% sô xã thôn có đất Thân từ Phật tự, đến

thời điểm Minh Mệnh 2I tỉ lệ này là 85% xã thôn Trong đó, phần điền là chủ

yếu, phân thô chỉ chiếm một tý lệ nhỏ Giỗng như huyện trung du Tư Nông, loại ruộng đất này chủ yêu là thực trưng với sản phẩm thu hoạch phục vụ cho việc giữ hương lửa trong đình, đền, chùa sở tại Điều này chứng tỏ thê ký XIX, tuy nhà nước coi trọng Nho giáo nhưng ở Phố Yên, Phật giáo và tín ngưỡng

thờ thân bảo hộ cộng đồng vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ

Nửa đâu thế ky XIX, Phô Yên còn tôn tại một bộ phận ruộng hoang -

một vân đề nhức nhôi chung với hau hết các địa phương thời điểm này Từ năm 1805 đến năm 1840 (tức là sau 35 năm), ruộng đất lưu hoang không có

nhiều chuyên biên Ruộng hoang tập trung ở các tổng Thống Thượng, Thuong Vụ và Nhã Luật Vào thời điểm này, có thể do điều kiện sản xuất khó khăn,

hạn hán mất mùa lưu niên mà biện pháp thuỷ lợi không thể giải quyết được Có thể nói, tình hình ruộng đất ở Phố Yên vừa mang màu sắc chung của bức tranh ruộng đất khu vực Đàng Ngoài cũ, vừa phản ánh ít nhiều những thay

đổi trong chính sách của Nhà nước qua các đời vua, đặc biệt là từ buỗi đầu của

đời Gia Long đến những cô găng của Minh Mệnh trong việc giải quyết nhiều van đề cấp bách của triều đại thông qua ruộng đất

Trang 25

đồng của mình Trong điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, chế độ mua, nang,

thủy văn, của vùng đông bằng hẹp, trung du, các hoạt động mưu sinh của cư dân địa phương có nhiêu thuận lợi, và cũng không ít khó khăn Với tập quán

mưu sinh cổ truyền, người dân Phô Yên đã tạo dựng được cuộc sông vật chất

ôn định, mặc dù chưa hắn là no 4m Trai qua hàng trăm năm khai thác tự nhiên, cộng đồng cư dân bản địa đã xây dựng một đời sống kinh tế, vừa mang

dâu ân của vùng trung du, với những nét phong phú từ truyền thống của các

tộc người thiêu số lân cận, vừa mang ảnh hưởng sâu đậm của vùng đồng băng

châu thô Đó là một nền tảng kinh tẾ có trồng trọt là chủ đạo, với cơ câu các

loại giống cây trông tương ứng với đất đai, thố nhưỡng, khí hậu, Ngành

chăn nuôi với vật nuôi chính là trâu, lợn, và các loại gia cam gift vai tro bô trợ

Là huyện trung du, có một phần nhỏ địa hình đôi rừng, nên khai thác các

nguôn lợi tự nhiên (lâm sản, thổ sản) cũng được chú trọng tùy mùa vụ hay vào

thời gian rảnh rỗi

Trong điều kiện các mùa vụ của nên nông nghiệp không thé thu hút nguôn lao động thường xuyên trên đồng ruộng, thủ công nghiệp và thương nghiệp góp phân sử dụng thêm tiềm năng lao động của nông dân Phổ Yên Thủ công nghiệp và thương nghiệp chưa tách ra khỏi nông nghiệp Tuy nhiên,

sản phẩm thủ công có mặt trong hâu hết các hoạt động mưu sinh và sinh hoạt

gia đình của cư dân địa phương Thế ký XIX, các nghề khai mỏ vàng và sắt,

dệt tắm tơ Phú Cốc, làm gach nung tập trung ở tổng Vạn Phái, hay chế biến đặc sản chè nam ở các tổng Thượng Kết, Nhã Luật, Thượng Vụ, là bức tranh thủ công nối bật ở Phố Yên Nhìn chung, các nghề thủ công này chưa phát triền mạnh về tính chuyên môn hóa và thị trường trao đối sản phẩm như nhiêu làng nghề chuyên biệt ở đồng bằng, nhưng việc phát triển các nghề thủ

công tại chỗ, ngoài việc tận dụng một lực lượng lao động khá lớn, đã phát huy

tốt việc khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có với tri thức dân gian ở địa phương Hệ thông chợ làng phô biến khắp các tổng xã phía nam Bên cảng Đại Phùng

thuộc tong Tiểu Lễ là nơi giao luu, trao đôi hàng hóa xuôi ngược Sự nhộn

nhịp của Đại Phùng khiến Phố Yên có dáng dấp như một trung tâm thương

Trang 26

Tại Phố Yên, cộng đồng người Kinh đóng vai trò chính đối với đời sông

kinh tế trong huyện Từ góc độ quan hệ tộc người, họ là một trong các yêu tô

quan trọng thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đông tộc người

thiểu số trong huyện, cũng như các huyện lân cận

3 Đời sông văn hóa vật chất của người dân Phố Yên trong thê ký XIX

vẫn còn mang tính tự cung tự cấp về lương thực, thực phẩm Mặc dù, hoạt

động trao đôi buôn bán ở bến Đại Phùng khá nhộn nhịp, nguồn lương thực và

thực phẩm được cung cấp bởi cả các thành phân kinh tế bên ngoài, nhưng sản

phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi bản địa vẫn là chủ đạo

Trên cơ sở nên kinh tế tiêu nông, lấy việc trồng lúa nước và các loại rau

màu làm hoạt động sản xuất chính, người dân Phố Yên đã xây dựng cho mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú Liên kết dòng họ là nét nổi bật trong bức tranh cộng đồng ở Phô Yên Các dòng họ có gốc gác từ đông băng

Bắc Bộ, di cư lên từ các thế kỷ XVI, XVII theo những biến động của lịch sử

dân tộc, khi lên vùng ngã ba sông đã xây dựng truyền thông văn hóa dòng họ đặc sắc Từ rất sớm người dân địa phương đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu

sắc của Phật giáo Phần lớn các tông, xã trong huyện đều có chùa Phật giáo và

tín ngưỡng dân gian chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng

đồng dân cư ban địa Hệ thống chùa, đình, đền, nghè, miếu với sô lượng lớn

và phân bô dày đặc là minh chứng về lịch sử phát triển lâu đời của vùng đất, là

minh chứng về đời sống tín ngưỡng tôn giáo sinh động của người dân địa

phương Nên văn nghệ dân gian của người dân Phố Yên khá phong phú, da

dạng Văn học truyền miệng vẫn chiếm vị trí quan trọng, bao gồm nhiêu thể loại khác nhau như thân thoại, cô tích, truyện cười, , trong đó các truyền

thuyết với yếu tô thần được phản ánh phô biến và đậm nét qua các hình tượng

nhân vật lịch sử

Trong diện mạo văn hóa chung, mặc dù điều kiện dân cư xã hội có các

tộc người thiểu số rải rác ở phía tây huyện và phô biến ở các huyện lân cận cùng trong phủ Phú Bình nhưng ở Phố Yên bản sắc đồng bằng lần át các yếu

tố văn hóa tộc người thiểu số khác Cộng đồng người Kinh là chủ đạo ở địa

Trang 27

năm cho đến tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, đều phảng phất nét đồng bang châu thô sông Hồng, yếu tô văn hóa tộc người thiểu số mờ nhạt Điều này được hình thành từ hai cơ sở Một là, Phố Yên tuy là vùng không gian “đệm” chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, nhưng cu dân phân lớn là người Kinh, sự đan xen tộc người không phải là đặc điểm điển hình Gia phả các dòng họ lớn, sở hữu lớn về ruộng đất ở đây cho thấy họ đều có nguồn gốc từ miền châu thô di cư lên Khi đến Phố Yên sinh cơ lập nghiệp, bộ phận cư dân đông đảo này đã mang theo nếp sông, tập quán sinh hoạt, sản xuất, phong tục, của khu vực đồng bang Hai 1a, vị trí giáp ranh với Thăng Long ở phía nam

đã tạo điều kiện cho Phố Yên tiếp xúc, đón nhận những ảnh hưởng văn hóa từ

Thăng Long văn hiến Nếu nhìn từ sự phân bố không gian, vùng văn hóa Phổ Yên có thể chia ra làm 2 miền: miền đông - nam và tây - bắc, với miền đông -

nam gôm các làng xã chạy dọc sông Cầu là miền có ảnh hưởng lớn hơn về

truyền thông văn hoá của khu vực châu thổ so với miễn tây - bắc

Phố Yên thế kỷ XIX với sông Câu, sông Công đã nối liền những mạch nguồn kinh tế, văn hoá ngàn đời giữa vùng đồng băng với vùng núi Những phong tục hay, kinh nghiệm tốt của người miền xuôi cùng phát triển, hòa đồng

lên phía bắc Trên cơ sở nên tảng chủ đạo là bản sắc người Kinh, được bỗ sung

phong phú thêm qua giao tiếp với các cộng đồng tộc người thiêu sô láng giềng, và những thích ứng với sinh thái, môi trường của vùng trung du, đã làm

Ngày đăng: 11/07/2017, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w