Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
186,5 KB
Nội dung
ỨNGDỤNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) TRONG PHÂN TÍCH ĐẤT VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC. Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Hà Sinh viên thực hiện – Nhóm 6: Đinh Thi Sao Mai Vũ Thị Mùi Lương Thị Kim Ngân Nguyễn Lê Nghĩa Trần Lĩnh Nghĩa Lương Thị Bích Việt Lớp: K51 - KHMT Hà Nội - 5/2008 A. Nguyên tắc của phương pháp AAS Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dựa trên sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng hưởng của nguyên tử ở trạng thái tự do của nguyên tố cần xác định. Đối với mỗi nguyên tố vạch cộng hưởng thường là vạch quang phổ nhạy nhất của phổ phát xạ nguyên tử của chính nguyên tử đó Như vậy để thu được phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố nào đó cần phải thực hiện các quá trình sau: − Thực hiện quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu tạo ra các đơn nguyên tử. Điều này được thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chứa chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí. Hoặc bằng phương pháp không ngọn lửa: nhờ tác dụng nhiệt của lò graphite. Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao (1500 0 C ÷ 3000 0 C) đa số các nguyên tử tạo thành ở trạng thái cơ bản. Đám hơi đơn nguyên tử này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. − Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa được điều chế. Chùm tia bức xạ này được phát ra từ đèn cathode rỗng (đèn HCL) hay đèn phóng điện không điện cực (EDL) làm chính từ nguyên tố cần xác định. Do các nguyên tử tự do có thể hấp thụ các bức xạ cộng hưởng nên cường độ của chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lamber − Beer − Bouger: Nl I I A l lg 0 ε λ λ == A : Độ hấp thu. I 0λ , I lλ : Cường độ bức xạ trước và sau khi bị các nguyên tử hấp thụ tại bước sóng λ ε: Hệ số hấp thu nguyên tử tùy thuộc vào từng nguyên tố tại bước sóng λ. l: Độ dày lớp hơi nguyên tử N: Nồng độ nguyên tử chất phân tích trong lớp hơi Ứngdụng này áp dụng trong nhiều đối tượng, riêng đối với đất, thực phẩm… chỉ khác trong công đọan lấy mẫu, bảo quản mẫu… Do thành phần các chất trong đất khá ôn dịnh nên có thể lưu giữ và bảo quản trong thời gian dài hơn so với trong nước hay không khí. B. Ứng dụng của phương pháp AAS I. Ứng dụng của phương pháp nguyên tử hóa bằng ngọn lửa I.1 Nguyên tắc của phương pháp Trong phương pháp này người ta dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích. Các loại đèn khí được ứngdụng nhiều nhất trong phép đo AAS là: ngọn lửa của C 2 H 2 /Không khí, N 2 O/C 2 H 2 hay C 2 H 2 /O 2 . Phương pháp nguyên tử hóa này có thể định lượng hầu hết các kim loại (cở 65 nguyên tố) và một số á kim như As, Si, Se, Te. . . Muốn đo phổ hấp thụ F−AAS, trước hết chuẩn bị mẫu phân tích ở dạng dung dịch. Sau đó dẩn mẫu vào ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa nguyên tố cần phân tích thành đám hơi nguyên tử. Một đèn HCL phát ra một tia đơn sắc đặc trưng cho nguyên tố cần đo xuyên qua hơi nguyên tử. Đo độ hấp thu và căn cứ vào đường chuẩn để xác định hàm lượng nguyên tố trong mẫu. Để chuẩn bị mẫu dưới dạng dung dịch, đối với đối tượng là đất thì thực hiện công đoạn phá mẫu I.2 Các ứngdụng I.2.1 Xác định Pb Nếu nguồn nguyên tử hóa là ngọn lửa sử dụng hổn hợp khí: Không khí/Acetylene, tốc độ dòng đo ở bước sóng 283,3 nm, thì phương pháp cho phép xác định trực tiếp Pb đến nồng độ 0,04 mg/L với giới hạn phát hiện là 0,01 mg/L. Các chất gây nhiễu chủ yếu ở nồng độ cao là Al, Si, Sr, Mg và Ca. Bước sóng 283,3 nm thường được sử dụng để đo phổ hấp thụ của chì. Các bước sóng 217 nm và 261,4 nm ít được đo. I.2.2 Xác định Cd Dùng ngọn lửa Không khí/acetylene, tốc độ dòng nhiên liệu 1,0 ÷ 1,3 L/min, đo độ hấp thu của Cd ở bước sóng 228,8 nm. Giới hạn phát hiện cỡ 0,0005 mg/L. Mức độ cao của các chất rắn không hòa tan có thể là nguyên nhân của tín hiệu nền, và nếu trong dung dịch chứa một lượng lớn silicate thì làm suy giảm sự đáp ứng của Cd. I.2.3 Xác định As Đối với As nó có các vạch hấp thu ở vùng tử ngoại chân không, vùng này bị hấp thu rất mạnh bởi không khí và sản phẩm cháy của các chât hữu cơ nên phép định lượng có độ nhạy thấp. Nguồn nguyên tử hóa là Nitrous-oxide/acetylene và đo ở bước sóng 193,7 nm. Giới hạn phát hiện của phương pháp bằng 0,3 mg/L. Ở bước sóng 193,7 nm thì các hiệu ứng phân tán rất rõ, vì vậy nên sử dụng hiệu chỉnh nền để loại bỏ. I.2.4 Xác định thủy ngân Nếu nguồn nguyên tử hóa là ngọn lửa Không khí/Acetylene, đo ở bước sóng 253,7 nm, phương pháp cho phép xác định trực tiếp Hg với giới hạn phát hiện là 0,2 mg/L. Coban gây nhiễu khi xác định thủy ngân. Nồng độ lớn của Co sẽ hấp thu ở vạch cộng hưởng 253,7 nm của thủy ngân. Dung dịch Co 1000 mg/L cho độ hấp thụ xấp xỉ 10 %. II. Ứng dụng của phương pháp nguyên tử hóa bằng lò graphite II. 1 Nguyên tắc Nguyên tắc của kỹ thuật nguyên hóa không ngọn lửa là dùng năng lượng của dòng điện công suất lớn hay năng lượng của của dòng cao tần cảm ứng để nguyên tử hóa gần như tức khắc mẫu chứa chất phân tích trong cuvet graphite và trong môi trường khí trơ để tạo ra các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi có khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử của nó. Mẫu chứa nguyên tố cần xác định được đưa vào lò graphite bằng bộ hút mẫu tự động hoặc bằng tay với thể tích rất nhỏ từ 20 μL − 50 μL. Quá trình phân tích nguyên tố trong lò graphite bằng phương pháp này xảy ra theo 4 giai đoạn kế tiếp nhau trong thời gian tổng số từ 60 − 80 giây. Các giai đoạn đó là : 1 Sấy khô mẫu : Làm cho dung môi hòa tan mẫu bay hơi nhẹ nhàng và hoàn toàn, nhưng không làm bắn mẫu, mất mẫu. 2 Tro hóa mẫu : Nhằm mục đích đốt cháy các hợp chất hữu cơ và mùn có trong mẫu sau khi sấy khô. Mỗi nguyên tố đều có một nhiệt độ tro hóa mẫu giới hạn cho nó trong phép đo GF−AAS. Nhiệt độ tro hóa giới hạn của mỗi nguyên tố là khác nhau, nó phụ thuộc vào bản chất của mỗi nguyên tố và phụ thuộc vào dạng hợp chất mà nguyên tố đó tồn tại cũng như nền mẫu. 3 Nguyên tử hóa : Thực hiện nguyên tử hóa trong thời gian rất ngắn thông thường từ 3 đến 6 giây, nhưng tốc độ tăng nhiệt độ lại rất lớn thường cở 1800 0 C /giây ÷ 2500 0 C /giây. Mỗi nguyên tố đều có nhiệt độ nguyên tử hóa tới hạn cho nó trong phép đo GF−AAS. Nhiệt độ này phụ thuộc vào bản chất của của mỗi nguyên tố và cũng phụ thuộc vào dạng hợp chất mà nguyên tố đó tồn tại và thành phần nền của mẫu. Nên tiến hành nguyên tử hóa ở nhiệt độ không được lớn hơn nhiệt độ tới hạn và chọn thời gian nguyên tử hóa sao cho peak cường độ vạch phổ nhọn. Làm sạch cuvet : Thực hiện ở nhiệt độ trên 2700 0 C để bốc hơi tất cả các chất còn lại trong lò, chuẩn bị cho lần phân tích mẫu tiếp theo. Khí Argon tinh khiết 99,999% được dùng làm môi trường cho quá trình nguyên tử hóa. Các nguyên tố Hg, Cd, Pb, As đều có nhiệt độ hóa hơi thấp. Vì vậy, nếu tro hóa cũng như nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao thì xảy ra sự mất mát đáng kể các nguyên tố phân tích. Để khắc phục, người ta sử dụng các chất modifier trong phân tích các nguyên tố trên bằng phương pháp GF−AAS. Các chất modifier tạo với nguyên tố phân tích hợp chất bền nhiệt nên cho phép tro hóa và nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao hơn, làm tăng độ nhạy của phương pháp. 4 Pd là chất có tác dụng modifier rất mạnh cho việc xác định hầu hết các nguyên tố phân tích. Pd loại trừ được nhiễu hóa học nói chung cũng như cho phép tiến hành nguyên tử hóa ở nhiệt độ cao mà không bị hao hụt chất phân tích. Trong quá trình nguyên tử hóa, hợp kim Pd − kim loại bay hơi một cách đột ngột và hoàn toàn giúp ổn định tín hiệu hấp thu của kim loại. Ngoài ra mỗi nguyên tố còn có thể sử dụng các chất modifier khác nhau tùy theo yêu cầu của hãng sản xuất hoặc khi có sự nhiễu rõ. Đối với phép đo GF−AAS, phần lớn các trường hợp đòi hỏi phải hiệu chỉnh nền, ngoại trừ trường hợp đo ở λ > 450 nm. Một trong các kỹ thuật hiệu chỉnh cản nhiễu do matrix là hiệu chỉnh nền dựa trên hiệu ứng Zeeman. Nguyên tắc như sau theo sơ đồ dưới: Bức xạ phát ra từ đèn HCL hoặc EDL là bức xạ không phân cực. Sau khi đi qua kính phân cực quay. Bức xạ này tách thành 2 thành phần phân cực mà các mặt phẳng phân cực trực giao với nhau. Một từ trường mạnh được áp vào hơi nguyên tử trong lò graphite. Từ trường tách các mức năng lượng điện tử của nguyên tử thành vài vạch hấp thụ rất sít nhau (~0,1 nm). Bức xạ phân cực đi qua hơi nguyên tử đặt trong từ trường Sơ đồ hấp thụ nguyên tử sử dụng nhiệt điện có hiệu chỉnh nền dựa trên hiệu ứng Zeeman Ở nửa chu kỳ quay, tại đó thành phần phân cực có mặt phẳng song song với trường ngoài ta đo được tín hiệu V mẫu + matrix . Ở nửa chu kỳ quay tiếp theo, tại đó thành phần phân cực trực giao với từ trường ngoài ta đo được tín hiệu V matrix . Vậy: V mẫu = V matrix − V mẫu + matrix II.2 Các ứngdụng II.2.1 Xác định Pb Nhiệt độ tro hóa 800 0 C. Nhiệt dộ nguyên tử hóa 1200 0 C. Các chất modifier thường được dùng là: 50μg NH 4 NO 3 , hoặc 50μg La(NO 3 ) 3 , hoặc 50μg Mg(NO 3 ) 2 , hoặc 50μg ascorbic acid Tín hiệu hấp thu : 20 μL của 1,7 μg/L dung dịch Pb cho tín hiệu cở 0,1A II.2.2 Xác định Cd • Khi không có modifier Nhiệt độ tro hóa 300 0 C . Nhiệt dộ nguyên tử hóa 900 0 C • Khi có modifier 10 μg Pd(NO 3 ) 2 hoặc 20 μg NH 4 NO 3 hoặc 20 μg Mg(NO 3 ) 2 Nhiệt độ tro hóa 800 0 C . Nhiệt dộ nguyên tử hóa 1000 0 C Tín hiệu hấp thu : 20 μL của 0,6 μg/L dung dịch Cd cho tín hiệu cở 0,1A II.2.3 Xác định As • Khi không có modifier Nhiệt độ tro hóa 400 0 C . Nhiệt dộ nguyên tử hóa 2100 0 C • Khi có modifier 20 μg Ni(NO 3 ) 2 Nhiệt độ tro hóa 1200 0 C . Nhiệt dộ nguyên tử hóa 2600 0 C Tín hiệu hấp thu : 20 μL của 6 μg/L dung dịch As cho tín hiệu cở 0,1A II.2.4 Xác định Hg • Khi không có modifier Nhiệt độ tro hóa 200 0 C . Nhiệt dộ nguyên tử hóa 750 0 C. • Khi có modifier 50 μg (NH 4 ) 2 Cr 2 O 7 hoặc 500 μg vàng hoặc 500 μg Pd Nhiệt độ tro hóa 500 0 C . Nhiệt dộ nguyên tử hóa 750 0 C Tín hiệu hấp thu : 20 μL của 66 μg/L dung dịch Hg cho tín hiệu cở 0,1A II.3 Ưu nhược điểm II.3.1 Ưu điểm của phương pháp GF−AAS − Có độ nhạy rất cao cở ppb, có khi gấp hàng trăm đến hàng ngàn lần phép đo F−AAS. Do đó khi phân tích hàm lượng vết các kim loại trong các mẫu thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát, máu, nước tiểu… không cần phải làm giàu mẫu. − Phép đo đòi hỏi lượng mẫu nhỏ, mỗi lần đo chỉ cần từ 20 μL ÷ 50 μL dung dịch mẫu. Do đó không cần lượng lớn mẫu phân tích, tốn ít hóa chất cũng như các dung môi tinh khiết cao đắt tiền − Thao tác đo dễ dàng và có thể xác định liên tiếp nhiều nguyên tố trong cùng một mẫu. Kết quả phân tích ổn định, sai số nhỏ. II.3.2 Nhược điểm của phương pháp GF−AAS − Do có độ nhạy cao, nên để tránh sự nhiễm bẩn, các dụng cụ hóa chất phải có độ tinh khiết cao. − Ảnh hưởng của phổ nền lớn, nhưng hiện nay đã được khắc phục bằng các hệ thống bổ chính nền đảm bảo độ nhạy cở ppb đối với nhiều nguyên tố. III. Ứng dụng của phương pháp xác định thủy ngân bằng CV−AAS Phương pháp hóa hơi lạnh chỉ được dùng để xác định thủy ngân. Bởi vì ở nhiệt độ phòng, Hg tồn tại ở thể lỏng với áp suất hơi bảo hòa khá cao 1,3.10 −3 mmHg (1,71.10 −6 atm) ở 25 0 C. Mặt khác ở thể hơi thì Hg tồn tại ở trạng thái đơn nguyên tử. Cho nên thay vì sử dụng nhiệt độ cao để nguyên tử hóa Hg từ các hợp chất của thủy ngân, người ta sử dụng các chất khử mạnh để khử trực tiếp hợp chất Hg 2+ về Hg 0 dễ bay hơi và đồng thời sử dụng một dòng khí mang sục vào dung dịch lôi cuốn hơi Hg đến ống thạch anh, tại đó tiến hành đo độ hấp thu ở bước sóng 253,7 nm từ đèn HCL. Khí mang thường sử dụng là Ar, N 2 , hoặc không khí sạch Chất khử mạnh được dùng tốt nhất hiện nay là NaBH 4 )107,2(E 0 /H V H −= −+ khử Hg 2+ )437,0(E 0 4/HgCl -2 4 V ClHg += − + trong môi trường acid HCl theo phản ứng: HBOHHOHBH 83 3324 +=++ +− −+− ++=+ ClHHgHHgCl 822 02 4 NaBH 4 giá khá cao, nên SnCl 2 )319,0(E 0 3/SnCl 3 -2 6 V ClSnCl += −− + được sử dụng để thay thế. Phản ứng khử như sau: −−− ++=+ ClHgSnClHgCl -2 6 0 3 2 4 SnCl Các hợp chất cơ thủy ngân rất khó bị khử. Vì vậy, phải phá hủy chúng bằng các chất oxy hóa mạnh như KMnO 4 hay K 2 Cr 2 O 7 trong môi trường acid. Sau đó khử lượng dư chất oxy hóa với hydroxylamine hydrochloride ngay trước khi phân tích. Các ion đồng, niken, bismuth, sắt, selen, vàng, bạc, các kim loại nhóm platin và các hợp chất hữu cơ dễ bay có phổ phân tử ở vùng bước sóng 250 nm gây nhiễu. 1 Ưu điểm của phương pháp CV−AAS CV−AAS là một trong những kỹ thuật nhạy nhất để xác định thủy ngân. Giới hạn phát hiện đối với các hợp chất vô cơ và hữu cơ của thủy ngân khoảng 0,003 − 0,005 ppb, thấp hơn nhiều so với GF−AAS. 1 Nhược điểm CV−AAS đòi hỏi một lượng lớn các thuốc thử đắt tiền và thời gian phân tích dài. Mặt khác Dung dịch NaBH 4 phải được chuẩn bị hàng ngày bởi vì nó phản ứng với nước và mất hoạt tính. Để xác định chì, tiến hành vô cơ hóa mẫu, dùng một trong các hỗn hợp các chất oxy hóa sau : H 2 O 2 −HNO 3 , (NH 4 ) 2 S 2 O 8 −HNO 3 , K 2 Cr 2 O 7 acid lactic để ổn định cho cho việc hình thành hydrua chì khi sử dụng tác nhân khử NaBH 4 HBOHHOHBH 83 3324 +=++ +− + ++=+ HHPbHHPb 28 242 Kỹ thuật FI−HG−AAS được sử dụng để xác định Pb khi nồng độ của chì ở mức mg/L và được đo ở bước sóng 217 nm từ đèn HCL. Nguồn nguyên tử hóa có thể là ngọn lửa hoặc nhiệt điện. Giới hạn phát hiện cỡ 0,3 μg/L Ví dụ: Xác định hàm lượng thuỷ ngân trong thủy sản - Phương pháp định lượng bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử (Mercury in fish - Method for quantitative analysis by atomic absorption spectrophotometer) 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng thuỷ ngân trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử. 2. Nguyên tắc a. Mẫu thuỷ sản được vô cơ hoá bằng axit nitric (HNO 3 ) đậm đặc trong bình phá mẫu bằng nhựa teflon có nắp vặn kín. Thuỷ ngân (Hg) trong dung dịch mẫu bị hyđrit hoá bằng dòng khí hyđro. Hyđrit thuỷ ngân dễ bay hơi bị cuốn theo dòng khi hyđro và được bơm vào hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử. Tại đây, hyđrit thuỷ ngân bị phân huỷ thành hơi thuỷ ngân và được xác định theo phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không dùng ngọn lửa. b. Các phản ứng xảy ra trong hệ thống bay hơi nguyên tử Hyđrit: NaBH 4 + HCl = NaCl + BH 2 + 2H 4H + HgCl 2 = HgH 2 + 2 HCl HgH 2 = Hg + H 2 3. Thiết bị, dụng cụ, hoá chất và chất chuẩn 3.1 Thiết bị và dụng cụ a. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng đèn catốt thuỷ ngân rỗng với hệ thống bay hơi nguyên tử hyđrit. b. Bình phá mẫu bằng nhựa teflon có nắp vặn kín dung tích 50ml. c. Tủ sấy nhiệt độ 150 0 C. d. Dụng cụ thuỷ tinh đã được rửa sạch bằng axit nitric nồng độ 8N và tráng lại bằng nớc cất trước khi sử dụng. e. Cân phân tích có độ chính xác loại đến 0,01g và loại đến 0,0001g. 3.2 Hoá chất và chất chuẩn a. Axit nitric đậm đặc b. Axit sulfuric (H 2 SO 4 ) đậm đặc. c. Axit clohyđric (HCl) nồng độ 1N. d. Dung dịch hoà tan: Cho khoảng 300 - 500ml nước cất vào bình định mức 1000 ml, cho thêm 58 ml axit nitric và 67ml axit sulfuric, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. e. Dung dịch hyđroxit natri (NaOH) nồng độ 0,25M: Hoà tan 10,0 g hyđroxit natri trong 1000 ml nước cất. [...]...f Dung dịch tetrahyđrua boric natri (NaBH4), nồng độ 3 %: Hoà tan 1,50 g tetrahyđrua boric natri trong 10,0ml dung dịch hyđroxit natri g Dung dịch thuỷ ngân chuẩn - Dung dịch chuẩn gốc 1,0mg/ml: Hoà tan 1,000g thuỷ ngân trong 1000ml axit sulfuric nồng độ 1N - Dung dịch chuẩn trung gian 1mg/ml: Pha loãng 1ml dung dịch chuẩn gốc thành 1000 ml bằng dung dịch axit sulfuric nồng độ 1N - Dung dịch... 1mg/ml: Pha loãng 1ml dung dịch chuẩn gốc thành 1000 ml bằng dung dịch axit sulfuric nồng độ 1N - Dung dịch chuẩn làm việc: Pha loãng dung dịch chuẩn trung gian thành các dung dịch chuẩn làm việc có hàm lượng thuỷ ngân lần lượt là 0,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0 và 10,0 mg/l bằng dung dịch axit nitric nồng độ 1N 4 Phương pháp tiến hành 4.1 Vô cơ hoá mẫu a Cân khoảng 1,00g mẫu sao cho khối lượng khô không nhiều... nắp đậy kín bình lại b Ðể bình vào tủ sấy đã đặt ở nhiệt độ 1500 C trong vòng 30 - 60 phút hoặc cho đến khi dung dịch trở nên trong c Lấy bình ra khỏi tủ sấy, để nguội đến nhiệt độ trong phòng rồi mở nắp và chuyển dung dịch mẫu vào bình định mức 250 ml Tráng rửa bình phá mẫu bằng khoảng 95ml dung dịch hoà tan (IV.3.2.d), rót nước rửa vào bình định mức và định mức bằng nước cất cho tới vạch rồi lắc đều... cho vào một lượng dung dịch thuỷ ngân chuẩn biết chính xác nồng độ Ðộ thu hồi tính được phải nằm trong khoảng từ 85% đến 115%, độ thu hồi trung bình phải lớn hơn 90% 5 Tính kết quả Hàm lượng thuỷ ngân trong mẫu thử thuỷ sản được tính theo công thức sau: C Hg = 10 −3 x m Hg x 250 M Trong đó: - CHg là hàm lượng thuỷ ngân có trong mẫu thử (mg/g); - mHg là hàm lượng thuỷ ngân có trong dung dịch mẫu tính... là thể tích dung dịch dùng để hoà tan mẫu thử (ml); - M là khối lượng của mẫu thử (g) VI Ứngdụng khác - Xác định hàm lượng đồng, sắt, kẽm trong rau quả bằng phương pháp pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) - Xác định hàm lượng asen trong rau củ quả bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) - Xác định hàm lượng Pb trong thuỷ sản bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ... các mẫu chuẩn với hàm lượng thuỷ ngân lần lượt là 0,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0 và 10,0ppb rồi xác định độ hấp thụ của chúng thông qua diện tích pic e Khi đường chuẩn có độ tuyến tính tốt, tiến hành bơm các dung dịch mẫu thử và mẫu trắng rồi xác định độ hấp thụ của chuẩn thông qua diện tích pic Tính hàm lượng thuỷ ngân trong mẫu thông qua đường chuẩn sau khi đã trừ đi mẫu trắng 4.4 Yêu cầu về độ tin cậy của . nồng độ 1N. - Dung dịch chuẩn trung gian 1mg/ml: Pha loãng 1ml dung dịch chuẩn gốc thành 1000 ml bằng dung dịch axit sulfuric nồng độ 1N. - Dung dịch chuẩn. loãng dung dịch chuẩn trung gian thành các dung dịch chuẩn làm việc có hàm lượng thuỷ ngân lần lượt là 0,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0 và 10,0 mg/l bằng dung dịch