Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1
QUANG THI PHUQNG
NGHIEN CUU DAC DIEM NONG SINH HQC VA
MOT SO BIEN PHAP KY THUAT DOI VOI
QUYT CHIENG CO, THANH PHO SON LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRÒNG
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 2
QUANG THI PHUQNG
NGHIEN CUU DAC DIEM NONG SINH HOC VA MOT SO BIEN PHAP KY THUAT DOI VOI
QUYT CHIENG CO, THANH PHO SON LA
Nganh: KHOA HOC CAY TRONG
Mã số ngành: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRÒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN MINH TUẦN
THÁI NGUYÊN - 2016
Trang 3
văn này là trung thực và chưa được sử dụng đê bảo vệ một học vi nao
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn góc Thái Nguyên, tháng 1] năm 2016
Tác giả
Trang 4LOI CAM ON
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Minh Tuấn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, phòng kinh tế thành phố Sơn La tỉnh Sơn La, các hộ gia đình mà tơi thực hiện
nghiên cứu đề tài tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh đề tài luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Quang Thi Phuong
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN -22-2222222222212221222112211221121112111211121112111 11121 cee i 009.) 09 ii 0/9092 4 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT -2¿22++222+++22++2zsse+csvez vii
DANH MUC CAC BANG vieecesssssssssessesssessesssessvessesenessscssssssessvessesssessnessesnee viii
DANH MUC CAC HINH .escsssessssesssecssscssuesssscesscsssecssecssscsssecssecssscsssccsnecasecsses x 09671070575 ~ ƠƠƠ,ƠỎ 1 1 Tính cấp thiết của đề tài -¿-©22- se cs 2E 322112715271111211121111 111 xe 1
2 Muc tiéu, yéu CAU Cla AE tie eccecscssecsesssessessessesseescsecsessessaesstestesscsecsecees 2 3.Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của đề ti ceceeceececcssecseseesesseceesecsecseseesecseeeeeees 2
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU - -«-s<s<ssesseevseessee 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tải .-s- s- + St+2x+EE2ESEEEEEEEEEEEEkeEkrrrrkerkerrreereee 4
1.1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của
cây Quýt Chiềng CỌ - + ©22+EE2EEEE1E2E1227157112717112111211111111111 1 4
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá: - - -5âô<+++ 4 (QUA ::22071516151616115019570G105035X0ISEG4.SE13SENSENGESETSXESGGASEEESESEEXNNSESSSSRISVSETSISNSEERERSSESGEEAS 5 1.2 Nguồn gốc và phân loại cam quýt 2-2¿+2++£++++£z+z+zxz+czseee 5 1.2.1 Nguồn gỐc ©5¿ 222122 3221127112112711211121111121111111.11 1111k 5 1.2.2 Phân loại cây ăn quả CÓ THÚI - 5< 55+ £*E+E+sEEeEeEekeseeekrsersee 6
1.3 Đặc điểm thực vật của GAY COTM nissggua195100111504585534619S5SEG25SDS389103960885E 7
1.3.1 Rễ cây ăn quả có múi - + + ©+2+£+E+2ESEE2EEEEEEEkerkerkrrerrrrree 7
Trang 61.4 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cam quýt z 2 sz+zsz=s+2 10
na 10
1.4.2 Ánh sắng :-©2s< 22s 2k2E1221117121171111.11111111.11 11111111 11e xe 10 1.4.3 Âm độ và liên Ha 10
1.4.4 Yêu cầu VỀ giÓ -2s- 222 S2 EE12211271127121171121121111 21111 E1exe 11 1.4.5 Yêu cầu về đất trOng .ecccscccecsesssessssesssesssessseessessseessseessesssseesseessensseeess 11 1.5 Một số nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới và Việt Nam 12
1.5.1 Một số nghiên cứu cây về cây ăn quả có múi trên thế giới 12
1.5.2 Một số nghiên cứu về cây ăn quả có múi ở Việt Nam - 16
1.5.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây ăn quả tại tỉnh Sơn La 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 2-2-2 s+2EE+EE22EE£EEESEEEEEESEEEEEEEEEEEEerrkerree 22 2.2: Vật liệu;nghiÊH GỨU sss¿:ssssx5s5615415556616558051800 103 t0486541381158551881003638565400S6 22 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 2-2 s2 +++£++£sz+xe+rxezrxee 23 2.4 Nội dung nghiên cứu và pháp nghiên cứu s5 <+c<+xssx<ss2 23 2.4.1 N61 GUNS HEHE CU ccccwnssceserememermenensmemamnrnncamenenes 23 2.4.2 Phương pháp nghiÊn CU cceeceeeseeeeeeseeseeeeeeeseeseeeeeeceeeaeeeeeeeeeaeeaeees 23 2.5 Phương pháp xử lý - cá 1kg TH TH ng rệt 29 Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Đặc điểm nông sinh học của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La 30
3.1.1 Đặc điểm hình thái của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La 30
3.1.2 Thời gian sinh trưởng của quýt Chiềng Cọ, thành phó Sơn La 33
3.1.3 Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong điều kiện tự nhiên 35
3.1.4 Tý lệ đậu quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La - 36
3.1.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng của quýt Chiéng Co, thành phố Sơn Lịa - 22 2 ©2£+SE2+EE£EEE+EESEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEkrrkerrkee 37 3.1.6 Chất lượng quả của quýt Chiềng Cọ, thành phó Sơn La 38
Trang 73.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa của quýt Chiềng
Co, thành phố Sơn La . - 2 ©22£©+£2E£+2EE+EEEtEEEEEEEEtEEECEEEEEEEErrrkerrkerree 39 3.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của quýt Chiềng
Co, thành phố Sơn La .- 2-2 ©2£©+£+EE££EEE2EE£2EEEEEEEtEEEtEEEEEEEErrrrrrrrerree 40
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích thước quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La -2- 2522225225222 4I 3.2.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của quýt Chiềng Cọ - TP Sơn La 2¿¿52 45
3.2.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La - 2-22 + +E+EE22EE£2EESEEE2EE22EE2E1E2E1711271271712 21 xe 48
3.2.6 Ảnh hưởng của phun phân bón lá đến tình hình sâu, bệnh hại
chính trên cây quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La -2- 522 51
3.2.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất
quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn Laa . 2-2-2 +22£E2£E£+EE£2£E+£E+z£xzzre2 52
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất, chất
lượng giống quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La ¿-5225+ 54 3.3.1 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến kích thước quả và một số
thành phần cơ giới quả của quýt Chiềng Cọ, thành phó Sơn La 54
3.3.2 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất của quýt Chiềng
Co, thành phố Sơn La . - 2 ©22£©+£2E£+2EE+EEEtEEEEEEEEtEEECEEEEEEEErrrkerrkerree 56 3.3.3 Ảnh hưởng của vật liệu bao quá đến chất lượng của quýt Chiềng
Cọ, thành phố Sơn LLa +- 2 ©2+S£+EE+EEE+EE+EEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrrree 57 3.3.4 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tình hình phát sinh, phát
Trang 83.3.5 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La . : 2z z22+z+2++zzzs+2 60
KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, . 2- << csssseceseessersersserssesse 62
ñm na 62
2 Để nghị, 22-55-22 StEEEEEEEE12213211271121171117121171.1121111 111.1 1e re 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO -2<-ss©ss°+ss++ss+Evsseevsseerssserse 63
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MUC CAC TU VIET TAT
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
Trang 10DANH MUC CAC BANG
Bang 3.1 Dac diém than, canh, hinh dang tan cua quyt Chiéng Co,
thanh ph6 Son La sccccsccssessessessessessseseesseseeseeseesecsessessesseeseeseanes 30
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái lá của quýt Chiềng Cọ, TP Sơn La 31 Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái hoa của quýt Chiềng Cọ, TP Sơn La 32 Bảng 3.4: Đặc điểm quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (cây 8
năm tuôổi) 5+ 2t E2 TH hư 33
Bang 3.5: Thời gian sinh trưởng các đợt lộc của quýt Chiéng Co,
thành phố Sơn La năm 2015 .- ¿2 252 ++2++x+z+zszxzz+e2 34
Bảng 3.6: Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La năm 20 1 5 2-2-2 +cs+E+E+E+E+E+zzxzzzrez 35
Bảng 3.7: Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong điều kiện tự nhiên của quýt Chiểng Cọ, thành phố Sơn La năm 2015 35 Bang 3.8: Tỷ lệ đậu quả của của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La 36 Bảng 3.9: Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La -. .:-2-2c+z5+552 37 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu chất lượng của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La 38 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa của quýt Chiềng
Cọ - TP Sơn La - S311 v1 vn re 39
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đậu quả của quýt
Chiéng Co - TP Sơn La ¿2+ 252+E+E££E+E+E+E£EzEerrkzreree 40
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích thước quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La 43 Bang 3.14: Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của quýt Chiềng Cọ, thành phó Sơn La 46 Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng của quýt
Chiềng Cọ - TP Sơn La 25+ 2+2 SE+S22E+E2EExzErxersrrrrs 48
Trang 11Bảng 3.16 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La khi sử dụng phân bón lá Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La -5- 5+:
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến kích thước qua va mot
số thành phần cơ giới quả của quýt Chiềng Cọ, thành phố Bảng 3.19 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất của quýt
Chiềng Cọ, thành phố Sơn La - 2-2-5252 £2£2+E+£z£ezs Bảng 3.20: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến chất lượng của quýt
Chiềng Cọ - TP Sơn La 2-52 ©++S22E+S22E£EE+E£EeEEzEcrsereei
Bảng 3.21 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tình hình phát sinh, phát triển của ruồi đục quả hại của quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn Lịa -¿-:- + +s+E+EEE+ESEEEE2EEEEEE2112311121 111 E xe Bảng 3.22 Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến hiệu quả kinh tế trong
Trang 12Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao quả của quýt Chiềng Co, thành phố Sơn La qua các giai đoạn sinh trưởng 44 Hình 3.2: Động thái tăng trưởng đường kính quả của quýt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La qua các giai đoạn sinh trưởng . 44
Hình 3.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất quýt Chiéng Co, thành phố Sơn La . 53 Hình 3.4: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La 2- 522 61
Trang 13Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người cũng như trong nền kinh tế quốc dân của mỗi Quốc gia Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp của cả nước nói chung và của mỗi vùng miền nói riêng
Mỗi loại cây ăn quả có vai trị riêng biệt cũng như khả năng thích nghỉ đối với từng vùng sinh thái khác nhau Ở nước ta trong những năm qua, nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và làm thay đổi bộ mặt kinh
tế của vùng, ví dụ vùng Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ
An); Vải Thiều - Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương); Thanh
Long - Bình Thuận, Long An
Cây quýt (Cifrus reficurara) là một trong những loại cây ăn qua có giá trị kinh tế cao trên thị trường Quả quýt ăn tươi có tác dụng bồi bổ sức khoẻ cho con người, hàng năm tạo ra một lượng hàng hoá lớn trên thị trường Quýt ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả q vì có mã quả đẹp, vị ngọt, hương thơm nên rất hợp với khẩu vị của người Á Đông Hiện tại có rất nhiều giống quýt ngon như: quýt Bắc Sơn, quýt Quang Thuận Bắc Kạn, quýt Đường canh, quýt Sen Yên Bái
Sơn La là một tỉnh miền núi có khí hậu, đất đai phù hợp để phát triển
nhiều loại cây ăn quả có giá trị như nhãn, mận, chuối, xoài và cam, quýt
Theo Niên giám Thống kê năm 2015 [5], diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La
đạt 19.593 ha chiếm 39% tổng diện tích cây lâu năm và gần 5,5% diện tích
đất nơng nghiệp Phân bố cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các huyện: Sông Mã (4.805ha); Mộc Châu (2.951ha); Yên Châu (2.487ha); Mường La (2.347ha)
Quýt Chiềng Cọ là loại cây ăn quả lâu năm được dân tộc Thái trồng tại
Trang 14chưa được người dân quan tâm về kỹ thuật trồng, việc chăm sóc bón phân, cắt
tỉa tạo tán chưa đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng quả như: cây bị già cỗi, còi cọc, nhiều sâu bệnh
hại, tỉ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, tép khô, quả chua, vỏ quả dày và rám vỏ, mẫu mã quả không đẹp không đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, giá thành rẻ nên hiệu quả kinh tế của người trồng quýt Chiềng Cọ khơng cao
Vì vậy, để nâng cao năng suất, chất lượng quả và để gìn giữ, phát triển
các đặc tính quý của giỗng Quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La thì việc nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La” là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn
2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2.1 Mục tiêu
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của giống quýt Chiềng Cọ và xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đến năng suất, chất lượng
cho giống quýt Chiềng Cọ tại thành phố Sơn La, tỉnh Son La
2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, ra hoa đậu quả của giống quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá và vật liệu bao quả đến năng suất và chất lượng giống quýt chiềng cọ, thành phố Sơn La
3.Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về một số đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sự ra hoa, đậu quả và năng suất sản lượng của giống quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La
Trang 15ở nước ta
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 161.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của cây Quyt Chiéng Co
Trong các loại cây ăn quả, cùng với nho, cây có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất Quá trình sinh trưởng, ra hoa, kết quả chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh
sáng, đất đai, khí hậu (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [11]
Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái noi trồng trọt, trong chu kỳ sống
một năm, cam quýt thường ra 3 - 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu và Đơng) Q
trình ra lộc ở cam quýt có liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách
năm và khả năng điều chỉnh cân đối giữa bộ phận dưới mặt đất và bộ phận
trên mặt đất, quá trình ra lộc năm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của
năm sau Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý dé điều khiến quá trình ra lộc
sẽ hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng
cành mẹ của cảnh quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận dưới và trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh hại sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
của cam quýt (Bùi Huy Kiểm, 2000) [13]
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá:
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiên
hàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rất
cần thiết
Nghiên cứu cải tiến các phương pháp phun phân bón lá cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng Theo Nguyễn Thị
Thuận và cộng sự phân bón qua lá cung cấp nhanh, kip thoi các chất dinh
dưỡng đa lượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và
Trang 171.1.3 Cơ sở khoa học của việc sử dụng biện pháp bao quả cho cây ăn quả
Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phô biến đối với tất cả
các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu,
bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tấn công, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả (Phạm Hồng Sơn, 2006) [17]
Tuy nhiên, hiệu quả của việc bao quả phụ thuộc vào từng loại quả, thời
điểm bao và vật liệu bao, đặc biệt là thời điểm bao Bao quả bằng các vật liệu giấy báo và bao xi măng đều cho kết quả tốt, tỷ lệ sâu bệnh trên quả giảm rõ
rệt (Phạm Hồng Sơn, 2006) [17]
Đối với cây có múi nói chung bao quả có những lợi ích trực tiếp như
sau: Bao quả chống được sâu, ruồi đục quả, ngài chích hút, chim, thú và bệnh
hại quả Bao quả giúp hình thức bên ngồi bóng đẹp, đồng đều, it bi ram béi
nắng, không bị trầy xước do gió bão, mưa đá, sương muối hay một số nguyên nhân khác nâng cao độ bóng đẹp cho trái cây, cải thiện chất lượng về mỹ quan, nâng cao độ ngọt, độ tươi mềm của trái cây, cải thiện chất lượng bên trong của quả Đồng thời làm quả chín sớm, chín đồng đều hơn nên có khả năng cạnh tranh bán sớm trên thị trường và giá thành cao hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, gia tăng thu nhập cho người trồng Túi bọc quả có thể kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch, giảm bớt lượng sử dụng thuốc
trừ sâu tạo nên nền sản xuất an toàn, than thiện với môi trường, tăng được thu
nhập, đây mạnh xuất khẩu (Phạm Hong Son, 2006) [17]
1.2 Nguồn gốc và phân loại cam quýt 1.2.1 Nguồn gốc
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng nguồn gốc của cây có múi
(Cirus) ở Đông Nam Chau A, trai dai tr Dong A Rap toi Philippine va từ
Trang 18trung tâm phía Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên quan trọng của các
loài cây có múi (Trần Thế Tục, 1980) [26]
Quê hương của các loài quýt (Citrus reticulate Blanco) được cho là ở Đông Dương và Nam Trung Quốc được những thương gia mang tới miền Đông Ấn Độ Vùng sản xuất truyền thống của quýt là ở Châu Á Quýt được đưa đến Châu Âu muộn hơn nhiều so với các cây có múi khác (Nguyễn Thế
Huấn, 2015) [1 1]
Sự di chuyên của cây có múi từ Ấn Độ đến Châu Phi xảy ra trong khoảng
những năm từ 700 - 1.400 và các lồi cây có múi khác nhau, đặc biệt là chanh
giấy và cam đã được nhập nội tới các nước Châu Mỹ bởi những người định cư và các nhà thám hiểm ở vùng Địa Trung Hải thuộc trung tâm Hispaniola và Bahia, Braxin Cuộc hành trình của cây có múi tới các vùng Châu Mỹ cịn do các
tín đồ thiên chúa giáo La mã (Roman Catholic Church) đã phát triển nhiều cây ăn quả trong đó có cây có múi (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [1 1]
Cũng có một số tác giả khác cho rằng nguồn gốc các loại cây có múi ở
vùng Nhiệt đới và Á Nhiệt đới thuộc vùng Châu Á, Thái Bình Dương (Herett
và Cs, 1962) [42]
Tóm lại, tuy ý kiến của các tác giả có khác nhau song về cơ bản đều thống nhất là các loại cây ăn quả có múi trồng trên thế giới hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu Á, bao gồm cả Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và Miễn Điện Nằm trong khu vực này, Việt Nam cũng là nơi phát sinh của một số loài và giỗng cam, quýt tồn tại cho đến nay
1.2.2 Phân loại cây ăn quả có múi
Các loại cây ăn quả có múi được trồng phỏ biến hiện nay đều thuộc 3 chỉ: Ciưrus, Fortunella và Poncirus Ba chỉ này có quan hệ gần gũi, có đặc điểm chung về sinh sản và được phân nhóm dưới tông Cireae, tông phụ
Trang 19chanh, bưởi thuộc chi C/rus (gồm 2 chi phu 1a Eucitrus và Papeda), tộc
Citreae, ho phu Aurantoideae, ho Rutaceae, b6 Geranial
Nhóm quyt Citrus reticulata tap hợp khá nhiều loài va dang lai của các
vật liệu trong và giữa lồi, có một số đặc điểm riêng biệt Đặc điểm phân biệt
rõ nhất của các giống thuần, giống lai thuộc nhóm quýt là rat dé bóc vỏ, vỏ khơng có vỏ xốp trắng Nhóm quýt được chia thành 5 phan nhóm:
- Quýt Dia Trung Hai (C.deliciosa Tan)
- Quyt Satsuma (C.unshiu Marc) - Quyt Kinh (C.nobolis Lour)
- Quyt Dai tra (C.reticulata Blanco) - Quyt qua nho
Ngày nay có hàng loạt các thể đột biến của quýt Sasưna, một số có nguồn gốc phơi tâm đã được phát hiện ở Nhật Bản và Tây Ban Nha Giống
quýt được trồng rộng rãi nhất thế giới là giống Ponkan, đặc biệt ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Philippin và Brasil (Nobumasa Nito, 2004) [47]
Theo Võ Văn Chi (1997) [4], ở Việt Nam chỉ Citrus cé II loài Theo Pham Hoang H6 (1999) [10] chi Citrus 6 Việt Nam có 25 lồi cả trong trot va hoang đại (có 4 lồi có tên qt), phần lớn là cây thích nghi rộng, được trồng rộng rãi ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam
1.3 Đặc điểm thực vật của cây có múi
Theo nhiều tài liệu công bố Akihama và Nito (1996) [35], Lohar và
Lama (1997) [46] Chen (1999) [37], Hoàng Ngọc Thuận (2002) [22] .cây ăn
quả có múi gồm các bộ phận thực vật cơ bản được mô tả như sau:
1.3.1 Rễ cây ăn quả có múi
Rễ cây ăn quả có múi thuộc loại rễ cọc như hầu hết các loại cây 2 lá mam
Trang 20năm của các loài, giống biến động đáng kể tuỳ thuộc chủ yếu vào loại đất, tầng
dầy của đất, chế độ canh tác, tuổi cây .và hình thức nhân giống (gieo hạt, chiết,
ghép, giâm) Rễ mới ra thường có màu trắng, rễ già hơn thì có màu hơi nâu vàng Khi rễ chuyên sang màu nâu đậm sẽ chết đi
1.3.2 Thân, cành cây ăn quả có múi
Cây có múi có dạng cây thân gỗ, cây bụi hoặc cây bán bụi tuỳ loài Một
cây trưởng thành có thể có 4 - 6 cành chính Hình thái tán cây rất đa dạng: có
loại tán rộng, có loại tán thưa, phân cành hướng ngọn hoặc phân cảnh ngang:
tán hình cầu, hình trịn, hình tháp hoặc hình chổi xế Cành có thể có gai hoặc khơng có gai, cũng có thể có gai khi còn non và rụng gai khi cây lớn và già Một số giống, loài khơng có gai nhưng khi nhân giống bằng hạt lại xuất hiện gai trên thân và cành, nhưng ở cấp cành càng cao thì gai càng ít và càng ngắn (Hồng Ngọc Thuận, 2002) [22] Trên cây cam quýt mọc 2 loại cành chủ yếu: cành dinh dưỡng và cành mang quả Cảnh dinh dưỡng mang cành hoa quả là
cảnh mẹ
1.3.3 Lá cây ăn quả có múi
Lá thường có 2 mặt (mặt lá và lưng lá), mặt lá có mơ dậu, chứa nhiều
nhu mô diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp Độ dày của mô diệp lục thay đổi tuỳ theo giống Lưng lá có mơ xốp, nhiều khí khơng tập trung, phân bố ở mặt lưng lá (mật độ khí khổng phụ thuộc vào từng giống như chanh có 650 khí
khơng/mm2, cam khoảng 480 - 500 khi không/mm?) Trong năm cây thường
ra 4 đợt lá, lá mùa Xuân, lá mùa Hè, lá mùa Thu và lá mùa Đông Tuổi thọ,
kích thước của lá tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc và khả
năng dinh dưỡng của cây Tuổi thọ của lá cam quýt từ 2 - 3 năm tuỳ theo vung sinh thai, vi tri lá và tình trạng sinh trưởng của cây và cảnh mang lá, vị trí của cấp cành (Davies và Albrigo, 1994) [38] Hình thái, độ dày mỏng, kích
Trang 211.3.4 Hoa cây ăn quả có múi
Hoa cam, quýt thuộc loại hoa lưỡng tính, có khả năng tự thụ phan dé
phát triển thành quả Hoa cam, quýt có 2 loai: hoa du va hoa di hinh Hoa di canh dai, mau trang mẫu 5, mọc thành chùm hoặc đơn độc Nhị có thể có phấn hoặc khơng có phấn, số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng, nhị hợp Bầu thường có 8 - 14 ơ (múi cam quýt) Đa số các lồi hoa có mùi thơm hấp dẫn Các loại trong chi citrus hoa, qua đều đậu trên cành 1 năm, ít khi
ra quả trên cảnh năm trước (FETC, 2005) [25] Theo Nobusama Nito (2004)
[47], số lượng nhị hoa của cam quýt có từ 18 - 40 nhị, màu trang; hạt phấn màu vàng có 4 thuỳ; hoa của bưởi và cam đắng thường to; còn hoa cam ngọt, chanh thường có kích thước nhỏ hơn
1.3.5 Quả và hạt cây ăn quả có múi
Quả của cây có múi thường có dạng hình cau, hinh cau hoi det, qua det hoặc hơi thn; cịn màu sắc thịt quả được quyết định bởi tỷ lệ 2 sắc tố beta
caroten và Sabtophil Quả có từ 8 - 14 múi, có thể có 0 - 20 hạt hoặc nhiều
hơn Quả cam, quýt gồm 3 phần cơ bản: vỏ quả, thịt quả và hạt
Vỏ quả: Gồm 2 lớp: lớp vỏ ngồi (Ngoại quả bì) và lớp vỏ giữa (Trung
quả bì) Lớp vỏ ngồi bao gồm lớp biểu bì trên và biểu bì dưới Lớp biểu bì có
chức năng làm giảm tốc độ bốc hơi nước của quả; Lớp vỏ giữa gồm 2 lớp đó là lớp sắc tố vỏ quả: gồm có nhiều túi tinh dầu và lớp trắng vỏ quả, lớp trắng này dày hay mỏng chủ yếu do đặc tính giống
Thịt quả: Do nội bì phát triển thành, gồm các múi, giữa các múi có
Trang 22Hạt: Nhìn chung, hạt cam, quýt là hạt đa phơi, cịn hạt bưởi đơn phôi; nhũ phôi hạt cam quýt thường màu xanh nhạt, còn nhũ phôi hạt bưởi màu trắng lục Trong hạt cam qt có I phơi hữu tính do thụ tinh và phơi vơ tính được hình thành do sự phân ly tế bào ở tâm không qua thụ tinh Cây con mọc từ phơi hữu tính thường nhỏ, yếu còn cây con mọc từ phơi vơ tính thường khoẻ và giữ
được đặc tính tốt của cây mẹ (Hoàng Minh Tấn và Cs, 2000) [18]
1.4 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cam quýt 1.4.1 Nhiệt độ
Theo Trần Thế Tục (1980) [26], và nhiều tác giả khác cho rằng cây
cam, quýt, chanh, bưởi sinh trưởng được trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39 °C,
nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-27 °C Tai nhiét độ thấp -5 °C có một số giống
có thể chịu được trong thời gian rất ngắn Khi nhiệt độ cao trén 40 °C kéo dài trong thời gian đài trong nhiều ngày cam quýt sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo
Ở các vùng lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao từ 1.700 - 1.800 m so với mực nước biên vì những vùng này mùa đơng thường có tuyết
rơi và nhiệt độ xuống tới - 4 °C (Nguyễn Thế Huấn, 2015) [1 1] 1.4.2 Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu (1996) [9] và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa
sáng, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 - 15.000 lux, tương ứng với 0,6cal/cm? Tuy nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng ta cần bồ trí mật độ hợp lý như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam quýt nhất thiết phải bố trí nơi thống, có thể trồng cây chắn gió
1.4.3 Âm độ và lượng mưa
Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và âm vì vậy cam quýt là cây ưa âm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển (Bùi Huy
Kiểm, 2000) [13]
Trang 23Cam quýt yêu cầu độ âm khơng khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này
không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng Nếu độ âm khơng khí q cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam quýt, ẩm độ khơng khí q cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện tuong ram nang va nut qua (Tran Thé Tuc va Cs, 1995) [27]
Theo Hoang Ngoc Thuận (2000) [22], lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam quýt trên dưới 2.000 mm, Cam cần 1.200 - 1.500 mm, quýt cần nhiều hơn từ 1.500 - 2.000 mm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ đất bằng 60% độ âm bão hòa đồng ruộng
1.4.4 Yêu cầu về gió
Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cam quýt Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc
lưu thơng khơng khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng
tốt Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung về mùa mưa thường có gió bão gây đồ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh trưởng và năng suất của cây giảm rõ rệt Do vậy cần chú ý đến việc trồng các đai rừng chắn gió cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn
(Trần thế Tục và Cs, 1995) [27]
1.4.5 Yêu cầu về đất trong
Ở nước ta, cây cam quýt có thé trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất cát pha, đất bạc màu Tuy nhiên nếu trồng cam quýt trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao thì hiệu quả kinh tế sẽ cao
(Bùi Huy Kiểm, 2000) [13]
Cây cam quýt có thê trồng được trên đất có độ pH từ 5,0 - 8,5 nhưng
Trang 24Tóm lại, cam quýt có thé sinh trưởng, phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái ở Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh miền núi phía
Bắc của Việt Nam
1.5 Một số nghiên cứu về cây ăn quả có múi trên thế giới và Việt Nam 1.5.1 Một số nghiên cứu cây về cây ăn quả có múi trên thế giới
1.5.1.1 Về cải tiễn giống và nhân giống cây ăn quả có múi
Để tạo ra các giống quýt mới người đã áp dụng nhiều phương pháp
khac nhau như: chọn lọc cây phơi tâm trong q trình lai xa, chọn lọc từ các đột biến mầm (cam Washington navel là một ví dụ điển hình), tuyển chọn các
cây đầu dòng trong sản xuất (Janick và Moore, 1975-1981) [44]
Các nhà chọn giống người Nga đã chọn được hàng loạt giống cam chịu lạnh tốt, năng suất cao và phẩm chất không thua kém các giống ban đầu bằng phương pháp lai xa (Hoàng Ngọc Thuận, 1990) [20]
Ở Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Ban Nha những năm gần đây có xu hướng chọn tạo những giống quýt có thời gian chín kéo dài hơn giống
Satsuma géc (Dong va Cs, 2000) [39] Điển hình là tại Nhật Bản đã tạo ra
giống mới có thời gian chín qua s6m hon Satsuma nhu Miyagawa va Okitsu Wase, Clauselina Tai Trung Quốc các giống mới chọn tạo ra như Xinjin, Gongchuan và Nangan đã có thời gian chín quả kéo dài hơn Satsuma Giống Wenzho của Trung Quốc và giống Owaisi của Nhật Bản đều cho thu hoạch sớm từ tháng II - tháng 12 Hai giống đều có phẩm chất quả tốt, ít hạt và khối lượng quả trung bình 100 - 140 gr/quả
Hướng nghiên cứu chọn tạo cây cam quýt kháng bệnh virus tristeza (CTV) bằng chuyển nạp gen CTV cũng đang được một số nước như Trung
Quốc, Nhật Bản thực hiện đã tạo được 5 cay lai xoma có khả năng chống chịu
bệnh do vi khuẩn và virus tristeza gây ra bằng dung nạp tế bào trần giữa Caipira sweet orange (Citrus sinensis L Osbeck) voi Volkamer lemon (C
Volkameriana Pasquale), Cleopatra mandarin (C Reticulata Blanco), va Rough lemon (C.jambhiri Lushington) (Beatriz va Cs, 2001) [36]
Trang 251.5.1.2 Các nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây ăn quả có múi
Bón phân theo chuẩn đốn dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: chức năng của lá, quy luật bù hoãn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự đối kháng ion Từ 4 nguyên tắc này Emblenton và Reuther
(1973) [40], đã xây dựng được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá
gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích, cao và thừa Dựa vào thang tiêu chuẩn này người ta thường xuyên phân tích lá để biết được có cần hay khơng cần phải bón phân
Từ kết quả nghiên cứu, trạm thí nghiệm cam quýt Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón phân N:PzO::KaO; MgO:MnO:CuO là 1:1:1; 0,5:0,125:0,063; ty lệ này tương đương với cơng thức 8:§:8:4:1:0,5 Tuỳ tuổi cây, từ năm thứ nhất
đến năm thứ 6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo công thức trên từ
0,5 - 5,0 kg/năm (Turcker và cs, 1995) [52]
Theo Trung tâm kỹ thuật thực phẩm và phân bón (FFTC) Đài Loan
(2005) [25], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 lượng phân bón tính theo tuổi cây là như nhau đối với 3 nguyên tô N, PO; và KạO từ 50g/cây năm thứ nhất tăng dần đến 140 g/cây năm thứ 5 Khi cây đã cho thu hoạch, lượng phân bón theo
năng suất thu được Người ta tính được rằng nếu năng suất 50 tan/ha sẽ lấy đi
một khoảng dinh dưỡng 74,5 kg N/ha, 27,5 kg PaOzha và 123,5kg K›O/ha, do
vậy khi bón phân cần bón đủ lượng dinh dưỡng trên cộng với số lượng cần để
tạo chồi mới, lá mới và số lượng mất đi do rửa trôi Theo Samson (1986) [48],
bón phân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng thành, cây cho quả Công thức chung hợp lý để bón phân là N:P¿Os:K;O = §:2:8 với lượng bình quân là 0,75 kg/cây trong năm đầu tiên và tăng dần cho
đến 3,15 kg/cây khi cây được 10 năm tuôi
Trang 26đoạn sinh trưởng sinh sản Sau thụ phấn thụ tỉnh là quá trình đậu quả, tuy nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại và ngoại cảnh Hàm lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêm auxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng bổ sung thêm cho nguồn phytohooemon có trong phôi hạt vốn không đủ cho quá trình nảy mầm Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả
khó có thể rụng ngay được (Lockhart, 1961) [45]
+ Auxin:
Auxin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây đặc biệt là quá trình đậu quả và sự sinh trưởng của quả Nó được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả (Skoong, 1940) [47]
Ở Hawai nhiều cánh đồng đứa được phun dung dịch muối natri của ơ - NAA ở nồng độ 25ppm thì dứa ra hoa sớm hơn 2-3 tuần Auxin kìm hãm sự rụng của lá, hoa và quả, nồng độ sử dụng tuỳ thuộc vào từng loại quả ví dụ:
Cà chua, bầu, bí, cam, chanh nồng độ ơœ-NAA 10-20 ppm, 2,4D nong độ 5- 10ppm (Skoong, 1940) [49]
Theo Skoong (1940) [49] có thể dùng chất kích thích sinh trưởng với
liều lượng cao dé phun cho cam làm hoa rụng bớt đi đề tránh hiện tượng ra quả cách năm Chẳng hạn như NAA nồng độ từ 100 ppm, 200 ppm 500 ppm thấy kết quả như sau:
Theo Skoong (1940) [49], bổ xung thêm œ -NAA với nồng độ 10-
20ppm đề làm giảm sự rụng trái táo Sử dụng ơ -NAA ở nồng độ 40 ppm hay phun kết hợp với GAa nồng độ 40 ppm đã làm giảm sự rụng quả, gia tăng số quả có ý nghĩa khi thu hoạch so với đối chứng
Ở Trung Quốc phun 2,4D ở nồng độ 5-10 ppm vào mùa hoa cam đang nở rộ thấy tỷ lệ đậu quả tăng so với đối chứng, đường kính quả tăng 9%, sản
lượng tăng 34,2% (Skoong, 1940) [49]
Trang 27+ GA3 (Gibberllin):
Theo Lockhanrt (1961) [45], trong nhiéu trường hợp GAs kích thích sự
ra hoa rõ rệt, ảnh hưởng đặc trưng của GAa đến sự ra hoa là kích thích sự sinh
trưởng và phát triển của trụ nằm dưới hoa (ngồng), nó được coi là thành phần hoocmon ra hoa, có thể xử lý GA: để có hoa quả trái vụ
GA+ cũng có tác dụng trong việc phân hóa các cơ quan sinh sản đặc biệt là sự phân hóa giới tính đực và cái, kích thích sự hình thành hoa đực và ức chế quá trình hình thành hoa cái, chính vì vậy mà người ta đã sử dụng GAa để điều khiển số lượng hoa đực của các cây họ bầu bí (Lockhart, 1961) [45]
1.5.1.4 Về phòng trừ sâu bệnh hại
Cây ăn quả có múi nói chung và cây cam quýt nói riêng có khá nhiều sâu bệnh hại, đặc biệt có những bệnh rất nguy hiểm gây huý diệt hàng loạt nhu bénh tristeza, greening 6 Brasil, Tay Ban Nha va Venezuela (Whiteside va CS, 1988) [53]
O Nhat Ban da ghi nhận 240 loài côn trùng va nhén hai; tai 14 tinh
miền nam Trung Quốc ghi nhận 489 loài chân khớp gây hại trên cam quýt;
Đài Loan có 167 lồi, Malaysia có 174 lồi, ở Án Độ có 250 loài (Nobumasa
Nito, 2004) [47]
Két hợp các biện pháp hoá hoc va sinh hoc tao ra một hình thức gọi là
quản lý phòng trừ tổng hợp (IPM) đang là xu hướng chung các nước hướng tới Ở Cu Ba áp dụng IPM trên cam quýt đã giảm được 50% lượng thuốc hoá
học và làm tăng 20% lượng quả xuất khâu Tiến bộ đáng ghi nhận nhất trong
Trang 281.5.2 Một số nghiên cứu về cây ăn quá có múi ở Việt Nam
1.5.2.1 Thu thập, bảo tôn, đánh giá và sử dụng nguồn gen cây ăn quả có múi Hoạt động thu thập bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gen cây ăn quả có múi nói chung và cây cam nói riêng ở nước ta bắt đầu từ rất sớm, nhiều nguồn øen cam quýt đã được thu thập và nhập nội (Bùi Huy Đáp, 1960) [7] Tuy nhiên công việc này thực sự được quan tâm và tiến hành bài bản từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX (Đỗ Đình Ca, 1996) [1]
Năm 1992, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ đã tiến hành điều tra thu thập nguồn gen cây ăn quả có múi ở các tỉnh miền Bắc, đã thu thập mô tả được 185 mẫu giống thuộc I1 loài Tuy nhiên đến năm 2000, tập đoàn quỹ gen cây ăn quả có múi chỉ còn lại 24 giống (Đỗ Đình Ca, 1996) [1]
Trong giai đoạn 2001 - 2003 trong khuôn khổ dự án IPGRI - ADB - TET project, Trung tâm Tài nguyên thực vật kết hợp với Viện nghiên cứu cây ăn quả
miền Nam đã thu thập được 188 nguồn gen cây có múi (IPGRI, 2004) [43]
Việc tiếp cận kỹ thuật mới, hiện đại đặc biệt là áp dụng kỹ thuật chỉ thị ADN (AFLP, SSR) vào việc nhận diện một sỐ giống cây ăn quả đặc sản, xác
định đa dạng và quan hệ di truyền, tìm ra bộ chỉ thị phân tử đặc hiệu cho các giống cây ăn quả có múi đặc sản cũng đã được tiến hành ở một số viện, trường
Đại học và trung tâm tài nguyên thực vật Năm 2004, Trịnh Hồng Kiên và cộng
sự (2004) [12] đã sử dụng kỹ thuật SSR đề nghiên cứu đa dạng di truyền 285
mẫu giống cây ăn quả có múi đã thu thập được tại Việt Nam Trần Thị Oanh Yến và cộng sự (Viện Cây ăn quả miền Nam), năm 2003 cũng đã sử dụng maker SSR đề xác định tính đa dạng di truyền của một số giống cam quýt ở các
tỉnh phía Nam (Đỗ Đình Ca, 2009) [3]
1.5.2.2 Nghiên cứu cải tiễn giống và nhân giống
Công tác nghiên cứu chọn tạo cây ăn quả có múi đạt được trong thời gian qua tập trung chủ yếu theo hướng tuyển chọn cây ưu tú của các giống đang trồng trong sản xuất, tuyển chọn từ nguồn quỹ gen trong tự nhiên và
Trang 29khảo nghiệm các giỗng nhập nội Các tài liệu đã cơng bó, tập trung khá nhiều vào kết quả điều tra, đánh giá tuyên chọn các dòng, giống bưởi địa phương, trong đó tập trung chủ yếu vào các giống bưởi nổi tiếng của Việt Nam như: bưởi Năm Roi, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch, bưởi Da Xanh, bưởi Đường
Lá Cam (Trần Thế Tục và CS, 1995; Đào Thanh Vân, 1997; Trần Thị Oanh Yến và CS, 2006) [27] [31] [341
Trần Thế Tục và cộng sự (2001) [27] đã tuyển chọn được 16 cây đầu
dòng thuộc các giống cam Sành, quýt Đỏ, quýt vỏ Vàng và quýt Chum ở lứa tuổi 8 năm và trên 30 năm sau trồng
Thông qua phương pháp chọn lọc từ các đột biến tự nhiên, Trần Thị Oanh Yến và CS (2006) [34] da tuyén chọn được 3 dong cam Mat không hạt: CMKH - 01, CMKH - 02, CMKH - 03 Hiện các dòng này đang được trồng khảo nghiệm, đánh giá tính ổn định, năng suất và chất lượng tại các tỉnh phía Nam
1.5.2.3 Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác
Các nghiên cứu về phân bón và sử dụng phân bón đã được nghiên cứu trong những năm gần đây trên cây có múi, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu trên cây bưởi, tiếp đến là cam
Theo Nguyễn Hữu Thoại, Nguyễn Minh Châu (2005) [19], bón phân
hữu cơ đã cải thiện độ chua, làm tăng hàm lượng mùn của đất, làm tăng phẩm
chất quả bưởi Năm Roi sau bảo quản 30 ngày
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất và phẩm chất bưởi Đường Lá Cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai, Huỳnh Ngọc Tư và cộng sự (2005) [29] kết luận, bón cho mỗi cây trong năm với lượng 800g N: 500g P;Os:700g K;O cho năng suất cao và chất lượng tốt
Đỗ Đình Ca và Nguyễn Việt Hưng (2005) [2], nghiên cứu ảnh hưởng
Trang 30ở bưởi Phúc Trạch Theo Phạm Thanh Minh (2005) [16], để điều khiển bưởi
Da Xanh ra hoa theo ý muốn, có thể bón 200g NPK, tưới nước đẫm, sau
tuần dùng kéo cắt khoảng 70% lá trên cành chỉ chừa lại phần ngọn, khoảng 25 ngày sau trên vết cắt sẽ xuất hiện chồi non, những chồi này sẽ mang những mầm hoa và cho quả Những năm gần đây phân bón lá như Pomlor, Kivica sản xuất trong nước cũng đã được sử dụng khá phổ biến trên cam và bưởi đưa
lại hiệu quả tăng năng suất, chất lượng rõ rệt
Trồng xen cây họ đậu, cây phân xanh trên vườn trồng cam quýt, dé bồi dưỡng đất, làm tăng thêm độ màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng khoáng cho đất, hạn chế được cỏ đại, chống xói mịn và giữ âm cho cây cũng được các cơ quan khoa học khuyến cáo cho người trồng cam quýt Hoàng Ngọc Thuận (1994) [21]; Ha Minh Trung và CS (2001) [24]
Kết quả nghiên cứu và trồng xen ổi Xá Lị Nghệ trong vườn cam Sanh
do các nhà khoa học Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiến hành, tại
vườn nhà ông Lê Văn Bảy, xã An Thới Đông (Cái Bè - Tiền Giang) cho thấy
có khả năng hạn chế rầy chồng cánh và rầy mềm (tác nhân truyền bệnh Greening và bệnh Tristreza) Trồng 60 cây cam Sành và 60 cây ổi trong 1.000m2 vườn qua 6 lần ra đọt non, khơng có rầy mềm và rầy chồng cánh xuất hiện trên vườn Mô hình xen ổi với cây ăn quả có múi đã được Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhân rộng hơn 131 ha ở Đồng bằng Sông Cửu
Long (Lê Quốc Điền và Cs, 2009) [8]
1.5.2.4 Nghiên cứu về phân bón lá trên cây ăn quả có múi
Theo Hồng Minh Tấn và cong su (2000) [18], trong thé giới thực vat nói chung và cam quýt nói riêng, lá cây ngồi chức năng là thốt hơi nước, quang hợp còn có vai trị quan trọng trong việc hấp thu các chất đinh dưỡng cho cây
Các kết quả nghiên cứu đều khăng định rằng khi bón phân qua lá dạng
hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân Tuy nhiên, hiệu quả của
Trang 31phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng Các loại phân bón lá đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix FT, Komix, Superzin
K, Thiên nông Poster (Nguyễn Thị Thuận và cs, 1996) [23]
Các loại phân bón lá như Komix FT, Komix Superzin K, Thiên nông,
FoFer va Pomior, da co tac dụng tốt trên một số loại cây trồng như: Rau, cả phê và một số cây ăn quả, có tác dụng hạn chế rụng quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã quả (Nguyễn Thị Thuận và cs, 1996) [23]
1.5.2.5 Nghiên cứu phịng trừ sâu bệnh hại
Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâu bệnh hại trên cây có múi trong những năm qua Kết quả của đề tài điều tra, nghiên cứu một số sâu bệnh hại và xây dựng biện pháp phòng trừ trên cây ăn quả có múi cho thấy, có 13 lồi sâu hại, các bệnh hại nguy hiểm là greening (vàng lá gân xanh), tristeza, phấn trắng, sẹo, thán thư Trên cơ sở đó đề tài đã đưa bộ thuốc đặc hiệu cho việc phòng trừ sâu bệnh hại chính dé khuyén cao cho người trồng cây ăn quả có múi (Ngơ Vĩnh Viễn, 2006) [31]
Viện Bảo vệ thực vật và Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã xác định được nguyên nhân và mô tả triệu chứng bệnh greening trên cây cam, quýt, bưởi Các nhà khoa học đã nghiên cứu áp dụng thành công các kỹ thuật
tiên tiến trong xét nghiệm chuẩn đoán bệnh như kỹ thuật PCR, ELISA và kỹ
thuật sảng lọc bệnh bằng kết hợp nuôi cấy mô phân sinh (meristem), ghép
đỉnh sinh trưởng (Shoot - tip - grafting) với xét nghiệm bằng PCR, ELISA dé
sản xuất cây sạch bệnh cũng đã được triển khai có hiệu quả ở nhiều Viện, trường Đại học và một số địa phương trong nước (Bùi Thị Ngọc Lan và Lê
Thị Thu Hồng, 2003) [14] Gần đây Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam
Trang 32Long Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã khuyến cáo, nên sử dụng một số giống gốc ghép chịu được một số bệnh nguy hiểm như: Chấp Thái Bình, chanh sần, cam ba lá, cam chua Hải Dương, quýt Cleopatre trong nhân giống cây ăn quả có múi Đây là những thành quả đáng khích lệ, góp phần thúc đây phát triển ổn định cây ăn quả có múi ở Việt Nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1999) [32]
1.5.2.6 Về biện pháp bao quả
Bao quả là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng phô biến đối với tất cả
các loại cây ăn quả, là một giải pháp kỹ thuật trong hệ thống phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp IPM, ngăn ngừa sâu bệnh tắn công, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và làm đẹp mã quả Đối với cây có múi nói chung và quýt nói riêng, bao quả có những lợi ích trực tiếp như sau:
- Bao quả chống được sâu, ruồi đục quả, ngài chích hút và bệnh hại
quả, nhờ đó hạn chế dùng thuốc sâu, bệnh
- Bao quả giúp hình thức bên ngồi bóng đẹp, đồng đều, ít bị ráắm bởi
nắng, không bị trầy xước do gió bão hay một số nguyên nhân khác
Tuy nhiên, hiệu quả của việc bao quả phụ thuộc vào từng loại quả, thời
điểm bao và vật liệu bao, đặc biệt là thời điểm bao vì liên quan đến sự phát
sinh phát triển của sâu, bệnh hại, sự sinh trưởng và phát triển của quả Bao sớm quả còn non có thê làm rụng quả và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển
của quả, ngược lại bao muộn, sâu, bệnh đã đẻ trứng hoặc nhiễm vào quả sẽ
không có tác dụng, do vậy việc bao quả phải căn cứ vào điều kiện sinh thái khí hậu cụ thể của từng địa phương để xác định thời điểm bao quả thích hợp Bao quả bằng các vật liệu giấy báo và bao xi măng đều cho kết quả tốt, tỷ lệ
sâu bệnh trên quả giảm rõ rệt (Phạm Hồng Sơn (2006) [17]
1.5.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây ăn quả tại tính Sơn La
Theo Niên giám Thống kê năm 2015 của tỉnh Sơn La [5], diện tích cây
ăn quả của tỉnh Sơn La đạt 19.593 ha (chiếm 39% tổng diện tích cây lâu năm
Trang 33và gần 5,5% diện tích đất nông nghiệp) Phân bố cây ăn quả tập trung lớn ở
các huyện: Sông Mã (4.805ha); Mộc Châu (2.951ha); Yên Châu (2.487ha);
Mường La (2.347ha) Tỉnh Sơn La đã áp dụng các tiến bộ khoa học mới nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các vườn cây ăn quả nói chung và các vườn cây ăn quả có múi nói riêng của tỉnh như: Mơ hình Cam: Hợp tác xã Cam Mường Thải (xã Mường Thải huyện Phù Yên): 5 ha; Hợp tác xã Văn Phúc Yên (Bản Phúc Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên) 2 ha; Mô hình Quýt: Tổ sản xuất Quýt Chiềng Yên (Bản Pà Puộc, xã Chiềng Yên,
huyện Vân Hồ) 2 ha; Mơ hình trồng và thâm canh cây Quýt tại các xã Mường
Thải, Mường Cơi Phù Yên 4 ha; Mơ hình cải tạo vườn Quýt tại bản Muông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La: 2 ha
Kết luận qua phân tích tổng quan:
Cam quýt với sự đa dạng về chủng loại, giống là một trong những cây ăn quả quan trọng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế ở trên thế giới và Việt Nam Những năm qua ở nước ta đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển cây ăn quả có múi, bao gồm các lĩnh vực thu thập bảo tồn, đánh giá và khai thác sử dụng nguồn gen, cải tiễn giống (phục
tráng và chọn tạo), nhân giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng
Trang 34Chuong 2
NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Giống quýt Chiềng Cọ 14 năm tuổi 2.2 Vật liệu nghiên cứu
- Phân bón lá
+ Phân bón lá K-H No 3: Là phân bón lá hữu cơ sinh học do công ty Cổ phần Thanh Hà Sản xuất Tác dụng nuôi quả, quả to, tăng năng suất, chất
lượng quả Thành phan: NÑ: 3%; P;Os; K;O: 4%; Mg: 0,2%; S: 1,05%; acid
humic: 1%; B: 260ppm; Cu: 330ppm; Fe: 520ppm; Mo: 50ppm; Mn: 150ppm; Mo: 50ppm; Co: 10ppm
+ Phân bón lá CANXI-XQ: Là phân bón lá hữu cơ nhập khẩu 100% từ Mỹ của Công ty Cổ phần Thương Mại An Đạt Tác dụng tăng cường đậu trái và nuôi đưỡng trái non Thành phần gồm: N: 10%, CaO: 14%, MgO: 1.8%, B: 0.02%, Co: 0.0005%, Cu: 0.05%, Fe: 0.1%, Mn: 0.05%, Mo: 0.0005%, Zn: 0.05%
+ Phân bón lá đầu trâu 007: Do công ty phân bón Bình Điền sản xuất Tác dụng nuôi quả, quả to, tăng năng suất, chất lượng quả Thành phần: 15%N, 30% P;Os, 15% KzO, 0,05% Ca, 0,05% Mg, 0,05% Zn, 0,025% Fe,
0,05% Cu, 0,25% Mn, 0,03%B, 50GA3 ppm, SoNAA ppm
- Túi bao qua: túi nilong trắng, nilong đen; túi vải không dệt bao quả chuyên dụng
+ Túi bao quả nilon trắng: Chất liệu PE màu trắng, chống thắm nước
+ Túi nilong đen: Chất liệu PE den, chống thắm nước
+ Túi vải bao quả chuyên dụng: được sản xuất từ Vải không dệt 100% PP (Polypropylene Spunbonded fabric) là loại polymer thân thiện với môi trường
- Một số vật liệu khác: kéo; thước Panme; cân:; dụng cụ lao động khác
Trang 352.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 1/2015 đến tháng 11/2016;
- Địa điểm: xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La tỉnh Sơn La 2.4 Nội dung nghiên cứu và pháp nghiên cứu
2.4.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống quýt Chiềng Cọ trồng
tại xã Chiềng cọ, thành phố Sơn La
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống quýt Chiềng Cọ, thành phó Sơn La
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và chất lượng giống quýt Chiềng Cọ, thành phố Sơn La
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.1 Bồ trí thí nghiệm
2.4.2.1.1 Thi nghiệm 1: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống quyt Chiéng Co, thành phố Sơn La
Nghiên cứu được tiến hành trên vườn quýt được trồng sẵn 14 năm tuôi,
chọn ngẫu nhiên 03 cây làm thí nghiệm (mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố 4
hướng và các tầng khác nhau chọn cành có đường kính từ 3 - 5 cm)
- Vườn được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật chăm sóc của Viện Bảo vệ thực vật Lượng phân bón: Phân chuồng hoai mục: 16-20 tấn/ha, Đạm urê 650 kg/ha, Supe lan 850kg/ha; Kali Clorua 350kg/ha Cach bon: Chia lam 3 lần bón như sau:
+ Sau thu hoạch một tháng: bón 100% phân chuồng: 40% phân N, 100% phân lân; 30 % phan Kali
+ Thời kỳ phân hoá mầm hoa: 30% N + 30% Kali
Trang 362.4.2.1.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của quyt Chiềng Cọ,
thành phố Sơn La
Thí nghiệm được bồ trí trên vườn sản xuất của nông dân theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, cây quýt được 14 năm tuổi, đồng đều về sinh trưởng, phát triển, cùng hình thức nhân giống và chế độ chăm sóc Thí nghiệm gồm 4 cơng thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây (Mỗi cây theo dõi 4 cành phân tán đều các hướng, mỗi cành theo dõi 3 chùm hoa/quả, mỗi chùm theo dõi 2 quả) Tổng số cây trong thí nghiệm là 36 cây
Công thức 1: Đối chứng - Không phun Công thức 2: Phun phân bón lá K-H No 3 Công thức 3: Phun phân bón lá CANXIT - XQ Công thức 4: Phun phân bón lá Đầu trâu 007
Sơ đồ thí nghiệm: I CT2 CT1 CT3 CT4 H CT4 CT2 CTI CT3 Ii CT3 CT4 CT2 CTI
- Cách pha nông độ từng loại phân bón lá như sau:
+ Phân bón lá K-H No 3: Pha chai 100ml với 400-600 lít nước, phun
cho 1 ha/lần phun
+ Phân bón lá CANXI-XQ: Pha 90ml/ I bình 18 lít, 50 bình dung dịch đã pha phun cho Iha/lần phun
+ Phân bón lá đầu trâu 007: Pha gói 10g cho bình 10lít nước, sử dụng 400-500lit dung dich da pha phun cho Iha/lần phun
- Phân bón lá tiến hành phun vào các thời kỳ: + Lần 1: Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ hoa
Trang 37
+ Lần 2: Sau khi đậu quả được được 20 ngày + Lần 3: Sau khi đậu quả được 50 ngày
Phun ướt đều toàn bộ cây, phun khi trời mát, sau khi đất đã đủ âm *Nền phân bón theo quy trình kỹ thuật chăm sóc của Viện Bảo vệ thực
vật: Phân chuồng hoai mục 16-20 tấn/ha, Đạm urê 650 kg/ha, Supe lân 850kg/ha; Kali Clorua 350kg/ha Cách bón: Chia làm 3 lần bón như sau:
+ Sau thu hoạch một tháng: bón 100% phân chuồng; 40% phân N, 100% phân lân; 30 % phân Kali
+ Thời kỳ phân hoá mầm hoa: 30% N + 30% Kali + Thời kỳ quả lớn: 30% N + 40% Kali
2.4.2.1.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất, chất lượng giống quýt Chiêng Cọ, thành phố Sơn La
Thí nghiệm được bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, cây quýt được 14 năm tuổi, đồng đều về sinh trưởng, phát triển, cùng hình thức nhân giống và chế độ chăm sóc Thí nghiệm gồm 4 cơng
thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây (Mỗi cây theo dõi 4
cành phân tán đều các hướng, mỗi cành theo dõi 3 chùm hoa/quả, mỗi chùm theo dõi 2 quả) Tổng số cây trong thí nghiệm là 36 cây
Công thức 1: đối chứng - không bao
Công thức 2: Bao nilon trắng Công thức 3: Bao nilon đen
Công thức 4: Bao túi vải bao quả chuyên dụng
Trang 38- Tiến hành bao khi quả đậu được 30 ngày; các túi bao qua bang nilon
được đục các lỗ nhỏ 2 bên và 2 lỗ ở phía đáy Trước khi bao quả, tiến hành
phun thuốc trừ sâu bệnh, để ráo nước 1-2h, sau đó tiến hành bao quả Túi bao
quả được bỏ ra trước khi thu hoạch 1Š ngày
*Nền phân bón theo quy trình kỹ thuật chăm sóc của Viện Bảo vệ thực
vật: Phân chuồng hoai mục 16-20 tấn/ha, Đạm urê 650 kg/ha, Supe lân 850kg/ha; Kali Clorua 350kg/ha Cách bón: Chia làm 3 lần bón như sau:
+ Sau thu hoạch một tháng: bón 100% phân chuồng; 40% phân N, 100% phan lan; 30 % phan Kali
+ Thời kỳ phân hoá mầm hoa: 30% N + 30% Kali
+ Thời kỳ quả lớn: 30% N + 40% Kali 2.4.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Đặc điểm hình thái
- Đặc điểm thân
+ Đường kính gốc (cm): Đo bằng thước panme ở vị trí cách mặt đất 10 cm + Độ cao phân cành cấp I (cm): Đo bằng thước panme, đo từ điểm sát mặt đất đến vị trí đầu tiên phân cành cấp I
+ Chiều cao cây (cm): Đo bằng thước dây, đo từ điểm sát mặt đất đo đến điểm cao nhất của tán cây
- Đặc điểm tán
+ Đường kính tán (cm): Đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, sau đó lẫy giá trị trung bình
+ Hình dạng tản: hình cầu, bán cầu, hình tháp,dẻ quạt, chối xẻ - Đặc điểm cành
+ Số cấp cành: Đếm số cấp cành hiện có trên cây
+ Đường kính cành cấp I (cm): Do ở vị trí cách thân 7 cm (Đo cành đầu
tiên từ dưới gốc lên)
+ Số đợt lộc/năm (lộc): theo dõi số đợt lộc trong năm (Lộc Xuân, Hè, Thu, Đông)
Trang 39+ Chiều dài lộc: đo từ điểm sát cành đến điểm dài nhất của lộc
+ Đường kính lộc: đo điểm cách cành 3 cm
- Đặc điểm lá
+ Chiều dài lá (cm): đo điểm dài nhất của phiến lá
+ Chiêu rộng lá (cm): đo điểm rộng nhất của phiến lá
+ Hình dạng lá: Quan sát hình dạng lá rồi đánh giá lá có hình dạng hình thoi, hình trứng lộn ngược hay e lip, có eo hay khơng eo
+ Màu sắc lá: Quan sát màu sắc lá rồi đánh giá lá có màu xanh đậm hay xanh vàng
- Đặc điểm hoa
+ Màu sắc hoa: Quan sát màu sắc hoa rồi đánh giá + Số cánh hoa/hoa (cánh): đếm số cánh hoa trên hoa
+ Số chỉ nhị/hoa (chỉ nhị): đếm số chỉ nhị trên hoa
+ Mô tả dạng hoa: Hoa chùm hay hoa đơn - Đặc điểm quả
+ Chiều cao quả (cm): đo từ đáy đến đỉnh quả + Đường kính quả (cm): đo ở giữa quả
+ Hình dạng quả: Trịn, đẹt, ơ van
+ Màu sắc vỏ quả khi chín: vàng cam, vàng tươi
+ Đặc điểm con tép: Dày, mỏng, màu vàng đậm, vàng tươi * Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
- Thời gian sinh trưởng các dot lộc
+ Thời gian xuất hiện lộc: tính thời gian (ngày) xuất hiện lộc khi có 10% số cành so với tong số cành/cây xuất hiện lộc
+ Thời gian ra lộc rộ: tính thời gian (ngày) ra lộc rộ khi có trên 50% số cành so với tổng số cành/cây ra lộc
Trang 40- Thoi gian ra hoa
+ Thời gian bắt đầu ra hoa: Tinh thời gian (ngày) bắt đầu ra hoa khi có 10% số nụ nở hoa
+ Thời gian ra hoa rộ: Tính thời gian (ngày) từ khi hoa nở rộ khi có trên 50% số hoa/cành nở hoa
+ Thời gian kết thúc hoa: Tính thời gian (ngày) kết thúc hoa khi có trên 80% số hoa/cành nở hoa
* Chỉ tiêu về tỷ lệ đậu quả
- Số hoa (Hoa): đếm số hoa trên cành
- Số quả đậu sau tắt hoa (Quả): Đếm số quả đậu sau tắt hoa/cành
- Số quả đậu khi thu hoạch (Quả): Đếm số quả đậu giai đoạn thu
hoạch/cành
® số quả non sau hoa tắt trên cành
- Tỷ lệ đậu quả sau hoa tắt (%) = x 100 > hoa trén cành
¥ sé qua khi thu hoạch trên cành
-Tỷ lệ đậu quả khi thu hoach (%) = x 100 > hoa trén canh
* Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Số múi/quả (múi): Đếm số múi/quả
- Số hạt/quả (hạt): Đếm số hạt/quả
- Khối lượng quả (g): Cân khối lượng quả - Khối lượng vỏ quả (g): cân khối lượng vỏ quả
- Khối lượng thịt quả (g): cân khối lượng thịt qua
- Số quả trên cây: Đếm toàn bộ số quả trên cây trên các cây theo dõi - Năng suất các thê (kg): cân toàn bộ số quả trên cây trên các cây theo dõi P quả (kg) x số quả/cây x 400 cây/ha
1000
- Năng suất lý thuyết (tắn/ha) =