MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 1.1 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến biến đổi khí hậu 4 1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu 4 1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 5 1.1.3 Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu 6 1.2 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến hệ sinh thái 8 1.2.1 Hệ sinh thái 8 1.2.2 Đa dạng sinh học 13 1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái 14 1.4 Nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái 15 1.4.1 Kinh nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái của một số nước trên thế giới 15 1.4.2 Kinh nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái của một số nước ở Việt Nam 18 CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1 Địa điểm nghiên cứu 20 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 28 2.2 Thời gian nghiên cứu 30 2.3 Đối tượng nghiên cứu 30 2.4 Phương pháp nghiên cứu 30 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 30 2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31 2.4.3 Phương pháp tiếp cận 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 3.1 Thực trạng hệ sinh thái ở khu vực Côn Đảo 32 3.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn trên Côn Đảo 33 3.1.2 Hệ sinh thái rạn san hô trên Côn Đảo 35 3.1.3 Hệ sinh thái rong biển 40 3.1.4 Hệ sinh thái cỏ biển 42 3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu tại Côn Đảo 44 3.2.1 Kịch bản biến đổi về nhiệt độ không khí 45 3.2.2 Kịch bản biến đổi về lượng mưa 46 3.2.3 Kịch bản biến đổi nước biển dâng 48 3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái tại Côn Đảo 49 3.3.1 Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái 49 3.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rừng tại khu vực Côn Đảo 51 3.3.3 Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rạn san hô 52 3.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái cỏ biển 55 3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái ở khu vực Côn Đảo 56 3.5 Các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong công tác bảo tồn đa dạng hệ sinh thái trước biến đổi khí hậu 60 3.5.1 Thuận lợi 60 3.5.2 Khó khăn 61 3.6 Định hướng và giải pháp giảm tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái khu vực Côn Đảo 62 3.6.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái khu vực Côn Đảo 62 3.6.2 Một số giải pháp ứng phó, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tác động đến hệ sinh thái tại khu vực Côn Đảo 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 1. Kết luận 68 2. Kiến nghị 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC 72
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
ĐOÀN THỊ NỤ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI KHU VỰC CÔN ĐẢO
Trang 2HÀ NỘI - 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Nụ
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Trang 3HÀ NỘI - 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin sử dụng trong đồ án tốt nghiệp để tham khảo đều có nguồn gốc tường minh, rõ ràng và công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Nụ
Trang 5Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Quỳnh Anh đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, sửa chữa và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Nụ
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến biến đổi khí hậu 4
1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu 4
1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 5
1.1.3 Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu 6
1.2 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến hệ sinh thái 8
1.2.1 Hệ sinh thái 8
1.2.2 Đa dạng sinh học 13
1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái 14
1.4 Nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái 15
1.4.1 Kinh nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái của một số nước trên thế giới 15
1.4.2 Kinh nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái của một số nước ở Việt Nam 18
CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20 2.1 Địa điểm nghiên cứu 20
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 28
2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3 Đối tượng nghiên cứu 30
2.4 Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 30
2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31
2.4.3 Phương pháp tiếp cận 31
Trang 7CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Thực trạng hệ sinh thái ở khu vực Côn Đảo 32
3.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn trên Côn Đảo 33
3.1.2 Hệ sinh thái rạn san hô trên Côn Đảo 35
3.1.3 Hệ sinh thái rong biển 40
3.1.4 Hệ sinh thái cỏ biển 42
3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu tại Côn Đảo 44
3.2.1 Kịch bản biến đổi về nhiệt độ không khí 45
3.2.2 Kịch bản biến đổi về lượng mưa 46
3.2.3 Kịch bản biến đổi nước biển dâng 48
3.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái tại Côn Đảo 49
3.3.1 Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu lên các hệ sinh thái 49
3.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rừng tại khu vực Côn Đảo 51
3.3.3 Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rạn san hô 52
3.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái cỏ biển 55
3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái ở khu vực Côn Đảo 56
3.5 Các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội trong công tác bảo tồn đa dạng hệ sinh thái trước biến đổi khí hậu 60
3.5.1 Thuận lợi 60
3.5.2 Khó khăn 61
3.6 Định hướng và giải pháp giảm tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái khu vực Côn Đảo 62
3.6.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng giải quyết tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái khu vực Côn Đảo 62
3.6.2 Một số giải pháp ứng phó, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tác động đến hệ sinh thái tại khu vực Côn Đảo 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 72
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BIODIVN Đa dạng sinh học và bảo tồn Việt Nam CBD Công ước đa dạng sinh học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên Bảng Trang
Bảng 2.1 Danh sách tên các đảo 73Bảng 2.2 Đặc trưng của các yếu tố khí hậu tại Côn Đảo 25Bảng 2.3 Mật độ, sinh lượng và độ phủ trung bình của cỏ biển ở
Bảng 2.4 Tổng lượng nước hàng năm được tính theo quan hệ mưa –
dòng chảy năm trên các đảo thuộc huyện Côn Đảo 27Bảng 2.5 Tổng lượng dòng chảy năm được tính theo quan hệ mưa
và dòng chảy năm trên một số lưu vực trên huyện CônĐảo
28
Bảng 2.6 Đặc trưng mực nước, nhiệt độ nước, độ mặn nước biển tại
trạm hải văn Côn Đảo 29Bảng 3.1 Số lượng họ, giống, loài động thực vật phân bố ở vùng
Bảng 3.2 Hiện trạng rừng ngập mặn ở đảo nghiên cứu 34Bảng 3.3 Quan hệ chất đáy và sự phân bố của thực vật ngập mặn tại
Bảng 3.10 Nước biển dâng theo các kịch bản A2, B2 và B1 ở khu vực
Mũi Kê Gà – Mũi Cà Mau 49Bảng 3.11 Hiện trạng rạn san hô ở Côn Đảo 54Bảng 3.12 Hiện trạng cỏ biển ở Côn Đảo 56Bảng 3.13 Khái quát các tác động của BĐKH đến HST 60
Trang 10DANH MỤC HÌN
Hình 1.1 Thay đổi nhiệt độ toàn cầu giai đoạn 1860 – 1999 7Hình 2 1 Sơ đồ huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 21Hình 2.2 Phân phối của lượng mưa tháng trong năm tại Côn Đảo 24Hình 3.1 Thành phần loài san hô cứng ở vùng biển Côn Đảo 37Hình 3.2 Mức tăng của nhiệt độ không khí trung bình các mùa vào năm
2050 so với thời kỳ nền (1980-1999) 47
Hình 3.3 Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa mưa trong tương lai tương
ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu A2 B2 và B1tại trạm
Côn Đảo
49
Hình 3.4 San hô phiến và San hô khối bị tẩy trắng tại khu vực Hòn Cau,
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, có lẽ con người chưa bao giờ đứngtrước một thách thức nghiêm trọng và phức tạp như hiện nay: đó là hiện tượng biếnđổi khí hậu (BĐKH) và những hệ lụy mà nó mang lại Chính vì vậy, biến đổi khíhậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm Nó đã và đang tác động trực tiếpđến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu Trong những năm qua nhiềunơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữdội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người
và vật chất Khi nhiệt độ Trái Đất ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngàycàng nhiểu các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngàycàng khó lường có nguyên nhân sâu xa liên quan đến các hoạt động của con người
Vì vậy, con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biếnđổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của con người
Theo Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợpquốc (IPCC) năm 2004 đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ TráiĐất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặcđiểm đó của trái đất, đến nơi sống của các loài sinh vật và đến sự phát triển kinh tế.Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ trái đất trong thế kỷ XX đã tăng lêntrung bình 0,60C làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnhcửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực nước biển dâng lên Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tácđộng của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày một sâu rộng đến các hệ sinh thái(HST) Nước biển dâng (NBD) sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biểnViệt Nam, nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố
Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Ðịnh Khi mực nước biển dâng cao, khoảng mộtnửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởngnặng, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nư-
ớc ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt củanhiều vùng Khi đó 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữthiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương
Trang 12Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía Đông - Nam của Việt Nam, cách VũngTàu 97 hải lý và cách thành phố Hồ Chí Minh 120 hải lý Côn Đảo gồm có 16 hònđảo lớn nhỏ, trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, có diện tích 51 km2 Ngàynay, du lịch Côn Đảo trở nên rất phát triển bởi văn hóa cũng như thiên nhiên nơiđây điển hình là Vườn quốc gia Côn Đảo có cả hệ sinh thái rừng và hệ sinh tháibiển, tài nguyên động vật và thực vật rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài cótầm quan trọng quốc gia hay quốc tế và nhiều loài đặc hữu Côn Đảo không chỉ có ýnghĩa quan trọng đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực
và quốc tế bởi nguồn gen phong phú, tính đa dạng và tham gia duy trì các loài quýhiếm di cư như rùa biển, dugong, cá heo Những kết quả điều tra nghiên cứu trướcđây đã khẳng định giá trị khoa học của khu hệ động thực vật của vườn quốc gia(VQG) Côn Đảo, không chỉ mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn mà đã được cácnhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, chú ý và tạo điều kiện thuận lợi đểphát triển du lịch sinh thái Như vậy, Côn Đảo là một trong những khu vực được ưutiên lựa chọn để thiết lập khu bảo tồn biển do vị trí quan trọng về lịch sử, chính trị,kinh tế-xã hội và tính đa dạng sinh học cao Dưới tác động của biến đổi khí hậu đãlàm suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái tại khu vực Côn Đảo Vậy biến đổi khí hậu
đã ảnh hưởng như nào đến Việt Nam nói chung và đối với hệ sinh thái của Côn Đảonói riêng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó Đây chính là lí do tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái khu
vực Côn Đảo”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các yếu tố BĐKH tại khu vực Côn Đảo: nước biển dâng, nhiệt độ trung bình, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực đoan
- Xác định được hệ sinh thái quan trọng tại khu vực Côn Đảo
- Phân tích và đánh giá được tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái tại khu vực Côn Đảo
- Đề xuất được định hướng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực Côn Đảotrong bối cảnh BĐKH
Trang 133 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng về đánh giá tácđộng của biến đổi khí hậu hệ sinh thái khu vực Côn Đảo từ đó phân tích các yếu
tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái khu vực Côn Đảo và đưa ramột số giải pháp
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến biến đổi khí hậu
1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có
thế được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tínhcủa nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dàihơn
BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình
bề mặt Trái Đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu Biểu hiện của BĐKH cònđược thể hiện qua sự gia tăng mực nước niển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu.BĐKH được chứng minh qua sự khác biệt giữa các giá trị trung bình nhiềunăm của các tham số thống kê khí hậu Thiên tai và các hiện tượng cực đoan cónguồn gốc khí tượng ngày càng tăng ở nhiều vùng trên Trái Đất mà nguyên nhâncủa nó là do biến đổi bất thường của hiện tượng thời tiết, khí hậu
Theo Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy Văn Và Môi Trường (2011), Ứng phó
với biến đổi khí hậu (Response/Coping) là các hoạt động của con người nhằm thíchứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu
Thích nghi/ Thích ứng/ Thích hợp với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống
tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đíchgiảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó manglại
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độphát thải khí nhà kính
Tính tổn thương/ Khả năng (bị) tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu làmức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổikhí hậu, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổikhí hậu
Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu là nghiên cứu xác định các ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội của địaphương Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi Đánh giá
Trang 15tác động của biến đổi khí hậu cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải phápthích ứng với biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trongtương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổikhí hậu và mực nước biển dâng Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dựbáo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữaphát triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu
1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
BĐKH đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu là một thách thức lớn đối vớimôi trường toàn nhân loại trong đó có Việt Nam Biểu hiện chủ yếu của BĐKH là
sự nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự phát thải quá mức vàokhí quyển các chất có hiệu ứng nhà kính do hoạt động kinh tế - xã hội trên Trái đất.Kéo theo sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu từ những biến đổi mạnh mẽ của lượngmưa và sự gia tăng các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán…
vv
Theo Báo cáo lần thứ tư – AR4 (IPCC, 2007) chỉ ra nguyên nhân gây BĐKH
Nguyên nhân tự nhiên
Sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái Đất: gồm sự thay đổi của độ lệchtâm, độ nghiêng trục và tuế sai (tiến động) Những biến đổi của các tham số này sẽlàm biến đổi lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho hệ thống khí hậu và hậu quả đốivới khí hậu trên Trái đất biến đổi như hiệu ứng tổ hợp của các biến động trongchuyển động của Trái đất lên khí hậu do vậy được gọi là chu kỳ Milankovitch
Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất: dẫn đến sự biếnđổi trong phân bố bức xạ mặt trời nhận được, trong cân bằng bức xạ và cân bằngnhiệt của mặt đất và trong hoàn lưu chung khí quyển, đại dương
Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất
Nguyên nhân con người
Các hoạt động kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp,giao thông, lâm nghiệp, sử dụng đất, sinh hoạt, đặc biệt là sử dụng các nguồn nhiênliệu hóa thạch (xăng dầu, khí đốt, than đá…), mất và suy thoái trong sản xuất nông
Trang 16nghiệp đã gia tăng nhanh chóng lượng phát thải khí nhà kính trong bầu khí quyển,làm Trái đất nóng lên (BĐKH).
Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ khí nhà kính trongkhí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính Đặc biệt quan trọng là khí CO2 được tạothành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tựnhiên ), phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất
Khí quyển hiện nay có khoảng 750 tỷ tấn cacbon Đại dương chứa lượngcacbon gấp khoảng 50 lần, sinh quyển Trái đất khoảng 3 lần và lục địa khoảng 5 lầnlâu hơn trong khí quyển Số liệu về sản xuất năng lượng cho thấy nồng độ CO2 hàngnăm khoảng 4,4% cho tới khi có cuộc khủng hoảng năng lượng Sau đó, mức tănggiảm dần vào khoảng năm 1980 mặc dù có biến động hằng năm Theo những đánhgiá mới nhất, than và dầu góp phần thải CO2 gần tương đương nhau (khoảng 40%)khí đốt khoảng 20% tuy mức thải CO2 cho mỗi đơn vị khối lượng của từng loạinhiên liệu có khác nhau
Nhu cầu cần năng lượng của nhân loại ngày càng nhiều, trong đó năng lượnghóa thạch chiếm phần lớn Mặc dù năng lượng hạt nhân hoặc một số nguồn nănglượng sạch khác có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ cho nhucầu năng lượng nói chung Sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch là nguyên nhân làmtăng đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển, trong đó các nước phát triển đóng gópphần lớn
Như vậy, phát thải khí nhà kính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BĐKH hiệnnay, một sự thay đổi môi trường lớn lao nhất mà con người phải chịu đựng Đâycũng là lý do vì sao BĐKH là một vấn đề mang tính toàn cầu
1.1.3 Biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu
Theo đánh giá lần thứ 4 của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC,
2007) đã nhận định rằng sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa
từng có, điều đó đã được minh chứng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độkhông khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy băng và tuyết trên phạm virộng lớn, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu
a Nhiệt độ
Trang 17Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,74OC trong thời kỳ 1906 - 2005,tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đây.Trong 10 năm qua (tính từ năm 2001), nhiệt độ trung bình cao hơn 0,50C so với giaiđoạn 1961 – 1990.
Nguồn: Văn phòng ban chỉ đạo ứng phó BĐKH và NBD
Hình 1.1 Thay đổi nhiệt độ toàn cầu giai đoạn 1860 – 1999
Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996 ) được xếp vào danh sách 12 nămnhiệt độ cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1850, nóng nhất là năm 1998 và năm
2005 Gần đây nhất là năm 2010, năm được coi là nóng nhất trong lịch sử và tháng
6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ năm 1880.Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc Cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trungbình toàn cầu Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kếtquả là giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng
Trên phạm vi toàn cầu, lượng mưa tăng ở các đới phía Bắc (vĩ độ 300 Bắc) nhưTrung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á và giảm đi ở vĩ độ nhiệtđới như Nam Á và Tây Phi Tần số mưa lớn tăng trên nhiều khu vực, kể cả nhữngnơi lượng mưa có xu thế giảm
Nhiệt độ mặt đất tăng kéo theo sự suy giảm của khối lượng băng trên phạm vitoàn cầu, từ năm 1978 đến nay lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc BăngDương giảm 2,1 – 3,3% mỗi thập kỷ
b Nước biển dâng
Trang 18Quan trắc mực nước biển cho thấy mực nước biển trung bình tăn khoảng 20cmtrong vòng 100 năm qua Trong thập kỷ qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ởvùng phía tây Thái Bình Dương và phía đông Ấn Độ Dương.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của cácthành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt độ của đạidương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứanước trên đất liền
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/nămtrong thời kỳ 1961 - 2003 và với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ từ năm 1993 -
2003 Trong những năm gần đây, tổng cộng mực nước biển đã dâng 0,31m (±0,07m)
c Lượng mưa
Lượng mưa có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ 1900-2005 ở phía Bắc vĩ độ30ºN, tuy nhiên lại có xu hướng giảm đáng kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới Lượngmưa ở khu vực từ 10ºN đến 30ºN tăng lên từ năm 1900 đến 1950 ở vùng nhiệt đới
và giảm trong thời kỳ sau đó Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng biến đổi theomùa và theo không gian rõ rệt hơn hẳn so với nhiệt độ Hiện tượng mưa lớn có dấuhiệu tăng lên trong thời gian gần đây
1.2 Các khái niệm, quan điểm liên quan đến hệ sinh thái
1.2.1 Hệ sinh thái
a Khái niệm
Theo nhà sinh thái học người Anh, A.Tansley (1935) đề xuất khái niệm hệ sinh
thái (ecosystem): “sinh vật và thế giới vô sinh (không sống) ở xung quanh có quan
hệ khắng khít với nhau và thường xuyên có tác động qua lại”
Theo Công ước đa dạng sinh học (CBD,1992) định nghĩa khái niệm về hệ sinh
thái có nghĩa là một phức hợp năng động của các cộng đồng thực vật, động vật và visinh vật và môi trường không sống của chúng tương tác như một đơn vị chức năng
Theo Định nghĩa của Christopherson (1997) về hệ sinh thái: Một hệ sinh thái
là một hệ thống tự nhiên bao gồm tất cả các thực vật, động vật và vi sinh vật (cácyếu tố sinh học) trong một khu vực hoạt động cùng với tất cả các yếu tố không sống
Trang 19Tổng hợp từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hệ sinh thái là hệ thống cácquần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệtương tác với nhau và với môi trường đó.Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành
hệ sinh thái nhỏ, hệ sinh thái vừa, hệ sinh thái lớn
b Cấu trúc của hệ sinh thái
sinh thái chia làm 2 phần bao gồm
Cấu trúc theo thành phần hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: thành phần vô sinh và thành phần hữusinh
Thành phần vô sinh
+ Các chất vô cơ: nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phốtpho…
+ Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin, hoocmôn…
+ Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp…
Thành phần hữu sinh
+ Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng, gồm các loài thực vật có màuxanh và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp Chúng làthành phần không thể thiếu được trong bất kỳ hệ sinh thái hoàn chỉnh nào Nhờ hoạtđộng quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu được tạothành để nuôi sống, trước tiên chính những sinh vật sản xuất sau đó, nuôi sống cảthế giới sinh vật còn lại, trong đó kể cả con người
+ Sinh vật tiêu thụ: những sinh vật dị dưỡng bao gồm tất cả các loài động vật
và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói một cáchkhác chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dưỡngtạo ra
+ Sinh vật phân hủy: là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh Trongquá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn lượng hóa học để tồn tại và pháttriển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi trường dướidạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban đầu tham gia vàochu trình (như CO2, O2, N2 )
Trang 20Cấu trúc theo chức năng hệ sinh thái
+ Chuỗi thức ăn trong hệ;
+ Quá trình chuyển hoá năng lượng của hệ;
+ Các chu trình sinh địa hoá diễn ra trong hệ;
+ Các quá trình phát triển, tiến hoá và di truyền của hệ;
+ Sự phàn bố thành phần của hệ trong không gian và theo thời gian;
+ Các quá trình tự điều chỉnh của hệ
Chức năng này đánh giá sự phát triển của mọi HST tự nhiên trên Trái đất,trong đó mô tả mối quan hệ tự nhiên của sự sống và mối quan hệ hữu thiết giữa cácloài trong hệ về số lượng và chủng loại cũng như sự đánh giá thích nghi và tiến hoá.Nếu thiếu một trong sáu phạm trù trên HST sẽ mất cân bằng và sự sống trong hệ bịtiêu diệt
c Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Theo BIODIVN (2006), trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được chia làm Chuỗi thức ăn
Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài
là một mắt xích của chuỗi
Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phíatrước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật tự dưỡng, sau đến là động vật ăn sinh vật tựdưỡng và tiếp nữa là động vật ăn động vật
+ Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các loàiđộng vật ăn sinh vật phân giải và tiếp nữa là các động vật ăn động vật
Trang 21Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợpthành một bậc dinh dưỡng.
Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất): sinh vật tự dưỡng;
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): động vật ăn sinh vật sảnxuất;
+ Bậc dinh dưỡng câp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): động vật ăn sinh vật tiêu thụbậc 1;
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4, cấp 5 (sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4): động vật ănsinh vật tiêu thụ bậc 2;
+ Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: bậc cuối cùng trong chuỗi thức ăn
d Các quá trình chính trong hệ sinh thái
Theo Nguyễn Đình Sinh (2010), chỉ ra HST luôn diễn ra các quá trình chính,
đó là quá trình trao đổi năng lượng, tuần hoàn các chất và sự tương tác giữa cácloài
Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái có nguồn gốc chủ yếu từ ánh sáng mặttrời (thông qua quang hợp) và năng lượng hóa học (thông qua chuỗi thức ăn).Thông qua chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng trên sẽ nhận được khoảng 10% nănglượng từ bậc dinh dưỡng thấp
Mọi sinh vật sống chính là nguồn thực phẩm quan trọng cho các sinh vật khác.Như vậy, có thể hiểu chuỗi thức ăn là một chuỗi sinh vật mà sinh vật sau ăn sinh vậttrước, lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn
e Đặc trưng của hệ sinh thái
Theo BIODIVN (2006), đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên là khả năng
tự lập lại cân bằng, nghĩa là mỗi khi bị ảnh hưởng bởi một nguyên nhân nào đó thìlại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầu Đặc trưng này được coi là khả năngthích nghi của hệ sinh thái Khả năng tự thích nghi này phụ thuộc vào cơ chế cấutrúc - chức năng của hệ, thể chế này biểu hiện chức năng của hệ trong mỗi giai đoạnphát triển
Như vậy, trong một hệ sinh thái luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tính
ổn định và tính phong phú về tình trạng, về chủng loại trong thành phần của hệ sinh
Trang 22thái với tính cân bằng của hệ sinh thái Hệ sinh thái càng trưởng thành thì cân bằngmôi trường càng lớn.Hệ sinh thái đặc trưng cho sự cân bằng sinh thái nhất định(biểu hiện sự tương quan về số lượng các loài, về chất lượng, về quá trình chuyểnhóa năng lượng, về thức ăn của toàn hệ … ) Nhưng nếu cân bằng bị phá vỡ thì toàn
hệ sẽ phải thay đổi
Hệ sinh thái thực hiện chức năng tự lập lại cân bằng thông qua hai quá trìnhchính (sự tăng số lượng cá thể và sự tự lập cân bằng) thông qua chu trình sinh địa hóahọc, giúp phục hồi hàm lượng các chất dinh dưỡng có ở hệ sinh thái trở về mức độban đầu sau mỗi lần bị ảnh hưởng và chỉ có thể thực hiện được trong một thời giannhất định
f Phân loại hệ sinh thái
Theo Nguyễn Đình Sinh (2010), các HST trong sinh quyển có thể chia thành
các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và các hệ sinh thái nước ngọt Các hệ sinh thái trên cạn được đặc trưng bởi các quần xã thực vật và thảmthực vật ở đây chiếm sinh khối rất lớn và gắn liền với khí hậu địa phương Do đótên của quần xã cảnh quan địa lý thường là tên quần thể thực vật ở đấy
Hệ sinh thái nước mặn ít phụ thuộc vào khí hậu hơn hệ sinh thái trên cạn Tínhđặc trưng của hệ sinh thái nước mặn thể hiện ở sự phân bố theo chiều sâu, và sựquang hợp của sinh vật nước mặn thể hiện được ở tầng sản xuất hay tầng xanh, nơinhận ánh sáng mặt trời
Các hệ sinh thái nước ngọt thường không sâu, người ta còn phân ra hệ sinhthái môi trường nước chảy và hệ sinh thái môi trường nước tỉnh (ao, hồ, đầm…)
g Một số nguyên nhân của sự phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
Theo BIODIVN (2006) chỉ ra rằng, sự cân bằng của hệ sinh thái bị phá vỡ do
quá trình tự nhiên và nhân tạo Các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, vv.Các quá trình nhân tạo chính là các hoạt động sống của con người như tiêudiệt một loại thực vật hay động vật hoặc đưa vào hệ sinh thái một hay nhiều loạisinh vật mới lạ hoặc phá vỡ nơi cư trú vốn đã ổn định từ trước tới nay của các loàihoặc quá trình gây ô nhiễm, độc hại hoặc sự tăng nhanh số lượng và chất lượng mộtcách đột ngột của một loài nào đó trong hệ sinh thái làm phá vỡ sự cân bằng
Trang 231.2.2 Đa dạng sinh học
a Khái niệm
Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF, 1989) quan niệm: “Đa dạng
sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất là hàng triệu loài thực vật, độngvật và vi sinh vật là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vôcùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”
Theo Công ước ĐDSH (1992) thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống
có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác vàmọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng
di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạngHST)
Hay nói một cách đơn giản thì ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, vềgiống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và các quátrình sinh thái khác nhau cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thànhviên Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khácnhau cũng như các kiểu dạng của loài
b Đặc trưng đa dạng hệ sinh thái
Theo BIODIVN (2006), đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái có những đặc điểm sau:
Có quan hệ chặt chẽ với đa dạng loài, lý do là mỗi kiểu HST đều có đa dạngloài riêng: ở cạn khác ở nước, ở nhiệt đới khác ở ôn đới, ở rừng khác ở đồng cỏ, ởsông khác ở hồ;
Nói đến đa dạng HST là nói đến cả sự đa dạng về các yếu tố môi trường;
Đa dạng HST liên quan đến quần xã sinh vật trong khi đó đa dạng loài liênquan đến quần thể sinh vật và đa dạng di truyền liên quan đến các cá thể;
Bảo tồn đa dạng HST với đối tượng chính là cả một HST còn bảo tồn đa dạngloài chỉ với đối tượng là loài hay quần thể;
Đa dạng HST dẫn đến đa dạng cảnh quan, các sinh cảnh, các tổ sinh thái, cácnơi ở của sinh vật… vì các đơn vị này đều có liên quan đến HST;
Trang 24Đa dạng HST là đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh thái học trong lúc đó
đa dạng loài là đối tượng nghiên cứu của các nhà động vật học, thực vật học, vi sinhvật học, và đa dạng di truyền là đối tượng nghiên cứu của các nhà di truyền học,sinh học phân tử;
Nghiên cứu đánh giá và giám sát đa dạng HST, cảnh quan đòi hỏi phải thựchiện trong một thời gian dài vì đây là hệ thống phức tạp, lớn
Cách diễn đạt đa dạng HST, cảnh quan thông thường hiện nay là sử dụng cácbản đồ, các ảnh, trong lúc đó đa dạng loài là danh lục, đa dạng gen là các sơ đồphân tích điện di
c Giá trị của đa dạng sinh học
Theo Nguyễn Đình Sinh (2010), giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn
và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp
Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sảnphẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộcsống của mình;
Giá trị gián tiếp bao gồm những thứ mà con người không thể bán, những lợiích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiêncứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xãhội loài người
1.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái
Hiện nay chúng ta không những đang sống trong hoàn cảnh khí hậu Trái đấtđang nóng dần lên một cách đột ngột do sự thay đổi của thành phần khí quyển, màcòn trong tình trạng mất mát đa dạng sinh học và suy thoái nghiêm trọng của các
hệ sinh thái Sự suy thoái ĐDSH và HST đã trở thành hai trong số những vấn đềmôi trường nghiêm trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sự phát triểncủa con người trên phạm vi toàn cầu
Biến đổi khí hậu có nhiều tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học và hệsinh thái, làm gia tăng các áp lực vốn đã tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái đó là
ô nhiễm, khai thác quá mức tài nguyên, suy giảm, phá hủy nơi cư trú tự nhiên, xâmhại của các sinh vật ngoại lai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Trang 25Theo đánh giá của IPCC (2007), BĐKH làm quá trình acid hóa trong đại
dương diễn ra ngày càng mạnh dẫn đến hiện tượng tẩy trắng các rạn san hô, với tốc
độ như hiện nay các nhà khoa học quan ngại rằng các rặng san hô sẽ là hệ sinh tháiđầu tiên trên thế giới biến mất hoàn toàn, khả năng bảo vệ bờ biển bị mất đi, kết quả
là vùng ven biển sẽ ngày càng hứng chịu nhiều thách thức trước bão tố và lũ lụt.BĐKH với một trong các biểu hiện chính là nhiệt độ trung bình trái đất tăngcao cũng làm tăng khả năng cháy rừng nhất là các khu rừng trên đất than bùn, vừagây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăngbiến đổi khí hậu
BĐKH còn làm thay đổi sự phân bố và cấu trúc của nhiều hệ sinh thái, làm giatăng khả năng tuyệt chủng của nhiều loài, theo ước tính khoảng 20-30% các loàiđộng thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào những năm tới nếu nhiệt độtrái đất tăng 2-3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp Và nếu nhiệt độ tăng hơn 40Cthì sẽ chỉ còn rất ít các hệ sinh thái có khả năng thích ứng, hơn 40% hệ sinh tháitoàn cầu sẽ bị chuyển đổi hoặc sự biến mất, sụp đổ của nhiều hệ sinh thái cũng sẽxuất hiện trên quy mô rộng lớn toàn cầu
Với các tác động tiêu cực ngày càng làm suy giảm, phá hủy đa dạng sinh học,suy thoái các hệ sinh thái sẽ làm giảm khả năng hồi phục và khả năng hấp thụcarbon tự nhiên của chúng, thậm chí có thể làm thay đổi chức năng từ hấp thụ trởthành nguồn phát thải khí carbon
1.4 Nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái
1.4.1 Kinh nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái của một số nước trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, chủ đề BĐKH và ĐDSH không còn là một chủ đề mớinữa trước các biến đổi khí hậu phức tạp trên phạm vi toàn cầu nó ảnh hưởng tới tất
cả các lĩnh vực gây thiệt hại nghiêm trọng trên toàn thế giới Chính vì những ảnhhưởng mà BĐKH mang lại đã có rất nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động củaBĐKH cũng như đề xuất các giải pháp, chiến lược và kế hoạch ứng phó như
Theo Ellison (2012) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương của rừng ngập mặn khi
biến đổi khí hậu ở Trung Phi đã chỉ ra rằng tỷ lệ trầm tích rừng ngập mặn ven biển bịsuy giảm mạnh do ảnh hưởng của BĐKH và sinh cảnh độ cao bãi triều của tất cả
Trang 26rừng ngập mặn, đặc biệt là mô mềm giảm mạnh mẽ Tác động chính có thể là mựcnước biển dâng cao, ảnh hưởng đến thời gian ngập, năng suất và sinh lượng trầm tíchgây ra sự lún sâu từ phía biển và di cư xuống đất, phụ thuộc vào địa hình, và nhữngthay đổi của con người Khí hậu ấm lên có thể ít tác động tiêu cực, thậm chí tăng năngsuất rừng ngập mặn và đa dạng sinh học ở các vĩ độ cao hơn Thay đổi lượng mưa có
ý nghĩa quan trọng đối với rừng ngập mặn, đặc biệt là lượng mưa giảm, với vùng biểnkhô hơn cho thấy tầm vóc của cây thấp hơn và đa dạng sinh học so với bờ biển ẩmướt Lượng mưa giảm có thể làm thay đổi lượng chất lắng cát và độ mặn ảnh hưởngđến năng suất
Tính dễ bị tổn thương có thể được giảm bớt bằng cách giảm các tác động khácđến năng suất rừng ngập mặn, đặc biệt là ngừng khai thác củi lấy từ các vị trí bờbiển Khả năng thích nghi có thể được tăng lên bằng cách tăng cường lắng cặnthông qua việc hạn chế bất kỳ sự phát triển thêm đập nào trên các con sông, hạn chếcác công trình ven biển ngăn chặn sự cung cấp trầm tích và tăng cường hệ sinh tháirừng ngập mặn
Theo Eric Gilman (2004) đã nghiên cứu đánh giá và quản lý phản ứng hệ sinh
thái ven biển với sự gia tăng mực nước biển và biến đổi khí hậu Theo kết quảnghiên cứu chỉ ra rằng
Bãi biển và vùng ĐNN triều có xu hướng di chuyển xuống dưới như là mộtphản ứng đối với các vùng biển khi mực nước biển dâng
Hầu hết các cộng đồng rạn san hô có thể dự báo khi có biến đổi khí hậu xảy ra.Tuy nhiên, một số cộng đồng rạn đá ngầm rạn san hô có thể bị chết vì mực nướcbiển dâng và các rạn san hô bị suy giảm mạnh từ các hoạt động của con người vàbiến đổi khí hậu toàn cầu
Mực nước biển tương đối tăng là một yếu tố chính đóng góp vào những tổnthất giá trị kinh tế- xã hội trong khu vực và chất lượng của môi trường sống venbiển có giá trị bao gồm: Rừng ngập mặn, các vùng đất ngập nước triều khác, rạn san
hô, bãi biển và bãi cỏ biển
Giảm diện tích hệ sinh thái ven biển và chất lượng của môi trường sống venbiển giảm làm gia tăng nguy cơ xói lở bờ biển và những tác động khác
Trang 27Theo Gilman và cộng sự (2007) đã nghiên cứu, đánh giá phản hồi của hệ sinh
thái rừng ngập mặn ở American Samoa đối với các kịch bản nước biển dâng và môphỏng lại vị trí đường bờ biển trong giai đoạn gần đây Kết quả, họ đã đưa ra 4 kịchbản phản hồi của rừng ngập mặn trước tác động của nước biển dâng
Không có sự thay đổi tương đối trong mực nước biển: Khi mực nước biểnkhông ảnh hưởng tới bề mặt rừng ngập mặn, thì tính chất của nền đáy, độ mặn, tần
số, thời gian của ngập và các yếu tố khác sẽ quyết định quần xã cây ngập mặn đó cóthể tồn tại liên tục và mép dưới của rừng ngập mặn sẽ vẫn ở cùng một vị trí
Khi mực nước biển bị giảm tương đối so với bề mặt rừng ngập mặn: nó khiếnrừng ngập mặn di chuyển ra phía biển Rừng ngập mặn cũng có thể mở rộng sanghai bên, làm dịch chuyển các môi trường sống ven biển khác đến các khu vực tiếpgiáp với rừng ngập mặn, ở độ cao thấp hơn so với bề mặt ngập mặn và phát triểncác điều kiện thủy văn (thời gian, độ sâu và tần suất ngập) thích hợp cho việc thànhlập rừng ngập mặn
Mực nước biển tăng tương đối: Nếu mức nước biển tăng tương đối so với các
bề mặt ngập mặn, cây rừng ngập mặn sẽ có xu hướng tiến ra biển và xa khỏi đấtliền; các phân vùng loài (diễn thế sinh thái trong vùng) có hướng di chuyển vào nộiđịa để có thể duy trì thời gian thích ứng của chúng, tần số và mức độ ngập nước;phía biển, cây ngập mặn suy thoái, lạch thủy triều mở rộng
Quá trình di chuyển của RNM vào đất liền thông qua tái sinh tự nhiên của cáccây con: Tùy thuộc vào khả năng của các loài ngập mặn và từng cá thể đơn lẻ, câyngập mặn có thể xâm chiếm môi trường sống mới với một tốc độ tương đương vớitốc độ tăng lên tương đối của mực nước biển, độ dốc của vùng đất liền kề và sự hiệndiện của các trở ngại phía đất liền
Như vậy có thể nói, hiện nay việc nghiên cứu, đánh giá BĐKH, tác động củaBĐKH cũng như đề xuất ra các giải pháp, chiến lược, kế hoạch ứng phó vẫn là vấn
đề mang tính toàn cầu tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần được thảo luận để có sựđồng thuận trong việc xây dựng các kế hoạch ứng phó với BĐKH
Trang 281.4.2 Kinh nghiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái của một số nước ở Việt Nam
Thời gian gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang có những ảnh hưởngsâu rộng đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam Đặc biệt là hiện tượnghạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua đang ảnhhưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp củanước ta
BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình nămtăng 0.50C trong vòng 70 năm; số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trongvòng 2 thập kỷ; hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càngnhiều hay mực nước biển dâng lên khoảng 20cm trong vòng 50 năm
Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
và Đồng bằng sông Cửu Long tính đến hết tháng 4/2016 là 9.020 tỷ đồng Hạn hán
và xâm nhập mặn còn khiến 475.000 hộ dân tại các khu vực trên bị thiếu nước sinhhoạt; 248.000 ha lúa, 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha cây ăn quả, 19.000 hahoa màu, 5.000 ha thủy sản bị thiệt hại Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là KiênGiang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu
Từ những hậu quả nghiêm trọng mà BĐKH tác động đã có rất nhiều các đề tàinghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam như:
Các hệ sinh thái có thể hoạt động như một rào cản tự nhiên chống lại các hiệntượng khí hậu cực đoan, đồng thời làm giảm rủi ro thiên tai Nhưng trong trườnghợp bị tác động mạnh(cú sốc) của hiện tượng khí hậu cực đoan, hiện trạng hệ sinhthái có thể bị thay đổi và những thay đổi đó phụ thuộc vào khả năng chống chịu của
hệ sinh thái (IPCC, 2014)
Theo Phan Nguyên Hồng và nhóm nghiên cứu (2009) về vai trò của rừng ngập
mặn được nghiên cứu trong việc bảo vệ các vùng ven biển, chống xói lở, hạn chếxâm nhập mặn và thúc đẩy quá trình bồi đất Nước biển dâng cao sẽ làm trầm trọnghơn vấn đề xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới các khu đất ngập nước ven biển có tầmquan trọng quốc gia và tác động lớn tới nhiều loài động thực vật nước ngọt của cácHST trong các khu bảo tồn, bao gồm vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên tại
Trang 29trữ thiên nhiên Bạc Liêu, ảnh hưởng đến việc bảo tồn các loài sinh vật hoang dã,quý hiếm
Theo Lê Anh Tuấn (2010) về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và
phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể phỏng đoán trongtương lai:
Nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, LángSen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ bị đe dọaảnh hưởng, sự bền vững trở nên mong manh hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt,nhưng cũng sẽ có một số côn trùng (như muỗi) sẽ gia tăng số lượng
Diện tích canh tác nông nghiệp như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủysản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm Điều này có thể đe dọa anninh lương thực quốc gia
Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật hoang dã, khoáng sản (than bùn,cát đá xây dựng ) sẽ bị xâm lấn, tận khai thác và hủy hoại
Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều tổnthương nặng nề do thiếu nguồn dinh dưỡng tối thiểu, thiếu sự sở hữu tài nguyên,thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thờivới sự thay đổi thời tiết - khí hậu
Dự kiến sẽ có dịch chuyển dòng di cư của nông dân ở các vùng ven biển bị tácđộng nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía Bắc
và phía Tây (như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, TânAn ) Điều này khiến các kế hoạch quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ làmột thử thách, môi trường đô thị sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số
Theo Cao Lệ Quyên, Nguyễn Chu Hồi (2009) Hệ sinh thái đầm phá bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt và nước biển dâng, hậu quả là độ mặn của đầm phá
bị thay đổi, cơ sở hạ tầng đánh bắt thủy sản bị phá hủy, ảnh hưởng đến hoạt độngnuôi trồng, đánh bắt thủy sản
BĐKH là một vấn đề phức hợp, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mangtính lâu dài, tác động tới tất cả các lĩnh vực, từ tự nhiên đến kinh tế – xã hội trênphạm vi toàn cầu BĐKH, thực chất là vấn đề phát triển bền vững Vì vậy, ứng phóvới BĐKH cần phải được tiến hành trong một Chương trình/Kế hoạch quốc gia
Trang 30CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a Vị trí địa lý
Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ với diện tích 76,7 km2
, bao gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó Côn Đảo hay còn được gọi đảo Côn Sơn là đảolớn nhất với diện tích 51,52 km2 và 15 hòn đảo nhỏ có diện tích từ 0,1 km2 đến 5,9
km2 là các đảo: Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, Hòn Bông Lan, Hòn Vung, HònTrọc, Hòn Trứng, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ, Hòn Trác Lớn, Hòn Trác Nhỏ, HònTre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Anh, Hòn Em Huyện Côn Đảo nằm giữa biển khơi với
200 km bờ biển, trong phạm vi tọa độ địa lý: 8038,− 804 9' vĩ độ Bắc và
106031'− 106043, kinh độ Đông, cách TP Vũng Tàu 185 km và TP Hồ Chí Minh
230 km.Tính đến năm 2010, dân số khoảng 6000 người, mật độ dân số khoảng 77người/km2 Danh sách tến các đảo trên khu vực Côn Đảo được thể hiện trong (Phụlục Bảng 2.1)
Nguồn: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Trang 32b Địa hình, địa mạo và địa chất
Địa hình
Địa hình Côn Đảo chủ yếu là đồi núi (chiếm 88% diện tích toàn đảo) với độcao từ 2m đến 577m, trung bình khoảng 200-300m, có một số đỉnh núi cao trên500m, cao nhất là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn cao 577m, độ dốc địa hìnhđồi núi khá lớn Các dãy núi này che chở cho các vùng vịnh cả về hai phía khỏi cácluồng gió mạnh Khoảng 12% diện tích còn lại là vùng núi thấp Trong đó thunglũng trung tâm Côn Sơn và thung lũng Cỏ Ống là 2 thung lũng lớn với địa hìnhtương đối bằng phẳng và thoải dần về phía biển Ngoài ra còn có thung lũng BếnĐầm nằm ở phía Tây Bắc với diện tích 0.25 km2 Địa hình thung lũng là nơi thunhận nước mưa từ các sườn núi chảy xuống, bổ sung nước cho các tầng chứa nướcthành tạo, nên là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, thích hợp chotrồng cây công nghiệp và là điều kiện thuận lợi để thu gom nước mưa và nước mặt,tạo thành hồ chứa nước như hồ Quang Trung Các dãy núi cao chủ yếu nằm ở phíaBắc thung lũng Côn Sơn
Hai thung lũng Côn Sơn và Cỏ Ống có vai trò quyết định đối với sự tồn tại vàphát triển trên đảo Hai thung lũng này là nơi thu gom nước chủ yếu từ các sườn núichảy xuống hoặc từ các mạch nước ngầm chảy vào
Địa hình đáy biển xung quanh Côn Đảo phức tạp và đa dạng
Địa mạo
Theo Vũ Văn Nguyễn và nhóm nghiên cứu (2012), đảo Côn Sơn có một số
kiểu địa mạo dưới đây
Địa hình bóc mòn trên các sườn và trên các đỉnh núi cao, các đồi ở phía TâyBắc và Bắc thung lũng được cấu tạo bởi các đá xâm nhập và phun trào, các đỉnh núithường nhọn, dốc và rất dốc;
Địa hình tích tụ là dạng địa hình thung lũng tương đối rất bằng phẳng, hơinghiêng theo hướng Bắc- Nam
Địa chất
Địa chất trên đảo khá đa dạng, từ đá macma Mesozi xâm nhập axit đến macmaphun trào axit và phun trào trung tính cùng các trầm tích
Trang 33Địa hình Côn Đảo được tạo nên bởi sự tương tác giữa các yếu tố nội sinh vàngoại sinh Các yếu tố nội sinh chủ yếu là xâm nhập và phun trào Các yếu tố ngoạisinh như xói mòn và tích tụ và chính các yếu tố này tạo thành dạng địa hình thunglũng có bề mặt tương đối bằng phẳng, hơi thoải dần theo hướng Bắc- Nam
c Khí hậu
Trạm khí tượng Côn Đảo là một trong các trạm khí tượng mặt đất trong mạnglưới khí tượng quốc gia, bắt đầu quan trắc một số các yếu tố khí tượng như khí áp,nhiệt độ không khí và mưa từ năm 1931-1932 Căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu
tố khí tượng và tham khảo các công trình, đề tài nghiên cứu đã được tiến hành trênđịa bàn Côn Đảo
Theo Vũ Văn Nguyễn và nhóm nghiên cứu (2012), do xung quanh được bao
bọc và ở gần xích đạo nên khí hậu ở huyện đảo Côn Đảo mang sắc thái á xích hải dương nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11,mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
đạo-Nhiệt độ
Nhìn chung, do có biển bao bọc xung quanh nên nhiệt độ không khí trên đảo ítbiến động Nhiệt độ không khí bình quân năm tương đối cao và ổn định Theo sốliệu quan trắc các năm 1995- 2010, nhiệt độ bình quân năm biến đổi trong khoảng26.8- 27.80C trung bình 27.20C Nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào tháng 5, đạttới 35,20C (tháng 5 – 1998), nhiệt độ thấp nhất 18.80C xuất hiện vào tháng 12
Trang 34trong các tháng mùa mưa do có mưa nhiều, độ ẩm cao nên lượng bốc hơi trong cáctháng mùa mưa chỉ đạt khoảng 70 -95mm, xuất hiện ít nhất vào tháng 10.
Gió
Trong năm có hai mùa gió chính: gió mùa hạ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng
10 và gió mùa đông xuất hiện từ tháng 11 dến tháng 4 năm sau Tốc độ gió bìnhquân đạt tới 3,5- 4,2 m/s trong các tháng 12,1,2,8, lớn nhất vào tháng 12 nhưng chỉđạt 1,7-1,8 m/s trong các tháng 4,5 tốc độ gió trung bình năm khoảng 2.9m/s
Mưa
Do nằm ở ngoài biển và địa hình phần lớn là đồi núi nên lượng mưa trên CônĐảo khá lớn Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Côn Đảo, lượng mưa nămtrung bình thời kỳ 1948- 2010 khoảng 2070mm, xấp xỉ trung bình thời kỳ 1961-
2010 (2068mm), lớn nhất tới 2829mm (năm 1975) và ít nhất chỉ đạt 1340mm (năm1968)
Lượng mưa vào các mùa mưa (tháng 5-11) bình quân thời kỳ 1961- 2010khoảng 1959mm, chiếm 94,7% lượng mưa năm, còn trong 5 tháng mùa khô (cáctháng 12,1-4) chỉ đạt 94,7mm chiếm 5,3% lượng mưa năm Lượng mưa ngày lớnnhất trong thời kỳ 1995- 2010 khoảng 1962mm, xuất hiện vào tháng 12 năm 1998
Phân phối mưa trong năm - Côn Đảo
0 50 100 150 200 250 300 350 400
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII
Nguồn: Trạm Khí tượng Côn Đảo
Hình 2.2 Phân phối của lượng mưa tháng trong năm tại Côn Đảo
Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Nhìn chung, do có biển bao bọc xung quanh nên khí hậu trên địa bàn huyện Côn
Trang 35đoan Tuy nhiên xoáy thuận nhiệt đới (áp thấp nhiệt đới và bão) cũng có thể ảnh
hưởng đến địa bàn huyện nhưng cường độ đã giảm Theo thống kê trong thời kỳ từ
năm 1928 dến năm 2006 đã có 13 cơn bão đổ bộ vào Côn Đảo, nhưng do tác động
của biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây bão đã đổ bộ vào đảo nhiều hơn và
cường độ mạnh hơn so với trước đây Ngoài ra giông, sét và sương mù cũng xảy ra
trên địa bàn huyện Côn Đảo
Nguồn: Trạm Khí tượng Côn Đảo
Hình 2 3 Quá trình lượng mưa năm tại trạm Côn Đảo Bảng 2.2 Đặc trưng của các yếu tố khí hậu tại Côn Đảo
Nguồn: Trạm Khí tượng Côn Đảo
d Hệ sinh thái
Trang 36Theo Ủy ban Nhân dân huyện Côn Đảo (2010), trên đảo Côn Sơn có HST khá
phong phú với diện tích rừng khoảng 5.998 ha chiếm 78% diện tích tự nhiên củađảo Rừng nguyên sinh trên đảo Côn Đảo phát triển thành tầng, lớp gồm: Cây cổ thụlâu năm, cây tràm nguyên sinh, Phi Lao, Bạch Đàn
Kết quả đánh giá biến động của lớp phủ rừng huyện Côn Đảo bằng công nghệviễn thám (GIS) cho thấy tổng diện tích rừng các loại trong các năm 1996, 2000 và
2006 tương ứng bằng 5936 ha, 5883 ha, 5843 ha
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 gồm 14 hòn đảo, diệntích gần 6000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, trong đó có 3 hệ sinh thái chính:HST rừng ngập mặn (18 ha), HST cỏ biển (200 ha), HST các rạn san hô (1.000 ha).Mối quan hệ tương tác của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn tạo nên môitrường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loại sinh vật biển
Trên vùng biển của rừng quốc gia Côn Đảo có 1.383 loài sinh vật biển.Côn Đảo
là nơi duy nhất ở nước ta có nhiều rùa biển mà còn tồn tại một quần thể bờ biển ,…vv.Trên đảo Côn Sơn, các loại cỏ biển phân bố chủ yếu ở các cung lõm từ phíaĐông Bắc đến Đông Nam đảo Trong bảng dưới đây đưa ra mật độ, sinh lượng và
độ phủ của cỏ biển ở Côn Đảo
Bảng 2.3 Mật độ, sinh lượng và độ phủ trung bình của cỏ biển ở Côn Đảo Thứ tự Tên loài Độ sâu phân bố
Nguồn: BQL Vườn Quốc Gia Côn Đảo
Ngoài ra các vùng biển Côn Đảo còn phát hiện được 127 loài rong biển, 155loài động vật phù du, 157 loài thực vật phù du, 518 loài động vật đáy, 160 loài cá
Trang 37e Thủy văn
Các sông suối trên đảo Côn Đảo đều thuộc sông suối nhỏ Cũng như các sôngsuối trên đất liền, mưa là nguồn cung cấp chính cho tài nguyên nước mặt Chế độdòng chảy sông suối trên địa bàn huyện Côn Đảo cũng biến đổi theo mùa: Mùa lũ(tháng 5- tháng 10) và mùa cạn (tháng 11- tháng 4)
Bảng 2.4 Tổng lượng nước hàng năm được tính theo quan hệ mưa – dòng chảy
năm trên các đảo thuộc huyện Côn Đảo Thứ tự Tên đảo F (km 2) Dòng chảy năm
Trang 38Bảng 2.5 Tổng lượng dòng chảy năm được tính theo quan hệ mưa và dòng
chảy năm trên một số lưu vực trên huyện Côn Đảo.
Cũng như ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ ,thủy tiều ở khu vực Côn Đảothuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ triều trung bình khoảng 2-3m;
Mực nước trung bình năm trung bình thời kỳ 1995 – 2010 khoảng 246cm ;
Độ mặn nước biển tương đối thấp, dao động trong phạm vi từ 1,89g/l -3.44g/l Phân tích số liệu quan trắc mực nước biển (H) tại trạm Côn Đảo năm 2008 vớichế độ 4 lần trong ngày vào lúc 1,7,13,19, giờ có thể rút ra các một số nhận xét sau
về sự biến đổi H trong tháng và trong năm như sau
Giá trị mực nước bình quân tháng thấp nhất là 228cm, xuất hiện vào tháng 6
và cao nhất đạt 273cm vào tháng 11;
Từ diễn biến mực nước biển bình quân tháng (Hbq) trong năm 2008 cho thấy,
từ tháng 12, Hbq giảm dần và đạt thấp nhất vào tháng 6, sau đó tăng dần rồi đạt caonhất vào tháng 11
Trang 39Bảng 2.6 Đặc trưng mực nước, nhiệt độ nước, độ mặn nước biển tại trạm hải
văn Côn Đảo
Nguồn: Trạm Khí tượng Côn Đảo
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
a Dân số và lao động
Sau khi đảo Côn Đảo được giải phóng thì dân số trên đảo chỉ khoảng 2.000
người trong đó chủ yếu là gia đình cán bộ, công nhân viên, và một số hộ dân cư đã
định cư trước đây Sau này, số dân có tăng dần lên 300 người năm 1994 và 1500
năm 1996 (Lăng Huy Kẻn, Võ Sĩ Tuấn, 1999) Theo số liệu thống kê năm 2015 dân
số trên đảo là 5.887 người với 1.263 hộ, năm 2016 là 7.610 người với trên 1.548 hộ
gia đình sinh sống và làm ăn trên đảo
Về tình hình việc làm của số lao động trong tuổi lao động như sau
Lao động có việc làm nhưng không ổn định Lao động chưa có việc làm (đang có nhu cầu tìm việc làm)
Lao động chưa có việc làm (không có nhu câu tìm việc làm)
Nguồn: Phòng thống kê huyện Côn Đảo, 2016
Hình 2.4 Biểu đồ tình hình việc làm của số lao động trong độ tuổi lao động
Đặc
trưng
II
III
IIII
I IV
VV
VVI
VVII
VVIII
IIX
XX
XXI
XXII
NNămMực
nước
(cm)
2
59 59 2 50 2 43 2 27 2 26 2 26 2 28 2 41 2 57 2 65 2 70 2 46 2Nhiệt
độ (oC)
26,0
26,3
28,0
28,9
30,0
29,6
28,8
29,0
29,0
30,0
29,0
26,0
28,6
Độ mặn
(%0) 36 3 41 3 40 3 41 3 40 3 38 3 31 3 27 3 29 3 99 2 27 3 32 3 32 3
Trang 40Về cơ cấu lao động hiện nay (tính từ ngày 5/6/2016) được phân bổ, gồm(Phòng thống kê huyện Côn Đảo, 2016)
+ Lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp: 864 lao động
+ Lao động công nghiệp: 609 lao động
+ Lao động nông nghiệp: 377 lao động
+ Lao động Thuỷ - Hải sản: 204 lao động
+ Lao động Thương mại, dịch vụ: 413 lao động
+ Lao động khác: 358 lao động
Dân tộc thiểu số: Theo số liệu của phòng thống kê huyện Côn Đảo (2016), trênđảo có một số hộ là người dân tộc thiểu số, tổng số chiếm 2,02% và nhiều nhất làdân tộc Khơme (1,61%)
b Cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng được triển khai và thực hiện trong
các năm qua như: Nhà văn hoá Huyện, Khách sạn du lịch Công đoàn, bệnh việnquân dân y…vv Các công trình đa phần đã được đưa vào sử dụng hoặc trong giaiđoạn hoàn thiện
Thông tin liên lạc: Hiện nay trên đảo đã phát triển rất mạnh về điện thoại và
internet nhằm rút ngắn khoảng cánh đảo và đất liền giúp cho người dân an tâm sinhsống và làm ăn kinh tế trên đảo
Bến Cảng chính: Côn Đảo nằm trên tuyến đường biển Châu Á do vậy Côn
Đảo có những tiềm năng với số lượng tàu cập cảng Bến Đầm ngày càng tăng, năm
2005 có 3.758 lượt tàu cập cảng, năm 2006 có 4.297 lượt tàu cập cảng (hiệp hộicảng biển Việt Nam) Hiện nay, các cơ sở vật chất trường, đường, trạm đã được đầu
tư và xây dựng đã phần nào đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trên đảo: hệ thống giaothông trên đảo cũng đã được xây dựng tạo thuận lợi cho người dân đi lại trên đảo
Hệ thống cơ sở vật chất trên đảo rất tốt đây là một trong những thuận lợi choviệc phát triển kinh tế cũng như là thực hiện các biện pháp tuyên truyền nâng cao ýthức của người dân trong công tác xây dựng khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng.Bên cạnh các cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho cuộc sống trên đảo thì trên đảocòn nhiều công trình và cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế như cảng Bến