1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ôn thi cao học môn Lý luận hành chính nhà nước quản lý công

23 667 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 767 KB

Nội dung

Câu 1: Khái niệm hành chính nhà nước VN Tổ chức và hoạt động QLHCNN xuất phát từ hệ thống thể chế. Hệ thống đó là khuôn khổ pháp lý để thực hiện quyền hành pháp trong việc quảnl ý xã hội, đưa đường lối, chính sách của Đảng và NN vào cuộc sống. Hơn nữa, tổ chức và hoạt động QLNN được thực hiện bởi bộ máy hành chính không phải vì mục đích tự thân mà chính là nhằm đảm bảo hiệu lực của thể chế. Mọi hoạt động của bộ máy hành chính đều được thực hiện thông qua một đội ngũ CBCC hành chính. Để bộ máy HCNN hoạt động cần nguồn tài chính đầy đủ và sử dụng hiệu quả. Nền hành chính NN gồm 4 yếu tố cấu thành sau: Hệ thống thể chế quản lý HCNN theo pháp luật, gồm: HP, Luật, PL, VBQPPL, văn bản pháp quy của CQ HCNN. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ Chính phủ tới chính quyền cơ sở Đội ngũ CBCC hành chính, bao gồm những người thực thi công vụ trong BMHCNN. Các nguồn lực vật chất đảm bảo cho nền hành chính NN hoạt động Các yếu tố có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Để hoàn thiện nền HCNN không thể chỉ chú trọng một yếu tố mà bỏ qua yếu tố khác. Cần phải cải cách đồng bộ cả 4 ytô. Nền HCNN được hiểu theo nghĩa hẹp gồm các yếu tố bên trong của toàn bộ hệ thống thực thi quyền hành pháp. Để thực hiện tốt chức năng của mình, bộ mayú HCNN được tổ chức thành Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp. Quản lý HCNN được thực hiện bằng sự điều hành thống nhất của Chính phủ nhằm đảm bảo sự phát triển đúng hướng và lợi ích thống nhất của cả quốc gia. Bên cạnh đó có sự phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương nhằm phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng vùng, từng địa phương......................

Trang 1

Chương 1: HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Câu 1: Khái niệm hành chính nhà nước VN

Tổ chức và hoạt động QLHCNN xuất phát từ hệ thống thể chế Hệ thống đó là khuôn khổ pháp lý để thực hiện quyền hành pháp trong việc quảnl ý xã hội, đưa đườnglối, chính sách của Đảng và NN vào cuộc sống Hơn nữa, tổ chức và hoạt động QLNN được thực hiện bởi bộ máy hành chính không phải vì mục đích tự thân mà chính lànhằm đảm bảo hiệu lực của thể chế Mọi hoạt động của bộ máy hành chính đều được thực hiện thông qua một đội ngũ CBCC hành chính Để bộ máy HCNN hoạt động cầnnguồn tài chính đầy đủ và sử dụng hiệu quả

Nền hành chính NN gồm 4 yếu tố cấu thành sau:

- Hệ thống thể chế quản lý HCNN theo pháp luật, gồm: HP, Luật, PL, VBQPPL, văn bản pháp quy của CQ HCNN

- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ Chính phủ tới chính quyền cơ sở

- Đội ngũ CBCC hành chính, bao gồm những người thực thi công vụ trong BMHCNN

- Các nguồn lực vật chất đảm bảo cho nền hành chính NN hoạt động

Các yếu tố có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau Để hoàn thiện nền HCNN không thể chỉ chú trọng một yếu tố mà bỏ qua yếu tố khác Cần phải cải cách đồng bộ

cả 4 ytô

Nền HCNN được hiểu theo nghĩa hẹp gồm các yếu tố bên trong của toàn bộ hệ thống thực thi quyền hành pháp

Để thực hiện tốt chức năng của mình, bộ mayú HCNN được tổ chức thành Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp Quản lý HCNN được thực hiện bằng sựđiều hành thống nhất của Chính phủ nhằm đảm bảo sự phát triển đúng hướng và lợi ích thống nhất của cả quốc gia Bên cạnh đó có sự phân công, phân cấp cho chính quyềnđịa phương nhằm phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng vùng, từng địa phương

Quản lý HCNN được hiểu là một bộ phận của QLNN, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan HCNN

Quyền hành pháp bao gồm thẩm quyền lập quy và thẩm quyền hành chính

- Thẩm quyền lập quy: là ban hành VBQPPL nhằm cụ thể hóa luật và hướng dẫn thực hiện luật

- Thẩm quyền hành chính là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh té – xã hội đưa pháp luật vào đời sống, nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi íchcủa nhà nước và công dân, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính công và công sản để phát triển đất nước

Các thẩm quyền do chính phủ và hệ thống cơ quan HCNN từ trung ương đến địa phương thực hiện là biểu hiện cụ thể của hoạt động quản lý HCNN

Tóm lại: Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành của chủ thể hành chính NN trong quản lý hệthống và xã hội theo pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội

Câu 2: Đặc điểm của hành chính nhà nước Việt Nam là gì?

Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của CQ hành chính nhà nước trong quản lý hệthống và xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo sự ổn định và phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội

Khi nói đến đặc điểm của hành chính nhà nước là nói đến những nét đặc thù của hành chính nhà nước, để phân biệt với các dạng quản lý xã hội khác Để xây dựngnền hành chính phát triển, hiện đại của một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, để có bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần thiết phải xác định rõđặc diểm chủ yếu của nền HCNN ta Những dặc diểm này vừa thể hiện đầy đủ bản chất và nét đặc thù của nhà nước VN đồng thời kết hợp những đặc điểm chung của một nềnhành chính phát triển theo xu hướng chung của thời đại Với ý nghĩa đó nền HCNN có những đặc điểm chủ yếu sau:

và giám sát hoạt động của NN

Tuy nhiên, hành chính nhà nước cũng có tính độc lập tương đối nhất định, thể hiện ở tính chuyên môn, kỹ thuật; cán bộ, công chức hành chính nhà nước vận dụng hệthống tri thức khoa học vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình như: quản trị học, khoa học quản trị nhân sự, kinh tế học, luật học, chính trị học, KH hành chính, KHchính sách công, tâm lý học, xã hội học

2 HCNN VN mang tính pháp quyền.

Trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền tự do, quyền làm chủ của người dân, cần phải xây dựng một nhà nước pháp quyền Trong nhà nước pháp quyền thì hệthống pháp luật là tối cao, mọi chủ thể xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật Với tư cách là chủ thể điều hành xã hội theo pháp luật, hành chínhnhà nước phải làm gương trong việc tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm đảm bảo pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội

Nền hành chính NN VN hoạt động theo pháp luật đòi hỏi mọi cơ quan HCNN, mọi tổ chức trong xã hội, CBCC phải tuân thủ pháp luật Đảm bảo tính pháp quyền củanền HCNN làm ột trong những điều kiện để xây dựng nhà nước chính quy, hiện đại, một bộ máy hành pháp có kỷ luật, kỷ cương

Tính pháp quyền đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước sử dụng đúng đắn quyền lực, thực hiện đúng thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được trao, không lộngquyền, yếm quyền và lạm quyền Đồng thời chú trọng nâng cao uy tín chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ Phải kết hợp hài hoà giữa quyền và uy để không ngừngnâng cao hiệu lực, hiệu quả của một nền hành chính phục vụ nhân dân

3 HCNN VN hoạt động liên tục, ổn định tương đối và thích ứng.

Nhiệm vụ của HCNN là phục vụ xã hội và công dân Đây là công việc hàng ngày, hàng tuần, tháng, quý và năm, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội

và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục Chính vì vậy nền HCNN phải đảm bảo tính liên tục, ổn định tuonwg đối trong tổ chức đời sốngcủa nhân và hoạt động sản xuất để đảm bảo các quá trình kinh tế - xã hội không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào Đồng thời, cũng cần được thay đổi để thích ứng với

sự thay đổi của môi trường, của xã hội

Tính liên tục và tương đối ổn định không loại trừ tính thích ứng Chính vì vậy, ổn định chỉ mang tính tương đối, không phải là cố định, không thay đổi Nhà nước làmột sản phẩm của xã hội Đời sống kinh tế, xã hội luôn biến chuyển không ngừng, do đó nền HCNN phải luôn thích ứng với thực tế trong từng thời kỳ, thích nghi với xu thếthời đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới

4 Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao.

HCNN là một nghề- nghề quảnl ý nhà nước, vì vậy nói có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao HCNN quản lý các lĩnh vực xã hội, vì vậy nó phải phù hợp vớicác yếu tố bên trong và bên ngoài cơ quan HCNN, phù hợp với đặc điểm, đối tượng quản lý

Hành chính nhà nước không chỉ được coi là một nghề mà còn được coi là một nghề quản lý nhà nước, phức tạp nhất trong các nghề Nhà hành chính không chỉ cóchuyên môn sâu, mà phải có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực, phải có kiến thức và các kỹ năng hành chính, có tác phong làm việc và thái độ đúng đắn trong phục vụ đấtnước và phục vụ nhân dân

5 Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.

Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ, đó là hệ thống hình tháp, gồm nhiều cơ quan quan hành chính được cấu trúc theo hệ thống dọc từ trungương đến cơ sở Đồng thời, đây là một hệ thống có tính trật tự, kỷ luật cao, thông suốt từ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm soát thường xuyêncủa cấp trên trực tiếp

Tuy nhiên, để tránh biến hệ thống hành chính thành hệ thống thứ bậc quan liêu, cứng nhắc, HCNN cần tổ chức và hoạt động chủ động, sáng tạo theo nguyên tắc tậptrung DC

Bản chất NN ta là nhà nước dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống PL,thể chế, quy tắc, TTHC Các CQHCNN và CBCC không được quan liêu, cửa quyền, hách dịch gây phiền hà khi thi hành công vụ Họ phải thật sự là công bộc của nhân dân

1

Trang 2

Hiện nay chúng ta đang xây dựng nền KTTT định hướng XHCN hơn lúc nào hết nền hành chính cần đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền KTTT,thúc đẩy sự phát triển KT-XH bền vững, phát huy dân chủ, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi tâng lớp nhân dân.

Câu 3: Nêu các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hành chính NNVN Phân tích và liên hệ một nguyên tắc?

Khái niệm nguyên tắc:

Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức vàhoạt động hành chính nhà nước

Do đó để đạt được mục tiêu của mình, NN cần phải đặt ra những nguyên tắc định hướng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và HCNN nói riêng.Xét về bản chất, các nguyên tắc HCNN phản ánh các quy luật của quản lý nhà nước và HCNN, phù hợp với sự phát triển của xã hội, vừa mang tính khách quan vừa mang tínhchủ quan

Trong tổ chức và hoạt động, các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

- Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước

- Nhân dân làm chủ trong hành chính nhà nước

- Tập trung – dân chủ

- Kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý địa phương (lãnh thổ)

- Phân định và kết hợp giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

- Pháp chế XHCN trong hành chính nhà nước

- Công khai, minh bạch

Phân tích từng nguyên tắc (hỏi nguyên tắc nào thì trình bày nguyên tắc đó và liên hệ)

1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước:

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống chính trị nhất nguyên, trong đó chỉ tồn tại một đảng là Đảng cộng sản Việt Nam – lực lượng duy nhất lãnhđạo Nhà nước và xã hội Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo toàn dân, toàn diện bao gồm chính trị, KT-XH, an ninh, quốc phòng, ngoại giao

Sự lãnh đạo của Đảng đối với HCNN được thể hiện trên các nội dung sau:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương Đảng lãnh đạo hành chínhnhà nước bằng Cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương chiến lược

- Đảng lãnh đạo công tác tổ chức và nhân sự hành chính Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và giới thiệu vào đảm nhận cácchức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ

- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng thông qua các Uỷ ban kiểm tra, các Ban của Đảng và hệthống tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở

- Đảng lãnh đạo thông qua uy tín Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, PL củaNhà nước

Đồng thời, đảng lãnh đạo tổ chức chính xã hội và các tổ chức xã hội tham gia vào quản lý HCNN để đưa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật NNvào đời sống Đây là phương thức lãnh đạo gián tiếp của Đảng đối với HCNN

Đảng lãnh đạo đối với HCNN nhưng không bao biện, làm thay

Mục đích của nguyên tắc này: Đảng sẽ duy trì được đường lối chính trị trong quá trình thực thi quyền hành pháp và thường xuyên giám sát được các hoạt động củahành chính nhà nước để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các định hướng chính trị của Đảng và lãnh đạo xây dựng các chính sách, các quy định pháp luật cho phù hợpvới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ

Yêu cầu của nguyên tắc: Đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo củaĐảng Mặt khác, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, hành chính nhà nước có trách nhiệm đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội và đảm bảo sựkiểm tra của tổ chức Đảng đối với hành chính nhà nước

+ Đảng đặc biệt coi trọng việc thể chế hoá, cụ thể hoá quan điểm, chủ trương đường lối thành luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước

+ Định hướng cho việc ban hành cơ chế, chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

+ Đảng lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, thực hành công khai, dân chủ trong Đảng và trong xã hội; phát huy và thực hiện tốt hơn quyền làmchủ của nhân dân; phát huy tính năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

+ Đảng lãnh đạo, phối hợp sự kiểm tra, giám sát của Đảng với của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị và cán

bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về trách nhiệm đối với công việc và thái độ phục vụ nhân dân + Về công tác kiểm tra, giám sát: dưới sự lãnh đạo của đảng, Người dân được quyền khiếu nại, tố cáo nên bộ máy HCNN ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn

+ Lãnh đạo về công tác nhân sự, tổ chức hành chính, sự nêu gương của đảng viên: Những người được lựa chọn vào các chức vụ lãnh đạo đều được đảng bồi dưỡng, đàotạo Mặt khác, những người đứng đầu các đơn vị, cơ quan đều là đảng viên nên rất gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước,đây là những tấm gương cho toàn thể đơn vị noi theo

+ Việc thực hiện đạo đức công vụ ngày càng được quan tâm, là tiêu chí đánh giá CBCC cả về mặt đảng và chính quyền nên sự phục vụ đối với nhân dân ngày càng tốt hơn

- Hạn chế, khuyết điểm

+ Vẫn còn tình trạng cấp uỷ bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị trên một số lĩnh vực Chậm ban hành những quy định cụthể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; về mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị

+ còn thiếu những quy định cụ thể bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội

+ Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng, công tác cán bộ đổi mới chậm; chất lượng công tác tư tưởng, tuyên truyền còn nhiều hạn chế.

+ Chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ còn nhiều hạn chế; chính sách đãi ngộ với cán bộ còn bất cập

+ Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng người có đức, có tài, thay thế kịp thời những người yếu kém về phẩm chất và nănglực

+ Chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối làm việc; tình trạng họp hành nhiều, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếugương mẫu còn diễn ra ở nhiều nơi

- Nguyên nhân

+ Phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ chiến tranh và quản lý tập trung quan liêu, bao cấp còn ảnh hưởng đến ngày nay

+ Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo công cuộc đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế… là vấn đề mới mẻ, chưa có thực tiễn trong nước và trên thế giới, đòi hỏi phải tìm tòi,vừa làm, vừa rút kinh nghiệm

+ Những hạn chế trong tổ chức bộ máy và yếu kém trong đội ngũ cán bộ đã tác động tiêu cực, cản trở việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

+ Chậm ban hành đầy đủ, đồng bộ các quy chế, quy định về sự lãnh đạo và phối hợp công tác giữa các tổ chức đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị

- Giải pháp

+ Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cơ quan lãnh đạo của Đảng;

+ Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương.

+ Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ

Trang 3

- Thông qua các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trình độ dân trí.

- Nâng cao chất lượng chế độ “dân chủ đại diện”

- Có biện pháp bảo vệ người dân tham gia khiếu nại, tố cáo

- Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho việc xây dựng và ban hành chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng phù hợp với quy

luật khách quan của sự vận động phát triển đời sống xã hội

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong hoạt động quản lý nhà nước Kiên

quyết khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơkết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng Đây có thể coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ suy giảm sự lãnh đạo của Đảng đối vớihoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhất là sự xa rời hoặc thể chế hóa không đúng, không kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng trong các văn bản quản lý của

cơ quan hành chính nhà nước

- Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng đội ngũ đảng viên là cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước có đủ năng lực, phẩm chất

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, yêu cầu của cải cách hành chính

2 Nguyên tắc nhân dân tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước là gì?

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làmchủ của nhân dân Vì vậy phải có sự tham gia trực tiếp và gián tiếp của người dân đối với hoạt động HCNN để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hành chính; đểđáp ứng mọi yêu cầu, nguyện vọng của người dân; để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân

Muốn thực hiện có kết quả nguyên tắc này, trong hoạt động hành chính nhà nước phải thu hút được sự tham gia của người dân vào việc xây dựng, ban hành các quyếtđịnh hành chính và việc tổ chức thực thi pháp luật; phải tạo điều kiện cho người dân được biết, được bàn bạc, được tham gia vào quá trình các hoạt động quản lý nhằm pháttriển kinh tế - xã hội và xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh Song song với việc thu hút người dân vào quá trình tổ chức và hoạt động, hành chính nhànước còn phải đặt mình dưới sự giám sát toàn diện của nhân dân

Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội với hai hình thức:

- Thứ nhất là dân chủ đại diện hay gián tiếp Theo hình thức này, nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện của mình ở Trung ương và địa phương và thông qua các cơquan này thành lập các cơ quan hành chính nhà nước; ban hành Hiến pháp, luật và những quyết định quan trọng để các chủ thể hành chính nhà nước thực hiện; và thực hiệngiám sát đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

- Thứ hai là dân chủ trực tiếp Theo hình thức này, nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý ở cơ sở mà họ là thành viên, đó là các cơ sở sản xuất, các tổ chức chínhtrị - xã hội mà họ tham gia; góp ý vào những bản dự thảo văn bản quản lý nhà nước khi nhà nước lấy ý kiến; biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý; thực hiện kiểm soát đốivới hành chính nhà nước thông qua khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

Trong điều kiện hiện tại, các cơ quan hành chính nhà nước cần tập trung thực hiện tốt những biện pháp chính yếu sau đây:

- Thứ nhất, tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình giải quyết các công việc của hành chính nhà nước;

- Thứ hai, không ngừng nâng cao chất lượng của thiết chế dân chủ đại diện, để các cơ quan này thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân

- Thứ ba, hành chính nhà nước có trách nhiệm tạo môi trường pháp lý phù hợp và những điều kiện về nguồn lực cho các tổ chức xã hội hoạt động; định ra những hìnhthức và biện pháp để thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội và nghười dân tham gia vào hoạt động hành chính nhà nước

Liên hệ:

Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản

lý hành chính nhà nước

- Ưu điểm

+ Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà nước

vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện quyền lợi của toàn thể nhândân lao động Ðiều này này khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nướcphải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hành chính nhà nước

+ Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lí Nhà nướcnói chung và quản lí hành chính nói riêng, giúp nhân dân lao động thực hiện được địa vị

pháp lí cũ ng như thể hiệ n được nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò là m chủ củ a mình trong công tác quản lí hà nh chính nhà nướ c Điều này khẳng định vai trò

đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lí hành chính nhà nước, đồng thời xác định nhiệm vụ mà nhà nướ c phải thực hiện để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tốt vàocông tác quản lí hànhchính nhà nước

- Hạn chế: Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, sự tham gia của người dân vào quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế

+ Đối với hình thức tham gia gián tiếp, sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào phương thức lựa chọn người đại diện và vàophương thức hoạt động của các cơ quan đó Theo quy định hiện hành, mối quan hệ giữa người đại diện với nhân dân vẫn còn khoảng cách khá xa và lỏng lẻo Những ngườiđược bầu vẫn đại diện cho nhân dân một cách chung chung, mà không phải là cho những cộng đồng lợi ích cụ thể, nên chưa có sự gắn bó giữa người được bầu với cử tri Nóthể hiện ở chỗ người được bầu không cần đi vận động, không cần hứa hẹn với cử tri vẫn được bầu và khi đã trúng họ không rõ những nguyện vọng mà người bầu ra họ lànhững gì Trong thời gian đảm nhiệm trọng trách đại biểu của dân, theo quy định, họ phải tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp để nắm bắt ý kiến của nhân dân, nhưng cơchế bắt buộc họ phải tiếp nhận và trực tiếp xử lý những vấn đề cụ thể của người dân yêu cầu là không có Chính vì vậy, trong các kỳ họp, nhiều đại biểu của các cơ quan dân

cử không có nội dung để phát biểu và cũng không phát biểu lần nào Ngoài sự hạn chế từ những cơ chế quy định hiện hành, bản thân người dân, do trình độ nhận thức, nhất làtrình độ pháp lý, cũng chưa thấy hết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia quản lý nhà nước, chưa làm hết sức mình khi tham gia quản lý nhà nước ởhình thức này Nó thể hiện ở sự bỏ phiếu lấy lệ, cho xong của nhiều người trong các lần bầu cử Trong sự tham gia gián tiếp của nhân dân với hoạt động quản lý nhà nước còn

có một hình thức nữa là tham gia thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp mà họ là thành viên Theo hình thức này, những nguyệnvọng, ý kiến của người dân được các tổ chức đó tập hợp lại để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, giải quyết

+ Những ý kiến nguyện vọng của nhân dân chủ yếu thực hiện thông qua các tổ chức chính trị – xã hội Tuy nhiên, do nhiều lý do, các tổ chức này tổ chức và hoạtđộng như những cơ quan nhà nước, xơ cứng, hành chính hóa cả về tổ chức và phương thức hoạt động, nên chức năng đại diện cho dân trước cơ quan nhà nước bị hạn chế

+ Mặc dù cải cách hành chính đã đạt nhiều kết quả quan trọng, song người dân, các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài vẫn phàn nàn nhiều về lối làm việc quan liêu, cửa quyền; về thủ tục hành chính rườm rà, phiền toái

+ Ở cấp cơ sở, phần lớn người dân đều cho rằng công tác quản lí thuộc về những nhà chức trách, họ không có nghĩa vụ phải thực hiện Bên cạnh đó, có một số cán

bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong công tác quản lí, làm hạn chế vai trò làm chủ của nhân dân

- Nguyên nhân của những hạn chế trên

Những quy định pháp lý chưa đủ mạnh và rõ để các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan đại biểu phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhân dân ủy quyền và để nhândân kiểm soát sự ủy quyền của mình, cũng như để nhân dân tham gia trực tiếp nhiều hơn vào các công việc của Nhà nước Cơ chế đại biểu phải gắn với cử tri bầu ra mình, cơchế bắt buộc phải tiếp nhận và phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của cử tri, hoặc cơ chế công khai, minh bạch vẫn còn chưa được quy định đủ rõ, đủ mạnh

Ảnh hưởng của văn hóa hành chính cũ còn khá nặng Đã có một thời gian dài ở Việt Nam, bộ máy nhà nước được xây dựng và hoạt động theo cơ chế tập trung, baocấp Các cơ quan nhà nước được xây dựng theo một mô hình thống nhất chung, đứng ra làm tất cả mọi việc cho nhân dân theo sự chỉ huy tập trung từ bên trên và đã mang lạinhiều kết quả cho người dân, vì thế nhân dân tin tưởng vào Nhà nước Nhưng cũng từ thực tế đó, lâu dần đã hình thành nên tâm lý và văn hóa hành chính mà theo đó, các cơquan, công chức coi việc xây dựng luật pháp, chính sách như là đặc quyền riêng của mình và vì thế các công việc của Nhà nước luôn khép kín, còn nhân dân ỷ lại, coi đó làcông việc của Nhà nước, ít có quan tâm chung tới hoạt động của Nhà nước và các chính sách, nếu không có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cá nhân

Trình độ về pháp luật của người dân còn rất hạn chế Hiện nay không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sự chấp hành, ý thức, tinh thần pháp luậtcủa người dân không cao Chính vì vậy, khi tham gia vào các công việc quản lý nhà nước, người dân rất lúng túng

- Giải pháp khắc phục những hạn chế trên

Tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở Đối với chính quyền cấp cơ sở càngphải tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp, phải thực hiện phương thức trưng cầu ý dân khi quyết định các vấn đề quan trọng như sáp nhập, chia tách các đơn vị hànhchính - lãnh thổ, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, quyết định các nhiệm vụ có tính chất tự quản của cộng đồng như các công trình dự án do nhân dân đóng góp xâydựng, các công việc tôn tạo di tích lịch sử, phong tục tập quán, truyền thống, lễ nghi Khuyến khích người dân bày tỏ ý kiến với chính quyền theo đúng quy định của pháp luật,đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của phụ nữ và người dân tộc thiểu số

Đi liền với việc phát huy, tăng cường các hình thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, cần tiếp tục hoàn thiện các hình thức dân chủ đại diện trong hoạt động củachính quyền địa phương các cấp, cụ thể là hoàn thiện thể chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân, khắc phục những biểu hiện hình thức trong tổ chức và hoạt động củaHội đồng nhân dân cũng như của mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân Đề cao vai trò của pháp luật, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa ởmỗi cấp địa phương, mọi tổ chức và cán bộ thuộc hệ thống chính trị đều phải tuân thủ pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Tạo lập cơ chế hữu hiệu để các tổ

3

Trang 4

chức chính trị-xã hội là người bảo vệ quyền lợi của mỗi tầng lớp dân cư và là người đại diện cho họ tham gia một cách thiết thực, hiệu quả vào công việc quản lý nhà nước vàquản lý xã hội ở địa phương.

Tăng cường hiệu quả phản hồi, đối thoại của người dân đối với chính quyền địa phương Mở rộng đối thoại giữa chính quyền địa phương với người dân thông quagặp gỡ trực tiếp hoặc trực tuyến

Trau dồi kiến thức pháp luật để người dân có thêm hiểu biết pháp lý trong công tác tham gia quản lý hành chính nhà nước

3: Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong hành chính nhà nước là gì?

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự quản lý có hiệu lực, hiệu quả của các chủ thể HCNN và sự năng động, sáng tạo của những người thực thi công vụ để làm cho cáchoạt động HCNN trở thành quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm CÁc cơ quan HCNN và CBCC phải có trách nhiệm tuân thủ quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên, kịpthời phát hiẹn sai sót để báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung; đồng thời đề cao tiính tự chủ của cấp dưới trong việc tìm kiếm nguồn lực, phát huy trí tuệ của mỗi cánhân và áp dụng các giải pháp phù hợp với cơ quan địa phương mình

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản được áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức công lập, trong đó có hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.Nguyên tắc này xuất phát từ hai yêu cầu khách quan của quản lý, đó là đảm bảo tính thống nhất của hệ thống lớn (quốc gia, các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị) vàđảm bảo sự phù hợp với đặc thù của hệ thống con phụ thuộc (từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị, bộ phận, cá nhân) Nguyên tắc này tạo khả năng kết hợpquản lý xã hội một cách KH với việc phân cấp QL cụ thể đối với từng cấp, từng khâu, từng bộ phận

Tập trung trong hành chính nhà nước được thể hiện trên các nội dung: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thống thứ bậc;

Thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; Thống nhất các quy chế, qui tắc quản lý; Thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cánhân người đứng đầu ở tất cả các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị

Dân chủ trong hành chính nhà nước là sự phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động hành chính Tính dân

chủ được thể hiện cụ thể ở: Cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những nội dung của quá trình quản lý; Cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc tìm kiếm cácbiện pháp và nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả thực hiện của mình

Hai phương diện tập trung và dân chủ trong nguyên tắc này có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động bổ trợ cho nhau trong hoạt động quản lý hành chính theo nguyên lýtập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung Thực hiện nguyên tắc này ở bất kỳ cấp nào cùng đòi hỏi sự kết hợp hài hoà hai phương diện đó để tạo ra sựthống nhất cao giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy và người thừa hành

Trong thực tế, quá trình thực hiện nguyên tắc này có thể xuất hiện các xu hướng sau:

- Tập trung quan liêu, độc đoán chuyên quyền

- Dân chủ quá trớn, vô Chính phủ

Hai thái cực này dẫn đến làm suy yếu hiệu lực quản lý Trong thực tế ở đơn vị, địa phương, ngành cụ thể cùng lúc xảy ra 2 thái cực làm cho môi trường quản lý bịnhiễu loạn

Liên hệ:

* Thực tế nguyên tắc này được thực hiện có ưu điểm gì:

+ Nguyên tắc tập trung – dân chủ đã được tuân thủ triệt để, toàn diện trong quản lí hành chính nhà nước ở các khâu tổ chức và hoạt động Nó tạo điều kiện hiệu quảtrong quản lí hành chính nhà nước Bằng chứng là việc đất nước đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội,…Đời sống của nhân dân ngày càng được nângcao, chất lượng cuộc sống đã có những cải thiện đáng kể

+ Nguyên tắc này đảm bảo cho sự tập trung quyền lực nhà nước vào chủ thể quản lý để điều hành, chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật một cách thốngnhất

+ Đồng thời nguyên tắc này đảm bảo cho việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý trong quá trình thực hiệnchính sách, pháp luật

+ Việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước còn giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua cơ quanquyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra đạt hiệu quả cao hơn, tạo nên cơ chế đảm bảo cho quần chúng tích cực tham gia quản lý hành chính nhà nước

+ Ngoài ra, việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước tạo nên sự thống nhất về mặt ý chí cho các cơ quan quản lý hành chínhnhà nước, tạo ra sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các cơ quan hành chính trên toàn quốc đồng thời vẫn đảm bảo cho địa phương vận dụng chính sách, pháp luật một cách linh hoạt,phù hợp với điều kiện riêng của địa phương đó

* Hạn chế: Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, việc áp dụng nguyên tắc này một cách máy móc đang làm cho bộ máy hành chính nhànước trở nên lạc hậu, ì ạch, kìm hãm sự phát triển của đất nước, đẩy lùi bước tiến của xã hội Nó làm cho cơ quan quản lí hành chính cấp dưới trở nên ỉ lại, lạm quyền, nhũngnhiễu nhân dân, đòi hối lộ…còn cơ quan quản lí hành chính cấp trên trở nên loay hoay, trên bảo dưới không nghe, tệ quan liêu tham nhũng tràn lan, chia bè phái trong bộ máylãnh đạo, không ai chịu trách nhiệm đối với những sai phạm trong quản lí hành chính…Điều đó đặt ra vấn đề bức thiết trong việc cải cách hành chính để đảm bảo tập trung –dân chủ đúng theo ý nghĩa vốn có của nó

* Giải pháp

Thứ nhất, cần phải thực hiện mạnh mẽ chỉ đạo của Đảng và Bộ chính trị trong việc cải cách hành chính, lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trêntinh thần tinh giản bộ máy hành chính nhằm giải bớt các khâu trung gian và những cơ quan hoạt động không hiệu quả Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để nhândân được biết nhằm tránh tệ hách dịch, cửa quyền, xoá bỏ văn hoá “phong bì” đã làm xấu hình ảnh của bộ máy hành chính nhà nước Công khai các hoạt động của Chính phủ

và Ủy ban nhân dân trong hoạt động quản lí hành chính trên mọi lĩnh vực để dân biết, dân kiểm tra

Thứ hai, cần tinh giản biên chế cán bộ, công chức nhà nước làm việc không hiệu quả Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cũng như đạo đức của cán bộ, công chức

để hoạt động hiệu quả Tuyển dụng những nhân tài trên mọi lĩnh vực vào làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước theo sự giới thiệu của nhân dân, của cơ quan quyền lựcnhà nước, của Đảng…với chế độ đãi ngộ tốt, giữ vị trí cao trong bộ máy hành chính nhà nước

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, cải thiện đời sống cho nhân dân, đặc biệt quan tâm tới đội ngũ cán bộ, công chức để họ ổn định cuộcsống, làm giàu bằng sự đóng góp xứng đáng của mình, hoàn thành trọng trách cao cả mà nhân dân giao phó

4: Nội dung cơ bản của nguyên tắc pháp chế trong HCNN là gì?

Trong một nhà nước pháp quyền, thì hệ thống pháp luật là tối cao, mọi chủ thể xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật Với tư cách là chủthể quản lý xã hội, chủ thể hành chính nhà nước phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và phải thi hành pháp luật, tức phải đảm bảo pháp chế

Tính pháp chế đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước, sử dụng đúng đắn quyền lực, thực hiện đúng chức năng và quyền hạn được trao khi thi hành công vụ Đồngthời, luôn chú trọng đến việc nâng cao uy tín chính trị, về phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ Phải kết hợp chặt chẽ yếu tố thẩm quyền và uy quyền để nâng cao được hiệu lực

và hiệu quả của một nền hành chính phục vụ dân

Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, đồng thời không cho phép các cơ quan nhà nước thựchiện quản lý nhà nước một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế, cụ thể:

- HCNN phải chịu sự giám sát của các cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội

- Tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước trong phạm vi do pháp luật quy định, không vượt quá thẩm quyền

- Hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà PL quy định

- Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành đúng luật

Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Giáo dục pháp luật cho toàn dân

- Tổ chức thực thi pháp luật một cách đầy đủ

- Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật

- Phải xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật

Liên hệ:

- Ưu điểm:

+ Các quyết định HC đều đảm bảo tính hợp pháp

+ Đội ngũ CBCC thực hiện đúng thẩm quyền

+ Tôn trọng người dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng phụng sự nhân dân

- Hạn chế:

+ Một số nơi chưa thực hiện đầy đủ các VBQPPL do nhà nước ban hành

+ Một số CBCC vẫn cửa quyền, hách dịch với người dân

Trang 5

- Nguyên nhân:

+ Sự tuyên truyền để nâng cao hiểu biết của người dân chưa thực hiện triệt để

+ Chưa quy định rõ ràng quyền hạn của tưng vị trí chức danh nên dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

+ Quyền lực nhà nước không đc giám sát chặt chẽ

- Biện pháp: nêu yêu cầu

5: Nội dung cơ bản của nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước đối với ngành với quản lý địa phương là gì?

Trong xã hội xuất hiện hai xu hướng khách quan có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, đó là: chuyên môn hoá theo ngành và phân bốsản xuất theo địa phương, vùng lãnh thổ Vì vậy, trong quản lý nhà nước cần phải kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo l ãnh thổ (địa phương và vùng lãnh thổ)

Quản lý nhà nước đối với ngành là quản lý các hoạt động của ngành bằng pháp luật, chính sách, các quy tắc quản lý, quy định chuyên môn kỹ thuật nhằm đạt đượccác định mức kinh tế – kỹ thuật đặc thù của ngành

Nội dung của quản lý ngành bao gồm:

1 Định hướng cho sự phát triển của ngành thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

2 Tạo môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển của ngành thông qua việc ban hành VBQPPL, các quy tắc quản lý, các quy định chuyên môn kỹ thuật

3 Khuyến khích, hỗ trợ và điều tiết sự pháp triển của ngành thông qua việc ban hành chính sách, tài trợ, hạn ngạch, nghiên cứu và đào tạo…

4 Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước

5 Ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục những tiêu cực phát sinh trong phạm vi ngành thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra

Quản lý nhà nước ở địa phương và vùng lãnh thổ: là quản lý tổng hợp và toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của một khu vực dân cư trên địa

bàn lãnh thổ đó, có nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động

Việc kết hợp giữ QLNN về ngành và lãnh thổ sẽ tạo nên sức mạnh trong việc huy động các nguồn lực cho việc phát triển ổn định và bền vững ở mỗi địa phương, mỗivùng

Tại các địa phương có các cơ quan chuyên môn cấp địa phương, các cơ quan này vừa trực tiếp chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân sự và hoạt động của chínhquyền địa phương, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn theo ngành dọc Các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương về quản lý ngành, cácnhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân uỷ quyền và theo quy định của pháp luật nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của ngành Các chính quyền địa phương có trách nhiệmbảo đảm cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn địa phương mình hoạt động thuận lợi như: nguồn nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất, kỹ thuật

Thực tiễn vận dụng nguyên tắc này nhiều nơi nhiều lúc thật chưa tốt, thể hiện trên hai khuynh hướng cần phải khắc phục sau:

- Quá thiên lệch về ngành

- Chỉ chú ý đến lợi ích địa phương

6: Nội dung cơ bản của nguyên tắc phân định và kết hợp giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là gì?

Thực hiện nguyên tắc này để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nước, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN Phân định QLNN

về kinh tế và quản trị kinh doanh của các DNNN vừa giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh theo cơ chế thị trường, vừa tăng cường vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhànước đối với nền kinh tế

Quản lý vĩ mô nền kinh tế là việc sử dụng các công cụ chính sách, pháp luật, kế hoạch, chiến lược để khai thác các nguồn lực và tạo động lực phát triển kinh tế.Quản trị kinh doanh của doanh nghiệp là việc khai tác các tiềm năng trong phạm vi doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường thông qua hoạt động sản xuất và cung ứngdịch vụ

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước được trao quyên tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lý củaNhà nước Vai trò chủ yếu của Nhà nước là định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp nhà nước như trước đây Vì vậy, cần phải phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản trị kinh doanh cua doanh nghiệpnhà nước

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan HCNN không can thiệp vào nghiệp vụ kinh doanh, phải tôn trọng tính độc lập và tự chủ của các đơn vị kinh doanh Các doanhnghiệp trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chấp nhận cạnh tranh, mở cửa phải tuân theo pháp luật vàchịu sự điều chỉnh bằng pháp luật của các cơ quan HCNN Các DN phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình

Tuy cần phân biệt giữa QLNN về kinh tế và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng cần thấy hai mặt đó không tách rời nhau một cách máy móc mà kếthợp với nhau, thống nhất với nhau trong hệ thống kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế cửa Nhà nước

Cụ thể:

Quản lý NN về kinh tế là:

- Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống các công cụ vĩ mô như: chiến lược, QH, kế hoạch định hướng cho hoạt động hoạt động của doanh nghiệp

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bằng chính sách, cơ chế quản lý, và điều tiết lợi ích trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực nhà nước, bằng hệ thống pháp luật, và kiểm tra mọi tổ chức kinh doanh tuân thủ pháp luật và xử phạt mọi hành vi phạm pháp

- Các mối quan hệ trong hoạt động HCNN được điều chỉnh chủ yếu bằng luật hành chính

- Hoạt động bằng ngân sách cấp phát của nhà nước

Quản trị kinh doanh của DN là:

- Tổ chức hoạt động KD theo định hướng của Nhà nước; Hoạt động trong môi trường được tạo ra, được xác định phần lợi ích xứng đáng của mình và chịu sự điều tiết

về lợi ích bởi Nhà nước

- Được quyền tự chủ, có tư cách pháp nhân và bình đẳng trong kinh doanh trước pháp luật, chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và chịu trách nhiệm về những hành vi phạm pháp của mình

- Các mối quan hệ trong KD được điều chỉnh bằng PL dân sự, pháp luật kinh tế

- Hoạt động bằng vốn tự có, vốn vay, tài trợ, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi

7: Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hành chính nhà nước là gì?

Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc nội dung nhất định Tất cả những thông tin của hành chính nhà nước phải

được công khai cho người dân trừ trường hợp có quy định cụ thể với lý do hợp lý và trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng Nội dung, hình thức và phương pháp công khai cần thựchiện đầy đủ theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan

Minh bạch trong hành chính là những thông tin phù hợp được cung cấp kịp thời cho nhân dân dưới hình thức dễ sử dụng, và đồng thời các quyết định và các quy định

của hành chính nhà nước phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết để hành chính nhà nước có trách nhiệm thực sự trước nhân dân và giúpnâng cao khả năng dự báo của người dân Nếu không minh bạch sẽ dẫn đến sự tùy tiện hoặc sai lầm trong việc thực thi quyền hạn, có những giao dịch không trung thực,những dự án đâu tư sai lầm, dẫn đến quan liêu, tham nhũng Còn sự minh bạch sẽ giúp xây dựng một nền hành chính cởi mở, có trách nhiệm, ngăn chặn được tham nhũngtrong hành chính nhà nước

Nguyên tắc này đòi hỏi, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và đơn vị khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được tiến hành côngkhai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ; phải công khai hoạt động của mình theo quy định của pháp luật Nguyên tắc này được thể hiện trong xây dựng QH, lập cácchương trình, dự án, trong thu, chi ngân sách, trong thực hiện các TTHC, công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, phân phối thu nhập

Nội dung công khai bao gồm:

1 Văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và các quyền, nghĩa vụ khác của công dân, doanh nghiệp

2 Mua sắm công, xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, quản lý và

sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng đất, quản lý và sử dụng nhà ở, công tác cán bộ

3 Công khai, minh bạch trong các lĩnh vực như: GD, y tế KH-CN, thể dục, thể thao…

4 Công khai trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán; giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; trong việc thụ lý, điềutra, truy tố, kiểm sát, xét xử, thi hành án

5 Các nội dung khác không thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật công tác

Hình thức công khai:

- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan

- Phát hành ấn phẩm; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Đưa lên trang thông tin điện tử

5

Trang 6

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch vừa đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động HCNN, vừa là phương thức thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân Nó

có tác dụng giáo dục, thuyết phục, động viên người dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện đấu tranh với những hành vi sai trái của CBCC, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả HCNN, xây dựng nền HCNN cởi mở, trong sạch, có trách nhiệm với nhân dân, ngăn chặn tệ nạn tham nhũng, quan liêu xã rời quần chúng nhân dân của CBCC

* Liên hệ

Ở nước ta, công khai và minh bạch đang được tiếp nhận như một chủ trương lớn trong quy trình quản lý Điều này được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp năm 2013

và quá trình xây dựng luật pháp, thực thi luật pháp và xây dựng thể chế kinh tế trong thời gian gần đây Cụ thể, Luật Phòng, Chống tham nhũng đã có những quy định rấtmạch lạc về những việc phải công khai trong từng lĩnh vực quản lý Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Đầu tưcông năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành nhằm hướng tới công khai và minh bạch trong mọi khâu quản lý

Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai nghĩa là mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phương tiện thông tinđại chúng, làm cho mọi người dân có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách dễ dàng; minh bạch nghĩa là không những phải công khai mà còn phải trongsáng, không khuất tất, không rắc rối, không gây khó khăn cho công dân trong tiếp cận thông tin Trên tinh thần đó, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi,

bổ sung năm 2007 và 2010) đưa ra khái niệm: “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dungnhất định” (Điều 2, khoản 2) Như vậy, có thể hiểu công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước là việc làm cho mọi người dân có thể biết và hiểu cơ quan hànhchính nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì, hoạt động như thế nào trong khuôn khổ phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật

Ở nước ta, quản lý hành chính nhà nước là một quá trình được xác định từ khâu ra quyết định quản lý nhà nước (xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm phápluật), chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đến khâu thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó Trong hoạt động hành chính vẫn mang tính chất xin-cho; đội ngũ cán bộ,công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền Điều này gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, tổ chức, cá nhânmỗi khi có công việc cần giải quyết tại các cơ quan hành chính nhà nước Sự quan liêu cùng với những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo chính là những kẽ hở đểmột số cán bộ, công chức lợi dụng nhằm mưu lợi ích riêng Vì vậy, việc tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chínhnói riêng phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay theo em ở nước ta cần chú trọng các vấn đề sau đây:

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền được thông tin:

Việc công bố thông tin, có thể bao gồm cả báo cáo định kỳ, về nguy cơ tham nhũng trong các cơ quan hành chính là một yêu cầu quan trọng, vừa thể hiện và vừagiúp tăng cường tính minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước Theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước cần định kỳ tiến hành rà soát các lĩnh vực công tác nhằmđánh giá đầy đủ về nguy cơ tham nhũng có thể phát sinh Phương thức đánh giá có thể thông qua hoạt động kiểm tra hoặc thanh tra tùy thuộc vào quy mô và phạm vi tiếnhành đánh giá

- Sửa đổi, hoàn thiện và công khai quy định về danh mục bí mật nhà nước

Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định rõ nguyên tắc xác định danh mục bí mật của các bộ, ngành, địa phương; trên cơ sở đó hạn chế tình trạng phổ biến hiện nay làcác bộ, ngành, địa phương thường lấy lý do thuộc danh mục bí mật nhà nước để từ chối cung cấp thông tin khi có yêu cầu Việc công khai danh mục bí mật Nhà nước sẽ tạođiều kiện để người dân thực hiện tốt hơn vai trò giám sát việc thực hiện công khai của các cơ quan nhà nước Đồng thời, đó là cơ sở pháp lý để ngăn chặn tình trạng lạmdụng hay lách quy định để từ chối quyền chính đáng trong thực hiện quyền giám sát của công dân

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Hệ thống thủ tục hành chính hiện nay rất phức tạp, đặc biệt là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến quyền lợi hợp pháp của người dân Các quy định

về thủ tục hành chính nằm rải rác trong rất nhiều văn bản khiến người dân gặp khó khăn khi tìm hiểu và các cơ quan nhà nước khó áp dụng dẫn đến việc áp dụng khôngthống nhất Xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là biện pháp để khắc phục những yếu kém trên Ngoài ra, để người dân dễ nắm bắt và áp dụng mỗikhi có việc đến cơ quan nhà nước, tại mỗi cơ quan, tổ chức cần xây dựng một hệ thống dữ liệu liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc liên quan đến lĩnh vực domình quản lý Hệ thống thông tin này phải được xây dựng và phát triển theo hướng dễ truy cập, dễ sử dụng, được cập nhật thường xuyên và miễn phí

Một trong các mục tiêu của việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết công việc với các cơquan quản lý nhà nước, qua đó giúp loại bỏ những lực cản do bộ máy hành chính đối với sự phát triển của xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng Quá trình cảicách thủ tục hành chính gắn liền với việc đơn giản hóa các thủ tục và quy trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, cũng như xác định rõ trách nhiệm của các

cơ quan quản lý nhà nước và công khai các bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước Như vậy, quá trình này cũng chính là việc thực hiện công khai vàminh bạch hóa hoạt động hành chính Những kết quả đạt được sẽ giúp người dân và doanh nghiệp hiểu rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như những thông tinkhác có liên quan đến quá trình giải quyết công việc với cơ quan quản lý nhà nước về trình tự, thủ tục thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ Đồngthời, quá trình này cũng giúp làm giảm tình trạng “đặc quyền về thông tin” - một hiện tượng cản trở quá trình công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổchức khi người có thẩm quyền sử dụng những thông tin do mình có hoặc trực tiếp nắm giữ vì động cơ vụ lợi Như vậy, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề thúc đẩy quátrình công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước

- Tiếp tục xây dựng, ban hành và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp gắn với bồi thường về tính liêm chính đối với cán bộ, công chức

Việc ban hành, công khai và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra nhữngkhuôn mẫu, thước đo đối với cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, nhiệm vụ Qua đó, người dân và những người xung quanh, bao gồm cả chính những đồng nghiệpcủa cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể giám sát hoạt động của họ Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cần đưa ra những yêu cầu về mặtthái độ và hành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ Đồng thời, các hình thức xử lý trách nhiệm cũng cần được quy định rõ và tươngxứng nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trên thực tế Như vậy, khi các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp được thực hiện một cáchnghiêm túc, sẽ góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Bên cạnh đó, việc thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức về công khai, minh bạch và tính liêm chính cũng cần được coi trọng Mỗi cán bộ,công chức phải coi việc thực hiện công khai, minh bạch trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ là trách nhiệm của mình Tính liêm chính thể hiện phẩm chất của mỗi người,song cần được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, công chức - những người là công bộc của nhân dân và phải gương mẫu trước nhân dân để họ “nói không vớitham nhũng” và phát huy tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh với những hành vi hoặc biểu hiện tiêu cực đó Như vậy, việc nâng cao tính liêm chính trong đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện và nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện tham nhũng từ bên trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị Đồngthời, cần đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công khai, minh bạch, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức và nhân dân; có chính sách truyền thông đúng đắn, hiệu quả về công khai, minh bạch và tác dụng của nó đối với công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường phốihợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí

Ở nước ta, nhiều năm qua đã tồn tại một thực trạng: Qua công tác thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm, thất thoát lớn về tiền, tài sản, nhưng hầu hết là kiếnnghị xử lý hành chính; số vụ tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự rất ít Trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm, nhưngkhông chuyển ngay cho cơ quan điều tra xử lý theo quy định, mà phải chờ đến khi có kết luận thanh tra mới chuyển, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trongviệc thu thập chứng cứ, phát hiện và xử lý tội phạm tham nhũng Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong thời gian, qua các cấp, các ngành đã tiến hành thanh tra trên62.000 vụ việc, song mới phát hiện và chuyển cơ quan điều tra có 464 vụ việc, chỉ chiếm có 0,6% tổng số vụ thanh tra Nhiều đại biểu quốc hội đã phải đặt câu hỏi phảichăng có xu hướng hành chính hóa các vụ án hình sự liên quan đến tham nhũng, hoặc có sự “nắn dòng, bẻ ghi” làm chuyển hướng kết quả thanh tra?

Vì thế, để Việt Nam tiến tới công khai, minh bạch thực sự, thì việc công khai thông tin quản lý không nên hiểu chỉ như một nội dung thực hiện quy định của phápluật, mà cần được hiểu như một điểm bản lề để tạo động lực phát triển nhằm thoát khỏi bẫy "thu nhập trung bình" Bởi, nhìn lên bản đồ về minh bạch của các quốc gia trênthế giới có thể thấy, các chỉ số minh bạch luôn tương đồng với các chỉ số thu nhập tính theo đầu người Vì thế, để chúng ta phát triển nhanh và bền vững, chỉ có cách thayđổi từ tư duy từ xây dựng pháp luật, tới thực thi pháp luật về công khai thông tin, và tới sử dụng thông tin Theo đó, việc ban hành Luật về Quyền tiếp cận thông tin là

không thể trì hoãn dù bất kỳ lý do gì Có như thế, mới có được hiệu quả cải cách thực chất về thể chế và mới có cơ hội phát triển kinh tế gắn với bền vững xã hội./

Bảng 1: Xếp hạng mức độ công khai và minh bạch ở Việt Nam và một số nước

Trang 7

Chương 2: THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH Câu 1: Trình bày yếu tố cấu thành thể chế HCNN? Liên hệ việc cải cách thể chế

Nền hành chính NN được cấu thành bởi 4 yếu tố gồm:

- Hệ thống thể chế HCNN là toàn bộ các quy định, quy tắc do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động quản lý HCNN, tạo hành lang pháp lý cho các hoạtđộng của các cơ quan HCNN và CBCC có thẩm quyền

- Cơ quan HCNN là một tổ chức tương đối độc lập, đo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập ra theo quy định của pháp luật để thực hiện những chức năng,nhiệm vụ nhất định của quản lý HCNN

- Đội ngũ CBCC làm việc trong các cơ quan HCNN là tất cả những người lao động làm việc để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan HCNN Họ có thể

có những quan hệ lao động khác nhau với các cơ quan HCNN này

- Nguồn lực vật chất đảm bảo cho các hoạt động quản lý HCNN là tất cả các trang thiết bị vật chất, bao gồm công sở, trang thiết bị làm việc và các nguồn tài chínhcông cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý HCNN

Khái niệm thể chế HCNN

Thể chế (institution) là mọt thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhưng với các cách hiểu rất khác nhau chưa có sự thống nhất

Một số nhà nghiên cứu tiếp cận thể chế từ giác độ rất rộng, coi đó như là một cấu trúc tổng thể các yếu tố để tiến hành hoạt động của một tổ chức bao gồm cả tổ chức

bộ máy với những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn quy tắc hoạt động buộc các thành viên trong tồ chức phải chấp hành và thậm chí cả hoạt động của các thành viêncủa tổ chức Khi hiểu như vật thể chế HCNN bao gồm trong đó cả hệ thống các cơ quan nhà nước và cơ chế hoạt động của các cơ quan này

Hiểu theo nghĩa hẹp, thể chế chỉ bao gồm hệ thống các quy định, chế tài (có thể được ban hành thành văn bản hoặc phi văn bản) tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt

động của một tổ chức nào đó Ở đây, chúng ta hiểu thể chế HCNN theo nghĩa hẹp này Theo đó, hệ thống thể chế HCNN là toàn bộ các quy đỉnh quy tắc do nhà nước ban hành để tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động cua các chủ thể quản tý HCNN và tạo khuôn khổ pháp tý cho các chủ thể HCNN thực hiện chức năng QLNN đối với

xã hội.

Các yếu tố cấu thành thể chế HCNN bao gồm:

- Hệ thống các quy định MQH hành chính giữa Nhà nước với các đối tượng trong xã hội: Đây là hệ thống các VBQPPL về quản lý HCNN trên tất cả các lĩnh vựcchính trị, KT, VH, XH, an ninh, quốc phòng, ngoại giao; Hệ thống các VBQPPL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ máy HCNN từ Trungương đến cơ sở

Hệ thống các VBQPPL quy định chế độ công vụ và công chức nhà nước;

- Hệ thống các TTHC nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nước với công dân và tổ chức xã hội,

- Hệ thống các quy định về tài phán hành chính: Đây là các quy định nhằm giải quyết các tranh chấp hành chính giữa công dân với nền HCNN thông qua khiếu kiện,khiếu nại hành chính

+ Chưa xử lý nghiêm túc đối với cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, cửa quyền, sách nhiễu, chậm trễ giải quyết công việc…

* Giải pháp

Để tiếp tục thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Nhất quán, kiên trì và liên tục về nhận thức, quan điểm và hành động xuất phát từ công tác cải cách hành chính là công việc nhạy cảm, khó khăn, liên quan đến nhiều

7

Trang 8

ngành và nhiều lĩnh vực Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác cải cách hành chính; công tác chỉ đạo từ huyện đến cơ sở phảithống nhất đóng để đảm bảo sự thành công của công cuộc cải cách hành chính.

- Tiếp tục triển khai và thực hiện Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/3/2015của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính nhằm góp phần nâng cao chất lượng của các quy định thủtục hành chính, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu chất lượng trên tinh thần cải cách hành chính Đồng thời tăng cường sự đổi mới việc thực hiện thăm dò, khảo sát lấy ýkiến của cá nhân, tổ chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính Triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnhthực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của Chính phủ, Bộ, ngành và tỉnh đểthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, quy định củaNhà nước về cải cách hành chính; phát huy vai trò tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thúc đẩy các nhiệm vụ cải cách hành chính

- Tiến hành rà soát, ban hành lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện nhằm xóa bỏ những chồngchéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức viên chức trong công tác cải cách hành chính thông quaviệc tập huấn, tìm hiểu kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống hành chính,… Đặc biệt, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức đều nâng cao ý thức, trách nhiệmphục vụ cũng như văn hóa ứng xử trong giao tiếp Ban hành chế tài xử phạt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực Mỗi cá nhân cần chủ động đấu tranh với các hành vitiêu cực ấy nhằm làm trong sạch bộ máy hành chính, góp phần cho cải cách hành chính được thông suốt

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra nhằm phát hiện, kịp thời chấn chỉnh những sai sót và nêu gương điển hình đối với các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: Hàngnăm, thành lập các đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính, tiến hành kiểm tra đột xuất về cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, bao gồm kiểm tratrách nhiệm tại các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức trong việc chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính,kiểm tra Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thực hiện quy định về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính và việc thực hiện các quy định về nghĩa

vụ, những việc không được làm, quy tắc ứng xử, văn hoá công sở của cán bộ, công chức

- Tổ chức thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của từng cơ quan, đơn vị; tổ chức thực hiện tốtviệc xác định vị trí việc làm, cải cách chế độ công vụ, công chức, đánh giá kết quả làm việc của công chức; thực hiện Dự án phần mềm dùng chung cho Bộ phận “Mộtcửa”, “Một cửa liên thông” hiện đại ở tất huyện và UBND cấp xã…

- Tiến hành cắt giảm những khâu trung gian không cần thiết, nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ tham mưu nhằm rút ngắn thời gian soạn thảo, banhành nhưng chất lượng các văn bản vẫn đảm bảo; Rà soát lại các công việc đã phân cấp cho các cấp; việc thực hiện phân cấp tiếp tục khẩn trương, chặt chẻ, hiệu quả,nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, thu thuế, chứng thực, xác nhận thủ tục hành chính xây dựng phải linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời

và tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của xã hội

- Khảo sát, tăm dò lấy ý kiến công dân, tổ chức về dịch vụ hành chính công, ghi nhận tầm quan trọng của sự tham gia của người dân vào các vấn đề chung của địaphương và là cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ công thông qua tìm hiểu, đánh giá kết quả hiện tại của các dịch vụ công và nguyện vọng của người dân Ý kiến củangười dân về dịch vụ công thông qua các cuộc điều tra được chuyển đến các cơ quan chức năng có liên quan đòi hỏi lãnh đạo các cấp, các ngành có biện pháp đáp ứngnguyện vọng chính đáng của nhân dân Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và những giải pháp cụ thể, thiết thực nói trên, tin rằng công tác cải cách hành chínhnói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng sẽ có những bước tiến thay đổi đáng kể trong những năm tiếp theo./

Câu 2: Anh/chị hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế HCNN? Các yếu tố này ảnh hưởng đến việc ban hành thể chế HCNN ở nước ta hiện nay như thế nào?

Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế HCCN

Thể chế HCNN là một bộ phận của thể chế xã hội, do Nhà nước xây dựng để điều tiết các hoạt động tổ chức và điều hành bộ máy nhà nước và quản lý của bộ máy nhànước đối với xã hội Do đó, hệ thống thể chế HCNN chịu ảnh hưởng chủ yếu của các yếu tố sau: Môi trường chính trị; Môi trương KT-XH; Lịch sử phát triển của QG vàtruyền thống VH dân tộc và yếu tố quốc tế

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ban hành thể chế HCNN ở nước ta

- Môi trường chính trị Nhà nước trước hết là công cụ trong tay giai cấp thống trị để giúp giai cấp đó thực hiện các mục tiêu chính trị của mình Do đó, mọi hoạt động

của Nhà nước đều không thể đi ngược lại các mục tiêu chính trị Các quy định về sự điều tiết của nhà nước đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hướng chính trịtrong xã hội Chính vì vậy, những định hướng chính trị có ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước nói chung và thể chế HC~ nói riêng

- Môi đường kinh tế - xã hội: Các quy định điều tiết hoạt động của các đối tượng trong xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển KT-XH Vai trò và mức độ điều tiết

của Nhà nước đối với các quá trình KT-XH diễn ra ở các nước khác nhau không giống nhau Sự thay đổi trong môi trường KT-XH buộc hệ thống thể chế HCNN phải thay đổitheo, thích ứng với những thay đổi trong xã hội để có thể quản lý xã hội một cách hiệu quả nhất Ngược lại, thể chế HCNN phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triểnKT-XH

- Lịch sử phát triển của quốc gia và truyền thống văn hoá dân tộc: Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có những đặc điểm văn hoá và

truyền thống văn hóa riêng, không giống với các dân tộc khác Do đặc tính này mà mọi quy định để điều tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phùhợp với các chuẩn mực chung được thừa nhận trong truyền thống văn hoá Một hệ thống thể chế chỉ tốt và được tự nguyện áp dụng khi nó phát huy được những ưu điểm củacác giá trị truyền thống, nhưng đồng thời cũng phải loại bỏ đi những nhược điểm của truyền thống văn hóa như những hủ tục lạc hậu, tư duy bảo thủ, trì trệ, cụ bộ địaphương

- Các yếu tố quốc tế: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác Sự giao thoa văn

hoá, tri thức và các giá trị chung của văn minh nhân loại cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của hệ thống thể chế HCNN Sự ràng buộc pháp lý đối vớimột quốc gia chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó Các quốc gia thực hiện chính sách mở của, hội nhập buộcphải xây dựng hệ thống thê chế nhà nước của mình phù hợp với sân chơi chung

Ví dụ: việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có ảnh hướng lớn tới hệ thống các quy định về đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu Chúng ta không thể

tự mình QĐ tỷ lệ đánh thuế như trước đây mà phải căn cứ vào các hiệp định đa phương được thừa nhận chung trong WTO và những thoả thuận chúng ta ký kết khi tham gia tổ

chức này

Chương 3: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HCNN

Câu 3: Anh/chị hãy trình bày khái niệm, yêu cầu và các hình thức hoạt động HCNN?

1 Trình bày khái niệm: Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với xã hội, các chủ thể HCNN thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau và

được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định

Như vậy, hình thức hoạt động HCNN là sự biểu hiện ra bên ngoài các hoạt động ta chủ thể HCNN trong việc thư hiện các chức năng nhiệm vụ thẩm quyền được pháp luật quy định.

2 Trình bày các yêu cầu đối với hình thức HCNN

Việc lựa chọn hình thức HCNN phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Phải phù hợp với chức năng hành chính; Phải phù hợp với nội dung, tính chất của những vấn đề(nhiệm vụ) cần phải giải quyết; Phải phù hợp với những đặc điểm của đối tượng quản lý cụ thể; Phải phù hợp với điều kiện cụ thể

3 Trình bày các hình thức hoạt động HCNN

Đặc trưng của hình thức hoạt động HCNN là những hình thức pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành và điều hành Đồngthời, thực tiễn quản lý HCNN cũng cho thấy, hoạt động HCNN còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không mang tính pháp lý Do đó, ta có thể chia hình thức hoạtđộng HCNN thành hai loại cơ bản:

- Hình thức hoạt động mang tính pháp lý: Là những hình thức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thâm quyền của các cơ quan HCNN được pháp luật quy định cụ thể về nộidung, trình tự thủ tục tiến hành

- Hình thức hoạt động không mang tính pháp lý: Là những hình thức hoạt động được pháp luật quy định thành những nguyên tắc khuôn khổ chung để tiến hành chứkhông quy định cụ thể về trình tự, thủ tục một cách cứng nhắc như hình thức hoạt động mang tính pháp lý

4 Những hình thức hoạt động mang tính pháp lý

- Văn bản có tính phát chủ đạo: Là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và các biện pháp lớn về những

vấn đề chung có tính chính trị - pháp lý của quốc gia và địa phương

Các văn bản này là cơ sở trực tiếp để ban hành VBQPPL và thường thể hiện dưới hình thức các nghị quyết Nó đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của hệ thốngHCNN

- Văn bản quy phạm pháp luật: VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xừ

chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước Thông qua các VBQPPL, các cơ quan HCNN quy định nhữngquy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản lý HCNN, những nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quản lý HCNN, xác định rõ thẩm quyền và thủ tụctiến hành hoạt động của các đối tượng quản lý v v

Trang 9

Ban hành VBQPPL là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý HCNN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

- Văn bản áp dụng pháp luật văn bản cá biệt: Là loại văn bản do các cơ quan HCNN và người có thẩm quyền ban hành theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của

mình để giải quyết những vụ việc cụ thể, dối với những đối tượng cụ thể

Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan HCNN, đặc biệt là ở cấp cơ sở Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quyphạm pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thề Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ phápluật hành chính cụ thể

- Văn bản hành chính thông thường: Là những văn bản mang tính thông tin, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đội, ghi chép công việc, đề xuất của cơ quan, tổ chức nhà nước nói chung, bao gồm: thông báo, thông cáo, báo cáo, tờ trình công văn hành chính, biên bàn, công điện, giấy mời, giấy đi đường .

Các hình thức mang tính pháp lý khác

Các hình thức pháp lý khác này thường xuất hiện trong các hoạt động giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân đê đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân theo các quy định của pháp luật Các hình thức này bao gồm các hoạt động sau:

- Hoạt động cấp các loại giấy phép,

- Hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận,

- Trưng dụng, trưng mua

- Công chứng, chứng thực;

- Phòng ngừa và ngăn chặn hành chính,

- Xử phạt vi phạm hành chính

- Các biện pháp xử lý hành chính khác như: Giáo dục cá nhân vi phạm tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;

- Tài trợ: là việc Nhà nước hỗ trợ cho một tổ chức hoặc nhóm đối tượng để họ thực hiện những hoạt động hữu ích hoặc thỏa mãn nhu cầu nhất định thông qua các hìnhthức trợ giá, trợ cấp, miễn, giảm thuế

- Cung ứng dịch vụ công: là hoạt động phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiệnhoặc ủy quyền cho tổ chức phi nhà nước thực hiện

5 Hình thức hoạt động không mang tính pháp lý

Đó là hình thức hoạt động thuộc phạm vi chức năng thẩm quyền của chủ thể quản lý HCNN nhưng pháp luật không quy định cụ thể về cách thức và thủ tục tiến hành

mà cho các chủ thể HCNN có quyền được lựa chọn cách thức thực hiện để bảo đảm tính chủ động, hiệu quả của hoạt động

- Hình thức hoạt động điều hành bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại

Đó là việc các cơ quan HCNN và các CBCC hành chính nhà nước sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động quản lý như: máy điện thoại, máy Fax, mạng máy tính, chính phủ điện tử, chính phủ kỹ thuật số v v ưu điểm của hình thức này là nhanh chóng, kịp thời, song có nhược điểm là không đảm bảo bí mật, đầu tư lớn

và yêu cầu trình độ chuyên môn cao

Câu 4:Anh/chị hãy trình bày khái niệm, yêu cầu và các phương pháp HCNN? Trong các phương pháp HCNN phương pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Có thể có câu hỏi: Trình bày phương pháp HCNN? Cần lưu ý những vấn đề gì khi áp dụng phương pháp này (Dạng câu hỏi này sẽ trả lời phương pháp trước, yêu cầu chung đối với các phương pháp và yêu cầu của từng phương pháp sau)

Khái niệm phương pháp HCNN: Là cách thức tác động của chủ thể HCNN lên đối tượng quản lý HCNN (cá nhanh tổ chức) nhằm đạt được nhũng mục tiêu xác đinh.

Trên cơ sở mục tiêu của hành chính, các chủ thê hành chính quyết định lựa chọn phương pháp thực hiện sao cho có hiệu quả nhất theo yêu cầu quản lý

Phương pháp HCNN là biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý BCNN, tức là mối quan hệ giữa những con người cụ thể với tất cả sự phứctạp của đời sống Vì vậy, sử dụng các phương pháp HCNN vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật Tính khoa học đòi hỏi phải nắm vững đối tượng quản lý và nhữngđặc điểm tâm sinh lý vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng đó Tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ biếtlựa chọn và kết hợp các phương pháp quản lý trong thực tiễn để khái thác tốt các tiềm năng của cá nhân hay tổ chức nhằm đạt mục tiêu quản lý đề ra

Các yêu cầu đối với phương pháp HCNN

Các phương pháp HCNN phải đáp ứng những yêu cầu sau :

- Các phương pháp HCNN phải đa dạng và phong phú để tác động lên những đối tượng khác nhau trong hệ thống hành chính và xã hội;

- Phương pháp HCNN phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và cơ chế quản lý của nhà nước,

- Phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của đối tượng quản lý,

- Phương pháp HCNN phải phù hợp với điều kiện thực tế của chủ thể quản lý;

- Phương pháp HCNN phải dễ sử dụng trong môi trường cụ thể;

- Phương pháp HCNN phải có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao

Các phương pháp HCNN

Các cơ quan HCNN, trong tổ chức và hoạt động của mình sử dụng rất nhiều phương pháp quản lý tác động đến các đối tượng ở trong và ngoài nền HCNN Có nhữngphương pháp của các ngành khoa học mà khoa học quản lý vận dụng và cũng có những phương pháp đặc thù của HCNN Các phương pháp đặc thù của nền HCNN là:

a Phương pháp giáo dục, thuyết phục hành chính

Đây là phương pháp được các chủ thể hành chính tác động vào nhận thức của con người trong tổ chức hay công dân nhằm nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm

và khả năng lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ Phương pháp giáo dục, thuyết phục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức của con người và khoa họctâm lý để tác động có hiệu quả đến tư tưởng, tình cảm làm thay đổi hành vi của cá nhân theo hướng tích cực Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục tức làgiúp cho con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện - ác Trên cơ sở nhận thức đúng, họ sẽ hành động đúng, hành động có lương tâm, có tráchnhiệm Khi sử dụng phương pháp này, chủ thê hành chính phải xác định đúng đỉa vị pháp lý của mình đối với đối tượng thuyết phục và tìm hiểu đối tượng để áp dụng hiệuquả phương pháp

Hình thức sử dụng phương pháp này là:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,

- Thông qua các cuộc tìm hiểu chính sách, PL, nội quy, quy chế; - Thông qua các cuộc họp, hội nghị;

- Thông qua các cuộc tiếp xúc, nói chuyện,

- Thông qua những tấm gương người tốt, việc tốt

Phương pháp giáo dục, thuyết phục đơn giản, dễ thực hiện và là phương pháp phải thực hiện thường xuyên, bền bỉ nhưng thường mang lại hiệu quả lâu dài Đây làphương pháp mang tính thuyết phục, không có tính cưỡng chế Phương pháp này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có uy tín và là tấm gương trong cơ quan, tổ chức

b Phương pháp hành chính - tổ chức

Phương pháp này là cách thức tác động lên đối tượng quản lý thông qua mối quan hệ tổ chức nhằm đưa họ vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương Phương pháp này có vaitrò rất quan trọng nhằm giữ vững trật tự, kỷ cương, đàm bảo đoàn kết nội bộ trong các cơ quan, tổ chức

Phương pháp này được áp dụng thông qua hai hướng:

Một là các cơ quan HCNN thành lập các tổ chức hoặc cho phép thành lập các tổ chức và kiểm soát hoạt động của các tổ chức này.

Hai là trong từng cơ quan HCNN phải xây dựng quy chế, quy trình, nội dung hoạt động cho phù hợp với cơ cấu quy định phổ biến, giải thích các văn bản pháp quy và

các quyết định quản lý; đồng thời kiểm tra, đôn đốc, xử lý kết quả thực hiện một cách công khai, dân chủ, công bằng; xử phát nghiêm minh những cá nhân, bộ phận vi phạm.Phương pháp hành chính - tổ chức chỉ phát huy tác dụng ở những cơ quan HCNN có sự phân định rõ về chức năng, nhiệm vụ cho từng CBCC và xây dựng được bộmáy kiểm tra, giám sát có hiệu quả

9

Trang 10

Áp dụng phương pháp KT thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng phụ cấp, phúc lợi, thuế và các chính sách ưu đãi vật chất khác Phươngpháp này có ưu điểm là có tác động nhanh và hiệu quả, tạo động lực làm việc, giúp tổ chức nhanh chóng đạt được mục tiêu Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này dễ tạo ra áplực, làm cho nhân viên chạy theo các lợi ích kinh tế mà không quan tâm đến các giá trị khác của tổ chức.

Phương pháp cưỡng chế HC có một số đặc điểm sau:

- Phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng không nằm trong MQH trực thuộc về tổ chức

- Cưỡng chế hành chính khác với chế tài kỷ luật Chế tài kỷ luật cũng là các biện pháp cưỡng chế nhưng do thủ trưởng các cơ quan NN áp dụng đối với CBCC dướiquyền hoặc do cơ quan NN cấp trên áp dụng đối với CBCC cơ quan cấp dưới trong phạm vi phân cấp quản lý Cưỡng chế HC là sự cưỡng bức, bắt buộc cá nhân công dân, tổchức thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo những quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục của Luật hành chính

Cưỡng chế hành chính gồm các biện pháp sau:

- Phòng ngừa hành chính;

- Ngăn chặn hành chính,

Các biện pháp hành chính khác: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, đưa vào các cơ sở chữa bệnh; quản chế HC Trongcác phương pháp này, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì phương pháp giáo dục, thuyết phục, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức được đặt lên hàng đầu,phải làm thường xuyên, liên tục và nghiêm túc Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp Phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọiquá trình HCNN Phương pháp cưỡng chế hành chính là rất cần thiết và phải được sử dụng một cách đúng đắn Khi sử dụng, cần kết hợp hài hòa các phương pháp để chúng

có thể hỗ trợ lẫn nhau, trong đó có phương pháp giữ vai trò chủ đạo nhằm hướng tới mục tiêu một cách trực tiếp nhất

Ngoài các phương pháp nêu trên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, chủ thể HCNN còn áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật của các khoa học khác,như phương pháp so sánh, phân tích kinh tế, thống kê, phương pháp xã hội học, tâm lý học

Lý giải trong các phương pháp HCNN phương pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lựa chọn bất kỳ phương pháp nào

- Giải thích tại sao:

+ Xuất phát từ vị trí, vai trò của phương pháp ấy;

+ Xuất phát từ những hạn chế trong việc áp dụng phương pháp này trong các cơ quan HCNN

VD: Em chọn a Phương pháp giáo dục, thuyết phục hành chính

VÌ:

Đây là phương pháp được các chủ thể hành chính tác động vào nhận thức của con người trong tổ chức hay công dân nhằm nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm

và khả năng lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ Phương pháp giáo dục, thuyết phục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật nhận thức của con người và khoa họctâm lý để tác động có hiệu quả đến tư tưởng, tình cảm làm thay đổi hành vi của cá nhân theo hướng tích cực Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục tức làgiúp cho con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, đẹp - xấu, thiện - ác Trên cơ sở nhận thức đúng, họ sẽ hành động đúng, hành động có lương tâm, có tráchnhiệm Khi sử dụng phương pháp này, chủ thê hành chính phải xác định đúng đỉa vị pháp lý của mình đối với đối tượng thuyết phục và tìm hiểu đối tượng để áp dụng hiệuquả phương pháp

HIỆN NAY, việc áp dụng phương phá này còn nhiều hạn chế:

+ Ap dụng còn đơn điệu (giống như cách phổ biến chỉ thị, nghị quyết, mang tính chung chung )

+ Những người áp dụng phương pháp này thường chưa được là tấm gương tiêu biểu để người khác noi theo

+ Sự kiên trì trong áp dụng chưa được nhiều Vì vậy, pp này quan trọng nhất

Trang 11

Chương 4: QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày các yêu cầu của quyết định HCNN? Cho ví dụ để minh họa?

Khái niệm quyết định HCNN

Quyết định HCNN vừa được coi là phương tiện của quản lý HCNN, vừa là sản phẩm của hoạt động quản lý HCNN Số lượng và chất lượng của quyết định HCNNphản ánh chất lượng hoạt động quân lý HCNN và trình độ của đội ngũ CBCC

Để nhấn mạnh quản lý HCNN là một bộ phận không tách rời của chủ thể quản lý nhà nước, dùng quyết định làm phương tiện cơ bản để thực hiện chức năng quản lý

hành chính, thì nên quan niệm về quyết định HCNN như sau: Quyết đinh HCNN là kết quả thể hiện ý chí của chủ thể HCNN được thê hiện dưới mộ! dạng thức nhất đinh

đê thực hiện chức năng nhiệm vụ cua cơ quan thực thi quyền hành pháp

Các yêu cầu của quyết định HCNN

a Các yêu cầu hơp pháp

- Một là nội dung của quyết định phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật; phù hợp với nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước, những

nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế mà Nhà nước ký kết hoặc gia nhập

ví dụ: Năm 2003, Bộ Công an ban hành Thông tư số 02/2003 quy định mỗi người dân chỉ được đăng ký 01 xe mô tô hoặc xe gắn máy Thông tư này vừa trái với pháp luật vừa không hợp lý Quy định trong Thông tư này trái với Hiến pháp và Bộ Luật dân sự quy định về quyền sở hữu tài sản của công dân gây nhiều phiền hà cho người dân.

Gần đây nhất là Thông tư số 04/2013/TT-BG.D của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/2/2013 về sửa quy chế thi tốt nghiệp PTTH Thông tư này có quy định : "Người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào" Rõ ràng Thông tư này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vi phạm Hiến pháp và Luật tố cáo năm 2011 quy định về quyền được khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Hai là, quyết định phải được ban hành đúng với thẳm quyền (hình thức và nội dung) của các chủ thể quản lý HCNN Yêu câu này có nghĩa là, mỗi một chủ thể nhất

định (cơ quan và cá nhân được trao thẩm quyền) chỉ có quyền ban hành quyết định để giải quyết những vấn đề xác định mà pháp luật đã trao cho

- Thẩm quyền về hình thức: Theo quy định của Luật ban hành VBQPPL cơ quan, người có thâm quyền ban hành văn bản chỉ được ban hành văn bản đúng hình thức(tên gọi) văn bản quy phạm pháp luật mà Luật đã quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền đó được ban hành Ví dụ, theo quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ chỉ có quyền ban hành VBQPPL dưới hình thức quyết định, thông tư và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ khác ban hành thông tư liên tịch; HĐND các cấpban hành nghị quyết, UBND các cấp ban hành quyết định chỉ thị

- Thẩm quyền về nội dung: cơ quan, người có thẩm quyền chỉ được ban hành các quyết định HC có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình được pháp luật chophép hoặc đã được phân công, phân cấp Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ có quyền ban hành quyết định để giải quyết các vấn đề nhất định do phápluật giao cho, không lạm quyền và không lân tránh trách nhiệm

Ví dụ, UBND một tỉnh ban hành QĐ về việc thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách của tỉnh là không đúng thẩm quyền (Thông tư liên tịch số I09/2006/BTC-BTP thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND) Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi quy định, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Chủ tịch UBND, nhưng ở một số địa phương UBND lại ban hành quyết định về vấn đề này.

- Ba là, ban hành quyết định HCNN phải xuất phát từ những lý do xác thực Những lý do để ban hành quyết định phải hợp pháp (do yêu cầu hợp pháp của cấp

trên, do đề nghị có căn cứ của cấp dưới các yêu cầu có căn cứ của công dân), tránh ban hành quyết định tùy tiện, chủ quan, duy ý chí

Những lý do để ban hành quyết định HCNN phải xác thực Lý do đó phải xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội, dựa trên những căn cứ pháp lý xácđáng và những sự kiện pháp lý nhất định, tức là chỉ khi nào trong hoạt động quản lý nhà nước và đời sống xã hội xuất hiện các nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy địnhcần phải ban hành quyết định thì chủ thể quản lý HCNN có thẩm quyền mới ban hành các quyết định nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụthể

Ví dụ, nhà ông A có xây dựng nhà trái phép thì chính quyền mới ra quyết định xử phạt cưỡng chế tháo dỡ Có trường hợp có lý do cần phải ra QĐ nhưng các cơquan có thẩm quyền không ra QĐ quản lý Ví dụ: tình trạng những cán bộ lãnh đạo trước khi nghỉ hưu đã nhận nhiều người hay đề bạt một loạt cán bộ cần phải ban hànhquyết định nhưng cho đến nay vẫn chưa có quyết định nào để ngăn chặn tình trạng này

- Bốn là, QĐ phải được ban hành đúng trình tự thủ tục do PL quy định

Ví dụ Chính phủ sẽ không xem xét, thông qua nghị định nếu nghị định chưa được đăng tải trên webside của Bộ để lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan, chưa có vãn bản thẩm định của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, hay một QĐ kỷ luật CBCC sẽ không có hiệu lực pháp lý nếu trong quá trình xem xét, kỷ luật CBCC đó cơ quan có thẩm quyền không thành lập Hội đồng kỷ luật và Hội đồng kỷ luật không họp để xem xét, đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể.

- Năm là, quyết định phải được ban hành đúng thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: tên gọi, thể thức (Quốc hiệu, tiêu đề, số, ký hiệu, nơi ngày

tháng ban hành, người ban hành )

b Các yêu cầu hợp lý

Yêu cầu hợp lý là những yêu cầu tuy rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quyết định HCNN nhưng do yêu cầu này liên quan tới kỹ thuật, nghệ thuật quản

lý do đó chúng không thể được quy định chặt chẽ, rõ ràng trong pháp luật

Một quyết định HCNN được coi là hợp lý khi thoả mãn các yêu cầu cụ thể sau:

- Một là quyết định phải đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân Tránh ban hành các quyết định chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của nhà

nước, tập thể mà làm thiệt hại cho lợi ích của công dân; ngược lại, tránh vì phục vụ cho lợi ích của một thiểu số người mà gây tổn hại chung cho xã hội

- Hai là, quyết định phải có tính cụ thể, phù hợp với từng vấn đề, từng đối tượng thực hiện, tức là quyết định cần phải cụ thể về nhiệm vụ, thời gian, chủ thể phương

tiện thực hiện quyết định Tuy nhiên, nếu một quyết định quá cụ thể thì khó có thể phù hợp với mọi đối tượng thực hiện và do đó sẽ cản trở tính chủ động sáng tạo của đốitượng thực hiện Vì vậy, tính cụ thế phải gắn liền với tính phù hợp, tức là quyết định được ban hành phù hợp với từng vấn đề và đối tượng thực hiện Ví dụ: Cách đây vàinăm người dân thủ đô cũng không khỏi bức xúc trước những quyết định của UBND thành phố Hà Nội, ban hành quyết định không phù hợp với vấn đề cần phải giải quyếtcủa quyết định, chắn các ngã ba, ngã tư thành các lô cốt làm lãng phí hiện 17 tỉ đồng mà không mang lại ích lợi gì Kết quả là, giao thông ở Thủ đô càng bị ách tắc và saumột thời gian ngắn thì những hàng rào lô cốt này buộc phải dỡ bỏ

- Ba là, quyết định phải đảm bảo tính hệ thống toàn diện

Yêu cầu này đòi hỏi:

+ Tính hệ thống đòi hỏi không chỉ các biện pháp được đưa ra trong cùng một quyết định mà cả trong các quyết định liên quan đều phải phù hợp, đồng bộ với nhau,

kể cả quyết định của các cơ quan khác nhau về cùng một loại vấn đề

+ Nội dung của quyết định phải tính hết các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường

Ví dụ: quyết định tinh giảm biên chế; xây dựng Casino, cho phép mở các quán Nét, Karaoke gần trường học, bệnh viện; quyết định cho các công ty xây dựng nhà máy nung vôi sản xuất xi măng gần các khu dân cư làm gây ô nhiễm MT

+ Phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài Nhiều địa phương, đơn vị hiện nay mắc bệnh tư duy theo nhiệm kỳ, không quan tâm đến tương lai khi ban

hành các quyết định HCNN Lý do: tầm nhìn + lấy thành tích cá nhân.

Ví dụ quyết định của một số địa phương cho người NN thuê rừng 49 năm trong khi nước đất chật, người đông nhiều người thất nghiệp phải ra NN làm thuê + Phải xem xét các tác động trực tiếp và tác động gián tiếp Các quyết định về tinh giảm biên chế; thi đua khen thưởng không chỉ có tác động trực tiếp đến người

bị tinh giảm biên chế, khen thưởng mà còn có tác động gián tiếp đến những người khác trong cơ quan, tổ chức

+ Phù hợp với điều kiện, phương tiện đê thực hiện: Ban hành quyết định HCNN phải kết hợp mục tiêu nhiệm vụ cần đạt được với điều kiện, phương tiện đê thựchiện Khi ban hành QĐHCNN không thể lấy ý chí chủ quan để đề ra những mục tiêu viển vông, vượt quá khả năng, điều kiện của đơn vị, địa phương, đất nước Những QĐ

đó thường không có cơ sở khoa học, mang tính hình thức, không có khả năng thực hiện Vì xa rời thực tế nên nhiều QĐ HCNN liên quan đến quy hoạch sân bay hải cảng,các khu công nghiệp, khu đô thị không hợp lý Ở nước ta hiện nay quy hoạch quá nhiều sân bay, hải cảng Có không ít khu công nghiệp sau nhiều năm triển khai mới chothuê được 15 - 20%

+ Phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đạo đức XH Những QĐ phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đạo đức XH thì dễ được chấp nhận, ngược lạinhững QĐ không phù hợp sẽ khó đi vào cuộc sống

Việc có cho phép hay không hoạt động mại dâm công khai ở nước ta là một vấn đề khó vì nếu cho phép mại dâm hoạt động công khai sẽ ảnh hưởng đến phong tục, tập quán của người VN Nghị định 105/2012/CP về tổ chức lễ tang CBCCVC bất hợp lý, không được sự ủng hộ của CBCCVC nên ngay sau đó quyết định này cũng bị cơ quan chức năng hủy bỏ Nghị định này do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch soạn thảo trình Chính phủ ký ngày 17/12/2012 Nghị định quy định: "Linh cữu người từ trần

11

Ngày đăng: 05/07/2017, 16:34

w