ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG Câu 1: Tầm quan trọng và vai trò TNN, thực trạng TNN trên thế giới và ở Việt Nam. (Tỷ lệ phân bố, áp lực về TNN, nhu cầu sử dụng, tình hình khai thác). Tầm quan trọng và vai trò TNN: Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sự phát triển cũng như ảnh hưởng tới cả văn minh của loài người. Không có nước là không có sự sống. Không có nước là không có các nền văn minh cổ đại xuất hiện. • Đối với con người: Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 6575% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 23 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. • Vai trò của nước đối với sinh vật Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức). Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl… Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH do nước phân ly ra. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật. Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG
Câu 1: Tầm quan trọng và vai trò TNN, thực trạng TNN trên thế giới và ở Việt Nam (Tỷ lệ phân bố, áp lực về TNN, nhu cầu sử dụng, tình hình khai thác).
Tầm quan trọng và vai trò TNN:
Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sự phát triển cũng như ảnh hưởng tới cả văn minh của loài người Không có nước là không có sự sống Không có nước là không
có các nền văn minh cổ đại xuất hiện
• Đối với con người:
- Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước
- Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nướcngoài tế bào Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt…
- Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước
- Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể,
và duy trì các hoạt động sống bình thường
• Vai trò của nước đối với sinh vật
- Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức)
- Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ Nước
là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trongcây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật
- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên
hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể
- Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật
- Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
Trang 2• Vai trò của nước với phát triển kinh tế:
- Trong NN, nước là một yếu tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và vật nuôi Từ tập quán canh tác đã dẫn tới hình thành các nền văn minh như ở lưu vực song Hằng, sông Nil, ở Việt Nam có nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc thuộc lưu vực song Hồng…
- Trong CN, nước được sử dụng trong việc làm mát động cơ, xử lý nguyên liệu đầu vào Bên cạnh đó con người còn chuyển từ thủy năng thành điện năng góp phần tăng năng xuất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội Nếu không có nước, cả hệ thốngcông nghiệp sẽ tê liệt hoàn toàn
- Trong thương mại dịch vụ, nước là môi trường tiềm năng để khai thác phục vụ du lịchkhám phá, nghỉ dưỡng
- Trong giao thông, nước là môi trường vận tải lý tưởng phục vụ luân chuyển hàng hóa trên toàn thế giới Với quy mô nhỏ, kênh rạch sông ngòi là nơi đi lại giao thương của người dân địa phương Với quy mô lớn, tài nguyên nước góp phần hình thành những huyết mạch giao thông quan trọng, nối liền các quốc gia , châu lục khi nghành hàng không chưa ra đời Tuy vậy, vân tải biển hiện nay vẫn có vai trò nhất định
Thực trạng TNN trên thế giới và ở Việt Nam:
• TNN trên toàn thế giới hiện nay đang bị đe dọa hết sức nghiêm trọng cả về trữ
lượng và chất lượng
- Về trữ lượng: Nước ngọt trên bề mặt được tích trữ nhiều trong băng đã bị tan chảy do hiện tượng nóng lên toàn cầu Sự phân bổ nguồn nước vốn đã không đồng đều nay càng hiện hữu rõ Có nhiều vùng ngập lụt sống chung với lũ, bên cạnh đó còn có các vùng hạn hán thiếu nước cho sinh hoạt cho sản xuất
- Về chất lượng: Cùng với sự phát triển của công nghiệp, sự gia tăng dân số chất lượng TNN ngày càng bị suy giảm Nồng độ các chất ô nhiễm tăng do chất thải công gnhiệp, rác thải sinh hoạt Nhiều nguồn nước bị ô nhiễm không còn khả năng sử dụng cho sinh hoạt cũng như nông nghiệp, xuất hiện nhiều hơn những dòng sông chết
• Tại việt nam.
- Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị
- Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song chính còn khá tốt Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
- Xuất hiện ngày càng nhiều các dòng sông chết như sông Tô Lịch, sông Thị Vải, Sông Nhuệ…
Trang 3- Trong khi triều cường liên tục xảy ra đe dọa cuộc sống của người dân tp HCM cũng như sự nhiễm mặn ở đồng bằng sông CL thì khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận tình trạgn thiếu nước, xa mạc hóa, cát lấn xảy ra rất nghiêm trọng.
- Nguồn nước VN chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài và đang đứng trước thách thức về
an ninh nguồn nước do các quốc gia thượng nguồn tăng cường khai thác nguồn nước
- TNN phân bố không đều theo cả không gian và thời gian đã dẫn đến xuất hiện các vấn đề khan hiếm và thiếu nước nước trong mùa khô
- Việc khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững dẫn đến tình
trạng suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp
- Nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, khan hiếm, cạn kiệt,…
- Tại 1 số khu vực, nguồn nước ngầm đang bị khai thác quá mức
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng về cả mức độ, quy mô, nhiều nơi
có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm
- Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa trong thời gian gần đây
- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tài nguyên nước
Câu 2: Lưu vực sông: Định nghĩa sông và LVS, các đặc trưng LVS, phân loại LVS theo hình dạng và theo địa hình, khái niệm và cách xác định đường phân nước lưu vực.
Định nghĩa:
Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ
nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn
hệ sinh thái
LVS là phần diện tích được giới hạn bới đường phân thủy mà tất cả lượng nước mưa đổxuống, băng tuyết tan ra đều chảy về một con sông Phần diện tích lưu vực bao gồm cả vật chất tự nhiên và các công trình nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tiếp nhận và phân bổ lượng nước của dòng sông chính
Trang 4Các đặc trưng LVS
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Vị trí địa lý: được xác định trên cơ sở các tọa độ địa lý và các vùng tiếp giáp trên bản
đồ địa lý sông ngòi
+ Địa hình của lưu vực: lưu vực nhiều đồi núi có hiện tượng mưa nhiều Độ cao, hướngnúi có ảnh hưởng đến tình hình khí hậu, chế độ thủy văn
+ Điều kiện khí hậu:lượng mưa, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm…
+ Cấu tạo địa chất thổ nhưỡng: tính chất của nham thạch, cấu trúc địa chất…
+ Thảm thực vật: điều tiết dòng chảy của lưu vực, ảnh hưởng đến yếu tố khí hậu, làm chậm tập trung dòng chảy mặt, tăng cường dòng chảy ngầm
+ Điều kiện địa hình: đặc trưng bới vùng đồi núi hoặc đồng bằng
- Các đặc trưng hình học của lưu vực sông.
+ Diện tích lưu vực F: là diện tích hứng nước mưa tính đến 1 vị trí nào đó của sông+ Chiều dài lưu vực Llv: là k/c qua đường gấp khúc qua các điểm giữa của các đoạn thẳng cắt ngang qua lưu vực và vuông góc với hướng dòng chảy đi từ nguồn nước+ Độ rộng bình quân Blv: chiều rộng sông k cố định mà phụ thuộc vào chiều dài sông
Sự thay đổi của nó ảnh hưởng đến sự tập trung nước trong sông
+ Độ rộng lưu vực lớn nhất Bmax: ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu thủy văn
+ Hệ số hình dạng lưu vực
+ Hệ số đối xứng
Phân loại LVS
- Theo hình dạng
+ Lưới sông hình lông chim: sông chính tương đối dài, các sông nhánh phân bố đều
sang 2 bên và vậy ít sinh lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu k lớn
+ Lưới sông hình nan quạt: sông chính k dài lắm, các sông nhánh đổ vào sông chính ở
những vị trí gần nhau, vì vậy có khả năng sinh lũ đồng thời và lu ở hạ lưu khá lớn
+ Lưới sông song song: sông chính và sông nhánh gần như song song nhau, đến gần
cửa sông chính sông nhánh mới đổ vào sông chính Loại này sinh ra lũ đồng thời và lũ
ở hạ lưu tương đối lớn và nhanh
+ Lưới sông hỗn hợp: là tổng hợp của các dạng sông trên
- Theo địa hình
+ Vùng thượng lưu: thường là các vùng cao với địa hình dốc, chia cắt phức tạp Đây là
nơi khởi nguồn của những dòng sông, bề mặt thường được bao phủ bởi rừng có vai trò
Trang 5điều hòa dòng chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn chokhu vực hạ lưu.
+ Vùng trung lưu: thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp và thoải
hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu Tại đây, các con sông có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông rộng hơn, bắt đầu có bãi, đáy sông có cát mịn Các bãi ven sông thường có nguy cơ bị ngập nước trở thành các bãi chứa luc tạm thời
+ Vùng hạ lưu: là vùng thấp nhất của LVS, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có thể tạo
nên các vùng đồng bằng rộng lớn Ở hạ lưu mặt cắt sông mở rộng, có nhiều nhánh đổ
ra biển, sông ở đây có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu ở đáy sông là cát mịn và bùn
Khái niệm và cách xác định đường phân nước lưu vực:
- Đường phân thủy hay đường phân nước là đường chia nguồn nước cho hai lưu vực
nằm kề nhau Có 2 loại đường phân nước:
- Đường phân nước mặt: xác định trên mặt đất nối liền các điểm cao nhất của địa hình,
chia mặt đất thành hai hướng sườn dốc, từ đó nước mưa rơi xuống sẽ chảy về hai phía đối nhau của đường phân nước tới hai lưu vực khác nhau
- Đường phân nước ngầm: là đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước ngầm
chảy về hai phía đối lập nhau
- Đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm nói chung là không trùng nhau, do
đó sẽ có hiện tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác => lưu vực hở Sự khác nhau là do cấu tạo địa chất phân bố khác nhau
- Cách xác định đường phân thủy nước mặt: trên bản đồ địa chất có chia các đường đồng mức, xác định tất cả các điểm cao , đỉnh núi xung quanh một con sông, nối các điểm đó lại thành một vòng kín , đó chính là đường phân thủy, phần diện tích bị giới hạn bên trong chính là diện tích lưu vực sông
Câu 3: Các LVS lớn ở VN (đặc trưng cơ bản, cơ sở phân loại) Trình bày LVS có thượng nguồn nằm ở VN, có trung và hạ lưu thuộc VN, có LVS nằm hoàn toàn tại
- L = 328km
- Chảy hướng Tây Bắc-Đông Nam, là lưu vực sông lớn thứ 2 tại Việt Nam sau Sông Cửu Long
Trang 6• Sông Đồng Nai- Sài Gòn.
- Chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chiều dài L 586 km
- Diện tích lưu vực 38.600 km²
• Sông Mê Kông tại Việt Nam.
- Diện tích khoảng 71.000 km2 chiếm hơn 8% diện tích toàn lưu vực sông Mê Kông
- Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam với 2 nhánh chính
+ Lưu vực sông Mê Công ở Tây Nguyên
Lưu vực sông Mê Kông tại Tây nguyên chảy qua địa phận 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng
Diện tích lưu vực vào khoảng 23.480km2
- Lưu vực sông Mê Kông ở đồng bằng sông Cửu Long
+Chia làm 2 nhánh chính là Sông Tiền và Sông Hậu
+ Diện tích lưu vực trên 40.000 km2
+ Đặc biệt phù sa màu mỡ, là vựa lúa lớn nhất cả nước
- Chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km²
- Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng
• Sông Ba
- Lưu vực sông Ba có có diện tích lưu vực F=13.417 km2
- Chảy qua 4 tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Phú Yên và Bình Định
- Dòng chính sông Ba dài 396 km, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô ở cao trình +1549m của dải Trường Sơn
• Sông Thu Bồn
- Diện tích lưu vực rộng 10,350 km2
- Một trong những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam
Trang 7- Bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
• Ngoài ra còn nhiều lưu vực sông nhỏ như Kỳ Cùng - Bằng Giang, sông Cầu, sông Hương…
LVS có trung và hạ lưu thuộc VN:
Các phụ lưu lớn của sông Mã là sông Chu, sông Bưởi, sông Cầu Chày
LVS nằm hoàn toàn tại VN:
Khái niệm: QLTHLVS là một quá trình mà trong đó con người phát triển và quản lý
tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững củacác hệ sinh thái then chốt
Lịch sử phát triển:
- Trên thế giới: thành lập các tổ chức QLLVS
- Tại khu vực ĐNA: ủy ban sông Mê Kông 1957 gồm 4 nước Thái Lan, Việt Nam, Lào,Campuchia
- QLLVS tại Việt Nam:
+ Ủy ban quốc tế sông Mê Kông thành lập năm 1957
+ 1960 thành lập Ủy ban trị thủy sông Hồng
Trang 8+ Trước 1998: QLTNN theo địa giới hành chính.
+ Giai đoạn 1998-2002: Luật TNN ra đời nêu định hướng cho thực hiện QLLVS.+ 2002 thành lập 3 ban QL quy hoạch LVS: sông Hồng-sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long
+ 2012: Luật TNN được sửa đổi bổ sung
Các vấn đề về TNN trên LVS:
- Tăng trưởng dân số: tăng nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng, sử dụng năng lượng,
nhu cầu cho nhà cửa và các sản phẩm công nghệ
- Đô thị hóa: nhu cầu cấp nước và vệ sinh tăng theo
- Biến đổi khí hậu toàn cầu:
+ Tăng tần suất và độ lớn của cực trị
+ Nhiệt độ tăng kéo theo nhu cầu sử dụng nước tăng
+ Mực nước biển dâng: tổn thất đất màu mỡ, xâm nhập mặn
- Tăng trưởng kinh tế
Mục đích:
- Bảo vệ các chức năng của sông và lưu vực sông;
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên sinh thái khác;
- Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường của sông và lưu vực sông bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai
QLTHLVS cần đạt được những nội dung sau:
+ Phối hợp các chính sách, chương trình và các hoạt động trong mối quan hệ của quản
lý tổng hợp lưu vực sông
+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tổng hợp LVS
+ Khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài
nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên tự nhiên khác
+ Xác định và phục hồi những nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm và xuống cấp.+ Cung cấp đất canh tác ổn định, cung cấp đủ nước với chất lượng đảm bảo bảo vệ lớp phủ thực vật trong lưu vực
=> Quản lý theo lvs sẽ tạo nhiều dk thuận lợi cho việc cải thiện việc lập kếhoạch, bảo tồn, pt và quản lý nước, đất, rừng và các nguồn lực dưới nước trong phạm
vi LVS, nhằm tối đa hóa lợi ích KT và phúc lợi XH một cách công bằng mà khônglàm tổn hại đến tính BV của hệ thống MT trọng yếu của LVS
Trang 9Nguyên tắc QLTHLVS: nguyên tắc Dublin là những nguyên tắc nền tảng của
QLTHTNN Những nguyên tắc này đã phản ánh sự thay đổi những nhận thức về tài nguyên nước
1 Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn, không tài nguyên nào có thể thay thế được, rất thiết yếu để duy trì cuộc sống, và phát triển môi trường
2 Phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên nước cần phải dựa trên phương pháp tiếp cận
có sự tham gia của tất cả các thành phần bao gồm những người dùng nước, người lập quy hoạch và người xây dựng chính sách ở tất cả các cấp
3 Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước
4 Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần phải được xem như một loại hàng hóa có giá trị kinh tế
Các thành phần chính QLTHLVS:
- Hệ thống pháp lý và thể chế
- Hệ thống các tài nguyên thiên nhiên
- Hệ thống kt-xh
Các yêu cầu trong QLTHLVS:
- Quản lý các dạng khác nhau của nước: nước mặt, nước ngầm
- Quản lý số lượng và chất lượng nước trên LVS
- Xem xét mối liên hệ giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là giữa TNN và TN đất
- Tổng hợp các giới hạn tự nhiên, các nhu cầu kinh tế
- Tổng hợp về pháp luật, chính sách và thể chế
Phát triển bền vững,
- ĐN: “PTBV là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng của các thế hệ tương lai
- Điều kiện.
1 Về mặt xã hội: Xã hội công bằng, giáo dục, phúc lợi xã hội được chăm “ Xã hội
không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mởmang quốc gia Thế giới sẽ không có PTBV về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tínhmạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v.v”
2 Về mặt môi trường
- Bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái
- Trong khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm (nằm trong khả năng tái tạo tài nguyên),đồng thời tìm ra các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường để thay thế
- Mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh Yêu cầubền vững về môi trường buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tếphải bảo vệ môi trường-môi sinh
3 Về mặt kinh tế.
- Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng
Trang 10- Phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện,
Khái niệm: QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý
tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu
Phân biệt tổng hợp hệ thống tự nhiên và nhân văn, tổng hợp xuyên ngành:
• Hệ thống tự nhiên gồm :
- Quản lý tổng hợp nước và đất: Trong chu trình thủy văn, nước được vận chuyển giữa
các thành phần của khí quyển, đất, lớp phủ thực vật và các nguồn nước mặt, nước ngầm Các kiểu khác nhau của sử dụng đất và lớp phủ thực vật sẽ có các ảnh hưởng khác nhau đến khả năng giữ nước trong đất và trên các tán lá cây và ảnh hưởng đáng kểtới sự biến đổi của số lượng và chất lượng nước để sử dụng Vì thế, việc quản lý sử dụng nước không thể tách rời với quản lý sử dụng đất và các biện pháp canh tác trên đất nông nghiệp, nhất là quản lý các lưu vực nhỏ để bảo vệ đất chống xói mòn
- Quản lý tổng hợp các thành phần nước xanh lá cây và nước xanh da trời: mưa bốc
thoát hơi và nước xanh da trời:
Có hai thành phần liên quan đến việc quản lý nước, đó là:
+ Nước liên quan đến sử dụng của hệ sinh thái như nước mưa và bốc thoát hơi(còn gọi là nước xanh lá cây)
+ Nước sử dụng trực tiếp của con người như nước trong sông, hồ và nước
ngầm (còn gọi là nước xanh da trời)
Quản lý truyền thống thường chỉ quan tâm quản lý nước xanh da trời trong cácsông hồ, nhưng quản lý tổng hợp cần chú trọng thêm cả nước mưa và nước trong tầngđất ẩm bởi vì thông qua các biện pháp canh tác có thể đem lại tiềm năng đáng kể đốivới tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và bảo vệ các hệ sinh thái
- Quản lý tổng hợp nước mặt và nước ngầm: để sử dụng hiệu quả và bền vững, cần
phải quản lý tổng hợp cả về số lượng và chất lượng của nước mặt và nước ngầm, trong
đó phải chú ý các biện pháp quản lý và kiểm soát các nguồn ô nhiễm nước
- Quản lý tổng hợp chất lượng số lượng: trong QLTHTNN không chỉ chú ý quản lý số
lượng nước mà phải chú trọng cả quản lý và bảo vệ chất lượng nước
- Quản lý tổng hợp lợi ích các vùng thượng hạ trung: Lợi ích về sử dụng nước tạivùng hạ lưu các sông thường bị ảnh hưởng do sử dụng nước tại thượng lưu Thí dụ như
Trang 11lấy nước qúa mức để sử dụng ở thượng lưu sẽ dễ làm cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu, xảnước thải ở thượng lưu thường làm suy giảm chất lượng nước khu vực hạ lưu, việcthay đổi sử dụng đất tại thượng lưu sẽ ảnh hưởng tới nước ngầm chảy vào sông và làmbiến đổi dòng chảy của sông trong các tháng kiệt ở hạ lưu Vì thế các mâu thuẫn về lợiích trong sử dụng nướ giữa thượng lưu và hạ lưu thường là không thể tránh khỏi vàphải được xem xét và giải quyết dựa trên các nguyên tắc của quản lý tổng hợp.
• Hệ thống nhân văn: các hoạt động sử dụng quản lý TNN của con người
(1). Tổng hợp liên ngành trong quy hoạch và quản lý nguồn nước: xem xét các
điều kiện kinh tế xã hội và môi trường tác động lên tất cả các ngành sử dụng nướctrong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch phát triển TNN cũng như xác địnhcác biện pháp quản lý nguồn nước đáp ứng yêu cầu phát triển của con người
(2) Tổng hợp các chính sách về nước vào trong chính sách phát triển kinh tế
xã hội quốc gia: chính sách nước phải được tổng hợp trong các chính sách kinh tế của
quốc gia cũng như trong chính sách của ngành ở cấp quốc gia Ngược lại, các chínhsách kinh tế xã hội cũng phải xem xét mối liên quan đến nước, chẳng hạn chính sáchphát triển năng lượng hay lương thực đều có ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước vàngược lại
(3)Tổng hợp tất cả những thành phần liên quan trong quy hoạch và quá trình ra quyết định: Sự tham gia của tất cả các thành phần có liên quan trong quy hoạch và
quản lý tài nguyên nước là một yếu tố chủ yếu để sử dụng cân bằng và bền vững tàinguyên nước Việc quản lý tổng hợp cả nước và nước thải sẽ giúp cho duy trì chấtlượng nước trong sông cũng như khiến cho các dòng nước thải có thể là dòng bổ sung
có ích đối với dòng sông và sử dụng của con người Trong cấp nước sinh hoạt và côngnghiệp, nếu không phối hợp quản lý cả nước thải thì dòng nước thải sẽ làm giảmlượng nứơc cấp hữu ích do nó làm giảm chất lượng nước và tăng chi phí cấp nướctương lai
(4)Tổng hợp các chính sách, luật pháp và thể chế trong phát triển tài nguyên nước