Và cũng chính nhờ nền văn minh mà những quốc gia đầu tiên trong lịch sử ra đời, tạo tiền đề cho sự phát triển của những nền văn minh khác nhau trong đó có văn học.. Bên cạnh đó, văn học
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Khái quát về nền Văn học văn minh Ai Cập cổ đại 2
1 Điều kiện ra đời của văn học văn minh Ai Cập cổ đại 2
2 Đặc điểm của lĩnh vực văn học của nền văn minh Ai cập cổ đại 3
II Những thành tựu của văn học văn minh Ai Cập cổ đại 4
1 Văn học thời kì Cổ vương quốc 4
2 Văn học thời trung vương quốc 6
3 Văn học thời kì tân vương quốc trở đi 7
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
PHỤ LỤC 10
Đây là tài liệu bí hiểm nhất của lịch sử nhân loại 10
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong lịch sử, nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh
cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới và là một trong những ngọn nguồn của văn minh thế giới Nói đến Ai Cập là người ta nhớ tới Kim Tự Tháp, Tượng Nhân
sư, là nhắc tới những thành tựu về các mặt chữ viết, lịch pháp, nghệ thuật, tri thức khoa học… và người ta cũng không thể không nhắc tới những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn học Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng em xin chọn
chủ đề: “Thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Ai Cập cổ đại” làm
đề tài bài tập nhóm
NỘI DUNG
I Khái quát về nền Văn học văn minh Ai Cập cổ đại.
1 Điều kiện ra đời của văn học văn minh Ai Cập cổ đại
Nhờ những điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế thuận lợi nên Ai Cập dễ dàng tạo ra một nền văn minh lớn và có ý nghĩa to lớn Và cũng chính nhờ nền văn minh mà những quốc gia đầu tiên trong lịch sử ra đời, tạo tiền đề cho sự phát triển của những nền văn minh khác nhau trong đó có văn học
Văn học Ai Cập bắt nguồn từ các sáng tác dân gian, phát triển từ rất sớm, ngay từ gia đoạn đầu thời Cổ vương quốc Đến thời Trung vương quốc, văn học phát triển mạnh và thời kì này được gọi là thời hoàng kim “cổ điển” của văn học
Ai Cập
Bên cạnh đó, chữ viết cũng chính là một phần tạo nên văn học Có chữ viết thì ta có thể biểu lộ rõ hơn những gì ta nghĩ, ghi chép lại những gì ta đã làm, hay ngồi viết những gì cho tương lai Trong nền văn học Ai Cập cổ đại cũng
Trang 3vậy, nhờ có sự ra đời của chữ viết mà giúp cho văn học ra đời Chữ viết ra đời từ rất sớm ở Ai Cập với các hình thức như chữ tượng hình, chữ thảo
Tiếp theo đó là nhờ đời sống xã hội và hệ tư tưởng khác nhau Người dân Ai Cập cổ chịu ảnh hưởng và chi phối bởi điều họ nghĩ là thần linh, vì thế văn học
ra đời giúp họ có thể làm giàu thêm đời sống tinh thần bằng những sử thi, thần thoại hay truyền thuyết Và văn học còn ra đời nhờ tôn giáo Như ta biết Ai Cập
là một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau vì thế văn học ra đời đặc biệt là trong thể loại thơ ca có các tác phẩm mang tính tôn giáo
Từ những điều kiện trên, ta có thể thấy văn học của văn minh Ai Cập cổ đại được ra đời và có sự phát triển rất đồ sộ
2 Đặc điểm của lĩnh vực văn học của nền văn minh Ai cập cổ đại
Văn học Ai Cập là một phần của văn hóa Ai Cập và cùng mất đi với nó,
đã trải qua một cuộc sống lâu hơn nhà nước độc lập Ai Cập Dựa vào đặc điểm bên ngoài và phát xuất từ sự phân kỳ lịch sử ngôn ngữ và lịch sử đất nước có các nền văn học Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và văn học demotic Bên cạnh đó, văn học Ai Cập cổ đại có những đặc điểm:
Đời sống văn học của người Ai cập vô cùng phong phú và đa dạng: trong
mấy ngàn năm phát triển của lịch sử, cư dân Ai Cập đã sáng tạo nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại mang lại cho Ai Cập một kho tàng văn học vô cung phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu truyện mang tính chất đạo lí, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại,
Văn học cổ đại Ai Cập gắn liền với đời sống xã hội và hệ tư tưởng của xã hội: đến thời Trung và Tân vương quốc, văn học phản ánh những mâu thuận xã
hội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của những người lao động hay phê phán tầng lớp quan lại ức hiếp dân và phản ánh sự khốn khổ của những Tiêu biểu cho nền văn học trên là các tác phẩm: Truyện kể của Ipouer đề cập đến cuộc đấu tranh quyết liệt của quần chúng nghèo khổ; Truyện Sinouhe viết về
Trang 4cuộc phiêu lưu của sinouhe từ Ai Cập đến Syria rồi lại về Ai Cập Tập truyện Người nông phu biết nói những điều người lao động
Văn học chịu ảnh hưởng chủ yếu của tôn giáo: ở giai đoạn đầu văn học
mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các vị thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng và
tang lễ Trong dạng văn học mang tính triết lí, tiêu biểu là cuốn Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình, miêu tả sự suy sụp của người Ai Cập
trước sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống, chán nản cuộc đời
Qua quá trình phát triển của văn học Ai Cập cổ đại, chúng ta thấy những bước tiến của nền văn học đã khá rõ rệt: từ những tác phẩm thô sơ mang nhiều tính tôn giáo, đến chỗ xuất hiện nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại phản ánh tính xã hội, qua đó thể hiện sức sáng tạo kỳ diệu của người Ai Cập cổ đại Tuy nhiên không nên từ đó mà cho rằng văn học Ai Cập chỉ là những văn bản tôn giáo hay thần thoại
II.Những thành tựu của văn học văn minh Ai Cập cổ đại
Trải qua 3000 năm lịch sử hình thành và phát triển, văn học Ai Cập cổ cũng
đã phát triển không ngừng với sự ra đời của rất nhiều thể loại đa dạng và vô cùng phong phú như văn học truyền miệng, văn viết, thơ ca,… Để tìm hiểu rõ nhất được các thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Ai Cập cổ đại, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu các thành tựu văn học trong từng thời kì lịch sử của
Ai Cập cổ đại
1 Văn học thời kì Cổ vương quốc.
Ở thời kì này, có sự ra đời sớm nhất của tác phẩm : Những văn bản Kim tự tháp” Những điều được nói trong “Những văn bản kim tự tháp” về tôn giáo của
Ai Cập đủ để đưa ra kết luận: “ điều quan trọng nhất trong các bản văn này là phản ánh ước muốn người chết trở thành bất tử, niềm tin ngây thơ của con người thời bấy giờ vào khả năng thắng được cái chết và trở thành giống như các thần linh bất tử” Để tăng hiệu quả ma thuật, người Ai Cập vận dụng những
thủ pháp tiêu biểu cho thơ ca nghi lễ – láy âm, đối ngẫu, chơi chữ Nhiều đoạn
Trang 5trong “Những văn bản kim tự tháp” nổi bật sức biểu đạt nghệ thuật và sự rõ ràng của các hình tượng Chẳng hạn như trong tụng ca hướng về nữ thần bầu trời Nut, bản thân nữ thần được ca tụng:
Ôi, Người là cả bầu trời vĩ đại …
Vẻ đẹp của Người tràn khắp mọi nơi
Mặt đất nằm soải trước Người – Người ôm choàng lấy nó
Người bao bọc đất và vạn vật trong đôi cánh tay mình.
Ngoài ra còn có các văn bia của quan lại quý tộc mang nội dung giáo huấn.
Những văn bia của các quan lại cho chúng ta biết về một dạng chuẩn mực đạo đức của giới thượng lưu trong xã hội Ai Cập – dù chuẩn mực đó có thành hiện thực hay chỉ là ảo vọng, thì nó cũng phản ánh những tìm tòi đạo đức của xã hội
đó
Tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này là : Lời khuyên dạy của Imhotep, Lời khuyên dạy của Plahotep, Lời khuyên dạy của Đơ-gia–đe–pho–đơ, Châm ngôn của Châm ngôn Ptahhotep Trong số đó, “Châm ngôn của Ptahhotep” là một tác
phẩm rất khó hiểu và khó dịch, và việc giải thích một số chỗ trong tác phẩm cho đến nay vẫn còn những tranh cãi Điều này không mâu thuẫn với một nhận định khác: “Châm ngôn” được viết bằng một ngôn ngữ súc tích, giàu hình tượng; người xuất bản nó lần sau cùng – học giả người Czech Z.Jaba – đã gọi Ptahhotep
là nhà phong cách học kiệt xuất
Có thể thấy, văn ăn học thời đại Cổ Vương quốc không chỉ phản ánh những
lý tưởng nhân sinh quan và thẩm mỹ của thời đại, mà chính trong nền văn học này đã xuất hiện và khẳng định những truyền thống quy định diện mạo cho văn học thời kỳ sau, và các tác giả cổ đại hoàn toàn xứng đáng được thế hệ kế thừa xem là những người sáng lập nên những kiểu mẫu của đạo lý, tạo nên những tác phẩm văn chương hoàn hảo
2 Văn học thời trung vương quốc
Trang 6Văn học Ai Cập thời kỳ Trung Vương quốc thường được gọi là văn học cổ điển Các tác phẩm thời đại này còn lưu giữ được đến nay nhiều hơn và phong phú hơn rất nhiều so với thời Cổ Vương quốc Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn học cổ đại Ai Cập Với nội dung gắn liền với đời sống xã hội, chịu ảnh hưởng của tôn giáo Thể loại phong phú và đa dạng: truyện cổ dân gian, văn bia, truyện thần thoại, ngụ ngôn, thơ tình yêu
Các tác phẩm tiêu biểu đáng kể đến trong thời kì này là các tác phẩm với nội dung:
Ẩn chứa yếu tố huyền thoại, thần kì như: Người bị đắm tàu, Tụng ca dâng thần Osiris.
Phổ biến nhất là văn học giáo huấn dưới dạng các lời khuyên dạy: Lời khuyên dạy của vua thành Hêrácnêôpôlít, Lời khuyên dạy của Amenemkhat Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những tác phẩm đề cao cuộc sống trần gian, tỏ thái độ ngờ vục đối với những tín điều về thế giới bên kia như: Bài ca của người chơi đàn hạc Tiêu biểu là bài thơ: Cuộc đối thoại của một kẻ thất vọng với linh hồn của mình Bài thơ nói về nỗi bi oan sâu sắc của một người khi
thấy cuộc đời toàn những điều đau khổ Người này muốn tìm tới cái chết, coi đó
là một sự giải thoát khỏi những khổ đau nhưng lại không hoàn toàn tin rằng có
“thế giới bên kia” Trong bài thơ, những lời lẽ nghi ngờ về sự tồn tại của một cuộc sống vĩnh hằng ở “thế giới bên kia” tương phản sâu sắc với thế giới quan
tôn giáo truyền thống Có thể nói toàn bộ hệ thống các quan niệm tôn giáo – ma thuật thống trị lúc đó đã được trình bày trong sự hoài nghi của tác giả bài thơ độc đáo này
Các tác phẩm có tính chất chính luận như Tiên tri của Nerferty, Châm ngôn Amenemkhat I; Truyện về Sinuhet Trong đó, truyện về Sinuhet là một tác phẩm
văn học lí thú Truyện kể về một viên đại thần chạy trốn khỏi Ai cập vì sợ bị liên lụy trong một âm mưu thoán đoạt ngôi báu Sinuhet tới sa mạc Xinai và suýt bị chết vì đói và khát ở đó Được những người du mục cứu thoát, Sinuhet đi tiếp
Trang 7tới Palextin Ở đó, Sinuhet kết bạn với tù trưởng của một bộ lạc và lấy con gái của ông này Sau khi giành chiến thắng sau một cuộc đấu kiếm với một người bản xứ giầu, Sinuhet trở lên giàu có Mặc dù đã có gia đình êm ấm nhưng Sinuhet lại bị nỗi nhớ quê hương giày vò Sinuhet đã gửi đơn xin pharaong tha thứ và quay trở về Ai cập Rất có thể đây là một câu chuyện có thật đã được cải
biến Truyện về Sinuhet đã trở thành một tác phẩm cổ điển của văn học Ai Cập
Về nội dung phản hiện thực lịch sử thì có tác phẩm nổi bật là Hùng biện của Ipuwer (bức tranh mô tả bạo lực đảo lộn xã hội và tác giả nhin nó từ quan điểm
giới quý tộc)
3 Văn học thời kì tân vương quốc trở đi
Tân Vương quốc là thời kỳ phát triển thịnh vượng đối nội và đối ngoại của
Ai Cập Tất cả đều được phản ánh cả trong tôn giáo lẫn trong văn hóa với nghĩa rộng nhất của từ này, và trong văn học Vì vậy văn học thời kỳ này phong phú
và đa dạng hơn văn học thời Trung Vương quốc rất nhiều, và các tác phẩm cũng được lưu giữ tốt hơn Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những truyền thống
cổ đại đã bị mất đi và mọi thành tựu trước kia bị quên lãng Ngược lại, chúng được vận dụng thành công trong những điều kiện lịch sử mới
Thời kì này phát triển nhiều thể loại, nhưng nổi bật nhất là thơ và truyện kể:
Thơ ca tụng thần Aton Việc thờ Amon bị bãi bỏ, và thần tối cao trở thành Aton,
tượng trưng cho mặt trời Tụng ca không có những ngoại đề thần thoại, không nhắc đến những thần linh khác Theo tụng ca, Aton là thần của người Ai Cập và của các dân tộc khác, một vị thần ân nhân, cội nguồn của ánh sáng thể chất và ánh sáng tinh thần Sau khi Akhnaton chết và các vua kế vị kề sau cũng chết, thì việc thờ thần Aton bị bãi bỏ hoàn toàn, và vị thần cổ đại Amon lại trở thành chúa tể trong hệ thống thần linh của Ai Cập , tuy nhiên nhiều phẩm chất của Aton được gán vào cho Amon, và trong tụng ca dành cho Amon ta có thể thấy
những hình dung từ rất gợi nhớ đến tính cách của Aton: “chúa tể của chân lý,
Trang 8cha của các thần, đấng sinh thành của con người, người tạo nên súc vật, cỏ cây […], người mà mọi thần linh đều tỏ lòng tôn kính”, v.v
Bên cạnh những tụng ca, một kiệt tác của văn chương tôn giáo Ai Cập thời
đại Tân Vương quốc là chương thứ 125 của cuốn sách có tên “Tử thư” “Tử thư”
là tên của một tuyển tập lớn các tác phẩm dành cho những người chết với những nội dung khác nhau, sáng tác nhằm mục đích bảo đảm cho sự bất tử không chỉ
cho vua như :“Những văn bản kim tự tháp”
Trong thời đại Tân Vương quốc một số cốt truyện thần thoại trở thành cốt
truyện của những tác phẩm cổ tích được sáng tác để giải trí Các tác phẩm thời
kì này thường ghi lại cuộc sống, tiểu sử , lời lẽ của quý tộc quan lại hoặc phản ánh đời sống hoặc khát vọng của nhân dân lao động, đề cập đến nhiều mặt của
đời ống xã hội Thể loại thơ thì ngày càng thịnh hàng, xuất hiện thơ tình yêu Chẳng hạn như thần thoại về Osiris và Isis, Truyện về hai anh em, Truyện chân
và giả, Truyện về chàng hoàng tử phải chết, Truyện bóng ma, ….
Quả thực, văn học của văn minh Ai cập Cổ đại đã có biết bao nhiêu thành tựu văn học ra đời, nhưng cho đến giờ chỉ còn lại số nhỏ trong kho tàng văn học
đó được tìm thấy, được lưu lại, nhưng nó đã chứng tỏ được khả năng sáng tạo lớn lao của người Ai Cập cổ xưa Tuy nhiên, trong nội dung văn học Ai Cập cổ đại cũng nổi lên một hạn chế đáng chú ý, đó là tư tưởng tôn giáo, triết lí thần bí thấm đượm trong hầu hết các tác phẩm
KẾT LUẬN
Qua mốt số phân tích trên, nhóm em đã học hỏi thêm được rất nhiều về thành tựu văn học của Ai Cập cổ đại nói riêng cũng như của nền văn minh Ai Cập cổ đại nói chung Có thể thấy Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, nhân văn, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy dỗ con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lí và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội Bên cạnh đó cũng
có những tác phẩm phản ánh hiện thực, biến động lớn trong xã hội thời đó
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1 Giáo trình Lịch sử Văn minh thế giới
2 Lịch sử thế giới cổ đại- NXB giáo dục Việt Nam
3 Lịch sử Văn hóa thế giới cổ trung đại – nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4 http://kenh14.vn/kham-pha/tim-hieu-ve-cuon-sach-cua-cai-chet-thoi-ai-cap-co-dai-2013221101323347.chn
5 http://documents.tips/documents/van-minh-ai-cap-thoi-ky-trung-vuong-quoc.html
6 http://www.reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/5721-van-hoc-ai-cap-co-dai
7.
Trang 10PHỤ LỤC
1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng
7000 km Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ
ra biển Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”
Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây papyrus sinh sôi nảy nở quanh năm Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não ; kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào
Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng