KHOA KINH TẾ & QTKD Boh LUAN VAN TOT NGHIEP Dé tai:
PHAN TICH HOAT DONG TIN DUNG NGAN HAN TAI NGAN HANG CONG THUONG VIET NAM CHI
NHANH CAN THO
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGUYEN PHAM TUYET ANH NGUYEN CHANH TRUC
MSSV: 4043180 Lớp: Kế Toán 01 Khóa 30
Cần Thơ — 2008
Trang 2CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Ngày nay nhu cầu dịch vụ ngân hàng không còn xa lạ đối với phần lớn các
chủ thé trong nền kinh tế Do vậy hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng là mối quan
tâm của nhiều tô chức, cá nhân Đối với những tô chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, để bán được các dịch vụ của mình đòi hỏi không những phải phát hiện ra
nhu cầu của khách hàng mà phải hiểu thấu đáo những sản phẩm dịch vụ mình
cung cấp Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh các nền kinh tế biến động ngày càng khó dự đoán hơn đã buộc các ngân hàng vừa phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, vừa phải chú ý đến sự ơn định, an tồn trong hoạt động
Nước ta đang trong giai đoạn nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ để góp phần thúc đây điều đó thì hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn Ngân hàng thương mại là một tổ chức kính doanh tiền tệ tuy không tham gia trực tiếp vào sản xuất và lưu thông hàng hóa
nhưng nó góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt
động tín dụng Và mục tiêu hoạt động của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro
Từ khi nước ta gia nhập vào tô chức kinh tế mới thì các lĩnh vực hợp tác
đầu tư và nhu cầu vốn ngày càng tăng, thêm vào đó các tập đoàn tài chính ngân
hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư lớn, có đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp, năng động và kinh nghiệm hơn Như vậy sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gây gắt nóng bỏng hơn sẽ tạo nền kính tế trở nên năng động và sôi nỗi, các ngân hàng thương mại muốn tổn tại bền vững thì yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay là việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
Để thúc đây tăng trưởng kính tế thì cần phải có vốn đầu tư Trong điều kiện
hiện nay ở nước ta, vốn tự có của doanh nghiệp và người kinh doanh có hạn, vốn
đầu tư của Ngân sách Nhà nước cũng có nhiều khó khăn thì vốn đầu tư cho tăng
Trang 3trưởng kinh tế chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng Trong các lĩnh vực hoạt động chính thì huy động vốn và cho vay thường luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tông tài sản của các ngân hàng nói chung cũng như hoạt động này mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng Đó là vấn đề rất cần được quan
tâm, để tìm hiểu và tiếp cận thực tế điều đó nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt
động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ” từ đó góp phần nâng cao kiến thức thực tiễn nắm bắt tình hình hoạt động và đề ra giải pháp
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn
Dựa vào những kiến thức đã học có liên quan đến quá trình phân tích và quá trình thực tập tiếp xúc môi trường làm việc thực tế ở Vietinbank Cần Thơ là
cơ sở để em hoàn thành đề này
1⁄2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích nhằm đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Vietinbank Cần
Thơ thông qua số liệu từ năm 2005 đến năm 2007 để thấy rõ tình hình hoạt động
tín dụng ngăn hạn của ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng cho hoạt động tín dụng ngày càng hoàn thiện vả hiệu quả hơn Mặt khác nhằm góp phần cũng cố lại kiến thức về lĩnh vực tín dụng tốt hơn để hỗ trợ cho công việc của mình trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thé
- Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh, mô tả tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ trong 3 năm 2005-2006 để làm rõ những mặt thuận lợi và khó khăn của ngân hàng và tim ra những cơ hội và thách thức
- Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian trên theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề với các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn
- Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn dựa vào các chỉ tiêu, chi tiêu vốn huy động ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn, vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn, dự nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động ngắn hạn, chỉ tiêu tống chí phí trên tông thu nhập
Trang 4
- Tìm ra những nguyên nhân tổn tại bất lợi, phát hiện ra những ưu thế đẻ nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn cho ngân hàng
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CUU
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
Thời gian nghiên cứu từ 11/02/2008-25/04/2008
Số liệu được tập hợp nghiên cứu qua 3 năm 2005, 2006, 2007
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích chung tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn, phân tích tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế và theo ngành nghề Từ đó dựa trên cơ sở phân tích đánh giá của mình đề ra những giải pháp thích hợp
1.4 GIA THIET CAN KIẾM ĐỊNH VÀ CÂU HÓI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Giá thiết cần kiếm định
Giả thiết cần kiểm định: hoạt động tín dụng ngắn hạn ở ngân hàng đang diễn biến tốt tăng trưởng đều với chất lượng tín dụng luôn đảm bảo
1.4.2 Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho sự kiếm định trên - Tình hình hoạt động tín dụng trong thời gian qua như thế nào ? - Hiệu quả hoạt động tín dụng có chất lượng không ?
- Làm thế nào để nâng cao doanh số cho vay, mở rộng hoạt tín dụng ? - Lam thé nao dé nang cao chất lượng tín dụng ?
- Ngân hàng cần phát huy thế mạnh nâng cao tính hiệu quả của ngân hàng và hoàn thiện những giải pháp khắc phục những mặt chưa vương tới ?
1.5 LƯỢC KHAO TAI LIEU
- Quy định số 066/QĐÐ-HĐQT-NHCTI9 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay tiêu dùng
- Quy định số 067/QĐÐ-HĐQT-NHCTI9 ngày 03/04/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay sản xuất kính doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân hộ gia đình
- Quy định số 070/QD-HDQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy định về giới hạn tín dụng và
thâm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT
Trang 5
- Quy định số 071/QĐÐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy định về thực hiện đảm bảo tiền
vay cho khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam
- Quy định số 072/QĐÐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay đối với các tô chức kinh tế
- Quy định số 073/QĐ-HĐQT-NHCT37 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy chế miễn giảm lãi vay đối với
khách hàng vay vốn NHCT Việt Nam
- Luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, khoa Kính Tế &
QTKD trường Đại học Cần Thơ
- Luận văn “Phân tích thực trạng và những giải pháp để hạn chế rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Long Hồ” của
tác giả Nguyễn Khánh Ly, khoa Kinh Tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ
Trang 6
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm chung
Tín dụng dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau như:
- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi vay
- Cho vay là một mặt hoạt động tín dụng Ngân hàng, thông qua hoạt động
cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân
phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội (quỹ cho vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đời sống
Tóm lại nội dung cơ bản định nghĩa này thống nhất: một bên là người đi
vay, còn bên kia là người cho vay Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ
chế tín dụng và pháp luật hiện tại
2.1.1.2 Phân loại cho vay
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ
là tiền đề đề thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro Trên thực tế người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: - Phân loại theo thời hạn cho vay
- Phân loại theo đối tượng cho vay - Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
- Phân loại theo xuất xứ tín dụng
- Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay - Phân loại theo phương pháp hoàn trả 2.1.1.3 Tín dụng ngắn hạn là gì ?
Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng Nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu bố sung vốn lưu động thiếu hụt hay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Trang 7
2.1.2 Cae quy định trong hoạt động tín dụng
2.1.2.1 Nguyên tắc cho vay
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thõa thuận trong Hợp đồng tín dụng
Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới
có thể thực hiện được dự án, phương ấn sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến, như vậy mới có thể thu hồi được vốn để trả nợ cho ngân hàng Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cắm
- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn Nguyên tắc này đảm bảo phương
châm hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay” và thực hiện trong hoạch toán kinh doanh lấy thu bù chỉ và có lãi
2.1.2.2 Điều kiện vay
Các ngân hàng cho vay áp dụng điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nhưng quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng và ngành hàng chiến lược để tập chung vốn cho vay phù hợp với chính sách khách hàng của NHCT VN
* Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với khách
hàng có nhu cầu vay vốn Điều kiện vay vốn bao gồm:
- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định
pháp luật Điều kiện vay vốn cần quy định cụ thể cho từng loại khách hàng là tô
chức, doanh nghiệp, cá nhân
- Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng
đã ký kết
- Mức đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định
của pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay của ngân hàng
- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam
* Những đối tượng bị hạn chế hoặc không được cho vay:
Trang 8
- Ngân hàng cho vay không được cho vay không có đảm bảo bằng tài sản,
không cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất và mức cho vay đối với
những đối tượng sau:
+ Tổ chức kiểm toán đang kiểm toán tại NHCT VN
+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật các TCTD sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp do
- Các đối tượng khác thuộc diện NHNNVN và NHCT' VN quy định hạn chế
và không cấp tín dụng tại từng thời kỳ
2.1.2.3 Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cau thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chí phí cho quá trình sản
xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định Ngân hàng cho vay
các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển
Ở Việt Nam theo quy định của Luật các TCTD, Ngân hàng nhà nước quy
định (Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN và Quyết định
127/2005/NHNN bồ sung, sửa đổi QĐ1627) tô chức tín dụng không được cho
vay các nhu cầu vay vốn để:
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cắm mua bán, chuyên nhượng, chuyên đôi
- Để thanh toán các chí phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật
- Để nộp thuế trực tiếp cho Ngân sách nhà nước trừ số tiền thuế xuất khẩu,
nhập khâu khách hàng phải nộp đề làm thủ tục xuất khâu, nhập khẩu
- Dé tra nợ gốc, lãi vốn vay cho NHCT VN hoặc TCTD khác, trừ trường hợp cho vay số tiền lãi vay trả cho NHCT VN trong thời hạn thi công, chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung, dài hạn để đầu tư
tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào tài sản cố định đó
- Đề đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cắm 2.1.2.4 Quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay
Trang 9
* Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Cho vay có bảo đảm là việc cho vay vốn của các TCTD mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm
cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh
bằng tài sản của bên thứ ba Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản của khách hàng
vay như là tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng
vay, của bên bảo lãnh Tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước Tài sản hình thành tử vốn vay
Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ
hai bố sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn * Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
Cho vay không có bảo đảm là việc tô chức tín dụng cho khách hàng vay vốn không có tài sản cầm có, thế chấp hoặc không có bảo lãnh của người thứ ba Ngân hàng chỉ cho vay dựa vào uy tín bản thân khách hàng để xem xét cho vay Khách hàng có uy tín là khách hàng tốt trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, có tính nhiệm với ngân hàng cho vay trong sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ gốc và lãi
Theo Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2003 của Chính phủ, khách hàng có đủ điều kiện sau được vay không có bảo đảm bằng tài sản:
- Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan hệ vay vốn với TCTD cho vay hoặc các TCTD khác
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính dé thực hiện nghĩa vụ trả nợ
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của
TCTD nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, can kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm này
2.1.2.5 Thời hạn cho vay
* Căn cứ để xác định thời hạn cho vay
Trang 10
- Đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn
- Đặc điểm đối tượng vay vốn và mục đích vay vốn của khách hàng - Thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án, phương án đầu tư - Khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng
- Sự tác động của các nhân tố như công tác quản trị ngân hàng, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng của khách hàng
* Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoản thời gian mà bên vay được quyền sử dụng vốn
vay Thời hạn cho vay được tính từ khi ngân hàng cho rút khoản tiền đến khi thu hồi hết nợ
Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng 2.1.2.6 Phương thức cho vay
* Cho vay từng lần
Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tô chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Cho vay từng lần thích hợp với các đơn vị kinh doanh theo từng thương vụ hay vay theo thời vụ
* Cho vay theo hạn mức tín dụng
Theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản
xuất kinh doanh
2.1.2.7 Lãi suất cho vay và phí suất tín dụng
* Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với
số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, thang
Những yếu tố cấu thành lãi suất cho vay:
- Chi phí vốn chủ sở hữu (%): là chí phí cơ hội của VCSH
- Chi phí huy động vốn (%): bao gồm chí phí tiền lương, chí phí văn phòng, chi phi quản lý, chi phí cho chương trình khuyến mại, tiếp thị, chí phí đào tạo và
các chi phí hoạt động khác của ngân hàng cho vay
Trang 11
- Chí dự phòng rủi ro tín dụng (%): được xác định phù hợp với hạng khách hàng và mức độ rủi của ngành hàng, phương án trên dự án vốn vay
- Chi phí thanh khoản(%): chi phí vốn đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng Dựa trên số liệu tổng hợp được, lãi suất cho vay được xác định:
LSCV= Chí phí vốn + chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Chi phi vén= CP vén CSH (nếu phân bổ)*tỷ lệ an toàn vốn + Chí phí huy động vốn*(1-tỷ lệ an toàn vốn) + Chí phí thanh toán + Chi phí hoạt động
Tùy theo thỏa thuận với khách hàng mà áp dụng lãi suất thả nôi, lãi suất cố
định hay áp dụng cả hai loại lãi suất này cho một khoản vay
Lãi suất phạt áp dụng đối với nợ quá hạn phải cao hơn lãi suất cho vay trong hạn tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn
* Phí suất tín dụng
Khi sử dụng một khoản tiền vay, khách hàng phải trả cho ngân hàng lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay Tỷ lệ phần trăm giữa chí phí thực tế mà người đi vay phải trả cho ngân hàng so với tín dụng thực tế được sử dụng trong một khoản thời gian nhất định được gọi là phí suất tín dụng Và được xác định theo công thức: Với: C , P= P x100% P: Phí suât tín dụng TY Cp: Khoản tiền cho vay k1 1 Tv: Số tiền vay được sử dụn
Các yếu tố cấu thành phí suất tín dụng: y 6c SNE
- Lãi suất
- Hoa hồng phí
- Các loại phí: phí cam kết, phí quản lý, phí bảo hiểm, phí dàn xếp
2.1.2.8 Quy trình cho vay * Sơ đồ quy trình cho vay
Khách hàng———> Cán bộ tín dụng —d) “> Hồ sơxin vay
Cung cap Tiệp xúc khách hàng, - Đơn xin vay
tài liệu tư vẫn hướng dẫn - Hồ sơ pháp lý thông tin - Dự án phương,
án kinh doanh
(2)
Thu thập thông tin Thắm định hồ sơ TỤC
Trang 12Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ® Thẩm định các
điều kiện vay vốn (kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn; Kiểm tra hồ sơ
khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay; Điều tra thu thập thông tin; Thâm định
khách hàng ) xác định phương thức cho vay ® Lập tờ trình thảm định ®
Trình duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng ® Giải ngân ® Kiểm tra giám sát tiền vay ® Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh ® Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm
2.1.3 Rui ro tin dung
2.1.3.1 Rui ro tin dung là gì ?
Rui ro tin dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại
Đối với NHTM rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn Nếu người vay tiền không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trở nợ thì rủi ro tín dụng nay sinh
2.1.3.2 Một số nguyên nhân dẫn đến rúi ro
Rủi ro tín dụng là rủi ro cơ bản nhất của Ngân hàng Nguyên nhân rủi ro tín dụng thường do:
- Người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên không có đủ
khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng
- Do thiếu thông tin về khách hàng nên Ngân hàng đã cho khách hàng kính doanh kém hiệu quả vay vốn
- Cán bộ ngân hàng bất cập về trình độ hoặc phạm ví đạo đức trong kính
doanh, dẫn đến cho vay khống, không đúng mục đích, thâm định dự án đầu tư, phương ấn kinh doanh không chính xác
- Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay không đáp ứng được yêu cầu thu nợ - Quá chú trọng về lợi tức, đặt kỳ vọng về lợi tức cao hơn khoản cho vay lành mạnh
- Các nguyên nhân khác như người vay cố ý không trả nợ hoặc các ly do bat khả kháng như người vay chết hoặc mất tích
2.1.3.3 Ánh hướng của rúi ro tín dụng trong ngân hàng
Trang 13
Cũng như mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro và có thé bi mat von Nhưng do kính doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nên rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn tác
động xấu đến nền kính tế xã hội Cụ thé:
- Rủi ro xảy ra tạo cho Ngân hàng những tôn thất về mặt tài chính hoặc làm
tăng chi phí hoạt động của Ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của Ngân hàng Nếu thu không đủ chí Ngân hàng sẽ bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn Ngân hàng có
thể bị phá sản
- Rủi ro xảy ra làm giảm uy tín của Ngân hàng Các thua lỗ trong hoạt động của Ngân hàng luôn ảnh hưởng bắt lợi đến niềm tin của công chúng Khi dân chúng thiếu tin tưởng vào khả năng kính doanh hoặc nghi ngờ Ngân hang mat
khả năng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền ra khỏi Ngân hàng dẫn đến đồ bẻ tài
chính hoặc phá sản
- Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kính tế - xã hội Các thua lỗ của Ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cô đông mắt vốn đầu tư, những người gửi tiền mắt đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới
có được Tình hình tài chính xấu còn ảnh hưởng đến sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống Ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của Ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây truyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính 2.1.4 Các chỉ tiêu cần thiết phân tích hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = x100% Dư nợ bình quân ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, hay phản ánh số
Trang 14Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn = x100% Doanh số cho vay ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng trong việc cung cấp vốn cho vay ngắn hạn Nó cho biết một đồng vốn cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng trong một kỳ kinh doanh nhất định
Hay hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn có hiệu quả
2.14.3 Chỉ tiêu Dư nợ ngắn hạn trên nguồn vốn huy động ngắn hạn
(%)
Dư nợ trên Dư nợ ngắn hạn
= —————— XI00%
nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động ngắn hạn
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúp
cho ta so sánh khả năng cho vay ngắn hạn đối với nguồn vốn huy động được Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn càng thấp 2.1.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) - Nợ quá hạn ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn (%) Nợ quá hạn ngắn hạn Ty lệ nợ quá hạn (%})= —————— X]00% Dư nợ ngắn hạn
Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng Chất lượng tín dụng càng cao thì nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dư nợ và có xu hướng giảm dần
2.1.4.5 Chỉ tiêu vốn huy động ngắn hạn trên tống nguồn vốn (%)
Vốn huy động ngắn hạn Vôn huy động trên tông
nguôn vôn huy động x100% Tổng nguồn vốn huy động
Các chỉ tiêu này có ý nghĩa là giúp các nhà phân tích xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kính tế của ngân hàng
2.1.4.6 Chỉ tiêu tống chỉ phí trên tống thu nhập (%)
Trang 15
Tổng chỉ phí trên A a =—————— (% Tổng chỉ phí
tổng thu nhập Tổng thu nhập “)
Ở chỉ tiêu này em muốn tìm hiểu thêm khả năng bù đắp chi phí của một
đồng thu nhập
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thu thập trực tiếp từ phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp của Vietinbank Cần Thơ bao gồm các số liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng trong 3 năm gần đây nhất
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích: sử dụng phương pháp để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng qua các năm
Phương pháp so sánh:
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: so sánh các chỉ tiêu đánh giá chung thực trạng tín dụng qua các năm
- Phương pháp so sánh số tương đối: để đo lường mức độ biến động của các
chỉ tiêu qua các năm, và từ đó đề ra biện pháp khắc phục
Trang 16
CHƯƠNG 3
KHAI QUAT VE NGAN HANG CONG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHANH CAN THO (VIETINBANK CAN THO)
3.1 KHAI QUAT VE LICH SU HiINH THANH VA PHAT TRIEN CUA VIETINBANK CAN THO
3.1.1 Khái quát về lĩnh vực Tp.Cần Tho
Trong năm 2007 tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm 45% trong co cau
kinh tế của thành phố Cần Thơ Kết quả đó cho thấy ngành dịch vụ có vai trò
đóng góp quan trọng vào GDP của thành phố, nhưng hiện tại mức đầu tư cho phát triển dịch vụ ở Cần Thơ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng Do đó, việc
đầu tư cho phát triển ngành dịch vụ sẽ là giải pháp góp phần đưa TP Cần Thơ
thật sự trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ của vùng ĐBSCL
Hiện tại trong các ngành dịch vụ của thành phó, thương mại, tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông chiếm ưu thế hơn so với những ngành khác Trong năm 2007, tổng kim ngạch xuất khâu và doanh thu dịch vụ trong năm đạt khoảng 551 triệu USD, tăng 15,5% so với năm ngoái Theo Cục Thống kê TP Cần Thơ, ở lĩnh vực tín dụng- ngân hàng, tổng vốn huy động trong năm 2007 của các ngân hàng trên địa bàn thành phố khoảng 10.200 tỉ
đồng Trong đó, vốn huy động, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 3.000 tỉ đồng, tiền gửi của dân 6.600 tỉ đồng (chiếm 64,7%) Ngoài ra, các dịch vụ kinh tế đa
ngành khác như: du lịch, công nghiệp- xây dựng, nông nghiệp, công nghệ thông tin, giáo dục - đào tạo, lao động cũng phát triển khá đa dạng
Những ngành dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú như: Tài chính — ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông, vận tải, thương mại, du lịch Tuy nhiên,
nhìn tông thể thì hệ thống kinh tế dịch vụ của Cần Thơ chưa có chiến lược phát triển bao quát, chất lượng phát triển còn thấp nhỏ bé so với yêu cầu của thành phố trung tâm Có thể nói kinh doanh dịch vụ là ngành có lãi suất cao, tạo cơ hội giải quyết việc làm tại chỗ đóng góp đáng kể vào tỷ trọng GDP, song kính nghiệm quản lý còn hạn chế Nhu cầu tìm hiểu thông tin trên địa bàn thành phố rất lớn, họ cần có một kênh thông tín về thị trường, những chính sách pháp luật
Trang 17
liên doanh, nhưng chưa đáp ứng đầy đủ Ngoài việc thông tin thị trường, số liệu thống kê thì suất đầu tư hạ tầng cho phát triển dịch vụ ở Cần Thơ còn thấp
Sở thương mại thành phố Cần Thơ đã kết hợp với Viện Kinh tế Thành Phố
Cần Thơ xây dựng chương trình phát triển thương mại — dịch vụ giai đoạn 2006 —
2010 va tầm nhìn 2020 Trong đó nhấn mạnh những ngành dịch vụ chủ lực như:
tài chính — ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lợi thế gồm: thương mại, du lịch, giao thông vận tải, nông nghiệp, lao động Trong xu thế hội nhập, lĩnh vực đầu tư chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, nhưng em cho rằng các doanh nghiệp
nội địa có nhiều ưu thế hơn doanh nghiệp nước ngoài ở chỗ “mình hiểu khách
hàng của mình cần gì” Hơn nữa, năm 2008 sự kiện thành phố Cần Thơ đăng cai
tổ chức Năm Du lịch Quốc gia Mekong- Cần Thơ 2008 sẽ tạo điều kiện không chỉ cho dịch vụ du lịch phát triển mà còn kéo theo các ngành khác Những tiềm
năng phát triển đó cũng chính là tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng, cũng như sẽ có nhiều cơ hội cho ngân hàng ta phắn đấu và phát triển
3.1.2 Lịch sử hình thành phát triển Vietinbank Cần Thơ
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là một trong bốn Ngân hàng thương
mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tông tài sản chiếm hơn 25%
thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam Nguồn vốn của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể tử năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch Có 03 Cơng ty hạch tốn độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khốn, Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vi sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo
Đến ngày 15/4/2008, tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam chính thức làm lễ ra mắt thương hiệu mới VietinBank Tên
giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE, tên viết tắt bằng tiếng Anh là VIETINBANK, vốn điều lệ là 7.257.955.146.428 đồng
Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ thời kỳ đầu có tiền thân là ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu tại số 39-41 Ngô Quyền
Trang 18Tinh Cần thơ Đến 01/07/1988, Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Cần Thơ chính
thức được thành lập theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại số
09 Phan Đình Phùng Tỉnh Cần Thơ nay thuộc Quận Ninh Kiều Thành phố Cần
Thơ Ngân hàng được giao nhiệm vụ huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế địa phương, góp phần xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội của khu vực thành phố Cần Thơ
Đến nay 15/04/2008 VietinBank Cần Thơ đã đi qua hơn 16 năm hoạt động
Chặng đường đi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng Ngân Hàng Công Thương
Chí nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua thử thách và tìm mọi cách đẻ phát triển
mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kính doanh của các thành
phần kinh tế Để tạo điều kiện thuận lợi và đưa vốn đến tận người có nhu cầu vốn, VietinBank Cần Thơ có hệ thống chi nhánh các phòng giao dịch như: Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Cái Tắc, Phòng giao dịch Phong Điền, Điểm giao dịch Xuân Khánh Đồng thời luôn cải cách hoạt động ngân hàng về
các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, xây dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn sâu và đầu tư xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, hệ thống rút tiền tự động ATM, tham gia mạng lưới thanh toán quốc tế qua mạng Swiff, giúp luân chuyển nhanh vốn trong nền
kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
3.2 CƠ CÁU TỎ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
3.2.1.1 Cơ cầu tổ chức
Cơ cấu tổ chức VietinBank Cần Thơ gồm:
-_ Ban Giám Đốc : gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
-_ Các phòng ban: gồm 09 phòng ban tại hội sở chính
Phòng khách hàng doanh nghiệp và tổng hợp, Phòng khách hàng cá nhân,
Phòng quản lý rủi ro và quản lý nợ có vấn đề, Phòng kế toán, Phòng thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng tô chức - hành chính, Phòng thông
tin điện toán
-_ Các phòng giao dịch: gồm 03 phòng giao dịch và 01 điểm giao dịch
Trang 20
3.2.2 Chức năng của từng phòng ban
- Giám Đốc: Giám đốc Vietinbank Cần Thơ do tổng giám NHCT
nhiệm, chịu trách nhiệm chung, ra quyết định điều hành mọi hoạt động c
hàng Có quyền tổ chức, bố nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật công nhân viên của đơn vị Đồng thời tiếp nhận thông tin tử Hội sở chín
nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho chỉ nh
- Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ Giám đốc trong vi
hành mọi hoạt động của chỉ nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Gi:
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp gi
với khách hàng là các Doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VND và n
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm t
phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công '
Việt Nam (NHCT VN) Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp Phòng này bao gdm lu năng tổng hợp cũng là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám Đốc chỉ nÌ
kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hinh hoạt độ
doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh
- Phòng khách hàng cá nhân: phòng này có chức năng giống phòn;
hàng Doanh nghiệp nhưng đối tác là khách hàng cá nhân
- Phòng quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham m
Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro cho chi nhánh, quản lý g
thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dị
từng khách hàng Thâm định hoặc tái thâm định khách hàng, dự án, phươr
nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng đánh giá, quan lý rủi ro trong toar
hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN Và chức năng quản 1|
đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao g
khoản nợ: cơ câu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xâu) Quản lý, khai
Trang 21- Phòng kiểm soát nội bộ: Chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt (
Ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, ch: quy định một cách trung thực đúng đắn để ngăn ngừa những vi phạm c‹
ra, kịp thời phát hiện những sai sót để có kế hoạch đề ra giải pháp đi
khắc phục nhanh chóng
- Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác qu
chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng ]
đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hoạch toán các giao dịch Quản lý và c nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến t
dịch viên theo đúng của qui định nhà nước và NHCT VN Thực hiện nhi
vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng
- Phòng thanh toán xuất nhập khâu: Là phòng nghiệp vụ tổ chức t
nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tỆ tại chi nh
qui định của NHCT VN
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho q lý quỹ tiền mặt theo qui định của NHNN và NHCT VN Ứng và thu tiềr Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quây, thu chỉ tiền mặt doanh nghiệp có thu, chỉ tiền mặt lớn
- Phòng tổ chức — hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện côi chức cán bộ và đào tạo chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của À
và qui định của NHCT VN Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục
động kinh doanh và thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho chi nk
- Phòng thông tin điện tốn: Thực hiện cơng tác quản lý, duy trì thông tin điện toán tại chi nhánh Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo th
hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh
3.3 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK CẢN TH(
Trang 22- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, tiết kiệm dự t
tiết kiệm tích lũy
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 3.3.2 Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, đài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời ;
vốn dài
- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan; Việt Đ\
hiệp định tín dụng khung
- Thấu chí cho vay tiêu dùng
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các TCTD và các định ché tai ct
nước và quốc tế
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc 3.3.3 Bảo lãnh
Bão lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): bão lãnh dự thầu,
thực hiện hợp đồng, bão lãnh thanh toán 3.3.4 Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thu tín dụng nhập khẩu; thơng báo, xác nh
tốn thư tín dụng nhập khẩu
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu; Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) vi chấp nhận hối phiếu (D/A)
- Chuyên tiền trong nước và quốc tế - Chuyên tiền nhanh Western Union
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec
Trang 23- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quán vàng, bạc, đá quý, giấy tờ c‹ phát minh sáng chế 3.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc t - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 3.3.7 Các hoạt động khác
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
- Tư vấn đầu tư tài chính - Cho thuê tài chính
- Mô giới, tự doanh,bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu
lưu ký chứng khoán
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty | và khai thác tài sản
Để hoàn thiện các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hàng, nhằm tạo đà cho sự phát triển và hội nhập Ngân hàng luôn c‹ chiến lược trong đầu tư và phát triên, tập trung ở ba khu vực:
- Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển công nghệ
Trang 24
CHƯƠNG 4
KHÁI QUÁT KÉT QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VIETINBANK CAN THO QUA 3 NAM 2005 - 200° 4.1 Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam tr
đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương đã có i phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch \ huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro
Trong nhiều năm xây dựng và trưởng thành, VietinBank Cần 1
qua nhiều khó khăn, thử thách, di tiên phong trong cơ chế thị trường, góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của D:
nước Không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Cần Thơ, có bước phát tr trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt
doanh - dịch vụ ngân hàng Phát triển đồng đều các loại hình kinl
công nghệ tiên tiễn luôn đảm bảo uy tín với khách hàng trong và ngoà
Bang 01: TINH HINH TANG TRUONG NGUON VON QUA 3 NĂM 2005 - 2007 DVI 2 hênh lệch Ché
CHI Nam Nam Nam 2006/2005 200
Trang 25
Tổng nguồn vốn của VietinBank Cần thơ có biến động qua cá
2006 tổng nguồn vốn giảm xuống với tỷ lệ 13,89% do chi nhánh ] thuộc chỉ nhánh Cần Thơ đã được chuyên thành chỉ nhánh cấp I, tr
sở chính Sự chia tách chi nhánh của VietinBank Cần Thơ đã làm c†
nguồn vốn cũng như doanh số cho vay cũng giảm theo, nguồn vốn t
2007 với tốc độ chậm tương đương tăng 4,82% đạt 1.670.350 triệu đi CƠ CẤU NGUÔN VỐN QUA CÁC NĂM 2,000,000 an 1,500,000 ¬ 3 B Von huy ä 1,000,000 - K ah = “ _— `” G Von die 500,000 - 0 2005 2006 2007 Năm
Hinh 01: CO CAU NGUON VON QUA 3 NAM 2005 - 2:
Qua biểu đồ trên, ta thấy vốn điều chuyển là loại vốn luôn ch lớn Loại vốn này sẽ hỗ trợ nhiều cho nguồn vốn dùng cho hoạt độn; của VietinBank Khi lượng vốn huy động tăng lên, ngân hàng sẽ giả vốn điều hòa về từ ngân hàng Trung ương, làm cho tỷ trọng của hai
có sự biến động qua lại ở các năm
Trang 26tiêu dùng ở mức vừa phải Nhu đời sống cao nhưng các điều kiện c chưa đáp ứng và người dân có ý thức hơn trong việc gửi tiền tiết ki: động của lượng tiền này ôn định hơn các lượng tiền gửi doanh nghi
doanh nghiệp không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm đề thanh toái
kinh doanh Bởi vì các doanh nghiệp luôn sử dụng tiền của mình c kinh doanh, khi thì đạt lợi nhuận cao khi thì thua lỗ
Trong năm 2006 vốn huy động cao nhất trong ba nam Cu tl huy động tăng 1,21% so với năm 2005 Trong năm này ngân hi nhiều chính sách huy động như hình thức khuyến mãi trúng thưởi
mở tài khoản, và gửi tiền tại ngân hàng Mặc dù kinh tế bước san,
việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn gặp khó kh
giảm khiến lượng tiền này không tăng nhiều Nhưng mức sống ng
nâng lên khi chính phủ có chính sách điều chỉnh tiền lương cộng: sách huy động vốn từ người dân đã phát huy hiệu quả Mặt khác ha này tăng do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyên tiền
tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho trả tiền hà thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thu hút nhiều khách doanh ngh
hàng mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kê } việc sử dụng công cụ nợ dé huy động vốn lại bị hạn chế ở một tỷ lệ
79,87% của năm 2007 so với năm 2006 Cụ thể năm 2007 nguồn vô 511.369 triệu đồng giảm 47.547 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 8,51:
Trang 27Bang 02: TINH HINH KINH DOANH QUA 3 NAM 200: D\ hênh lệch C CHỈ | Nam Năm Năm 2006/2005 2 TIÊU 2005 2006 2007 — — Số tiền | (%) | Số tiẻ DSCV | 3.227.016 | 2.753.994 | 2.954.140 |-473.022 | -14,66 | 200 DSTN | 3.524.208 | 3.336.538 | 3.029.388 |-187.670| -5,33 | -307 Dưng | 1/293970| 711386 | 636.138 |-582.584 | -45,02 | -75 Nợ xâu 14.286 | 17.262 6.921 | 2.976] 20,83 | -10.:
(Nguon: Phong Khách Hàng Doanh Nghiệp)
TÌNH HÌNH CHO VAY QUA 3 NĂM 2005-2007 4,000,000 >" 3,000,000 HD: K- Ễ 2,000,000 BD: oD: 1,000,000 ONe 0 i i 2005 2006 2007 Năm
Hình 02: TÌNH HÌNH CHO VAY QUA 3 NĂM 2005-
Trang 28
gia nhập WTO các thành phần kinh tế có nhu cầu vốn đầu tư và
vụ, hợp tác với nước ngoài, tình hình được cải thiện hơn làm DSC - Doanh số thu nợ: Theo đồ thị cho thấy công tác thu nợ lí(
các năm Theo em thì công tác thu nợ năm 2006 giảm theo đồ th
tốt lắm, bởi vì tý lệ thu nợ giảm 5,33% tương ứng với tỷ lệ n
20,83% so với năm 2005 Chứng tỏ thu nợ nhiều không phải từ cá mà là các khoản cho vay trước đó, như vậy ngân hàng sẽ giảm b
lãi cho vay Sang năm 2007 diễn biến tốt hơn khi doanh số cho v
cho vay chỉ giảm 9,21% so với 2006 đạt 3.029.388 triệu đồng, tink
với năm 2006 là ngân hàng đã xử lý hay thu được nợ xấu ở một t
xứng đáng với nỗ lực thực hiện kế hoạch giảm nợ xấu của ngân h
lệ nợ xấu giảm đi 59,91%
- Dư nợ cho vay: Điểm đáng chý ý năm 2006 là 711.386 t 45,02% so với 2005, giảm đi lượng gần bằng phân nữa năm 200: do doanh số thu nợ giảm nhưng vẫn ở con số cao, và việc thu n‹ thực hiện thu được các khoản cho vay đến đúng hạn trả nợ thec cho dư nợ giảm mạnh Mặt khác dư nợ giảm bị ảnh hưởng bởi doanh số cho vay giảm đáng kể Năm 2007 công tác thu nợ tăng
giảm 10,58% so với năm 2006
- Nợ xấu: Vấn đề nợ xấu trong ba năm này rất đáng chú ý tổ chức tín dụng đã bị chan động với việc Thống đốc Ngan har
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của ban hài phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín ‹
Trang 29
nhân của quyết định cụ thể là một khách hàng có nhiều hơn 1 k
bất kỳ khoản nợ bị chuyên sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ c buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào
ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro Điều này buộc phải ch nợ khách hàng đó sang nhóm nợ tương ứng chưa thực hién duo
có quan hệ tín dụng với nhiều tổ chức tín dụng khác nhau Năm 2
giảm đột biến còn 6.921 triệu đồng tương ứng giảm 59,41% sc
Trong năm 2007 ngân hàng đã sử dụng các biện pháp làm giảm t: - Các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay thương mại áp dụng chặt chẽ Theo đó ngân hàng thương mại g việc sử dụng vốn của khách đúng mục đích hay không, quản lý v
chặt chẽ và hiệu quả hay không Đồng thời ngân hàng thất chặt quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ tín dụ
doanh, các bộ phận có liên quan Khâu thẩm định dự án cho vay thẩm định bao gồm cả hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ ha) trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của
tiền vay Uy tín của dự án của khách hàng, năng lực của chủ dụ
yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thâm định cho vay
- Ngân hàng cũng chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia har
chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thi công các công trìn
hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, kiên quyết chị
đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng
4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005 - 2007
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng
các Ngân hàng thương mại Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà qu
vr ` `
Trang 30
quát kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng, các nhân tố tác đi tăng trưởng của ngân hàng
Trang 31
lãnh không cao do chưa có mở rộng đáng kể và kết hợp v‹
điều hành chính sách hạn chế tối đa việc sử dụng chỉ phí tốt hơi Tình hình thu nhập có nhiều biến động Năm 2006 tình t
có nhiều thay đổi dẫn đến tình hình hoạt kinh doanh của ngâi
ngại, cụ thê lợi nhuận giảm 50,42% so với năm 2005 đạt I
Nhưng Ngân hàng Công Thương là ngân hàng lớn luôn đượ thống và đội ngũ nhân viên luôn đáp ứng trình độ có đủ khả năt
chính sách có hiệu quả, khả áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt ‹
đó thể hiện lợi nhuận tăng rất kinh ngạc 242,95% năm 200
đồng Nguyên nhân chủ yếu ngân hàng tăng các hoạt động ch dụng chi phí hợp lý, sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi n khách hàng lớn có uy tín hơn làm cho khoản thu nhập ngân hàn
* Bang 04: TONG CHI PHI TREN TONG THU a NAM CHÍ TIỂU DVT 2005 2006 Tổng thu nhập (1) | Triệu đồng | 144.059 | 108.774 | 1: Tổng chỉ phí (2) Triệu đông | 121.360 | 97.520 | t (1/2) % 8424| 89,65
Thông qua bảng trên các tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 1 chì
không có dấu hiệu đáng lo ngại về kết quả kinh doanh Bởi v
hơn 1 thì ngân hàng đang hoạt động kém hiệu quả sẽ có nguy ‹
lệ này biến động tăng giảm qua các năm thể hiện hiệu quả kinh phần lợi nhuận đạt được Với tổng thu nhập trên chỉ phí là 68
Trang 32
- Ngân hàng có một đội ngũ công nhân viên có năng l
khách, tận tình đối với khách hàng, đồng thời có sự kết hợp
phòng ban và đoàn kết trong nội bộ cơ quan là một thuận lợi l¿ - Vị trí kinh doanh của ngân hàng nằm ở trung tâm T phòng giao dịch ở các địa điểm trung tâm kết hợp với các 1 không quá phức tạp tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản trong g - Lần thứ ba Ngân hàng Công thương Việt nam nằm tro
hiệu mạnh năm 2007 Việt Nam Với việc sở hữu một thươn
một trong 10 thương hiệu mạnh nhất Quốc gia, Ngân hàng ' Nam đã có bước ởi dài thành công trong việc xây dựng và phá vững vàng sau hơn một năm đất nước gia nhập WTO, khẳng vượt bậc trong quá trình phát triển, đóng góp tích cực trc
thương hiệu Việt vững mạnh, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ
của đất nước như hiện nay Thương hiệu mạnh là giải thưở
Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại phố:
tôn vinh các doanh nghiệp Việt Nam có thành tích xuất sắc ti xuất, kinh doanh và phát triển thương hiệu bền vững, nâng
tranh Giải thưởng Thương hiệu mạnh 2007 được lựa chọn dự
cột: năng lực lãnh đạo, chất lượng, năng lực đổi mới doanh n
lực, bảo vệ thương hiệu, tính ổn định và kết quả kinh doanh
thưởng cũng được lựa chọn dựa trên đánh giá năng lực tài ch:
thương hiệu thông qua xếp hạng tín dụng do CIC (Trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp
Những thuận lợi trên góp phần không nhỏ trong hoạt đ
Trang 33
về quản trị đều hành và công nghệ, rủi ro Tín dụng vẫn là h‹ chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, tuy nhiên các chủn: dịch vụ ngân hàng còn khiêm tốn
- Việc phát triển, cung cấp các sản phâm, nghiệp vụ m triển hoạt động theo phương hướng đa năng, các tổ chức tín bàn cung cấp ngày càng nhiều sản phâm tiện ích nhằm thu cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, cơng tác thanh tốn v mới tuy đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn thiếu sự: giữa các hệ thống ngân hàng Thanh toán bằng tiền mặt vẫn dân cư, một trong những nguyên nhân là hệ thống ATM chủ
mặt, những tiện ích khác vẫn còn hạn chế
- Công tác thanh tra, giám sát: Hiện tại phương pháp th thanh tra, giám sát trên cơ sở tuân thủ
- Việc mở rộng mạng lưới: Không riêng ngân hàng ch chung của một số tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới nhụ
năng lực, kinh nghiệm, nhất là ở những vị trí chủ chốt trong
Trang 34
CHƯƠNG 5
PHAN TICH HOAT DONG TIN DUNG NGAN H HANG CONG THUONG VIET NAM CHI NHA
5.1 KHAI QUAT VE TINH HINH HOAT DONG
VIETINBANK CÀN THƠ QUA 3 NĂM 2005 - 2007
Bảng 05: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY! QUA 3 NĂM 2005 - 2007 Chénh léch CHÍ | Năm | Năm | Năm | 2006/2005 TIỂU 2005 2006 2007 Số tiền | (%) DSCV | 2.254.133 | 2.156.000 | 2.413.550 | -98.133 | -4,35 DSTN | 3.153.642 | 2.401.650 | 2.475.028 |-751.992 |-23,85 Dư nợ 906.912 | 319.956 | 371.123 |-586.956 |-64,72 Nợ xấu 7.860 9.279 3.181 1.419 | 18,05
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghi
Trang 35
Theo đối chiếu số liệu tình hình cho vay chung với tì của Ngân hàng, rõ ràng Ngân hàng hoạt động cho vay phải hạn tín dụng ngắn hạn Theo biểu đồ trên cho thấy mức đ
cho vay ngắn hạn có mức độ biến động như sau:
- Doanh số cho vay: Năm 2005 là 2.254.133 triệu đồi
2.156.000 triệu đồng Ngân hàng đã cải thiện tình hình này
triệu đồng tăng 11,95% năm 2007 so với 2006
- Doanh số thu nợ: Năm 2005 là 3.153.642 triệu ‹
23,85% vào năm 2006, và một năm sau đó tỷ lệ này
2.475.028 triệu đồng vào năm 2007
- Dư nợ: Năm 2006 so với năm 2005 giảm mạnh 64
dư nợ ngắn hạn tăng 15,99% đạt 371.123 triệu đồng
- Nợ xấu: Trong năm 2005 và 2006 ngân hàng phải đi tình hình nợ xấu gia tăng Cụ thể năm 2006 tăng 18,05 9.279 triệu đồng, năm 2007 giảm 65,72% nợ xấu chỉ còn 3
Năm 2007 ngân hàng với nhiều biện pháp khuyến mãi đã tận dụng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng nên đã n¡ vay cao nhất trong 3 năm Theo biểu đồ trên các chỉ tiêu Di
điều biến động theo hai chiều là giảm vào năm 2006 và
nhưng chỉ tiêu này giảm hơn nhiều so với 2005 Đối với ] cao hơn doanh số cho vay thì cho thấy ngân hàng đây man!
làm cho dư nợ giảm đi rất nhiều, khiến cho thu nhập từ lãi
khác doanh số thu nợ tăng có tác dụng hạ thấp tỷ lệ nợ
Trang 36
5.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN 2005-2007
5.2.1 Phân tích doanh số cho vay trong 3 năm 2005-2
5.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thành ph
Bang 06: DOANH SO CHO VAY NGAN HAN THE KINH TE QUA 3 NAM 2005 - 200
CHÍ Năm Năm Năm Phường
TIEU 2005 2006 2007 Sô tiên | (% Kx Cá thê 341039 | 533.810 616.190] 192.771 | 56 DNNN 833.106 | 262.170| 595.079 | -570.936 | -68 CTTNHH | 907.398 913.616 | 1.030.282 6218| 0 DNTN 172.590 | 446.404| 171.999 | 273.814 | 158 Tổng | 2.254.133 | 2.156.000 | 2.413.550 | -98.133] -4
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp
DANH SO CHO VAY NGAN HAN THE
Trang 37
bắt được nhu cầu sinh hoạt thị trường khi mức sống dân ‹ thì họ thường đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh như quán xá Trong năm 2007 ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay nÏ quen thuộc và nhu cầu vay vốn này vẫn tăng thêm nhưng chỉ tăng 15,43% so với 2006 đạt 616.190 triệu đồng
- Doanh số cho vay của Doanh nghiệp nhà nước đã
Nguyên nhân do Quyết định 187/2004/NĐCP về Cé phar
nước Các DNNN đã đi lên cô phần hóa, còn một số kỉ nghiệm còn non trẻ nên làm ăn kém hiệu quả dẫn đến bị g lớn các Doanh nghiệp này chuyển sang dự án đầu tư tru nên kinh tế đang có tiềm năng lâu dài, nguồn vốn cho
262.170 triệu đồng giảm 68,53% so với 2005 Sang năm :
môi trường kinh doanh thì các khoản đầu tư về trang thiết
cho hoạt động tăng nhanh nên nguồn vốn vay ngắn han mặc dù vậy nhưng chưa phục hồi lại được một lượng đã g - Công ty Trách nhiệm hữu hạn: Loại hình công ty
biến mọc lên ở khắp nơi do sau một năm gia nhập nền kin nhiều cơ hội phát triển Doanh số cho vay ngắn hạn nhỉ:
công ty quyết định, thường trên địa bàn Thành phố Cần T
thành lập với vốn nhỏ nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn kh doanh số cho vay năm 2007 là 1.030.282 triệu đồng mà ni
Trang 38
nên kinh tế dẫn đến hiệu quả kinh doanh không khả qu
nhân viên chưa đáp ứng được cho nhu cầu mở rộng kini
nhân viên giỏi không có chính sách ưu đãi tốt Tất cả ‹
ngại cho việc mở rộng thị phần kinh tế thì nguồn vốn chc
được nếu chỉ tập trung vào việc nâng cao cơ sở vật chã
cho vay số lượng ít Đề cải thiện tình hình này thì ngân h pháp thu hút cụ thể như thông qua lãi suất, điều chỉnh l
cho vay kinh doanh hấp dẫn hơn, yên tâm hơn cho khác
năng cạnh tranh của ngân hàng
5.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành n
Bang 07: DOANH SO CHO VAY NGAN HAN TH QUA 3 NAM 2005 - 2007 CHÍTIÊU | Nam 2005 Năm 2006 Năm 2007 L—S 20062 So tien Nông Nghiệp 86.885 | 235.299 | 219.693 | 148.414 Công Thương | 2.087.444 | 1.510.223 | 1.940.128 |-577.221 Tiêu Dùng 79.804 | 410.479 | 253.729 | 330.675 Tong cong _| 2.254.133 | 2.156.000 | 2.413.550 | -98.133
(Nguon: Phong Khách Hàng Doanh Nghi
- Nông nghiệp chủ yếu là cho vay nuôi trồng thủy 2007 hoạt động xuất khâu các loại thủy sản tôm, cá ba
Trang 39DOANH SO CHO VAY NGAN HAN THEO NGA 2,500,000 2,000,000 = S$ 1,500,000 - ¬ = 1,000,000 i 500,000 0 2005 2006 2007 Nam Hinh 06: DOANH SO CHO VAY NGAN HAN TE QUA 3 NĂM 2005 - 2007
- Công Thương: Nhu cầu vay vốn lĩnh vực này gi
2006 với năm 2005, năm sau tăng lên tỷ lệ gần như tươi Nhưng chỉ có 1.940.128 triệu đồng vào năm 2007 vẫn
vay năm 2005 Thời kỳ này sự biến động đó chủ yếu
hàng trên cùng địa bàn đua chen nhau thu hút các khác
pháp khuyến mãi của các ngân hàng này ngày càng t Marketing luôn đa dạng mới mẻ Mặc dù vậy doanh si không phải nhỏ và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cá
- Tiêu dùng: Trong năm 2006 tỷ lệ vay vốn tiêu
Trang 40ngân hàng và hạn chế rủi ro tín dụng Vì vậy công tác tl đủ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân ] không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn ph thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hơi 1
thốt và có hiệu quả cao Điều này còn thể hiện khả:
kiểm tra khách hàng của ngân hàng về việc thực hiện c: tín dụng là thành công hay không
Bang 08: DOANH SO THU NO NGAN HAN THEC TE QUA 3 NĂM 2005 - 200
—— Năm Năm Năm 500;
CHỈ TIÊU | 2005 2006 2007 So tién roy Cá thể 337.890 | 364.501 | 312.756 26.611 DNNN 1.576.821 | 430.880| 509.981 | -1.145.941 CT TNHH 976.128 | 1.202.373 | 1.549.569 | 226.243 DNTN 262.804 | 403.896| 102.721 | 141.092 Tổng cộng | 3.153.642 | 2.401.650 | 2.475.028 | -751.99/ (Nguôn: Phòng Khách Hàng Doanh Ng
Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn han theo thar
thay đối Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 3.153.642 triệt 23,85% vào năm sau, nhưng năm 2007 tình hình khắc ¢ lệ tăng 3,06% Tình hình đã diễn biến cụ thể như sau: