1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN mê LINH, THÀNH PHỐ hà nội

94 395 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Trong một thời gian dài, giáo viên trường trung học cơ sở cả nước nói chung, ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng được trang bị phương pháp truyền thụ tri thức cho học sinh theo kiểu quan hệ một chiều, thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập và trưởng thành.

Trang 1

Tran g

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ

1.2 Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở

1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới phương pháp

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo

2.2 Thực trạng đổi mới và quản lý đổi mới phương pháp dạy

học ở trường trường trung học cơ sở, huyện Mê - Linh 362.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lí việc đổi mới

phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở huyện

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN MÊ

3.1 Các nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện

3.2 Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở

trường trung học cơ sở, huyện Mê Linh 583.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 75

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong một thời gian dài, giáo viên trường trung học cơ sở cả nước nóichung, ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng được trang bị phươngpháp truyền thụ tri thức cho học sinh theo kiểu quan hệ một chiều, thầy truyềnđạt, trò tiếp nhận Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tínhđộc lập, sáng tạo trong quá trình học tập và trưởng thành

Đổi mới PPDH đã được thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005) Điều28.2 ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”

Dạy học là quá trình tương tác giữa người dạy và người học, trong đó,hoạt động học là trung tâm Người học tích cực thực hiện các hoạt động họctập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạyhọc, người giáo viên cần phải tạo cho học sinh tính ham hiểu biết, hướng dẫncác em biết suy nghĩ và hành động tích cực Vì thế, đổi mới PPDH để họcsinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết vàkhông thể thiếu được trong dạy học ở trường phổ thông cơ sở hiện nay Vìthế, Nghị quyết số 29-NQ/TW (4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.

Trang 3

Nhiều năm qua, quản lý giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện

Mê Linh, thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng quản lý PPDH, đưa côngtác quản lý giáo dục từng bước đi vào ổn định, đáp ứng yêu cầu nâng cao chấtlương dạy học của Bộ Giáo dục - Đào tạo

Tuy nhiên, công tác quản lý đổi mới PPDH ở một số trường còn hạnchế, hiệu quả chưa cao Việc quản lý đổi mới PPDH của các chủ thể giáo dục

ở các trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nộivẫn còn nhiều bất cập, biểu hiện rõ ở ngay trong từng khâu cụ thểcủa chức năng quản lý, như công tác kế hoạch, tổ chức, kiểm tra việc đổi mớiPPDH Phần lớn các thầy cô giáo vẫn dạy theo phương pháp cũ: thầy đọc tròghi, thầy trình chiếu trò chép, thỉnh thoảng có vấn đáp, còn các phương pháptích cực, sáng tạo mà mục tiêu đổi mới đề ra vẫn chưa trở thành hiện thực.Trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và

xu thế chung của cả nước trên đường hội nhập trong giai đoạn mới, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội nói chung, huyện Mê Linh nói riêngcần phải có những cải tiến trong việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục,góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương và của cả nước Xuất phát từ thực tiễn công tácquản lý giáo dục nói chung, quản lý trường phổ thông trung học nói riêng,

chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý đổi mới phương pháp dạy học

ở trường trung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề PPDH và quản lý đổi mới PPDH để phát huy tính tích cực, độclập của học sinh đã được nhiều nhà giáo dục học trên thế giới và trong nước

nghiên cứu từ lâu

Ở nước ngoài: Thời kỳ Cổ đại, tư tưởng về quản lý PPDH đã được thể

hiện trong những quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục

Trang 4

Khổng Tử (551- 479 TCN) - Người sáng lập ra Nho giáo, nhà giáo dục và tưtưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại đã rất chú trọng đến vấn đề phương phápdạy học Để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, Khổng Tử đã đềxuất một hệ thống phương pháp dạy học chặt chẽ, độc đáo, sâu sắc, phát huyđược tính năng động, tích cực và sáng tạo của người học Trong đó phải kể

đến các phương pháp: Phương pháp đối thoại gợi mở, giảng dạy bằng cách

trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tínhnăng động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học

Socrates (469 - 399 TCN) - Nhà triết học, giáo dục học Cổ Hy Lạp.Phương pháp dạy của ông thường được chia làm hai phần dựa trên sự đốithoại Phần thứ nhất là phần hỏi và trả lời cho đến khi người đối thoại nhậnthức là mình sai Phần thứ hai là phần lập luận, ông giúp cho người đối thoạihiểu và tự tìm lấy câu trả lời Đóng góp quan trọng nhất của ông cho dạy học

là đề ra và thực hiện phương pháp truy vấn biện chứng, được biết đến dướitên gọi "phương pháp Socrates”

Thời kỳ trung đại, có các nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy họccủa J.A.Cômenxki (1592 - 1670) Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, ông

đã đưa ra các biện pháp dạy học buộc học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để nắmđược bản chất của sự vật hiện tượng Dạy học phải được tiến hành theo đúng bảnchất của quá trình học, tuân theo tính quy luật của nó, theo đúng tâm lý lứa tuổi

và phát triển nhân cách học sinh J.J.Rousseau (1717 - 1778) chủ trương giáo

dục trẻ em một cách tự nhiên và người học sẽ tự khám phá tích luỹ kiến thứcthông qua chính hoạt động của mình

Trên thế giới, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ngày nay đãbắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, khởi nguồn từ các thành tựu vềtâm lý học, trong đó có sự ra đời của các lý thuyết tâm lý học mới như: lýthuyết kiến tạo – Jean Piaget và mô hình học tập hành động khám phá củaJ.Bruner, lý thuyết hoạt động tâm lý và mô hình dạy học hoạt động của

Trang 5

V.V.Davưdov Những năm cuối thế kỷ XX, nhiều nước phát triển đã công

bố chiến lược cải cách giáo dục ( Hàn Quốc: 1988; Pháp: 1989; Anh và Mỹ từnăm 1992) Đường lối phát triển giáo dục nói chung và cải cách giáo dục nóiriêng của các nước này tập trung vào đổi mới mục tiêu giáo dục và hiện đạihóa nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới PPDH và công nghệdạy học được coi là then chốt Các nghiên cứu về quản lý đổi mới PPDH cũngđược các nhà khoa học có tên tuổi của Liên Xô trước đây như: Đannhilốp,Êxipôp, Lecne, Babansky thực hiện Các nhà tâm lý học nổi tiếng cũng đã

có những công trình nghiên cứu sâu sắc liên quan đến PPDH như: Piagiê,Lêônchiep là các nhà khoa học đặt cơ sở lý luận có tính nền tảng cho đổimới PPDH Dựa trên các kết quả nghiên cứu, các nhà Giáo dục học trên thếgiới cũng đã biên soạn nhiều tài liệu về phương pháp dạy học và đổi mớiphương pháp dạy học như: “Giảng dạy ngày nay”- G.Petty, NXB StanteyThomes, 1998 (Dự án Việt – Bỉ dịch); “Dạy học nêu vấn đề” – Tác giảI.Lecne, NXB Giáo dục Hà Nội, 1977; “Những cơ sở của việc dạy học nêuvấn đề” – Tác giả V.Ôkôn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1968

Ở trong nước, việc đổi mới PPDH bắt đầu thực hiện từ sau 1986, đặc

biệt từ sau Nghị quyết Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóaVII (1991) Trong thời gian đó đã có nhiều công trình nghiên cứu, dự án triểnkhai ở tất cả các bậc học về quản lý đổi mới PPDH Các kết quả nghiên cứu

đó được in trong các giáo trình giáo dục học hoặc trên tạp chí nghiên cứu giáodục như Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Ngọc Quang, Thái DuyTuyên, Đặng Thành Hưng,… Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra nhiềuvăn bản về việc đổi mới PPDH, tổ chức nhiều đợt tập huấn về đổi mới PPDHcho GV trong cả nước được tiến hành ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Song cho đến nay, trong thực tế, việc sử dụng PPDH của GV vẫn chưa có sựbiến đổi nhiều, ít hiệu quả, chưa góp phần nâng cao chất lượng dạy học Một

số kiến nghị cần đề ra là làm rõ khái niệm đổi mới PPDH, chỉ ra cách thứchành động cho GV để đạt được mục tiêu giáo dục

Trang 6

Riêng bậc THCS đã đưa đổi mới phương pháp dạy học cùng vớichương trình mới và thay sách giáo khoa từ năm 2002-2003; bắt đầu đượctriển khai ở lớp 6 và những năm sau cũng có rất nhiều sách hướng dẫn giảngdạy theo phương pháp mới như “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạyhọc trường trung học cơ sở” Môn Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân của tácgiả Phạm Thị Sen - Phạm Thu Phương - Nguyễn Hữu Chí-Lưu Thu Thủy -Nguyễn Thị Thanh Mai, NXB Hà Nội, 2004 và tương tự những môn còn lại;

“Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học” môn Toán ở THCS củaTôn Thân - Phan Thị Luyến - Đặng Thị Thu Thủy, NXB Giáo dục (2008) vàtương tự các môn còn lại; “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCSmôn Ngữ văn” của Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho, xuấtbản năm 2007 của Bộ Giáo dục – Đào Tạo và các môn khác tương tự Nhữngcông trình nghiên cứu trên đã đi sâu về các nhóm phương pháp dạy học tíchcực ở trường THCS và thể hiện nhiều phương pháp phát triển tư duy, chủđộng và sáng tạo của học sinh trong học tập thông qua tổ chức các hoạt độnghọc tập cho học sinh Trong tài liệu về Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênTHCS chu kỳ III (2004-2007) của các môn, cũng đưa ra một số phương phápdạy học tích cực, đặc biệt đề cặp đến dạy học theo cặp, nhóm và hỗ trợ, địnhhướng cho giáo viên dạy học theo phương pháp mới Và gần đây nhất cónhiều bài viết nêu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học trong nhàtrường phổ thông, đây cũng là vấn đề nhà quản lý giáo dục cũng phải suy nghĩcho chất lượng dạy và học hiện nay

Đã có một số đề tài tiến hành nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạyhọc ở trường THCS và đã đưa ra được các kiến nghị trong các hội thảo khoahọc về cải tiến, đổi mới PPDH của các tác giả: Hồ Ngọc Đại, Đỗ Đình Hoan,Đặng Thành Hưng, Nguyễn Kỳ, Trần Kiều, Phan Trọng Luận, Vũ Văn Tảo,

Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Trọng Rỹ, Đáng lưu ý là tác phẩm:“Phương pháp

Trang 7

dạy học truyền thống và đổi mới” của Thái Duy Tuyên [33] trong đó đã

nghiên cứu tương đối toàn diện về đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.Bên cạnh đó các nhà khoa học nước ta đã tiếp cận quản lý giáo dục và quản lýtrường học để đề cập đến việc phát triển công tác QL trường học; các tác phẩm

tiêu biểu như: Phương pháp luận khoa học giáo dục của Phạm Minh Hạc; Khoa học Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Trần Kiểm

Nghiên cứu về đổi mới PPDH còn có một số công trình ở trình độthạc sĩ như: “Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mớiphương pháp dạy học ở các trường THPT tại Quận Bình Thạnh, Thành phố

Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thành Hiếu, năm 2006; “Những biện pháp cảitiến quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học quận TânPhú, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển hiện nay” của tácgiả Trần Thị Nga, năm 2006; “Những biện pháp quản lý đổi mới hoạt độngdạy học của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Đoan Hùng, tỉnh PhúThọ” của tác giả Ngô Hoàng Gia, năm 2007; Nguyễn Thị Hảo với đề tài:

“Những biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc ở các trường THPT huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái (2005) đã nêu lênnhững biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THPT, đặc biệt là các biệnpháp quản lý hoạt động dạy học…Trong luận văn thạc sĩ chuyên ngànhQLGD của tác giả Trần Xuân Thuấn (2009) đã nêu biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học môn lịch sử tại trường THPT Mĩ Đức B - Hà Nội Các côngtrình nghiên cứu khoa học trên đều tập trung vào một số nội dung quản lýđổi mới PPDH và có ý nghĩa lí luận cũng như thực tiễn ở loại hình nhàtrường THPT, THCS và đặc thù của từng địa phương Đó là những tài liệuchủ yếu về lý luận và thực tiễn giúp tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài này

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vàphù hợp với điều kiện thực tế của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội về quản

Trang 8

lý đổi mới phương pháp dạy học trường trung học cơ sở Do đó, tác giả lựa

chọn đề tài: “ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cơ

sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu nhằm góp phần thực

hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý đổi mới phương phápdạy học, đề xuất những biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ởcác trường trung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý đổi mới phươngpháp dạy học ở trường trung học cơ sở

- Đánh giá thực trạng đổi mới PPDH, quản lý đổi mới phương pháp dạyhọc của trường trung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

- Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trườngtrung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triểngiáo dục của thành phố Hà Nội

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung

học cơ sở

* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở

trường trung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu

+ Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý đổi mới

phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

+ Giới hạn về khách thể điều tra: Khảo sát hoạt động quản lý đổi mới

phương pháp dạy học của các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh

Trang 9

+ Giới hạn về địa bàn khảo sát: Khảo sát 6 trường trung học cơ sở

công lập trên địa bàn huyện Mê Linh

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động quản lý đổi mới PPDH ở các trường THCS huyện MêLinh, thành phố Hà Nội thời gian vừa qua đã bước đầu đạt được nhữngthành quả nhất định, nhưng cũng còn tồn tại, hạn chế ở các khâu thực hiệncủa quy trình quản lý Nếu nắm vững chủ trương đổi mới phương pháp dạyhọc, phân tích được thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đổi mớiphương pháp dạy học thì sẽ đề xuất được những biện pháp phù hợp giúpcông tác quản lý đổi mới PPDH ở các trường THCS huyện Mê Linh, thành

phố Hà Nội hiệu quả hơn

6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD-ĐT;nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về giáo dục và đào tạo và quản lýGD-ĐT Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các quan điểmtiếp cận: Hệ thống - Cấu trúc; Lịch sử - Lôgíc và quan điểm thực tiễn trongnghiên cứu khoa học

* Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Thực hiện việc thu thập, nghiên cứu tài liệu; phân tích, tổng hợp, hệ thốnghoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những tài liệu

có liên quan đến phát triển ĐNGV; nghiên cứu Nghị quyết của Đảng ủy, BanGiám hiệu nhà trường về quản lý phát triển ĐNGV

Phương pháp nghiên cứu từ các sản phẩm, công cụ quản lý: Chươngtrình, quy trình phát triển, bồi dưỡng, tuyển chọn ĐNGV

Trang 10

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lýcủa đội ngũ CBQL giáo dục trong công tác quản lý phát triển ĐNGV của Nhàtrường; hoạt động dạy học, giáo dục, hoạt động học tập nâng cao trình độ, rènluyện của ĐNGV dạy nghề để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu

Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng phiếu đối với GV, cán

bộ lãnh đạo quản lý và SV của Nhà trường

Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với các cán bộ GVcác khoa, CBQL và SV về thực trạng ĐNGV, thực trạng về quản lý phát triểnĐNGV của Nhà trường

Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học, kếtquả phát triển ĐNGV của các khoa GV nhằm đúc rút thành những kinh nghiệm vềquản lý phát triển ĐNGV của Nhà trường

Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học giáo dục vềmột số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc nghiên cứu của đề tài

Cùng với các phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương phápthống kê toán học để phân tích, xử lý các kết quả nghiên cứu

7 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thựctiễn quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở huyện

Mê Linh, thành phố Hà Nội; cung cấp những luận cứ khoa học, giúp cho Nhàtrường, các chủ thể quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học

cơ sở huyện Mê Linh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Sau khi hoàn thành, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các

nhà trường trung học cơ sở ở huyện Mê Linh và thành phố Hà Nội

8 Cấu trúc luận văn: gồm Phần mở đầu, 3 chương (9 tiết), kết luận và

kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới, theo Từ điển Tiếng Việt, năm 2008: “Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [29] Như vậy, đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp

thu những cái mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đểđáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay Từ đó có thể nêu khái

niệm: “Đổi mới PPDH là thay đổi, kế thừa các PPDH truyền thống và tiếp thu những PPDH mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.”

Đổi mới PPDH theo định hướng của đổi mới mục tiêu giáo dục hiệnnay, về bản chất là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo quan điểm pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; chuyển từ học tậpthụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, tùng bước chuyển dầnPPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quátrình dạy học thành quá trình tự học Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mớiPPDH nói riêng là quy luật phát triển tất yếu của thời đại và mỗi quốc gia trênbước đường phát triển xã hội, giáo dục và chính bản thân người làm công tácgiáo dục, của GV và HS trong điều kiện mới Đổi mới không phải là thay đổitoàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực củaPPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạyhọc( PTDH) hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy của thầy, thay đổi phươngpháp học tập của học sinh, đổi mới PPDH theo hướng khắc phục các phươngpháp đã lạc hậu, truyền thụ một chiều, tăng cường sử dụng các phương tiệnTBDH tạo điều kiện cho người học hoạt động tích cực, độc lập và sáng tạo

Trang 12

Đổi mới PPDH là tăng cường vận dụng những thành tựu mới của khoa học, kĩthuật, công nghệ thông tin có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy họcnhằm nâng cao chất lượng dạy học Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉđạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ, khả thi Đổi mới PPDH phảithực sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học Đổi mới PPDH đòi hỏi phảikiên quyết loại bỏ các PPDH lạc hậu, truyền thụ một chiều, HS thụ độngtrong học tập và mất dần khả năng sáng tạo vốn có của người học, khắc phụcnhững chướng ngại vật về tâm lí, những thói quen cổ hủ ở cả người dạy vàngười học Phải quyết tâm, mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới củakhoa học kĩ thuật, ứng dụng sáng tạo khoa học kĩ thuật vào quá trình dạy họcnhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Đổi mới PPDH phải được tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoahọc, đồng bộ, có tính khả thi; không được cầu toàn, thụ động, phải mạnh dạnvừa làm, vừa rút kinh nghiệm Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nângcao chất lượng dạy học Định hướng đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận hệthống quá trình dạy học đặt sự đổi mới PPDH trong mối quan hệ biện chứngvới sự đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương

tiện, kiểm tra đánh giá Để đổi mới PPDH thành công, cần phải đổi mới một

cách toàn diện, đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạyhọc Sự đổi mới cần bắt đầu ở việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kếhoạch bài học ở trên lớp đến vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH, đa dạnghoá các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cuối cùng là đánh

giá kết quả dạy học [2]

1.1.2 Khái niệm quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Quản lý đổi mới PPDH là những tác động của chủ thể quản lý đến toàn bộ con người, tổ chức và các điều kiện vật chất của nhà trường nhằm làm cho việc đổi mới PPDH đạt được mục tiêu đã đề ra

Trang 13

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo quản lí đổi mới PPDH là Hiệu trưởng, Phó hiệutrưởng nhà trường Chủ thể thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo đó là Tổ chuyên môn,

tổ chủ nhiệm, công đoàn, Đoàn thanh niên, đội ngũ GV, Tập thể học sinh, Hộiphụ huynh, Ban quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ việc đổi mớiPPDH QL việc đổi mới PPDH phải thực hiện theo 4 chức năng của quản lí là kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh

Quản lý đổi mới PPDH của ở trường THCS là quá trình tác động có

mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lí đến cách thức làm việc của thầy và

trò nhằm đạt được mục đích dạy học Quản lý đổi mới PPDH luôn được đặttrong mối quan hệ mật thiết với các thành tố khác của quá trình dạy học: Mụctiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả, và tiếnhành đồng bộ với việc quản lý các thành tố đó, đặc biệt là sự tác động vàomối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình dạy - học

Quản lý đổi mới PPDH là nội dung cốt lõi trong hệ thống quản lý củanhà trường Nói đến quản lý đổi mới PPDH là nói đến việc thực hiện đồng bộcác hoạt động quản lý đội ngũ sư phạm; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bịphương tiện dạy học; quản lý điều kiện và môi trường làm việc, cơ chế hoạtđộng, tổ chức và điều hành, kiểm tra và đánh giá, phối hợp các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường

1.1.3 Quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở

QL đổi mới PPDH ở trường trung học cơ sở là tổng thể những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó) đến toàn bộ con người, tổ chức và các điều kiện vật chất của nhà trường nhằm làm cho việc đổi mới PPDH đạt được mục tiêu đã đề ra

Chủ thể quản lí việc đổi mới PPDH là HT, PHT Đối tượng chịu sựquản lí là tổ chuyên môn, công đoàn, Đoàn thanh niên, toàn thể GV, Ban quản

lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ việc đổi mới PPDH Quản lý việc

Trang 14

đổi mới PPDH phải thực hiện theo 4 chức năng của quản lí là kế hoạch hóa,

tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh

1.2 Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở

1.2.1 Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học ở trong nhà trường là một kế

hoạch bộ phận nhằm chi tiết hóa kế hoạch năm học, chỉ ra các công việc phảithực hiện trong từng thời điểm nhằm đạt đến mục tiêu dạy học của nhà trườngtrong năm học Xây dựng kế hoạch càng chi tiết, sát hợp thì việc tổ chức thựchiện càng dễ dàng

Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học gồm: Xây dựng kế

hoạch năm học của nhà trường có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH; Xâydựng chương trình các chuyên đề đổi mới PPDH và phân công người chịu

trách nhiệm chính (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng); Kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường được cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

theo từng thời gian Thiết lập lộ trình thực hiện đổi mới PPDH cho từng giaiđoạn trong một năm, các năm học tiếp theo Hiệu trưởng chuyển giao kếhoạch đổi mới PPDH đến GV trong toàn trường bằng nhiều con đường, hìnhthức như đưa vào trong nội dung họp giao ban với lực lượng cán bộ cốt cán củanhà trường, qua các cuộc họp với tổ chuyên môn trong các buổi họp Hội đồng

GV Trong kế hoạch cần có các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể Kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường, tổ chuyên môn được cụ thể hóa bằng một thời gian biểu.

Trong quản lý xây dựng kế hoạch, CBQL cần xây dựng bộ máy giám sát quátrình thực hiện kế hoạch Các thông tin phản hồi cần được phân tích, đánh giámột cách cẩn thận Trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp

để điều chỉnh kế hoạch hoặc tăng cường chỉ đạo thực hiện, giúp cho giáo viên

thực hiện tốt kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường

Trang 15

1.2.2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Lập danh mục công việc cần làm để đạt mục tiêu đổi mới PPDH Ví dụ như:+ Thảo luận thống nhất mục tiêu đổi mới PPDH trong toàn trường.+ Lựa chọn hướng đổi mới chính của PPDH tại nhà trường

+ Bồi dưỡng PPDH tích cực cho GV toàn trường

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới PPDH Phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận trong trường tham giađổi mới PPDH Cụ thể:

+ Phó hiệu trưởng (PHT) cùng với tổ trưởng chuyên môn bàn bạcthống nhất xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH chung của nhà trường

+ Tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch đổi mới PPDH của nhàtrường trong Tổ mình sao cho phù hợp với tính chất môn học và tình hình của

tổ bộ môn

+ GV chịu trách nhiệm chính trong việc đổi mới PPDH từ khi lập kếhoạch bài dạy đến việc triển khai PPDH ở trên lớp và kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của HS

+ Phòng quản lý thiết bị, thư viện tạo điều kiện về vật chất phục vụ tốtcho việc đổi mới PPDH của GV

+ Công đoàn trường, Đoàn thanh niên có trách nhiệm phối hợp với Bangiám hiệu, tổ trưởng chuyên môn động viên, đôn đốc và kiểm tra, điều chỉnhviệc đổi mới PPDH ở GV

Chuẩn bị kế hoạch bài dạy đổi mới phương pháp dạy học:

Kế hoạch bài dạy: là kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động

tích cực chủ động sáng tạo nhằm đạt được các mục tiêu dạy học một bài cụthể của môn học với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học, sách giáokhoa…,chuẩn bị tốt kế hoạch bài dạy giúp cho giáo viên chủ động, linh hoạttrong tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động

Trang 16

Quản lý chuẩn bị kế hoạch bài dạy đổi mới PPDH nhằm đánh giá thực

trạng công tác chuẩn bị bài dạy đổi mới phương pháp dạy học; giúp cho giáo

viên xác định rõ mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt

được sau khi học về: kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ đủ để làm căn cứđánh giá kết quả bài học Chú ý tới việc xây dựng cho học sinh phương pháphọc tập mà đặc biệt là phương pháp tự học,tự nghiên cứu; giúp giáo viên thayđổi cách soạn kế hoạch bài dạy, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầysang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường các công tác độc lập hoặc làm việctheo nhóm nhỏ sao cho “học sinh suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tácvới nhau nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình nhiều hơn”

Trong quá trình quản lý hiệu trưởng cần phải định hướng việc sử dụng

sách giáo viên như một tài liệu tham khảo và cung cấp những trang thiết bị

cần thiết để giáo viên có đầy đủ cơ sở, phương tiện cho việc chuẩn bị kế

hoạch bài dạy; đề ra các yêu cầu đối với tổ chuyên môn trong việc thống nhất

về mục tiêu bài dạy, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học Giáo viên căn cứ theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng cần truyền đạt cho học sinh đã được quy định và trình độ thực tế của học sinh

để chuẩn bị kế hoạch bài dạy; hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa, sách

giáo viên, sách giáo viên và các trang thiết bị hiện có; thường xuyên kiểm tra việc lập kế hoạch bài dạy của giáo viên để nắm thông tin về việc thực hiện

chương trình và mức độ phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông

qua thiết kế các hoạt động học tập trong kế hoạch bài dạy; thông qua việc dự

giờ lên lớp để đánh giá việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của giáo viên

Quản lý thực hiện kế hoạch bài dạy đổi mới phương pháp dạy học: Giờ dạy trên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học Việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy và chuẩn bị những thiết bị dạy học là rất cần thiết cho giờ lên lớp, nhưng điều này chỉ mang lại hiệu quả cao khi được giáo viên

Trang 17

thực hiện thành công tiết dạy ở trên lớp Trong giờ lên lớp, ngoài việc thực

hiện những ý đồ đã chuẩn bị trong kế hoạch bài dạy, giáo viên còn phải biếtlinh hoạt để giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giảng

dạy sao cho hoàn tất các công việc đã chuẩn bị; quản lý thực hiện kế hoạch bài dạy nhằm: đánh giá mức độ, hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch bài dạy

trên lớp của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học để có những

giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp; để quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch bài dạy hiệu trưởng cần: tác động vào nhận thức, làm cho

giáo viên hiểu rõ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học là dạy học hướngvào người học, nhằm giúp cho học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình họctập; xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Giáodục và Đào tạo hướng dẫn, đồng thời biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo chophù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và yêu cầu đổi mới phương phápdạy học; phổ biến nội dung cơ bản của tiêu chuẩn giờ lên lớp để từng giáoviên nắm được là: đảm bảo cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bảnnhất của bài học; rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của từng loại bài,vận dụng được vào những trường hợp tương tự, rèn luyện khả năng tư duytích cực, sáng tạo; thông qua bài dạy để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức,phát triển các năng lực trí tuệ cần thiết; có kế hoạch dự giờ và kiểm tra thựchiện giờ dạy giáo viên Cần tổ chức phân tích rút kinh nghiệm giờ dạy mộtcách nghiêm túc, trong đó chú ý đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc của giáo viên trong giờ lên lớp Kiểm tra việc sử dụng phương tiện dạyhọc thông qua sổ theo dõi, dự giờ giáo viên; xử lý nghiêm các trường hợp

giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về chuyên môn của ngành,

của nhà trường trong việc thực hiện đổi mới PPDH Có biện pháp động viên,biểu dương, nêu điển hình, khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt các tiết dạyđổi mới PPDH; thông qua các phiếu thăm dò mức độ hài lòng của cha mẹ học

Trang 18

sinh, học sinh về các giờ dạy của giáo viên để đánh giá mức độ thực hiện việcđổi mới PPDH của giáo viên.

Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH: Hiệu trưởng ra quyết định chỉ đạo

từng bộ phận, cá nhân thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH như:

+ Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của tổmình làm cơ sở cho từng GV đổi mới PPDH, trong đó chú trọng đến hướngđổi mới, lộ trình đổi mới PPDH của tổ, những kiến nghị với nhà trường đểviệc đổi mới PPDH thành công ở tổ chuyên môn Sau đó, tổ trưởng chuyênmôn triển khai kế hoạch đổi mới đến từng GV trong tổ chuyên môn, thảo luận

đi đến thống nhất hướng đổi mới, kế hoạch đổi mới PPDH ở bộ môn

+ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên thời khóa biểu, phân phốiphòng học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH của GV và tổ chuyên môn

+ Ban cơ sở vật chất, thiết bị dạy học lên kế hoạch bổ sung, sửa chữa,khai thác các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới PPDH,tránh lãng phí, kém hiệu quả khi sử dụng

+ Công đoàn, Đoàn thanh niên hưởng ứng kế hoạch đổi mới PPDH củanhà trường lên kế hoạch cho hoạt động phong trào đổi mới PPDH trong cáccông đoàn viên, trong các đoàn viên

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng PPDH tích cực nhằm trang bị cho

GV những PPDH để GV có nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp Chú ý nội dung,hình thức bồi dưỡng, thời gian để thu hút nhiều GV và CBQL tham dự

Trong chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, HT chú trọng chỉ đạo tổchuyên môn thực hiện đổi mới PPDH như :

+ Đưa việc đổi mới PPDH thành một nội dung chính của các buổi sinhhoạt chuyên môn nhằm giải quyết, tháo gỡ những vấn đề nảy sinh như chưathống nhất được mục tiêu, hướng đổi mới PPDH, đăng kí tiết thao giảng, dựgiờ để GV học hỏi PPDH lẫn nhau

Trang 19

+ Tổ chuyên môn quản lí đổi mới PPDH của GV ngay từ kế hoạch bàidạy Kiểm tra mức độ phù hợp giữa PPDH và mục tiêu bài dạy, PPDH đượclựa chọn và thiết kế nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

+ Tổ chuyên môn quản lí việc đổi mới PPDH ở trên lớp của GV thôngqua hình thức dự giờ định kì, đột xuất và các giờ thao giảng Chú ý khi dạy giáo viên

đã sử dụng các PPDH được lựa chọn và thiết kế trong tình huống lớp học cụ thể nhưthế nào? Có kết hợp khéo léo, linh hoạt các PPDH hay không? các PPDH phát huytính tích cực, độc lập, sáng tạo nhận thức của HS đến mức nào?

Trong bài dạy ở trên lớp giáo viên kích thích hứng thú học tập, khơidậy tính tò mò ham hiểu biết, đòi hỏi và tạo điều kiện để HS phát huy tínhtích cực học tập trong học tập từ đầu đến cuối bài dạy hay không? Chẳng hạnnhư các câu hỏi được đề xuất ra sao, các bài luyện tập được xây dựng như thếnào? Mức độ hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức khi củng cố bài họcđược thực hiện như thế nào?

1.2.3 Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học

* Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học đổi mới phương pháp dạy học: Trang thiết bị dạy học chính là phương tiện lao động sư phạm của giáo

viên và học sinh Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động nhận thức, bắtđầu từ cảm giác, tri giác rồi dẫn đến tư duy; ở mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức,các hình ảnh trực quan – cảm tính luôn là một trong các yếu tố hợp thành phải có của

tư duy, nhưng các hiện tượng, đối tượng không phải lúc nào

cũng có thể đưa vào lớp học để học sinh quan sát trực tiếp Khi đó các trang thiết bịdạy học sẽ giúp tái tạo các hiện tượng hoặc đối tượng một cách trực tiếp thông quacác thí nghiệm hoặc gián tiếp qua các sơ đồ, hình vẽ, mô hình, phim ảnh… Nhờ vậyhọc sinh có thể lĩnh hội được những khái niệm, định luật…; hình thành được các kỹnăng, kỹ xảo theo chương trình của từng môn học; lĩnh hội được các phương phápkhoa học để có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống;

Trang 20

Vai trò của trang thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học: Việc sử dụng TBDH giúp nâng cao hứng thú học tập của học sinh, góp

phần nâng cao hiệu quả học tập; Việc sử dụng TBDH giúp học sinh hiểu sâu

về kiến thức để từ đó có thể suy nghĩ, vận dụng tạo ra cái mới; TBDH giúpthực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, có thể dựa vào nó đểđặt ra những tình huống có vấn đề, nhằm bắt buộc học sinh suy nghĩ tích cực

để tìm cách giải quyết, nhờ đó phát huy năng lực tư duy của học sinh; Việc sửdụng TBDH cũng giúp cho việc giáo dục tư tưởng – đạo đức, thái độ laođộng, nhân cách người lao động mới cho học sinh Việc sử dụng có hiệu quảtrang thiết bị dạy học phụ thuộc trước hết vào người sử dụng Người sử dụngphải nắm vững các thao tác với các trang thiết bị dạy học theo đúng quy trình

kỹ thuật, biết khai thác các thông tin có trong các thiết bị dạy học để phục vụcho các mục tiêu dạy học cụ thể Ngoài ra, phương pháp sử dụng thiết bị dạyhọc phải được tính toán trong mối tương quan với các phương pháp dạy họcđược sử dụng, phương pháp dạy học đang thay đổi theo hướng chuyển trọngtâm của quá trình dạy học từ người dạy sang người học

Quản lý sử dụng trang thiết bị dạy học nhằm mục đích: Tổ chức xây

dựng hệ thống TBDH đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học – giáo dục;

Tổ chức sử dụng TBDH vào quá trình dạy học – giáo dục có hiệu quả; Tổchức bảo quản hệ thống cơ sở TBDH để sử dụng lâu dài

Quy trình chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học:

Bước 1: Đánh giá thực trạng tình hình trang TBDH và tình hình sửdụng Phân tích đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường

Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt trong việc tổ chức sử dụng TBDHtheo từng giai đoạn, khả thi, phù hợp với đặc điểm nhà trường

Bước 3: Xây dựng các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.Tùy theo thực tế nhà trường, Hiệu trưởng có thể đề ra các nhóm biện pháp:

Trang 21

- Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH.

- Nhóm biện pháp chuyên môn: bồi dưỡng tập huấn giáo viên về sửdụng TBDH, tổ chức thao giảng sử dụng TBDH…

- Nhóm biện pháp hành chính: Ban hành quy chế sử dụng TBDH

- Nhóm biện pháp động viên khuyến khích: thi đua, khen thưởng

- Nhóm biện pháp tổ chức: phân công trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận…

- Nhóm biện pháp huy động nguồn lực xã hội

- Nhóm biện pháp kiểm tra, đáng giá việc sử dụng TBDH

* Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học: Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học là một

xu thế tất yếu, công nghệ thông tin được coi là nhân tố quan trọng góp phầnđổi mới phướng pháp dạy học Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổimới phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu là sử dụng các phần mềm dạy học

để thiết kế các bài giảng điện tử, thực hiện các mô phỏng thí nghiệm, chiếuphim minh họa, hướng dẫn ôn tập, thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả sau tiếthọc v.v Vì vậy, quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phươngpháp dạy học cũng chủ yếu tập trung vào các ứng dụng nêu trên Quản lý ứngdụng công nghệ thông tin vào đổi mới PPDH phải đảm bảo:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầmquan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương phápdạy học, thấy được sự cần thiết và ích lợi của việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tham gia vào việc ứng dụngcông nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học

- Khai thác được các điều kiện và tìm kiếm giải pháp cụ thể để tăngcường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, đổi mới phươngpháp dạy học trong nhà trường phổ thông Trong quá trình quản lý hiệutrưởng cần phải: Tích cực tuyên truyền trong đội ngũ giáo viên về những ích

Trang 22

lợi, sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phươngpháp dạy học Khuyến khích sử dụng hợp lý các phần mềm dạy học vào việcthiết kế bài giảng điện tử, thực hiện các bài giảng trên lớp Khuyến khích việckhai thác thông tin trên Internet vào việc dạy học Xây dựng những quy định

cụ thể về việc thực hiện soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổimới phương pháp dạy học Tổ chức thi đua, khen thưởng điển hình tiên tiến

1.2.4 Quản lý kiểm tra đánh giá giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới phương pháp dạy học.

Đánh giá thực trạng TBDH và năng lực đội ngũ Xây dựng các biệnpháp chỉ đạo Xác định mục tiêu cần đạt đươc

Kiểm tra đánh giá giờ dạy: là một nội dung quan trọng trong quản lý

hoạt động chuyên môn của trường THCS nhằm kịp thời điều chỉnh, thúc đẩyhoạt động chuyên môn trong nhà trường trong đó có việc đổi mới phươngpháp dạy học đi theo đúng định hướng Thông qua việc dự các tiết dạy, nhàquản lý có thể đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu bài dạy, sự chuẩn bị kếhoạch bài dạy, năng lực sư phạm của giáo viên, mức độ thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học, tình hình học tập và khả năng tiếp thu của học sinh để

có thể đề ra những giải pháp quản lý thích hợp Trong quá trình quản lý Hiệutrưởng cần phải:

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp theo hướng đổi mới phươngpháp dạy học căn cứ vào: yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cầnđạt đối với từng môn học; tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ Giáo dục và Đàotạo, Sở Giáo dục và Đào tạo quy định, các yêu cầu đối với từng loại bài học,yêu cầu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, yêu cầu sử dụng cácthiết bị dạy học…

- Tổ chức dự giờ và phân tích rút kinh nghiệm thấu đáo, sâu sát các tiếtdạy đổi mới phương pháp dạy học theo các cấp độ ở tổ chuyên môn, thaogiảng cấp trường, đăng ký giờ dạy tốt, thi giáo viên giỏi v.v

Trang 23

- Có các hình thức khen thưởng, nêu gương điển hình, động viên thíchđáng những cá nhân thực hiện tốt giờ dạy đổi mới phương pháp dạy học, đồngthời cũng có biện pháp xử lý những trường hợp thực hiện chưa tốt yêu cầu đổimới phương pháp dạy học.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Những nghiên cứu về

lý luận dạy học cho thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học phải quan tâmđến hoạt động học tập của học sinh, phải thông qua việc kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của học sinh, đây cũng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả thựchiện chương trình dạy học Việc kiểm tra đánh giá kết quả bài học cần phảiđược chú ý từ khi xác định mục tiêu, thiết kế bài học nhằm giúp cho giáo viên

và học sinh nắm những thông tin liên hệ ngược để điều chỉnh hoạt động dạy

và học Đảm bảo thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theođịnh hướng: kế thừa những ưu điểm của cách đánh giá truyền thống kết hợpvới đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan phù hợp; kết hợp đánh giá thườngxuyên và định kỳ và đặc biệt việc đánh giá phải theo chuẩn kiến thức kỹ năng

đã được quy định Đánh giá phải thật sự là động lực thúc đẩy quá trình họctập và rèn luyện của học sinh Trong quản lý kiểm tra đánh giá kết quả họctập của học sinh cần phải:

Xây dựng kế hoạch đánh giá của nhà trường gồm các bước: chuẩn bị

(nghiên cứu định hướng, yêu cầu đánh giá, phân tích thực trạng, tình hình nhàtrường), … Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản đánh giá xếp loại họcsinh và thực hiện quá trình đổi mới đánh giá kết quả giáo dục

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá: Yêu cầu tổ bộ môn tập trung thảo

luận về chuẩn kiến thức kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá đối với các hình thứckiểm tra; về hình thức câu hỏi, kỹ thuật biên soạn, kỹ thuật thiết kế ma trận đềkiểm tra; về cách chấm, cho điểm, chữa bài kiểm tra; chỉ đạo đánh giá toàndiện cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh; tăng cường hình thức,

Trang 24

cách thức và phương pháp đánh giá kết hợp chặt chẽ giữa định lượng và địnhtính; đảm bảo tính chính xác, khách quan công bằng trong đánh giá; chỉ đạophối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáoviên và tự đánh giá của học sinh.

1.2.5 Quản lí hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việctriển khai công tác quản lí đổi mới phương pháp dạy học Để quản lí hoạt

động của tổ chuyên môn, trước hết cần cụ thể hoá các chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học của các cấp quản lí thành qui định nội bộ để tổ chức thực hiện Kế hoạch của tổ phải rất cụ thể, chi tiết, ưu tiên đổi mới cái gì trong mỗi năm học, xác định được ai làm? Làm vào khi nào? Dự kiến kết quả đạt được,…

Đặc biệt cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, phải chú trọngbồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể của từng môn học

Phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉđạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ

g Quản lí hoạt động của tổ chủ nhiệm và các đoàn thể khác trong trường:

Giáo viên chủ nhiệm là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục

động cơ, thái độ học tập của học sinh, là người có kế hoạch chủ động phốihợp với giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường để giáo dục học sinh,

là nhân tố tác động tích cực đến cha mẹ học sinh, tư vấn cho họ về phươngpháp dạy con tự học Vì vậy, chủ nhiệm phải làm các nội dung sau đây:

- Xây dựng kế hoạch: chú ý đến mục đích của kế hoạch và các nhiệm

vụ chủ đạo trong từng năm học, từng quý, từng tháng, từng tuần… kế hoạchphối hợp với các đoàn thể trong trường để giáo dục động cơ, thái độ học tậpcho học sinh, như tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… Trong

Trang 25

kế hoạch, cần chú ý đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt bằng việc tổ chứccác chuyên đề phong phú, đa dạng và linh hoạt.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ học tập do các giáo viên bộmôn đề ra, giữ vững nề nếp sinh hoạt và quản lí học sinh theo qui định củanhà trường, đồng thời thông qua việc tổ chức vui chơi, giải trí bổ ích, để giáodục lòng ham hiểu biết, sự say mê học tập của học sinh

- Kiểm tra, đánh giá thi đua của học sinh theo tiêu chuẩn đã qui định

1.3 Các yếu tố tác động đến quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Yếu tố khách quan

* Quan điểm, chủ trương chính sách, về đổi mới PPDH: Nghị quyết

Trung ương 2, khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới phương phápgiáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư

duy sáng tạo của người học.” Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X

của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy vàhọc Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học nâng cao chấtlượng đội ngũ GV và tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năngsáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên”

Luật Giáo dục 2009 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểmtừng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho HS”[31] Những văn bản chỉ thị của ngành GD & ĐT đã được cáccấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lýthuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trường tiểu học hiện nay

* Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường: Đổi mới PPDH luôn gắn

liền với các yêu cầu về CSVC – TBDH Cơ sở vật chất đầy đủ, TBDH hiện

Trang 26

đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH Vì vậy, HTphải tổ chức xây dựng hệ thống CSVC - TBDH phù hợp với nội dung chươngtrình tiểu học, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sử dụng vàbảo quản hệ thống CSVC - TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

* Gia đình, cộng đồng xã hội: Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến

động cơ, thái độ học tập của HS và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất vàtinh thần cho việc học tập của con em Truyền thống địa phương, các giá trịvăn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hưởng đếncông tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH Trong quá trình vậnđộng, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nội lựcquyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ,

tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.

1.3.2 Yếu tố chủ quan

* Năng lực và phẩm chất của hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người chịu

trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của trường mình “Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầutiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thựctiễn của hiệu trưởng” [13] Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vàocái tâm, cái tài của HT Các phẩm chất tâm lý của HT sẽ giúp tập thể vượt quatrở ngại trong quá trình đổi mới PPDH Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học,năng lực tổ chức, năng lực quản lí nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động

xã hội, thu thập và xử lý các thông tin, và uy tín của người HT góp phầnquyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH

* Năng lực và phẩm chất của giáo viên: Đặc trưng lao động sư phạm

của người thầy giáo là dạy chữ, dạy người chủ yếu bằng nhân cách của bảnthân mình Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sự tác động của nhân cáchđến nhân cách Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới PPDH, thầy giáo

Trang 27

không chỉ là người giảng dạy mà còn là người thúc đẩy việc học tập của HS.

Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, bản lĩnh chính trị vàphẩm chất người thầy giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học Cómột câu nói rất chí lý của một nhà giáo dục lớn từng tham gia trong uỷ bangiáo dục của UNESCO: “Không có một nền giáo dục nào vượt quá tầm đội ngũnhững giáo viên đáng làm việc cho nó” Giáo viên là lực lượng quyết định sựthành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng

* Năng lực và phẩm chất của học sinh: Phẩm chất trí tuệ, năng lực của

HS là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức do thầy giáo truyền thụ Dù thầygiáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ nhưng HS không đủ khả năng

để tiếp thu kiến thức căn bản, không chịu khó đầu tư thì tình hình đổi mớiPPDH cũng khó được cải thiện Đổi mới PPDH đòi hỏi HS phải có nhữngphẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực như động cơ học tậpđúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả họctập của mình, có phương pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách

*

* *

Quản lý đổi mới PPDH ở trường THCS là một vấn đề rất quan trọngcủa nền giáo dục tiến bộ Quản lý đổi mới PPDH ở trường THCS được hiểu làquá trình tác động có ý thức, có mục đích của HT đến cách dạy của GV vàcách học của HS nhằm đạt được mục đích dạy học đã xác định

Trong QL, ngoài các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉđạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rấtquan trọng, tác động trực tiếp đến con người, là chức năng mà mọi cấp quản

lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến

Đổi mới PPDH ở các trường THCS là thực hiện theo xu hướng dạy họchướng vào người học Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của HS,giáo viên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường sử dụng

Trang 28

các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy học làmcho quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới.

Việc đổi mới PPDH cần đi đúng hướng, rộng khắp và liên tục tronghoạt động dạy học của nhà trường GV là người chịu trách nhiệm chính, trựctiếp thực hiện việc đổi mới PPDH, nhưng quản lí việc đổi mới PPDH đượcbắt đầu từ HT đến các tổ chuyên môn, bộ phận trong trường Để việc đổi mớiPPDH thành công cần kế hoạch hóa việc đổi mới PPDH, tổ chức chỉ đạo việcthực hiện đổi mới PPDH, điều khiển và kiểm tra, đánh giá và điều chỉnhnhững sai lệch trong việc quản lí đổi mới PPDH

Nhà trường là một bộ phận của xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung củatoàn Đảng, toàn dân Chủ thể quản lý đổi mới PPDH ở trường THCS cầnkhéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục, phát huy sức mạnh nội lực, tranhthủ sự hỗ trợ ngoại lực nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ HUYỆN MÊ LINH

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Mê Linh

Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội, có diện tích14.251 ha, dân số 193.727 người, có 16 xã và 2 thị trấn; đang trong quá trìnhcông nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh Mê Linh có nhiều điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội, đặc biệt về công nghiệp do có vị trí nằm ngay cửa ngõ BắcThủ đô, cạnh sân bay Nội Bài, trên tuyến giao thông Bắc Thăng Long - NộiBài; tuyến kết nối các tỉnh phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang với Hà Nội.Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Mê Linh phù hợp cho phát triển sản xuấtnông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao Mê Linh

có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hiện thu hút nhiều khách dulịch Có các khu đô thị, khu công nghiệp lớn và nguồn nhân lực khá dồi dào;người dân khá năng động, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh Cơ sở

hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp Đã có những chuyển biến tíchcực trong lĩnh vực xã hội mũi nhọn, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kếhoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ17% năm 2005 xuống còn 9,36% năm 2010); mức hưởng thụ các dịch vụ y tế,văn hóa thể thao, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng Tình hìnhchính trị – xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững

Bảng 2.1 Một số chỉ số cơ bản của Mê Linh năm 2010

1 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đ, giá h hành 10.729 1,6

Tăng trưởng GTSX

Trang 30

3 Cơ cấu kinh tế 2010

(Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê và phòng Thống kê các huyện, 2010.)

Tuy nhiên, là huyện mới chia tách, hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầngkinh tế - xã hội đa số vẫn đang trong quá trình xây dựng Đời sống dân cư cònnhiều khó khăn Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững Ngành dịch vụ phát triểnchậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp và các ngành kinh

tế khác Sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được vùng trồng rau sạch, chấtlượng cao Kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý nhà nước và xã hội chậm đượcđầu tư Tình hình kinh tế - xã hội Mê Linh đã có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đếntình hình phát triển GD&ĐT của huyện

2.1.2 Khái quát về phát triển giáo dục của huyện Mê Linh

Năm 2009 quận Mê Linh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổcập giáo dục THCS Năm 2010, 90% số xã, thị trấn có tỷ lệ HS THCS trong

độ tuổi đạt 78 - 80%, tỷ lệ trường kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ 100% Mởrộng qui mô và nâng cao chất lượng cấp THCS và trung học phổ thông, đảmbảo cho hầu hết HS sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độTHCS trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồnnhân lực của huyện Để đạt được mục tiêu về giáo dục, Mê Linh đã tăngcường xây dựng CSVC cho lĩnh vực GD&ĐT Kiên cố và bán kiên cố hệthống trường học Xây dựng thêm phòng học mới và tu sửa nâng cấp phònghọc đã có đáp ứng đủ về số lượng phòng học theo quy mô HS các cấp học.Trang bị điều kiện dụng cụ thí nghiệm, thư viện, sân chơi, ánh sáng theo

Trang 31

tiêu chuẩn quy định Trong xu thế phát triển chung của GD&ĐT thành phố

Hà Nội, GD&ĐT của huyện Mê Linh thời gian gần đây phát triển cả về sốlượng và chất lượng (xem Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Qui hoạch phát triển giáo dục huyện Mê Linhtừ 2010 đến 2015

Tỷ lệ trẻ em 3-5 tuổi đi học mẫu giáo 7097 ( 83,3 %) 9009 ( 89,2%)

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo trước khi vào lớp 1 100% 100%

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành Tiểu học ở độ tuổi 11 99,17% 99,87%

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành Tiểu học ở độ tuổi 14 0,21% 0,11%

Tỷ lệ học sinh TN tiểu học vào học THCS 99,89% 100%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh)

Về mạng lưới các trường THCS những năm qua tiếp tục được củng cố

và phát triển theo hướng cân đối và đồng bộ Tình hình phát triển giáo dụcTHCS từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 được thể hiện quaBảng 2.3 sau:

Trang 32

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh)

Nhìn chung tình hình phát triển giáo dục cấp THCS của quận Mê Linh cóbước phát triển khá tốt, không quá tăng vọt về số lượng nhưng ổn định về chấtlượng

Bảng 2.4: Thống kê kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS

THCS huyện Mê Linh năm học 2012 – 2013 (Học kỳ 1)

Trang 33

(Nguồn: Phòng GD&ĐT quận Mê Linh )

Về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, đối với cấpTHCS, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo chặt chẽ qui trình tiến hành các kế hoạchgiáo dục Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt được phát huy mạnh mẽ tạo nênkhông khí thi đua cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giữa các trường THCS

là đòn bẩy thúc đẩy các bước phát triển về chất lượng giáo dục của ngành.Điều này được minh hoạ qua Bảng 2.4

Thực trạng về trường, lớp, HS THCS của huyện Mê Linh: Toàn huyện

có 23 trường THCS, với 314 lớp trên 16 đơn vị xã Tổng số HS THCS trong toàn huyện là 10963 (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Thống kê số liệu về trường, lớp và HS THCS

huyện Mê Linh năm học 2012- 2013 ( số liệu cuối kỳ I)

Trang 34

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh)

So với số lớp, HS hiện có ( cuối năm 2012- 2013) thì tỷ lệ GV/Lớp / HS như sau

Số HS Số lớp Tỉ lệ học sinh/lớp Tỉ lệ GV/lớp

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh) Mẫu khảo sát và công cụ đo lường đổi mới PPDH và quản lí việc đổi mới PPDH.

Huyện Mê Linh có 23 trường THCS công lập ( xem bảng 2.5) Chúngtôi chọn 6 trường để khảo sát Ở mỗi trường, chúng chúng tôi thăm dò ý kiếncủa CBQL (bao gồm Ban giám hiệu, Tổ trưởng, Tổ phó các tổ chuyên môn),

GV và học sinh Công cụ khảo sát là phiếu trưng cầu ý kiến (xem Phụ lục1&2) về hai lĩnh vực là đổi mới PPDH và quản lí việc đổi mới PPDH

2.2 Thực trạng đổi mới và quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở huyện Mê Linh

2.2.1 Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học

cơ sở huyện Mê Linh

Trang 35

Để đánh giá nhận thức về đổi mới PPDH ở các trường THCS trên địa bànhuyện Mê Linh, tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 3 nhóm đối tượng, gồm:

8 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Mê Linh; 23 CBQL các trườngTHCS huyện Mê Linh; 100 GV các trường THCS huyện Mê Linh

a Nhận thức về mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học

Bảng 2.6: Nhận thức về mục đích của việc đổi mới PPDH

1≤ X ≤ 3

NỘI

DUNG

CB PHÒNG GD&ĐT

CBQL TRƯỜNG THCS GV THCS

TỔNG HỢP

KQ CHUNG

ĐTB (X1)

THỨ BẬC

ĐTB (X2)

THỨ BẬC

ĐTB (X3)

THỨ BẬC

ĐTB (X)

THỨ BẬC

Nội dung 2: Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV

Nội dung 3: Nâng cao chất lượng giáo dục các môn trong các nhà trường THCS

Nội dung 4: Nâng cao chất lượng giáo dục HS THCS

Kết quả khảo sát nhận thức về mục đích, ý nghĩa việc đổi mới PPDH

các môn học được đánh giá ở mức độ tốt, ĐTB chung của cả 4 nội dung là: X

= 2.88, trong đó cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là: X = 2.99, CBQL cáctrường THCS đánh giá là: X = 2.86 và đội ngũ GV đánh giá là:X = 2.80 Cả

4 nội dung đều có ĐTB ≥ 2.8

Mức độ nhận thức về các nội dung được các nhóm nghiệm thể đánh giá

là khá đồng đều, nội dung được đánh giá cao nhất là nội dung 4, nâng caochất lượng giáo dục HS THCS: X = 2.97 (thứ bậc 1); nội dung 1, nâng cao

Trang 36

nhận thức cho đội ngũ GV về vị trí của môn học do mình đảm nhiệm trongnhà trường THCS được đánh giá thấp hơn: X = 2.80 (thứ bậc 4).

So sánh ý kiến đánh giá của 3 nhóm nghiệm thể tham gia khảo sát chothấy có sự khác biệt, nhìn chung CBQL có nhận thức cao hơn GV Trao đổi ýkiến với một số đồng chí CBQL các trường THCS, được biết: một số đồngchí GV chưa nhận thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của việc đổi mới PPDHcác môn học, nhất là các GV cao tuổi

Để khẳng định sự phù hợp trong nhận thức về mục đích của việc đổimới PPDH các môn giữa các nhóm mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hệ

số tương quan thứ bậc Spearman Kết quả: R1(X1X2) = 0.70; R2(X1X3) =

0.70; R3(X2X3) = 1.00 Kết quả này cho phép kết luận: Tương quan trên là

tương quan thuận và tương đối chặt Điều này có nghĩa là nhận thức của các

nhóm nghiệm thể là đồng thuận với nhau

b Nhận thức về các nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học các môn

Bảng 2.7: Nhận thức về nội dung của việc đổi mới PPDH các môn học

ĐTB(X2)

THỨBẬC

ĐTB (X3)

THỨBẬC

ĐTB (X)

THỨBẬC

Trang 37

Chú thích:

Nội dung 1: Đổi mới về mục tiêu dạy học các môn

Nội dung 2: Đổi mới về nội dung dạy học các môn

Nội dung 3: Đổi mới về chương trình dạy học các môn

Nội dung 4: Đổi mới về tổ chức dạy học các môn

Nội dung 5: Đổi mới về phương pháp dạy học các môn

Nội dung 6: Đổi mới về CSVC, thiết bị dạy học các môn

Nội dung 7: Đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS các môn

Kết quả khảo sát về nhận thức về nội dung của việc đổi mới PPDH các

môn cho thấy: Đánh giá chung của các nhóm mẫu tham gia khảo sát là ở mức

tốt, thể hiện: ĐTB cho cả 7 nội dung là: X = 2.91

Mức độ nhận thức về tính cần thiết của các nội dung cụ thể của việc đổi

mới PPDH các môn là khá đồng đều, theo mức độ cao thấp khác nhau Cụ thể: nội dung 5 về đổi mới PPDH các môn được đánh giá cao nhất: X = 2.99(thứ bậc 1), nội dung 7 về việc đổi mới cách đánh giá xếp loại HS được đánhgiá thấp nhất: X = 2.84, (thứ bậc 7)

Để khẳng định sự phù hợp trong nhận thức về mục đích của việc đổi

mới PPDH các môn giữa các nhóm nghiệm thể nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman Kết quả: R1(X1X2) = 0.83;

R2(X1X3) = 0.69; R3(X2X3) = 0.82 cho phép kết luận: Tương quan trên là

tương quan thuận và tương đối chặt chẽ Điều này có nghĩa là nhận thức của

3 nhóm nghiệm thể khảo sát về nội dung của việc đổi mới PPDH các môn là

tương đối thống nhất và chặt chẽ

c Nhận thức về nhiệm vụ của hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong việc đổi mới phương pháp dạy học các môn

Bảng 2.8: Nhận thức về nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS trong

việc đổi mới PPDH các môn

Trang 38

CBQL TRƯỜNG THCS

GV THCS KQ CHUNG TỔNG HỢP

ĐTB(X1)

THỨBẬC

ĐTB(X2)

THỨBẬC

ĐTB(X3)

THỨBẬC

ĐTB(X)

THỨBẬC

Kết quả bảng 10 cho thấy mức độ nhận thức về những nhiệm vụ của hiệu

trưởng trong quản lí việc đổi mới PPDH các môn ở mức tốt, thể hiện: X = 2.85,trong đó: cán bộ Phòng GD&ĐT đánh giá là:X 1 = 2.98; CBQL các trường

Trang 39

THCS đánh giá là:X 2= 2.82; GV đánh giá là: X 3 = 2.74 Mức độ đánh giá củacác nghiệm thể về các nhiệm vụ là khá đồng đều, nhiệm vụ 6: Quản lí việc đào tạo

và bồi dưỡng GV được xem là quan trọng nhất:X = 2.95 (thứ bậc 1), trong khi đó

nhiệm vụ 3: Quản lí việc sử dụng các PPDH tích cực của GV trong các môn được

PPDH các môn ở cả 3 nhóm đối tượng khảo sát.

2.2.2 Thực trạng quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học các môn

ở các trường trung học cơ sở huyện Mê Linh

a Thực trạng quản lí việc nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên

về đổi mới phương pháp dạy học

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực

tế BPQL việc nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về đổi mới PPDH

GV THCS

Tổng hợp

CB Phòng

CBQL THCS

GV THCS

Tổng Hợp

ND 1 3.00 1 2.92 2 2.75 2 2.89 2 2.50 1 2.58 1 2.56 1 2.55 1

ND 2 3.00 1 3.00 1 3.00 1 3.00 1 2.50 1 2.54 2 2.48 2 2.51 2

ND 3 3.00 1 2.92 2 2.73 3 2.88 3 2.30 3 2.38 3 2.47 3 2.38 3 ĐTB 3.00 2.94 2.83 2.92 2.43 2.5 2.5 2.48

R1(X1Y1) = 0.18; R2(X2Y2) = 0.25; R3(X3Y3) = 0.50

Chú thích:

Trang 40

Nội dung 1: Triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về đổi mới PPDH cấp THCS

Nội dung 2: Tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới PPDH cấp THCS Nội dung 3: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về đổi mới PPDH cấp THCS

Nhìn một cách khái quát mức độ nhận thức về tính cần thiết của cácBPQL việc nâng cao nhận thức đội ngũ GV các trường THCS huyện Mê Linhđược đánh giá ở mức độ tốt, thể hiện: ĐTB chung của cả 3 BPQL được cácnghiệm thể khảo sát đánh giá là: X = 2.92 Trong đó cán bộ Phòng GD&ĐTđánh giá là X 1 = 3.0; CBQL các trường THCS đánh giá là: X 2 = 2.94; và

GV đánh giá là: X 3 = 2.83

Về kết quả thực hiện nội dung này được đánh giá là thực hiện ở mức độtrung bình: Y = 2.48 So sánh ý kiến của ba nhóm nghiệm thể khảo sát vềmức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo của Phòng GD&ĐT ta thấy gần nhưkhông có sự khác biệt, cả ba nhóm nghiệm thể đều đánh giá mức độ thực hiệnlà: Y 1= 2.55; Y 2 = 2.51; Y 3 = 2.38 Điều này chứng tỏ rằng đánh giá việcthực hiện các BPQL là đồng đều giữa các nhóm khách thể

Hệ số tương quan giữa nhận thức và thực hiện các biện pháp quản lí là:

R (XY) = 0.50 Như vậy tương quan trên là tương quan thuận và tương đối chặt chẽ Điều đó có nghĩa là: các BPQL được đưa ra là rất cần thiết, nhưng

thực hiện cũn cú những hạn chế cần khắc phục, thể hiện ở: R1 (X1Y1) = 0.18;R2 (X2Y2) = 0.25; R3 (X3Y3) = 0.50

b Thực trạng quản lí việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và

tổ chức các hoạt động dạy học

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát nhận thức về tính cần thiết và đánh giá thực

tế BPQL việc đổi mới khâu thiết kế kế hoạch bài học và tổ chức các HĐDH

(1≤ X ≤ 3)

NỘI NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ

Ngày đăng: 24/06/2017, 22:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí Thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40-CT/TW, Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí Thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
3. Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và các tác giả khác
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
4. Đặng thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại( lý luận-biện pháp-kỹ thuật). Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại( lý luận-biện pháp-kỹ thuật)
Tác giả: Đặng thành Hưng
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
6. Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học (2004), Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giákết quả học tập của học sinh tiểu học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mớiphương pháp dạy học ở tiểu học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo viên tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
9. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2009), Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục theo chủ đề năm học 2009-2010 và các quy định mới nhất đối với trường học, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáodục theo chủ đề năm học 2009-2010 và các quy định mới nhất đối vớitrường học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Về nhiệm vụ năm học 2011 - 2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ năm học 2011 - 2012
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 2011
11. Cẩm nang (2007), Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên
Tác giả: Cẩm nang
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2007
12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2004
13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáodục 2009 – 2020
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2009
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TWkhoá VII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TWkhoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ VI BCH TW khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VI BCH TWkhoá IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2011
19. Nguyễn Minh Đạo (1997) Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
20. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về khoa học và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về khoa học và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1986
21. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w