Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các cấu phần như sau: igói hỗ trợ lãi suất 4%; ii gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cánhân và hỗ trợ người nghèo ăn tết
Trang 1Chương I:
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
I Cơ sở pháp lý của dự án:
Dự án được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
- Luật Đầu tư năm 2005;
- Luật Xây dựng năm 2003;
- Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật chuyển giao công nghệ;
- Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị Định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinhdoanh;
- Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/7/2007 của Bộ Công nghiệpphê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình đến năm
2010 đã được phê duyệt;
- Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủquy định tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
- Quyết Định số 1556/2006/QĐ-UBND ngày 31/7/2006 của UBND tỉnhNinh Bình về việc ban hành qui định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào cáckhu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Văn bản số 456/UBND-VP4 ngày 26/5/2010 của UBND tỉnh Ninh Bìnhcho phép đầu tư dự án nhà máy sản xuất cửa cuốn, cửa nhựa Austdoor tại Khucông nghiệp Khánh Phú
Trang 2Các căn cứ trên là cơ sở để lập Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vào Khucông nghiệp Khánh Phú.
II Sự cần thiết phải đầu tư
1 Đánh giá về nền kinh tế và môi trường đầu tư tại Việt Nam
Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thếgiới, kinh tế Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế vàgiữ ổn định kinh tế vĩ mô
1.1 Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2009
Trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngănchặn suy giảm kinh tế, từ đầu năm 2009 Chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh
tế Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các cấu phần như sau: (i)gói hỗ trợ lãi suất 4%; (ii) gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cánhân và hỗ trợ người nghèo ăn tết; (iii) gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm,giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốnkhông lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp; (iv) đầu tư côngbao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư chongười thu nhập thấp Tuy chưa được đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện vềhiệu quả của gói kích thích kinh tế nhưng về cơ bản nó đã đạt được mục tiêu đề
ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế Trong đó các cấu phần có tác độngmạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế chodoanh nghiệp Các gói này được xem như một liều thuốc giải cứu giúp nhiềudoanh nghiệp vay được vốn để duy trì sản xuất và giải quyết việc làm Đồngthời, chúng còn góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện đượctính thanh khoản và duy trì khả năng trả nợ khách hàng Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả nói trên, gói kích thích kinh tế vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và hệ luỵ Thứ nhất, làm phát sinh tình trạng không cân bằng giữa các doanh nghiệpđược vay và không được vay vốn hỗ trợ lãi suất, tạo ra môi trường cạnh tranhbất bình đẳng
Thứ hai, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chínhsách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiệnthanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến thịtrường ngoaị hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản
Thứ ba, hiệu quả của gói đầu tư công và cho nông dân vay vốn mua thiết bịmáy móc còn rất hạn chế do những khó khăn về nguồn vốn và thủ tục Vì vậy,
Trang 3thời gian tới.
1.2 Tăng trưởng kinh tế.
Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàncầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồitốc độ tăng trưởng đến nhanh Nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trongquý I/2009 sau đó liên tục cải thiện tốc độ ở các quý sau Tốc độ tăng GDP quý
II đạt 4.5%, quý III đạt 5.8% và dự đoán quý IV đạt 6.8%
Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi
rõ rệt Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 3.2%, quý II tăng lên 7.6% và quýIII là 8.5% So với khu công nghiệp thì khu vực dịch vụ chịu tác động ảnhhưởng của suy thoái kinh tế thế giới ở mức độ thấp hơn Nhìn chung, khu vựcdịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5.1%,trong quý II là 5,7%, quý III là 6.8% Căn cứ kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm
và triển vọng các tháng tiếp theo, tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ ướcthực hiện cả năm 2009 có thể đạt 6.5% Đối với lĩnh vực nông nghiệp do sảnlượng lương thực năm 2008 đã đạt mức kỷ lục so với trước nên ngành nôngnghiệp tăng không nhiều trong năm 2009 Ước thực hiện giá trị tăng thêm ngànhnông, lâm, thuỷ sản tăng khoảng 1.9%
Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay
từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế, với mức tăng trưởngnhư vậy dự báo GDP cả năm 2009 sẽ đạt 5.2%, cao hơn so với mức tăng trưởngđáy trong 20 năm qua ở mức 4.77% của năm 1999 Đây là một thành tựu kinh tếnổi bật trong năm 2009 nếu đặt bối cảnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tếtrong khu vực và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương
1.3 Đầu tư phát triển
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nhứng khó khăn trong sản xuất kinhdoanh và hiệu quả đầu tư kinh doanh giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến cáchoạt động đầu tư phát triển Trước tình hình đó, chính phủ đã thực hiện các giảipháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứngtrước kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) của các năm sau, bổ xungthêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu,tín dụng đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm…Với những nỗ lực đó,nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã đạt được những kết quả tích cực.Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708.5 nghìn tỷ đồng, bằng 42.2%GDP tăng 16% so với năn 2008 Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu
tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tưtheo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) là 321
Trang 4nghìn tỷ đồng, tăng 43.3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư trong nước có sựgia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh Tổng số vốn FDI đăng kýmới và tăng thêm ước đạt 20 tỷ USD (so với 64 tỷ USD năm 2008), vốn thựchiện ước đạt khoảng 8 tỷ USD (so với 11.5 tỷ USD năm 2008) Tổng vốn ODA
ký kết cả năm ước đạt 5.456 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD
Tăng vốn đầu tư trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu là một điểm sángcủa kinh tế Việt Nam năm 2009 để vượt qua tình trạng suy giảm kinh tế Tuynhiên những hạn chế trong hiệu quả đầu tư đã xuất hiện từ nhiều năm nay vàcàng trở thành vấn đề cần giải quyết Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc
độ tăng trưởng 8.2% với vốn đầu tư chỉ chíêm 28.7% GDP thì cũng với tốc độtăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8.5%) chúng ta phải đầu tư tới 43.1%GDP Đến năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42.2% GDPthì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5.2% Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng lên mứcquá cao, trên 8 so vớ 6.6 của năm 2008 Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậmtrễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tráiphiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoat vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trìnhquản lý dự án đầu tư Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắtcũng như lâu dài
1.4 Lạm phát và giá cả.
Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trongvòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mứcdưới 2 con số Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng4.49% so với tháng 12/2008 Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp sovới những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đếnđời sống và sản xuất của người dân Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnhtrong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp, chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6tháng đầu năm (0.59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuốinăm Như vậy nếu như lương thực, thực phẩm luôn là những đầu tàu kéo lạmphát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này khôngcòn đóng vai trò chính nữa
Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số làmột điểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thếgiới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế Thành tựu kiềm chế lạm phát năm 2009
có tác động tích cực đến ổn định kinh tế-xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việctriển khai các chính sách kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảmbảo an sinh xã hội Mặc dù xu hướng tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ
Trang 5chính sách tài chính, tiền tệ nhặm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặthàng nước ta đang ở mức cao 3 do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệnhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặt hàng nước ta nhập khẩu vớikhối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng cao do sự phụchồi của kinh tế toàn cầu đặc biệt giá xăng dầu Mặt khác những nguyên nhân cơbản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn, đó là sự thiếu kỷ luật tàichính trong đầu tư công và trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
và tập đoàn mà thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng chắc chắn sẽ kích hoạtcho lạm phát trở lại
1.5.Tỷ giá.
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chínhsách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đôla Mỹ Diễn biến tỷ giá trongnăm 2009 là tương đối phức tạp Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liênngân hàng và biên độ từ +3% đến +5% vào tháng 4/2009, trên thị trường tự dogiá ngoại tệ nhanh chóng áp sát mức 18.300 đồng/đôla Mỹ và đến tháng 11 đãlên trên 19.000 đồng/đôla Mỹ Càng về cuối năm tỷ giá càng biến động và mấtgiá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD tíndụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu Các ngân hàng không có ngoại tệ đểbán cho doanh nghiệp và nếu có bán thì mức tỷ giá cũng cao hơn mức giá trần
do NHNN quy định Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đãtiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu Hơn nữa, đồngtiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăngmạnh Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trênthị trường tiền tệ, đòi giảm thu do duy hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơchế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thịtrường tiền tệ
1.6 Thu chi ngân sách
Năm 2009 các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầuthô và giảm thu do suy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảmmạnh Ước tính tổng thu ngân sách cả năm đạt 390.65 nghìn tỷ đồng xấp xỉ sovới mức dự toán (389.9 nghìn tỷ đồng) và suy giảm 6.3% so với thực hiện năm
2008 Điểm sáng duy nhất trong hoạt động thu ngân sách năm nay là chỉ có thunội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng so với năm 2008 (tăng 9.8 nghìn tỷ) còncác khoản thu đều sụt giảm Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kíchthích tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội Tổng chi ngân sách ước đạt trên
533 nghìn tỷ đồng, tăng 8.5% so với dự toán và 7.5% so với năm 2008 Tổng bộichi ngân sách ước khoảng 115.9 nghìn tỷ đồng, bằng 6.9% GDP cao hơn nhiều
so với mức 4.95% của năm 2008 và kế hoạch đề ra (4.82%) Trong bối cảnh
Trang 6khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng khó khăn trong nước và áp lực phảităng chi để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngânsách là điều không trách khỏi Tuy nhiên, bội chi ngân sách tăng trong bối cảnhchính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại Điều nàycũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như khôngchủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng nhưtăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách
1.7 Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại.
Năm 2009 tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn dokhủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng
ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản,EU…Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56.5 tỷ USD, giảm9.9% so với năm 2008 Tình hình xuất khẩu như vậy không đến nỗi quá xấu nếuchúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cảthế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuấtkhẩu giảm trên 6 tỷ USD) một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, trongkhi đó khối lượng hàng hoá xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảmthiệu được đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểuđược tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động Vấn đề tồntại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộcnhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ hải sản Các mặt hàng côngnghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn
dự vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành côngnghịêp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăngxuất khẩu Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớnhơn nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mạimới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thịtrường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu nhất là các mặt hàng chủ lực củaViệt Nm như khoáng sản, nông, lâm, hải sản
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67.5 tỷ USD, giảm 16.4% sovới năm 2008, điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước dosuy giảm kinh tế Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu cóthể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng Mặc dù cả kimngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút nhưng tốc độ giảm kimngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu nên nhập siêu năm
2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD chiếm 16.5% tổng kim ngạch xuất
Trang 7mặt hàng không cần thiết Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc pháttriển các ngành công nghịêp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫncòn chậm.
1.8 Bảo đảm an sinh xã hội.
Chính phủ đã chỉ đạo thực hịên đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảmnghèo trong đó có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sảnxuất, kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế Đồng thời,Chính phủ cũng triển khai công tác hỗ trợ các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiêntai, bị thiệt hại về gia súc, gia cầm, vật nuôi để ổn định sản xuất và đời sống.Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết30a/2008/NQ-CP của Chính phủ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới,
tổ chức động viên các doanh nghiệp các tổ chức và cá nhân hỗ trợ các huyệnnghèo thực hiện chương trình này, ứng trước vốn cho các huyện, triển khai cácchính sách mới trong đó có chính sách cấp gạo cho hộ nghèo ở biên giới, thựchiện mức khoán mới về bảo vệ rùng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động vàtăng cường cán bộ cho các huyện nghèo Hoạt động chăm sóc người có công vàcác đối tượng chính sách tiếp tục được duy trì và mở rộng
Năm 2009 tổng số chi cho an sinh xã hội ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng62% so với năm 2008 trong đó chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấpkhoảng 36.700 tỷ đồng, trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580tấn gạo (riêng số gạo cứu trợ đợt đầu và khắc phục hậu quả bão số 9 là 10.300tấn) Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chínhsách do Ngân hàng11% Chính sách xã hội thực hiện ước đến cuối năm đạt 76nghìn tỷ đồng, tăng 45.3% so với năm 2008 Các doanh nghiệp đã hỗ trợ hộnghèo trên 1.600 tỷ đồng Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định vàcải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,vùng xa, các đối tượng chính sách góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết việclàm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội đặc biệt là đối với người nghèo Tỷ lệ
hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm còn khoảng 11% Tuy nhiên tình hình suygiảm kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm cho ngườilao động Dự kiến đến cuối năm 2009 có khoảng 1.51 triệu lượt lao động đượcgiải quyết việc làm, đạt 88.5% kế hoạch năm và bằng 93.2% so với thực hiệnnăm 2008 Số lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2009 ước đạt 7 vạn người,giảm đáng kể so với con số 8.5 vạn người của năm 2008
2 Sự cần thiết phải đầu tư
2.1 Ngành xây dựng của Việt Nam-hiện trạng và tiềm năng.
Chính sách hội nhập kinh tế chính sách mở cửa ngày càng được Đảng và Nhà
Trang 8nước chuẩn hoá, cộng với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTẶ đã tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong những năm tớiđây Lưu thông hàng hoá giữa các vùng ngày càng tăng về lưu lượng Tăngtrưởng kinh tế sẽ có bước chuyển biến đáng kể cùng với những thay đổi về cơcấu ngành.
Để thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010với mục tiêu tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp 2 -2.5 lần sovới năm 2000, dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm tới sẽtăng lên rất lớn, bình quân hàng năm tăng 15-20% Theo số liệu tính toán banđầu để đạt được các mục tiêu phát triển nói trên, trong thời gian 2001-2010 cần
ít nhất 50 tỷ USD Trong đó tích luỹ từ các nguồn trong nước để đầu tư khoảng18-20 tỷ USD, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức ODA và các dự án hợp tác, liên doanh đầu tư với nước ngoàikhoảng 30 tỷ USD
Về dự án đầu tư trong những năm tới đi đôi với nhiều dự án quy mô vừa
và nhỏ, nhà nước sẽ tập trung xây dựng một số công trình quan trọng, then chốt,
có ý nghĩa thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở, nhà nước đã xoá bỏ chế độ bao cấp
về nhà ở từ những năm 90 và có chủ trương khuyến khích người dân chủ độngtrong việc nâng cấp chỗ ở cho mình, kết hợp với nhiều hình thức hỗ trợ của nhànước như xây dựng các khu nhà dành cho người có thu nhập thấp, tạo điều kiệnthuận lợi về thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng…Hiện nay nước ta cókhoảng trên 13 triệu dân sống trong gần 90 triệu m2 nhà ở tại các đô thị Đếnnăm 2010 do tăng dân số tự nhiên và cơ học, dân số đô thị sẽ lên đến khoảng 20triệu người Để thoả mãn nhu cầu tối thiểu về nhà ở, quỹ nhà đô thị sẽ phải đạtđựơc con số tối thiểu là 140 triệu m2
Về xây dựng công nghiệp, kể từ khi Nhà nước ban hành chính sách mởcửa nền kinh tế đến nay Việt Nam đã thu hút được rất nhiều dự án có vốn đầu tưnước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt gần 80 tỷ USD, tốc độ xây dựng côngnghiệp tăng lên nhanh chóng với tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước.Đặc biệt với chủ trương phát huy nội lực nền kinh tế, thu hút vốn nhàn rỗi trongdân cho đầu tư
Luật doanh nghiệp ra đời với nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích các cánhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước tham gia vào quá trìnhđầu tư, tạo nên một thị trường sôi động hơn bao giờ hết
Trang 9các tỉnh giáp ranh với thành phố HCM và Đồng Nai, Bình Dương, các nhà máysản xuất công nghiệp của các chủ đầu tư tư nhân trong nước được xây dựng vớitốc độ chưa từng có.
2.2 Tình hình phát triển xây dựng nhà ở.
Theo dự báo, quy hoạch phát triển nhà ở của Việt Nam vào năm 2010 sẽgóp phần làm tăng nguồn cung về nhà ở tại các địa phương trong dài hạn, tạođiều kiện giải quyết tốt tình trạng nhà ở và chất lượng cuộc sống của người dân.Cùng với đó là chương trình cải tạo, sửa chữa nhà ở xuống cấp và xây dựng nhà
ở dành cho người có thu nhập thấp Theo dự báo, nhu cầu về nhà ở sẽ tiếp tụctăng mạnh đặc biệt nhu cầu về nhà ở chung cư sẽ tăng lên đáng kể do mức giáphù hợp với đại bộ phận dân cư và tiện dụng với cuộc sống gia đình
Theo đánh giá của Tổ chuyên gia liên ngành về thị trường BĐS thì nhucầu về nhà ở vẫn đứng ở mức cao, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp ở khuvực đô thị, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho học sinh, sinh viêncác cơ sở đào tạo và nhà ở cho người nghèo khu vực nông thôn
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, dân số nước ta là 85,8 triệungười với 22.628.071 hộ, trong đó, khu vực đô thị là 6.950.589 hộ (chiếm 30,7%tổng số hộ), khu vực nông thôn là 15.677.482 hộ
Mặc dù theo thống kê, tuyệt đại đa số có nhà ở (cả nước có tới 22.616.919
hộ có nhà ở, chiếm 99,95% tổng số hộ, số hộ không có nhà ở hoặc không xácđịnh được nhà ở khu vực đô thị chỉ có 5.039 hộ và khu vực nông thôn là 6.113hộ) song thực tế nhu cầu về nhà ở tại khu vực đô thị rất cao, nhất là ở nhữngthành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng
Xuất phát từ nhu cầu thay đổi chỗ ở do tăng thu nhập và di cư tìm việclàm hoặc từ nhu cầu cải thiện điều kiện sống của dân cư đô thị Chính vì vậy,cho dù diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2009 đã gấp đôi so với năm
1999 nhưng theo ước tính tại khu vực đô thị vẫn còn khoảng 7 triệu người cónhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội với tổng diện tích nhà ở lên tới 150 triệum2, (vốn đầu tư tới 300-400 ngàn tỷ đồng)
Riêng Hà Nội cần 5,5 triệu m2 (tương đương 110 ngàn căn hộ và 11 ngànchỗ ở cho công nhân trong các khu công nghiệp) còn TP.HCM cần khoảng 5triệu m2 và trên 50 ngàn chỗ ở cho công nhân thuê
Ngoài ra, hiện nay cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ đượcxây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân
Trong đó, Hà Nội có khoảng 23 khu chung cư cũ có tổng diện tích sàn
Trang 10khoảng 1 triệu m2 với trên 30 nghìn hộ và 10 khu nhà ở tập thể thấp tầng, TP.HCM có 610 nhà chung cư, tập thể cũ với 33.000 căn hộ tương đương với 1,5triệu m2.
Đặc biệt, trong số đó hiện có hơn 200 nhà chung cư (khoảng 10 nghìn hộ)
đã bị xuống cấp nghiêm trọng cần xây dựng lại
Tại khu vực nông thôn, theo thống kê hiện có 1.485.593 căn nhà thuộcloại nhà ở đơn sơ, với khoảng hơn 500 ngàn là hộ nghèo cần được hỗ trợ cảithiện nhà ở
Tính đến nay, diện tích nhà ở toàn quốc là 1.596,7 triệu m2 Trong đó, tạikhu vực đô thị là 585.254.231 m2, tại khu vực nông thôn là 1.011.456.984 m2
và bình quân trên đầu người đạt 18,6 m2 Riêng khu vực đô thị là 23,1m2 và khuvực nông thôn là 16,7 m2
2.3 Tình hình cung ứng vật liệu xây dựng tại Việt Nam
Với chính sách đổi mới và mở cửa, từ năm 1991 trở lại đây vốn đầu tưcho xây dựng ở nước ta ngày một tăng, kéo theo sự gia tăng khối lượng các côngtrình xây dựng do đó nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng lớn về sốlượng và đòi hỏi cao về chất lượng Trong những năm qua, việc sản xuất và sửdụng vật liệu xây dựng đã đạt được những bước tiến đáng kể
Về sản phẩm và công nghệ:
Do nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng nhiều, nên hiện nay Nhànước có chính sách đặc biệt khuyến khích đối với các dự án sản xuất vật liệu xâydựng Nhiều thành phần kinh tế đã tham gia thị trường này, gồm cả quốc doanh,
tư nhân, liên doanh và các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, nhiều công trình lớn và caotầng đã được xây dựng, đòi hỏi một khối lượng lớn vật liệu xây dựng chất lượngcao các loại
Tuy vậy cho đến nay hầu hết các dây chuyền công nghệ hoạt động trongngành sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta đều phải nhập khẩu từ nước ngoàinhư công nghệ chế biến thép, gạch đá granit, trạm trộn bê tông thương phẩm,sản xuất nhôm và inox cũng vậy do ngành cơ khí chế tạo trong nước chưa pháttriển theo kịp với yêu cầu nền kinh tế
Trình độ công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay rất khácnhau, trừ một số nhà máy mới được xây dựng trong những năm gần đây là có
Trang 11lượng trong quá trính sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu xuất xưởngthành phẩm cũng trong tình trạng lạc hậu, ở đây điều cần đặc biệt quan tâm làvấn đề tăng cường chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng công trìnhcũng như các hiệu quả lâu dài của các dự án đầu tư.
Một số vấn đề tiêu chuẩn:
Để có cơ sở khoa học và pháp lý trong việc quản lý chất lượng các sảnphẩm vật liệu xây dựng, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng trong việc xâydựng các tiêu chuẩn ngành (TCXD) và phối hợp với Tổng cục tiêu chuẩn đolường chất lượng để ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về xây dựng
Tuy nhiên công tác tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chưa được các doanhnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng quan tâm đúng mức Nhiều cơ sở sản xuấtkhông có đủ các TCVN và TCXD, các quy phạm hiện hành làm căn cứ để quản
lý chất lượng Các văn bản quản lý kỹ thuâtk cấp cơ sở cũng chậm được đổi mớihoặc bổ xung hoàn thiện để đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường về kỹ thuật vàchất lượng Việc xâu dựng tiêu chuẩn cơ sở còn đang bỏ ngỏ
2.4 Giới thiệu về sản phẩm của cuốn, cửa nhựa Austdoor
Tại Việt Nam, sản phẩm cửa cuốn công nghệ Úc AUSTDOOR được giớithiệu lần đầu tiên vào năm 2003 và sau đó đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trườngCửa bảo vệ Khởi đầu với kết quả bán hàng là 65,000 sản phẩm trong năm đầutiên, cho đến nay AUSTDOOR đã đạt được thành tích bán hàng cao nhất trongphân khúc thị trường cửa cuốn,cửa nhựa uPVC,cửa cuốn chống cháy,cửa tốc độcao với doanh số bán cộng dồn lên tới gần 1,000,000 sản phẩm
Tiếp nối thành công trong những năm trước, những sản phẩmAUSTDOOR 2009 được thiết kế dựa trên khái niệm Hoàn hảo hơn, sang trọnghơn với những ưu điểm vượt trội, áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất nhằmđáp ứng nhu cầu ngày tăng của khách hàng cũng như mang đến cho họ sự hàilòng cao nhất Đối với AUSTDOOR khái niệm này có nghĩa là tạo ra sự hoànhảo hơn trong tính năng vận hành, trong thiết kế, tăng thêm tiện dụng và độ antoàn cao Vì vậy, AUSTDOOR chính là sự kết hợp hoàn hảo mang lại hiệu quảcao nhất
Hoàn hảo về thiết kế và kiểu dáng sành điệu sang trọng đã phần nào thểhiện ngôn ngữ thiết kế của AUSTDOOR
Rất ấn tượng với kiểu dáng bắt mắt, thiết kế trang nhã uPVCAUSTDOOR
là sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp thanh lịch và tính thực dụng của sản phẩmcao cấp,không chỉ tăng thêm nét sang trọng mà còn tạo sự tách biệt riêng tư chomọi không gian sống
Trang 12Hoàn hảo về tính năng hoạt động, thuận tiện và an toàn:
Vận hành êm nhẹ, bền bỉ và rất kinh tế, Cửa cuốn AUSTDOOR là sảnphẩm đạt được sự hoàn hảo giữa tốc độ vận hành nhanh và khả năng tiết kiệmđiện vượt trội so với các sản phẩm khác cùng loại có trên thị trường Chính vìvậy, cửa cuốn AUSTDOOR được xem là sản phẩm lý tưởng, đem lại lợi nhuận
và hiệu quả kinh tế cao nhất
Hệ thống mô tơ AUSTDOOR matic được thiết kế hài hòa lắp bên trong lôcuốn không chiếm nhiều khoảng không bên hông cửa và được trang bị một hệthống an toàn hoàn hảo Có khả năng đảo chiều khi gặp chướng ngại vật giúpbảo vệ an toàn tối đa cho người sử dụng, Vật liệu được làm bằng nhựa kỹ thuậtđược bảo vệ quá tải hoặc quá nhiệt Hệ thống dây rút chốt ly hợp có trợ lực dễdàng,thuận tiện chuyển sang chế độ dùng tay khi mất điện,và trong nhữngtrường hợp khẩn cấp sản phẩm đã được đoạt giải thưởng Australia Design Awardnăm 2006 Sử dụng công nghệ mã số nhảy (Rolling Code) Cửa cuốnAUSTDOOR là sản phẩm đầu tiên ở Đông Nam Á được ứng dụng công nghệnày Có khả năng tạo ra hàng tỷ mã số mở cửa mà không bị trùng lặp rất an toàncho người sử dụng
Được đánh giá là mẫu cửa cuốn sang trọng và thuận tiện nhất không chỉtại thị trường Úc mà còn trên toàn thế giới và luôn được coi là sản phẩm sangtrọng nhất với nhiều tính năng ưu việt trong phân khúc thị trường cửa bảo vệ
3 Mục tiêu của dự án
Sau khi tìm hiểu về thị trường Việt Nam, nguồn lao động, các ưu đãi đầu
tư và đặc biệt là môi trường sản xuất, kinh doanh của tỉnh Ninh Bình, chúng tôiquyết định đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất cửa cuốn, cửa nhựa Austdoortại Khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình với các mụctiêu sau:
- Thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực, góp phầntăng trưởng kinh tế xã hội của Tỉnh
- Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về sản phẩm cửa cuốn, cửanhựa dùng trong công trình xây dựng
- Thiết bị công nghệ sản xuất có trình độ tiên tiến với mức độ cơ giới cao,đảm bảo vệ sinh môi trường
- Sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực
Trang 13- Góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và đẩy nhanhtốc độ phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Ninh Bìnhnói chung.
Với sự chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, nguồn vốn cũng như các nguồn lựckhác, chúng tôi cam kết sẽ triển khai dự án đúng tiến độ, có hiệu quả đảm bảocác mục tiêu mà dự án đã đề ra
Trang 143 Địa điểm và diện tích thực hiện Dự án.
Địa điểm: KCN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình
Diện tích: 2,22Ha
4 Giới thiệu chủ đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN AUSTDOOR
Địa chỉ: số 8, lô 13A, khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hoà, quậnCầu Giấy, Tp Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103042993 do Sở kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 22 tháng 12 năm 2009, đăng ký thay Ngànhnghề kinh doanh đổi lần 2 ngày 25 tháng 01 năm 2010
Đại diện theo pháp luật: Dương Quốc Tuấn- Tổng Giám Đốc
Lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất đồ gỗ xây dựng, cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp, khung cửa;
- Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng; cửa nhựa, cửa sổ, khung cửa
- Sản xuất các loại cấu kiện kim loại, cửa kim loại, cửa sổ, khung, cửachớp, cổng;
- Sản xuất vật tư, thiết bị tự động hoá…
5 Hình thức đầu tư
Trang 15Đầu tư xây dựng mới một nhà máy chuyên sản xuất các loại cửa cuốn,cửa nhựa trên khu đất 2,22ha thuộc KCN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnhNinh Bình bằng nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và vốn vay các tổ chức tíndụng.
6 Quy mô vốn đầu tư
Dự kiến công suất hoạt động sau khi Dự án đi vào hoạt động ổn định là:
- Cửa cuốn: 250.000m2/năm
- Cửa nhựa: 200.000m2/năm
7 Kế hoạch triển khai dự án:
- Từ tháng 8/2010, trong vòng 6 tháng hoàn thành công việc thiết kế, mờithầu và xây dựng xong nhà xưởng
- Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9: tiến hành lắp đặt máy móc, thiết bị
- Từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 12: Tiến hành vận hành chạy thử máymóc
- Từ tháng 13 trở đi: Đi vào sản xuất chính thức
8 Giới thiệu về sản phẩm
Có mặt trên thị trường Việt Nam vào năm 2003, chỉ sau năm năm nhữngsản phẩm của AUSTDOOR đã trở thành một tiêu chuẩn vàng, một phong cáchsống động cho những ngôi nhà thuộc phân khúc cao
Bằng công nghệ hiện đại được chuyển giao từ Australia, sau nhiều năm
Trang 16phấn đấu, nỗ lực không ngừng, cùng với hệ thống dịch vụ khách hàng tận tụy,hoàn toàn chân thành đến tuyệt hảo … AUSTDOOR đã trở thành một trongnhững thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùngtrong cả nước
Những sản phẩm của AUSTDOOR được thiết kế từ những vật liệu caocấp và trang bị những tính năng thời thượng nhất như: cửa cuốn, cửa nhựaUPVC, cửa tốc độ cao, cửa chống cháy đã và sẽ thỏa mãn bất cứ con mắt sànhđiệu nào Trong những năm qua AUSTDOOR đã chinh phục hầu hết các thịtrường trong đó có cả những thị trường nổi tiếng là khó tính như Châu Úc vàChâu âu vì thế có thể nói rằng những sản phẩm của AUSTDOOR đã vượt “dòngnước công nghệ” để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường vàcũng là một minh chứng cho chất lượng vượt trội của AUSTDOOR
Với 3 nhà máy chính thức của AUSTDOOR và hơn 200 đại lý chính thức
và hệ thống bảo hành trải rộng khắp trên 64 tỉnh thành trong cả nước.AUSTDOOR liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về cửa cuốn công nghệ Úc,cửa cuốn chống cháy, Cửa cuốn tốc độ cao và giữ vị trí top 10 trên thị trường vềsản phẩm cửa nhựa PVC-U
Để tiếp tục vị trí thống lĩnh trong năm 2010 AUSTDOOR đã tập trungmạnh vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhằm dự đoán xu hướng tiêu dùng
để có thể đưa ra những sản phẩm tiên phong, đáp ứng mọi phong cách sống.Ngoài mục tiêu chinh phục thị trường cao cấp, AUSTDOOR vẫn đảm bảo lợi íchcho đại bộ phận người tiêu dùng có thể sử dụng công nghệ tiên tiến bằng mộtloạt sản phẩm đa dạng, đáp ứng các phong cách sống và khả năng tài chính khácnhau của khách hàng Với phương châm “Không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo”AUSTDOOR tin tưởng chắc chắn rằng AUSTDOOR có thể thiết kế và sản xuất
ra những sản phẩm tốt nhất, đem đến cho mọi khách hàng, cho mọi thị hiếu vàmọi nhóm thu nhập có cơ hội mua những sản phẩm xa xỉ với giá phảichăng.Vượt lên trên mọi mong đợi và ước muốn của khách hàng ở chất lượngdịch vụ hoàn hảo, sự tin cậy lẫn giá trị thương hiệu
Sau khi tìm hiểu và được biết các ưu đãi đầu tư của tỉnh Ninh Bình đối vớicác dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Khánh Phú, Công ty đã quyết định đầu tưnhà máy sản xuất tại đây, nhằm phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh, tăngthêm lợi nhuận cho công ty, đồng thời cũng mong muốn được góp phần vào sựphát triển chung của tỉnh
Trang 17Chương III:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
I Điều kiện tự nhiên trong khu vực xây dựng:
Khu công nghiệp Khánh Phú thuộc 2 xã Ninh Phúc thuộc thành phố NinhBình và Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh Tỉnh Ninh Bình, Nằm ở phía Đôngthành phố Ninh Bình, cách trung tâm khoảng 5 km
Phía Bắc giáp đê sông Đáy
Phía Đông giáp khu dân cư
Phía Nam giáp đường điện cao thế
Phía Tây giáp Cảng Ninh Phúc
Đó là một bán đảo, 3 mặt là sông Đáy bao quanh
- Lớp 2: Lớp pha dẻo nhão, dẻo mềm lớp này phân bổ chủ yếu trên bềmặt khu đất, là những mương đang cấy lúa, bề dày lớn nhất 1,7 m, nhỏ nhất 0,7
m, đất có màu xám gụ, màu xám tro, trạng thái dẻo nhão, dẻo mềm, thành phầnchủ yếu là sét pha đất hữu cơ có R0 = 0,7 kg/cm2
- Lớp 3: Lớp bùn sét pha: có diện phân bố khắp khu đất , chiều dày lớnnhất: 11,7 m , nhỏ nhất: 4,7 m, trung bình 8,2m Đất có màu xám tro, gụ tro, gụphớt hồng, trạng thái dẻo nhão, nhão, thành phần chủ yếu sét pha lẫn hữu cơ, íthạt cát, R0 = 0,5 kg/cm2
- Lớp 4: Lớp cát mịn, rời, xuất hiện ở các lỗ khoan từ K4 đến K8 nóichung là sát chân đê , ở độ sâu trung bình 7,75 m, chưa có lỗ khoan nào khoanthủng lớp này, cát có màu xám nâu, xám tro, trạng thái rời, thành phần chủ yếu
là hạt cát lẫn nhiều hạt bụi, vẩy mi ca, R0 = 1,2 kg/cm2
- Lớp 5: Lớp sét pha dẻo mềm, dẻo cứng, đây là lớp cuối cùng của khảo
Trang 18sát, bề dày chưa xác định , gặp ở lỗ khoan K1, K2, K9, K10 bề dày trung bình1,4 m Đất có màu nâu vàng, xám vàng, trạng thái dẻo mềm, dẻo cứng, thànhphần chủ yếu là sét pha, nhuộm ôxit sắt, R0 = 1,09 kg/cm2.
Hiện mặt bằng xây dựng toàn bộ khu công nghiệp đã được san lấp bằngvật liệu cát; đảm bảo đủ cao độ theo yêu cầu để triển khai xây dựng nhà máy
2 Đặc điểm địa hình:
Đây là khu đất cao ráo khả năng thoát nước rất tốt, không cần tôn tạo mặtbằng Tại đây, hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường điện, hệ thống cấp thoát nước,đường giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ
3 Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu chủ đạo của khu vực dự án mang dấu hiệu khí hậu của khu vựcphía Bắc với 04 mùa rõ rệt Tuy nhiên xét về khía cạnh hoạt động thì khí hậukhu vực này chịu ảnh hưởng nhiều bởi lượng mưa phân theo 02 mùa:
- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 04 hàng năm, thường có gió mùa §ôngbắc, nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 03) trung bình là 18-22oC Các đợt gió mùa đông bắc thường mang theo mưa phùn, sau đó gây khôhanh và sương mù
- Mùa mưa: từ tháng 04 đến tháng 11, trong mùa này hay có những đợtmưa rào với lượng nước bề mặt lớn và nhiều trận bão Nhiệt độ trung bình từ 23-29oC
Các số liệu về khí hậu-thuỷ văn của khu vực như sau:
- Lượng mưa trung bình hàng năm : 1.592 mm trong đó
+ Từ tháng 05-10: 1.333mm
+ Từ tháng 11-04: 259mm
- Số ngày mưa trung bình trong năm: 133 ngày trong đó
+ Trung bình cao nhất : 17 ngày (tháng 07)
Trang 19đối thấp
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80%
- Độ ẩm tương đối thấp nhất năm: 14%
- Nhiệt độ trung bình: 23’21
- Độ ẩm trung bình: 81,16%
- Lượng mưa trung bình: 1789 mm
- Hướng gió chủ đạo: Đông Nam về mùa hè, Đông Bắc về mùa đông
- Bão thường xuất hiện vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, cấp bão lớnnhất có thể lên đến cấp 10 đến 12
4 Khí tượng thuỷ văn:
Nước mặt do nhiều nguồn kể cả nước thải của nhà máy điện , nên lênxuống thường xuyên, không ổn định
Nước ngầm: thường ổn định trong hố khoan từ 0,5 đến 1,32m, khá nông
và không màu, không mùi vị
II Hiện trạng dân cư và xã hội
1 Dân cư: tập trung ở phía đông điểm cuối của khu đất xây dựng khu
công nghiệp với khoảng 170 hộ dân, là người kinh theo Đạo thiên chúa, nghềnghiệp chính là làm ruộng với những cánh đồng bên cạnh và chăn nuôi, nhìnchung đời sống của nhân dân trong khu vực còn thấp, một số hộ ở ngoài làngĐạo chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi và làm gạch thủ công Làng Đạo có mộtnhà thờ, một mộ của linh mục, một nghĩa trang làng và một nhà trẻ mẫu giáo,
đa phần là nhà gach một tầng, nhân dân sống cần cù, luôn chấp hành tốt chínhsách của Đảng và Nhà nước
Trang 20Bình, đi qua phía Nam của khu đất xây dựng KCN, cách mặt bằng 300m mặtđường đã được nâng cấp cải tạo nâng cấp lên 7,0m đoạn từ khu công nghiệp lênđến Thành phố Ninh Bình.
- Đường cao tốc từ cầu Giẽ đi Ninh Bình qua Nam Định cắt qua khu đấtxây dựng KCN, đoạn vượt sông Đáy sẽ xây dựng một cầu có tĩnh không 10m.Khi vượt qua khu đất xây dựng KCN dự kiến xây dựng nút giao thông khác cốtvới đường quốc lộ 10, cách ranh giới Khu công nghiệp 300m Công ty tư vấnđường bộ, Bộ giao thông vận tải (TEDI) đã lập xong BCNCKT
- Đường nối cảng Ninh Phúc và đường quốc lộ 1A tại ngã 3 dài 6 km, vớimặt cắt:
- Đường đê bao quanh khu đất xây dựng mặt 3,5m đã có một số đoạnđược rải đá, đã có kế hoạch “cứng hoá mặt đê” của Bộ Nông Nghiệp và PhátTriển Nông Thôn từ năm 2005
+ Đường thuỷ: Biên giới phía Tây của Khu công nghiệp là cảng Ninh
Phúc Cảng có thể nhận tàu 3.000 tấn theo sông Đáy vào Tàu thuyền từ CảngNinh Phúc đi ra biển qua cửa Lạch đáy và đi ra Biển, thuận lợi cho việc cungcấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đi các tỉnh ven biển Miền Bắc và MiềnTrung
+ Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố Ninh Bình, ga
Ninh Bình cách địa điểm xây dựng 3 km về phía Đông Trong dự án cải tạođường sắt của bộ giao thông, ga Ninh Bình sẽ được chuyển dịch về phía TamĐiệp và có đường sắt ra Cảng Ninh Phúc để vận chuyển xi măng và vật liệukhác Trong tương lai đường sắt cao tốc song song với đường cao tốc Bắc -
Trang 21- Nhà máy điện Ninh Bình cách 2 km về phía tây bắc có khả năng cungcấp điện trực tiếp cho Khu công nghiệp bằng lưới điện 22 KV mà không cần đặttrạm biến áp trung gian.
c) Cấp, thoát nước:
+ Cấp nước: Toàn bộ dân sống trong khu vực đều sử dụng nước giếng tại
chỗ Thành phố Ninh Bình có một nhà máy nước, lấy nước mặt sông Đáy vớicông suất 20.000m3/ngày đêm Hiện nay đã xây dựng đạt công suất12.000m3/ngày đêm, chỉ đủ cung cấp cho nhân dân Thành phố hiện tại và pháttriển trong những năm sau
+ Thoát nước: Trong khu đất xây dựng KCN có nhiều hệ thống mương
tưới và mương tiêu nước nằm dọc theo các bờ vùng bờ thưả Mương tưới nước
là các mương nổi xây gạch Có hai mương tiêu chính chạy xuyên giữa khu đấtđến trạm bơm ở phía bắc Trạm bơm gồm 12 máy công suất 12000 m3/h/máyđảm bảo tiêu nước úng cho hai xã Ninh Phúc và Khánh Phú
d) Vệ sinh môi trường:
Đây là khu vực nông nghiệp, ruộng trồng lúa là chính, khu làng và cácnhà ở lẻ tẻ việc sử dụng nước ao hồ và giếng đào, thoát nước, chất thải, rác đều
tự nhiên
III Đánh giá tổng hợp về địa điểm xây dựng.
- Rất thuận lợi về giao thông vận tải, đường thủy, đường bộ và đường sắtđều gần và có thể vận chuyển đến các Tỉnh, các vùng trong cả nước
- Có lưới điện thuận lợi, có thể lấy điện mạng 22kv từ nhà máy điện racách 2 km, không phải xây dựng trạm biến thế trung gian
- Có đê bao sông Đáy chạy quanh khu công nghiệp và hệ thống kênhmương thoát nước dày đặc nên việc cấp thoát nước thuận lợi
Trang 22IV Những điều kiện thuận lợi của dự án:
1 Chính sách khuyến khích đầu tư:
Để tạo động lực và khuyến khích phát triển kinh tế, tỉnh Ninh Bình đã cócác chính sách ưu tiên, ưu đãi, mở cửa, thu hút đầu tư để các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đầu tư vào các Khu Công nghiệp Cụ thể ở đây là Khu côngnghiệp Khánh Phú (tại Quyết định số 1556/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7năm 2006)
Tỉnh Ninh Bình, với nền kinh tế truyền thống chủ yếu là nông nghiệp,những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chủtrương, chính sách lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của tỉnh đã vạch ra: Nhiệm vụchủ yếu là phát triển và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ - du lịch và giảm tỷtrọng nông nghiệp Nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ ngành và Trungương, nền kinh tế tỉnh Ninh Bình đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong toàn tỉnh được nâng lên và cảithiện đáng kể, số lao động dư thừa trong tỉnh đã được sử dụng với một số lượnglớn trong các Nhà máy công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đờisống cho nhân dân lao động nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cònnhiều khó khăn, góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định xã hội trong tỉnh
Trong những năm tới, Công nghiệp được coi là ngành trọng điểm củatỉnh, là đòn bẩy tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, góp phần thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Ninh Bình định hướng sẽ chuyển đổi cơ cấukinh tế một cách linh hoạt đáp ứng yêu cầu nhạy bén của thị trường, hiện đại vàđạt hiệu quả cao Công nghiệp sẽ trở thành ngành chủ đạo, hoạt động sản xuấtkinh doanh với quy mô ngày càng lớn, chiếm vị trí hàng đầu trong việc thu nộpngân sách và khả năng tự thu, chi cho tỉnh nhà
2 Nguồn nhân lực
Một lợi thế quan trọng xét đến khi thực hiện dự án đầu tư tại Ninh Bình làtại đây có nguồn lao động trẻ, dồi dào, người lao động là những người chăm chỉ,tích cực và tiếp thu nhanh khoa học công nghệ Việc thực hiện dự án sản xuất, sẽđem lại công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động, góp phần giảiquyết công ăn việc làm đang là một vấn đề cấp bách của xã hội Dự án sẽ ưu tiêntuyển lao động là người địa phương xung quanh khu công nghiệp, sau đó đếncác địa phương khác trong tỉnh
Trang 23CHƯƠNG IV:
QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1 Phương án thiết kế xây dựng
1.1 Phương án thiết kế xây dựng
Căn cứ vào tính chất sử dụng, các hạng mục công trình của các nhà máythuộc Dự án có thể chia làm 03 loại chủ yếu tương ứng với các giải pháp kiếntrúc thích hợp
- Các nhà sản xuất: để tiết kiệm đất xây dựng và đáp ứng yêu cầu của dâychuyền công nghệ, các nhà sản xuất được thiết kế một tầng phối hợp nhiều khẩu
độ, vấn đề thông gió và chiếu sáng tự nhiên được giải quyết có hiệu quả nhà hệthống cửa sổ, cửa đi và cửa trời cũng như nhờ chiều cao thích hợp của nhà Hìnhthức kiến trúc đơn giản, khoẻ, phù hợp với vẻ đẹp công nghiệp và hiện đại
- Các hạng mục sản xuất như gara ôtô, trạm xử lý nước…dùng giải phápkiến trúc đơn giản nhất chủ yếu đáp ứng các yêu cầu của sản xuất và sử dụng
- Các hạng mục công trình thuộc khối sinh hoạt phụ trợ như nhà nghỉ ca,nhà ăn thống nhất áp dụng lưới cột 3.8m x 7.5m hành lang bên Nhà văn phòng,hành chính được thiết kế 03 tầng Tầng 01 dùng cho các bộ phận có nhiều mốiquan hệ đối nội, đối ngoại và phòng trưng bày sản phẩm, bán hàng Tầng 02 vàtầng 03 là nơi làm việc của lãnh đạo, các phòng ban phụ trợ cho lãnh đạo và các
Trang 24+ Mái lợp tôn dốc 20%
+ Tường ngoài xây gạch
Tường ngăn giữa các công đoạn bằng tường khung sắt lưới thép, sử dụngtường ngăn xây gạch ở những vị trí cần thiết
- Nhà sinh hoạt chủ yếu có kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực
- Móng bằng bê tông cốt thép trực giao, tường xây gạch, sàn và mái lợppanel bê tông cốt thép, toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng kính khung gỗ
Các công trình trạm cấp nước, tháp nước và các phần ngầm đều có xử lýnền bằng cọc bê tông và sử dụng các giải pháp chống thấm đặc biệt
Dự án sẽ được thiết kế phù hợp với quy hoạch chung của Tỉnh và hài hoàvới cảnh quan trong khu vực Về mặt bố trí công năng công trình được thiết kếvới tổng thể hài hoà giữa các khu vực, không gian phù hợp với nội dung sửdụng dự án
Quan điểm thiết kế và quy hoạch chi tiết sẽ do các kiến trúc sư và kếhoạch viên thực hiện Một vấn đề quan trọng được lưu ý trong thiết kế là mốiliên hệ giữa các chức năng quản lý, kiểm soát các công năng sử dụng khác nhaunhư đường ra vào của ôtô, kể cả ôtô tải cỡ lớn, đường ra vào của kho bãi hànghoá…các hệ thống dọn dẹp và xử lý rác thải
Giải pháp thiết kế của Dự án dựa vào mô hình kinh doanh của Dự án.Theo đó Dự án sẽ được phân chia ra khu văn phòng, khu sản xuất và kho bãitheo một dây chuyền hợp lý Đây là một giải pháp đã được kiểm chứng qua thực
tế tại nhiều địa phương trong nước và các quốc gia khác
1.3 Một số nội dung quy mô công trình.
Một số hạng mục xây dựng chính
2 Nhà bán và giới thiệu sản phẩm M2 300
Trang 2511 Cổng, tường rào, hệ thống cây
xanh, thảm cỏ, bồn hoa, bể nước
- Không bị ngập lụt khi mưa bão
- Đảm bảo thoát nước mặt tốt khi mưa
- Thống nhất cao độ toàn khu, khi các công trình khác của nhà máy đượcxây dựng trong cùng khu công nghiệp này
- Đảm bảo kinh tế xây dựng, không tốn quá nhiều vốn vào xây dựng cơbản làm cho nguồn vốn ban đầu quá cao
Các công trình xây dựng trong các khu vực nhà máy
- Hạng mục chính
+ Khu nhà xưởng sản xuất
+ Khu nhà kho thành phẩm, nguyên vật liệu
+ Khu nhà xe, khu văn phòng, nhà ăn, và các khu sinh hoạt của cán bộcông nhân viên
- Các công trình phụ trợ
+ Đường nội bộ
+ Tường rào