- Tính phần trăm thể tích khí axetilen có trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn.. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: SGK, mô hình lắp ráp phân tử hợp chất hữ
Trang 1GIÁO ÁN HÓA HỌC 9 SV: Bùi Thị Ánh Hương Ngày soạn: 19/02/2016 Ngày dạy: 26/02/2016 Tiết : Bài 38: AXETILEN
I.MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- HS biết được: Đặc điểm cấu tạo, công thức cấu tạo, công thức phân tử của axetilen
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí
- Tính chất hóa học: tác dụng với dd brom, oxi Phản ứng cộng đặc trưng
- Axetilen được dùng làm nguyên liệu trong đời sống và sản xuất
2 Kỹ năng
- Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
- Phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hóa học
- Tính phần trăm thể tích khí axetilen có trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn
- Cách điều chế axetilen từ CaC2 và nước
3.Thái độ
Yêu thích bộ môn để vận dụng vào trong cuộc sống
II CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: SGK, mô hình lắp ráp phân tử hợp chất hữu cơ, dụng cụ và hóa chất điều
chế axetilen, thí nghiệm axetilen cháy trong không khí, thí nghiệm axetilen tác dụng với dung dịch brom, hình ảnh minh họa ứng dụng của axetilen và sơ đồ hình 4.12
2.Học sinh:
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Ở tiết trước chúng ta đã được học bài gì? Vậy bây giờ chúng ta sẽ cùng kiểm tra lại kiến thức cũ về etilen qua câu hỏi như sau:
Hãy viết CTCT và các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của etilen?
Trang 2CTCT: CH2=CH2
Các PTPU:
(1)C2H4 + 3O2 → 2CO2+ 2H2O Phản ứng cháy
(2)C2H4 + Br2 → C2H4Br2 Phản ứng cộng
(3)…+CH2=CH2+CH2=CH2+CH2=CH2+…
xúc tác, t0, áp xuất …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… Phản ứng trùng hợp
GV hỏi thêm: Tại sao etilen tham gia phản ứng cộng? Bằng cách nào để nhận biết etilen?
3 Bài mới: (1 phút)
Ở tiết trước chúng ta đã biết khí etilen có trong quả chín Khí này sinh ra có tác dụng
xúc tiến quá trình hô hấp của tế bào trái cây làm quả xanh mau chín Hôm nay, chúng
ta sẽ biết thêm 1 chất cũng làm trái cây mau chín Đó là chất khí axetilen hay còn gọi
là khí đất đèn, trong dân gian gọi là khí đá Công thức hóa học là C2H2 Cô tặng các
em mấy vần thơ về axetilen:
“Axetilen 26 tuổi đáng yêu, Bắt cá tay ba chẳng vững bền, Lửa yêu thương trên 3000 độ nóng, Gặp oxy dễ bị nổ tan tành, Gặp H 2 em quay về tính chị”
Vậy, để hiểu rõ ý nghĩa những vần thơ trên, chúng ta cùng bước sang bài 38 Axetilen nhé
Hoạt động 1: Tính chất vật lí (4 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
- GV: Tham khảo thông tin SGK,
cho biết CTPT của axetilen Từ
CTPT trên, hãy tính PTK của
axetilen là bao nhiêu?
- GV: Axetilen cũng có tính chất
vật lý tương tự tính chất vật lý
của metan, etilen Hãy cho biết
trạng thái, màu sắc, mùi vị của
axetilen
- GV lưu ý: Khí axetilen tinh
khiết không mùi Trong thực tế
khi điều chế axetilen từ đất đèn
thì nó có mùi hắc (do đất đèn có
lẫn tạp chất của lưu huỳnh và
- HS: C2H2 và 26
- HS: Khí, không màu, không mùi
- HS: Lắng nghe
CTPT: C2H2
PTK: 26
I Tính chất vật lí
t 0
Trang 3- GV: Có bao nhiêu phương pháp
thu khí axetilen? Đó là những
phương pháp nào?
- GV: Tham khảo thông tin SGK,
hình 4.9/trang 120 thu axetilen
bằng cách đẩy nước Hãy cho biết
dựa vào tính chất vật lí nào có thể
thu axetilen bằng cách đẩy nước?
- GV: Khí axetilen nặng hay nhẹ
hơn không khí? Vì sao?
- GV: Y/c HS cho biết khi thu khí
axetilen bằng phương pháp đẩy
không khí thì ta đặt bình thu như
thế nào?
- GV yêu cầu HS kết luận tính
chất vật lý của axetilen
- HS: 2 cách Đó là đẩy nước và đẩy không khí
- HS: Xem hình Vì nó
ít tan trong nước
- HS: Khí axetilen nhẹ hơn không khí Vì tỉ khối axetilen so với không khí nhỏ hơn 1
- HS: Đặt úp bình (đưa miệng ống nghiệm xuống dưới)
- HS: Là chất khí, không màu, không mùi Ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí
- Là chất khí
- Không màu, không mùi
- Ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử (6 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
- GV: Phân tử axetilen có đặc
điểm cấu tạo như thế nào, có gì
khác so với 2 hyđrocacbon đã
học Để hiểu rõ ta tìm hiểu mục II
cấu tạo phân tử
- GV lắp ráp sẵn mô hình phân tử
axetilen dạng rỗng trong không
gian Yêu cầu HS quan sát mô
hình và viết CTCT đúng của
axetilen
- GV: Hướng dẫn HS lắp ráp mô
hình phân tử axetilen (dạng rỗng)
đảm bảo có 2 nguyên tử C, 2
nguyên tử H và hóa trị C (IV) và
H (I)
- GV: Nhìn vào CTCT, em có
nhận xét gì đặc điểm cấu tạo của
phân tử axetilen?
- GV giới thiệu liên kết ba và đặc
điểm của liên kết ba:
- HS: Lắng nghe
- HS: Quan sát và viết CTCT:
- HS: Lắp ráp mô hình
- HS: Có 3 liên kết đơn
- HS: Lắng nghe, ghi nhận
II Cấu tạo phân tử
- CTCT:
- Công thức thu gọn:
HC ≡ CH
Trang 4Giữa 2 nguyên tử C có 3 liên kết
đơn gọi đó là liên kết ba
Trong liên kết ba có 1 liên kết
đơn bền và 2 liên kết đơn kém
bền Hai liên kết này dễ bị đứt ra
trong các phản ứng hóa học
GV khẳng định lại câu: “Bắt cá
tay ba chẳng vững bền”
- GV cho HS xem mô hình phân
tử axetilen trong không gian dạng
rỗng và dạng đặc GV mở rộng:
Trong không gian, phân tử C2H2
có 4 nguyên tử cùng nằm trên 1
đường thẳng
- HS: Lắng nghe
- Đặc điểm cấu tạo:
Có 1 liên kết ba Trong liên kết ba, có 2 liên kết đơn kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học
Hoạt động 3: Điều chế + Tính chất hóa học (20 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
- GV: Như các em đã biết, trong
hợp chất hữu cơ, cấu tạo bao giờ
cũng quyết định tính chất hóa học
của chất
- GV yêu cầu HS viết CTCT của
metan, etilen
- GV: Không xét đến số lượng
nguyên tử trong 3 phân tử metan,
etilen và axetilen Hãy nhìn vào
đặc điểm cấu tạo giữa 3 phân tử
trên, cho biết các phân tử trên có
đặc điểm cấu tạo như thế nào?
Giữa 2 nguyên tử chỉ cần một
liên kết Với metan, giữa 2
nguyên tử C và H có 1 liên kết
đơn Với etilen, giữa 2 nguyên tử
C có 1 liên kết đôi, trong đó có 1
liên kết kém bền Với axetilen có
một liên kết ba, trong đó có 2 liên
kết đơn kém bền, vậy hãy dự
đoán xem axetilen sẽ tham gia
loại phản ứng gì? (tương tự như
etilen)
Trong thành phần phân tử của 3
phân tử trên, chúng có gì giống
nhau?
Cả 3 phân tử đều chứa nguyên tố
cacbon và hidro Vậy axetilen sẽ
- HS: Lắng nghe
- HS: Lên bảng viết
- HS: Metan có liên kết đơn Etilen có liên kết đôi Axetilen có liên kết ba
HS: Lắng nghe
HS: Tham gia phản ứng cộng với dd brom
HS: Có nguyên tố C và H
HS: Phản ứng cháy
III Điều chế
- Hóa chất: canxi cacbua CaC2 (đất đèn)
và nước
CaC2 + 2H2O →
C2H2 + Ca(OH)2
- Phương pháp hiện đại:
2CH4 → C2H2 + 3H2
IV Tính chất hóa học
1 Axetilen có cháy không?
1500 0
Trang 5tham gia loại phản ứng gì?
Phản ứng cháy là loại phản ứng
chung cho tất cả hidrocacbon
Vậy để biết được axetilen có tính
chất hóa học như thế nào thì
chúng ta phải điều chế axetilen
sau đó mới tiến hành làm thí
nghiệm thử tính chất hóa học của
axetilen
- GV: Tương tự etilen, axetilen
không có sẵn trong tự nhiên Do
đó, cô phải điều chế axetilen
trong phòng thí nghiệm GV giới
thiệu nguyên liệu điều chế
axetilen trong phòng thí nghiệm
là canxicacbua và nước
- GV: Hãy viết PTHH điều chế
axetilen trong phòng thí nghiệm
biết sản phẩm sinh ra ngoài khí
axetilen còn có thêm một dung
dịch khi cho quỳ tím vào làm
đổi màu quỳ tím thành xanh
- GV: Các em dự đoán axetilen có
làm mất màu dd brom Vậy bây
giờ cô sẽ điều chế khí axetilen,
sau đó dẫn khí axetilen qua dd
brom
- GV: Hãy cho biết dd brom có
màu gì?
- GV giới thiệu ống 1, ống 2 đã
được đựng sẵn dd brom Riêng
ống 1 dùng để dẫn khí axetilen
- GV: Tiến hành làm TN điều chế
axetilen và dẫn khí axetilen vào
dung dịch brom có màu cam
GV hướng dẫn HS xem các thao
tác và biểu diễn thí nghiệm điều
chế axetilen:
+ Bước 1: Điều chế axetilen từ
CaC2 cho tác dụng với nước trong
ống nghiệm
+ Bước 2: Đậy ống nghiệm bằng
nút cao su có ống dẫn khí qua dd
brom ở ống 1 Yêu cầu HS quan
sát hiện tượng xảy ra
- HS : Lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ
- HS: Viết PTHH
- HS: Theo dõi, ghi nhớ
- HS: Có màu vàng nhạt
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ
- HS: Quan sát, theo dõi
Trang 6- GV: Các em dự đoán axetilen có
tham gia phản ứng cháy Vậy cô
sẽ tiến hành đốt cháy khí axetilen
qua đầu ống dẫn khí vuốt nhọn
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng
xảy ra
- GV lưu ý: Điều chế khí axetilen
sau một vài phút mới đốt ở đầu
ống dẫn khí thủy tinh vuốt nhọn
- GV: Hãy cho biết khi đốt khí
axetilen ở đầu ống vuốt nhọn, có
hiện tượng gì xảy ra không?
- GV: Vậy axetilen có cháy trong
không khí không?
- GV: Nhìn trong không khí, các
em thấy không khí có lẫn chất gì?
GV: Ngọn lửa cháy sinh ra nhiều
muội than do C2H2 có tỉ lệ hàm
lượng cacbon cao
- GV: Axetilen cháy trong không
khí tạo ra sản phẩm như phản ứng
cháy của metan và etilen các em
đã học Vậy sản phẩm đó là gì?
Hãy lên bảng viết PTHH của
phản ứng cháy axetilen
- GV lưu ý: Điều kiện phản ứng là
nhiệt độ Phản ứng tỏa nhiều
nhiệt
- GV: Trong thực tế phản ứng này
vận dụng để làm gì?
Phản ứng tỏa nhiều nhiệt, nên
dùng làm nhiên liệu trong đèn xì
oxi – axetilen để hàn cắt kim loại
do nhiệt độ ngọn lửa lên tới
30000C GV khẳng định lại câu
“Lửa yêu thương trên 3000 độ
nóng”
- GV: Ở Hóa học 9 với các bài đã
học” ở chương “Hidrocacbon
Nhiên liệu”, hãy cho biết hỗn hợp
2 khí nào khi tác dụng với nhau
tạo ra hỗn hợp nổ mạnh? Tỉ lệ về
thể tích của các hỗn hợp đó là
- HS: Quan sát, theo dõi
- HS: Ghi nhớ
- HS: Cháy với ngọn lửa vàng sáng
- HS: Vậy axetilen có cháy trong không khí
- HS: Xuất hiện những hạt muội than màu đen bay lơ lửng trong không khí
HS: Ghi nhớ
- HS: Sản phẩm là CO2
và hơi nước
2C2H2 + 5O2 → 4CO2
+ 2H2O
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ
- HS: Hàn cắt kim loại
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
- HS: Hỗn hợp metan
và oxi theo tỉ lệ 1V
CH4 và 2V O2 sẽ gây hỗn hợp nổ
2C2H2 + 5O2 → 4CO2
+ 2H2O
t0
t0
Trang 7bao nhiêu sẽ gây ra hỗn hợp nổ?
- GV: Hỗn hợp giữa axetilen và
oxi cũng gây hiện tượng nổ tương
tự như hỗn hợp metan và oxi Vậy
hỗn hợp axetilen và oxi nổ theo tỉ
lệ thể tích là bao nhiêu?
GV khẳng định lại câu: “Gặp oxy
dễ bị nổ tan tành”
- GV giáo dục HS cẩn thận khi
đốt cháy khí axetilen
- GV: Nhận xét màu của dung
dịch brom sau phản ứng ở ống 1
và so sánh với màu dd brom ban
đầu ở ống 2
- GV: Axetilen đã làm mất màu
dd brom, chứng tỏ đã có phản
ứng xảy ra chưa?
- GV: Axetilen đã làm mất màu
dd brom, vậy axetilen đã tham gia
loại phản ứng gì? Yêu cầu HS lên
bảng viết PTHH
- GV trình chiếu trên màn hình
và giảng giải cơ chế của phản ứng
ở giai đoạn một, GV kết luận
phản ứng cộng giữa dd brom và
axetilen GV gọi tên sản phẩm
- GV: Nhận xét sản phẩm sinh ra
chứa loại liên kết gì? Vậy sản
phẩm đó có tiếp tục tác dụng với
phân tử brom hay không? GV
trình chiếu cơ chế và giảng giải
của phản ứng ở giai đoạn 2 Yêu
cầu HS viết PTHH giai đoạn 2
- GV kết luận: Phương trình hóa
học thu gọn của 2 giai đoạn trên :
C2H2 + 2Br2
→
C2H2Br4
GV gọi tên sản phẩm: tetrabrom
etan
- GV: Axetilen đã làm mất màu dd
brom Vậy dd brom dùng để làm
gì?
GV nhấn mạnh: Axetilen có 2 liên
kết đơn kém bền thì phân tử sẽ tác
dụng tối đa với 2 phân tử brom
- HS: Hỗn hợp 2V
C2H2 và 5V O2 là hỗn hợp nổ rất mạnh
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ
- HS:Ở ống 1 dd brom
bị mất màu
- HS: Có phản ứng xảy ra
- HS: Phản ứng cộng
C2H2 + Br2 → C2H2Br2
- HS: Theo dõi
- HS: Sản phẩm sinh ra
có 1 liên kết đôi sẽ tác dụng với phân tử brom
C2H2Br2 + Br2 →
C2H2Br4
- HS: Theo dõi, ghi nhớ
- HS: Để nhận biết axetilen
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
Lưu ý: Hỗn hợp C2H2
và O2 là hỗn hợp nổ khi V C2H2 / V O2 bằng 2/5
2 Axetilen có làm mất màu dung dịch brom
không? (phản ứng
cộng.
Trang 8Vậy axetilen tác dụng với dd brom
theo tỉ lệ tối đa 1:2
- GV: Phản ứng cộng của C2H2
với dd brom khác phản ứng cộng
của C2H4 với dd brom ở điểm
nào?
GV kết luận phản ứng này dung
để nhận biết axetilen
- GV: Phản ứng đặc trưng của
C2H2 nói riêng và của những
hidrocacbon mà trong phân tử có
liên kết ba nói chung là phản ứng
gì?
* Phản ứng với một số chất
khác
- GV thông báo: Trong điều kiện
thích hợp, C2H2 còn phản ứng
cộng với H2, và một số chất khác
Ví dụ:
C2H2 + H2 → C2H4
C2H2 + 2H2 → C2H6
- GV chiếu trên màn hình cơ chế
2 phản ứng trên
GV khẳng định lại câu: “Gặp H2
em quay về tính chị”
* Điều chế ( tiếp theo)
- GV: Có thể thu axetilen bằng 2
cách: đẩy nước, đẩy không khí
Tuy nhiên hay sử dụng cách đẩy
nước vì PTK của axetilen nhỏ
hơn không khí không đáng kể và
cách dời nước dễ nhận biết khi
nào đầy khí hơn
- GV: Vì sao phải dẫn khí qua
dung dịch NaOH?
- GV: Nghiên cứu SGK, cho biết
phương pháp hiện đại để điều chế
axetilen được dùng nhiều hiện
nay là gì?
- GV bổ sung PTHH:
2CH4 → C2H2 + 3H2
- HS: Ở axetilen tác dụng với 2 phân tử brom Ở etilen tác dụng với 1 phân tử brom
HS: Lắng nghe
- HS: Phản ứng cộng đặc trưng
- HS: Ghi nhớ
- HS: Theo dõi
- HS: Lắng nghe
- HS: Để thu được tối
đa axetilen tinh khiết vì sản phẩm sinh ra có các tạp chất khí có lẫn với axetilen như H2S,
CO2
- HS: Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao
- HS: Ghi nhận
- HS: Lắng nghe, ghi
- Axetilen tham gia
phản ứng cộng với dd
brom
C2H2 + 2Br2 →
C2H2Br4
(tetrabrom etan)
C2H2 làm mất màu dd brom Dùng dd brom
để nhận biết C 2 H 2
- Trong điều kiện thích hợp, C2H2 còn phản ứng cộng với H2, và một số chất khác
C2H2 + H2 → C2H4
C2H2 + 2H2 → C2H6
Pd, t o
Ni, t 0
1500 0
Pd, t o
Ni, t 0
Trang 9- GV có thể giới thiệu thí nghiệm
“Đốt nước đá cháy” để học sinh
có thể làm thí nghiệm tại nhà
+ Cách làm: Ta đặt sẵn vài mẫu
CaC2, rồi lấy một ít nước đá bỏ
vào chén sứ thấp và rộng miệng
rồi bật diêm đốt trên mặt chén
Thật kì lạ, nước đá bốc cháy
+ Giải thích: Khi bỏ nước đá vào
đất đèn sẽ có tác dụng với nước
giải phóng khí C2H2 Khí C2H2
thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó
sẽ trông hệt nước đá cháy vậy
- GV liên hệ thực tế: Đất đèn ở
địa phương còn gọi là khí đá để
giúp trái cây mau chín Vì đất đèn
khi để ngoài không khí cũng sinh
ra một lượng khí axetilen để làm
quả mau chín
nhận
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 4: (4 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng
- GV chiếu lên màn hình hình ảnh
ứng dụng của axetilen (hình đèn
xì oxi – axetilen)
Khi axetilen cháy trong không
khí, nhiệt độ lên đến 3000 độ C,
vì vậy axetilen được dùng làm
nhiên liệu trong đèn xì oxi –
axetilen để hàn cắt kim loại
- GV: Ngoài ra, axetilen còn có
một số ứng dụng khác GV tiếp
tục chiếu lên màn hình hình ảnh
ứng dụng khác Yêu cầu HS đọc
SGK và cho biết axetilen có
những ứng dụng gì trong đời
sống?
- HS: Quan sát, ghi nhớ
- HS: Quan sát, trả lời
V Ứng dụng
- Dùng làm nhiên liệu,
nguyên liệu trong công nghiệp
V CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1 Củng cố: (4 phút)
BT1: Hãy đánh dấu “x” vào ô thể hiện đặc điểm em cho là có ?
Có liên kết đôi
Có liên kết ba
Có phản ứng thế
Có p/ư cộng brom
Có p/ư cháy
Có p/ư trùng hợp Metan
Trang 10Axetilen
BT2: (Hướng dẫn về nhà) Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ?
HD: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh khí
axetilen và canxi hidroxit
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Axetilen tác dụng với nước tạo ra andehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết
BT3: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng với dung dịch brom
dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam
Hãy viết PTHH Tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp
HD: Vì 2 chất đều tác dụng với dd brom Khi cho hỗn hợp này đi qua dd brom xảy ra
bao nhiêu phản ứng? Đây thuộc loại toán gì các em đã được học? (2 phản ứng, dạng toán hỗn hợp lập hệ phương trình)
- Viết PTHH
- Tính số mol của brom, của hỗn hợp khí
- Đặt ẩn số cho các chất phản ứng theo số mol
- Lập hệ phương trình
- Suy ra số mol của C2H4 và C2H2, tính thể tích của C2H4 và C2H2
- Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí %VA = (VA/Vhh).100%
ĐS: x = 0,015 (mol) và y = 0,01 (mol)
Thể tích của etilen và axetilen lần lượt là 0,336 (l) và 0,224 (l)
Thành phần phần trăm theo thể tích etilen và axetilen lần lượt là 60% và 40%
2 Dặn dò: (1 phút) Học bài Hoàn thành các bài tập SGK Xem trước bài Benzen.
V RÚT KINH NGHIỆM