1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Ôn thi Văn học Trung Quốc từ thời TiênTần đến thời MinhThanh

28 749 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 224 KB

Nội dung

Nội dung: - Cuộc sống áp bức bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân lao động: Phu phen tạp dịch: Bảo vũ, Thức mị, Thỏ viên, Cát lũy, Quân tử phu dịch…cảnh cơ cực, nỗi oán giận của

Trang 1

ÔN THI VĂN H ỌC TRUNG QUỐC

I VĂN HỌC TIÊN TẦN – KHỞI NGUYÊN VĂN HỌC VIẾT

TRUNG QUỐC

Giai đoạn rất quan trọng, có ảnh hưởng đến các giai đoạn sau và cácnước Thành tựu: Kinh thi; Sở từ; Tản văn thời chiến quốc

Bối cảnh lịch sử - xã hội

- Nước lớn thôn tính nước nhỏ, chiến tranh liên miên (483 cuộc CT)

- Xã hội: giai tầng mới: sĩ, nổi lên không khí “bách gia tranh minh”,thúc đẩy văn hóa, văn học đương thời

Thành tựu văn học

1 KINH THI

- Thơ ca đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đánh

giá tài năng con người (hữu dụng) Thơ ca là tôn giáo, Kinh thi là kinh

thánh, là chuẩn mực thơ ca, được xem là sách vở Nho gia

- Đánh dấu bước chuyển từ văn học truyền miệng sang văn học viết

- Gồm 305 bài, do Khổng Tử biên soạn – do các quan “thái thi” đờiChu – các nhạc quan

- Đời Tần, Kinh thi bị thiêu hủy trong “đốt sách chôn Nho”, được

sưu tầm có bản Mao tương đối chính xác

Phân loại: ** theo nhạc điệu:

+ Phong (Quốc Phong): 160 bài, chủ yếu là thơ ca dân gian, phảnánh cuộc sống hiện thực của nhân dân lao động

+Nhã: Tiểu Nhã (nhạc khúc quý tộc, sĩ đại phu, 80 bài, nội dunggần Phong), Đại Nhã ( nhạc khúc triều đình, 25 bài, ca ngợi trời đất,vua chúa )

+Tụng: 40 bài, tán tụng thượng đế, thần linh trong tế lễ

** Thơ ca quý tộc và thơ ca dân gian (hầu hết Phong và một phần Tiểu Nhã)

Nội dung:

- Cuộc sống áp bức bóc lột và tinh thần phản kháng của nhân dân

lao động: Phu phen tạp dịch: Bảo vũ, Thức mị, Thỏ viên, Cát lũy, Quân tử phu dịch…cảnh cơ cực, nỗi oán giận của dân; Tinh thần phản kháng: Thất nguyệt, Phạt đàn, Thạc thử.

- Phản đối chiến tranh phi nghĩa: Hà thảo bất hoàng (cỏ nào chẳng vàng úa), Thái vi (hái rau vi), Kích cổ (đánh trống) – sự chia ly tử

biệt gây đau xót

- Tình yêu – hôn nhân: hơn 2/3 nói về chủ đề này: Giảo đồng, Trăn

vĩ, Khiên thường, Tĩnh nữ

Trang 2

Quan thư: Tình yêu bắt nguồn từ lao động, chàng trai cảm cô gái

qua cái đẹp uyển chuyển, khéo léo của cô khi đang hái rau hạnh

Ca ngợi đời sống vợ chồng hài hòa, đầm ấm: Nữ viết kê minh, Đào yêu, Xuất kỳ đông môn…

Hình ảnh người phụ nữ đau khổ trong hôn nhân: Phiến hữu mai, Manh, Cốc Phong…

Tiếng nói oán hờn lên án lễ giáo phong kiến tình yêu, hôn nhân tự do

Nghệ thuật:

- Phản ánh chân thật, sinh động

- Phú, tỉ, hứng là thủ pháp ảnh hưởng rộng rãi đến thơ ca sau này:

+ Phú: phô bày, diễn tả, chỉ thẳng sự vật mà nói

+ Tỉ: so sánh, mượn cái cụ thể nói cái trừu tượng (Thạc thử)

+ Hứng: khêu gợi, mượn sự vật bên ngoài khơi gợi tình cảm bên trong

(tả vật sau tả lòng mình – Quan thư (từ tiếng chim gù đến tiếng lứa

Là “bách khoa toàn thư” nghiên cứu bất cứ mặt nào trong

đời sống tinh thần và xã hội Ảnh hưởng đến đời sau: Điển tích sinhđộng, phong phú: tang trung bộc thượng, cù lao chín chữ, chiếc bách,cầm sắt Lối thơ 4 chữ, học tập tính chân thật và hiện thực

2 SỞ TỪ (lời ca nước Sở)

- Là bước phát triển mới so với Kinh thi

- Sở Từ và Kinh thi được ví như hai cô gái đẹp (Sở Từ bí ẩn – Kinh thi mộc mạc, dễ hiểu) “Mạc bất đồng tổ Phong Tao” (Thẩm Ước thời

Tề Lương)

- Sở Từ có tác giả (viết rất hay là Sở Ngọc), Kinh thi thì không.

- Được Khất Nguyên sáng tác dựa trên ca dao nước Sở

- Một trong những nhà thơ yêu nước sâu đậm nhất trong lịch sử TQ

- Tác phẩm Khất Nguyên gồm thơ, từ, phú gọi chung là Sở Từ

- Hoài Sa là bài phú được làm trước khi Khất Nguyên mất.

Trang 3

“Ly Tao”

- 373 câu, 2490 chữ, là thiên trường thi đầu tiên trong lịch sử thơ ca TQ

- Cảm hứng chủ đạo: thơ trữ tình, nỗi niềm cay đắng khi khát vọnglàm giàu mạnh cho đất nước bị vùi dập, nhân cách bị bôi nhọ, nhưngtinh thần bất khuất, thà chết bảo toàn khí tiết

Phân loại: 3 phần

- P1: nghệ thuật ẩn dụ, khoa trương: gia thế và cuộc đời cuộc đờimình, sự tu dưỡng bản thân, hoài bão xây dựng đất nước

- P2: nghệ thuật: đậm màu sắc lãng mạn, phóng đại, thần thoại

- P3: đi tìm thầy bói mâu thuẫn trong tâm trạng nhà thơ

 Là bài thơ “vô tiền khoáng hậu”

Là biểu tượng của thi ca Màu sắc lãng mạn: thần thoại, truyềnthuyết, nhân vật lịch sử, thầy bói, mây, núi, sông, hoa, cỏ, thú vật…

3 TẢN VĂN THỜI CHIẾN QUỐC

a Tản văn lịch sử (văn ký sự)

- Tả truyện: viết tắt của Tả Thị Thu Xuân truyện do Tả Khâu Minh người nước Lỗ dựa theo bộ Xuân Thu (Khổng Tử) và 1 số sử liệu khác

viết Tố cáo chiến tranh phi nghĩa

- Tào Uế luận chiến, Quốc ngữ, Chiến quốc sách.

- Nghệ thuật: Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, lối văn phóng

túng, uyển chuyển, vận dụng truyện ngụ ngôn: Duật bạng tương tranh (Ngao cò tranh nhau), ngư ông đắc lợi, Ngọa xà thiêm phúc (Vẽ rắn thêm chân), Cáo mượn oai hổ, Mất dê mới lo sửa chuồng…

- Trong Chiến quốc sách: Mạnh Thường Quân là tướng quốc nướcTề

b Tản văn chư tử (văn nghị luận của các triết gia)

- Thời kỳ của Bách gia tranh minh và Bách gia chư tử.

- Luận ngữ : ghi lại lời nói và hoạt động Khổng Tử (miếu Khổng ởKhúc Phụ) và một số học trò của ông Gồm 20 thiên, thể ngữ lục (vănxuôi thời cổ) Ủng hộ lợi ích tập đoàn tộc thống trị, tôn trọng đẳng cấp,hiền tài, đưa ra chính sách đứng đắn về GD, NT

- Mạnh Tử : 7 chương, do Mạnh Kha soạn (học trò Khổng) Sử dụngnhiều ngụ ngôn, tỷ dụ, văn hùng biện, dí dỏm, giàu sức thuyết phục(cùng với Trang Tử mang tính VH rõ nét nhất)

- Mặc Tử: người nước Lỗ, ghi lại học thuyết của Mặc Địch, lập pháiMặc gia, cạnh tranh ảnh hưởng với Nho gia đương thời Đại biểu cholợi ích nông dân, tiểu thủ công, thương nghiệp “Thượng chất” không

“thượng văn”

Trang 4

- Trang Tử: Trang Chu soạn (cùng thời Mạnh Tử), triết học nhưngkhông khô khan, nặng nề, giàu ý vị văn học Sách Trang Tử (Nam HoaKinh) là bộ sách tiêu biểu cho thành tựu cao nhất của văn xuôi TiênTần.

- Sản phẩm phương Bắc: Khổng – Mạnh Sản phẩm phương Nam:Trang Tử và Ly Tao

II VĂN HỌC ĐỜI TẦN – HÁN

Bối cảnh xã hội

- Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn Nho”, chính sách ngu dân và luật

pháp nghiêm khắc thống trị đất nước (tồn tại 15 năm)

- Nhà Hán lên thay “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” của

Đổng Trọng Thư khác với Khổng: hoàn toàn mang tư tưởng thống trịcủa nhà nước

Thành tựu văn học thời Hán

1 PHÚ (từ phú)

- Lấy sự khoa trương và phô diễn làm đặc trưng

- Giả Nghị - Tư Mã Tương Như

2 THƠ CA NHẠC PHỦ

- Là Kinh thi thời Hán

- Phản ánh cuộc sống: Phụ bệnh hành, Cô nhi hành.

- Thi ca kể chuyện: Diễm ca hành.

- Mạch Thượng Tang: còn có tên Diễm ca La Phu hành, nói về cô

gái tên Tần La Phu.

-Khổng Tước Đông Nam Phi: số phận bi đát của người phụ nữ

trong xã hội phong kiến

3 SỬ KÝ

 Tư Mã Thiên: tự Tử Trường

- 10t: Học với Đổng Trọng Thư, Khổng An Quốc ở Trường An

- 20t: đi chu du, bị họa Lý Lăng (chịu 1 trong 5 hình phạt thảm khốc thờicổ)

Trang 5

- Thư : kiến thức chuyên môn: gồm 8 thư: Lễ, Nhạc, Luật, Lịch, Thiênquan, Phong thiện thư (cúng bái), Hà cừ thư (sông đào), Bình chuẩnthư.

- Thế gia : truyện kí về các nhân vật được thờ cúng nhiều đời như Khổng

Tử, Trần Thắng (mang nhiều tính văn học)

- Liệt truyện : ghi chép nhân vật không ghi ở Bản kỷ và Thế gia (mangnhiều tính văn học)

Ưu điểm:

- Phê phán không ca ngợi

- Lấy con người là trung tâm ghi chép lịch sử

- Quan điểm duy vật và khoa học: không coi mệnh vua là mệnh trời

- Ý thức hoạt động của nhân vật

- Kể theo ngôi 3, kể như thật, đầy kịch tính

- Kết cấu chuyện kể: liên hoàn, truyện trong truyện (trung khung) -> mắtxích

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Hàng nghìn nhân vật, nghiêng về bi kịch anh hùng (sức phản kháng củatác giả)

- Miêu tả tính cách nhân vật qua: ngoại hình - hành động bộc lộ tính cách

- do hoàn cảnh sống của nhân vật – đối thoại bộc lộ tính cách (LưuBang, Hạng Vũ, Trần Tiệp…) – đặt trong sự đối lập với nhân vật khác

Nghệ thuật ngôn từ:

- Viết theo lối văn viết sách

- Trích dẫn lối nói quần chúng

- Dùng tục ngữ, phương ngôn

_

* Nhân vật chính trong Hồng môn yến: Phàn Khoái.

* Sở vương: Hạng Vũ (người nước Sở)

* Bái Công: Lưu Bang

* “Nếm mật nằm gai”: nói về Việt vương Câu Tiễn

* Lã Bất Vi làm nghề: thương nhân

* Kinh Kha: người nước Yên – chịu ơn thái tử Đan nước Yên, hànhthích Tần Thủy Hoàng

Trang 6

III VĂN HỌC NGỤY TẤN – NAM BẮC TRIỀU

Thời kì này sử gọi là Nam Bắc Triều hoặc Lục Triều Phật giáo vàLão Trang được ưa chuộng, đạo Nho không được tôn sùng nữa

Ngụy Tấn: phát triển thơ Nam Bắc Triều: phát triển văn phêbình

1 THI VĂN KIẾN AN

Đại biểu: 3 cha con họ Tào, Kiến An thất tử (Khổng Dung, Trần Lâm,Vương Xán, Từ Cán, Nguyễn Vũ, Ứng Xướng, Lưu Trinh), Thái Diễm(tự Văn Cơ)

 Tào Tháo : Bắc Ngụy

- Sinh ra trong đại gia tộc của tập đoàn hoạn quan nhưng chống lạihoạn quan => sự khác thường Là nhà chính trị, quân sự tài ba

- Thơ: Giới lộ, Cảo lý hành, Thiện tai hành Gắn bó với thơ ca dân

gian Ngôn ngữ ít hoa mỹ, chất phác, mạnh mẽ, nội dung sâu xa Mô tảnhững gì hùng vĩ

- Sáng tác bộc lộ cá tính, tư tưởng của ông

- “Tổ sư cải tạo văn chương” (Lỗ Tấn)

- Văn xuôi của ông đặc sắc

 Tào Phi :

- Làm hoàng đế lấy quốc hiệu là Ngụy

- Yêu văn học: thơ uyển chuyển, tinh tế, thanh nhã

- Yên ca hành rất nổi tiếng: tâm trạng người phụ nữ mong nhớ chồng đi

chinh chiến

- Là nhà phê bình văn học đầu tiên trong lịch sử phê bình văn học TQ

 Tào Thực :

- Em trai Tào Phi

- Một trong 10 đại văn hào TQ

- Người lưu tác phẩm nhiều nhất

- Nhà thơ nổi tiếng nhất thời Ngụy

- Văn thơ phản ánh cuộc đời Thơ đầy tình cảm nhưng “không rờichất ca dao đồng quê”

Trang 7

2 THI VĂN TÂY TẤN

Tiêu biểu: Lục Cơ (tự Sĩ Hành)

- Thơ quý tộc, trang nhã, hoa mỹ

- Điếu Ngụy Võ Đế Văn (Tào Tháo), Biện Vong Luận, Hào Sĩ Phú Tựa…

3 THI VĂN ĐÔNG TẤN

Đào Uyên Minh (Đào Tiềm) – tự Nguyên Lượng, Uyên Minh hayTiềm, hiệu Ngũ Liễu tiên sinh

- Nhà thơ kiệt xuất thời Đông Tấn + Ngụy Tấn Nam Bắc Triều

- Thơ có ảnh hưởng: thơ điền viên Lấy tư tưởng Lão Trang làm cốt

lõi Lãng mạn không phải thi ca hiện thực

- Thơ ca: giản dị, tự nhiên, nhưng tinh luyện Thơ tinh tế nhưng tĩnh lặng

- Tư tưởng thỏa hiệp với cái ác, không thích đấu tranh

- Văn xuôi: nổi tiếng nhất: Đào hoa nguyên ký.

- Phú: Qui khứ lai từ.

4 PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp:

- Lưu Hiệp chịu ảnh hưởng của Nho và Phật giáo sâu sắc

- Phương pháp viết văn, bàn đến nguyên tắc cơ bản của văn chương

- Gồm 50 chương

- Tư tưởng: kết hợp quan niệm truyền thống và trào lưu tư tưởng thời đại

- Nhấn mạnh cái đẹp văn học, thể hiện quan niệm cá nhân

Thi Phẩm của Chung Vinh:

- Bàn thơ ngũ ngôn Gồm 2 phần:

- Phần tổng luận: quan điểm tác giả về thi ca đương đại

-Phần chính: phân tích thơ của 120 tác giả, phê bình hay, dở, ưu,khuyết từng nhà thơ

- Cách phê bình rất thoáng không gò bó như Kinh học Là thủy tổ của thithoại TQ

IV VĂN HỌC ĐỜI ĐƯỜNG

Thành tựu: thơ Đường, tiểu thuyết, truyền kì, tản văn, từ…

THƠ ĐƯỜNG

Là thành tựu lớn nhất thời Đường với Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,Vương Duy

Trang 8

* Thi tiên Lý Bạch – Thi thánh Đỗ Phủ - Thi sư Bạch Cư Dị - Thi Phật

Vương Duy

Nguyên nhân phát triển:

- Chế độ thi cử được coi trọng đặc biệt là thơ ca

- Tiếng nói quần chúng rộng rãi

- Giải phóng tư tưởng: tam giáo đồng nguyên

- Nghệ thuật phát triển: âm nhạc, hội họa, vũ đạo

Đặc điểm thơ Đường:

- Đội ngũ thi nhân mở rộng: quan liêu, nhân sĩ bình dân, hòa thượng,đạo sĩ, kỹ nữ…

- Phản ánh sinh hoạt trong xã hội của thơ Đường được mở rộng

- Đa dạng hóa về phong cách nghệ thuật

- Sự hoàn thiện về hình thức, thể thơ

 Thơ Đường giàu sinh khí, có nhiều tinh thần sáng tạo mới

mẻ, vượt khỏi sự trói buộc của cung đình và quý tộc, đáp ứng nhu cầunhiều giai tầng xh

Quá trình phát triển:

Sơ Đường :

- Tứ Kiệt : Vương Bột, Dương Quýnh, Lạc Tân Vương, Lô Chiếu

Lân: âm thanh khởi đầu đời Đường

- Trần Tử Ngang: sống thời Võ Tắc Thiên, là người thúc đẩy sự nghiệpcủa Tứ Kiệt

- Đăng U Châu đài ca là bài thơ rất nổi tiếng của Trần Tử Ngang.

- Đặng Vương Các của Vương Bột là 1 trong những bài thơ Đường hay

nhất

Thịnh Đường : thời kì cực thịnh triều Đường.

- Có Lý Bạch, Đỗ Phủ: đại thụ thơ ca

- Cao Xương Linh, Cao Thích, Sầm Tham, Trương Cửu Linh,

Vương Chi Hoán, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Thôi Hộ (Đề đô thành Nam trang), Thôi Hiệu (Hoàng Hạc lâu),…

- Thơ: hồn nhiên, hoa mỹ không quá mức, tinh tế, tế nhị, lưu loát,mới mẻ không cầu kỳ…

Trung Đường : triều Đường vào thời kỳ suy thoái.

- Thơ ca có quan hệ chặt chẽ với sự chính trị

- Chia thành 2 trường phái:

1 Bạch Cư Dị, Trương Tịch, Nguyên Chẩn, Lý Thân: miêu tảhiện thực đời sống người dân

2 Thơ cầu kỳ, đẽo gọt

Trang 9

- Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên (tản văn + thơ), Lý Hạ, Giả Đảo, Tiết

Đào (nhà thơ nữ) có tập thơ Cẩm Giang tập.

- Tiết phụ ngâm – Trương Tịch.

Vãn Đường : nhà Đường lung lay suy sụp.

- Thơ làm cho người ta có cảm giác suy tàn

- Lý Thương Ần (tiểu Lý) với Đăng lạc du nguyên; Đỗ Mục (tiểu

Mục); Ôn Đình Quân

* 4 đề tài lớn:

Biên tái – khuê oán:

- Miêu tả chiến tranh biên cương, khi hào hùng, khi buồn thương

+ Biên tái: biên cương – địa tái

- Thơ nói về đánh trận

- Cảm hứng: chí nam nhi tung hoành 4 phương

- Tư tưởng: Nho giáo

- Lũng tây hành – Trần Đào.

- Lương châu từ – Vương Xương Linh (hay nhất của Vương Hàn).

- Quan san nguyệt, Tư biên – Lý Bạch.

- Phùng nhập kinh sứ – Sầm Tham.

- Yên ca hành, Tái hạ khúc – Cao Thích.

+ Khuê oán:

- Chiến tranh và nghĩa vụ ≠ hạnh phúc

- Khuê oán – Vương Xương Linh.

Sơn thủy – điền viên

- Miêu tả tự nhiên + tư tưởng xuất thế (Phật + Lão)

- Kế thừa Tạ Linh Vận (Sơn thủy) và Đào Uyên Minh (điền viên)

+ Sơn thủy:

- Miêu tả thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, tư tưởng xuất thế, tư tưởng duhiệp của Mặc gia Tiêu biểu: Lý Bạch, Trương Kế, Vương Duy (cócông lớn nhất), Mạnh Hạo Nhiên, Chử Quang Hy,…

- Phong kiều dạ bạc – Trương Kế.

- Xuân hiểu – Mạnh Hạo Nhiên.

- Điểu minh giản – Vương Duy

+ Điền viên: xuất phát từ Đào Uyên Minh, chịu ảnh hưởng Lão Trang

- Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương.

 Vịnh sử: những di tích lịch sử, địa danh và nhân vật, chi tiếtlịch sử => bộc lộ cảm khái lịch sử, thời thế, con người

Tình yêu

** Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Trang 10

Giang phong như hỏa đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Tâm trạng lữ khách cô độc Miêu tả không gian u buồn tĩnh lặng

- Điển tích: Cô Tô – thành Tô Châu có bến Phong Kiều, có chùa Hàn Sơn

Các thể thơ trong Đường thi

Có hai loại chính: cổ thể và kim thể

+ Cổ thể gồm nhạc phủ, cổ phong: thơ tự do

+ Kim thể: ngũ ngôn (5 chữ), thất ngôn (7 chữ) Mỗi loại lại có 2thể nhỏ là tuyệt cú và luật thi

Tuyệt cú (tứ tuyệt): thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Mỗi bài 4 câu

- Câu 1: phá – câu 2: thực – câu 3: luận – câu 4: kết

- Ngũ ngôn tứ tuyệt : Điểu minh giản (Vương Duy), Xuân hiểu (Mạnh

Hạo Nhiên), Giang tuyết.

- Thất ngôn tứ tuyệt : Lương châu từ (thơ biên tái) – Vương Hàn

Luật thi (bát cú): thất ngôn bát cú và ngũ ngôn bát cú.

- Mỗi bài 8 câu

- Câu 1, 2: phá, không cần đối – Câu 3, 4: thực, phải đối – Câu 5, 6: luận, phải đối – Câu 7, 8: kết, không đối.

- Phối âm thanh theo chiều dọc bài thơ: chữ thứ 2 của từng câu: 1 –

8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 phải cùng âm bằng hoặc trắc

- Các câu phải đối âm nhau: vd: 1 – 8 bằng, 2 – 3 trắc

2 Luật:

- Phối âm thanh theo chiều ngang: chữ thứ 2, 4, 6 của mỗi câu phảiđối nhau theo B – T – B hoặc T – B – T

- Câu trên phải đối với câu dưới: 1 – 2, 3 – 4, 5 – 6, 7 – 8

Niêm và luật tạo nên nhịp điệu cân đối và tính nhạc

3 Vận: vần, thường là vần bằng, vần trắc bị xem là không

chính quy

4 Đối: đối về âm thanh (niêm, luật), đối về từ loại, đối về ý:

Câu 1, 2: phá, không cần đối Câu 3, 4: thực, phải đối

Câu 5, 6: luận, phải đối Câu 7, 8: kết, không đối

Trang 11

4 Lạp cự thành hôi, lệ thủy can => ngọn nến tắt rồi >< nước mắt

vẫn chảy

T B T

5 Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải hiểu: buổi sáng kính: động từ

T B T mấn:danh từ

6 Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn dạ: ban đêm ngâm: động

từ

B T B quang:danh từ

7 Bồng lai thử dạ vô đa lộ

B T B

8 Thanh điểu ân cần vi thám khan.

T B T

Điển tích: - Thanh điểu: chim xanh

- Câu thứ 3: Nguyễn Du chỉ những mối tình khó dứt

Đa số bài luật thi: 4 hoặc 6 câu đầu tả cảnh; 4 hoặc 2 câu cuối tả tình

LÝ BẠCH Cuộc đời

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ Sống thời thịnh Đường

- 3 lần đi viễn du 42 tuổi thì nhờ Ngô Quân tiến cử vào cung

- Ôm mộng giúp nước nhưng luôn gặp thất bại

Trang 12

Thất bại 1: xin vua cho ra khỏi cung

Thất bại 2: Loạn An Sử, tham gia quân đội Lý Lân – thất bại, ông

bị bắt và bị đày xuống Giang Nam, 2 năm sau nghe Sử Triều Nghĩa con

Sử Tư Minh dấy binh, Lý Bạch xung phong đầu quân, tuổi già, sức yếu

đi nửa đường thì bệnh đành quay về rồi qua đời sau đó

- Lý Bạch là lão Lý phân biệt với Lý Thương Ẩn là tiểu Lý.

Tư tưởng

- Phức tạp, không thuần nhất Pha trộn Nho (Khổng), Đạo (LãoTrang) và du hiệp

Nội dung thơ ca

Thơ Lý Bạch nói về trăng, cõi tiên, rượu, kiếm => cái tôi và khát vọng

cá nhân

1 Khát vọng, hoài bão cá nhân

- Nói lên tâm tình u uất, cá nhân được xây dựng thành trung tâm mọi vấnđề

- Tìm quên trong tư tưởng giận đời, về với thiên nhiên của Đạo gia

Bất mãn hiện thực

2 Lòng yêu đất nước, ca ngợi thiên nhiên (chùm thơ Sơn thủy)

- Sự động trong thơ ông : chủ động tiến vào vũ trụ

- 2 biểu tượng trong thơ : Sự chuyển động và trăng.

- Tái hiện nước non hùng vĩ, khẳng định con người trước vũ trụ bao la vôtận

- Tĩnh dạ tứ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay nhất, Nguyệt hạ độc chước.

3 Phản ánh hiện thực, phản kháng chế độ, lòng yêu thương con người - phụ nữ

- Con người trong thơ Lý Bạch là người đẹp – phụ nữ

- Ô thê khúc: chế giễu Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi.

- Xuân tứ (thuộc Khuê oán)

- Thể hiện nỗi cô đơn người của phụ nữ: Ô dạ đề, Tý dạ ngô ca, Đảo y thiên, Trường can hành, Giang hạ hành…

- Thái liên khúc chịu ảnh hưởng của Lạc thần khúc (của Tào Thực)

Nghệ thuật thơ ca

- Sống thời luật thi nhưng ít làm luật thi

- Làm thơ không tuân theo luật thi

- Phong cách “anh nhi” -> thơ sôi nổi, phóng khoáng, phá cách hợp

người trẻ

- Thơ ông lãng mạn, tích cực

Trang 13

- Đặc điểm thơ tự nhiên, không khuôn sáo, ngôn ngữ không cần gọtgiũa mà vẫn mới mẻ đầy sức sống.

- Phương diện sáng tạo hình tượng: * (thành công rực rỡ)

Hình tượng trong thơ mang tầm vóc vũ trụ, to lớn, hiên ngang, khỏemạnh, khẳng khái

Nhân vật: lành mạnh, vui vẻ, dũng mãnh, bồng bột

- Chịu ảnh hưởng nhà thơ ngông: Lưu Linh

- Thích nhắc đến những con số

*Lý Bạch đem đến cho thơ Đường:

- Sự bay bổng của trí tưởng tượng

- Tiếp thu trọn vẹn cái hay của Hán Từ

- Nội dung khoáng đạt, phong phú, ngông cuồng, khí phách lữ hiệp tựathần tiên

Kết quả của dòng máu du mục, 1 cuộc đời thần tiên, du hiệp khách 1

tung hoành gia, 1 đạo gia bất cần thế sự, bất chấp lễ nghi

Mặt tích cực của thơ thịnh Đường

ĐỖ PHỦ

Cuộc đời

- Tự Tử Mỹ (Đỗ Tử Mỹ) Sinh trong thời Khai Nguyên Thiên Bảo

lúc nhà Đường chuyển từ thịnh sang suy.

- Chịu ảnh hưởng Nho giáo sâu đậm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiênhạ

- Sống như những người dân cùng khổ nhất -> người đời sau gọi

ông là nhà thơ dân đen Đỗ Phủ là lão Đỗ phân biệt với Đỗ Mục là tiểu Đỗ.

Nội dung thơ ca

Đỗ Phủ là một bản bi ca thời loạn

Trang 14

1 Cuộc sống xa hoa phung phí của bọn thống trị đối lập với

sự nghèo đói của nhân dân lao động: Lệ nhân hành – Phó Phụng Tiên.

2 Miêu tả chân thực chiến tranh phi nghĩa

- Binh xa hành.

- Trong Loạn An Sử: 2 nhóm thơ nổi tiếng là Tam lại và Tam biệt.

*Tam lại: Tân an lại, Đồng quan lại, Thạch hào lại.

*Tam biệt: Tân hôn biệt, Thùy lão biệt, Vô gia biệt.

3 Tấc lòng vì nước, vì dân

- Là nhà thơ chính trị vĩ đại Nỗi buồn cá nhân gắn với nỗi buồn đất nước

Tư tưởng yêu nước gắn với dân, thương dân, đồng tình với dân

- Hựu trình Ngô lang.

Nghệ thuật thơ ca

- 1400 bài

- Thể loại : tự thuật theo thể ngũ ngôn cổ thi như Phó Phụng Tiên, Bắc Chinh.

- Theo thể nhạc phủ dân ca: Binh xa hành, Tam lại, Tam biệt.

- Đề tài: trong lịch sử, truyền thuyết, thần thoại: mô tả những vấn đề xãhội

- Hình tượng : mang tính chất trầm uất đốn tỏa (do bị ức chế của lý trí)

- Dựng được hình tượng, hoàn cảnh điển hình

- Ngôn ngữ : có tính hiện thực, chất phác, tinh luyện

Đỗ Phủ cho người đọc thấy được mặt tiêu cực của thịnh Đường sangtrung Đường

Là nhà thơ của dân đen (sống vì dân đen) Được tôn là Thi thánh, Thisử

Là người đầu tiên chỉ trích tô thuế -> đứng về phía nhân dân

Thơ Đỗ Phủ phản chiến tranh ->thơ ca tiến bộ

Ông vua không ngai của khu vườn luật thi (Phan Ngọc)

Lý Bạch cao, Đỗ Phủ sâu, Bạch Cư Dị sắc

Thơ ca Đỗ Phủ => “Vượt” Vượt xa truyền thống thơ ca từ trước đến

nay

BẠCH CƯ DỊ

Cuộc đời

- Tự Lạc Thiên, người Thiểm Tây Sinh thời trung Đường.

- Làm quan hơn 40 năm thanh liêm, chính trực

- thơ: gần 3000 bài

Ngày đăng: 22/06/2017, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w