Giáo án chuẩn và chi tiết giúp học sinh: Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng của Trương Phi, cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp của ba anh em Lưu, Quan, Trương – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa. Giúp cho học sinh củng cố được kĩ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin; Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. Giúp cho học sinh cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích, biết quý trọng tình cảm anh em, sống chung thủy với bạn bè.
Trang 1Ngày soạn: 10/03/2015
Tiết 79: Đọc văn
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)
LA QUÁN TRUNG
A Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách bộc trực, nóng nảy, ngay thẳng của Trương Phi, cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp của ba anh em Lưu, Quan, Trương – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa
- Giúp cho học sinh củng cố được kĩ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin; Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
- Giúp cho học sinh cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích, biết quý trọng tình cảm anh em, sống chung thủy với bạn bè
B Phương pháp:
Giáo viên kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, trao đổi, phân tích, thảo luận nhóm, tích hợp
C Tiến trình:
1 Ổn định lớp: (5 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: không
3 Bài mới:
∗ Giới thiệu bài: (1 phút) Các em thân mến! Mỗi quốc gia đều có một nền văn học mang đậm bản sắc và dấu ấn riêng Nếu như văn học Hy Lạp tự hào vì có sử thi Ô đi xê, văn học Ấn Độ cổ đại tự hào vì có Ramayana, thì văn học Trung Quốc tự hào vì có kho tiểu thuyết Minh Thanh đồ sộ và có giá trị Trong đó tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung là tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị quân sự, lại mang tính nhân văn sâu sắc
Bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu một trong những đoạn trích tiêu biểu của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, đó là đoạn trích Hồi trống Cổ Thành
∗ Tổ chức dạy: (34 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu chung (15 phút)
GV chuyển ý: Trước khi đi vào bài mới
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi nét về
tác giả La Quán Trung và tác phẩm “Tam
Trang 2GV hỏi: Em nào có thể trình bày những
nét cơ bản nhất về tác giả La Quán
Trung?
HS trả lời GV nhận xét và chốt lại ý
chính
a Cuộc đời:
- La Quán Trung ( 1330- 1400?)
tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân,
người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây
- Ông là người có nguyện vọng
phò vua giúp nước nhưng bất đắc chí
- Tính tình cô độc, lẻ loi, thích
ngao du
b Sự nghiệp:
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tam
quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều
chính truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn
nghĩa, Bình yêu truyện,…
- La Quán Trung là người đầu tiên
có đóng góp xuất sắc cho trường phái
tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở
Trung Quốc
GV cho HS xem bản đồ thời Tam quốc
GV hỏi: Em nào có thể khái quát những
nét cơ bản nhất về tác phẩm “Tam quốc
diễn nghĩa”?
HS trả lời GV nhận xét và chốt lại
GV giới thiệu về tác phẩm Tam quốc
diễn nghĩa:
Khi đó đất nước hình thành thế
chân vạc: Bắc Ngụy có Tào Tháo, Tây
Thục có Lưu Bị và Đông Ngô có Tôn
Quyền Sau đó vì nhiều lý do, lần lượt
1 Tác giả: (Sgk)
→ La Quán Trung là người đầu tiên
có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc
2 Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”:
- Thể loại: tiểu thuyết lịch sử
- Ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), dựa trên những câu chuyện Tam quốc lưu truyền trong nhân dân
- Gồm 120 hồi, kể lại cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy, Thục, Ngô trong gần 100 năm
Trang 3những người đứng đầu đều chết Ngụy,
Thục, Ngô dần dần lụi tàn Cuối cùng Tư
Mã Viêm một viên tướng nước Thục
thống nhất đất nước lập ra nhà Tấn Tác
phẩm được coi là một trong bốn bộ tiểu
thuyết kinh điển của tiểu thuyết Minh
Thanh
GV chuyển ý: Trở lại với bài học, ta cùng
tìm hiểu đoạn trích “Hồi trống Cổ
Thành”
GV giới thiệu về đoạn trích
GV kể lại một cách vắn tắt nguyên nhân
dẫn đến sự thất lạc giữa 3 anh em kết
nghĩa Trương Phi, Lưu Bị và Quan Công
nên từ đó mới xuất hiện hồi thứ 28 này
Đọc truyện Tam quốc diễn nghĩa,
ta thấy Lưu Bị quả là tuyệt nhân, Quan
Công tuyệt nghĩa, còn Trương Phi mặc
dù cương trực, phục thiện nhưng tính
tình lại có phần nóng nảy, thô lỗ Ba
người, ba tính cách khác nhau, ấy vậy mà
họ lại mang trong mình cùng một chí
hướng đó là tìm kiếm một minh chủ vừa
có tài, có đức, cống hiến hết sức mình,
mang lại ấm no cho nhân dân Thế nên,
tại Đào viên họ đã bày tiệc kết nghĩa,
nguyện: dù không sinh cùng ngày, cùng
tháng, cùng năm nhưng nguyện chết
cùng năm, cùng tháng, cùng ngày Từ đó
họ gắn bó với nhau cho đến lúc chết
Trước hồi 28, ba an hem Lưu,
Quan, Trương thấy Tào Tháo là anh hùng
nên nương nhờ, chọn làm minh chủ
Nhưng sau đó nhận ra bản chất gian
hùng của Tào Tháo, ba anh em tìm cách
bỏ đi Tháo cho quân đuổi đánh, ba anh
3 Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”:
Thuộc hồi 28: Chém Sái Dương, anh
em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên
Trang 4em mỗi người một ngả Lưu Bị sang
Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn
Quan Công vì phải hộ tống hai chị dâu
nên tạm hàng Tào Tháo với hai điều
kiện: hàng Hán chứ không hàng Tào, hễ
nghe tin anh ở đâu sẽ đi ngay Tào Tháo
vốn quý mến Quan Công nên tìm mọi
cách để mua chuộc Nhưng Quan Công
vừa nghe tin Lưu Bị ở Viên Thiệu lập tức
trả hết mọi thứ, lên đường đi tìm anh
Quan Công vượt qua 5 cửa quan, bất ngờ
gặp Quan Công ở Cổ Thành
GV chuyển ý: Và cuộc gặp gỡ của 2 anh
em Quan – Trương diễn ra như thế nào,
chúng ta hãy cùng tìm hiểu đoạn trích
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc – hiểu văn bản (19 phút)
GV hỏi: Em nào có thể tóm tắt đoạn trích
Hồi trống Cổ Thành?
HS trả lời GV chốt ý
Tóm tắt đoạn trích theo những sự việc
chính sau:
- Quan Công đến Cổ Thành
- Trương Phi kết tội Quan Công
- Sái Dương xuất hiện
- Em đánh trống, anh chém đầu
tướng giặc
- Anh em đoàn tụ
GV chuyển ý: Tiếp theo chúng ta cùng đi
phân tích tác phẩm
GV hỏi: Em nào cho cô biết đoạn trích
có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân
vật chính?
HS trả lời GV chốt ý
Đoạn trích có 9 nhân vật ( Châu Thương,
Quan Công, Trương Phi, người địa
phương, Tôn Càn, Cam phu nhân, Mi
II Đọc – hiểu văn bản:
1 Đọc – tóm tắt:
2 Phân tích:
Trang 5phu nhân, Sái Dương, tên lính của Sái
Dương) Nhân vật chính nổi bật là
Trương Phi ( Quan Công chỉ là nhân vật
phản chiếu để làm nổi bật Trương Phi)
GV chuyển ý: Chính vì vậy, để tìm hiểu
đoạn trích chúng ta sẽ xoáy sâu vào tìm
hiểu hai nhân vật: Trương Phi và Quan
Công Đầu tiên là nhân vật Trương Phi
GV trình bày đôi nét về lai lịch, ngoại
hình của Trương Phi và cho học sinh
xem hình ảnh nhân vật
Qua lời giới thiệu của tác giả:
Trương Phi họ Trương tên Phi, tự là Dực
Đức Người huyện Trác, vốn là một anh
hàng thịt, là em út trong bộ ba kết nghĩa
Về ngoại hình: Mình cao tám thước, đầu
như đầu báo, sắc mặt đen, hai mắt tròn
xoe, râu hùm hàm én, sức vóc hơn người,
tiếng nói như sấm sét
GV chuyển ý: Để tìm hiểu về Trương Phi
chúng ta hãy cùng xem xét xem những
hành động, trạng thái, lời nói của nhân
vật này được thể hiện như thế nào trong
đoạn trích?
GV cho thảo luận nhóm Chia lớp làm 4
nhóm tương ứng với 4 tổ (thời gian thảo
luận là 2 phút)
GV hỏi: Dựa vào diễn biến của câu
chuyện, em hãy tóm tắt những hành
động, trạng thái, lời nói của Trương Phi
- Khi nghe tin Quan Công đến
- Khi giáp mặt Quan Công
- Khi Sái Dương đến
- Khi Quan Công đã chém đầu Sái
Dương
Một nhóm trả lời Các nhóm còn lại nhận
xét, bổ sung thêm GV nhận xét và chốt ý
chính
2.1 Nhân vật Trương Phi:
∗ Khi nghe tin Quan Công đến:
Hành động: “chẳng nói chẳng rằng …
ra cửa Bắc”
→ Hành động nhanh, quyết liệt, thể
Trang 6GV bình giảng: Trương Phi cho rằng
Quan Công đã quên nghĩa “vườn đào”
xưa, trong lúc nguy nan bỏ anh theo giặc
Trương Phi trách Quan Công đã giúp
Tào Tháo giết chết Nhan Lương, Văn Xú
– những tướng giỏi thân cận bên cạnh
Lưu Bị nên Trương cho là bất nghĩa
GV bình giảng: Khi kết nghĩa vườn đào,
mặc dù Lưu Bị là anh cả nhưng với
Trương Phi và Quan Công Lưu Bị còn là
vị minh chủ đáng kính Tôi trung không
thờ hai chủ Tuy nhiên khi bị thất lạc Lưu
Bị, Quan Công không đi tìm anh mà lại
hàng Tào nên Trương cho là bất trung,
phản lại lý tưởng của ba anh em, phản lại
vị minh chủ - Lưu Bị
GV bình giảng: Tin tức không thông,
không hiểu rõ đầu đuôi sự việc, đồng
thời Trương Phi lại còn là người nóng
hiện thái độ rõ ràng → rất nóng nảy
∗ Khi giáp mặt Quan Công:
- Trạng thái: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngựơc”
- Hành động: “hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”
- Lời nói: xưng hô: mày (5 lần) – tao (3 lần) - thằng (1 lần) – nó (3 lần)
→ Thái độ đầy khinh bỉ như với kẻ thù
- Dùng lí lẽ buộc tội anh
Thứ nhất: bỏ anh → bất nghĩa
Thứ hai: hàng Tào → bất trung, hèn
Thứ ba: nhận phong hầu → tham vinh hoa
Thứ tư: đánh lừa em → gian
⇒ tai nghe
→ Kết luận về Quan Công: kẻ phụ nghĩa
Trang 7nảy, bộc trực, với quan điểm bất di bất
dịch: trung thần không thờ hai chủ, thà
chết chứ không chịu hàng chịu nhục
Trong con mắt của Trương Phi, Quan
Công đã là kẻ phản bội anh em, phản bội
lời thề kết nghĩa vườn đào cùng nhau
giúp nhà Hán Phi không thể hiểu và
không thể chấp nhận việc Quan Công
vâng lệnh Tào Tháo đến lừa bắt mình để
lập công nên đã đối xử với người anh kết
nghĩa như với kẻ thù
GV bình giảng: Hóa ra Trương Phi
không chỉ nóng nảy, đơn giản, mà còn
không dễ dàng tin người, mặc dù câu
chuyện đã chín phần đáng tin Mặt khác,
Phi là người khiêm tốn phục thiện Biết
lỗi, nhận lỗi chân thành Hành động khóc
lạy anh chứng minh điều đó
GV liên hệ: Trong cuộc sống khi có lỗi,
cần dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi chân
thành
GV hỏi: Qua những hành động đó, em có
nhận xét gì về tính cách của Trương Phi?
HS trả lời GV chốt ý
∗ Khi Sái Dương xuất hiện:
- Múa mâu đâm Quan Công
- Đánh trống thách thức anh
→ Sái Dương xuất hiện vừa thắt nút mà cũng mở nút cho mâu thuẫn
∗ Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương:
- Trương Phi vẫn chưa tin hẳn
- Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô
- Nghe lời kể của chị dâu → khóc, thụp lạy Vân Trường
→ Tính cách: Thận trọng, khôn ngoan, trung nghĩa và hết lòng phục thiện
⇒ Trương Phi dũng cảm, cương trực, trung nghĩa, suy nghĩ đơn giản Nóng nảy, thô lỗ
mà tinh tế và phục thiện Ông xứng đáng là
hổ tướng của nước Thục
⇒ Bằng tài hoa và những đặc sắc nghệ thuật, tác giả đã khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm
Trang 8GV bình giảng: Các em thân mến! Bằng
nghệ thuật miêu tả, tác giả đã khắc họa
rõ nét tính cách nhân vật Cho ta những
xúc cảm mãnh liệt về nhân vật Trương
Phi cũng như tạo cho tác phẩm những
điểm nhấn đặc sắc
GV hỏi: Vậy qua tiết học hôm nay, em đã
rút ra cho mình bài học gì?
HS tả lời GV liên hệ thực tế về tình yêu
quê hương đất nước, tình bạn
4 Củng cố và hướng dẫn học bài: (5 phút)
- Củng cố: bài tập trắc nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm từ 2 → 4 HS, có kèm theo phiếu học tập
GV yêu cầu: em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
“ Cùng với Thủy Hử, Tây Du Kí, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết … ở Trung Quốc thời Minh”
A Chiến tranh
B Chương hồi
C Tâm lí
D Thoại bàn
Câu 2: Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi bao nhiêu của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa?
Câu 3: Vì sao sau một thời gian thất lạc người anh kết nghĩa, khi gặp nhau Trương Phi lại vô cùng nổi giận?
A Vì trong thời gian thất lạc, Quan Công không liên lạc với Lưu Bị và Trương Phi
B Vì Quan Công không bảo vệ được hai chị dâu
Trang 9C Vì Trương Phi hiểu lầm Quan Công đã theo Tào Tháo, phản bội an hem.
D Vì Quan Công đã quên nghĩa vườn đào
Câu 4: Sự xuất hiện của Sái Dương ở Cổ Thành là?
A Vô lý
B Hợp lý
C Ngẫu nhiên và hợp lý
D Ngẫu nhiên
Câu 5: Phương pháp nghệ thuật nào được La Quán Trung sửu dụng để xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi?
A Miêu tả nội tâm nhân vật
B Miêu tả lời nói, hành động của nhân vật
C Miêu tả hình dáng nhân vật
D Đáp án A và C
Đáp án:
1B 2C 3C 4C 5B
- Hướng dẫn học bài:
Bài vừa học: Tóm tắt tác phẩm Nắm được một số nét chính về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Nắm rõ tính cách con người Trương Phi
Bài sắp học: Soạn bài “Hồi trống cổ thành” (phần còn lại) và bài Đọc thêm “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” theo các câu hỏi:
Câu 1: Khi đến Cổ Thành, Quan Công đã gặp phải tình huống như thế nào và xử sự ra sao?
Câu 2: Ý nghĩa của tiếng trống trong tác phẩm
Câu 3: Em hãy tìm và phân tích những hành động, tâm trạng của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo?
Câu 4: Tào Tháo đã có những hành động và mục đích gì với Lưu Bị?