Bài 1:Giả sử nhà máy A sử dụng cát trắng được khai thác ven sông Cả và sử dụng phế liệu (thuỷ tinh vỡ) để sản xuất kính. Mức chi phí biên khi sản xuất kính bằng cát được biểu diễn bằng hàm: MC1 = 1 Q1 và chi phí biên khi sản xuất kính bằng phế liệu được biểu diễn bằng hàm: MC2 = 5 + 0,5Q2.Bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ cát và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ phế liệu tái chế trong các trường hợp sau:a Đường cầu có dạng: P = 203 – 13 (Q1 + Q2)b Đường cầu có dạng: P = 503 – 13 (Q1 + Q2)c Đường cầu có dạng: P = 1103 – 13 (Q1 + Q2)Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa Cầu thị trường với việc khai thác tài nguyên, tái sử dụng và tái chế. Biết Q là số sản phẩmđơn vị tính là ngàn m2; P là giá chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm.d Trong trường hợp chi phí xã hội để loại bỏ rác thải (thủy tinh vỡ) tăng theo thời gian thì chi phí tái chế (sản xuất thủy tinh từ thủy tinh vỡ) có tự động tăng theo không? Tại sao?Ở đây, câu hỏi chỉ đề cập đến vấn đề Chi phí xã hội để loại bỏ thủy tinh vỡ tăng, ko đề cập đến lượng hàng hóa Q tăng. Nên giải thích là MC tăng như hôm trước là sai.Đáp án: Khi chi phí xã hội để loại bỏ thủy tinh vỡ tăng, sẽ có 2 trường hợp xẩy ra: Nguyên liệu đầu vào cho việc tái chế thủy tinh giảm giá hoặc = 0; nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích tái chế (= trợ cấp, trợ giá,…). Nên chi phí tái chế sẽ giảme Trong trường hợp, ngành xây dựng hướng tới “kiến trúc xanh” (các ngôi nhà được kiến trúc nhiều kính để giảm sử dụng điện) làm cầu thị trường đối với kính tăng lên nhiều. Khi đó nhà máy máy A sẽ có xu hướng sử dụng nguyên liệu như thế nào?
Trang 1HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP PHẦN 1 DẠNG BÀI TẬP A:
Bài 1:
Giả sử nhà máy A sử dụng cát trắng được khai thác ven sông Cả và sử dụng phế liệu (thuỷ tinh vỡ) để sản xuất kính Mức chi phí biên khi sản xuất kính bằng cát được biểu diễn bằng hàm: MC1 = 1 Q1 và chi phí biên khi sản xuất kính bằng phế liệu được biểu diễn bằng hàm: MC2 = 5 + 0,5Q2
Bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ cát và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ phế liệu tái chế trong các trường hợp sau:
a/ Đường cầu có dạng: P = 20/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
b/ Đường cầu có dạng: P = 50/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
c/ Đường cầu có dạng: P = 110/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa "Cầu thị trường" với việc khai thác tài nguyên, tái
sử dụng và tái chế Biết Q là số sản phẩm-đơn vị tính là ngàn m2; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm.
d/ Trong trường hợp chi phí xã hội để loại bỏ rác thải (thủy tinh vỡ) tăng theo thời gian thì chi phí tái chế (sản xuất thủy tinh từ thủy tinh vỡ) có tự động tăng theo không? Tại sao?
Ở đây, câu hỏi chỉ đề cập đến vấn đề Chi phí xã hội để loại bỏ thủy tinh vỡ tăng, ko
đề cập đến lượng hàng hóa Q tăng Nên giải thích là MC tăng như hôm trước là sai Đáp án: Khi chi phí xã hội để loại bỏ thủy tinh vỡ tăng, sẽ có 2 trường hợp xẩy ra: Nguyên liệu đầu vào cho việc tái chế thủy tinh giảm giá hoặc = 0; nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích tái chế (= trợ cấp, trợ giá,…) Nên chi phí tái chế sẽ giảm e/ Trong trường hợp, ngành xây dựng hướng tới “kiến trúc xanh” (các ngôi nhà được kiến trúc nhiều kính để giảm sử dụng điện) làm cầu thị trường đối với kính tăng lên nhiều Khi đó nhà máy máy A sẽ có xu hướng sử dụng nguyên liệu như thế nào?
Bài 2:
Người ta sử dụng quặng tinh hoặc vật liệu tái chế để sản xuất 1 loại sản phẩm Mức chi phí biên khi sản xuất bằng quặng tinh được biểu diễn bằng hàm: MC1 = 0,5Q1 và chi phí biên khi sản xuất bằng vật liệu tái chế được biểu diễn bằng hàm: MC2 = 5 + 0,1Q2 Bao nhiêu sản đơn vị sản phẩm cần được sản xuất bằng quặng tinh và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất bằng vật liệu tái chế trong các trường hợp sau:
a/ Đường cầu có dạng: P = 10 – 0,5 (Q1 + Q2)
b/ Đường cầu có dạng: P = 20 – 0,5 (Q1 + Q2)
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa Cầu với việc khai thác tài nguyên, tái sử dụng và tái chế
(Q là số sản phẩm đơn vị tính là nghìn; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng
Trang 2Bài 3:
Giả sử nhà máy A sản xuất giấy từ nguyên liệu bột gỗ được khai thác từ rừng và phế liệu là giấy loại Mức chi phí biên khi sản xuất giấy bằng bột gỗ được biểu diễn bằng hàm:
MC1 = Q1 và chi phí biên khi sản xuất giấy bằng giấy loại tái chế được biểu diễn
bằng hàm: MC2 = 10 + 0,5Q2 (Biết Q là số sản phẩm-đơn vị tính là ngàn m; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm) Bao nhiêu sản đơn vị sản phẩm cần
được sản xuất từ bột gỗ và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ giấy loại trong các trường hợp sau:
a/ Đường cầu có dạng: P = 40/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
b/ Đường cầu có dạng: P = 70/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
c/ Đường cầu có dạng: P = 100/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
d/ Đường cầu có dạng: P = 220/3 – 1/3 (Q1 + Q2)
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa "Cầu thị trường" với việc khai thác tài nguyên, tái
sử dụng và tái chế
e/ Trong trường hợp, cầu thị trường đối với giấy giảm xuống mạnh (do con người tăng cường sử dụng các thiết bị điện tử và tiết kiệm triệt để việc sử dụng giấy để bảo
vệ rừng) thì nhà máy A sẽ có thay đổi xu hướng sử dụng nguyên liệu sản xuất
không? Thay đổi như thế nào? Tại sao? Nếu muốn các nhà máy sử dụng tối đa lượng giấy phế liệu để tái chế thì nhà nước cần có những chính sách gì?
Bài làm mẫu dạng A:
Người ta sử dụng quặng tinh hoặc vật liệu tái chế để sản xuất 1 loại sản phẩm Mức chi phí biên khi sản xuất bằng quặng tinh được biểu diễn bằng hàm: MC1 = 0,5Q1 và chi phí biên khi sản xuất bằng vật liệu tái chế được biểu diễn bằng hàm: MC2 = 5 + 0,1Q2.
Bao nhiêu sản đơn vị sản phẩm cần được sản xuất bằng quặng tinh và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất bằng vật liệu tái chế trong các trường hợp sau:
a/ Đường cầu 1 có dạng: P = 10 – 0,5 (Q1 + Q2)
b/ Đường cầu 2 có dạng: P = 20 – 0,5 (Q1 + Q2)
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa Cầu với việc khai thác tài nguyên, tái sử dụng và tái chế.
(Q là số sản phẩm đơn vị tính là nghìn sf; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm)
* Biểu diễn đường MC1; MC2 khi nhà máy sử dụng 2 loại vật liệu trên để sản xuất hàng hóa
- Theo suy luận thì khi sản xuất càng nhiều, khai thác càng nhiều thì quặng tinh (Tài nguyên Thiên nhiên) sẽ cạn kiệt và ngày càng đắt đỏ, làm tăng chi phí, MC tăng khi Q tăng Ngược lại với vật liệu tái chế……… Vì thế 2 đường này có dạng:
Trang 3MC1
MC2
* Nhà máy chỉ sử dụng cả 2 nguyên liệu trong trường hợp MC1 = MC2
Giả sử, với lượng hàng hóa là Q1 + Q2, nhà máy sản xuất từ cả 2 nguyên liệu, khi đó: MC1 = MC2 => 0,5Q1 = 5 + 0,1Q2 => Q1 = 10 + 0,2 Q2 Thay vào đường cầu 1, có:
P = 10 – 0,5 (Q1 + Q2) => P = 10 – 0,5 (10 + 0,2Q2 + Q2).
P = 10 – 5 - 0,1Q2 - Q2 P = 5 - 1,1Q2
a) Khi đường cầu 1 có dạng: P = 10 – 0,5 (Q1 + Q2) hay P = 5 - 1,1Q2
Đường Cung lúc này là: MC2 = 5 + 0,1Q2.
Nhà máy sẽ sản xuất ở mức Cung = cầu thị trường Hay 5 - 1,1Q2 = 5 + 0,1Q2 hay Q2
= 0.
Khi Q2 = 0 (nghìn sf) thì Q1 = 10 + 0,2 Q2 = 10 (nghìn sf).
b) Khi đường cầu 2 có dạng P = 20 – 0,5 (Q1 + Q2) hay P = 20 – 0,5 (10 + 0,2Q2 + Q2) Đường Cung lúc này là: MC2 = 5 + 0,1Q2.
Nhà máy sẽ sản xuất ở mức Cung = cầu thị trường Hay 20 – 5 – 0,6Q2 = 5 + 0,1Q2 10 = 0,7Q2 Q2 Q2 = 14,285 (nghìn sf) và Q1 = 10 + 0,2 x 14,28 = 12,856 (nghìn sf).
* Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa Cầu với việc khai thác tài nguyên, tái sử dụng và tái chế.
Khi nhu cầu thị trường còn nhỏ, lượng hàng hóa sản xuất cần ít thì chi phí sản xuất hàng hóa hoặc chi phí biên sản xuất thêm mỗi đơn vị sản phẩm từ các loại tài nguyên thiên nhiên còn thấp Khi thị trường đòi hỏi lượng hàng hóa trung bình thì việc sản xuất
từ cả 2 loại nguyên liệu có chi phí biên tương đương (MC1 = MC2), nhà máy sẽ lựa chọn
cả 2 nguyên liệu Nhưng khi nhu cầu thì trường lớn, đòi hỏi nhà máy sản xuất ra nhiều sản phẩm, lúc đó tài nguyên khan hiếm và đắt đỏ dần, nguyên liệu tái chế ngày càng nhiều và rẻ hơn Xu hướng chung là các nhà máy sẽ lựa chọn các loại nguyên liệu rẻ để sản xuất.
Trang 4DẠNG BÀI TẬP B:
Bài 11:
Hãy lập Biểu cầu của một nhóm sinh viên lớp Kinh tế môi trường K53 đối với lượng trang giấy cần photocopy trung bình mỗi tháng của năm học 2012 – 2013, sau đó vẽ đường cầu tổng
Bài 12:
Hãy vẽ biểu cung của tất cả các Cửa hàng dịch vụ photocopy quanh Trường Đại học Vinh, sau đó vẽ Đường cung tổng
Bài 13:
Giả sử biểu cầu và biểu cung của sinh viên Đại học Vinh với số trang giấy cần
photocopy như sau:
Giá (đồng/
trang)
Số trang sinh viên ĐHV cần photo (trang/tháng)
Số trang mà Thị trường photo quanh ĐHVcung cấp
(trang/tháng)
a Hãy vẽ đường cung và đường cầu của thị trường dịch vụ photocopy ở ĐH Vinh
b Ước tính giá thị trường và lượng hàng hóa/ dịch vụ phù hợp của thị trường này
c Tính giá thị trường và lượng hàng hóa thị trường photo ở khu vực này
Bài làm:
a. V ẽ đường cung và đường cầu:
P
S
300 x
200 A D
O
150 C B
b. Ước lượng giá thị trường: Giá thị trường rơi vào khoảng giữa 150 – 200 đ/ trang; Lượng hàng hóa thị trường rơi vào khoảng giữa 1,5 – 2 triệu trang.
c. Tính giá thị trường và lượng hàng hóa tt:
Trang 5Ta thấy đường cung và cầu cắt nhau tại O, tìm P và Q tại điểm giao O của đoạn AB và CD cho biết giá thị trường và lượng hh thị trường Xem AB và CD là đoạn thẳng, có dạng: y = ax + b.
Ta có: 150 = 2.500.000 a + b Giải ra: a = -5.10 -5 ; b = 27Q2 5
Đoạn AB: 200 = 1.500.000 a + b => y = -5.10 -5 x + 27Q2 5
Tương tự 150 = 1.000.000 a + b Giải ra: a = 5.10 -5 ; b = 100 Với đoạn CD: 200 = 2.000.000 a + b => y = 5.10 -5 x + 100
AB cắt CD tại nghiệm của: -5.10 -5 x + 27Q2 5 = 5.10 -5 x + 100
Giải phương trình có nghiệm:
x = 1.7Q2 50.000 hay Q = 1.7Q2 50.000 trang;
y = 187Q2 ,5 hay P = 187Q2 ,5 đ/trang.
Bài 16:
Giả sử trên thị trường thịt lợn của 3 chợ trên địa bàn thành phố Vinh (chợ Hưng Dũng, chợ Đại học, chợ Quán Lau) có đường cung chung có dạng: Qs = 40 + 0,5P;
và 3 đường cầu như sau:
Qd1 = 150 - 0,5P Qd2 = 100 - 0,5P Qd3 = 150 - 0,6P
a Hãy vẽ đường cung và đường cầu của thị thịt lợn ở TP Vinh (3 chợ)
b Ước tính giá thị trường và lượng hàng hóa phù hợp của thị trường này
c Tính giá thị trường và lượng hàng hóa thị trường ở khu vực này
Gợi ý:
Cách 1: Lập biểu rồi vẽ làm tương tự bài 13.
P (nghìn đồng)
Qd1(kg) Qd2(kg) Qd3(kg) Qd tổng Qs (kg)
100 150 Cách 2: Vì lượng hàng hóa bán được trên thị trường = Tổng lượng hàng hóa bán được cho mọi người tham gia thị trường, nên: Qd tổng = Qd1 + Qd2 + Qd3 = 450 – 1.5P
Khi đó: Đường Cung: Qs = 40 + 0,5P
Đường Cầu: Qd = 450 – 1.5P
Tìm nghiệm của pt: Qs = Qd để tìm giá và Lượng hàng hóa thị trường.
Bài 17:
Giả sử trên thị trường có một số công ty sẵn lòng cung cấp dịch vụ làm giảm SO2 với lượng giảm được tính là tấn và giá là triệu USD, và trên thị trường chỉ có 2 người sử dụng dịch vụ này
Biết rằng tổng cung của thị trường được biểu diễn bằng đường: P = 5 +
Trang 6Cầu của người tiêu dùng 1: p1= 10 – 0.1Qd
Cầu của người tiêu dùng 2: p2 = 15 – 0.2Qd
Hãy vẽ đường cầu và đường cung của thị trường
Ước lượng giá thị trường và lượng hàng hóa
Gợi ý:
Cách 1: Lập biểu rồi vẽ làm tương tự bài trên.
P (nghìn đồng)
Qd1 Qd2 Qd tổng Qs (kg)
Cách 2: Vì lượng hàng hóa bán được trên thị trường = Tổng lượng hàng hóa bán được cho mọi người tham gia thị trường, nên: Qd tổng = Qd1 + Qd2 Tuy nhiên phải đổi pt trên thành pt có nghiệm P.
Tìm nghiệm của pt: Qs = Qd để tìm giá và Lượng hàng hóa thị trường.
Bài 18:
Giả sử trên thị trường thành phố Vinh có 03 công ty sẵn sàng cung cấp dịch vụ lọc nước tinh khiết cho các trường học; với Q là lượng nước lọc được (ngàn lít/ ngày) và
P là giá (ngàn đồng/ lít) Đường cung chung của 03 công ty đó như sau:
Qs1 = 20 + 0,5P; Qs2 = 30 + 0,5P; Qs3 = 40 + 0,5P Các trường vùng nội thành có đường cầu: Qd1 = 150 – 0,5P;
Các trường vùng ngoại thành có đường cầu: Qd2 = 100 – 0,5P
Hãy vẽ đường cầu tổng và đường cung tổng trên một đồ thị
Gợi ý: Bài này làm tương tự bài 16 Tìm đường Cầu tổng và đường Cung tổng
Bài 20:
Giả sử thị trường dầu thô hiện nay là thị trường cạnh tranh, với đường Cung và Cầu như sau:
Cung : P = 40 + 0 25Q
Cầu : P = 90 – 0.15Q
Hãy biểu diễn đường Cung và đường Cầu trên đồ thị
Hãy tính giá thị trường và số thùng dầu mà hãng sẽ sản xuất khi chưa tính đến chi phí ngoại tác? Nhận xét ?
Trong thực tế, việc lọc dầu sẽ để lại những vấn đề về môi trường và để khắc phục cần có chi phí, đó là: MEC = 0.1 Q Hãy tính giá thị trường và số thùng dầu mà hãng
sẽ sản xuất khi đã tính đến chi phí ngoại tác? Nhận xét ?
Bài 19:
Đường cầu đối với thịt lợn vai tại Vinh có dạng Qd = 120 – 0,5P, đường cung có dạng
Trang 7Qs = 30 +0,5P và dịch vụ cung cấp thịt lợn có tính cạnh tranh Với lượng hàng hóa là
kg và giá là ngàn đồng/kg.
Vẽ đồ thị đường cầu và đường cung, tìm giá thị trường và lượng hàng hóa phù hợp Theo ước tính, khi tiêu thụ mỗi tạ thịt, lượng nước xả thải sẽ gây ảnh hưởng lên môi trường và làm xã hội sẽ mất 1 khoản chi phí ngoại ứng biên là 100 ngàn đồng Sau
đó người ta đã nội hóa vào Chi phí sản xuất và làm tăng chi phí, hãy vẽ đường cung mới, tìm giá mà người tiêu thụ thịt bây giờ phải trả và sản lượng thịt được bán trên thị trường
Bài 15:
Quan hệ sẵn lòng trả giữa Giá và lượng hàng hoá (dịch vụ) được diễn đạt đơn giản là
sử dụng hàm cầu tỷ lệ nghịch (giữa P và Q) Trong một hàm cầu tỷ lệ nghịch, giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả được thể hiện bằng 1 hàm của lượng hàng hoá có sẵn để bán Giả thiết hàm cầu tỷ lệ nghịch (theo USD) của một sản phẩm là: P = 80 – Q Chi phí biên (theo USD) của sản xuất là MC = 1Q
Tính Q* (lượng hàng hoá cung cấp để có được sự phân phối ổn định)?
Tính lợi nhuận thu được
Bài 14:
Giả sử thị trường lọc dầu trên thế giới là thị trường cạnh tranh, với Cung và Cầu được biểu diễn như sau:
Cung: P = 10 + 0.075Q
Cầu : P = 42 – 0.125Q
Biểu diễn đuờng D và S trên đồ thị Hãy tính P và Q của thị trường Nhận xét ?
Giả sử việc lọc dầu để lại những tác động bất lợi cho môi trường mà thế giới không tính hết trong các chi phí, những tác động này được xem là chi phí ngoại tác EC Nếu MEC = 0.05Q Hãy tính: Pe; Qe Nhận xét?
Bài 4:
Giả sử thị trường bếp gas là thị trường cạnh tranh, với chi phí tư nhân biên có hàm là P
= 10 + 0.075 Q; và lợi ích tư nhân biên có hàm là P = 42 - 0,125 Q
a Hãy tính số lượng sản phẩm (đơn vị là ngàn chiếc) và giá tối ưu ($/sản phẩm) trong trường hợp chúng ta chưa tính đến ngoại tác
b Nếu xuất hiện thêm chi phí ngoại tác trong quá trình sản xuất và MEC = 0,05Q, thì lúc này số sản phẩm nhà máy nên sản xuất và giá của sản phẩm là bao nhiêu?
c Hãy vẽ các đường MPB, MPC, MSC và biểu diễn các giá trị Q, P, Q* và P* trên đồ thị
Xác định điểm cân bằng cạnh tranh thị trường và cân bằng hiệu quả xã hội So sánh và Nhận xét
Câu b
Vì đề ra cho pt của P, nên khi xuất hiện chi phí (MEC) thì chúng ta cộng vào hàm
P=10+0,075Q Lúc đó, chi phí biên gia tăng và = MSC = MPC + MEC = 10+0,075Q + 0,05Q
Trang 8Bài 7:
Giả sử thị trường dầu thô hiện nay là thị trường cạnh tranh, với đường Cung và Cầu như sau:
– Cung : P = 40 + 0 25Q
– Cầu : P = 90 – 0.15Q
a) Hãy biểu diễn đường Cung và đường Cầu trên đồ thị
b) Hãy tính giá thị trường và số thùng dầu mà hãng sẽ sản xuất khi chưa tính đến chi phí ngoại tác? Nhận xét ?
c) Trong thực tế, việc lọc dầu sẽ để lại những vấn đề về môi trường và để khắc phục cần có chi phí, đó là: MEC = 0.1 Q Hãy tính giá thị trường và số thùng dầu mà hãng sẽ sản xuất khi đã tính đến chi phí ngoại tác? Nhận xét ?
Bài 8:
Quan hệ sẵn lòng trả giữa Giá và lượng hàng hoá (dịch vụ) được diễn đạt đơn giản là sử dụng hàm cầu tỷ lệ nghịch (giữa P và Q) Trong một hàm cầu tỷ lệ nghịch, giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả được thể hiện bằng 1 hàm của lượng hàng hoá có sẵn để bán Giả thiết hàm cầu tỷ lệ nghịch (theo USD) của một sản phẩm là: P = 80 – Q Chi phí biên (theo USD) của sản xuất là MC = 1Q
a Tính Q* (lượng hàng hoá cung cấp để có được sự phân phối ổn định)?
b Tính lợi nhuận thu được
Bài 9:
Đường cầu đối với than có dạng Qd = 480 – 2P, đường cung có dạng Qs = 10P và ngành công nghiệp có tính cạnh tranh
1 Vẽ đồ thị các đường cầu và đường cung, tìm giá thị trường và sản lượng
2 Theo ước tính của các chuyên gia, khi sử dụng mỗi tấn than, xã hội sẽ mất 1 khoản chi phí ngoại ứng biên là 15USD/ tấn Vẽ đường cung mới, tìm giá mà người tiêu thụ than bây giờ phải trả và sản lượng than được sản xuất
3 Bình luận ngắn gọn quan điểm ủng hộ hay phản đối việc sử dụng mỗi giải pháp sau
để giải quyết vấn đề ô nhiễm gây ra do sử dụng than:
a) Tính thuế dựa vào lượng than sản xuất được
b) Tính thuế dựa vào sự ô nhiễm do người sử dụng than gây ra
c) Hạn chế mức ô nhiễm trực tiếp do quá trình sản xuất than gây ra
Trang 9BÀI TẬP PHẦN 2
Bài 1:
Một nhà máy nhiệt điện có nguồn nguyên liệu chính là than đá, việc đốt than đá quá nhiều đã làm suy giảm chất lượng không khí trong vùng (hiện tượng mù khói công nghiệp) và những người nông dân ở khu vực quanh đó phải gánh chịu Biết hàm lợi ích biên của nhà máy có dạng: MNPB=1,2-w và chi phí ngoại tác (do ô nhiễm MT không khí) có dạng MEC=2w-0,3 Với w là lượng khí thải được quy thành tấn CO2/ ngày P là chi phí hoặc lợi ích được tính theo đầu tấn CO2 tăng thêm thải ra ngoài không khí, đơn
vị là triệu đồng
a) Vẽ đồ thị và cho biết lượng thải tối ưu
b) Hãy tính lợi ích ròng của mỗi bên và lợi ích xã hội trong những trường hợp sau đây:
Nhà máy có quyền xả thải và người nông dân muốn nhà máy giảm thải bằng cách giảm sản xuất để giảm lượng khí gây ô nhiễm nên người dân bằng lòng đền bù cho nhà máy 600.000đ/tấn CO2 được giảm thải
Pháp luật quy định người gây ô nhiễm phải đền bù cho người bị hại Nếu người nông dân chỉ cho phép nhà máy xả thải 0,2 tấn CO2/ngày và chấp nhận giá đền
bù là 600.000đ/tấn CO2 vượt mức cho phép
Bài 2:
Giả sử Nhà máy nước An Phú chuyên khai thác nước ngầm ở phường Hà Huy Tập để tạo ra nước và đá tinh khiết cho thị trường TP Vinh, đường lợi nhuận biên của Nhà máy
là MNPB = 80 - 4Q Việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm cho mực nước ngầm ở khu vực này bị suy thoái và ảnh hưởng đến việc khai thác nước giếng của những người dân địa phương sống trong khu vực đó, giả sử đường tổn hại biên là MEC = 2Q
a Hãy biểu diễn các được MNPB và MEC trên 1 đồ thị
b Tính thuế và lượng khai thác tài nguyên tối ưu
c Nếu Nhà máy nước An Phú có quyền sở hữu nguồn nước ngầm, thì người dân địa phương phải đền bù cho nhà máy bao nhiêu để tối thiểu tổn hại cho nguồn nước và người dân vẫn có thể khai thác?
d Tính lợi ích ròng xã hội sau khi giảm sản xuất và đền bù
Bài 3:
Giả sử một nhà máy xay bột gỗ được đặt ở bờ sông Mekong Chi phí tư nhân biên (MC) của việc sản xuất bột gỗ ($/tấn) được biểu diễn qua phương trình: MC = 10 + 0.5 Y Với Y là tấn bột gỗ được sản xuất Bên cạnh chi phí tư nhân biên còn có một chi phí ngoại tác Mỗi tấn bột gỗ sẽ tạo ra một luồng ô nhiễm cho con sông, tạo ra một thiệt hại
$10 Đây là một chi phí ngoại tác mà cộng đồng gánh chịu chứ không phải người gây ô nhiễm chịu Lợi ích biên (MB) đối với xã hội của mỗi tấn bột gỗ, tính theo $, là:
MB = 30 – 0.5 Y
a) Hãy vẽ đồ thị minh họa chi phí biên (MC), lợi ích biên (MB), chi phí ngoại tác biên (MEC), và hàm chi phí xã hội biên
b) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi nhuận, giả sử rằng người bán có thể đạt được doanh thu biên bằng lợi ích biên của xã hội từ bột gỗ
Trang 10d) Chi phí ngoại tác biên phải là bao nhiêu để việc sản xuất bột gỗ không còn đáng mong muốn đối với xã hội?
Bài 4:
Giả sử Nhà máy sản xuất tinh bột sắn A và những người đánh bắt thuỷ sản cùng sử dụng chung dòng sông Lam, Nhà máy A dùng dòng sông làm nơi xả thải, còn dân cư thì đánh bắt thuỷ sản Với: MAC = 800 - 10E là chi phí giảm ô nhiễm biên của Nhà máy A;
và MDC = 6E là chi phí thiệt hại biên của những người đánh bắt thuỷ sản Hãy phân tích chi phí lợi ích trong hai trường hợp sau đây:
a) Dòng sông thuộc quyền sở hữu của nhà máy A
b) Dòng sông thuộc quyền sở hữu của những người dân đang đánh bắt thuỷ sản
c Hãy đưa ra kết luận và nhận xét sau khi có kết quả ở trên
(Biết E là số tấn chất thải, đơn vị tính là tấn/ tháng; P là giá hay chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm, đơn vị tính là $).
Bài 5:
Giả sử Nhà máy bột đá siêu mịn Quyết Thành xả thải nước thải ra sông Rào Đưng gây thiệt hại cho một trang trại nuôi tôm ở Hưng Hoà Biết hàm lợi ích biên của nhà máy và chi phí tác hại biên có dạng: MNBP = 8 – 4/5y và MEC = 1/2y - 1
(với y là số đơn vị chất thải gây ô nhiễm, tính bằng m3/h).
a) Vẽ đồ thị và cho biết lượng thải tối ưu
b) Hãy tính lợi ích, chi phí của mỗi bên và của xã hội trong những trường hợp sau đây:
b1) Nhà máy có quyền xả thải và trang trại không đàm phán để giảm thải.
b2) Nhà máy có quyền xả thải và trang trại muốn nhà máy giảm sản lượng sản
xuất nhằm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm, trang trại chấp nhận đền bù cho nhà máy 2 triệu đồng/m3 nước thải được cắt giảm xả ra môi trường
b3) Trang trại có quyền sử dụng nước sạch Pháp luật quy định người gây ô
nhiễm phải đền bù cho người bị hại Nếu trang trại chỉ cho phép nhà máy xả thải 2m3/h và chấp nhận giá đền bù là 2 triệu đồng/m3 vượt mức cho phép c) So sánh các kết quả trên và rút ra nhận xét
GIẢI
a) Vẽ đồ thị và cho biết lượng chất thải tối ưu:
Vẽ đường MNPB: …………
Vẽ đường MEC: …
Ta có:
Đường lợi ích biên của nhà máy là: MNPB = 8 - 4/5y
Đường chi phí ngoại tác biên là: MEC = 1/2 y - 1
* Lượng thải tối ưu đạt được tại điểm giao của đường MNPB và MEC, khi PB - EC đạt
giá trị lớn nhất Giải phương trình MNPB = MEC ta tìm được điểm giao đó:
8 - 4/5y = 1/2 - 1
<=> 8 + 1 = 4/5y + 1/2y
<=> 9 = 13/10 y => y = 90/13 = 6,92.
Lúc đó lợi ích của nhà máy là: ½ 6,92 (8+2,46) = 36,19
Chi phí xã hội gánh chịu do chất thải: ½ (6,92-2) 2,46 = 6,05
Tổng lợi nhuận xã hội đạt tối đa = 36,19 - 6,05 = 30,14 triệu/h