1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đánh giá tác dụng của bài thuốc “giáng chỉ tiêu khát linh” trong điều trị rối loạn lipid máu

104 735 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀRối loạn lipid máu RLLPM, rối loạn chuyển hoá RLCH của carbohydrat,tăng huyết áp THA và béo phì được coi là “bộ tứ chết người”; đó là những yếu tốnguy cơ của bệnh tim mạch thườ

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lipid máu (RLLPM), rối loạn chuyển hoá (RLCH) của carbohydrat,tăng huyết áp (THA) và béo phì được coi là “bộ tứ chết người”; đó là những yếu tốnguy cơ của bệnh tim mạch thường được nhắc đến nhiều nhất theo nhịp độ pháttriển của xã hội hiện nay, trong đó rối loạn chuyển hoá lipid là nguyên nhân quantrọng nhất, gắn liền với bệnh lý mạch máu, đặc biệt là bệnh lý mạch vành [1] Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước phát triển, bệnh tim mạchđứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong Hàng năm ở Mỹ có khoảng 1 triệungười chết vì bệnh tim mạch, trong đó vữa xơ động mạch (VXĐM) chiếm tỷ lệ42.6% [1],[2] Ở Pháp mỗi năm có khoảng 10.000 trường hợp nhồi máu cơ tim và50.000 trường hợp tử vong có liên quan đến VXĐM Theo dự báo đến năm 2020các bệnh tim mạch, đặc biệt là VXĐM sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnhtật trên thế giới [2]

Ở Việt Nam, VXĐM với các biểu hiện lâm sàng như nhồi máu cơ tim, nhồimáu não, suy vành, đột tử trước đây ít gặp nhưng trong những năm gần đây đang

có xu hướng tăng dần theo nhịp độ phát triển của xã hội Theo thống kê của Bộ Y

Tế tại các bệnh viện năm 2000 tỷ lệ mắc và tử vong của một số bệnh lý tim mạchmạn tính trên 100.000 dân là: Suy tim 43,7% và 1,2%; THA 31,13% và 0,4%; Nhồimáu cơ tim 7,62% và 3,02%; tai biến mạch máu não 46,48% và 3,02% [3]

Vấn đề cấp thiết hiện nay của các nhà khoa học đặt ra là không ngừng nghiêncứu và tìm ra các thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, ít tác dụng không mongmuốn Các thuốc y học hiện đại (YHHĐ) điều trị RLLPM còn nhiều hạn chế bởi khidùng thuốc kéo dài thường hay có những ảnh hưởng đến chức năng gan và thận…[4],[5] hơn nữa giá thành của thuốc khá cao Do vậy, nhiều nhà khoa học ở ViệtNam cũng như trên thế giới đang có xu hướng tìm kiếm và ứng dụng các thuốcnguồn gốc tự nhiên có tác dụng điều trị và hạn chế các rối loạn chuyển hoá lipid Các nhà nghiên cứu lâm sàng về y học cổ truyền (YHCT) phương đông nhậnthấy RLLPM và chứng đàm thấp trong YHCT có nhiều điểm tương đồng, có thể sửdụng phương pháp chữa đàm thấp trong YHCT là một trong những phương phápđiều trị RLLPM Vì vậy YHCT bằng bề dày thực tiễn lâm sàng nghiên cứu kỹ

Trang 2

nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo y lý YHCT và qua nghiên cứu dược lý hiện đại

đã hướng tới nghiên cứu các thuốc YHCT điều trị chứng đàm thấp là một xuhướng có thể mang lại hiệu quả tốt trong điều trị rối loạn lipid máu của YHHĐ.Các vị thuốc YHCT có nguồn gốc thảo mộc đã được nhân giống trồng trongnước nên giá thành rẻ, ít độc tính có thể dùng trong thời gian lâu dài Hơn nữacác thuốc có thể phối ngũ theo biện chứng luận trị YHCT nhằm đem lại hiệu quảđiều trị cho người bệnh

Bài thuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh” dựa trên cơ sở bài thuốc nghiệm phương

“Giáng chỉ thang” đã có gia giảm và được cải dạng bào chế nên đã được sử dụngtrên lâm sàng điều trị RLLPM nguyên phát và điều trị chứng tiêu khát có đàm thấp(RLLPM ở bệnh nhân đái tháo đường) Tuy nhiên, bài thuốc mới chỉ được chứngminh hiệu quả bằng kinh nghiệm, và để có cơ sở khoa học chắc chắn khẳng định hiệuquả của bài thuốc, năm 2013 bài thuốc đã được thử độc tính cấp, bán trường diễn vàđược chứng minh tác dụng điều chỉnh RLLPM trên thực nghiệmđể làm tiền đề chocác bước tiếp theo nghiên cứu trên lâm sàng [6]

Đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh” trong điều trị rối loạn lipid máu” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:

1 Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của bài thuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh”.

2 Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng.

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 LIPID VÀ CHUYỂN HOÁ LIPOPROTEIN MÁU

1.1.1 Đặc tính và cấu tạo của lipid

+ Lipid là những sản phẩm ngưng tụ của các acid béo với alcol Ngoài ra lipid

là danh từ chỉ dùng cho acid béo, cholesterol tự do và cholesterol este

+ Trong cơ thể lipid tồn tại dưới 3 dạng:

- Dạng cấu trúc: Có trong tất cả các mô, tham gia cấu tạo màng tế bào, thànhphần là các loại lipid phức tạp, phổ biến là phospholipid

- Dạng dự trữ: Tạo nên lớp mỡ dưới da, thành phần chủ yếu là triglycerid

- Dạng lưu hành: Bao gồm phospholipids, triglycerid, cholesterol tự do,cholesterol este và acid béo tự do

Lipid không tan trong nước nên được kết hợp với protein đặc hiệu (apoproteinviết tắt là apo) tạo thành các tiểu phần lipoprotein để vận chuyển trong máu và hệbạch huyết [1],[7]

1.1.2 Lipoprotein

1.1.2.1 Thành phần hoá học và cấu trúc lipoprotein

Lipoprotein (LP) là dạng vận chuyển lipid không tan từ nơi này đến nơi kháctrong cơ thể nhờ sự chuyển động của dòng máu

Cấu trúc lipoprotein là những phần tử hình cầu đường kính 100-500 Å, gồm: [8]

- Phần nhân kỵ nước chứa đựng những phân tử không phân cực là triglycerid vàcholesterol este

Trang 4

- Lớp vỏ bao bọc xung quanh là lớp các phân tử phân cực, ưa nước gồmphospholipids, cholesterol tự do và các apo Lớp vỏ ngoài giúp cho lipoprotein tanđược trong huyết tương, tạo điều kiện vận chuyển những lipid không tan ở phần lõi.

Hình 1.1 Hình ảnh cấu trúc lipoprotein [8]

* Cholesterol: Cholesterol toàn phần (TC: Total Cholesterol) bao gồm

cholesterol tự do và cholesterol este Cholesterol là tiền chất của các hormonsteroid, acid mật và là một trong những thành phần cơ bản của màng tế bào.Cholesterol được hấp thu ở ruột non và gắn vào chylomicrontrong niêm mạcruột Sau khi chylomicron chuyển TG cho mô mỡ, phần còn lại của chylomicron

là chylomicron tàn dư sẽ mang cholesterol đến gan Gan và các mô có thể tổnghợp được cholesterol Một số cholesterol ở gan sẽ được đào thải qua mật dướidạng tự do hoặc dưới dạng acid mật, một phần cholesterol trong acid mật sẽđược tái hấp thu ở ruột Phần lớn cholesterol ở gan được gắn với phân tửlipoprotein tỉ trọng rất thấp Tế bào gan và tế bào niêm mạc ruột cần một số lượnglớn cholesterol để sản xuất lipoprotein, chuyển cholesterol cho lipoprotein lưuthông Tất cả cholesterol trong huyết tương đều ở dưới dạng tiểu phân lipoprotein

* Triglycerid (TG): Là este của glycerol và acid béo, được tổng hợp ở gan và

mô mỡ TG trong thức ăn được phân huỷ thành glycerol và acid béo Trong tế bào

Trang 5

niêm mạc ruột, glycerol và acid béo được tổng hợp lại thành TG, sau đó đượcchuyển vào chylomicron và được đưa vào bạch huyết rồi vào hệ tuần hoàn Khoảng90% TG trong huyết tương có nguồn gốc ngoại sinh TG được tổng hợp tại gan sẽđược phóng thích vào huyết tương trong tiểu phân tử lipoproteincó tỷ trọng phân tửrất thấp Acid béo tự do được thu nạp vào gan sẽ được oxy hoá hoặc sẽ được tổnghợp thành TG

* Phospholipid: Phospholipid có công thức khá phức tạp, lecithin là một

trong những phospholipid quan trọng nhất Phospholipid có thể được tổng hợp ởhầu hết các mô, nhưng chủ yếu là ở gan Phần còn lại được hấp thu ở ruột từ thức ănhoặc từ muối mật Phospholipid có trong thành phần của màng tế bào

Trong huyết tương phospholipid góp phần cấu tạo phần vỏ của lipoprotein.Phospholipid là phân tử lưỡng cực có một đầu phân cực liên kết với nước

* Apoprotein (Apo): Các apo có vai trò quan trọng trong cấu trúc và

chuyển hoá của lipoprotein Các apo chính đã biết gồm một số apoprotein như

AI, AII, B, CI, CII, CIII, D, E, có các chức năng quan trọng: chức năng cấu trúcnhư apo B đối với lipoprotein tỉ trọng rất thấp và lipoprotein tỉ trọng thấp, chứcnăng nhận biết như các apo B, E với các cảm thụ đặc hiệu có trong các tế bào,chức năng hoạt hoá hoặc ức chế hoạt động của một số enzyme [8],[9],[10],[11]

1.1.2.2 Phân loại lipoprotein

Bằng phương pháp điện di và siêu ly tâm, các lipoprotein huyết tương đượcphân thành 5 loại theo tỷ trọng tăng dần: chylomicron, lipoprotein tỉ trọng rất thấp(VLDL), lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL), lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) Ngoài racòn môt số dạng trung gian như chất tàn dư chylomicron, lipoprotein tỉ trọng trungbình (IDL) [12],[13]

(1) Chylomicron (CM)

Chylomicron có tỷ trọng < 0,96, được tạo thành duy nhất bởi tế bào niêm mạcruột, thành phần chủ yếu là triglycerid thức ăn, apo chính là C, B-48, E và A Chứcnăng chủ yếu là vận chuyển triglycerid và cholesterol ngoại sinh về gan

Trang 6

(2) Very low density lipoprotein (VLDL)

VLDL là lipoprotein có tỷ trọng rất thấp 0,96 – 1,006 được tạo thành chủ yếu ởgan, chứa nhiều triglycerid (65%) Apo gồm B-100, C và E Chức năng là vận chuyểntriglycerid nội sinh (được tổng hợp từ tế bào gan) vào hệ tuần hoàn

tế bào Nồng độ LDL trong huyết tương từ 3,38 đến 4,16 mmol/L

(5) High-density-lipoprotein (HDL)

HDL là lipoprotein có tỷ trọng cao 1,064 – 1,210, được tổng hợp ở gan và mộtphần ở ruột, một phần do chuyển hóa của VLDL trong máu, bình thường có hàmlượng rất thấp trong huyết tương Thành phần của HDL gồm nhiều protein (55%),triglycerid (5%), cholesterol (20%) và apo chính là A, C, E Chức năng chính là vậnchuyển cholesterol từ các mô ngoại vi trở về gan để tạo các acid mật và đào thảitheo đường mật Ở người trưởng thành, HDL trong huyết tương tỷ lệ nghịch vớitrọng lượng cơ thể và triglycerid máu, nam giới > 1,17 mmol/L và nữ giới > 1,43mmol/L

* Lipoprotein (a):

Lipoprotein (a) viết tắt là LP(a) là LP không xếp loại, (lipoprotein khôngđiển hình) với chức năng chưa biết Nó to và nặng hơn LDL nhưng có thànhphần tương tự, ngoại trừ có thêm apo (a) Nồng độ Lp(a) trong huyết tương thayđổi nhiều giữa các cá thể, trong khoảng từ 0 - 100mg/dL và được xác định doyếu tố di truyền Lipoprotein (a) đang được các nhà khoa học nghiên cứu và cho

Trang 7

rằng LP này có liên quan đến VXĐM Nồng độ Lp(a) tăng cao là một yếu tốnguy cơ độc lập của bệnh mạch vành.

Hình 1.2 Sơ đồ phân loại các lipoprotein [8]

Bảng 1.1 Phân loại, đặc điểm và thành phần của lipoprotein [14]

FC (%)CE (%) TG (%) PL (%) Apo(%) chínhApo Nguồn gốc Chức năngchính

CM < 0,95 500 0,5-1 1-3 86-94 3-8 1-2 A, B48,

Vận chuyển

TG ngoạisinhVLDL 0,96-

Tiền chấtcủa LDL

LDL 1,019-1,063 22 5-10 35-40 8-12 20-25 20-24 B100

Sản phẩmchuyểnhóa VLDLqua IDL

Vận chuyểncholesterol

Vận chuyểncholesteroltrở về gan

Trang 8

hoá CM,VLDL

1.1.3 Các enzyme và protein vận chuyển trong chuyển hoá lipoprotein

LP được chuyển hóa theo hai con đường ngoại sinh và nội sinh với sự tham gia củacác enzyme và protein vận chuyển [9] Bốn enzyme gồm LPL (lipoprotein lipase), HL

(hepatic lipase), LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase) và EL (endothelial

lipase) đóng vai trò sinh lý quan trọng trong chuyển hoá lipoprotein; hoạt độ củachúng có thể đo được trong huyết tương Hai protein vận chuyển gồm Cholesterylester transfer protein (CEPT), một protein vận chuyển đặc hiệu, có tác dụng làmtăng sự vận chuyển CE giữa HDL và các lipoprotein giàu TG; Phospholipid transferprotein (PLTP) có tác dụng làm tăng sự trao đổi phospholipid giữa các lipoprotein

Các enzym và protein vận chuyển này cùng nhau đóng vai trò quan trọng trongđiều hòa kích thước và thành phần của HDL [9]

1.1.4 Chuyển hóa lipoprotein

Hình 1.3 Quá trình chuyển hoá lipoprotein bình thường [14]

LDLR: low-density lipoprotein receptor; SRB1: scavenger receptor class B type 1;

Trang 9

LRP: LDL receptor-like protein ; LPL: lipoprotein lipase; HL: hepatic lipase;

oxid: oxidation ; CD-36: conjugated diene lipid hydroperoxide ; ABCl: ATP binding cassette 1;

LCAT: lecithin-cholesterol acyltransferase; HDLR: HDL receptor;

B48, E, CII, B100, AI, apoproteins (apo) (From: Joslin Diabetes center –2005)

Trang 10

* Chuyển hoá ngoại sinh:

TG, CT, PL từ lipid thức ăn được hấp thu qua niêm mạc ruột non tạo thành

CM CM được đưa theo các bạch mạch đến ống ngực, đổ vào hệ tuần hoàn ở tĩnhmạch trên đòn rồi tới mô mỡ và cơ Tại các mô, TG được thuỷ phân nhờ enzymLPL tạo thành glycerol và acid béo, các acid béo được dự trữ hoặc được các mô sửdụng làm nguồn cung cấp năng lượng Quá trình này xảy ra liên tục làm cho CM bịmất TG, ApoC (trả về cho HDL) và tạo thành CM tàn dư giàu cholesterol CM tàn

dư được gắn bắt ở tế bào gan nhờ các thụ thể đặc hiệu với apo B– 48 và apo E cótrong thành phần CM tàn dư Đời sống của CM rất ngắn, chỉ vài phút.Ở gan,cholesterol được chuyển thành acid mật và đào thải theo đường mật xuống ruột non,một phần cholesterol và TG tham gia tạo VLDL VLDL này rời gan vào hệ tuầnhoàn để bắt đầu con đường vận chuyển hay chuyển hoá lipid nội sinh (còn gọi làchuyển hoá lipid ở mạch máu) [15]

Hình 1.4 Chuyển hoá lipoprotein nội và ngoại sinh [8]

LPL: lipoprotein lipase; FFA: free fatty acids; VLDL: very low density lipoproteins; IDL: intermediate-density lipoproteins; LDL: low-density lipoproteins; LDLR: low-density lipoprotein

receptor (Nguồn: Harisson -2005)

Trang 11

* Chuyển hoá nội sinh: Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn

gốc từ gan VLDL giàu TG chứa apoprotein là apo B-100, apo E và apo C được tạothành ở gan (90%) và một phần ở ruột (10%) vào máu đến các mô ngoại vi, tại đây

TG bị tách ra do tác dụng của enzym LPL, đồng thời apo C cũng được chuyển đểtạo thành HDL VLDL chỉ còn lại apo B100 và apo E và kích thước bị giảm dần.Một enzym khác cũng tác động đến cholesterol của VLDL là enzym LCAT từ ganvào huyết tương, enzym này xúc tác sự vận chuyển acid béo từ lecithin để este hoáphân tử cholesterol tạo thành CE Như vậy, VLDL sau khi giải phóng TG, nhậnthêm CE và mất đi apo C, chuyển thành IDL - tiền chất của LDL Ở điều kiện bìnhthường LCAT tạo ra 75-90% CE trong huyết tương, phần CE còn lại của huyếttương do gan hoặc ruột sản xuất bởi enzym ACAT (acyl - Co A cholesterol acyltransferase) của nội bào [1] Do vậy, sự thiếu hụt LCAT gây nên các rối loạnchuyển hóa LP [11]

* Chuyển hoá của HDL và LDL

+ Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) trở lại gan, gắn vào các thụ thể đặc

hiệu (ApoB, E) ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan (HL) Chuyển hoácủa IDL xảy ra rất nhanh: một phần IDL bị gan giữ lại, phần IDL còn lại trong tuầnhoàn được tách apo E để tạo thành LDL

+ Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là chất vận chuyển chính cholesterol trong

máu, chủ yếu dưới dạng CE LDL gắn với các thụ thể LDL nhận biết ApoB-100 trênmàng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể (30%) Các LDL đượcchuyển vào trong tế bào và chịu sự thoái hóa trong lysosom, giải phóng FC

Đại thực bào tạo ra từ các monocyt trong máu có thể bắt giữ LDL qua thụ thểthu dọn Quá trình này xảy ra ở các nồng độ LDL bình thường nhưng được tăngcường khi nồng độ LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hóa hoặc glycosylhóa) Sự bắt giữ LDL bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu tố quan trọngtrong bệnh sinh của VXĐM Khi đại thực bào quá tải CE, chúng chuyển thành các

tế bào bọt (foam cell) - một thành phần của mảng vữa xơ [11],[16]

+ Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được tổng hợp tại gan (HDL mới sinh)

Trang 12

hoặc từ sự thoái hóa của VLDL và CM trong máu HDL có chức năng thu hút FCthừa ở các mô đưa về gan Trong tuần hoàn máu, HDL mới sinh nhận thêm ApoA

và ApoC từ các LP khác và FC từ màng bề mặt tế bào của các mô FC được estehóa thành CE bởi LCAT có trong HDL mới sinh, làm tăng tỷ trọng của HDL,HDL3 chuyển thành HDL2 CE được chuyển từ HDL2 sang các CM tàn dư và IDL

CE trong các CM tàn dư này được bắt giữ bởi gan và được bài tiết trong mậtnguyên dạng hoặc sau khi chuyển hóa thành acid mật

HDL đóng vai trò loại trừ cholesterol thừa, vì vậy nó được gọi là “cholesterol tốt”

và là cơ chế chống VXĐM quan trọng nhất Khi nồng độ apo A cùng với nồng độ

HDL-C tăng, chứng tỏ sự chuyển hoá tốt và sự đào thải tốt cholesterol, các chỉ số này giảmchứng tỏ sự bài xuất cholesterol kém và sự ứ đọng cholesterol ở mô [1],[11],[15],[17].

Hình 1.5 Chuyển hoá HDL và vận chuyển cholesterol [18]

LCAT: lecithin-cholesterol acyltransferase; CETP: cholesteryl ester transfer protein;

VLDL: LDLR: low-density lipoprotein receptor; TG: triglycerides.

Trang 13

Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid diễn ra cân bằng nhau

và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định về nồng độ lipid và LPtrong máu Khi có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển hoá lipid sẽ xảy ra

1.2 RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.2.1 Khái niệm rối loạn lipid máu

RLLPM là tình trạng rối loạn và/hoặc tăng nồng độ các thành phần lipidtrong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng vữa xơ gây tắc mạch, làm gia tăngnguy cơ biến chứng tim mạch và đột quị, tăng các biến chứng mạch máu khác, dẫnđến tử vong hoặc tàn phế [19] Ngày nay người ta cho rằng đã có rối loạn lipid máungay từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi Khái niệm này chỉ

rõ rối loạn lipid có thể xảy ra từ rất sớm, ngay cả khi chưa có tăng nồng độ của cácthành phần lipid trong máu [20] Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền) hoặcthứ phát Chẩn đoán bằng xét nghiệm cholesterol, TG và các thành phần lipoproteinmáu Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc hạlipid máu và lưu ý điều trị căn nguyên [21],[22]

1.2.2 Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể đặcthù của rối loạn lipid máu Người ta thường chỉ phát hiện được khi kiểm tra máuđịnh kỳ hoặc có các biến chứng buộc phải vào viện như: đột quỵ, bệnh mạch vànhhoặc bệnh lý mạch máu ngoại biên [20]

Rối loạn lipid tiên phát được nghi ngờ ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàngcủa rối loạn lipid máu, bệnh vữa xơ động mạch xuất hiện sớm (trước 60 tuổi), tiền sửgia đình có người mắc bệnh động mạch hoặc cholesterol máu > 6,2 mmol/L (> 240mg/dL) Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu: cholesteroltoàn phần (TC), TG, HDL-c và LDL-c [21],[22]

Nồng độ TG cao (>1000mg/dL (>11,3 mmol/L) có thể gây viêm tuỵ cấp.LDL-c có thể gây ra u mỡ vàng bám ở mi mắt; giác mạc,gân gót, khuỷu tay, khớpgối Hiếm hơn, bệnh nhân bị RLLM gia đình rối loạn betalipoprotein có thể có u mỡvàng ở lòng bàn tay hoặc thân người [21],[22]

Trang 14

Các triệu chứng thường gặp của các bệnh chủ yếu:

- Mạch vành: Cơn đau thắt ngực nhưng người bệnh đái tháo đường lại thườngkhông thấy có triệu chứng này

- Mạch não: Thiếu máu não thoáng qua, mất trí nhớ, đau đầu

- Các dấu hiệu tích lũy cholesterol: mảng u vàng trên da, mổ mắt, gân cơbàn tay, bàn chân

Bảng 1.2 dưới đây giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ RLLPM theo NCEP-ATPIII

Bảng 1.2 Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu theo NCEP ATP III (2001) [21]

Xét nghiệm lipoproteins lúc đói (mmol/L)

Trang 15

và mỗi năm 1 lần đối với người trên 40 tuổi để phát hiện và xử trí kịp thời rốiloạn lipid máu Đối với người mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch (tăng huyết áp,đái tháo đường, bệnh mạch vành…) thì có thể xét nghiệm sớm hơn và nhiều lầnhơn tùy theo từng trường hợp cụ thể [21],[22].

1.2.3 Phân loại các rối loạn lipid máu

1.2.3.1 Rối loạn lipid máu nguyên phát

Trang 16

*Phân loại của De Gennes theo các thành phần lipid [2]

+ Tăng TC máu đơn thuần: huyết thanh khi đói, TC máu tăng cao > 5,2

mmol/l, có khi rất cao; TG máu bình thường hoặc tăng nhẹ; tỷ số CT/ TG  2,5

+ Tăng TG máu chủ yếu: huyết thanh khi đói có một vòng đục như sữa, phần

dưới trong, TC máu bình thường hoặc tăng nhẹ, TG máu tăng rất cao, tỷ số TG /CTmáu  2,5 Trên lâm sàng ít gặp hội chứng này

+ Tăng lipid máu hỗn hợp: huyết thanh khi đói có thể trong, thường là đục,

có thể đục đều hoặc có vòng đục TC máu tăng vừa phải, TG tăng nhiều hơn, tỷ sốTC/ TG < 2,5

Cách phân loại này đơn giản và thích hợp trên lâm sàng

1.2.3.2 Rối loạn lipid máu thứ phát

Những nguyên nhân thứ phát đóng vai trò thúc đẩy làm xuất hiện hoặc làmnặng hơn tình trạng RLLPM ở người trưởng thành Nguyên nhân thứ phát thườnggặp nhất ở các nước phát triển, sống tĩnh tại, ăn nhiều thức ăn giàu chất béo bãohoà, cholesterol và mỡ động vật Những nguyên nhân thứ phát khác gồm đái tháođường (ĐTĐ), uống nhiều rượu bia, bệnh thận mãn tính, suy giáp trạng, xơ gan mậttiên phát, dùng các thuốc như thiazides, chẹn beta giao cảm, các thuốc chống virusliều cao, estrogen, progestins và glucocorticoids [7]

ĐTĐ là nguyên nhân thứ phát đặc biệt vì khuynh hướng VXĐM thường phốihợp với tăng TG, LDL-c và giảm HLL-c trong đó ĐTĐ týp 2 là phổ biến nhất Phốihợp với béo phì và/hoặc kiểm soát glucose máu kém làm tăng acid béo tự do (FFA -Free fatty acids) và gan tăng cường tổng hợp VLDL Bên cạnh đó, bệnh nhân ĐTĐthường ít vận động và thực hiện chế độ ăn không tốt nên càng làm RLLPM trầmtrọng hơn, đặc biệt là nữ giới

Bảng 1.3 Nguyên nhân thứ phát RLLM [23]

Trang 17

Nguyên nhân

Chế độ ăn Mỡ bão hòa hay mỡchuyển hóa, tăng cân,

chán ăn

Tăng cân, chế độ ăn rất ít chất béo,

ăn nhiều carbohydrat tinh chế, quánhiều rượu

Thuốc Lợi tiểu, cyclosporine, glucocorticoids,

amiodarone

Estrogen đường uống, glucocorticoid, tách acid mật, ức chế protease, acid retioic, steroid đồng hóa, sirolimus, raloxifene, tamoxifen, thuốc chẹn beta (trừ carvedilo), thiazide

Bệnh lý Tắc mật, hội chứng

thận hư

hội chứng thận hư, suy thận mãn,loạn dưỡng mỡ

Rối loạn hay

thay đổi chuyển

Ghi chú: *cholesterol và triglyceride tăng dần trong suốt thai kỳ

1.2.4 Rối loạn lipid máu và vữa xơ động mạch

1.2.4.1 Thế nào là vữa xơ động mạch (VXĐM)

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới “VXĐM là sự phối hợp nhữngbiến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại chỗ lipid và phức hợpglucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức xơ và calci, kèm theo những biếnđổi của lớp trung mạc” [24]

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên xơ VXĐM như rối loạn chuyển hóa lipid,tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường trong đó rối loạn chuyển hóa lipid đóng vaitrò chủ yếu [9],[20],[25] VXĐM là bệnh của động mạch lớn và vừa, thể hiện bằnghai loại tổn thương cơ bản và đặc trưng là mảng vữa xơ rất giàu cholesterol và mô

xơ được hình thành ở lớp nội mạc và một phần lớp trung mạc; làm hẹp lòng độngmạch, cản trở máu đến nuôi dưỡng các mô [7],[26],[27]

Trang 18

1.2.5 Điều trị rối loạn lipid máu

1.2.5.1 Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành tim [25]

+ Khuyến cáo của NCEP (National Cholesterol Education Program) dựa trênnhững điểm cắt về lâm sàng là những yếu tố nguy cơ tương đối đối với bệnh độngmạch vành như: nồng độ TC và HDL-c, kết hợp với sự hiện diện của các yếu tốnguy cơ khác về bệnh mạch vành tim

Những yếu tố nguy cơ dương tính:

 Nam giới ≥ 45 tuổi

 Phụ nữ ≥ 55 tuổi hoặc sau mãn kinh không điều trị thay thế bằng estrogen

 Tiền sử gia đình bị bệnh mạch vành sớm (phát hiện nhồi máu cơ tim hoặcchết đột tử trước tuổi 55 ở người bố, hoặc, họ hàng thuộc thế hệ thứ nhất củangười bố, hoặc mẹ, hoặc, họ hàng là nữ thuộc thế hệ thứ nhất trước tuổi 65)

 Đang hút thuốc

 THA (HA ≥ 140/90mmHg, hoặc BN đang điều trị các thuốc hạ huyết áp

 Nồng độ HDL- C < 35mg% (< 0,90 mmol/l)

 Đái tháo đường

Yếu tố nguy cơ âm tính:Nồng độ HDL-c cao (≥ 60 mg% hoặc ≥1,60 mmol/l).

+ Dựa vào nồng độ LDL-c và có hoặc không các yếu tố nguy cơ khác đối vớibệnh mạch vành tim Làm xét nghiệm 2 hoặc 3 lần LDL-c lúc đói, tính trung bình

để xếp loại nguy cơ của BN theo bảng 1.4

Trang 19

Bảng 1.4 Phân loại nguy cơ tăng cholesterol máu gây bệnh mạch vành [25]

Chấp nhận 5,15mmol/l (200mg/

dl)

< 3,35mmol/l (< 130mg/dl)

> 1,55mmol/l(> 60mg/dl)Nguy cơ

giới hạn cao

5,15- 6,20mmol/l(200-239mg/dl

3,35- 4,1mmol/l(130-159mg/dl

0,9-1,55mmol/l(35-59mg/dl)Nguy cơ cao > 6,20mmol/l

(> 240mg/dl)

> 4,15mmol/l(> 160mg/dl)

<0,90mmol/l(<35mg/dl)

1.2.5.2 Điều trị rối loạn lipid máu

*Mục tiêuvà nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu

Bảng 1.5 Mục tiêu LDL-c theo ATP III trong điều trị RLLPM [20]

Đặc điểm nguy cơ Bắt đầu thay đổi lối sống

nếu

Điều trị bằng thuốc nếu LDL-c mục tiêu

≥4.9 mmol/L(≥190 mg/dL)(xem xét dùngthuốc nếuLDL-c 4,13 –4,88 mmol/L[160 -189 mg/

dL])

<4.1 mmol/L(<160 mg/dL)

Nguy cơ trung

≥ 4,1 mmol/L(≥160 mg/dL)

< 3,4 mmol/L(<130 mg/dL)

Nguy cơ trung

≥ 3,4 mmol/L(≥130 mg/dL)

<3.4 mmol/L (<130 mg/dL)(mục tiêu lựa chọn: <2,6mmol/L [<100 mg/dL])

Nguy cơ cao: LDL-c ≥ 2.6 ≥100 mg/dL < 2.6 mmol/L (<100 mg/dL)

Trang 20

BMV hoặc tương

đương BMV mmol/L (≥100mg/dL) (≥2.6 mmol/L) (mục tiêu lựa chọn< 1,8mmol/L [<70 mg/dL])

* NC= nguy cơ ; YTNC = yếu tố nguy cơ

Đối với bệnh nhân bị bệnh mạch vành tim, hoặc các bệnh VXĐM khác cầnđạt nồng độ LDL-c là <2,60mmol/l (100mg/dl) Nếu nồng độ LDL-c không vượt quá2,60mmol/l ở những người không bị bệnh mạch vành sẽ được bắt đầu áp dụng chế độ

ăn bước 1: tham gia đều đặn các hoạt động thể dục, ngừng hút thuốc

Khuyến cáo của NCEP khuyên rằng, những người có nguy cơ cao hơn đốivới bệnh mạch vành tim phải được điều trị RLLPM tích cực hơn là những người

có nguy cơ thấp hơn [25] Theo ATPIII (2004) đề nghị mức LDL-c tối ưu là dưới1,8 mmol/l (70 mg/dl)

Bảng 1.6 Thái độ xử trí với người có tăng triglycerid trong máu [21]

Điều trị làm giảm LDL-c bằng statin hoặc thêm nicotinicacid hoặc thêm fenofibrat một cách thận trọng

Rất cao ( ≥ 5,65 mmol/L)

Cần điều trị giảm nhanh để tránh viêm tuỵ cấp Sau khi

TG < 5,65 mmol/L, mục tiêu điều trị chính lại là LDL-c

* Điều trị rối loạn lipid máu

(1) Thay đổi lối sống, tập luyện và giảm cân với người thừa cân:

Thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể lực, kiểm soát cân nặng như là biện pháp cơbản để điều trị RLLPM Béo phì thường làm tăng nồng độ TC cả LDL-cvà VLDL,tăng TG, giảm HDL-ctăng HA thúc đẩy rối loạn dung nạp glucose Giảm cân sẽ làmgiảm CT, LDL-c và VLDL, giảm TG và tăng HDL-c, giảm HA, cải thiện tình trạngkiểm soát glucose huyết [28]

Ngừng hút thuốc, uống rượu, cùng với giảm các yếu tố nguy cơ khác nhằm đề

Trang 21

phòng bệnh mạch vành tim [28]

Trang 22

(2) Thực hiện chế độ ăn:

Điều trị bằng chế độ ăn sẽ bắt đầu cho những người có nồng độ LDL-c ở giới hạncao (3,35- 4,l mmol/l hoặc 130-159mg/dl) và có > 2 yếu tố nguy cơ đối với BMVT vànhững người có LDL >4,15 mmol/1 (160mg/dl) Mục tiêu của điều trị bằng chế độ ăntrong dự phòng cấp một là giảm nồng độ LDL-c đến 4,15 mmol/1 nếu như chỉ có mộtyếu tố nguy cơ BMVT, và giảm dưới 3,25 mmol/1 nếu như có > 2 yếu tố nguy cơ đượcxác định Khi đã có triệu chứng BMVT, điều trị chế độ ăn chỉ định cho những BN cóLDL-c vượt quá 2,60mmol/l (100mg/dl), với mục đích giảm LDL-c xuống dưới hoặcbằng 2,60mmol/l [28]

(3) Các chất chống oxy hóa:

Oxy hóa và glycosyl hóa LDL là nguyên nhân gây VXĐM Một số vitaminnhư vitamin C, vitamin E, và caroten beta có tác dụng chống oxy hóa Chúng có thểdùng để đề phòng, chống lại VXĐM [25]

Hầu hết bệnh nhân tăng TC máu, thuốc được chọn đầu tiên là HMG-CoAreductase inhibitors, vì giảm LDL-c có hiệu quả nhất Gemfibrozil (Lopid) hoặcnicotinic acid là những thuốc được chọn cho bệnh nhân tăng TG máu [25]

Trang 23

Bảng 1.7 Các thuốc hạ cholesterol, liều lượng [25]

Các thuốc ức chế HMG-CoA

reductase (statins) 10 đến 80mg/ngày, uống lúc thích hợp.

Atorvastatin (Lipitor) 10mg hoặc 20 mg uống vào buổi chiều

Cerivastatin (Baycol) 20mg, hoặc 40mg lúc đi ngủ,

hoặc 20mg hai lần /ngày

Fluvastatin (Lescol)

Lovastatin (Mevacor) 20mg, 40mg, hoặc 80mg vào bữa ăn tối

Pravastatin (pravachol) 10mg, 20mg,hoặc 40mg lúc đi ngủ

Simvastatin (zocor) 5mg, 10mg, 20mg, hoặc 40mg lúc đi ngủ

Các resin gắn acid mật 4g, 8g, 12g, 16g, 2 lần/ngày

Cholestyramin

(Questran, Questran lite) 5g, 2 lần/ngày

Colestipol (Colestid) hoặc 30g/ngày, liều chia nhỏ để uống

Nicotinic acid 1,5 đến 6g/ngày, chia uống trong ngày

Các chất giống (analogs) acid fibric.

Clofibrat (Atromid-5) uống 500mg x 4 lần /ngày trong bữa ăn

Gemfibrozil (Lopid) uống 600mg x 2 lần/ngày trước bữa ăn

(6) Phối hợp thuốc

NCEP khuyến cáo, đích phải đạt của LDL-c là 2,60mmol/l (l00mg/dl) đối vớinhững người có nguy cơ cao BMVT đã được xác định Nhưng những bệnh nhânnày, ngay cả khi tuân thủ điều trị bằng chế độ ăn bước 2 thường cũng không đạt

Trang 24

được mức giảm như vậy LDL-c cần giảm hơn 3,35mml/l (130mg/dl), cần giảmnhiều hơn nữa đối với bệnh nhân bị BMVT, và phối hợp thuốc để điều trị đôi khi làcần thiết khi LDL-c duy trì trên mức mục tiêu sau 3 tháng trị liệu

Những bệnh nhân bị bệnh mạch vành tim, có nồng độ LDL-c giữa 2,60-3,35mmol/1 (100 và 130mg/dl); cần đánh giá các triệu chứng lâm sàng để quyết địnhliệu có nên bắt đầu dùng thuốc hạ cholesterol (hay thêm một thuốc thứ hai) khi phốihợp với chế độ ăn Mặc dù, chỉ định dùng thuốc thường sau khi bệnh nhân đã qua 3-6 tháng thử nghiệm điều trị bằng chế độ ăn Một số BN bị tăng cholesterol máunặng, hoặc bị bệnh mạch vành tim thì chỉ định dùng thuốc sẽ bắt đầu sớm hơn [25]

Bảng 1.8 Phối hợp thuốc, nếu đơn trị liệu không đạt hiệu quả giảm lipid máu [25]

Nồng độ lipid Thuốc đầu tiên Thuốc phối hợp

Chú ý:(1) Nicotinic acid + Statin có thể tặng nguy cơ bệnh gan và viêm gan.

(2) Statin + Gemfibrozl Tăng nguy cơbệnh cơ nặng

(3) Kết hợp nicotinic acid với lovastatin có thể gây nên tiêu cơ vân.

(4) Theo dõi điều trị bằng thuốc: Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, kiểm tra LDL-c sau khi bắt đầu điều trị 6 tuần, lặp lại sau 12 tuần, hoặc thời gian sớm hơn để theo dõi kết quả điều trị.

1.3 RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.3.1 Chứng đàm thấp

1.3.1.1 Khái niệm

* Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể

Tân dịch theo quan niệm của YHCT là chỉ tất cả các chất dịch bình

Trang 25

thường trong cơ thể Tân là chất trong loãng, dịch là chất đục Tân dịch là mộttrong những cơ sở vật chất cho sự sống, do dinh dưỡng của đồ ăn hóa ra, nhờ sựkhí hóa của tam tiêu đi khắp toàn thân, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, câncốt, kinh mạch và bì phu Khi có sự rối loạn chuyển hóa tân dịch sẽ sinh ra đàmthấp, đàm ẩm [29].

* Khái niệm về chứng đàm thấp

Đàm là sản phẩm bệnh lý, là các chất chuyển hoá không hoàn toàn của tân dịch

do chức năng vận hoá của phế, tỳ, thận bị rối loạn, thứ đặc đục gọi là đàm, thứ trongloãng gọi là ẩm Theo Hải Thượng Lãn Ông thì "Đàm là biến chất của tân dịch" [30],[31]

Đàm sau khi sinh sẽ gây ra những chứng bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây bệnhcủa đàm rất rộng rãi Theo Y văn cổ: "Chứng đàm ẩm là một loại chứng bệnh mànguyên nhân gây bệnh chính là tân dịch ứ đọng lại ở một vị trí trong cơ thể, không

vận hoá theo qui luật bình thường” Sách “Nội kinh” gọi là tích ẩm, “Kim quỹ yếu

lược” gọi là đàm thấp [30],[32].

Nguồn gốc sinh ra đàm thấp do sự vận hoá bất thường của tân dịch ngưng tụbiến hoá mà thành do các tác nhân: lục dâm, thất tình, ẩm thực làm cơ năng của batạng tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng, tân dịch không phân bố và vận hành được ngưng tụ,thành thấp, thấp hoá thành đà

Bình thường sự vận hoá tân dịch trong cơ thể được điều hoà bởi 3 tạng phế, tỳ,thận Bởi vậy đàm thấp có liên quan đến 3 tạng phế, tỳ, thận Tỳ vận hoá tân dịch,vận chuyển tân dịch lên phế, phế tiếp thu tân dịch xuống thận, thận chưng hoá khai hợpvận chuyển phần thanh lên phế, phần trọc ra ngoài thành nước tiểu Trong ba tạng đó tỳthận giữ vai trò quan trọng Sự tuần hoàn của tân dịch và sự bài tiết thuỷ dịch thường làmấu chốt quan trọng để duy trì thuỷ dịch trong cơ thể Sự mất thăng bằng và hư tổnchức năng tạng phủ vì lý do nào đó (Ngoại nhân, nội nhân hay bất nội ngoại nhân) làmtân dịch không phân bố và vận hành được ngưng tụ thành thấp, thấp lâu ngày tích luỹhoá đàm [31],[32] Đàm thấp đều do tân dịch thuỷ cốc tạo thành

Trang 26

+ Chứng thuộc phế: Do cảm phải tà khí lục dâm làm đàm từ phế sinh ra.

+ Chứng thuộc thận: Thận âm hư, hư hoả bốc lên, đốt tân dịch thành đàm Nếuthận dương hư thì thuỷ tà tràn lên, kết lại thành đàm

+ Chứng thuộc tỳ: Đàm thấp do tỳ dương mất chức năng vận hoá, làm chuyểnhoá tân dịch bị ngưng trệ lại thành thấp, thấp thắng sinh ra đàm Chứng thuộc tỳ làchứng quan trọng nhất trong vấn đề cơ chế sinh chứng đàm thấp

Có 2 loại đàm: đàm hữu hình và đàm vô hình [31],[32] Đàm hữu hình là chấtđàm sinh ra từ phế, thận Đàm vô hình phải thông qua triệu chứng mới biết được Hộichứng RLLPM theo YHCT là do đàm vô hình gây bệnh, biểu hiện trên lâm sàng rất đadạng Khi mắc chứng đàm thấp thì người thường thừa cân, béo phì, đi lại nặng nề Khitiến triển dẫn đến chân tâm thống thì có cơn đau thắt ngực, khó thở Mức độ nhẹ chỉ làphong đàm thì triệu chứng giống như rối loạn tuần hoàn não, nhưng có thể biến chứngnặng thì dẫn đến tai biến mạch máu não

1.3.1.2 Nguyên nhân

Chủ yếu là tỳ hư đàm trệ do các nguyên nhân: [31],[32]

- Do ẩm thực bất điều: Ăn nhiều thức ăn ngọt béo, nhiều cao lương mĩ vị,

uống nhiều rượu, làm việc trí óc quá sức, làm tổn thương tỳ vị, vận hoá tân dịch bịrối loạn dẫn đến đàm thấp nội sinh

- Do ít vận động thể lực: Làm tân dịch không vận hoá thông điều dẫn đến ứ

trệ lâu ngày, khí huyết không lưu thông đưa đến khí trệ, huyết ứ Sách Tố vấn thiên

“tuyên minh ngũ khí luận” viết: “Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương nhục” (nằmnhiều hại khí, ngồi nhiều hại cơ nhục) Thương khí dẫn đến khí hư, thương nhụcdẫn đến tỳ hư, tỳ khí hư suy mà sinh đàm thấp Người cao tuổi trên 60 tuổi tỳ khí hưnhược mất hoặc giảm chức năng vận hoá tân dịch hoặc thận dương hư không khaithông thuỷ dịch, làm thủy dịch đọng lại sinh đàm thấp

- Do thất tình (yếu tố tinh thần): Lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can; can mộc

vượng khắc tỳ thổ làm tổn thương tỳ vị, tỳ thổ rối loạn hư yếu dẫn đến giảm hoặc

Trang 27

mất khả năng vận hoá thuỷ cốc, tân dịch tụ lại thành đàm thấp, đàm thấp ứ trệ kinhmạch mà gây ra bệnh [31].

- Do tiên thiên bất túc (yếu tố thể chất): Trong sách Linh khu thiên “thọ yểu

cương nhu” viết: “con người ta sinh ra có cương, có nhu, có cường cónhược, có dài

có ngắn, có âm có dương” Khi tiên thiên bất túc làm cho thận khí bất túc, thậndương hư không ôn ấm được tỳ dương, tỳ không vận hóa được tân dịch, sinh đàmthấp [31]

- Tạng tỳ: Tỳ là nguồn sinh đàm, tỳ khí hư không vận hóa được tân dịch làm

cho chất thanh khó thăng lên, chất trọc khó giáng xuống, chất tinh vi của thủy cốckhông thể vận hóa, lưu chuyển được bình thường, tụ lại mà hóa thành đàm thấp màgây ra bệnh Mặt khác, do tỳ thổ suy yếu không vận hoá được thủy dịch khiến thủydịch ngưng đọng lại tại kinh mạch, tạng phủ, bì phu thành đàm thấp, cản trở lưuthông khí huyết, tân dịch, thuỷ cốc [34],[35]

- Tạng thận: Thận là gốc của đàm, thận dương hư suy, hỏa không ôn ấm được

tỳ thổ; thủy thấp tân dịch không hóa khí được tràn lên mà thành đàm Thận âm hư, hưhỏa ở hạ tiêu bốc lên hun nấu tân dịch cũng tạo đàm [36].

- Tạng phế: Phế hư mất khả năng túc giáng thông điều thủy đạo, thủy dịch

ngưng lại thành đàm [36]

- Tạng can: Can cũng có thể sinh đàm, các chứng uất đàm, khí đàm, kinh

đàm, phong đàm mà cổ nhân đã nói không có loại nào mà không có quan hệ tới can.Tình chí uất kết gây tổn thương đến can, can khí uất kết khắc tỳ thổ làm tỳ thổ tổn

Trang 28

thương không vận hoá được thuỷ thấp gây đàm trệ Mặt khác can thận âm hư làm

hư hoả thượng viêm gây nên đàm trọc nội sinh

Đàm sinh ở tỳ, thấp thắng các chất tinh vi không được vận chuyển, ngưngkết lại hoặc ngưng trệ ở phế, hoặc chảy trong kinh mạch Ngưng trệ ở phế thườngđược ho khạc ra thành đàm hữu hình như khái khấu khạc ra đờm Ngoài ra đàm cònlưu chuyển trong kinh mạch đến nơi mà ta không nhìn thấy gọi là đàm vô hình nhưđàm thấp gần với rối loạn lipid máu gây VXĐM trong YHHĐ Đàm thấp sau khihình thành theo khí đi các nơi và phân bố rất rộng, trong thì đến tạng phủ, ngoài đến

cơ nhục, bì phu cân xương, không đâu là không đến làm ảnh hưởng sự vận hành khíhuyết làm cho kinh kinh lạc bế tắc, huyết mạch không thông, mạch lạc ứ trệ mà sinh

ra các chứng đàm thấp, huyết ứ, đầu thống, huyễn vựng [36]

1.3.2 Sự tương đồng giữa chứng đàm thấp và rối loạn lipid máu

YHHĐ: RLLPM là một bệnh do rối loạn chuyển hoá, đó là rối loạn chuyểnhoá lipid có liên quan đến tuổi tác, ăn uống hấp thu, chuyển hoá, di truyền

YHCT: chứng đàm thấp có liên quan đến sự lưu thông của thuỷ dịch, sựmạnh yếu của các tạng tỳ, phế, thận Khi tuổi tác càng cao, các tạng tỳ phế thậncàng suy giảm dần làm công năng vận hoá thuỷ thấp bị đình trệ và sinh chứng đàmthấp Hải Thượng Lãn Ông nói” Tuổi khoảng 40, âm khí giảm còn một nửa, sự hoạtđộng của cơ thể đã sút kém” Tuổi càng cáo thì thận khí suy dần, tóc bạc, răng rụng,lục phủ ngũ tạng ngày càng suy tổn Ở nam giới 8 x 8 = 64 tuổi thì thiên quý kiệt,lục phủ ngũ tạng suy tổn Ở nữ giới 7 x 7 = 49 tuổi thì thiên quý cạn, kinh nguyệthết, thân thể hao mòn [32],[37],[38]

Căn cứ trên các biểu hiện lâm sàng, người ta thấy giữa hội chứngRLLPM và chứng đàm thấp có nhiều điểm tương đồng khá sâu sắc về bệnhnguyên, bệnh sinh cũng như về nguyên tắc trị liệu [34]

Sự tương đồng giữa chứng rối loạn lipid máu và chứng đàm thấp trongYHCT được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Trang 29

Hình 1.6 Sự tương đồng giữa rối loạn lipid máu và chứng đàm thấp 1.3.3 Điều trị chứng đàm thấp

Chứng đàm thấp và hội chứng RLLPM có nhiều điểm tương đồng Vì vậycác thầy thuốc YHCT coi chữa chứng đàm thấp là một trong những biện phápđiều chỉnh RLLPM Vì đàm thấp có vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinhnên trong điều trị phải chú trọng các phép hoá đàm, trừ thấp [33],[34]

* Phương pháp điều trị đàm thấp: Gồm 3 phương pháp: hoá đàm, tiêu

đàm và điều đàm Bệnh nhẹ dùng hoá, bệnh nặng dùng tiêu, đàm ở một chỗ không raphải dùng phép điều đàm Vì đàm trong hội chứng RLLPM là đàm vô hình, lưu hành

và ứ trệ trong huyết mạch nên khi dùng phép hoá đàm để điều trị nguyên nhân sinh rađàm, làm cho đàm tự hết chứ không dùng đến phép tiêu và điều đàm

Theo Y học cổ truyền, RLLPM là một hội chứng do nội đàm gây nên có đặcđiểm là "bản hư tiêu thực" Tuỳ theo thế bệnh cấp hay hoãn mà lấy phù chính làm chủ,

Trang 30

khứ tà là phụ, hoặc khứ tà làm chủ, phù chính là phụ hoặc vừa phù chính vừa khứ tà tiêu bản đồng trị Bản hư chủ yếu là tỳ thận hư tổn, tiêu thực chủ yếu là đàm trọc, huyết

-ứ Trị bản phải chú ý bổ tỳ, ích thận, trị tiêu phải chú ý các phép khứ đàm trừ thấp,thanh lý thông hạ, hoạt huyết hóa ứ Dựa vào tính chất ngũ khí kết hợp với đàm thấpngười ta chia đàm thấp ra làm 5 loại: phong đàm, hàn đàm, nhiệt đàm, táo đàm, thấpđàm Đàm sinh ra bệnh biến hoá rất phức tạp, trong đó thấp đàm hay gặp nhất

* Phân thể bệnh theo nguyên nhân

YHCT dựa vào tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để chẩn đoán các bệnh về đàmthấp và phân chia đàm thấp thành các thể bệnh sau [33]:

- Tỳ hư đàm thấp: Người nặng nề, chân tay mệt mỏi, chán ăn, bụng đầy, ho

nhiều đờm, đại tiện lỏng, rêu trắng dầy, mạch hoạt Theo Hải Thượng Lãn Ông:

"Bệnh đàm của tỳ, có hư có thực; thấp trệ thái quá là tỳ thực; thổ suy không ức chếđược thuỷ là tỳ hư"

Pháp điều trị: Kiện tỳ trừ thấp

- Tỳ thận lưỡng hư: Thường gặp ở người cao tuổi, người nặng nề, mệt mỏi,

chán ăn, bụng đầy, lưng gối nhức mỏi, ù tai, hoa mắt, lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch trầm

tế vô lực, có thể kèm liệt dương, lãnh cảm

Pháp điều trị: Ích khí, kiện tỳ, ôn dương, bổ thận

- Thấp nhiệt uất kết: Người nóng, khát nước, tiểu ít, bụng đầy, rêu lưỡi vàng

dầy, mạch hoạt sác

Pháp điều trị: Sơ can lý khí, hoạt huyết, hoá ứ

* Phân loại nhóm thuốc điều trị theo từng thành phần của máu [39],[40]

+ Nhóm hạ TC: hà thủ ô, trạch tả, đại hoàng, tam thất, bồ hoàng, đậu xanh,hồng hoa, ngưu tất

+ Nhóm làm giảm TC và TG: sơn tra, quyết minh tử, linh chi, củ cốt khí.+ Nhóm có tác dụng tăng HDL-C: tỏi, hà thủ ô, phấn hoa ngô

* Nghiên cứu cơ chế tác dụng của thuốc YHCT làm hạ lipid máu.

+ Ức chế sự hấp thu mỡ trong ống tiêu hoá [39],[40]

Trang 31

Tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy sự bài tiết mỡ, giảm hấp thu mỡ: đại

hoàng, sinh hà thủ ô, thảo quyết minh, cốt khí

Ức chế sự hoà tan của mỡ khi ăn, ức chế sự phân hủy của mỡ trong ruột: đậu

xanh, rong biển, bồ hoàng

+ Ức chế sự phân bố mỡ [39],[40]

Trạch tả: ức chế sự tồn đọng lipid trong động mạch, tăng HDL-c.

Linh chi: ức chế chất trung gian để chuyển hoá thành mỡ, làm giảm mỡ máu.

+ Ức chế quá trình tổng hợp TC và TG: trạch tả, nghệ, bồ hoàng, hà thủ ô

1.4 XUẤT XỨ BÀI THUỐC VÀ TỔNG QUAN CÁC VỊ THUỐC

1.4.1 Xuất xứ bài thuốc nghiên cứu

- Cấu trúc bài thuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh” gồm các vị:

+ Đan sâm: 12g + Hoàng liên: 06g + Ích trí nhân: 06g

+ Hà thủ ô đỏ: 12g + Sơn tra: 10g + Thiên hoa phấn: 6g

+ Hoàng tinh: 6 g + Ngưu tất: 10g + Linh chi: 12g

+ Trạch tả: 12g + Sinh hoàng kỳ: 12g

- Bài thuốc nghiên cứu có xuất xứ trong cuốn “Thiên gia diệu phương” [41]bài “Giáng chỉ thang” gồm đan sâm, hoàng tinh, hà thủ ô đỏ, trạch tả, sơn tratrị cácchứng đàm trệ và được cấu trúc gia thêm sinh hoàng kỳ, linh chi, thiên hoa phấn,hoàng liên, ngưu tất, ích trí nhân trị chứng tiêu khát (đái tháo đường) Bài thuốc đãđược sử dụng nhiều dưới dạng thuốc thang để điều trị bệnh nhân đái tháo đường córối loạn lipid máu Bài thuốc có tác dụng táo thấp hoá đàm, kiện tỳ ích vị, hoạthuyết tiêu thực để điều trị chứng đàm thấp tích tụ lâu ngày thượng nghịch lên gâyđau đầu, chóng mặt, ngực đầy tức, tê mỏi tay chân, người nặng nề mệt mỏi rêu lưỡitrắng nhờn, lưỡi bè nhớt, mạch hoạt hoặc huyền hoạt (chứng tiêu khát có đàm thấp).Bài thuốc có tác dụng công bổ, trong đó lấy bổ pháp làm chính gồm: Bổ khí(hoàng kỳ), Bổ huyết (Hà Thủ Ô), Bổ âm, sinh tân (Hoàng tinh, Thiên hoa phấn); Tảpháp gồm: hoạt huyết (ngưu tất, đan sâm), thanh nhiệt hoá thấp (hoàng liên); Các vịthuốc hỗ trợ gồm: Sơn tra tác dụng tiêu tích trệ, hoá đàm, thấp ứ trệ, giải độc; ích trínhân tác dụng điều hoà ích vị, ôn ấm tỳ vị, giảm bớt tính lạnh của các vị thuốc khác

1.4.2 Sơ bộ về các vị thuốc của bài thuốc

1.4.2.1 Đan sâm

Trang 32

- Tên khoa học: Radix Salviae multiorrhiza [42][43][44].

- Bộ phận dùng:Rễ phơi khô hay sấy khô của cây Đan sâm (Salviae

multiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi (Labiatae)

- Tính vị quy kinh: Vị đắng hơi hàn.Vào kinh tâm, can, tâm bào lạc

- Tác dụng: Khứ ứ, chỉ thống, hoạt huyết, thông kinh, thanh tâm, trừ phiền.

- Liều dùng: 6-12g/ ngày dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán bột uống Thanh tâm

trừ nhiệt thì dùng sống, điều hoà tâm khí thì sao với mật và rượu

- Thành phần hoá học: Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II,

tansinon III) và chất tinh thể màu vàng cryptotanshinon, isocryptotanshinon,methyl-tanshinon Ngoài ra còn có acid lactic, phenol, vitamin E [44],[45]

- Tác dụng dược lý: Giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu động mạch vành,

cải thiện chức năng tim Cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu, hạ huyết áp,giảm TG của gan và máu, kháng khuẩn, an thần, chống oxy hoá, ức chế sự phát triểncủa tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm, giảm đường máu [44],[45]

1.4.2.2 Hà Thủ ô đỏ

- Tên khoa học: Radix Fallopiae multiflorae [42],[43]

- Tên khác: Thủ ô, giao đằng, địa tinh Là rễ củ phơi khô của cây Hà thủ ô

(Polygonum multiflorum Thunb) Hà thủ ô thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

- Tính vị quy kinh: Vị đắng chát, tính ấm Vào 2 kinh can, thận

- Tác dụng: bổ can thận, tư âm dưỡng huyết, giải độc chống viêm nhuận tràng

thông tiện Dùng 20-40g/ ngày dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán bột uống

- Thành phần hoá học: Thân rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có

emodin, chrysophanol, rhein, physcion; protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, lecitin,rhaponticin; Tanin

- Tác dụng dược lý:Hạ TC máu, làm giảm hấp thu cholesterol của ruột,

phòng chống và giảm nhẹ VXĐM (thành phần lecithin) Làm chậm nhịp tim, tăngnhẹ lưu lượng máu động mạch vành Tác dụng nhuận tràng do dẫn chấtoxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột, kháng khuẩn và virus

1.4.2.3 Hoàng tinh

- Tên khoa học: Rhizoma Polygonati [42],[43]

Trang 33

- Bộ phận dùng: Là thân rễ, củ cây hoàng tinh (cây cơm nếp) Polygonatum

kingianum Coll et Hemsl., thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính bình Vào 3 kinh tỳ, phế, vị Tác dụng bổ tỳ,

nhuận phế, sinh tân, trị tỳ vị hư nhược, phế khí hư sinh ho, tiêu khát Dùng 12-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán bột uống

- Thành phần hoá học: Chất nhày, tinh bột và đường

- Tác dụng dược lý: Hạ glucose máu, hạ huyết áp

1.4.2.4 Trạch tả:

- Tên khoa học: Rhizoma Alismatis[42][43]

- Bộ phận dùng: Là củ của cây trạch tả (Alisma plantago aquatica L Var.

Orientalis Samuelsson), thuộc họ Trạch tả (Alismataceae)

- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính hàn Vào các kinh can thận bàng quang

- Tác dụng: Lợi thuỷ thẩm thấp, thanh nhiệt dùng chữa các bệnh tiểu tiện khó

khăn, đái buốt đái rắt, phù thũng Thanh thấp nhiệt ở can Ích khí, dưỡng ngũ tạng.Liều dùng 4-12g/ ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán bột uống

- Thành phần hoá học: Tinh dầu, chất nhựa 7%, protid, tinh bột 23%.

- Tác dụng dược lý: Hạ đường huyết, hạ huyết áp, lợi tiểu và hạ thấp lượng

ure và cholesterol trong máu

1.4.2.5 Sơn tra:

- Tên khoa học: Fructus Crataegi sp [42],[43]

- Bộ phận dùng: Là quả chín thái mỏng phơi khô của cây Bắc sơn tra

(Crataegus pinnatifida Bunge var major N.E.Br) hoặc Nam Sơn tra (Crataegus

cuneata Sieb et Zucc), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

- Tính vị quy kinh: Vị chua, ngọt ấm, tính bình, không độc, vào kinh tỳ vị, can

- Tác dụng: Tiêu tích trệ, hoá đàm, thấp ứ trệ, giải độc Liều dùng 12 - 20 g/

ngày dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán bột uống

- Thành phần hoá học: acid citric, acid tactric, vitamin C, hydrat carbon, protid.

- Tác dụng dược lý: Tăng sự co bóp cơ tim, làm giảm sự kích thích cơ tim,

tăng tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu não, tăng độ nhạy của tim với tácdụng của các glucosid trợ tim, tác dụng hạ CT, TG,  LP [42],[43]

1.4.2.6 Ngưu tất

- Tên khoa học: Radix Archiranthis bidentae [42],[43],[46].

Trang 34

- Bộ phận dùng: Dùng rễ của cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.),

thuộc họ Dền (Amarantheceae)

- Tính vị quy kinh: đắng, chua, bình vào kinh can thận.Tác dụng hoạt huyết

điều kinh, chữa đau lưng, đau khớp Liều dùng: 6-12g/ ngày dưới dạng thuốc sắchoặc hoàn tán bột uống Người có thai không dùng được

- Thành phần hoá học: saponin, ecdysteron, inokosteron, muối kali.

- Tác dụng dược lý: Cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn

mạch và chống loạn nhịp tim Làm hạ lipid máu rõ rệt và làm giảm VXĐM, cơ chếchủ yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phảichống hấp thu cholesterol

1.4.2.7 Hoàng kỳ

- Tên khoa học:Radix Astagali [42],[43],[46],[47].

- Bộ phận dùng: Hoàng kỳ là rễ cây Hoàng kỳ (Astragalus membranacuis

Fish.), thuộc họ Đậu (Fabaceae)

- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính ấm, vào kinh tỳ, phế Hoàng kỳ ôn dưỡng tỳ

dương kiêm bổ vệ khí, thiên về bổ chân dương của ngũ tạng, cầm mồ hôi, lợi niệu, tiêuviêm Trừ tiêu khát, sinh tân dùng cho người ĐTĐ Sinh cơ, hoạt huyết trừ ứ trệ trịđiều trị đau lưng và chân do khí huyết ứ Liều dùng 6g - 20g/ ngày

- Thành phần hoá học: Rễ Hoàng kỳ chứa saccharose, glucose, tinh bột, chất

nhầy, cholin, betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I-V, III

- Tác dụng dược lý: Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể Thúc đẩy

chuyển hoá protid của huyết thanh và gan, giảm thoái hoá glycogen ở gan Tăng lực

co bóp của của tim bình thường, hạ huyết áp (do giãn mạch ngoại vi) Giảm proteinniệu, lợi tiểu, giảm phù và cải thiện trạng thái dinh dưỡng của cơ thể [42],[43]

1.4.2.8 Thiên hoa phấn

- Tên khoa học: Radix Trichosanthis [42],[43]

- Bộ phận: Rễ phơi hay sấy khô của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii

Maxim.) hoặc cây Song biên qua lâu (Trichosanthes rosthornii Harms.), thuộc họ

Bầu bí (Cucurbitaceae)

Trang 35

- Tính vị quy kinh: Vị ngọt, chua, tính lạnh, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng.

Tác dụng: Sinh tân, chỉ khát, giáng hỏa, nhuận táo, bài thũng, tiêu thũng Chủ trịtiêu khát, sốt nóng, hoàng đản miệng khô Liều dùng 8-16g /ngày

- Thành phần hóa học: Trong rễ thiên hoa phấn có rất nhiều tinh bột Nghiên

cứu mới đây cho thấy trong thiên hoa phấn có chừng 1% chất saponozir

1.4.2.9 Hoàng liên

- Tên khoa học:Rhizoma Coptids [42],[43],[46],[48]

- Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà (như

Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch., Coptis teeta Wall., Coptis teetoides

C.Y.Cheng ), đều thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae)

- Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại

trường.Tác dụng: Tả hỏa, táo thấp, giải độc.Chủ trị sốt, tả, lỵ, tâm phiền, nôn ramáu, tiêu khát, đau mắt đỏ, loét lở miệng Liều dùng 3-6g/ngày

- Thành phần hóa học:Trong hoàng liên có chừng 7% ancaloit toàn phần trong

đó chủ yếu là chất berberin Ngoài ra còn có panmatin copstisin, woremin, columbamin

- Tác dụng dược lý: Tác dụng chống vi trùng (lỵ, lao ), chất becberin tăng

tạm thời trương lực (tonus) và sự co bóp của ruột chuột Hoàng liên có tác dụngchữa rối loạn tiêu hóa, chữa viêm dạ dày và ruột, chữa lỵ [42],[43],[46]

1.4.2.10 Nấm linh chi

- Tên khoa học:Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst [42],[43],[46].Thuộc họ Nấm gỗ (Ganodermataceae)

Tên khác: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung

- Tính vị quy kinh: Vị đắng, hơi ngọt, tính bình Tác dụng tư bổ cường tráng, bổ

can chí, an thần, tăng trí nhớ Liều dùng 12 - 20 g/ ngày dạng thuốc sắc hoặc hoàn tánbột uống Thu hái nấm phơi khô hoặc sấy khô, dùng thái lát hoặc tán bột

- Thành phần hoá học: acid amin, protein, saponin, steroit, đường khử, đường

kép, dầu béo Trong nấm linh chi có hàm lượng germanium cao hơn hàm lượng trongnhân sâm từ 5 - 8 lần, có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành vàchuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium…

Trang 36

- Tác dụng dược lý: Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium

giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể,diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm [46]

1.4.2.11 Ích trí nhân

- Tên khoa học:Fructus Alpiniae Oxyphyllae [42],[43]

- Bộ phận dùng: Ích trí nhân, lần đầu tiên được ghi trong sách Bản thảo thập di

còn gọi là Ích trí tử là quả gần chín phơi khô của cây Ích trí (Alppinia oxyphylla Miq.),

thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)

- Tính vị qui kinh: Vị cay tính ôn, qui kinh Tỳ thận Công năng: tráng

dương, ấm Thận, ôn Tỳ Chủ trị: ỉa chảy, nôn mửa, đầy hơi, người già hay đái đêm,đái đục, di tinh Liều dùng 6-12g/ngày dạng thuốc sắc, dùng phối hợp vị khác

- Tác dụng dược lý: ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm giãn mạch 1.4.3 Một số nghiên cứu liên quan đến bài thuốc nghiên cứu

+ Xuất phát từ nghiên cứu năm 2006 củatác giả Vũ Việt Hằng và cộng sựđánh giá tác dụng điều trị RLLPM của thuốc cốm GCL (từ bài thuốc Giáng chỉthang gia vị gồm Đan sâm, Ngưu tất, Hoàng tinh, Sơn tra, Hà thủ ô, Linh chi, Trạchtảđược bào chế dưới dạng cốm tan hàm lượng 5g/gói liều dùng 6gói/ngày chia 3lần uống, sau 60 ngày điều trị có kết quả hạ lipid máu trên 91,05% BN làm giảm26,65% TG, 16,19% CT, 10,49% LDL-c, làm tăng 7,14% HDL-c [49]

+ Năm 2011, nhóm tác giả đãnghiên cứu trên 30 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mớiphát hiện có RLLPM bằng bài thuốc “Giáng chỉ thang gia vị” gồm Nhân sâm, Đansâm, Hoàng liên, Hà thủ ô, Trạch tả, Sơn tra, Ngưu tất, Thiên hoa phấn, HoàngTinh, Sinh hoàng nhằm hướng tới nghiên cứu bài thuốc để điều trị RLLPM chobệnh nhân có đái tháo đường typ 2 Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm TC, TG,LDL-c, glucose máu, tăng HDL-c [50]

+ Năm 2012, với mục tiêu nghiên cứu các thuốc điều trị RLLPM cho bệnhnhân ĐTĐ týp 2 Tác giả Vũ Việt Hằng và cộng sự đã nghiên tính an toàn của bàithuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh”trên thực nghiệm đánh giá độc tính cấp và bán

Trang 37

trường diễn của cao lỏng “Giáng chỉ tiêu khát linh” và của viên nang cứng” Giángchỉ tiêu khát linh” đều cho kết quảđạt yêu cầu không gây độc tính bán trường diễntrên chức năng tạo máu, chức năng gan, thận và hình thái gan và thận thỏ [51],[52]

+ Năm 2014 Tác giả Vũ Việt Hằng và cộng sự tiếp tục nghiên cứu về tácdụng điều trị RLLPM của bài thuốc: “Giáng chỉ tiêu khát linh” được bào chế dướidạng cốm đóng viên nang cứng trên mô hình trên chuột cống trắng gây rối loạnlipid máu và đái tháo đường týp 2 thực nghiệm Kết quả cho thấy:

- GCTKL đường uống có tác dụng dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu ở

chuột cống trắng gây rối loạn lipid máu sau 30 ngày và hiệu quả rõ rệt hơn sau 60ngày, GCTKL điều trị liều 840mg và 1260mg/kg/ngày sau 60 ngày có tác dụng giảmcác chỉ số lipid máu còn 33,1% & 40.1 (TG), 52,1 và 50,1% (TC), 22.9% và 16,3%(LDL-C), tăng 162,9% và 182.9 (HDL-C)

- GCTKL đường uống có tác dụng hạ glucose máu, điều chỉnh RLLPM sau

30 ngày và hiệu quả rõ rệt hơn sau 60 ngày điều trị ở chuột cống trắng ĐTĐ týp 2thực nghiệm: GCTKL liều 840mg và 1260mg/kg/ngày sau 60 ngày điều trị có tácdụng giảm các chỉ số còn: 79,8% và 67,8% (Glucose), 39,7% và 36%(TG), 52,8%

và 40,1% (TC), 85,2% và 63,4% (LDL-C), tăng 147% và 155,9% (HDL-C) huyếtthanh [51],[52]

Với mong muốn đánh giá tác dụng của bài thuốc GCTKL điều trị RLLPMtrên lâm sàng, bước đầu nghiên cứu này của nhóm nghiên cứu thực hiện trên 60bệnh nhân được chẩn đoán RLLPM (không có đái tháo đường) được điều trị trong

30 ngày Kỳ vọng xây dựng cho các nghiên cứu tiếp theo trên số lượng bệnh nhânđông hơn và với thời gian uống thuốc dài hơn có thể từ 60 đến 90 ngày và đượcđánh giá trên cả bệnh nhân RLLPM không có đái tháo đường và RLLPM có đáitháo thường týp 2

Trang 38

CHƯƠNG 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CHẤT LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Thuốc nghiên cứu: Bài thuốc “Giáng chỉ tiêu khát linh”

Bảng 2.1 Công thức bài thuốc

Số TT Tên thuốc Tên khoa học Liều lượng

1Đan sâm

Radix Salviae multiorrhizae

12g

2Hoàng Tinh

Rizoma Poligonati

6g3

Hà Thủ ô đỏ

Radix Poligoni multiflori

12g4Trạch tả

Rhizoma Alismatis

12g5

Trang 39

Sơn tra

Fructus Mali

10g6Ngưu tất

Radix Archiranthis bidentae

10g7Linh Chi

Ganoderma lucidum

12g8Sinh hoàng kỳ

Radix Astagali

12g9Thiên hoa phấn

Radix Trichosanthis

6g10Hoàng liên

Rhizoma Coptidis

6g11Ích trí nhân

Fructus Alpiniae Oxyphyllae

6g

Trang 40

Tổng bài thuốc

104g

* Quy trình bào chế thuốc: Các vị thuốc được bào chế theo tiêu chuẩn dược

điển Việt Nam IV với liều lượng như trên và được sắc tại Khoa Dược Bệnh viện Yhọc cổ truyền Hà Đông trên dây truyền sắc và đóng gói tự động (bịch 150ml)

* Liều dùng trên người: uống 01 thang (sắc đóng gói 3 bịch 150ml)/ 1 ngày.

Chia 3 lần, uống sau ăn, trong 30 ngày

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn lipid máu, được khám vàđiều trị nội trú hoặc ngoại trú tại bệnh viện YHCT Hà Đông từ tháng 7/2014- 5/2015

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, đồng ý làm các xét nghiệm đầy

đủ đúng thời điểm, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tuổi > 30

- Bệnh nhân được chẩn đoán RLLPM đã được điều trị bằng phương phápđiều chỉnh chế độ ăn 02 tháng mà không hiệu quả và chưa từng được điều trị bằngmột thuốc điều trị RLLPM nào hoặc nếu được điều trị thuốc RLLPM rồi thì cũng đãngừng các thuốc điều trị đó ít nhất là 3 tháng, không dùng các thuốc có thể gâyRLLPM

* Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Tiêu chuẩn chẩn đoán RLLPM(Theo NCEP ATP III - 2001) [21]:

Bệnh nhân có HC RLLPM, xét nghiệm lúc đói với một hoặc nhiều các biểuhiện sau:

+ TC ≥ 6,2 mmol/l.+ TG ≥ 2,26 mmol/l

+ LDL- C > 4,13 mmol/l.+ HDL- C < 1,03 mmol/l

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát sau các bệnh khác như: bệnh đáitháo đường, bệnh Basedow, hội chứng Cushing, hội chứng thận hư )

Ngày đăng: 18/06/2017, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w