Nhiều tài liệu nghiên cứu của nước ngoài cho thấy trong dược liệu Long đởm có chứa: iridoid, triterpen, flavon, xanthone, alcaloid và một số chất khác có tác dụng dược lý: tác dụng kháng
Trang 2Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên của gia đình và người thân
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới
Ts.Phạm Thị Vân Anh, PGS.Ts Tạ Văn Bình những người thầy đã tạo
mọi điều kiện, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy cô là động lực giúp tôi tự tin trong quá trình làm nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn Ts Lê Thị Hải Yến, Ts Lê Thành Xuân đã quan tâm, giúp đỡ và đưa ra những chỉ dẫn, đề nghị cho luận văn của tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập tại đây
Xin cảm ơn các anh chị, các bạn ở Bộ môn Dược lý - Trường Đại học
Y Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu
Xin cảm ơn Phòng sau đại học – Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám hiệu Trường cao đẳng y tế Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên cổ vũ, động viên
để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Vũ Thị Minh Hiền
Trang 31 Hình ảnh một số thiết bị và động vật thí nghiệm trong nghiên cứu
2 Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carrageenin
3 Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây viêm màng bụng chuột cống trắng bằng carrageenin
4 Kết quả đánh giá tác dụng chống dị ứng trên mô hình gây shock phản
8 Tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc Long đởm
9 Phiếu kiểm nghiệm cao đặc Long đởm
10 Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Long đởm
Trang 4Thiết bị đo thể tích chân chuột
Plethysmometer
Thiết bị định lượng protein Chemistry analyzer XC-55
Thiết bị định lượng bạch cầu
Animal Blood Counter
Máy ly tâm Hittech
Trang 5Chân chuột sau tiêm thuốc Đo chiều dày chân chuột bằng
thước đo điện tử
Trang 10Sau
20 phút
Sau
30 phút
Sau
40 phút
Sau
50 phút
Sau
60 phút
Tỉ lệ chết sau tiêm C48/80 sau
Trang 12X
Trang 1560 phút
0 phút 30 phút %30 phút
60 phút %60 phút
Trang 17bào mast ở chuột nhắt trắng
Trang 19ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch Khi không được điều trị tích cực thì sẽ dẫn đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng mạn tính, hen phế quản Chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh dị ứng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng [1] Theo những thống
kê gần đây, tỷ lệ mắc bệnh dị ứng ở Việt Nam cũng đang tăng lên nhanh chóng và có thể gặp ở bất cứ nhóm tuổi nào Nguyên nhân của tình trạng này theo nhiều tác giả là do ô nhiễm môi trường, do sử dụng hóa chất trong sản xuất, do dùng thuốc…[2]
Hiện nay, việc điều trị dị ứng đã đạt được nhiều tiến bộ bằng các thuốc mới, nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1, các thuốc ức chế miễn dịch: nhóm glucocorticoid, nhóm kháng thể Các thuốc này chỉ có khả năng giảm triệu chứng nhanh, khi sử dụng lâu dài thường gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm như phù, suy tuyến thượng thận, loãng xương… [3] Do đó, một hướng điều trị dị ứng hiện nay trên thế giới và Việt Nam là sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Một trong những dược liệu đó là Long đởm, đã được ghi vào Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung Quốc và nhiều tài liệu y dược trên thế giới [4] Nhiều tài liệu nghiên cứu của nước ngoài cho thấy trong dược liệu Long đởm có chứa: iridoid, triterpen, flavon, xanthone, alcaloid và một số chất khác có tác dụng dược lý: tác dụng kháng khuẩn, giải độc gan, giảm đau và kháng viêm cấp tính, chống dị ứng [5], [6] Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng cho thấy Long đởm có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tại chỗ trên thực nghiệm [7]
Trang 20Để góp phần khẳng định tác dụng của dược liệu Long đởm và làm tiền
đề cho các ứng dụng trên lâm sàng theo hướng dùng trên bệnh nhân viêm da
cơ địa, chúng tôi tiến hành đề tài này với những mục tiêu sau:
1 Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của cao đặc Long đởm trên thực nghiệm
2 Nghiên cứu tác dụng chống dị ứng của cao đặc Long đởm trên thực nghiệm
Trang 21Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về viêm
1.1.1 Khái niệm
Viêm là một phản ứng phức tạp của cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh Phản ứng viêm, một mặt nói lên tác dụng phá hoại, gây tổn thương của nhân tố bệnh lý, nhưng mặt khác cũng nói lên sức đề kháng, chống đỡ của cơ thể nhằm tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh, hạn chế tổn thương, phục hồi các chức năng cơ thể bị rối loạn
Biểu hiện của viêm được mô tả trên lâm sàng gồm các dấu hiệu: sưng, nóng, đỏ, đau và kèm theo các rối loạn chức năng của cơ quan bị viêm [8]
1.1.2 Nguyên nhân gây viêm
Nguyên nhân bên ngoài:
- Sinh học: là nguyên nhân phổ biến nhất, gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm
- Cơ học: va đập, chấn thương…gây phá hủy tế bào và mô, làm phóng thích những chất gây viêm nội sinh
- Vật lý: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, tia xạ
- Hóa học: các acid, kiềm mạnh, các chất hóa học khác (thuốc trừ sâu, các độc tố…)
Nguyên nhân bên trong: do thiếu oxy tại chỗ, hoại tử tổ chức, xuất huyết, rối loạn thần kinh dinh dưỡng, miễn dịch (bệnh tự miễn) [8]
1.1.3 Phân loại viêm
Có nhiều cách phân loại viêm, mỗi cách đưa lại một lợi ích riêng [8]
- Theo nguyên nhân: viêm nhiễm khuẩn và viêm vô khuẩn
- Theo vị trí: viêm nông, viêm sâu (bên ngoài, bên trong)
- Theo dịch rỉ viêm: viêm thanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mủ…
Trang 22- Theo tính chất: viêm đặc hiệu và không đặc hiệu Viêm đặc hiệu là do hậu quả xấu của phản ứng miễn dịch, còn lại là viêm không đặc hiệu Hai loại này chỉ khác nhau về cơ chế gây viêm mà không khác nhau về bản chất
- Theo diễn biến: viêm cấp và viêm mạn Đây là cách phân loại thường dùng trên lâm sàng
- Thời gian diễn biến ngắn (vài phút
đến vài ngày)
- Dịch tiết chứa nhiều protein huyết
tương, xuất ngoại nhiều bạch cầu đa
1.1.4 Cơ chế bệnh sinh trong viêm
Viêm là hiện tượng bệnh lý bao gồm một loạt những thay đổi tại chỗ và toàn thân, bắt đầu ngay khi tác nhân gây viêm xâm nhập vào cơ thể Trong phản ứng viêm bao giờ cũng có 4 hiện tượng đồng thời tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau:
- Rối loạn tuần hoàn: Bao gồm rối loạn vận mạch, hình thành dịch rỉ viêm, bạch cầu thoát mạch, hiện tượng thực bào
- Rối loạn chuyển hóa
- Tổn thương tổ chức
- Tăng sinh tế bào
Viêm cấp tính tại chỗ bắt đầu vài phút sau khi mô bị tổn thương, với các biểu hiện rõ và sớm nhất là rối loạn tính thấm thành mạch và phù viêm
Trang 23Cùng với đó ngưỡng đau của mô sẽ bị giảm xuống Quá trình viêm cấp được hình thành do những yếu tố trung gian (mediator) Đặc biệt là các chất prostaglandin E2 , bradykinin, histamin hay leucotrien Sau đó các bạch cầu sẽ gắn vào tế bào nội mô theo các tín hiệu của các chất cytokin như IL1 (interleukin -1) , IL6 (interleukin – 6), TNF-α (Tumor Necrosis Factor- α) [9]
Viêm cấp tính thường kèm theo các phản ứng như sốt, tăng tiết các hormon glucocorticoid, tăng hình thành các tế bào bạch cầu, cũng như sự hình thành các protein trong gan Các chất IL-1, IL-6, TNF-α kích thích việc tổng hợp các chất CSF “Colony – Stimulating factors” là các chất kích thích tạo cụm [3]
Thông thường quá trình viêm cấp tính chỉ kéo dài vài ngày sau khi yếu
tố gây viêm bị tiêu trừ Trong một số trường hợp, yếu tố gây viêm vẫn tồn tại lâu dài trong cơ thể như tế bào vi khuẩn có thể tự bảo vệ khỏi các tế bào bạch cầu, hoặc trường hợp tự miễn dịch của cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng viêm mạn tính
Viêm mạn tính có thể khởi phát ngay từ đầu, ví dụ đối với vài loại vi khuẩn có vỏ lipid dày khiến các tế bào thực bào khó tiêu hủy chúng, các kháng nguyên này có thể tồn tại và tiếp tục kích thích phản ứng viêm như lao, phong, giang mai Có những trường hợp viêm mạn do có kích thích kéo dài bởi hóa chất hoặc tác nhân vật lý như hít bụi, chỉ khâu… Nhưng đa phần viêm mạn tính là từ viêm cấp tính chuyển sang
Đặc điểm của hiện tượng viêm mạn tính là sự thâm nhiễm của đại thực bào và tế bào lympho T Khi đại thực bào không có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tổn thương mô, cơ thể sẽ tạo thành vòng vây cô lập nơi bị viêm, lúc đó có sự thành lập u hạt [8]
Trang 24Hình 1 1 Sơ đồ diễn tiến của quá trình viêm 1.1.5 Thuốc chống viêm
1.1.5.1 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Là nhóm thuốc chống viêm không có cấu trúc steroid Đây là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay Thuốc NSAID có tác dụng trên hầu hết các loại viêm, không kể đến nguyên nhân gây viêm
Cơ chế chung: các thuốc NSAID đều ức chế enzym cyclooxygenase
(COX), do đó ngăn cản tổng hợp prostaglandin, là chất trung gian hóa học gây viêm, nên làm giảm quá trình viêm (hình 1.2)
Ngoài ra các thuốc này còn đối kháng với hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein làm bền vững màng lysosom và đối kháng với tác dụng của các chất trung gian hóa học như bradykinin, histamin, serotonin, ức chế hóa ứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm [10]
Tác nhân
Thành lập u hạt
Trang 25Hình 1 2 Cơ chế chống viêm
Các thuốc trong nhóm: dựa vào cấu trúc hóa học, có thể chia các thuốc
NSAID làm các nhóm như sau [11]:
- Dẫn xuất của acid salicylic: acid salicylic, acid acetylsalicylic (aspirin), methylsalicylat…Cho đến nay, tuy đã có nhiều thuốc mới, ít tác dụng phụ hơn nhưng aspirin vẫn là thuốc được dùng nhiều nhất và được coi là thuốc chuẩn để đánh giá và so sánh với những thuốc khác
- Dẫn xuất indol: indometacin, sulindac, etodolac
- Dẫn xuất oxicam: piroxicam, tenoxicam, meloxicam
- Dẫn xuất acid propionic: ibuprofen, fenoprofen, ketoprofen…
(PGE, PGF, thromboxan, prostacyclin)
Co phế quản, tăng xuất tiết, Gây viêm,
tăng tính thấm thành mạch, chống ngưng kết tiểu cầu
tăng thực bào
Trang 26- Dẫn xuất của acid phenyl acetic: diclofenac
- Dẫn xuất pyrazolon: phenylbutazon, metamizol, noramidopyrin
Do có nhiều tác dụng không mong muốn nên các thuốc nhóm này không còn được sử dụng nữa
- Dẫn xuất coxib: celecoxib, rofecoxib…
- Dẫn xuất acid fenamic: acid fenamic, acid meclofenamic
1.1.5.2 Thuốc chống viêm steroid (SAID)
Là nhóm thuốc có cấu trúc steroid giống với cấu trúc của các hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận
Cơ chế chung: Nhóm thuốc này ức chế enzym phospholipase A2 thông qua kích thích tổng hợp lipocortin, do đó làm giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin, là những chất hóa học tham gia vào phản ứng viêm, nên có tác dụng chống viêm (hình 1.2)
Ngoài ra, tác dụng chống viêm của các thuốc chống viêm steroid còn là kết quả của hàng loạt các tác dụng như ức chế khả năng tập trung của bạch cầu, ức chế phản ứng kháng nguyên – kháng thể, ức chế hiện tượng thực bào, giảm sản xuất và giảm hoạt tính của nhiều chất trung gian hóa học trong viêm Tác dụng của thuốc thường nhanh, nhưng khi ngừng thuốc bệnh dễ tái phát [10]
Các thuốc trong nhóm: dựa vào thời gian tác dụng, có thể chia làm 3
nhóm chính [12]:
- Nhóm có thời gian tác dụng ngắn (8-12 giờ): hydrocortison, cortison Đây là các hormon tự nhiên, có tác dụng giữ muối và nước mạnh trong khi tác dụng chống viêm yếu
- Nhóm có thời gian tác dụng trung bình (12-16 giờ): prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon Nhóm này ít có tác dụng giữ muối và nước hơn nhóm trên, tác dụng chống viêm mạnh hơn
Trang 27- Nhóm có thời gian tác dụng kéo dài (36-72 giờ): dexamethason, betamethason Đây là các hormon tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison 20-30 lần và không có tác dụng giữ muối, nước
1.1.5.3 Các nhóm thuốc chống viêm khác
- Thuốc ức chế miễn dịch không steroid (methotrexat, cyclophosphamid): là những thuốc có tác dụng làm giảm phản ứng miễn dịch trong cơ thể Nhóm này thường được dùng để điều trị các bệnh có cơ chế miễn dịch và các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống tiến triển, hội chứng thận hư, bệnh ung thư Tuy nhiên thuốc ức chế miễn dịch không steroid rất ít khi được sử dụng để chống viêm đơn thuần, vì tác dụng của chúng trên hệ thống miễn dịch và các tổ chức khác trong cơ thể rất mạnh
- Thuốc chống sốt rét (nhóm 4-aminoquinolein): là nhóm thuốc có tác dụng chủ yếu trên ký sinh trùng sốt rét, tuy vậy thuốc cũng có tác dụng chống viêm do làm bền vững màng lysosom, ngăn cản quá trình giải phóng các enzyme phân giải, ức chế quá trình viêm Do đó thuốc được dùng để điều trị Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp [11]
1.2 Đại cương về dị ứng
Hiện tượng dị ứng đã được biết đến từ lâu, với nhiều khái niệm khác nhau Sự gia tăng số lượng người bệnh dị ứng cùng với những tiến bộ của y học mà người ta đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, cũng như cách điều trị và phòng các bệnh dị ứng
Trang 28Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi lọt vào cơ thể một
số cá thể có yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng sẽ kích thích hệ miễn dịch theo các
cơ chế khác nhau gây ra biểu hiện dị ứng [13]
Dị nguyên thường là các phức hợp giữa protein với lipid hoặc protein với polysacarid như phấn hoa, bụi, lông chó mèo
Phân loại dị nguyên:
- Dị nguyên ngoại sinh (dị nguyên từ môi trường bên ngoài lọt vào cơ thể)
- Dị nguyên nội sinh (dị nguyên hình thành trong cơ thể )
1.2.3 Các giai đoạn trong phản ứng dị ứng
Thông thường người ta chia dị ứng ra làm 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Giai đoạn “mẫn cảm” xảy ra khi dị nguyên (kháng
nguyên) tiếp xúc với cơ thể người bệnh qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc
bề mặt da dẫn đến phản ứng miễn dịch hình thành kháng thể dị ứng (chủ yếu là IgE) chống lại kháng nguyên đó Các IgE gắn vào màng các tế bào: mast, eosinophil, basophil
- Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh hóa bệnh, xảy ra khi dị nguyên trở lại cơ thể người bệnh Lúc này dị nguyên kết hợp với IgE trên màng các tế bào kể trên sẽ giải phóng nhiều chất trung gian hóa học (mediator) tiên phát như
Trang 29histamin, bradykinin, PAF (platelet activating factor), ECF (eosinophil chemotactic factor), prostaglandin, leucotrien, neuropeptid Những chất này làm tăng tính thấm thành mạch, co thắt phế quản hoặc giãn phế quản
- Giai đoạn 3: Giai đoạn sinh lý bệnh với những rối loạn chức năng (co
thắt phế quản, ban đỏ, phù nề) hoặc tổn thương tổ chức (tan vỡ hồng cầu, bạch cầu ) do tác dụng của các chất trung gian trên [1],[3]
1.2.4 Phân loại dị ứng theo Gell và Coombs
Dị ứng được phân ra 4 loại hình
- Loại hình I (loại hình phản vệ, loại hình IgE): Hệ thống miễn dịch phản ứng với dị nguyên (phấn hoa, huyết thanh, lông, bụi….) trong lần tiếp xúc đầu tiên sẽ làm tế bào lympho B sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu IgE Các kháng thể IgE liên kết với receptor trên tế bào mast Khi dị nguyên vào
cơ thể ở lần tiếp theo, dị nguyên sẽ gắn vào IgE trên tế bào mast, dẫn tới việc giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin, bradykinin, leucotrien, prostaglandin, yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)…các chất này làm
co thắt mạch, co thắt cơ trơn phế quản, phù nề lớp dưới da, kích thích các tận cùng thần kinh gây ngứa, co thắt và giãn các động mạch lớn gây tụt huyết áp Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là sốc phản vệ, hen phế quản, mày đay, phù Quincke
- Loại hình II (loại hình gây độc tế bào): Dị nguyên có mặt hoặc được gắn lên trên bề mặt tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… Kháng thể IgG hoặc IgM lưu động trong huyết thanh người bệnh sẽ gắn với dị nguyên, sau
đó tế bào thực bào sẽ được hoạt hóa để tiêu diệt tế bào gắn dị nguyên Điển hình cho loại này là bệnh thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
do thuốc
- Loại hình III (loại hình phức hợp miễn dịch): Các kháng thể kết tủa IgG và IgM được hình thành và gắn vào dị nguyên (với điều kiện thừa dị
Trang 30nguyên trong dịch thể) tạo thành phức hợp dạng kết tủa Các phức hợp này lắng đọng lại trên các mạch máu nhỏ, cơ trơn làm kích thích hệ thống miễn dịch và đại thực bào dẫn tới tổn thương mạch, tế bào cơ trơn Bệnh cảnh lâm sàng thuộc loại hình này là các bệnh: viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, hội chứng Schönlein - Henoch
- Loại hình IV (Là loại hình dị ứng muộn): được hình thành bởi việc kích ứng các tế bào lympho T đặc hiệu Các dị nguyên rời hoặc dị nguyên gắn phân tử MHC, sẽ được nhận diện bởi tế bào lympho T và bị các đại thực bào tiêu diệt Điển hình cho loại này là các bệnh lao, phong, viêm da tiếp xúc [1],[3],[9]
Trang 31Bảng 1 1 Bảng phân loại dị ứng theo Gell và Coombs [9]
Kháng nguyên hòa tan
Kháng nguyên hòa tan
Kháng nguyên hòa tan
Kháng nguyên liên quan đến tế bào
Cơ chế
Hoạt hóa tế
bào mast
Tế bào FcR+ , tế bào NK, thực bào
FcR+ bổ thể Hoạt hóa
tế bào mast
Hoạt hóa bạch cầu ưa acid
Phản ứng Arthus
Viêm da tiếp xúc
Hen phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng mãn tính
Viêm da tiếp xúc
1.2.5 Biểu hiện của tình trạng dị ứng
Biểu hiện thông thường hay gặp nhất của dị ứng là dấu hiệu viêm, ngứa
và sưng tấy Ví dụ: bệnh nhân dị ứng phấn hoa, thường gặp các triệu chứng:
viêm mũi, chảy nước mũi, viêm và ngứa mắt, viêm xoang mạn tính, viêm dây
thanh quản Trong trường hợp không được điều trị tích cực, bệnh sẽ gây ra
Trang 32các triệu chứng nặng hơn nếu như bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như hen phế quản, sốc phản vệ [1],[13]
1.2.6 Các xét nghiệm dùng cho chẩn đoán
Có hai hình thức để chuẩn đoán dị ứng là test trên da sử dụng bộ Prick Test, hoặc xét nghiệm máu để tìm kháng thể [14]
1.2.7 Thuốc điều trị
Việc tránh tiếp xúc với dị nguyên là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất, tuy nhiên trong trường hợp không thể tránh tiếp xúc được như dị nguyên là bụi, phấn hoa thì việc dùng thuốc để điều trị là bắt buộc [14]
Các thuốc dùng điều trị bao gồm:
- Thuốc ức chế miễn dịch cho loại II-IV
- Trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể sử dụng kháng thể đơn
dòng đặc hiệu như omalizumab [3], [9]
1.3 Một số khái niệm y học cổ truyền có liên quan đến hiện tượng viêm
và dị ứng
1.3.1 Liên quan hiện tượng viêm
Các triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau của y học hiện đại, đối chiếu sang YHCT sẽ tương ứng với các thể bệnh sau:
Trang 331.3.1.1 Thể phong thấp nhiệt:
Thường là sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, đau cự án, cử động khó khăn Kèm theo có sốt, ra mồ hôi, sợ gió, tiểu vàng Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác
- Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, chỉ thống
- Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia vị
1.3.1.2 Thể nhiệt độc:
Tại chỗ có sưng, nóng, đỏ, đau Toàn thân có thể có sốt, rêu lưỡi trắng dày, mạch sác
- Pháp điều trị: thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm
- Bài thuốc: Giải thử thang gia vị
1.3.2 Liên quan hiện tượng dị ứng
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh dị ứng, đối chiếu với các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng có tính tương đồng thì nó có thể thuộc một trong các thể bệnh sau:
1.3.2.1 Thể phong nhiệt:
Bệnh phát rất nhanh, các nốt ban màu đỏ, ngứa dữ dội, kèm theo phát sốt, miệng khô, khát nước, phiền táo, khi gặp nóng thì bệnh nặng lên Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác [15]
- Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết
- Bài thuốc: Ngân kiều tán hoặc Tiêu phong tán gia giảm
1.3.2.2 Thể phong hàn:
Màu của nốt ban như màu của màu da bình thường, gặp gió lạnh thì nặng thêm Miệng không khát, chất lưỡi bệu nhạt, rêu trắng, mạch khẩn [15]
- Pháp điều trị: phát tán phong hàn, điều hòa dinh vệ
- Bài thuốc: Quế chi thang hoặc Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
1.3.2.3 Thể huyết nhiệt:
Trang 34Mặt da nổi sẩn đỏ hoặc tím, có thể nhỏ như đinh ghim, có thể tụ lại thành từng đám, mảng Những nốt sẩn xuất hiện nhiều liên tục, ngứa nhiều Chất lưỡi thường đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác [16]
- Pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, lương huyết, giải độc
- Bài thuốc: Hòe hoa thang gia giảm
1.3.2.4 Thể huyết táo:
Da dày, nhăn nheo, khô, ngứa nhiều về đêm, khi gãi có tróc vảy Miệng ráo, họng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch huyền tế sác [16]
- Pháp điều trị: Dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong
- Bài thuốc: Địa hoàng tử ẩm gia giảm
1.3.3 Tình hình sử dụng thuốc YHCT trong điều trị các chứng viêm và dị ứng
Trong các bài thuốc điều trị chứng viêm và dị ứng, thường thấy những
vị thuốc như: Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Cúc hoa… Bên cạnh một số thuốc, cơ chế tác dụng chưa được biết tường tận thì những công trình nghiên cứu về Kim ngân hoa [17], [18], [19], Cam thảo [20], Cúc hoa [21]…đã cho thấy những kết quả điều trị khả quan Không chỉ làm giảm các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa, các thảo dược này còn hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn do sử dụng thuốc tây y kéo dài và có độ an toàn cao
Ngoài các vị thuốc trong nhóm thanh nhiệt giải độc thường dùng, với
xu hướng tìm dược liệu thay thế những thuốc tây y trong điều trị viêm và dị
ứng thì một số nghiên cứu trong nước gần đây về củ tam thất Radix
notoginseng [22], thân rễ của Curcuma harmandii và Curcuma trichosantha
[23], tỏi Lý Sơn – Allium sativum L [24]… cho thấy có hiệu quả trong điều
trị viêm cấp và chống dị ứng trên thực nghiệm
Trang 35Long đởm là một vị thuốc đã được nhắc đến nhiều trong các y văn cổ,
có nguồn gốc chính từ Trung Quốc Với tính lạnh, vị đắng quy vào các kinh Can, Đởm và Bàng quang; thuốc có tác dụng: thanh thấp nhiệt hạ tiêu, kiện
vị, tả can hỏa…Với những nghiên cứu gần đây trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng, nhận thấy Long đởm có tác dụng bảo vệ gan, kiện vị, hạ áp, chống oxy hóa, chống mỏi mệt và đặc biệt có tác dụng chống viêm, giảm đau
và chống ngứa [6]
1.4 Dược liệu Long đởm
Chi Long đởm (Gentianae) là chi lớn nhất trong họ Long đởm
(Gentianaceae), có khoảng 400 loài Trung Quốc có trên 250 loài Long đởm khác nhau và một phần lớn tập trung ở Vân Nam Long đởm là một trong những thảo dược được nhắc đến sớm nhất trong tác phẩm “Thần nông bản thảo kinh” của Trung Quốc, được xếp vào nhóm thuốc quý Long đởm được
sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, viêm gan, thấp khớp và bệnh lao [25]
Long đởm có tên khoa học là Gentiana scabra Bunge., Gentiana
manshurica Kitag., Gentiana triflora Pall., Gentiana rigescens Franch Ba
loại đầu gọi là Long đởm, loại cuối cùng gọi là Kiên long đởm [4] Trong đề
tài sử dụng loài Kiên long đởm (Gentiana rigescens Franch.)
1.4.1 Mô tả
Cây Long đởm là một loại cây thảo sống lâu năm, cao 35 - 60cm Thân
rễ ngắn, rễ nhiều, mọc thành chùm, dài đến 20cm, đường kính 2-3mm, vỏ ngoài màu vàng nhạt Thân mọc đứng, đơn độc hay 2-3 cành, có nhiều đốt, đốt thường ngắn so với chiều dài của lá Lá mọc đối, không cuống, lá phía dưới thân nhỏ, phía trên to rộng hơn, dài từ 3-8cm, rộng từ 0,4-3cm Hoa hình
Trang 36chuông màu lam nhạt hay sẫm, mọc thành chùm không cuống ở đầu cành hoặc ở kẽ những lá phía trên [27]
Hình 1 3 Các loài Long đởm [28]
A Gentiana scabra Bunge B Gentiana triflora Pall
C Gentiana manshurica Kitag D Gentiana rigescens Franch.
1.4.2 Phân bố và sinh thái
Long đởm mọc chủ yếu ở vùng Hắc Long Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và Vân Nam – Trung Quốc [27], [29]
Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, đào lấy thân rễ và rễ, rửa sạch, cắt đoạn 2-3cm, phơi hay sấy khô [27]
1.4.3 Bộ phận dùng
Trang 37Thân rễ có đường kính 0,3-1 cm, được cột thành từng bó không đều, xén thành từng đoạn dài 1-3 cm Mặt ngoài của thân rễ màu xám thẫm hoặc nâu thẫm, phần trên có những vết sẹo thân hoặc phần sót lại của thân cây, phần xung quanh và phía dưới mang nhiều rễ mảnh
Rễ hình trụ hơi vặn, dài 10-20 cm, đường kính 0,2-0,5 cm Mặt ngoài màu vàng nhạt hay nâu vàng, phần nhiều phía trên có những nếp nhăn ngang
rõ rệt, phần dưới hẹp hơn, có những nếp nhăn dọc và vết sẹo của rễ con Chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt gẫy hơi bằng phẳng Vỏ trắng vàng hay nâu vàng, gỗ màu nhạt hơn và có vòng chấm chấm Mùi nhẹ, vị hơi đắng
Kiên long đởm: lớp bên ngoài dạng màng, dễ bong, không thấy nếp nhăn ngang Gỗ màu trắng vàng, dễ tách khỏi vỏ [4]
Hình 1 4 Thân rễ và rễ loài Gentiana rigescens Franch [30]
(1 Thân rễ 2 Rễ)
1.4.4 Thành phần hóa học
Trong Long đởm có một glycosid đắng chừng 2% gọi là gentiopicrin
C16H20O9 và một chất đường gọi là gentianose C18H32O16 chừng 4% Thủy phân gentiopicrin ta sẽ được gentiogenin C10H10O4 và glucose Gentianose gồm hai phân tử glucoza và một phân tử fructose
Trang 38Gentiopicrin (gentiopicroside) được xác định là có vai trò hoạt chất sinh học chính Có khối lượng phân tử 356,33g/mol [27] , [31]
Hình 1 5 Cấu trúc hóa học của Gentiopicrin
Ngoài ra trong thành phần của Long đởm còn có chứa: sweroside, swertiamarin, amorogentin, amaroswerin [32]
Nghiên cứu của Wang Shijun và cộng sự cho thấy dược liệu Long đởm
có chứa: iridoid, triterpen, flavonoid, xanthone, alcaloid và một số chất khác; trong đó iridoid và xanthone được xem là thành phần chủ yếu có tác dụng sinh học cao [33]
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự, cao đặc chiết nước của dược
liệu Long đởm không độc, có tác dụng kháng E.Coli, E.faecalis,
P.aeruginosa, S.aureus, S.pneumonia, Streptococcus tan máu β Nhóm tác giả
cũng xác định được MIC của cao đặc chiết nước của dược liệu Long đởm trên
2 chủng nấm: C.albican và Trichophyton [37]
Trang 39- Tác dụng giảm đau, chống viêm:
Long đởm có khả năng ức chế hoạt động của chất trung gian PAF PAF được giải phóng chủ yếu bởi các tế bào bạch cầu, và đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây viêm của nhiều biến chứng như sốc phản vệ, tạo cục máu đông,… do đó việc sử dụng Long đởm có tác dụng tốt trong việc giảm khả năng sốc phản vệ ở chuột thí nghiệm Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng dịch chiết từ Bạch quả, Hoàng cầm, Long đởm có khả năng điều trị viêm da mạn tính theo cơ chế ức chế việc tổng hợp prostaglandin E2, interleukin 1 và
ức chế enzym cyclooxygenase 2 [38], [39]
Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự, cao đặc chiết nước của dược liệu Long đởm có tác dụng chống viêm cấp tại chỗ trên mô hình gây viêm ở chuột nhắt trắng [37]
Wang Dejian và Li Yun nghiên cứu dịch chiết của dược liệu Long đởm thấy thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống mệt mỏi trên thực nghiệm [6]
- Tác dụng lên hệ tiêu hóa: Với lượng nhỏ có thể kích thích tăng tiết
dịch vị và làm tăng lượng acid trong dịch vị Nếu dùng liều lượng lớn hơn có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến nôn [27]
- Tác dụng bảo vệ gan chống oxy hóa: việc uống Long đởm hàng ngày
giúp giảm enzym glutamic pyruvic transaminase, tăng nồng độ của các enzym chống oxy hóa (superoxide dismutase, catalase, glutathion peroxidase) và khả năng chống oxy hóa của huyết tương của chuột bị nhiễm chất độc cho gan [40]
Nghiên cứu của Shen Tao và cộng sự chỉ ra rằng: iridoid trong dược liệu Long đởm có thể làm giảm nồng độ các thioacetamid, carbon tetraclorua (CCl4) trong mô hình viêm gan cấp ở chuột thực nghiệm [5]
Trang 40Guo Haifeng và Po Huishun: Long đởm chứa gentiopicroside, tác dụng chính của thành phần này là: kháng viêm, bảo vệ gan, giảm đau, chống oxy hóa và chống ung thư Ngoài ra, hoạt chất này còn có thêm một số tác dụng khác như: lợi mật, làm nhanh lành vết thương, giãn cơ trơn, làm hưng phấn thần kinh và có tác động gây tê [41]
+ Chữa tăng huyết áp thể can dương thịnh
+ Dùng trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, ngoài ra còn dùng trong viêm tai giữa, tai có mủ
+ Giải độc trừ giun đũa: Long đởm 40g, sắc uống vào mỗi buổi sáng, uống lúc đói
- Liều dùng: 4 - 12g/ngày
- Kiêng kỵ: người tỳ vị hư nhược, đi tả và không thấp nhiệt, không thực hỏa thì không được dùng