HuyCận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919 tại Hà Tĩnh - học trung học ở Huế và đại học ở Hà Nộị Những bài thơ đầu tay và nỗi tiếng của ông đều được đăng trong tạp chí Ngày Naỵ Hầu hết thơHuyCận trước 1945 thuộc trường phái lãng mạn - điển hình là tập thơ Lửa Thiêng. Ông có viết một tập văn xuôi - Kinh Cầu Tự - nhưng không được thành công mấỵ Sau năm 1945, HuyCận theo kháng chiến và ở lại miền Bắc. Những tác phẩm sau 1954 được biết đến gồm có: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1964), Những năm 60 (1964). Những tập thơ sau này nghiêng hẳn về Xã Hộị Theo Hoài Thanh và Hoài Chân viết trong cuốn Thi nhân Việt Nam, ông sinh ngày 31/5/1919, ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh và tác phẩm tiêu biểu được nhắc tới từ lúc bấy giờ chính là cuốn Lửa Thiêng. Viết về ông các tác giả của cuốn Thi nhân Việt Nam nhận xét: "Đã có hồi người ta tưởng muốn làm thơ hay phải là người hay khóc và thi nhân mỗi lần cầm bút là một lần phải "nâng khăn lau mắt lệ". Nhưng buồn mãi cũng chán. "Trên tao đàn Việt Nam bỗng phe phẩy một ngọn gió yêu đời, tuy không thổi tan những đám mây sầu u ám, song cũng đã mấy lần ngân lên những tiếng reo vui. "Người thính tai sẽ nhận thấy trong những tiếng kia còn biết bao nhiêu vui gượng, nhưng dẫu sao sự cố gắng đau đớn của cả một lớp người đi tìm vui, cái cảnh ấy ai thấy mà chẳng động lòng? "Than ôi! ngày vui ngắn ngủi chưa được mấy năm nỗi buồn đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa. "Nó đã trở về trong tập Lửa Thiêng. Với những tính cách khác hẳn. Cái buồn Lửa Thiêng là cái buốn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. "Có người muốn làm thơ phải tìm những cảnh nên thơ. Huy Cận không thế. Nguồn thơ đã sẵn trong lòng thời thi nhân không cần có nhiều chuyện. "Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong." Huy Cận vẫn được nhìn nhận là một nhà thơ có tài và đã có những đóng góp rất quan trọng trong nền thơ mới Việt Nam. Có tài vì ông đã kết hợp được cái hay của ba loại thơ: thơ phương Tây, thơ Đường luật và nguồn thơ dân gian trong nước. Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam, nhà thơHuy Cận là một trong 10 nhà thơ hàng đầu thế kỷ 20 của Việt nam, hay nếu chỉ được chọn 7 ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca Việt Nam, thậm chí nếu chỉ được chọn 5 người như là ngũ hổ thơ của Việt Nam thì sẽ vẫn tên Huy Cận trong năm người hàng đầu đó. Ông cũng là nhà thơ tham gia chính trường và đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong suốt 42 năm tham gia chính trị, từ 1945 đến 1987. Chức vụ đầu tiên của ông là Bộ Trưởng canh nông dưới chính phủ Hồ Chí Minh hồi năm 1945, rồi Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng Bộ không bộ thuộc Hội đồng chính phủ, đặc trách về Văn hóa v.v. Ngoài hai tác phẩm lớn Lửa Thiêng và Vũ trụ ca, sau năm 1954 ông sáng tác khá nhiều tác phẩm khác như Trời mỗi ngày lại sáng; Đất nở hoa; Ngày hằng sống, ngày hằng thơ; Phù Đổng Thiên Vương; Sơn Tinh Thủy Tinh; Tuyển tập thơHuy Cận.v.v. tạo nên một sự nghiệp thơ có độ dày hơn nửa thế kỷ và sẽ còn tồn tại với thời gian. Đã có hồi người ta hồi tưởng muốn làm thơ hay phải là người hay khóc và thi nhân mỗi lần cầm bút là một lần phải " nâng khăn lau mắt lệ" . Nhưng buồn mãi cũng chán. Trên tao đàn Việt Nam bồng phe phẩy một ngọn gió yêu đời, tuy không thổi tan những đám mây u sầu, song cũng đã mấy lần ngân lên tiếng reo vui. Người thính tai sẽ nhận thấy trong những tiếng kia còn biết bao nhiêu vui gượng, nhung dầu sao sự cố gắng đau đớn của lớp người đi tìm cái vui, cái cảnh ấy ai thấy mà chẳng động lòng? Than ôi! ngày vui ngắn ngủi chưa được mấy năm thì nỗi buồn ngắn ngủi đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa. Nó đã trở về trong tập thơ Lửa Thiêng. Với những tính cách khác hẳn. Cái buồn Lửa Thiêng là cái buồn toả ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. Có người muốn làm thơ phải tìm những cảnh nên thơ. HuyCận không thế. Nguồn thơ đã sẵn trong lòng đời thi nhân không cần có nhiều chuyện. HuyCận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của cuộc sống bên trong. Ai đã so sách " Lá Moceđaes del Cid" của Guillen de Castro với "le Cid" của Corneille hay " Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân với Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du đều nhận thấy rằng trong " Đoạn trường tân thanh" và "le Cid" nhiều tình mà ít chuyện. Nếu ta so sánh thơHuyCận với thơ hồi trước, ta cũng sẽ thấy thế. HuyCận đi lượm nhặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tan được? Thôi đã tan rồi vạn gót thương Của người đẹp tới tự trăm phương Tan rồi những bước không hò hẹn Đã bước trùng nhau một ngả đường. Lại có khi suối buồn thương cứ tự trong thâm tâm chảy ra lai láng không vướng chút bụi trần: Ôi! Nắng vàng sao mà cứ nhớ nhung! Có ai đàn lẻ để tơ chùng? Có ai tiển biệt nơi xa ấy Xui bước chân đây cũng ngại ngùng . Phải tinh lắm mới thấy lòng mình như thế giữa cái ồ ạt, cái rộn rịp của cuộc đời hàng ngày. Đây có lẽ là một điều HuyCận đã học được qua thơ Pháp. Nhưng với trí quan sát rèn luyện trong nền học mới. HuyCận đã làm một việc táo bạo: tìm về những cảnh xưa, với bao nhiêu người đã sa lầy- tôi muốn nói sa vào khuôn sáo. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn. Và cũng như người đã làm thơ với những hình bóng không có gì nên thơ, người tìm ra trong thơ những chốn ta tưởng chừng không còn thơ nữa. Người đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm chảy trong cõi đất này. HuyCận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận. Có lúc hình như thi nhân không phân biệt mộng với thực, ngày trước với ngày nay. Cảnh trước mắt người mơ màng như đã thấy ở một kiếp nào, tình mới nhóm người tưởng chừng đã hẹn đâu "từ vạn kỷ" Những con đường về quá khứ đi càng xa, càng cô tịch: tứ bề càng vắng lặng, mênh mông. Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian và không gian, có lẽ người đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buốt từ vô cùng đưa đến. một Pascal hay một Hugo trong lúc đó sẽ rùng mình, sẽ hốt hoảng. Với cái điềm đạm của người phương Đông thời trước, HuyCận chỉ lặng lẽ buồn: Một chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên cổ sầu. Tôi nhớ lại cái buồn của một thi nhân khác, Trần Tử Ngang, ngàn năm trước, cũng đã có một cuộc viễn du tương tự như thế: Ai người trước đã qua? Ai người sau chưa đẻ? Nghĩ trời đất vô cùng, Một mình tuôn giọt lệ.Tuy nhiên điềm đạm đến đâu người ta cũng không thể đứng trước cái vô cùng một mình. Người ta cần phải nương tựa vào một cái gì đó cho đớ lẻ loi: một lòng tin, hay ít nữa một tình yêu theo nghĩa thông thường và chân chính của chữ yêu. HuyCận có lẽ đã thiếu tình yêu, mà thượng đế của người lại chỉ là một cái bóng, để gửi ít câu thơ thì được, để an ủi thì không. Cho nên người thấy mình lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng cuả thời gian. Lời thơ vì thế mà buồn rười rượi. Nhưng thương nhất la những đoạn thơ vui( chẳng hạn nhu bài Tình Tự) Ta thấy một người hiền lành lắm và non dại lắm, vui hấp tấp, vui cuống quýt vì trong lúc vui người cũng biết buồn đương chờ mình đâu đó. Nhưng buồn hay mến có làm gì. Thương mến không đủ làm tan nỗi bơ vơ. Khoảng trống trong lòng thi nhận họa tình yêu mới lấp được một chút ít. Có người sẽ bảo thơHuyCận già. Già vì buồn, già vì hay kể lể chuyện ngày xưa. Nhưng trong đời người ta có tuổi nào hay buồn hơn tuổi hai mươi, Còn có tuổi nào hay vẩn vơ hơn. Tôi thấy thơHuyCận còn trẻ lắm. HuyCận đã đưa tôi đến những thế giới mơ màng. Tôi bồi hồi thương chàng thanh niên hồi ấy bấy giờ đã sống suốt trong hiu quạnh. Chàng cũng mang một tấm lòng chứa chan yêu dấu đi tìm tình yêu trong tình bạn. Và vì thế mà chàng đã đi lầm đường. Chàng thấy cảnh trời đẹp, chàng gặp những tâm hồn cao quý, chàng được vô số mến thương. Nhưng đẹp làm gì, cao quý làm gì, thương mến làm gì, nếu lòng chàng không hề đớn được chút hương ân ái. Vũ trụ bao la quá, lòng chàng giá lạnh quá, chàng muốn quên mình, quên hết thảy trong tình yêu của một người, vô luận người nào. Chàng gõ cửa hết nơi nọ chốn này song bao nhiêu tâm tư đều đóng kín. Nỗi lòng xưa, nay sực tỉnh. Đọc thơHuyCận tôi như tìm được chính hồn tôi. Chỉ một mình tôi? Không. Năm tháng dầu đi qua, đời tôi dầu có khác, nhưng cái hồn trong thơHuyCận vẫn luôn mơ màng trong lòng tôi . Thi nhân Việt Nam.(HT-HC) HuyCận Chung Quanh Phong Trào Thơ Mới Cuộc trò chuyện sau đây của Huy Cận, Viện sĩ Viện Hàn lâm thế giới, với hai nhàthơ thế hệ sau là Trần Đăng Khoa và Trần Anh Thái đề cập tới những vấn đề thú vị chung quanh Phong trào thơ mới 1932 - 1945, mà ông là một đại biểu đặc sắc. Nhàthơ (NT) Trần Anh Thái: Thưa nhà thơHuy Cận, ở nước ta có một thời kỳ người ta ghẻ lạnh với "cái tôi". Cho tới nay vẫn có người cho rằng "cái tôi" trong thơ mới là "cái tôi" chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ Pháp. Theo ông, đâu là nguồn mạch dân tộc, đâu là sự ảnh hưởng? Nhà thơHuy Cận: Người ta đã bàn khá nhiều về nguồn gốc, giá trị của Thơ mới. Đó là cuộc cách mạng lớn của thơ ca Việt Nam ở thế kỷ 20, sự ảnh hưởng của nó sẽ còn phát sáng sang đầu thế kỷ 21. Về nguồn gốc Thơ mới, ai đó cho rằng nó chủ yếu chịu ảnh hưởng của thơ Pháp là sai, là xuyên tạc. Thơ mới trước hết nhận ảnh hưởng trực tiếp thơ ca dân tộc, thấm đẫm văn hóa Việt Nam, sau đó là văn hóa cổ Á Đông: Trung Quốc, Ấn Độ và sau nữa mới đến ảnh hưởng thơ Pháp, Anh, Đức với những tác giả như Shakespeare, Gớt, Ranh-bo, Véc-len, Bô-đờ- le . NT Trần Anh Thái: Như vậy theo nhà thơ, trước khi xảy ra cuộc cách mạng, Thơ mới đã có sự manh nha? NT Huy Cận: Đúng như vậy. Sự ra đời chữ "tôi" ở Việt Nam vốn tiềm tàng từ trước những năm ba mươi của thế kỷ 20. Chính "cái tôi" ấy là động lực thúc đẩy cái tôi trong thơ ca phát triển. Có một điều mà ít người phân biệt là chữ "tôi" Việt Nam khác chủ nghĩa cá nhân phương Tây thời Phục Hưng. Cá nhân thời Phục Hưng ra đời đồng thời với chủ nghĩa tư bản; nó ăn khớp, máu thịt với chủ nghĩa tư bản. Khái niệm cá nhân ở nước ta ra đời sau, và nó bắt nguồn từ tinh thần dân tộc được hâm nóng lại bằng các cuộc hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Trong bối cảnh tinh thần dân tộc được hâm nóng, mỗi người đều gắn bó máu thịt với dân tộc, nó làm thức dậy tinh thần văn hóa dân tộc, thúc đẩy ý thức về nền quốc học Việt Nam. Đến đây có thể thấy, "cái tôi" Việt Nam không phải một cá nhân đơn lẻ mà là Cái tôi - Việt Nam; Cá nhân - dân tộc. NT Trần Đăng Khoa: Ở ta, có một số nhàthơ ảnh hưởng thơ Pháp. Ví như Xuân Diệu chẳng hạn. Còn HuyCận thì không. ThơHuyCận vẫn thuần hồn cốt dân tộc, nếu có chút phảng phất đâu đó thì có thể là thơ Đường chăng? Câu thơ "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" gợi cho người đọc nhớ đến câu thơ Đường "Yên ba giang thượng cử nhân sầu .". NT Huy Cận: Hồn dân tộc! NT Trần Đăng Khoa: "Lửa thiêng" là tập thơ hay nhất của Huy Cận. Tập thơ ấy có rất nhiều bài đặc sắc. Tôi thích nhất là bài "Tràng giang". Bài thơ có thể xem là toàn bích. Trong "Tràng giang" có một câu khá gần với một câu thơ Đoàn Văn Cừ. Tả bãi bờ trong lúc đang đi bên sông, Đoàn Văn Cừ viết: "Cồn xanh bãi tía kề liên tiếp". Câu thơ thật thà và có phần hơi vụng. Cũng ý ấy, HuyCận viết: "Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng" thì óng nuột hơn nhiều . NT Trần Anh Thái: Còn các nhàthơ khác. Thời kỳ Thơ mới có nhiều lớp sóng, thí dụ "lớp sóng" Hàn Mặc Tử. Trước đây người ta chê cũng nhiều, khen cũng không ít, gần đây lại có khuynh hướng đề cao, nhàthơ có nhận xét gì? NT Huy Cận: Hàn Mặc Tử là người có tài. Gia đình ông ba đời theo đạo Thiên Chúa. Thơ Hàn Mạc Tử bắt nguồn từ hai nguồn cảm hứng: Đời và Đạo. Hàn Mạc Tử có niềm tin về đạo, có nhiều thơ về đạo, có bài hay như bài: Ave Maria . còn một số bài viết về đạo đi hơi xa "nằm ngoài cảm xúc, ngoài thơ". Thơ đời Hàn Mặc Tử nhiều bài hay hơn. "Trường tương tư" là bài tôi mê. Cái bài "Giữa trời sầu", "Mùa xuân chín", "Gái quê" là những bài hay. Riêng bài "Bẽn lẽn" Hàn Mặc Tử viết là "Trăng nằm bẽn lẽn trên cành liễu", đăng trên báo Phong Hóa, Thế Lữ sửa lại: "Trăng nằm sõng soài trên cành liễu". Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới. Hiện nay có khuynh hướng đề cao quá, tôi không có ý kiến gì. NT Trần Đăng Khoa: Chung quanh Hàn Mặc Tử có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Cả khen và chê đều có phần thái quá, tôi có cảm giác nhiều khi sự khen chê này lại nằm ngoài văn học. Dừng lại ở đánh giá của Hoài Thanh là chuẩn nhất. Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch . NT Trần Anh Thái: Còn Xuân thu nhã tập (XTNT), đã có một thời người ta bỉ báng. Nhưng lại cũng có ai đó cho rằng: Thơ chỉ có hay và dở chứ không có thơ trung bình. Nếu quan niệm như vậy nhàthơ đánh giá thế nào cho thỏa đáng về tính cách tân của XTNT? NT Huy Cận: Một trong những đại biểu của nhóm XTNT là Nguyễn Xuân Sanh - bạn tôi. Vào thời ấy có một số nhàthơ gồm cả Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc . muốn đẩy thơ đi xa hơn nữa. Nghĩ rằng muốn có một cái gì mới hơn Thơ mới. Báo chí đã có nhận xét về XTNT "Chí cao - tài mọn". Tôi cho rằng ý đồ tìm tòi của XTNT không rõ. Câu thơ, bài thơ chủ yếu dùng cách đảo câu, đảo chữ; triết lý không rõ ràng, không gắn với truyền thống văn hóa dân tộc, vì vậy mà thành đạt ít. Ngay một số bài được coi là thành công như "Giọt sương hoa" của Phạm Văn Hạnh, đọc thì thích nhưng lửng lơ không rõ; còn bài "Mầu thời gian" của Đoàn Phú Tứ là bài hay. NT Trần Đăng Khoa: Tôi không thích bài thơ này lắm. Vì nó vẫn nghiêng về phía hình thức. Quá dụng công thường làm mất đi sự tự nhiên. Thơ lại rất cần sự giản dị, hồn nhiên. Hình thức phải do nội dung ứa ra. Bài thơ này không phải như vậy. Tôi ngờ lời bình bài thơ này trong "Thi nhân Việt Nam" là của chính Đoàn Phú Tứ viết. Hoài Thanh "đồ" lại. Vì hơi văn không phải hơi Hoài Thanh. Và lời bình cũng không hay. Văn Hoài Thanh là thứ văn siêu thoát. Ông thường nắm bắt hồn vía bài thơ chứ không lẩn mẩn sờ sịt từng con chữ cụ thể. Tất nhiên bài thơ và lời bình bài thơ này có mặt trong "Thi nhân Việt Nam ." lại làm đẹp cho Hoài Thanh. Nhờ nó mà cuốn sách Hoài Thanh đa dạng. Người đọc thấy cái "tông" của ông rất rộng . NT Huy Cận: Đúng là bài bình ấy của Đoàn Phú Tứ tự viết. Rồi Hoài Thanh đưa vào tập "Thi nhân Việt Nam" . NT Trần Anh Thái: Trở lại với tập thơ "Lửa thiêng". Trên bìa sách tập thơ này có vẽ hình ngọn lửa và người đàn bà khỏa thân, điều này có ý nghĩa gì? NT Huy Cận: Hồi ấy tôi nhờ Tô Ngọc Vân vẽ bìa. Lúc đầu Tô Ngọc Vân vẽ người phụ nữ nằm, mặc váy dài. Tôi nói: Tên tập thơ là "Lửa thiêng" - ngang; Xuân Diệu viết lời tựa - ngang; bây giờ đến người đàn bà nằm thì có tới ba ngang. Tôi nghĩ đã có mấy cái ngang thì phải có một cái đứng. Hơn nữa người đàn bà tượng trưng cho sự sáng tạo phải là người đàn bà đứng. Vả lại, tôi thích chiêm ngưỡng người phụ nữ ở tư thế đứng, nó đẹp, lung linh hơn! NT Trần Đăng Khoa: Bài thơ "Buồn đêm mưa" của nhàthơ sao không bỏ chữ "buồn", vì nỗi buồn tự nó nói ra, thêm "buồn" vào làm gì. NT Huy Cận: Tôi viết bài thơ ấy năm 1938 ở đê Yên Phụ. Lúc ấy tâm trạng rất buồn: "Tai nương nước giọt mái nhà; Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn; Nghe đi rời rạc trong hồn; Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi .". NT Trần Anh Thái: Còn bài thơ "Với bàn tay ấy" đăng báo Phong Hóa vào mùa hè 1935 Xuân Diệu có tặng đề Ranh-bo Véc-len. HuyCận và Xuân Diệu là hai người bạn thân, lời đề tặng ấy có ý nghĩa gì? NT Huy Cận: Vào tháng 9-1936, tôi mới gặp Xuân Diệu ở trường Quốc học Huế, khi ấy mới biết nhau. Vì tôi thích bài thơ ấy nên Xuân Diệu tặng tôi chứ không dính dáng gì đến tình bạn của chúng tôi! NT Trần Anh Thái: Gần đây một số tờ báo công bố những câu thơ, đoạn thơHuyCận tặng Xuân Diệu. Điều này có người bảo là tốt, có người cho là hạ thấp Xuân Diệu, theo nhà thơ? NT Huy Cận: Các nhàthơ tặng thơ, sửa thơ, góp ý về thơ cho nhau là chuyện bình thường. Thí dụ trong bài "Với bàn tay ấy" Xuân Diệu viết câu thơ "Một tối đầy". Thế Lữ sửa lại là "Một tối đây". Từ "đây" hay hơn hẳn. Một lần Xuân Diệu viết một bài thơ "Thu". Câu đầu của khổ thứ hai là "gió thầm, mây lặng, dáng thu xa" đến câu thơ thứ hai thì Xuân Diệu bí quá nên đề tạm là "tí tị, ti ti tỉ tĩ tì", cốt để giữ âm điệu rồi ông tiếp tục viết câu thứ ba, thứ tư. HuyCận góp ý: "Diệu cứ đọc một câu mà mình nghĩ theo ý muốn vào câu thứ hai". Thế là Xuân Diệu đọc: "Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà". Và khổ thơ trọn vẹn là: Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà Buồn ở sông xanh nghe đã lại Mơ hồ trong một tiếng chim qua. HuyCận nghe xong thốt lên: "Hay rồi!". Lúc ấy Xuân Diệu còn chưa tin đó là câu thơ hay, nhưng hai ngày sau Xuân Diệu công nhận là câu thơ ấy hay thật. NT Trần Anh Thái: Trong tập "Lửa thiêng" chỉ có tám bài thơ lục bát, bài nào cũng toàn bích, nhàthơ có bí quyết gì? NT Huy Cận: Ấy là bản năng thơ, tôi không có bí quyết gì, không có lý luận gì, thơ là thiên bẩm. NT Trần Anh Thái: Cảm ơn nhà thơHuy Cận! THÁI VIỆT ghi . câu thơ, đoạn thơ Huy Cận tặng Xuân Diệu. Điều này có người bảo là tốt, có người cho là hạ thấp Xuân Diệu, theo nhà thơ? NT Huy Cận: Các nhà thơ tặng thơ, . chuyện. Nếu ta so sánh thơ Huy Cận với thơ hồi trước, ta cũng sẽ thấy thế. Huy Cận đi lượm nhặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ