1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đồ án tốt nghiệp Máy và thiết bị mỏ CƂШ 250MHA

91 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊLỜI NÓI ĐẦUCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN VINACOMIN1.1.Vị trí địa lý, địa hình, dân cư và khí hậu1.1.1.Vị trí địa lý1.1.2.Địa hình1.1.3.Dân cư81.1.4.Khí hậu91.2. Khái quát về tình hình sản xuất, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty91.2.1.Sự phát triển hình thành của Công ty91.2.2.Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Than Cao Sơn101.2.3.Công nghệ sản suất của Công ty131.3. Máy móc thiết bị sử dụng trong dây chuyền công nghệ khai thác của Công ty13CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY KHOAN XOAY CẦU CƂШ 250MHA32172.1.Cấu tạo chung của máy CБШ 250MHA32172.1.1.Cấu tạo của máy khoan xoay cầu CБШ 250MHA32172.1.2.Đặc tính kỹ thuật máy192.2. Nguyên lý làm việc của máy khoan212.3.Các cụm bộ phận chính của máy khoan xoay cầu CБШ 250MHA32222.3.1.Bộ phận di chuyển222.3.2.Sàn máy252.3.3.Cần máy262.3.4.Cấu tạo các cơ cấu chính trên máy khoan262.3.5.Cơ cấu đẩy dụng cụ khoan282.3.6.Dụng cụ khoan xoay cầu312.3.7.Trạm ép khí 6BKM 258352.3.8.Thông số cấp điện áp cho động cơ một chiều, xoay chiều37CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN MÁY KHOAN XOAY CẦU CБШ 250MHA32393.1. Tính toán xác định công suất quay và lực đẩy dụng cụ khoan393.1.1.Tính lực chiều trục403.1.2.Tính lực cản lăn423.1.3.Tính mô men xoắn433.1.4.Tính kiểm nghiệm công suất động cơ khoan443.2. Tính toán xilanh thuỷ lực đẩy choòng khoan443.2.1.Xác định đường kính của xilanh thuỷ lực đẩy cơ cấu khoan443.2.2.Xác định dường kính cán pittông của xilanh thuỷ lực lực đẩy cơ cấu khoan453.2.3.Xác định chiều dày St của thành xy lanh đẩy cơ cấu khoan463.2.4.Xác định chiều dày của đáy xy lanh đẩy cơ cấu đẩy choòng khoan463.3.Tính chọn cáp đẩy cho máy khoan xoay cầu CБШ 250MHA32473.3.1.Chọn đường kính cáp473.3.2.Tính chiều dài cáp493.4.Tính toán bộ phận di chuyển của máy khoan513.4.1.Áp lực đơn vị lên nền khi làm việc513.4.2.Tính lực kéo và công suất di chuyển51CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG HỆ THỐNG THỦY LỰC554.1.Sơ đồ hệ thống thủy lực554.2.Nguyên lý và chức năng của hệ thống thủy lực56CHƯƠNG 5: SỬA CHỮA TRỤC CHỦ ĐỘNG TRONG HỘP GIẢM TỐC CỦA MÁY KHOAN XOAY CẦU CƂШ 250MHA32615.1.Đánh giá tầm quan trọng của ngành615.2.Cấu tạo của trục chủ động635.3.Xác định nguyên nhân và tình trạng mòn của chi tiết635.4.Lập quy trình công nghệ sửa chữa chi tiết trục645.4.1.Chọn phương pháp sửa chữa645.4.2.Nội dung các bước công việc sửa chữa655.5.Các phương pháp thực hiện các nguyên công trên67KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

2.1 Kích thước thông số cơ bản của máy mới Sản xuất năm 2012 19

Trang 3

5.3 Hình dáng dao tiện 67

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, công nghiệp mỏ đang đóngvai trò hết sức quan trọng Nó cung cấp nguyên liệu ban đầu cho các ngành côngnghiệp khai thác như luyện kim, điện, xi măng, phân bón, hóa chất, chế biến nông sản

Vì vậy, công nghiệp mỏ phải được quan tâm đúng mức

Khai thác khoáng sản có ích là một quy trình công nghệ phức tạp, có liên quanđến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và được tiến hành trong điều kiện hết sức khókhăn, trong môi trường khắc nghiệt Cơ giới hóa và tự động hóa hoàn toàn quá trình đó

là nhân tố quyết định đảm bảo an toàn, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất vàsản lượng khai thác, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất trong nước vàxuất khẩu

Theo báo cáo tổng quan phát triển ngành than đến năm 2007

và dự đoán đến năm 2025 sản lượng khai thác phục vụ cho ngànhKinh tế là trên 3 triệu tấn/năm

Do vậy đòi hỏi các ban ngành phải có những chỉ đạo, sử dụngcác trang thiết bị khoa học, phù hợp nhất để tận dụng và tăng đượcsản lượng khai thác tối đa nhất có thể, tiết kiệm chi phí khai thác

Đứng trước vấn đề đó, Bộ môn Máy và Thiết bị Công Nghiệpnhận thấy vai trò và ý nghĩa yêu cầu cần thiết thực tế trong khaithác than hiện nay Để hiểu rõ hơn được khả năng khai thác vànhững yêu cầu cần làm để góp phần trong mục đích khai thác thancủa nước ta, cũng như giúp sinh viên tiếp cận học hỏi thực tế sảnxuất và khai thác than hiện nay Hôm nay, Em được sự phân cônghướng dẫn thực tập của Bộ môn Máy và Thiết bị Công Nghiệp, đặcbiệt dưới sự hướng dẫn của Thầy Đoàn Văn Giáp đã giao cho emchuyên đề : “ Nghiên cứu máy khoan xoay cầu trong mỏ lộ thiên tạikhu vực Than Cao Sơn_Công Ty Cổ Phần Than Cao Sơn-VINACOMIN” Trong quá trình thực tập, Em được sự hướng dẫn tận tình củaThầy Đoàn Văn Giáp và cán bộ kỹ thuật phòng Cơ Điện của công ty.Nay em đã hoàn thành bản Đồ án tốt nghiệp Nhưng do trình độ vàthời gian thực tập còn hạn chế, trong quá trình hoàn thành em khôngtránh được nhiều hạn chế, sai sót Vậy em mong được sự chỉ bảo củaThầy (Cô) để em hoàn thiện hơn bản đồ án

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2017

Trang 5

Sinh viên

Đỗ Văn Hùng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

THAN CAO SƠN - VINACOMIN

1.1. Vị trí địa lý, địa hình, dân cư và khí hậu

1.1.1 Vị trí địa lý

Công ty Than Cao Sơn nằm trên địa bàn thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninhthuộc vùng Đông Bắc nước ta Công ty có khai trường với diện tích 10 nằm trongkhoáng sàng Khe Chàm với tọa độ:

X = 26.500 ÷ 29.500

Y = 426500 ÷ 429700

Khai trường phía Đông của công ty giáp với công ty Than Cọc Sáu, phía Tâygiáp với Xí nghiệp Than Khe Tam, phía Nam giáp với công ty Than Đèo Nai và ThốngNhất, phía Bắc giáp với công ty Than Khe Chàm Văn phòng của công ty thuộc địabàn phường Cẩm Sơn, cách trung tâm Thị xã Cẩm Phả khoảng 3 km về phía Đông,một mặt giáp quốc lộ18A, một mặt giáp Vịnh Bái Tử Long

1.1.2 Địa hình

Công ty Than Cao Sơn nằm trong vùng địa hình đồi núi phức tạp Ở phía Nam

có đỉnh Cao Sơn với độ cao 436m, đây là đỉnh núi cao nhất của vùng Hòn Gai – CẩmPhả Địa hình thấp dần về phía tây Bắc và bị phân cách bởi các con suối nhỏ chảy raMông Dương, hiện Công ty đã khai thác đến độ sâu -170m

Theo tiến trình khai thác, địa hình khu vực Cao Sơn bề mặt tự nhiên bị phâncách bởi các công trường khai thác, các bãi thải, công trình xây dựng và các hệ thốngđường vận tải, mương thoát nước nhân tạo, vì vậy làm mất cân bằng sinh thái khôngchỉ trong vùng mà còn sang cả các vùng lân cận

1.1.3 Dân cư

Khu vực Cẩm Phả có mật độ dân cư khá đông, chủ yếu là dân tộc Kinh, một số

ít là dân tộc Sán Dìu Dân cư chủ yếu từ các vùng khác đến cư trú, nghề nghiệp chính

Trang 6

là khai thác than và các khu công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, ngoài ra làm nghề rừngbiển và một số nghề phụ khác.

lở tầng khai thác và bãi thải

Mùa khô: Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, vào mùa này thường có gió mùaĐông Bắc kèm theo mưa phùn, đôi khi có sương mù hạn chế tầm nhìn gây bất lợi chosản xuất Nhiệt độ thường từ C ÷ C, có khi nhiệt độ xuống tới C ÷ C, lượng mưa khôngđáng kể

1.2. Khái quát về tình hình sản xuất, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công

ty

1.2.1 Sự phát triển hình thành của Công ty

Công ty cổ phần Than Cao Sơn là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tậpđoàn CN than - Khoáng sản Việt Nam - TKV Trung tâm điều hành sản xuất kinhdoanh của công ty đóng tại phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.Công ty cổ phần Than Cao Sơn – TKV, trước đây là xí nghiệp Xây dựng mỏ than CaoSơn, được thành lập ngày 06/06/1974 theo quyết định số 9227 của Bộ điện và than, doLiên Xô giúp đỡ thiết kế và xây dựng

Tháng 5/1996, Mỏ than Cao Sơn tách khỏi Công ty than Cẩm Phả, trở thànhmột đơn vị độc lập trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam theo nghị định số 27 CPngày 6/5/1996 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tổ chức và hoạt động của Tổng công

ty Than Việt Nam

Ngày 5/10/2001, Mỏ than Cao Sơn chính thức được đổi tên thành Công ty thanCao Sơn theo Quyết định số 405/QĐ – HĐQT Than Việt Nam

Trang 7

Ngày 08/08/2006, Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Than Cao Sơn –TKV là công ty con của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam theo quyếtđịnh số 2041/QĐ – BCN.

Ngày 02/01/2007, Công ty chính thức hoạt động theo cơ chế công ty cổ phầnvới tổng số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng

Sau 33 năm (1974 – 2007), liên tục phấn đấu trưởng thành Công ty đã khaithác được 27.000.000 tấn than, bốc xúc và vận chuyển được 199.000.000 đất đá, xứngđáng danh hiệu Anh hùng lao động do Đảng và Nhà nước trao tặng

Vào ngày 05/08/2005 giám đốc Lê Đình Trưởng và toàn thể công ty Than CaoSơn vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao Động do Chủ tịch nước trao tặng Vớinhững thắng lợi và thành tích trong sản xuất công ty luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầutrong công cuộc xây dựng đất nước của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam

1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Than Cao Sơn

Theo quyết định số 77 TV/MCS – TCĐT ngày 06/01/1997, bộ máy quản lý củaCông ty Cổ phần Than Cao Sơn được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng nhằmtăng cường các mối liên hệ để giải quyết công việc một cách nhanh chóng hiệu quả

Hiện nay, Công ty đang thực hiện quản lý chia theo 3 cấp: cấp Công ty, cấpcông trường phân xưởng, cấp tổ sản xuất

 Bộ máy quản lý của Công ty được chia thành các lĩnh vực chính sau:

 Quản lý công nghệ và điều hành

 Quản lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản

 Quản lý tài sản an ninh, chính trị và xã hội

 Quản lý hành chính sự nghiệp

 Bộ máy quản lý của Công ty gồm:

 Ban Giám đốc: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam

bổ nhiệm

 Giám đốc Công ty: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytheo kế hoạch được giao và chịu mọi trách nhiệm về quá trình sản xuất kinh doanh vàthực hiện nghĩa vụ Nhà nước

 Các phó Giám đốc sản xuất: Giúp Giám đốc điều hành và chỉ đạo hoạt động của cácphòng ban

Bộ máy quản lý của Công ty được chia làm hai khu vực chủ yếu: Trên công trường và

Trang 8

Chế độ công tác: Hiện nay Công ty CP than Cao Sơn đang áp dụng chế độ côngtác đối với từng bộ phận theo đúng quy định của nhà nước Cụ thể:

Khối phòng ban trong Công ty làm việc theo giờ hành chính:

+ Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút

+ Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút

+ Mỗi tuần làm việc 40 giờ

Khối công trường phân xưởng làm việc theo ca với chế độ công tác ngày đêmliên tục, ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8 giờ, mỗi công nhân một tuần làm việc 40 giờ.Hình thức đảo ca được áp dụng là đảo ca nghịch, mỗi tuần đảo ca một lần

Trang 9

Văn Phòng G.Đốc CT Máng Ga

Tổ chức đào tạo

Giám Đốc điềuHội Đồng Quản Trị

ĐHĐCĐ

Ban Kiểm soát

PGĐ Kỹ thuậtPGĐ Sản xuất

PGĐ Cơ điện-V Tải

Kế Toán Trưởng

P.Cơ ĐiệnP.Vận tảiP.Đầu tư thiết bị

P.Khai ThácP.Trắc ĐịaP.Địa Chất

Y TếP.Bảo Vệ - Quân SựP.XD Cơ Bản

Phòng ĐKSXPhòng KCSĐội Thống Kê

Kế Toán Tài ChínhPhòng Vật Tư

Lao động tiền lương

KH $ giá thàng sảnphẩm

CT Khai Thác 3

CT Khai Thác 2

PX.Cấp Thoát nướcPX.Sửa chữa ÔtôPX.Cơ điệnP.Cơ điện

Trang 10

1.2.3 Công nghệ sản suất của Công ty

Phương pháp khai thác than và chế biến của công ty là khai thác lộ thiên gồm:khoan - nổ min - bốc xúc - vận tải - sang tuyển

Hiện tại Công ty than Cao Sơn đang sử dụng máy khoan xoay cầu CЪЩ250MHA-32, máy khoan thủy lực DM 1600/110 và máy khoan SANDVIK có độ sâukhoạn từ 25 đến 35m, đường kính lỗ 250mm, để tiến hành khoan nổ mìn phục vụ choquá trình khai thác

Công ty than Cao Sơn sử dụng 2 phương án nổ mìn chủ yếu áp dụng với việcthực hiện nổ sản lượng lớn của công ty đang được thực hiện: Nổ mìn vi sai, nổ mìn tậptrung

Khi tiến hành nổ mìn xong, các máy xúc tiến vào xúc bốc đất đá và than Công

ty chủ yếu sử dụng máy xúc EKG chạy bằng điện có dung tích gầu xúc từ ЭКГ-4,6;ЭКГ-5A; ЭКГ-8И hay ЭКГ-10 do Liên Xô chế tạo

Trong công nghệ vận chuyển đất đá đổ ra bãi thải và vận chuyển than đến nơitiêu thụ công ty sử dụng chủ yếu các loại ô tô hiện đại của Mỹ, Nhật, Liên Xô như xeKomatsu HD của Nhật; xe CAD-773E, CAD-769C, CAD-777D của Mỹ; xe Belaz

Sau khi xúc hết lớp đất đá bề mặt, các máy xúc bắt đầu quá trình khai thác than.Than nguyên khai được xúc lên xe tải chở vào khu vực máng ga, đế xưởng sàng củacông ty và một phần than được vận chuyên ra cảng Cũng có thể than được chở đếnkhu vực bãi chứa để sàng tuyển

1.3. Máy móc thiết bị sử dụng trong dây chuyền công nghệ khai thác của Công ty

Trang 11

Hình 1.2: Thiết bị khai thác tại khai trường Cao Sơn

Hầu hết máy móc thiết bị tại công ty là do nước ngoài cung cấp Các thiết bị cónăng suất lớn, tính năng kỹ thuật cao và tương đối phù hợp với điều kiện địa chất khai

Trang 12

Điển và Mỹ Nhìn chung cơ sở vật chất và trang bị máy móc của công ty tương đốiđầy đủ và có khả năng đáp ứng mở rộng sản xuất.

Số lượng máy móc thiết bị trong Công ty:

+ Máy khai thác: Máy khoan xoay cầu CБЩ-250 (15 máy), máy khoan thủy lực(1 máy), máy khoan SANDVIK (1 máy)

Máy xúc ЭКГ 4.6+5A (9 máy), máy xúc ЭКГ 8И&10 (9 máy), Máy xúc ĐiezelPC1250 (7 máy), máy xúc Điezel PC 750 (1 máy), máy xúc Điezel Hitachi 670 (1máy), máy xúc lật Volvo L180 (7 máy), máy xúc lật Kawasaki (1 máy), Máy xúcHymdai 170 (5 máy)

Máy gạt D85 A (2 máy), máy gạt D155 A (9 máy), máy gạt CAT D8R (9 máy)máy gạt CAT 14M (8 máy), máy gạt Komatsu GD 705 (2 máy), máy gạt Volvo G780(1 máy)

+ Phương tiện vận chuyển: Xe ôtô vận tải đất khung cứng tự đổ Xe CAT 777D,

xe CAT 773E, xe komatsu HD 465 & 785 Có phối hợp với vận chuyển băng tải(10400 tấn/h), tổng chiểu dài băng 2,9km

Xe tải than vỉa tự đổ Volvo A35 + A40, Komatsu HM

+ Thiết bị xan gạt: Máy gạt komatsu D85A (2 máy) và D155 (9 máy), máy gạtCAT D8R (9 máy)

Máy gạt CAT 14M (8 máy), máy gạt komatsu GD 705 (2 máy), máy gạt VolvoG780 (1 máy)

+ Thiết bị xàng tuyển chế biến tiêu thụ:

Hệ thống xàng rung SCR 850 (2 hệ thống) sản lượng 175 tấn/h

Hệ thống xàng rung SQC 62 (2 hệ thống) sản lượng 650 tấn/h

Hệ thống xàng nghiền (2 hệ thống) sản lượng 75 tấn/h

Hệ thống máng ga rót than (2 hệ thống) sản lượng 385 tấn/h

Trang 13

Hình 1.3: Đội xe ôtô của mỏ Cao Sơn.

Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn chú ý đến việcđầu tư trang thiết bị cho sản xuất, đặc biệt là dây chuyền sản xuất chính

Hiện nay, một số máy móc thiết bị, do thời gian sử dụng lâu đã tính hết khấuhao song vẫn được tận dụng cho sản xuất nhưng năng suất không cao Công ty cũng đãđầu tư một số máy móc thiết bị mới với công nghệ kỹ thuật và năng suất cao Tuynhiên, khi xảy ra hỏng hóc thì phụ tùng thay thế dự phòng không đáp ứng được,nguyên nhân là do những loại phụ tùng thay thế này tương đối hiếm, mặc dù công ty

đã có kế hoạch dự phòng Vì vậy công tác sửa chữa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởngđến năng suất thiết bị, tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và sản lượng của công ty.Mặc dù vậy, trong dây chuyền sản xuất hiện nay, các máy móc thiết bị này vẫn giữ một

vị trí quan trọng, quyết định lớn đến sản lượng của Công ty

Trang 14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY KHOAN XOAY CẦU

CƂШ 250MHA-32

2.1. Cấu tạo chung của máy CБШ 250MHA-32

2.1.1. Cấu tạo của máy khoan xoay cầu CБШ 250MHA-32

Máy khoan xoay cầu là loại máy tự hành, di chuyển bằng xích nhờ các động cơmột chiều Nguồn điện lực cung cấp cho máy là nguồn điện xoay chiều 3 pha380V/660V; 50HZ; có 180m cáp động lực cấp cho máy Máy có dẫn động quay dụng

cụ khoan bằng động cơ điện một chiều và truyền lực bằng hệ thống thuỷ lực; hệ thốngđiều khiển điện-thuỷ lực; kích cân bằng máy bằng 3 kích thuỷ lực

Cấu tạo máy gồm các bộ phận chính thể hiện trên Hình 2.1 gồm:

- Buồng máy là phần mang theo máy có kết cấu khung thépkhông gian, thùng nước và Cabin lái nằm trên các công xon buồngmáy

- Tháp khoan là khung hàn kết cấu không gian được liên kếtvới các ổ tựa phía trước buồng máy

- Nâng tháp khoan vào vị trí làm việc (thẳng đứng hoặcnghiêng) bằng 2 xy lanh thủy lực

Trang 15

Hình 2.1: Máy khoan CƂШ 250MHA-32

1, Bộ phận di chuyển 2, Buồng máy

3, Tháp khoan 4, Thùng chứa nước 5, Cabin

Trang 16

- Máy khoan xoay cầu CƂШ 250MHA-32 là loại thiết bị khai thác nằm trongdây truyền công nghệ khoan nổ mìn khai thác cho các mỏ lộ thiên máy di chuyển cơđộng, dùng để khoan lỗ mìn, có thể khoan được đất đá cứng và rất cứng f8.

Máy khoan dùng loại mũi khoan xoay cầu có 250 khai thác khoáng sàng có íchdùng cho ngàng luyện kim, công nghiệp hoá chất mỏ, công nghiệp xây dựng

2.1.2. Đặc tính kỹ thuật máy

Bảng 2.1: Kích thước thông số cơ bản của máy mới Sản xuất năm 2012

số

4 Giới hạn trên của tần số quay dụng cụ khoan, vòng/phút Vòng/ph

(8)

13 Góc vượt dốc lớn nhất khi hạ tháp khoan đểdi chuyển. Độ 12

Trang 17

Chiều dài 1 sợi(m)

Trang 18

Bảng 2.3: Các thông số kỹ thuật động

STT Tên động cơ S.lượng Kiểu động cơ

Công suất ĐM (kW)

Tốc độ (V/ph)

Cos

ϕ

Trọng lượng (Kg)

4 Động cơ bơm nước

2.2. Nguyên lý làm việc của máy khoan

Máy khoan xoay cầu thực hiện việc khoan lỗ bằng phương pháp xoay mũikhoan và nén dọc trục liên tục lên gương khoan

Truyền động quay ty khoan được thực hiện bằng động cơ khoan, là động cơđiện một chiều kích thích độc lập với hệ truyền động điện tự động điều khiển bằngTiristor của bộ biến đổi điện trong tủ điện đảm bảo việc điều khiển từ xa tin cậy chínhxác tốc độ quay ty khoan

Việc tạo lực nén gương khoan được thực hiện thông qua hệ thống thủy lực vàcũng như vây thực hiện các chức năng như việc rút ty khoan lên và thu các ty khoanvào khay chứa ty, thao tác công việc cân bằng máy Đảm bảo trong quá trình hoạtđộng của máy các thao tác được tiến hành êm dịu, độ tin cậy cao

Trang 19

Việc thổi sạch phoi khoan khỏi gương khoan và đưa phoi khoan lên trên miệng

lỗ, đồng thời làm mát cho mũi khoan được thực hiện nhờ hỗn hợp nước khí nén thôngqua trạm nén khí kiểu trục vít BB-32/8 TB2 có năng suất là 32 m3/ph

Việc đẩy phoi khoan từ miệng lỗ khoan ra ngoài theo hướng đã định được thựchiện nhờ quạt gió kiểu BO-13-284 có công suất động cơ P = 7,5 kW

Để làm ẩm phoi khoan trước khi phoi khoan được đưa lên miệng lỗ khoan,giảm độ ô nhiễm môi trường; Máy khoan được bố trí 1máy bơm nước tạo tia kiểuHД04-125M có lưu lượng 15 lít/ph, áp suất đẩy 13kg/cm3

2.3. Các cụm bộ phận chính của máy khoan xoay cầu CБШ 250MHA-32

2.3.1. Bộ phận di chuyển

Bộ phận di chuyển bao gồm: hai cụm xích và sườn xích hai trục ngang nối sườnxích, hai bộ truyền động riêng rẽ, gồm động cơ điện, hộp giảm tốc di chuyển, phanh dichuyển

Trang 22

∆5 1

22 21

20 19

Hình 2.4: Sườn di chuyển

1, Tấm tiếp xúc đầu trục căng 12; Tấm mặt dưới sườn.

2, Tấm chặn đầu trục căng 13,Gân cách cụm cân bằng.

3, Tấm mặt trên sườn 14,Tấm gối trục cân bằng.

7, Tấm giữa sườn 18,Tấm gân tăng cứng đầu trục căng.

9, Gân tăng cứng gối lắp bi 3538 20,Ống trục ngang sườn

11,Tấm đầu bánh di chuyển +bánh căng 22,Gân trong lòng bánh di chuyển.

23,Mặt bích gối lắp bi 3538.

2.3.2. Sàn máy

Có dạng kết cấu khung có vỏ bao khe Sàn máy dùng lắp các thiết bị chính củamáy khoan

1 Thiết bị bơm nước tạo tia

2 Máy biến áp điều khiển

3 Tủ đồ nghề, bàn nguội

4 Tủ điện 1 chiều

5 Thiết bị làm mát máy ép hơi

Trang 23

6 Trạm ép khí 6BKM - 25/8

7 Tủ điều khiển C tủ xoay chiều

8 Trạm bơm dầu

9 Thiết bị bơm nước vào thùng

10 Thùng nước chứa dung tích 2,7m3

11 Buồng lái máy trong đó có bố trí sưởi ấm và điều hoà (làm lạnh) bàn điềukhiển, hệ thống chỉ báo chế độ làm việc của máy

12 Các kích thuỷ lực cân bằng máy

13 Khối van trượt điều khiển thuỷ lực

14 Máy hàn điện

2.3.3. Cần máy

Trên cần khoan có các bộ phận sau:

9 Hai xi lanh có nhiệm vụ nâng hạ dụng cụ khoan và hệ thống cáp 4 nhánh cáp

2.3.4. Cấu tạo các cơ cấu chính trên máy khoan

Trang 24

Hình 2.5: Cơ cấu đẩy dụng cụ khoan

1- Ắc nối đầu nhánh cáp trên. 6- Mõ nhánh cáp trên

2- Quạt làm mát động cơ khoan 7- Vòng bi tự lựa

- Cơ cấu dẫn động quay - đẩy trên máy CБШ - 250 của Nga nêu trên Chuyểnđộng quay từ động cơ một chiều (3), qua hộp giảm tốc có trục thẳng đứng (4) rồi quakhớp nối (5) tới ty khoan Động cơ một chiều có công suất 60 kW được cấp điện từ bộ

Trang 25

chỉnh lưu và có thể điều khiển tốc độ quay từ 0 - 1230 vòng/phút Hộp giảm tốc có 1

tỷ số truyền nhất định nên đảm bảo tốc độ quay của ty khoan từ 0 ÷ 150 vòng/phút

2.3.5. Cơ cấu đẩy dụng cụ khoan

Để thực hiện quá trình khoan đất đá bằng, cần tác dụng vào dụng cụ khoan mộtlực theo hướng trục

Thân bộ dẫn động quay (4) gắn với dây cáp (13) và (7) thông qua puly dẫnđộng, cáp kéo cả khối dẫn động 4 và dụng cụ khoan 6 tịnh tiến theo đường tịnh tiến,tạo lên lực đẩy dụng cụ Hết hành trình, tang quay ngược trở lại và cáp kéo khối 4, 6 rakhỏi lỗ

Khi thực hiện nhiều hành trình đẩy quá thì quá trình khoan lại tiếp tục

Trên máy khoan xoay cầu CБШ - 250 người ta dùng hai cơ cấu đẩy đối xứng sovới đường của dụng cụ khoan, để tạo lực lớn và đúng tâm lỗ khoan

Cơ cấu này có ưu điểm cơ bản là có thể dùng cho hành trình đẩy lớn, nhất là khikhoan lỗ lớn và sâu ở mỏ lộ thiên

Giảm số hành trình đẩy, sẽ giảm được thời gian phụ, dùng cho việc nối tháodụng cụ khoan, giảm sức lao động cho công nhân khoan, nâng cao năng suất Cũngnên nhận thấy rằng cơ cấu loại này đảm bảo liên kết mềm Do đó khi khoan lực khoanluôn thay đổi là nguyên nhân gây rung động lớn, dễ dẫn động cộng hưởng làm ảnhhưởng đến quá trình khoan

Trang 26

14 15 13

10

6

9 7 8

12 11

2

3

4

Hình 2.6: Cơ cấu đẩy kết hợp xy lanh thuỷ lực với cáp

2 Hộp giảm tốc 10.Cụm ròng rọc gắn với pít tông

Trang 27

thay đổi bằng cách thay đổi áp suất dầu vào xi lanh Với hệ thống cáp như hình vẽ,hành trình đẩy ty khoan được tính theo công thức:

Trong đó:

l: hành trình của pít tônga: bội suất palăng; ở đây a = 4

A tới D qua B, C Vành cao su có tác dụng giảm xung mô nên để bảo vệ động cơ

Lực hướng trục (lực đẩy) từ xà 4 truyền tới ty khoan 6 qua hệ ổ bi đỡ chặn E,vành trong lắp với đầu ty khoan, vành ngoài lắp với xà ngang Nhờ khả năng cho phépdao động tịnh tiến tự do của nửa khớp trong D so với nửa ngoài C nên khi khoan, dụng

cụ vẫn có thể dao động lên xuống mà dao động này không truyền tới hộp giảm tốc,nhằm bảo vệ bộ phận quay Dao động của ty khoan và xà cũng không truyền chokhung treo vì giữa xà và khung có liên hệ dạng khớp trượt

Hệ thống cáp 13 dùng nâng hạ bộ phận quay; dụng cụ khoan, phục vụ cho nốitháo ty khoan và mũi khoan Khi khoan, khung treo được treo vào hai nhánh cáp 13,

do pít tông 9 và khối ròng rọc động 10 đi lên tạo lực đẩy Bộ phận quay và khung treocũng được hạ thấp dần

Khi ròng rọc nâng dụng cụ khoan, pittông 9 được điều khiển đi xuống, cáp kéo

7 trùng và khối ròng rọc 10 đi xuống nên cáp 13 kéo khung treo mang bộ phận quay vàdụng khoan đi lên

Khi pittông 9 và khối 10 đi lên, cáp 13 thả cho khung treo và bộ phận quay đixuống với tốc độ lớn hơn khi khoan, dùng để hạ dụng cụ khoan xuống lỗ

Trang 28

Mỗi ty khoan có chiều dài bằng hành trình đẩy là 8m Khi khoan lỗ có chiều sâulớn hơn, hai ba lần chiều dài ty khoan, thì cần phải nối tháo ty khoan một hay hai lần.

Trong quá trình làm việc các hệ thống cáp 7 và 13 dãn dài ra, các vít điều chỉnh

12, 15 dùng để điều chỉnh lại chiều dài cáp Khi điều chỉnh đảm bảo khoảng cách a củakhớp quay 3 trong phạm vi cho phép

Cả khối dẫn động quay và đẩy nên trên được lắp gọn trong lòng tháp khoan,dạng dàn rỗng Do vậy có thể tiền hành khoan thẳng hoặc khoan nghiêng bằng cáchlệch nghiêng tháp khoan mà hệ thống vẫn làm việc bình thường Duy chỉ có trườnghợp khi khoan lỗ nghiêng, phải dùng thêm một giá đỡ phụ để tạo nên điểm tỳ thứ 2cho ty khoan

Máy khoan xoay cầu CБШ 250MHA-32 ở mỏ than Cao Sơn làm sạch lỗ khoanbằng cách thổi phoi ướt

Máy được trang bị máy nén khí để cung cấp khí nén với áp suất ≥ 0,7 Mpa năngsuất 25 m3/phút hay lớn hơn Thiết bị lọc bụi trên máy làm nhiệm vụ tách phoi hạt, bột tích tụ lại và thải khí sạch vào môi trường Nhược điểm của thổi phoi là thiết bị lọc

kém tin cậy mất nhiều thời gian sửa chữa

2.3.6. Dụng cụ khoan xoay cầu

 Nón khoan

 Vành chốt

 Lỗ phun nước

 Thân mũi khoan

Hình 2.7: Cấu tạo của mũi khoan

Dụng cụ khoan gồm 2 phần: mũi khoan

và thân dụng cụ là ty khoan, giới thiệu sơ đồ

chung mũi khoan xoay cầu

Trang 29

c

b a

Hình 2.8: Kết cấu dụng cụ khoan xoay chiều

a Mũi khoan b,c: Nón công tác d, Ty khoan

Thân mũi khoan 1 có đuôi phía trên là ren hình nón để lắn vào đầu ty khoanphía dưới có các nhánh 2 mang theo trục nghiêng 3 để lắp các nón 4 ở mỏ thì người tadùng loại mũi khoan 3 nhánh Trên hình vẽ mặt cắt ta chỉ mô tả một món Các nón đặtlệch nhau 120o Nón là phần công tác chủ yếu của mũi khoan Trên cài mặt nón có cácchốt công tác hình cầu

Hình a và b mô tả nón cắm chốt, ở mặt nón được tạo thành 4 lỗ (hình b) sau đó

ép chặt chốt vào các lỗ này, các chốt có dạng hình trụ tương ứng với đường kính15mm Vật liệu làm chốt là thành phần hợp kim cứng có thành phần WC

Nón công tác được lắp với trục 5 có đường kính nhỏ dần về phía đỉnh nón Có 3loại ổ bi được sử dụng, ổ trượt T, ổ bi cầu B, ổ bi đũa

Vì ở mỏ dùng khoan các lỗ lớn nên mỏ dùng chủ yếu là loại ổ đũa vì ổ này cókhả năng chịu tải lớn, có sơ đồ bố trí ở sau Đ - B - Đ Trong mọi trường hợp ta phảicho ổ bi cầu ở giữa, nó có tác dụng như là khoá cho nón khỏi tuột ra khỏi ổ trục

Trang 30

Trên thân khoan còn có lỗ rỗng để dẫn hỗn hợp khí nén lỗ được bố trí ở chínhtâm như hình a gọi là lỗ thổi phoi trung tâm Cách bố trí này làm mũi khoan đơn giản

dễ chế tạo, nhưng phoi khoan bắn tung toé do khí thổi nên dễ bị các nón nghiền lại gâytổn thất năng lượng giảm năng suất khoan Người la cũng chế tạo mũi khoan có lỗ thổicạnh, tức là các lỗ được bố trí, ở khoảng giữa các nón, với số lỗ bằng số nón, gọi làthổi bên sườn Cách này thoát khỏi phoi tốt hơn, nhưng chế tạo phức tạp hơn Ngoài ratrong thân mũi khoan còn có các lỗ rỗng II để dẫn một phần khí thổi theo lỗ rộng trụcnón đến đỉnh nón rồi thổi qua các ổ trục ở phía đáy nón Thổi qua ổ nhằm làm sạch ổkhỏi phoi khoan xâm nhập vào các ổ khi làm việc Cách thổi này làm mát hệ thống dầu

mỡ bôi trơn ổ Để khắc phục tổn hao này, trong một số kết cấu mũi khoan có khoảngchứa dầu để pha trộn với luồng khí thổi nhằm bôi trơn ổ Nhưng như vậy làm kết cấumũi khoan phức tạp

Trong trường hợp có thổi sạch ổ, nễu mũi khoan bị chững lại lâu trên đáy lỗkhoan do máy ngừng làm việc (máy hỏng, mất điện ) phoi bùn dễ qua lỗ một và IIchui vào ổ làm chúng bị kẹt Tình trạng này làm mũi khoan không làm việc được, phảiđưa mũi khoan ra khỏi lỗ khoan, thổi mạnh cho hết kẹt hoặc thay mũi khác Để khắcphục có thể lắp van một chiều trên miệng của lỗ dầu 1, chỉ cho phép khí có áp suất cao

đi xuống, khi ngừng khoan không có khí thổi van đóng lại và bùn không qua lỗ I vàotrong mũi khoan được

Người ta đã chế tạo mũi khoan không có lỗ thổi sạch ổ II Các ổ được bôi trơncưỡng bức bằng dầu trong một khoang chứa của mũi khoan và được áp suất cao ởkhoảng ở giữa mũi và thành lỗ ép tới các ổ Trong trường hợp này ở mặt ổ phía đáynón phải lót kín

Mũi khoan được chế tạo bằng thép hợp kim, có khả năng chịu mòn, đặc biệt làtrục và nón phải dùng thép hợp kim tốt, chế tạo bằng phương pháp rèn kết hợp nhiệtluyện và hoá nhiệt luyện

Khi khoan, mũi khoan rất mau mòn Các bộ phận mòn nhanh là răng hay chốt,mặt nón, ổ trục, nón phải dùng thép hợp kim tốt Răng hay chốt khi mòn nhiều làmmặt nón trở nên kỳ nhẵn, không còn khả năng phá huỷ đất đá nữa Trong các bộ phận

Trang 31

mòn nhanh ở trên, đặc biệt nguy hiểm là sự mòn trục Khi trục mòn nhiều, các nón dễ

bị lắc kết hợp độ mòn thân nhánh có thể làm viên bị rơi ra và mũi khoan bị phá hỏng

Mũi khoan xoay cầu không có khả năng phục hồi Khi mòn nhiều phải thay mũikhoan mới Số mét khoan mà mũi khoan đặc trưng cho tuổi bền của mũi khoan Tuổibền có thể đạt được từ vài trăm đến một nghìn mét khoan tuỳ theo chất lượng mũikhoan và đất đá

Để tăng tuổi bền của mũi khoan có thể nhiều biện pháp dùng vật liệu và côngnghệ chế tạo tốt, nhất là trục, bôi trơn ổ cưỡng bức, dùng van một chiều để chắn bùnkhoan khỏi chảy vào ổ trục, lắp đặt bộ phận giảm chấn phía trên mũi khoan, nhằmgiảm xung lực tác dụng khoan Đó là những vấn đề lớn cần nghiên cứu hoàn thiệndần

Phần thứ hai của dụng cụ khoan là ty khoan hay cần khoan Vai trò của ty khoan

là truyền mô mem và lực đẩy cho mũi khoan, định hướng khoan và dẫn hỗn hợp khínén hay hỗn hợp khí nén, nước để thổi phoi Đường kính ngoài của ty khoan bằngkhoảng 85% đường kính mũi khoan, do đó giữa ty khoan và thành lỗ khoan có khoảng

hở để thoát phoi ra ngoài

Nhìn chung, ty khoan gồm nhiều đoạn được nối dài dần, khi khoan và tháo rờikhi kết thúc lỗ khoan, các đoạn ty khoan như hình vẽ, có dạng ống rỗng nối với nhaubằng ren côn: một đầu ống có ren ngoài, đầu kia có ren trong các đầu nối ren được chếtạo riêng, để dễ gia công sau đó được hãm vào thân ống Ty khoan nối với mũi khoancũng bằng ống côn Khi nối tháo cần mô men quay lớn nên phải có cơ cấu nối tháo tykhoan lắp trên thân máy

Ty khoan được chế tạo bằng thép hợp kim tốt, có độ bền cao và lâu mòn.Khuynh hướng hiện nay là tăng chiều dài ty khoan và tăng hành trình đẩy, nhằm giảmđến mức tối thiểu số lần (hoặc loại trừ) nối tháo ty khoan khi làm việc Bằng cách đó

có thể nâng cao năng suất khoan giảm nhẹ thời gian phụ và giảm nhẹ lao động của thợkhoan , mà không phải nối tháo ty khoan do dùng ty khoan dài liền vì máy này có cơcấu hành trình đẩy trên 20m

Trang 32

Hình 2.9: Hệ thống hỗn hợp khí - ép nước

Trang 33

 Nguyên lý làm việc:

trong thùng được báo qua đồng hồ yy1 trong ca bin máy

Người ta dùng bơm 2 để bơm cấp nước cho hỗn hợp Đầu ra của bơm có van bảohiểm để bảo vệ động cơ không bị quá tải, có đồng hồ báo áp lực nước trong ca bin(MH1) Để chỉnh áp lực nước người ta dùng van KP5 để xả bớt nước về thùng chứa.Điều chỉnh lưu lượng nước xuống lỗ bằng van BH1

Máy nén khí 1 cấp khí nén, có van bảo hiểm để bảo đảm an toàn Đồng thời sửdụng van một chiều để ngăn cho nước không vào máy nén khí Có van đóng ngắtđường kính nén để ngắt khí nén khi cần thiết (tháo ty khoan)

Nước cao áp và khí nén được dẫn xuống van E1 Tại đây tạo thành hỗn hợp khínén công nước đưa tới đúng lỗ khoan và thổi phoi lên mặt đất qua lỗ rỗng giữa tykhoan

 Cấu tạo:

H1 - Động cơ điện và máy bơm nước tạo tia

HB1 - Động cơ điện và máy bơm nước vào thùng

BKM1 - Trạm ép khí 6BKM 25/8

Kp1 - Bình chứa khí nén

Ƃ1 - Thùng chứa nước

KДH1 - Van xả cặn

Φ - Phin lọc hút nước vào thùng

BHP1 - Van chia nước

MH1 - Đồng hồ báo áp lực nước

Kp1, Kp2, Kp3, Kp4, Kp5, Kp6, Kp7 - Các van hai ngả

BHэП1 - Van một chiều

E1 - Van hỗn hợp

Trang 34

1 - Van điều chỉnh áp suất bơm.

2 - Phễu mồi nước

3 - Đường nước trở về thùng chứa

bản chỉ dẫn thì có bơm phim lọc và một nhánh bơm piston để đưa dầu điều khiển mởvan và dầu áp lực vào hệ thống chính Các nam châm điện íM1, íM3, íM7, íM35 làmviệc mở các van tương ứng P1, P2, P4 và P5 Dòng dầu áp lực bơm piston qua các vanP1, P2 vào khoang mặt của hai xi lanh nâng hạ dụng cụ khoan Dầu tư khoang cán củahai xi lanh qua khoá thuỷ lực 3M10 và P5, qua phin lọc Φ2, Φ3 trở về thùng chứa

thực hiện thao tác này ngoài các van trên còn có thêm nam châm điện íM5 mở van P3

để mở thêm nhánh dầu thứ hai của bơm piston tăng lưu lượng cho dòng dầu công tác

piston và bơm cánh gạt Các nam châm íM1, íM5, íM7 tác động mở các van P1, P3 vàP4 Dòng dầu áp lực qua van P1, P2 vào khoang mặt xy lanh với lưu lượng lớn làmdịch chuyển xy lanh

2.3.8. Thông số cấp điện áp cho động cơ một chiều, xoay chiều

Để điều khiển dẫn động điện của máy sử dụng điện áp một chiều và xoaychiều với các trị số sau:

+ Điện áp xoay chiều:

Trang 35

+ Điện áp một chiều:

U= 0-440 V - Cấp cho mạch ứng động cơ quay;

U= 110V - Cấp cho mạch cuộn kích thích động cơ quay và di chuyển;

U= 24 V - Cấp cho mạch điều khiển các cuộn điện từ của các van phân phốithủy lực, cấp điện áp cho các thiết bị đo-kiểm tra máy nén khí, cảm biến áp suất vàmức dầu, cấp điện áp cho công tắc cảm ứng, cung cấp điện áp cho bộ điều khiển dichuyển và bộ định vị tần số quay đầu thiết bị khoan

Trang 36

CHƯƠNG 3:

TÍNH TOÁN MÁY KHOAN XOAY CẦU CБШ 250MHA-32

3.1. Tính toán xác định công suất quay và lực đẩy dụng cụ khoan

Tính toán thiết kế đầy đủ các bộ phận của máy khoan xoay cầu là một côngtrình lớn và phức tạp Tuy nhiên phần quan trọng nhất có tính quyết định đến các bướcsau là tính toán thiết kế cơ cấu dẫn động quay và đẩy dụng cụ khoan Trong bước nàyvấn đề then chốt là xác định công suất quay và lực đẩy cần thiết để máy có thể thựchiện quá trình khoan

Để tính toán công suất quay và lực đẩy ta có thể dùng hai phương pháp: lýthuyết và thực nghiệm Các thông số cần thiết cho tính toán là: độ kiên cố đất đákhoan, đường kính và chiều sâu lỗ khoan, tốc độ khoan cần đạt, các thông số kết cấucủa mũi khoan

Phương pháp tính toán lý thuyết: Dựa vào phân tích lực tác dụng tương hỗ giữarăng cắt và đất đá để xây dựng hàm phụ thuộc của mô men và lực đẩy vào các thông

số khác Phương pháp này là hợp lý nhất nhưng thực tế lại ít dùng vì sự phân tích lýthuyết chủ quan không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, do đó kết quả tính chưachắc lúc nào cũng chính xác Mặt khác, khi xây dựng các quan hệ tính cũng còn nhiều

hệ số thực nghiệm, mà việc xác định các hệ số này là rất khó và chưa hẳn đã có kếtquả trung thực

Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này dùng phổ biến hơn, ở đề tài nàychỉ đề cập đến phương pháp này Phương pháp này dựa vào kết quả thực nghiệm đotrong phòng thí nghiệm và tại hiện trường một số thông số chủ yếu, xây dựng hàmthực nghiệm phụ thuộc của chúng vào đất đá, mũi khoan, chế độ khoan Từ đó thiếtlập công thức xác định mô men và lực đẩy cần thiết Phương pháp này đòi hỏi quátrình thực nghiệm công phu nhưng cho kết quả tương đối chính xác Nhược điểm củaphương pháp thực nghiệm này là không có cơ sở vật lý phân tích sự phụ thuộc củathông số cần nghiên cứu vào các thông số khác

Trang 37

Số liệu để tính toán là máy khoan CБШ 250MHA-32 của mỏThan Cao Sơn có các thông số sau: (Ở đây tính toán với: Mũi khoan OKI củaCộng hoà Liên Bang Nga)

- Đường kính mũi khoan D = 250 mm

P = 9,8 IO h m (N) (3-1)

Trong đó:

IO - Gia điện lực chiều trục

h - Lượng tiến sâu của nón công tác (mm) về trị số h bằng chiều sâuphá huỷ đất đá do chốt

m - Số nón công tác đồng thời tiếp xúc với gương lỗ khoan m = 3

Giá trị IO có thể xác định:

88 , 0 tx

0 5,1

KG/mm (3-2)Với tx có thể xác định bằng công thức sau:

6 , 0 tx

n =63.σ

σ

KG/mm2.Trong đó:

n - Độ bền nén đất đá ( KG/mm2)

mà n được xác định bằng công thức 100

f = σnTrong đó f là độ kiên cố đất đá khoan lấy giá trị trung bình f = 14

Trang 38

Thay vào giá trị n ta được

22,2263

14006

, 0

σ

;Vậy : σtx

=

6 ,

0 22,22

= 175,65 KG/mm2 Vậy

88 , 0

tx

σ

= 175,650,88 = 94,47 KG/mm2 Thay vào (3-2) ta được:

V - tốc độ khoan trung bình, tức là tốc độ xuống sâu của mũi khoan(mm/phút); V = 600 mm/phút

m - số nón công tác; m = 3

n - tốc độ quay của ty khoan; n = 150 vòng/phút

K - Hệ số giảm tốc độ khoan do thoát phoi không kịp thời triệt để có thểlấy : K = 0,6 ( K = 0,5 ÷

0,7 )

Thay vào giá trị ta được:

mm 22 , 2 150 3 6 , 0

KDn - Hệ số ảnh hưởng đường kính nón công tác

Do vậy lực chiều trục được tính:

Trang 39

P = 5,1

88 , 0

tx

σ

h m nv Kc Kd Kt KDn 9,8Với : nv = 3: số vành chốt trên mỗi nón

Các hệ số trên được xác định như sau:

.Cũng như lực chiều trục, với các mũi khoan khác với mũi khoan mẫu, để xác

giá trị khác, nên để phân biệt ta thêm dấu (’):

PZ = IZ h m K’c K’d K’t K’Dn K’v 9,8 N

Trang 40

D.nn

=

=

hay:

s rad

D

30

278 14 , 3 30

= π ω

Từ đây có vận tốc dài đáy nón

s / m 965 , 1 2

135 , 0 1 , 29 2

D

Ngày đăng: 15/06/2017, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w