Mó thuật (tiết 12) Vẽ theo mẫu : MẪU CÓ HAI VẬT MẪU I. MỤC TIÊU : - Biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạt ở 2 vật mẫu . - Vẽ được hình gần giống mẫu ; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc màu . - Quan tâm , yêu quý đồ vật xung quanh . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Mẫu vẽ . - Hình gợi ý cách vẽ . - Bài vẽ của HS lớp trước . 2. Học sinh : - SGK . - Mẫu vẽ . - Vở Tập vẽ . - Bút chì , tẩy , màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh đề tài : Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu . a) Giới thiệu bài : Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : 5’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Cho HS quan sát 1 mẫu chung . - Nêu một số câu hỏi để HS quan sát , nhận xét về : + Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ giữa 2 vật mẫu . + Vò trí các vật mẫu . + Hình dáng từng vật mẫu . + Độ đậm nhạt chung của mẫu và từng Hoạt động lớp . - Theo dõi , trả lời . vật . 5’ Hoạt động 2 : Cách vẽ . MT : Giúp HS nắm cách vẽ tranh . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Gợi ý bằng các câu hỏi để HS trả lời . Dựa trên các ý trả lời đó , sửa chữa , bổ sung cho đầy đủ , kết hợp vẽ lên bảng theo trình tự các bước : + Vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu . + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu , sau đó vẽ nét chính bằng các nét thẳng . + Vẽ nét chi tiết , chỉnh hình cho giống mẫu . + Phác các mảng đậm , nhạt . + Vẽ đậm nhạt , hoàn chỉnh bài vẽ hoặc vẽ màu . Hoạt động lớp . - Theo dõi . 10’ Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS vẽ được bức tranh của mình . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Giới thiệu bài vẽ của HS lớp trước để tham khảo . - Đến từng bàn nhắc HS thường xuyên quan sát mẫu khi vẽ . Hoạt động lớp , cá nhân . - Vẽ vào vở theo cảm nhận riêng . 5’ Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Chọn một số bài đã hoàn thành , gợi ý HS nhận xét , xếp loại về : bố cục ; hình , nét vẽ ; đậm nhạt . - Nhận xét chung , khen những em có bài vẽ tốt , nhắc những em chưa hoàn thành cố gắng hơn ở bài sau . Hoạt động lớp . - Xếp loại bài theo ý thích . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá , nhận xét . - Giáo dục HS quan tâm , yêu quý đồ vật xung quanh . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS sưu tầm ảnh chụp dáng người , tượng người ; chuẩn bò đất nặn . Mó thuật (tiết 13) Tập nặn tạo dáng : NẶN DÁNG NGƯỜI I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động . - Nặn được một số dáng người đơn giản . - Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Sưu tầm một số tranh , ảnh về các dáng người đang hoạt động . - Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người . - Bài nặn của HS lớp trước . - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn . 2. Học sinh : - SGK . - Sưu tầm tranh , ảnh theo nội dung bài . - Bài nặn của các bạn lớp trước , - Đất nặn . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người . a) Giới thiệu bài : Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : 5’ Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người , gợi ý bằng các câu hỏi : + Nêu các bộ phận của cơ thể con người Hoạt động lớp . - Theo dõi , trả lời . . + Mỗi bộ phận cơ thể con người có dạng hình gì ? + Nêu một số dáng hoạt động của con người . + Nhận xét về từ thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động . 5’ Hoạt động 2 : Cách nặn . MT : Giúp HS nắm cách nặn dáng người . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nêu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát : + Nặn các bộ phận chính trước , các chi tiết sau rồi ghép , đính , chỉnh sửa lại cho cân đối . + Có thể nặn từ 1 thỏi đất và nặn thêm các chi tiết rồi tạo dáng theo ý thích . - Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn theo đề tài . Hoạt động lớp . - Theo dõi . 10’ Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS nặn được một dáng người theo ý thích . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Góp ý , hướng dẫn thêm cho từng em . Hoạt động lớp , cá nhân . - Vẽ trước vài dáng người trên nháp để chọn dáng nào đẹp , sinh động để nặn . - Cả lớp thực hành nặn . 5’ Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Chọn , nhận xét , xếp loại một sản phẩm về : tỉ lệ hình nặn , dáng hoạt động . - Tổng kết chung . Hoạt động lớp . - Nhận xét , xếp loại theo cảm nhận riêng ; nêu lí do vì sao đẹp hoặc chưa đẹp . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá , nhận xét . - Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS sưu tầm tranh ảnh trang trí đồ vật trên đường diềm . . của HS lớp trước để tham khảo . - Đến từng bàn nhắc HS thường xuyên quan sát mẫu khi vẽ . Hoạt động lớp , cá nhân . - Vẽ vào vở theo cảm nhận riêng . 5 Hoạt. từng em . Hoạt động lớp , cá nhân . - Vẽ trước vài dáng người trên nháp để chọn dáng nào đẹp , sinh động để nặn . - Cả lớp thực hành nặn . 5 Hoạt động 4 :