1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la

137 495 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Để khắc phục những hạn chế và phát huy những tiềm năng du lịch sinh thái, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thành lập Tổ bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái tại các điểm du lịch s

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của nơi công tác

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Văn Hà

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT

& PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Mai Thanh Cúc, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn ThS Ngô Văn Phan, nguyên Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ, ThS Phùng Thị Thúy, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mộc Châu, ThS Trương Vĩnh Linh, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vân Hồ đã giúp

đỡ tận tình trong thời gian tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tại cơ quan Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Vân Hồ, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của huyện, đặc biệt là UBND các xã Chiềng Yên, xã Vân Hồ, xã Xuân Nha, xã Lóng Luông, xã Quang Minh, xã Suối Bàng huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian tôi thu thập thông tin

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Văn Hà

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Danh mục hộp ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract xiii

Phần 1 Mở đầu x

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái 4

2.1.1 Các khái niệm 4

2.1.2 Đặc điểm và vai trò của DLST 8

2.1.3 Nội dung của phát triển du lịch sinh thái 17

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái 26

2.2 Cơ sở thực tiễn 30

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới 30

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 32

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Vân Hồ 37

Trang 5

v

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 39

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

3.2 Phương pháp nghiên cứu 42

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 42

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 42

3.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin 44

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 46

4.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 46

4.1.1 Thực trạng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái 46

4.1.2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 59

4.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái 65

4.1.4 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái 73

4.1.5 Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 75

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 82

4.2.1 Điều kiện tự nhiên 82

4.2.2 Nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái 83

4.2.3 Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái 85

4.3 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 94

4.3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 94

4.3.2 Đề xuất giải pháp 95

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 108

5.1 Kết luận 108

5.2 Kiến nghị 109

Tài liệu tham khảo 112

Phụ lục 115

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Vân Hồ 41 Bảng 3.2 Lựa chọn đối tượng khảo sát 44 Bảng 4.1 Đầu tư phát triển tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch sinh thái

trên địa bàn huyện Vân Hồ 57 Bảng 4.2 Hoạt động tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu du lịch sinh

thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 58 Bảng 4.3 Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên DLST trên địa bàn huyện

Vân hồ 58 Bảng 4.4 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm DLST của các hộ điều tra 61 Bảng 4.5 Số hộ tham gia cung cấp sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn

huyện Vân Hồ 62 Bảng 4.6 Thực trạng sử dụng các sản phẩm du lịch sinh thái của khách du

lịch trên địa bàn huyện Vân Hồ 63 Bảng 4.7 Đánh giá của du khách đối với sản phẩm du lịch sinh thái trên địa

bàn huyện Vân Hồ 64 Bảng 4.8 Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn

huyện Vân Hồ 66 Bảng 4.9 Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện

Vân Hồ 68 Bảng 4.10 Thực trạng cơ sở ăn uống phục vụ du lịch sinh thái trên địa bàn

huyện Vân Hồ 69 Bảng 4.11 Đánh giá của khách du lịch sinh thái đối với dịch vụ ăn uống trên

địa bàn huyện Vân Hồ 70 Bảng 4.12 Tình hình đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông trên địa bàn

huyện Vân Hồ 72 Bảng 4.13 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân

Hồ 74 Bảng 4.14 Số lượng khách du lịch sinh thái từ năm 2013-2015 75 Bảng 4.15 Doanh thu hoạt động du lịch sinh thái từ năm 2013-2015 76

Trang 8

Bảng 4.16 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh dịch vụ du

lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 77 Bảng 4.17 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn

huyện Vân Hồ 78 Bảng 4.18 Cơ cấu lao động huyện Vân Hồ giai đoạn 2013 – 2015 79 Bảng 4.19 Hiệu quả môi trường của phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn

huyện Vân Hồ 80 Bảng 4.20 Đánh giá thực trạng phát triển DLST trên địa bàn huyện Vân Hồ 81 Bảng 4.21 Số lượng khách du lịch sinh thái theo mùa trên địa bàn huyện Vân

Hồ 82 Bảng 4.22 Khảo sát nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái 84 Bảng 4.23 Phân tích mối quan hệ giữa các tổ chức và phát triển du lịch sinh

thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 92 Bảng 4.24 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển DLST

trên địa bàn huyện Vân Hồ 93

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Toàn cảnh thác Tạt Nàng 48

Hình 4.2 Bản Hua Tạt 49

Hình 4.3 Gốc mít bản Phụ Mẫu 51

Hình 4.4 Hang mộ Tạng Mè 53

Hình 4.5 Món thịt chua của người Dao, huyện Vân Hồ 60

Hình 4.6 Sơ đồ Venn về mức độ tham gia của các tổ chức đến phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ 91

DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Ông Vi văn Kỳ, bản Hua Tạt kinh doanh dịch vụ homestay 67

Hộp 4.2 Ông Tráng A Chu , bản Hua Tạt kinh doanh dịch vụ homestay 67

Hộp 4.3 Ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin 68

Hộp 4.4 Ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin 70

Trang 10

x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh

tế mũi nhọn, phát triển với tốc độ cao, bởi những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái đang phát triển nhanh chóng trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam

Vân Hồ là nơi có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên, nhiều khách du lịch chưa biết đến nơi này

do nhiều nguyên nhân như xúc tiến quảng bá kém, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa sâu rộng, nguồn nhân lực du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế, … Nhằm phát huy tối đa tiềm năng

du lịch sinh thái của huyện, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội huyện thì việc tìm ra các giải pháp để phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vân Hồ là rất cần thiết Do

vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn

huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La"

Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ, từ đó xác định các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện, tác giả lựa chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: PRA, phát phiếu điều tra, phỏng vấn các đối tượng là nhà quản lý, khách du lịch và các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Tác giả sử dụng cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái, tại đó có khái niệm

về du lịch sinh thái, phát triển du lịch sinh thái, vai trò của du lịch sinh thái, các nội dung của phát triển du lịch sinh thái như: phát triển tài nguyên, phát triển sản phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái như nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái, quản lý nhà nước về du lịch sinh thái, …

Với hệ thống cơ sở lý luận trên vùng với phương pháp nghiên cứu đã chọn tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp được một số kết quả như sau:

1 Về các đặc điểm của địa bàn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch sinh thái: Huyện Vân Hồ nằm ở vùng Tây Bắc về hướng đông nam của tỉnh Sơn La trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc-QL6, cách trung tâm của tỉnh140 km, cách Hà Nội 170 km theo đường QL6

Vân Hồ có nhiều khu du lịch sinh thái tiêu biểu như: Rừng đặc dụng Xuân Nha, thác Tạt Nang, khu du lịch sinh thái Chiềng Yên, hồ Sông Đà, đến Hang Miếng, Huyện có 5 dân tộc anh em chủ yếu cùng sinh sống trên địa bàn (Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao) Các

Trang 11

dân tộc hình thành và phát triển nền văn hóa cộng đồng đa dạng, phong phú, có tính nhân văn cao Ẩm thực nơi đây có nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn du khách, như: Xôi ngũ sắc, lợn mán quay, hấp; thắng cố, thịt chua; ốc suối, ốc đá hấp với xả ớt; cá suối chiên vàng, hấp với rau rừng và gia vị; rau rừng đồ, … hết sức phong phú và hấp dẫn du khách

2 Về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Trong những năm qua, với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Vân hồ

đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong phát triển du lịch sinh thái

Về sản phẩm du lịch sinh thái: Sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bao gồm hàng hóa bản địa và các giá trị sinh thái, văn hóa Đối với hàng hóa bản địa, từ việc sản xuất phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, nay sản phẩm đã được một số hộ sản xuất chuyên biệt để thương mại hóa một số sản phẩm như thịt chua người Dao, đặc sản rừng, đặc sản suối nước, hoa, cây cảnh Số lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tăng lên trong giai đoạn 2013-2015 như: Thịt chua người Dao tăng 78,89%, đặc sản măng rừng tăng 20,39%, đặc sản suối nước tăng 30,38%, hoa, cây cảnh tăng 39,01% Sự tăng lên về số lượng sản phẩm tiêu thụ làm tăng thu nhập cho các hộ kinh doanh, đồng thời là yếu tố dẫn đến sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch sinh thái Đối với sản phậm giá trị sinh thái, văn hóa, việc hình thành và phát triển các hoạt động leo núi ngắm thác nước, đi bộ xuyên rừng, thăm các hang động, thăm các bản làng dân tộc đã giúp cho du lịch sinh thái trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc mới

Về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái: Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái cũng được quan tâm phát triển, số cơ sở lưu trú tăng 27,24%, đặc biệt có sự hình thành và phát triển dịch vụ homestay Số cơ sở dịch vụ ăn uống tăng 12,29%, khách du lịch đánh giá khá cao dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện cũng được quan tâm cải tạo, năm 2016 vồn đầu tư lên đến 16,5 triệu USD để nâng cấp Quốc lộ 6, tuyến Lóng Luông - Chiềng Yên, Mộc Châu - Chiềng Xuân, Vân Hồ - Chiềng Yên,

Về phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái: Trong giai đoạn 2013-2015, số lượng lao động du lịch sinh thái tăng 31,52%, mức tăng của số lao động chuyên nghiệp cao hơn mức tăng của số lao động không chuyên Đồng thời mức tăng của lao động có trình độ chuyên môn cao hơn mức tăng của lao động không có trình độ chuyên môn

2 Về kết quả và hiệu quả phát triển du lịch sinh thái

Trong giai đoạn 2013-2015, phát triển du lịch sinh thái đã mang lại kết quả đáng kể cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện Số lượt khách du lịch sinh thái tăng 31,45%, tạo doanh thu khu vực nhà nước tăng 26,47%, doanh thu khu vực tư nhân tăng 19,95%, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh dịch vụ Phát triển du lịch sinh thái giúp

Trang 12

chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bản địa

Có được kết quả đáng kể như trên là do huyện Vân Hồ đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên vốn có và việc không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Huyện đã có sự phân cấp rõ ràng trong việc phân công nhiệm vụ cho từng cấp quản lý và các đơn vị, phòng ban liên quan đến phát triển du lịch sinh thái Huyện cũng quan tâm đến nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái, không ngừng nâng cao nhận thức của xã hội để phát triển du lịch sinh thái Nhờ đó khách du lịch đánh giá khá cao về các hoạt động nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Phát triển du lịch sinh thái còn một số hạn chế cần phải khắc phục Tài nguyên du lịch

do hoàn toàn tự nhiên mà có, huyện chưa chú trọng đến việc gia tăng tài nguyên để gia tăng

sự phong phú của các tour du lịch Các tuyến du lịch còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức rõ ràng Hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa được quan tâm đúng mức Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch sinh thái đã được quan tâm nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển Nhận thức xã hội về phát triển du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế

Để khắc phục những hạn chế và phát huy những tiềm năng du lịch sinh thái, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thành lập Tổ bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái tại các điểm du lịch sinh thái, tổ chức các đợt chung tay xây dựng khu du lịch sinh thái, tôn tạo cảnh quan môi trường, bổ sung tài nguyên du lịch bằng cách trồng các loại hoa tại các xã để tăng thêm sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch; Hình thành các tuyến du lịch chính như: Tuyến Thị trấn Mộc Châu - Chiềng Khoa - Mường Men, Tuyến Phiêng Luông - Chiềng Khoa - Tô Múa - Mường Tè - Quang Minh, Tuyến Thị trấn Mộc Châu - Vân Hồ - Xuân Nha, Tuyến Thị trấn Nông Trường - Phiêng Luông - Lóng Luông - Chiềng Yên ; Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái trên cơ sở khai thác tối đa các giá trị văn hóa của địa phương, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương; Phối hợp với trung tâm xúc tiến đầu tư của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND huyện Mộc Châu xúc tiến quảng bá trên các trang thông tin điện tử, truyền hình, ; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái; Tăng cường công tác đạo tạo nguồn nhân lực du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch sinh thái cho người dân trên địa bàn huyện

Đề tài đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, từ hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ, xác định được các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu Từ đó, đề tài đã đề xuất được các giải pháp mang tính tham khảo cho cơ quan quản lý nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Thanks to great socio values that it has brought, tourism, which is developing at high speed, is regarded as one of the leading and driving economic industries In recent years, ecotourism has experienced fast development on global scale and in some localities in Vietnam

Van Ho is the place with high potentialities of human and natural resources to develop ecotourism However, it is not well known among tourists due to many reasons such as poor promotion, not widely invested infrastructure and limited ecotourism human resources That solutions to develop tourism in Van Ho should be found out to maximize its ecotourism potentialities of the district, contributing to the socio development of the district is very essential That is why the author chose to conduct a

study on “The development of ecotourism in Van Ho district, Son La province"

To assess the current situation of ecotourism development in Van Ho, from which key solutions to promote local ecotourism are to be identified, the author used following research methods, PRA, questionnaire and interviews with government authority, tourists, ecotourism services providers in Van Ho

The author used theory on ecotourism development with definitions on ecotourism, ecotourism development, its roles and the contents of ecotourism such as resources development, product development, infrastructure development, ecotourism human resources development Besides, the author also studied the theoretical background on factors affecting ecotourism development such as social awareness on ecotourism and state management on ecotourism

From the theory and selected research methods, the author has come up with following findings:

1 Features of the locality that are related to ecotourism development

Van Ho district lies to the Northwest of the Southeast Son La, along the key national road number 6 of the Northwest, 140 km away from provincial capital and 170

km Northwest of Hanoi

Van Ho is endowed with many typical ecotourism sites such as Xuan Nha Nature Reserve, Tat Nang fall, Chieng Yen community-based tourism site, lake area of Da river, Mieng cave There are 5 ethnic groups living in the district, namely Thai, Kinh, Mong and Dao They form various and diversified cultural community Tourists are enchanted by its cuisine with many unique and special dishes such as five-

Trang 14

color sticky rice, grilled, steamed Man pork, thang co, sour pork; snail and Chinese

mystery snail steamed with lemon grass and chilly, fish grilled and steamed with forestal vegetables and spices, steamed vegetables

2 Ecotourism development in Van Ho district

In the past few years, the authority and local people’s joint efforts have brought about significant achievements in ecotourism development

Regarding ecotourism products, they are two categories, products of daily uses and those of ecological and cultural values The former, from its original purpose of serving local people’s daily needs, have been used for commercial purposes Some products can be named such as Dao ethnic people’s sour pork, forest and river specialties, flowers and plants The quantity of goods produced and consumed has seen

an increase in the period of 2013-2015, specifically, Dao ethnic people’s sour pork increased 78,89%, bamboo sprouts 20,39%, river specialties 30,38%, flowers and plants 39,01% The increase in consumption has increased the local people’s income as well as the number of traders supplying ecotourism products For products of cultural and ecological values, it is the formation and development of some activities such as climbing mountains, watching waterfall, walking through the forest, visiting ethnic people’s villages that have added more colors to the ecotourism of the district

In terms of ecotourism infrastructure, there has been a growing concern and the development was seen in the 27,24% increase of accommodation, especially, homestay service came into shape and developed The catering services providers increased 12,29%, those services received good feedback from tourists Transportation and its infrastructure has been also invested and upgraded In 2016, the investment has reached 16,5 million USD to upgrade national road number 6, routes of Long Luong - Chieng Yen, Moc Chau - Chieng Xuan, Van Ho - Chieng Yen

With regards to ecotourism human resources development, in the period of 2013-2015, the number of laborers in the industry of the district increased 31,52%, the increase in the number of professional laborers was seen higher than that of non professional laborers At the same time, the increase of high skilled laborers was greater than that of low skilled laborers

2 Outcomes and effectiveness of ecotourism development

In the period of 2013-2015, ecotourism development brought about significant outcomes regarding the social and economic growth of the district The number of eco tourists increased 31,45%, leading to the public sector income increase of 26,47% and private sector income increase of 19,95%, improving he business operation

Trang 15

The good outcomes have been the results of Van Ho’s good making use of its natural resources and its continuous efforts of completing state structure on tourism management The district authority has assigned tasks and duties by management levels

to dependent organizations that are in charge of ecotourism development It also cares about raising the social awareness on ecotourism and continuously making efforts to do that Accordingly, the activities aimed at promoting ecotourism in the district are well recognized by tourists

Along with that, there is still room for improvement With available natural resources, the district has not paid full attention to add more resources to diversify tour packages There are still spontaneous tourism routes which are not well organized Promotion activities are not paid enough attention The training of ecotourism human resources is cared, yet not enough to meet the need of development Also, social awareness on ecotourism is still limited

To overcome the limitations and promote the ecotourism potentialities, the following measures should be consistently taken Ecotourism resources protection committee should be established to build and protect ecotourism sites, to add more resources by planting more trees and flowers at the communes, adding to the diversity

of the surroundings and tourism resources Key tourism routes should be created such as Moc Chau - Chieng Khoa - Muong Men, Phieng Luong - Chieng Khoa - To Mua - Muong Te - Quang Minh, Moc Chau - Van Ho - Xuan Nha, Nong Truong - Phieng Luong - Long Luong - Chieng Yen ; The quality of ecotourism products should also

be improved, based on the promotion and utmost exploitation of local cultural values, contrubuting to the conservation and promotion ecotourism resources There should be the coordination with Promotion Center, Department of Culture, Sports and Tourism, Moc Chau’s People’s Committee to promote local ecotourism on websites and media; the progress of sped up; the training of ecotourism human resouces and raising awareness of local people on ecotourism should also be strengthened

The study achieved set objectives From theoretical system to research methods The author analyzed, assessed the current situation of developing ecotourism in Van Ho district and identified influential factors From that, the study proposed solutions for references to governing authority to promote ecotourism in Van Ho district

Trang 16

1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Với xu hướng mới trong tiêu dùng của con người trong thời đại hiện nay, du lịch không những chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế đến cho những vùng, những quốc gia có phong cảnh núi non hùng

vĩ, những bờ biển thơ mộng mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho cả những vùng quê xa xôi hẻo lánh

Tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển với tốc độ cao, bởi những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại Trong những năm gần đây, các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST) đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng

về thiên nhiên và văn hóa

Vân Hồ là một huyện cửa ngõ nối khu vực miền núi Tây Bắc với Thủ đô

Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ trên tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ

6 Trong không gian phát triển kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; từ Vân

Hồ có thể kết nối với các khu kinh tế khác như: Hòa Bình, Phú Thọ, Mộc Châu, Phù Yên, Thành phố Sơn La, tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào, Vân Hồ còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với nghĩ dưỡng, chữa bệnh,

tổ chức hội thảo, hội nghị là nơi có thể kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận miền Bắc Vân Hồ lại có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, di tích văn hóa lịch sử đa dạng và các sản phẩm đặc trưng phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức Nơi đây chủ yếu có 5 dân tộc anh em cùng

Trang 17

2

sinh sống bao gồm dân tộc: Thái, Mường, Kinh, Mông, Dao với những nét văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Vân Hồ cũng

có nhiều tiềm năng để phát triển với rừng nguyên sinh Pa Cốp, rừng đặc dụng Xuân Nha, Khu du lịch sinh thái Hồ Sao Đỏ, Thác nước Tạt Nàng, suối nước nóng Chiềng Yên, và các khu di tích lịch sử văn hóa như Hang mộ Tạng Mè, Đền Hang Miếng, có hồ rộng, núi lớn, khí hậu quanh năm mát mẻ tạo điều kiện cho du lịch sinh thái kết hợp các loại hình du lịch khác phát triển Trong

đó, đáng chú ý là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần bảo tồn và tôn tạo các giá trị

tự nhiên và văn hóa của địa phương Như vậy, tiềm năng để phát triển DLST ở Vân Hồ là rất lớn nhưng hiện nay phát triển DLST ở Vân Hồ như thế nào? Đâu

là những nguyên nhân dẫn tới việc PTDL ở Vân Hồ mà nhiều du khách chưa biết tới? Và làm thế nào để khai thác hết những tiềm năng đó? Đây là một bài toán khó mà việc tìm ra câu trả lời phụ thuộc rất lớn vào phía các cơ quan quản

lý Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:

“Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” làm

báo cáo Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân

Hồ, từ đó xác định các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phát triển du lịch

sinh thái trên địa bàn huyện

Trang 18

3

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch sinh thái của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Đối tượng điều tra của đề tài là khách du lịch sinh thái, các chủ thể tham gia vào du lịch sinh thái

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển du

lịch lịch sinh thái, đánh giá tiềm năng phát triển và đưa ra một số định hướng nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;

Phạm vi không gian: Đề tài lựa chọn nghiên cứu DLST trên địa bàn

huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Phạm vi thời gian: Tổng quan tài liệu sử dụng tài liệu những năm trước từ

năm 2013 đến năm 2015

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016

Trang 19

4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Du lịch

Mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau Đúng như Giáo sư, tiến sỹ

Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với

du lịch, có bao nhiều tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội Quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Hunziker và Krapf làm cơ sở cho môn khoa học

du lịch Krapf có phân biệt sự khác nhau giữa du lịch thụ động và du lịch bị động, nhưng khi định nghĩa “du lịch” là hiện tượng kinh tế ông đã bỏ sót về sự quan trọng của các tổ chức du lịch Khi đó, Đại hội chấp nhận định nghĩa trên nhưng đặt vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện định nghĩa về du lịch

Định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở OtaWa, Canada diễn ra vào tháng 6 năm 1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi

ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một

khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”

Để có quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch

một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”

Luật Du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Trang 20

5

Với sự nhấn mạnh đến yếu tố “đi lại” và “nghỉ ngơi”, du lịch còn được hiểu là “sự di chuyển tạm thời của cá nhân nào đó tới địa điểm nào đó khác với nơi mà họ cư trú thường xuyên và ở nơi đó có những dịch vụ, phương tiện được

tạo ra để đáp ứng nhu cầu của họ” Đồng thời, du lịch còn được coi là “dạng hoạt

động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”

2.1.1.2 Du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Đối với một số ngừơi, “Du lịch sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “sinh thái” (Phạm Trung Lương, 2002) Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800 Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi…đều được hiểu là du lịch sinh thái

Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn được hiểu dưới nhiều góc

độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa

Theo Phạm Trung Lương (2002), cũng đã đưa ra một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu về DLST như sau:

Định nghĩa DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra vào năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt : Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”

Trang 21

6

Định nghĩa của Allen.K (1993) đưa ra tại Hội nghị diễn đàn du lịch sinh thái Nam Úc tháng 6 năm 1993: “DLST được phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thông qua hướng dẫn viên có nghiệp vụ DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển DLST là giảm thiểu tác động của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”

Định nghĩa của Megan Epler Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với những khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”

Theo Phạm Trung Lương (1999) đưa ra một số định nghĩa về DLST có thể tham khảo như sau:

Hiệp hội Du lịch sinh thái (ESP): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào

Định nghĩa của Malaysia: Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch thăm viếng một cách có trách nhiệm với môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay ), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn, và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế

Định nghĩa của Australia: DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền vững về mặt sinh thái

Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện

Trang 22

7

phúc lợi cho người dân địa phương.Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm

cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng

Có rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckley (1994) đã tổng quát như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững , hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”

Như vậy, DLST là hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, xong đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau Khái niệm về DLST cũng chưa có nhiều điểm thống nhất Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của DLST, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999 Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:

“DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

2.1.1.3 Phát triển du lịch sinh thái

Phát triển theo định nghĩa tiếng Việt nghĩa là sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp (Nguyễn Thế Chính, 2002)

Theo triết học duy vật biện chứng thì phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện (Nguyễn Ngọc Long, 2000)

Như vậy phát triển du lịch sinh thái được hiểu là quá trình gia tăng không ngừng về quy mô, chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái và hướng tới dần hoàn thiện đáp ứng như cầu của du khách

Trang 23

Theo Phạm Trung Lương (2002), nghiên cứu DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú

Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở về với những nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi con người ở đó họ được hoà mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự nhiên và văn hoá bản địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực của công việc và ô nhiễm môi trường

Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình thành và phát triển của các hệ động thực vật và con người Một vài ha rừng thậm chí hàng ngàn ha rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như “phủ xanh đất trống đồi trọc” cũng không thể nói có thể làm DLST được Để có thể làm được DLST phải là nơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ sinh thái được làm giàu bởi rất nhiều các loài động thực vật khác nhau Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước, bầu khí quyển, đất đai cũng được tính đến Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên được đề cập phải là những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp bởi bàn tay con người Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên hay các khu vực văn hóa lịch sử có gắn với không gian và tài nguyên thiên nhiên phong phú

Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển Thậm chí con người có thể làm ra những rôbốt có khả năng như người thật với mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ Nhưng hai chữ “sinh thái” trong DLST đề ra một nguyên tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế”, đó

Trang 24

Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ở những khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên như: hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã phong phú

Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan

Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quản lý

chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình Những nguồn tài chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ chức hoạt động DLST để bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng thêm cây xanh, tôn tạo, trùng tu… Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối với công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh du lịch sinh thái phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên và với các khách du lịch mà mình phục vụ

Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân thiện

với thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi

họ đến Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinh thái vì thế họ luôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quý hiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường Ý thức đúng đắn khi đi du lịch giúp du khách cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới môi trường xung quanh Do đó trong và sau mỗi chuyến đi

họ thường có những tổng hợp đánh giá của riêng mình Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổng hợp của họ ít nhiều cũng có những đóng góp và giúp ích cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội nơi họ đến thăm quan

Trang 25

10

Những du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến thăm quan vườn quốc gia Cúc Phương họ có thể nghiên cứu về loài bướm, về voọc quần đùi trắng, về các loại thực vật điển hình của vườn như: chò chỉ Kim giao… hay du khách khi đi thăm quan các bản làng dân tộc (như bản Lác, Mai Châu - Hoà Bình; chợ Tình Sapa…) việc họ đến thăm quan những nơi này thực sự làm sống lại các làn điệu hát múa dân gian truyền thống của dân tộc Mường, hay làm sống lại các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu rượu cần…bản thân họ cũng tham gia vào việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu thậm chí xuất bản những cuốn sách có giá trị về các nền văn hoá đặc trưng nơi họ đến thăm, đưa ra những sáng kiến bảo tồn và phát huy những nền văn hóa đó

Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia vào các tour DLST họ được tận

mắt chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi họ đến thăm và đặc biệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm quan trọng của

hệ sinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên phục vụ cho du lịch sinh thái

Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động du lịch

sinh thái từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như: săn bắn động vật quý hiếm, chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy… gây ảnh hưởng xấu tới các loài động, thực vật có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ

Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại điểm thăm quan

Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức về

hệ sinh thái và môi trường sống là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái

DLST là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa con người tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người

Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch khác là DLST đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái và môi trường sống Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về lịch sử, nguồn gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các

Trang 26

11

loài động thực vật và vai trò của chúng trong thiên nhiên DLST hướng dẫn cách thức để những người làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống Các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn cách thức du lịch đúng đắn mà DLST thực hiện có thể bằng nhiều cách khác nhau: phương pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới khách du lịch, các tờ giới thiệu, tờ bướm thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các phương tiện nghe nhìn

Thứ tư, dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa

Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phương đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, người dân được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng như: Điện thắp sáng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc Nhưng những lợi ích được DLST mang lại mà những người trong cuộc gồm

cả cá nhân và tổ chức trước đó hầu như không có được

Nếu như du lịch đại trà tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của họ mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bản địa trong việc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại những nơi có tài nguyên thiên nhiên như rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên thì DLST đã khơi dậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này để mang lại thu nhập đáng kể cho cư dân địa phương bằng các hoạt động dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uống bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ khác

Khi du lịch đại trà phát triển các khách sạn, nhà nghỉ mọc lên ngày càng nhiều với mục đích mang về nhiều lợi nhuận, những vật liệu xây dựng có mục đích chính đảm bảo độ bền vững, kinh tế mà không chú trọng đến việc thân thiện với môi trường và đảm bảo cho phát triển bền vững thì ngược lại DLST luôn quan tâm đến việc tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững chính những hoạt động này đảm bảo cho hệ thống rừng cây, hệ động thực vật được bảo đảm, làm giảm thiểu sự tác động của thiên nhiên đến đời sống của người dân bản địa như hạn chế được xói mòn, lũ quét và những thiên tai địch hoạ khác Những người làm DLST đã nhận ra vấn đề, thấy được chính những người dân bản địa, họ sinh ra và tồn tại cùng với các hệ sinh thái và môi trường thiên nhiên xung quanh từ bao đời lại có được kiến thức truyền thống văn hoá quý giá của cha ông họ để lại về thiên nhiên và môi trường xung quanh, họ có văn hóa,

Trang 27

12

phong tục tập quán riêng của dân tộc mình Nếu chỉ quan tâm đến thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các giá trị tài nguyên để phát triển du lịch mà không quan tâm đến lợi ích của người dân bản địa thì sẽ không có được nền chính trị ổn định và kinh tế công bằng mà điều này lại chính là những nhân tố và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch

Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là: sử dụng những người dân bản địa làm các dướng dẫn viên du lịch tại những khu DLST Khuyến khích người dân gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình như dệt thổ cẩm, thêu ren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương… để khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến thăm quan Các lễ hội, phong tục tập quán cần được gìn giữ và phát huy vì đó là những nét đặc trưng riêng của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn để thu hút khách tham quan DLST giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng với việc gìn giữ bản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch

vụ lưu trú trong hành trình của khách du lịch Rất nhiều điểm DLST người ta tổ chức cho khách lưu trú ngay trong nhà dân, du khách được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với người dân địa phương, thậm chí còn tham gia vào một số công đoạn sản xuất hàng hoá truyền thống của địa phương, được thưởng thức các món ăn, tìm hiểu phong tục, tập quán lối sống cũng như sinh hoạt của cư dân; tiêu chí của DLST là khai thác tối đa nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách du lịch chính những nguyên liệu địa phương cùng với các sản phẩm đặc thù là những nguyên nhân làm hấp dẫn du khách Theo đó, DLST đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương

2.1.2.2 Vai trò của DLST

* Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững

Chức năng của du lịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khoẻ cho con người Với DLST còn là giáo dục du khách ý thức bảo vệ môi trường và thấy rõ môi trường sinh thái là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai Thế hệ tương lai có quyền được hưởng một cuộc sống trong môi trường trong lành Sự gắn bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiên với con người là sự gắn bó mật thiết không thể tách rời (Nguyễn Ngọc Kha, 2008)

Trang 28

13

Tiêu chí cũng như nội dung của DLST đó là góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo dục và học hỏi… bởi vậy ngoài việc các cơ quan quản lý nhà nước ở các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, các khu vực DLST phát triển phải thường xuyên được giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, về đa dạng sinh học thì du khách sau khi thực hiện chuyến đi họ được hướng dẫn giảng giải, giáo dục kiến thức về môi trường, ý thức của họ về việc bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học được nâng lên

họ sẽ thực hiện việc sử dụng theo cách không phá hoại tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dã, họ sẽ đóng góp cho khu vực thăm quan thông qua sức lực và các biện pháp tài chính với mục đích làm sao để có lợi trực tiếp đến việc bảo tồn nói chung và đối với những nhu cầu cụ thể của từng địa phương nói riêng (Nguyễn Văn Thanh, 2005)

Trên thực tế việc bảo tồn đa dạng sinh học thường bị coi là một trở ngại cho phát triển kinh tế, muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế đến mức thấp nhất

sự can thiệp tiêu cực của con người vào tự nhiên Việc phát triển hệ thống giao thông, các nhà máy xí nghiệp công nghiệp những cơ sở để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho con người nhưng đó lại là nơi sản sinh nhiều nhất chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường nó ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, tới việc bảo tồn và đa dạng sinh học Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên, đảm bảo cho môi trường trong lành thì hướng đi hiệu quả là phát triển loại hình DLST

Một vấn đề nữa là những người dân địa phương ở gần các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú cho phát triển

du lịch thường là những người nghèo, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào việc săn bắn hái lượm, khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy Để hạn chế việc này cần phải cho họ cơ hội việc làm, có thu nhập trên chính nơi mà họ sinh ra từ những nguồn tài nguyên mà họ từng gắn bó bao đời nay Công việc mà họ có thể làm đó là tham gia vào các hoạt động hướng dẫn khách du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mang đặc tính riêng có của địa phương, làm các món ăn đặc sản, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình họ… (Phạm Đức Ánh, 2002)

Rõ ràng, DLST là một trong những phương tiện để bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên và phát triển bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứng được đòi hỏi phát triển

kinh tế xã hội giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người dân địa phương và bảo tồn

đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên môi trường Vừa đáp ứng được nhu cầu của thế

Trang 29

14

hệ hiện tại là giải quyết việc làm thu nhập vừa không cản trở đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai là đảm bảo an toàn cho môi trường, hệ sinh thái đảm bảo cho

sự phát triển bền vững của ngành du lịch

* Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương

Khi thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, người ta có thể phải thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước của cư dân quanh khu vực bảo tồn Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương, nhất

là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi

Để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cư dân địa phương tại những nơi này, DLST là một trong những giải pháp tích cực nhất Những nguồn tài nguyên hoang sơ, những muông thú quý hiếm, không khí trong lành, nền văn hóa độc đáo là tiền đề để phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế ở địa phương Khi DLST phát triển người dân được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn hơn so với khi trước người dân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống (Phạm Trung Lương, 2002)

Thông qua phát triển DLST ngân sách địa phương được nâng lên từ đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y

tế, giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng

DLST phát triển không những đem lại kinh tế trong vùng mà đời sống văn hoá người dân, trình độ dân trí được nâng lên, người dân được giao tiếp với du khách, giao lưu, trao đổi văn hóa từ đó họ có thể học hỏi nhiều hơn, tri thức được

mở mang từ các hoạt động như phim ảnh, ca hát, thể thao…

Có thể nói phát triển DLST là giải pháp tốt để phát triển kinh tế, xã hội nó

có thể góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương

và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng cư dân bản địa

* Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tiến bộ

Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang nền kinh tế nông nghiệp đa canh, và phát triển nền kinh tế hàng hoá với các ngành nghề đa dạng,

Trang 30

Du khách của loại hình DLST ngoài việc di du lịch để được sống trong môi trường trong lành, nền văn hoá độc đáo đậm đà bản sắc riêng họ còn có những nhu cầu thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, mua sắm quà lưu niệm điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm (Hoàng Thị Thu Trang, 2012) Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem được tìm hiểu nghiên cứu do đó khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống Ở nhiều địa phương từ khi phát triển DLST bộ mặt kinh tế xã hội thay đổi một cách rõ ràng, chẳng hạn như ở SaPa nhờ có du lịch sinh thái phát triển bên cạnh việc tăng cường các điều kiện về dịch vụ và cơ sở hạ tầng, nhà hàng khách sạn… để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì chính DL cũng tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương ví như nghề hướng dẫn viên du lịch Ngoài hướng dẫn viên của các công ty du lịch từ Hà Nội và một số người Kinh ở địa phương, còn

có một bộ phận các hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số ở các bản làng thuộc tỉnh Lao Cai, hơn nữa khi khách đến thăm quan khu vực này thì một số nghề truyền thống đã phát triển trở lại, nếu trước đây người ta chỉ dệt thổ cẩm để phục vụ nhu cầu của gia đình họ thì nay việc này đã phát triển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá để phục vụ du khách đó cũng là những lợi thế để thu hút du khách đến SaPa Ở các điểm DLST khác nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm thủ công của người dân tộc như túi, mũ, đai lưng, áo, khèn, vòng tay, vòng cổ hoặc các sản phẩm rừng như: cây thuốc chữa bệnh, phong lan… Ở SaPa người H’mông đen tự trồng lanh dệt vải, nhuộm chàm và

Trang 31

16

may vá cho mình, còn người Dao mua lại vải để thêu thùa Những hoa văn đầy màu sắc trên các sản phẩm của họ làm hấp dẫn du khách nhất là du khách nước ngoài Điều này giúp gìn giữ nghề truyền thống cũng đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho cả người H’mông đen và người Dao

Những điều nêu trên là ví dụ để minh chứng rằng chính DLST làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của cư dân địa phương

nó làm cho người dân địa phương chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hoá với tỷ trọng GDP của các ngành nghề phi nông

nghiệp ngày một tăng cao

* Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc:

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời với các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan Tính tất yếu khách quan đó trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hoá Hơn thế nữa mục tiêu cuối cùng của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hoá vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống Việc thực hiện chuyến du lịch con người dường như được tiếp thêm sức mạnh để sống hài hoà hơn với thế giới và làm việc có hiệu quả hơn Bởi thế du khách của DLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách (Nguyễn Đình Hoà, 2004)

Trong chiến lược phát triển DLST người ta luôn đặt vấn để bảo tồn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là vì:

- Văn hóa địa phương mang màu sắc riêng và tồn tại cùng với các hệ sinh thái của môi trường thiên nhiên xung quanh

- Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của khách du lịch sinh thái đối với môi trường thiên nhiên

- DLST chỉ ra cách làm kinh doanh du lịch mà không xâm hại tới văn hóa địa phương

Trang 32

17

2.1.3 Nội dung của phát triển du lịch sinh thái

2.1.3.1 Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du

lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 1999)

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,

tuyến du lịch, đô thị du lịch

Dựa vào các đặc trưng và nguyên tắc hoạt động của du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái được định nghĩa: “Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên trong một hệ sinh thái cụ thể và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó” (Phạm Trung Lương, 2005)

Theo Dương Thị Hồng Hạnh (2012), tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: 1/ Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, động thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên

có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên có các đặc điểm:

- Có tác dụng giải trí nhiều hơn nhận thức

- Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư

- Có tính mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên

- Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài

- Những người quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích

- Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn

Trang 33

18

Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái Nó là 1 trong 2 bộ phận cấu thành tài nguyên du lịch góp phần tạo nên sức hấp dẫn của vùng du lịch, là 1 trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên còn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá của vùng du lịch và quyết định quy mô hoạt động của một vùng du lịch

2/ Tài nguyên nhân văn

Các yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch nhân văn gồm: Truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hoá thế giới, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người, các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên nhân văn có những đặc điểm khác với tài nguyên tự nhiên, bao gồm:

- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí

- Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn

- Không có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên

- Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn

- Những người quan tâm thường có phông văn hoá, thu nhập cao hơn và yêu cầu cũng cao hơn

- Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm Tài nguyên nhân văn cũng được đánh giá là loại tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch sinh thái Nó góp phần tạo nên sức hấp dẫn của lãnh thổ

du lịch, là 1 trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch, là

cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch (du lịch văn hoá, du lịch sinh thái…) và có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hoá của vùng du lịch

Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái phải đi đôi phát triển về số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái Trong đó, phát triển số lượng tài nguyên

du lịch sinh thái là việc không ngừng tìm tòi, phát hiện, hình thành các điểm du

Trang 34

19

lịch sinh thái mới Phát triển chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái là việc làm cho giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái sẵn có ngày một nâng cao hơn, có thể được thực hiện bằng việc tôn tạo vẻ đẹp xung quanh vùng sinh thái sẵn có, xây dựng thương hiệu cho nét độc đáo của điểm du lịch sinh thái,

Phát triển tài nguyên du lịch sinh thái góp phần mở rộng, gia tăng các điểm du lịch, đồng thời nâng cao giá trị của tài nguyên du lịch sinh thái, đặc biệt

là tài nguyên sẵn có, góp phần thức đẩy phát triển du lịch sinh thái trong vùng

2.1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Sản phẩm DLST là giá trị sinh thái và văn hóa bản địa được khai thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của cư dân bản địa Một mặt làm thỏa mãn nhu cầu DLST của du khách, mặt khách giáo dục môi trường và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch (Phạm Văn Vận, 2012)

Có thể khái quát sản phẩm DLST bằng biểu thức sau:

Sản phẩm DLST = Giá trị sinh thái và văn hóa bản địa + Dịch vụ du lịch bản địa + hàng hóa bản địa

Từ góc độ của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóa đơn lẻ, sản phẩm DLST bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch và nó cũng dựa trên sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó Từ góc độ của các nhà kinh doanh lữ hành, sản phẩm DLST là các chương trình DLST Chương trình DLST là tâp các dịch vụ, hàng hóa DLST được sắp đặt trước về không gian và thời gian tiêu dùng theo mức giá gộp và được bán trước

Theo Dương Văn Sáu (2012), sản phẩm du lịch sinh thái là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ

chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái

Trang 35

20

Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước (Nguyễn Ngọc Kha, 2008)

Theo Phạm Đức Ánh (2002), phát triển sản phẩm du lịch sinh thái bao gồm:

- Phát triển sản phẩm du lịch về số lượng: Là việc gia tăng số lượng các chủng loại sản phẩm, số lượng của cùng một loại sản phẩm Đây là việc phát triên sản phẩm theo chiều rộng Đối với vấn đề này, có thể được thực hiện bằng tăng quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất đã có hoặc tăng số lượng cơ sở sản xuất các sản phẩm du lịch sinh thái

- Phát triển sản phẩm về chất lượng: Là việc gia tăng giá trị văn hóa, gia tăng các đặc tính của sản phẩm, tăng độ an toàn, tăng hương vị của sản phẩm hay còn gọi là gia tăng về chiều sâu của sản phẩm Muốn làm được điều này cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách du lịch sinh thái về đặc tính sản phẩm mà họ ưa

sử dụng

2.1.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ

sở hạ tầng kỹ thuật (Nguyễn Đình Hoà, 2004)

Trang 36

là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch (Phạm Thị Minh Hòa, 2014)

Để huy động vốn phát triển mạng lưới giao thông, cần hoàn thành công tác xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển giao thông; hàng năm bố trí một phần ngân sách làm công tác chuẩn bị đầu tư các dự án phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở báo cáo để các Bộ, ngành trung ương hỗ trợ Cần bố trí nguồn ngân sách và vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để thực hiện chương trình kiên cố hoá đường giao thông (Phạm Văn Vận, 2012)

Cùng nguồn vốn ngân sách, để có nguồn vốn xây dựng mạng lưới giao thông, cần huy động sức đóng góp của cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân bằng ngày công lao động, bằng tiền, bằng vật liệu tại địa phương Trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện của mỗi nơi, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần có nghị quyết huy động đóng góp xây dựng mạng lưới giao thông Đối với tuyến đường giao thông có khối lượng lớn, địa hình thi công phức tạp, tỉnh cần huy động tổng lực các nguồn lực xã hội để tổ chức thực hiện; thực hiện các công trường tập trung với các lực lượng tham gia (Phạm Đức Ánh, 2002)

Việc xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thông là cần thiết, giúp du khách vận chuyển, đi lại một cách dễ dàng, tạo thuận lợi cho giao thương giữa

Trang 37

22

các khu vực để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan (Nguyễn Văn Đính, 2004)

b Hiện đại hóa thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc

tế Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc (Nguyễn Văn Thanh, 2005)

Để phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, hệ thống thông tin liên lạc cần được phát triển theo hướng: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các bản, làng, xã, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ nhu cầu liên lạc của du khách cũng như người dân trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái (Phạm Thị Minh Hòa, 2014)

c Xây dựng và cải tạo các công trình cung cấp điện, nước

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống,

ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách Như vậy, cơ

sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa X, 1999)

d Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở ăn uống và lưu trú

Cơ sở ăn uống và lưu trú là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi hộ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Theo Nguyễn Thế Chính (2013), các cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại:

- Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vì mức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phép

Trang 38

- Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm du lịch trọn gói chào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế Thường nằm tại các vùng nông thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương Thông thường có từ 6 đến 16 phòng

- Khách sạn thông thường là các cơ sở kinh doanh trung bình Đối tượng phục vụ là khách du lịch, thương nhân hay khách công vụ Có khoảng từ 6 đến

60 phòng Vị trí thường nằm ở các đô thị hoặc các danh lam thắng cảnh có tiếng

- Khách sạn du lịch lớn là các cơ sở kinh doanh quy mô lớn Đối tượng phục vụ là các thương gia hay khách du lịch nhiều tiền Có trên 60 phòng Thường nằm ở các trung tâm đô thị hay các khu du lịch nổi tiếng Các khách sạn

du lịch lớn gồm nhiều loại, như khách sạn phục vụ các thương gia hay khách du lịch quá cảnh, các khách sạn nghỉ ngơi (từ 3 đến 5 sao) nhằm đón các du khách đến nghỉ dưỡng trong thời gian ngắn, các làng du lịch (từ 2 đến 3 sao) nhằm phục

vụ các khách du lịch đến nghỉ trong từng thời gian ngắn Ngoài các cơ sở ăn uống, lưu trú trên, trong thành phần của chúng còn bao gồm cả hệ thống nhà kho, nhà bảo quản, nhà bếp trang thiết bị và trang trí nội thất phải được bố trí hợp lý, tạo được bầu không khí thoải mái, dễ chịu cho du khách Ngoài ra các cơ sở này còn là nơi vui chơi giải trí cho họ, vì vậy chúng còn có thể có hệ thống công trình trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí như dàn nhạc, sàn khiêu vũ, phòng xem video, trò chơi điện tử…

- Các cơ sở lưu trú khác: Motel, Camping, Bungalow, Nhà trọ thanh niên, homestay, …

Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống, lưu trú ngày càng cao, hiện đại của khách du lịch, các địa bàn có điểm du lịch cần thực hiện những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, ăn uống Các chính

Trang 39

24

sách có thể sử dụng như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập

cá nhân, thuế môn bài, thuế sử dụng đất Ưu đãi về thủ tục cấp phép kinh doanh, thủ tục xây dựng cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng

e Cơ sở y tế

Nhằm mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng…), các phòng y tế với các trang thiết bị trong đó (phòng tắm hơi, massage) (Nguyễn Văn Phú, 2011)

Các cơ sở y tế luôn luôn gắn liền với các cơ sở thể thao và có thể được bố trí trong khách sạn

g Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá – xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hoá của các dân tộc

Theo Nguyễn Ngọc Kha (2008), các công trình bao gồm trung tâm văn hoá, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn hoặc hoạt động độc lập tại các trung tâm du lịch Hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, hội hoá trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, buổi gặp gỡ trao đổi giữa những khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan viện bảo tàng… Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục

vụ du lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch (Nguyễn Xuân Thảo và Ló Đăng Bật, 2005)

f Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu điện… Nhìn chung, các công trình này được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với khách

du lịch nó chỉ có vai trò thứ yếu Nhưng tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch (Phan Quang Huy, 2002)

Trang 40

25

2.1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển ngành du lịch cần có nhiều nguồn lực trong đó nguồn lực nhân lực được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần trong sự phát triển của ngành (Phạm Trung Lương, 2002)

Theo Đinh Trung Kiên (2003), nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi)

Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ Trong

đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp) Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động

Theo Nguyễn Văn Ðính (2012), để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái, một trong các yêu cầu cấp thiết là phát triển

và tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, bao gồm:

- Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp; xây dựng khung chương trình,

mã ngành đào tạo du lịch khoa học, hợp lý

- Ðội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao trình độ và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm và thực tế dưới mọi hình thức ở trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời luôn tìm cách và có cơ chế nhằm thu hút giảng viên có kinh nghiệm thực tế

- Ðào tạo kỹ năng huấn luyện cho đội ngũ giám sát, đội ngũ đào tạo viên Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực thực hành cho các học viên

Ngày đăng: 30/05/2017, 23:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đinh Trung Kiên (2003). “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”. Tạp chí Du lịch Việt Nam. (5). tr. 15-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Năm: 2003
22. Phạm Đức Ánh (2002). “Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững”. Tạp chí Du lịch Việt Nam. (2). tr. 23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững
Tác giả: Phạm Đức Ánh
Năm: 2002
24. Phạm Trung Lương (1999). Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội. tr.29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 1999
1. Australia (1994). Du lịch dựa vào thiên nhiên. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8. tr.19-20 Khác
2. Buckley R. (1994). Địa lý du lịch. Nhà xuất bản Bộ Tài nguyên Môi trường, Hà Nội, tr. 21-33 Khác
3. Dương Thị Hồng Hạnh (2012). Bài giảng Tài nguyên du lịch. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. tr. 45-52 Khác
5. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005). Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Tạp chí Du lịch Việt Nam. (12), tr.10-15 Khác
6. Hiệp hội Du lịch sinh thái (ESP) (1998), Ecotourism. Nhà xuất bản Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. tr. 25-35 Khác
7. Hoàng Thị Thu Trang (2012). Du lịch sinh thái ở Việt Nam, những vấn đề cần bàn, Tạp chí Con số và sự kiện. (5), tr. 26-30 Khác
8. Lê Văn Minh (2005). Đa dạng sinh học với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Tạp chí du lịch Việt Nam. (4). tr.11 Khác
9. Malaysia (1995). Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. tr. 48-56 Khác
10. Nguyễn Bá Chính (2011). Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hà Tĩnh, thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. tr. 18-24 Khác
11. Nguyễn Đình Hoà (2004). Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển. (4). tr. 21-29 Khác
12. Nguyễn Duy Mạnh và Lê Trung Kiên (2005). Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển. (9). tr. 9-12 Khác
13. Nguyễn Ngọc Kha (2008). Một số vấn đề chung về du lịch và du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Đại học Lao động Xã hội, Hà Nội.tr 23-26 Khác
14. Nguyễn Ngọc Long (2000). Giáo trình Triết học Mác - Lê nin. NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. tr 23-28 Khác
15. Nguyễn Thế Chính (2013). Giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Khác
16. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003). Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tạp chí Du lịch Việt Nam. (9). tr.4-10 Khác
17. Nguyễn Thị Thùy (2013). Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. tr.25-32 Khác
18. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004). Giáo trình Kinh tế du lịch. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. tr.25-30 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w