Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay khi nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng còn tồn tại nhiều tran
Trang 2ông trình được hoàn thành tại:
ọc viện hoa học xã hội Viện àn Lâm hoa ọc Xã ội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng
2 PGS TS Trần Thị Lan Hương
Phản biện 1: GS.TS Đỗ Đức Bình
Phản biện 2: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai
Phản biện 3: PGS.TS Đinh Văn Thành
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Học viện tai: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vào hồi … giờ… phút, ngày tháng 06 năm 2017
ó thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội, thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay khi nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng còn tồn tại nhiều tranh cãi trong việc tiếp cận do chưa có một khung
lý thuyết để có một cách tiếp cận toàn diện và thống nhất về vấn đề này Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường EU vẫn còn nhiều tồn tại như: nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên không đảm bảo nguồn gốc, cơ sở sản xuất nhỏ, còn manh mún, thiếu đầu
tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ… Với việc gia nhập WTO vào năm 2007 cũng tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do, trong đó đặc biệt
là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu u (EVFT ) kết thúc đàm phán song phương vào tháng 12/2015 và đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục phê chuẩn để năm 2018 có hiệu lực, điều này sẽ tác động rất lớn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU, trong đó có sản phẩm gỗ Để tận dụng được những cơ hôi cũng như hạn chế những thách thức đến từ WTO cũng như EVFTA các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình Do vậy, đề
tài Luận án là : “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ Việt Nam
tại thị trường EU từ khi Việt Nam gia nhập WTO” có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng việc nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường EU kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất một
Trang 4số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian sắp tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu; Đánh giá những tác động của hội nhập WTO đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay; Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU trong sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh từ năm 2006 đến nay, chỉ ra được những thành tựu, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất
khẩu của Việt Nam tại trường EU
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: nghiên cứu việc nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, trong đó
tập trung vào hai mã sản phẩm là HS 94 và HS 44 Về thời gian: tập trung
nghiên cứu việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt
Nam tại thị trường EU trong giai đoạn 2006-2015
4 Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu bản trong kinh tế như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thu
thập số liệu và tư liệu, phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp…
5 Những đóng góp mới của luận án: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ một cách toàn diện hơn; Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ dựa trên bộ tiêu chí gồm 5 nội
Trang 5dung: kim ngạch xuất khẩu, thị phần, giá bán, chất lượng và thương hiệu, nhằm chỉ ra những thành tựu cùng những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ
xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án Kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, các nhà hoạt động thực tiễn mà cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam trong việc làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới Đồng thời, Luận
án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cho các sinh viên và giảng viên các trường đại học kinh tế, và cho tất cả những ai quan tâm đến chủ đề này
7 ết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương: hương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; hương 2 ơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu; hương 3 Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại trường EU kể từ khi gia nhập WTO; hương 4.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU thời gian tới
ƯƠNG 1 TỔNG QU N TÌN ÌN NG ÊN ỨU LIÊN
QU N ĐẾN ĐỀ TÀ LUẬN ÁN
1.1 Về phương diện lý thuyết: Micheal Porter đề cập và phân tích
trong cuốn sách “The advantage competitiveness of Nations”, được dịch
là “Lợi thế năng lực cạnh tranh quốc gia” Nhóm tác giả J.Fagerberg, D.C.Mowery và R.R Nelson trong công trình nghiên cứu “Innovation
Trang 6Tác giả Franziska Blunck thuộc Viện nghiên cứu Năng lực cạnh tranh trong công trình nghiên cứu của mình vào năm 2015 với tự đề “What is
Competitiveness? ”, được dịch là “Năng lực cạnh tranh là gì?”
1.2 Về phương diện nghiên cứu thực tiễn năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2.1 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Khi nghiên cứu vấn đề này có một công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau: Nguyễn Thị Tuệ nh và Vũ Như Hoa (2014), Đầu tư trực tiếp nước
ngoài và năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội
Việt Nam, số 3(76) – 2014 [2], Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế
Trung ương và UNDP (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
Dự án VIE 01/025, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội;
1.2.2 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
Bộ ông Thương Việt Nam và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp
quốc (2011), Năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp Việt Nam năm 2011,
Hà nội, 2011; Vương Quốc Thắng (2009), Năng lực cạnh tranh của ngành
cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ninh Đức Hùng và Đỗ Kim
Chung (2011), Một số vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm về nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành rau củ quả, Tạp chí Khoa học và phát triển,
Số 4/2011; Bùi Đức Tuân (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
chế biến thủy sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân 1.2.3 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trần Thị Huyền (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án
Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên; Trần Thị Bích Hằng (2011), Giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch sau cổ
Trang 7phần hóa trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại,
Hà Nội
1.2.4 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
1.2.4.1 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung Bộ ông thương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2014-2020, định hướng 2030, Báo cáo đề
tài, Hà Nội, 2014; Phạm Thị Qúy (2005), Chính sách, giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài N KH cấp Bộ; Lê Thị Bình (2010), Năng lực cạnh một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
1.4.2.2 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ
Trong nước có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nguyễn Thị Thu Trang (2015), Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu
chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ, MUTRAP, 2015; Trần Văn
Hùng (2014), Nâng cao năng lực ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt
Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, Số 18 (28), tháng 09-10/2014; Nguyễn Thị Dung (2005), Định
hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong giai đoạn mới (2005-2020), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ; Huỳnh Thị Thu
Sương (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong
chuỗi cung ứng đồ gỗ, trưởng hợp nghiên cứu ở Vùng Đông Nam bộ, luận
án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2012; Đỗ Nguyễn
Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành phố Hồ Chí Minh tại thị
Trang 8trường EU, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh
Vấn đề này cũng được giới nghiên cứu nước ngoài quan tâm với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Nguyen Diem Hang (2016), The development and future scenarios of wooden furniture exportation to the EU market Case: Vietnam, Thesis Saimaa University of Applied
Sciences; Hubert Palus, Jan Parobeck, Branko Liker (2015), Trade
Performance and Competitiveness of the Slovak Wood Processing Industry within the Visegrad Group Countries, Drvna Industrija, No 66
(3) 195-203 (2015); Minli Wan (2014), In search of sustainable
competitive advantage in the wood products industry: Evidence from China and Finland, Finnish Forest Research Institute, 2014; Tulus Tambunan
(2006), The growth and competitiveness of Indonesia’wood furniture
export, Kadin Indonesia-Jetro; Z Noor Aini, Roda J.M & P Ahmad Fauzi
(2010), Comparative Advantage of Malaysian Wood Products in the
European Market, CIRAD, Forest department, UPR40; Yang, hongqiang và
JI, Chunyi và Nie Yinxing (2012), China’s wood furniture manufacturing
industry: industrial cluster and export competitiveness, Forest Products
Journal ,Vol Vol.62, No.3 pp 214-221 [109]; Xiao Han, Yali Wen, Shashi
Kant (2009), The global competitiveness of the Chinese wooden furniture
industry, Forest Policy and Economics 11 (2009) 561–569
1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố
1.3.1 Về phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề: Thứ nhất, phần lớn
các công trình nghiên cứu đã bám sát chủ đề, trên cơ sở tiếp cận bằng phương pháp hệ thống trong cấu trúc nội dung và giải quyết các nội dung
theo mục đích, yêu cầu của từng chủ đề.; Thứ hai, hầu hết các công trình
dù là công trình nghiên cứu về các vấn đề cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh hay các công trình nghiên cứu thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh đều
Trang 9được tiếp cận và giải quyết bằng phương pháp logic, biện chứng trên cơ sở
nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Thứ ba, các vấn đề được nghiên cứu, đặc
biệt các vấn đề liên quan đến đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng, phần lớn các công trình đều dựa vào các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp, dựa trên các
khung lý thuyết để xem xét trong quá trình giải quyết vấn đề
1.3.2 Về cơ sở lý luận: Đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, loại hình, tiêu chí
đánh giá và vai trò của năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm nói riêng Mặc dù, trong chừng mực nhất định, còn có
những quan niệm khác nhau
1.3.3 Về cơ cở thực tiễn: ác công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác
nhau đã chỉ ra được một số cơ sở thực tiễn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng
1.3.4 Khoảng trống nghiên cứu: Đối với các công trình nghiên cứu trong
nước chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị trường EU, đặc biệt, chưa có nhiều công trình nghiên phân tích tác động của quá trình hội nhập vào “sân chơi” thương mại quốc tế như: WTO hay tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: EVFT , TPP…, Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài chỉ đề cập đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh sản phẩm gỗ của từng quốc gia riêng biệt, các giải pháp đưa ra chỉ phù hợp trong điều kiện của từng quốc gia đó, chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường EU nói riêng
Trang 10ƢƠNG 2
Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ T Ự T ỄN VỀ NĂNG LỰ ẠN TR N
VÀ NÂNG O NĂNG LỰ ẠN TR N SẢN P ẨM GỖ
XUẤT ẨU 2.1 hái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh
2.1.1 Khái niệm: khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu
cầu của thị trường, tạo ra cơ hội thu nhập cao hơn và bền vững cho các chủ
thể cạnh tranh trong những quan hệ kinh tế nhất định
2.1.2 Cấp độ của năng lực cạnh tranh
2.1.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
2.1.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành
2.1.2.3 Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp
2.1.2.4 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm là sự vượt trội của một sản
phẩm so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với cùng điều kiện đáp ứng được yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng Từ khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung, quan điểm của N S
về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu như sau: NLCT sản phẩm
xuất khẩu là sự vượt trội sản phẩm của một quốc gia so với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác về chất lượng và giá cả, với cùng điều kiện đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu trong cùng một thời điểm
2.2 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu
2.2.1.1 Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu là sự vượt trội sản phẩm
gỗ xuất khẩu của một quốc gia so với các sản phẩm gỗ cùng loại của các quốc
Trang 11gia khác về chất lượng, giá cả, với điều kiện cùng đáp ứng được yêu cầu của
thị trường nhập khẩu trong cùng một thời điểm
2.2.1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu là tìm ra
những biện pháp tác động vào quá trình trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ, làm cho sản phẩm gỗ có “tính vượt trội” so với sản phẩm gỗ cùng loại của đối thủ cạnh tranh (nếu nó chưa có năng lực cạnh tranh) hoặc làm tăng thêm sức mạnh cho sản phẩm, làm cho “tính trội” của sản phẩm gỗ ở mức tốt hơn, cao hơn trên thị trường nước nhập khẩu (nếu sản phẩm đã có năng lực cạnh tranh nhưng năng lực cạnh tranh còn yếu) Nói cách khác: nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm gỗ xuất khẩu là sử dụng một số yếu tố tác động nhằm khắc phục những tồn tại được coi là trở ngại làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ đồng thời hoàn thiện những nhân tố làm tăng tính trội của sản phẩm so với sản phẩm
gỗ cùng loại của đối thủ khác (chứ không phải so với chính nó) trên thị trường nước nhập khẩu, nhằm làm cho thị phần của sản phẩm gỗ tại thị
trường nước nhập khẩu tăng lên so với thị phần của đối thủ cạnh tranh
2.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ xuất khẩu
2.2.2.1 Tiêu chí định lượng: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ; Thị phần
của sản phẩm gỗ xuất khẩu, giá xuất khẩu sản phẩm gỗ
2.2.2.2 Tiêu chí định tính: hất lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu; thương hiệu
Trang 12phẩm gỗ xuất khẩu, N S cho rằng để phù hợp hơn với đặc điểm của sản phẩm
gỗ xuất khẩu, các yếu tố kể trên nên được sắp xếp và chia thành những nội dung
sau: trồng gỗ nguyên liệu, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu
2.2.4 Phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu: Trong khuôn khổ của luận án, N S sử dụng đồng thời bằng 2
phương pháp: (1) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm gỗ xuất khẩu (tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã ); (2) đánh giá trực tiếp thị trường
nhập khẩu sản phẩm gỗ (doanh số bán, thị phần, hệ thống phân phối )
2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO
2.3.1 Vai trò của sản phẩm gỗ xuất khẩu: Chuyển dịch cơ cấu theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Tạo việc làm, cải thiện đời sống của người dân; Quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc; Góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu
2.3.2 Tác động của hội nhập WTO đối với việc nâng cao năng cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam
Thuận lợi: mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận công nghệ mới, cải thiện
cơ chế chính sách, được đối xử bình đẳng hơn trong sân chơi thương mại toàn cầu
hó khăn: các rào cản thương mại, chi phí tuân thủ quy định cao, áp lực
cạnh tranh
Trang 13ƯƠNG 3
T Ự TRẠNG NĂNG LỰ ẠN TR N SẢN P ẨM GỖ XUẤT
ẨU Ủ V ỆT N M TẠ T Ị TRƯỜNG EU Ể TỪ G
N ẬP WTO 3.1 hái quát thị trường gỗ và sản phẩm gỗ của Liên minh hâu Âu (EU)
3.1.1 Nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU về sản phẩm gỗ:
3.1.2 Những quy định của thị trường đồ gỗ EU
3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm: Xét về giá trị xuất khẩu, giai đoạn
2005-2016 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thuộc hai mã sản phẩm
HS 94 và mã sản phẩm HS 44 của Việt Nam sang thị trường EU tăng trưởng không ổn định, có thể chia ra làm bốn giai đoạn nhỏ sau: + Giai đoạn 2006 - 2008, đây là giai đoạn kim ngạch ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU đạt giá trị lớn nhất; + Năm
2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU giảm rất mạnh so với năm 2008, chỉ đạt 708,233 triệu USD giảm 22,08% Đến năm 2010, tăng trưởng trở lại với mức tăng 7,74% so với năm
2009, đạt giá trị 763,082 triệu USD; + Giai đoạn 2011-2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU liên tục sụt giảm với kim ngạch xuất khẩu còn lần lượt là 756,353 triệu USD năm 2011 và
Trang 14729,025 triệu USD năm 2012 Đặc biệt, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ
và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, với giá trị xuất khẩu đạt 686,119 triệu USD, giảm 5,88% so với năm 2012; + Giai đoạn từ 2014- 2015, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU dần lấy lại đà tăng trưởng ấn tượng như trong giai đoạn 2007-2008 So sánh với các đối thủ cạnh trạnh trực tiếp: Trung Quốc, Malaysia và Indonesia thấy rằng, giai đoạn 2006-2015 giống như Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của cả ba nước sang thị trường EU có mức tăng trưởng không ổn định
3.2.2 Về thị phần: Giai đoạn 2006-2015, trong 7 mã sản phẩm gỗ Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường EU được nghiên cứu cho thấy có đến 4 mã thị phần được gia tăng đáng kể nhờ những hiệu ứng tích cực đến từ việc gia nhập WTO Trong đó, mã hàng có sự gia tăng nhiều nhất là mã sản phẩm 940350 đã tăng 3,1%, tiếp đến là mã sản phẩm 940360 tăng 1,39%,
mã sản phẩm 442190 tăng 0,89% Tuy nhiên vẫn có 2 mã sản phẩm thị phần bị thu hẹp lại, đó là mã 940340 giảm 0,14% thị phần, mã 940169 giảm 0,9% thị phần Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam tại thị trường EU, cho thấy: Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam khi thị phần của các mã sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường EU trong giai đoạn 2006-2015 đều có sự gia tăng đáng kể và ngày càng khẳng định vị thế số 1 của Trung Quốc trong các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường EU
3.2.3 Giá xuất khẩu sản phẩm gỗ : Giai đoạn 2006-2015, giá xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU luôn dao động xung quanh mức 0,21 nghìn USD/tấn cho đến 8,18 nghìn USD/tấn tùy theo loại sản phẩm và
có xu hướng giảm dần qua từng năm So sánh giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2015 với các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp như: Trung Quốc, Malaysia và Indonesia cho thấy