1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Slide đọc hiểu văn bản ngữ văn

42 732 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

QUAN NIỆM VỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN - Trước đây, trong nhà trường, ở cấp Trung học cơ sở dùng thuật ngữ “Phân tích tác phẩm văn học”, ở cấp Trung học phổ thông dùng thuật ngữ “Giảng vă

Trang 1

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN

TS Nguyễn Trọng Hoàn

(Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo

ĐT: 0936.312.689 – Email: hoanbgddt@yahoo.com)

Trang 2

1 QUAN NIỆM VỀ VĂN BẢN

VÀ VĂN BẢN NGỮ VĂN

- Text: Văn bản nói chung (bài báo, bài nghiên cứu, sáng tác nghệ thuật)

- Văn bản Ngữ văn bao gồm:

+ Văn bản bài văn học sử;

+ Văn bản sáng tác (nghệ thuật);

+ Văn bản nhật dụng (Văn bản thông tin).

Trang 3

2 QUAN NIỆM VỀ

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN

- Trước đây, trong nhà trường, ở cấp Trung học cơ

sở dùng thuật ngữ “Phân tích tác phẩm văn học”, ở cấp Trung học phổ thông dùng thuật ngữ “Giảng văn”

- Phân tích: chỉ một thao tác tiếp nhận văn học, chưa rõ đối tượng và chủ thể tiếp nhận

- Giảng văn: thiên về thao tác, hoạt động của người thầy ở trên lớp, chưa đề cập vai trò của học sinh (chủ thể tiếp nhận)

Trang 4

- Đọc - hiểu được nhắc đến từ hai trăm năm nay trong

hoạt động giáo dục của các quốc gia phát triển bằng thuật ngữ “reading comprehension” Nhưng ở Việt Nam, mãi tới những năm gần đây (1999-2000-2002), thuật ngữ “đọc hiểu” mới chính thức được sử dụng với

tư cách là một thuật ngữ khoa học Khi chương trình mới được ban hành và SGK mới được thực hiện, giờ học văn trở thành giờ “đọc hiểu văn bản Ngữ văn” thì đọc hiểu đã trở thành một vấn đề thời sự khoa học được quan tâm không chỉ bởi ngành giáo dục và những người làm khoa học phương pháp giảng dạy.

Trang 5

Đọc hiểu – theo nghĩa rộng – bao gồm một quy

trình hoạt động nhằm giải mã tín hiệu ngôn ngữ thông qua việc giao tiếp với văn bản Khi đọc, người đọc sử dụng những kiến thức đã có cùng với những gợi ý trong bài đọc để hiểu nghĩa Các nghiên cứu chỉ ra rằng: những bài đọc hiệu quả luôn luôn có chiến lược riêng Điều này có nghĩa: họ phải xác định được mục đích rõ ràng trong việc đọc

và ứng dụng việc đọc cho phù hợp với mỗi nhiệm

vụ cụ thể của bài đọc Theo đó, người đọc có khả năng linh hoạt trong việc sử dụng các chiến lược và

kĩ năng khác nhau khi tìm hiểu nghĩa của văn bản.

Trang 6

- Mục đích của đọc có thể là thăm dò (để tìm tư liệu), đọc – hiểu (một quá

trình – hình thức – hoạt động) tiếp nhận (để nắm tường tận về nguồn gốc, cấu trúc, nội dung và ý nghĩa của văn bản),

đọc có tính chất đánh giá vấn đề (để

nhận xét hoặc giới thiệu tài liệu đọc),

đọc để giải trí (ngẫu hứng, đôi khi

không có mục đích rõ ràng)

Trang 7

- Trên một bình diện khác, Pascal Quignard cho rằng: “Trong đọc có một sự chờ đợi không tìm được kết quả Đọc, đó chính là lang thang Việc đọc là lang thang” Cố nhiên, đó là sự

“lang thang” của những khát vọng khôn cùng, đặng dấn thân trên con đường mải mê đánh thức vùng tiềm năng vô tận của nhà nghệ sĩ

Có lẽ đó cũng là điều mà nhà văn Pháp giải thưởng Goncount 2002 này gặp gỡ với ý tưởng của Michael – một nhà văn Đan Mạch đương đại - rằng: Nếu bạn biết mình đang tìm kiếm điều gì bạn sẽ tự hạn chế mình nhưng nếu bạn

đi tìm một điều chưa biết, bạn sẽ khám phá được một điều gì to lớn hơn

Trang 8

- Đọc văn trong nhà trường vừa mang

những nét phổ quát của hoạt động trí tuệ nói chung, lại có những nét đặc thù bởi tính định hướng của môn học Đọc toàn

bộ tác phẩm để hiểu một đời văn, một

nghiệp văn như công việc của nhà nghiên cứu là điều vô cùng khó; đọc một tác phẩm, một trích đoạn… với hi vọng hiểu văn, hiểu người (tác giả) cũng chẳng mấy

dễ dàng!

Trang 9

- Tinh thần của thời đại, sự độc đáo của cá tính sáng tạo, đặc sắc của ngôn phong và hình tượng, sự gặp gỡ giao thoa – kế thừa và phát triển, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng văn hóa… luôn luôn đặt ra thử thách đối với những ai có ngu cầu đi tìm lời giải đáp trong mỗi tác phẩm của nhà văn Bởi vì, trước mắt

người đọc và văn bản – (bài văn), một tồn tại cụ thể - trong khi đó, tác phẩm văn học là một quá trình Bởi vì,

mỗi tác phẩm nhất là những tác phẩm lớn thường không chỉ gợi ra một đề án tiếp nhận và có tính chất tường

minh Đồng thời, đối với mỗi người đọc, sự đồng nhất

thẩm mĩ là nhu cầu, hướng đích; còn khoảng cách tiếp nhận lại là giới hạn của mỗi khả năng

Trang 10

- Về phương diện này, chúng tôi tâm đắc với ý kiến của GS.TS Trần Đình Sử: “Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc chỉ là một chặng trên con đường chạy tiếp sức của biết bao độc giả để đến với tác phẩm” Đó là một cách nhìn biện chứng về bản chất sáng tạo của hoạt động tiếp nhận văn chương

Trang 11

- Trong bài “Thơ bình phương – Đời lập phương”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:

Ta nhớ Tố Như đọc chậm lại Kiều Đọc chậm từng vầng trăng, từng nỗi buồn li biệt

Ta yêu Nguyễn có lúc như gió lùa nhanh ào ạt qua đèo Không hương rừng nào ngăn lại kịp

Nhưng có lúc yêu như đêm mưa rét Nghe nước nhỏ từng giọt con giọt một trước hiên nhà Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách Khi thì nâng niu Khi thì hạch sách

Khi giày võ mỗi chữ Khi trân trọng ngắm từ xa Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa Yêu mà!

Trang 12

Như thế, đọc không chỉ là đọc bằng kĩ

thuật mà còn phải đọc bằng hồn, đọc bằng khế ước văn hóa, bằng sự trải nghiệm không ngừng Đọc văn chính là đọc người, đọc nhân cách nhà văn và để hoàn thiện nhân cách của mình

Trang 13

- Thực tế cho thấy để hiểu sâu sắc một văn bản

(theo nghĩa rộng: text), trước hết cần phải trải qua việc đọc toàn phần, nhằm hiểu đại ý và sự

thể hiện chủ đề trong từng bộ phận (chi tiết), xác định nghĩa cơ sở của từ, xác định nghĩa văn cảnh của đoạn Muốn thực hiện được điều đó, song hành với việc tri giác và giải mã văn bản cần phải huy động được một vốn hiểu biết phong phú, khả năng liên tưởng, tưởng tượng nhạy bén và sâu rộng, tư duy lo gic chặt chẽ,…

Trang 14

- Hoạt động đọc – hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu

tố trong đó mức độ khó của tài liệu được xem như

dấu hiệu “rào cản” đầu tiên bởi nó là thước đo khả năng cũng như tiêu chí xác nhận trình độ của người đọc Chính mức độ khó của tài liệu đòi hỏi người đọc có cần sử dụng thao tác giải nghĩa những từ, thuật ngữ khó và trừu tượng hay không

Tuy nhiên, trong đọc – hiểu, việc xác định tri

thức đọc – hiểu thường có tính định hướng; việc đưa ra những “đường dẫn” có tính chất gợi ý về loại thể, cung cấp thông tin về thời đại ra đời tác phẩm

và những nét chính về nhà văn, cách đọc… giữ một vai trò hết sức quan trọng.

Trang 15

Giáo trình dạy đọc của nhiều nước hiện xác nhận bốn cấp độ kĩ năng hiểu Bốn cấp độ này

có mối quan hệ qua lại với nhau, đó là: xác

định nghĩa đen – đọc diễn cảm – bình luận và

đọc sáng tạo Phần xác định nghĩa đen (còn

gọi là nghĩa cơ sở) tương ứng với một khả năng hiểu về sự vật và hiện tượng được nêu trực tiếp trong văn cảnh Để lĩnh hội được nghĩa đen của tác phẩm, có thể căn cứ trên các thông số về từ vựng trong mạch ngữ cảnh để xác định các ý chính

Trang 16

- Đọc diễn cảm đòi hỏi khả năng nhận

thức đạt đến mức độ như là cái nhìn thấu đáo của chủ thể về những sự vật không được nói đến trực tiếp mà ẩn chứa đằng sau câu chữ (ý tại ngôn ngoại) Đây cũng có thể được coi là khả năng “đọc giữa các dòng chữ”, khả năng hình dung phía sau con chữ những số phận, tâm tình, những phương diện đời sống hay quan hệ nào đó trong tưởng tượng của người đọc

Trang 17

- Bình luận là hoạt động đánh giá giá

trị, tính vững chắc hay tính chân thực của văn bản Kinh nghiệm đóng một vai trò thiết yếu trong việc người đọc có khả năng tham gia hoạt động này tốt đến mức nào

Trang 18

- Đọc sáng tạo là khả năng liên hệ

những gì đang đọc với những gì đã được đọc, lấy đó làm cơ sở để mở rộng biên độ của sự hiểu biết (thậm chí, với văn bản nghệ thuật, đọc sáng tạo còn có thể xác định những bình diện mới cho hình

tượng) Mức độ hiểu này có thể được xem là tương ứng với khả năng đọc “vượt

khỏi dòng chữ’.

Trang 19

- Thiết nghĩa, dù trên cơ sở tiếp cận nào,

việc đọc – hiểu cũng dựa vào mục tiêu giáo dục:

nhằm phát triển toàn diện người học, khơi gợi hứng thú và nhu cầu tìm hiểu sâu sắc các tầng ý nghĩa – giá trị của văn bản; phát huy khả năng liên hệ sinh động, tự nhiên giữa bài văn với

cuộc sống Đồng thời, việc đọc – hiểu cũng căn

cứ vào nhu cầu khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức của học sinh: đọc để hiểu, để bộc

lộ chính mình, phát triển vốn liếng ngôn ngữ và

văn hóa, đồng thời hiểu để đọc tốt hơn

Trang 20

3 CÁC BÌNH DIỆN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

- Nhà văn nói về tác phẩm (NQ Thiều, HM Đức);

- Giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm.

3 Dư luận về tác giả, tác phẩm; mối quan hệ với các tác phẩm khác (Truyện Kiều…)

Trang 21

4 CÁC THAO TÁC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Trang 22

Quan sát văn bản là thao tác đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản Trong các thao tác này cần chú ý:

Trang 23

4.2 Đọc văn bản

(Tầm quan trọng, ví dụ)

Trang 24

4.3 Phân tích văn bản

Định nghĩa, ví dụ

Trang 25

4.4 Bình luận

Định nghĩa, ví dụ

Trang 26

4.5 Cắt nghĩa

Định nghĩa, ví dụ

Trang 27

4.6 Đánh giá

Định nghĩa, ví dụ

Trang 28

5 CÁC KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

John Langan (trong Reading and Study skills ) ưu tiên 10 kĩ

năng đọc hiểu văn bản:

- Kĩ năng 1: Xác định các định nghĩa và ví dụ

- Kĩ năng 2: Xác định chuỗi các luận điểm

- Kĩ năng 3: Xác định đầu đề và các tiêu đề phụ

- Kĩ năng 4: Xác định các từ chỉ dẫn, chú giải, từ khóa

- Kĩ năng 5: Xác định ý chính trong văn bản, đoạn văn bản

- Kĩ năng 6: Lập dàn ý

- Kĩ năng 7: Viết tóm tắt

- Kĩ năng 8: Hiểu các bảng biểu và đồ thị

- Kĩ năng 9: Suy diễn, liên hệ

- Kĩ năng 10: Tư duy phản biện

Trang 29

6 TRI THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Đọc hiểu văn bản dựa trên đặc trưng thể loại của:

Trang 30

6.1 Tri thức đọc hiểu văn bản thơ

- Về tác giả

- Về các đặc trưng thể loại

Trang 31

6.2 Tri thức đọc hiểu văn bản kịch

- Về tác giả

- Về các đặc trưng thể loại

Trang 32

6.2 Tri thức đọc hiểu văn bản văn xuôi

- Về tác giả

- Về các đặc trưng thể loại

Trang 33

7 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN

THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Đọc hiểu văn bản Ngữ văn dựa trên đặc trưng thể loại, điều này có nghĩa quá trình đọc hiểu trải qua các bước:

- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.

- Đọc hiểu các bình diện nghệ thuật và nội dung tác phẩm.

- Liên hệ tác phẩm cùng thể loại, đề tài, tác giả và

dư luận về tác giả, tác phẩm; viết thu hoạch, trải nghiệm với tác giả, nhân vật… (kết thúc mở).

Trang 34

7.1 Đọc hiểu văn bản thơ

Dựa trên các căn cứ:

Trang 38

7.3 Đọc hiểu văn bản văn xuôi

Dựa trên các căn cứ:

Trang 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 26/05/2017, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w