1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex trên thị trường Yên Bái

102 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Đặc điểm của Gas Petrolimex và xu hướng tiêu dùng của khách hàng Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh Gas Petrolimex: thị phần, chất lượng sản phẩm và năng lực hoạt động, các chế đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- -NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX TRÊN THỊ TRƯỜNG YÊN BÁI

Chuyênngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN DANH NGUYÊN

Trang 2

Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đến nay, tôi đã hoàn thành xong cuốn luận văn của mình Để có được kết quả này là nhờ tới sự giảng dạy tâm huyết của các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sự chỉ bảo nhiệt tình của TS Nguyễn Danh Nguyên và sự hỗ trợ chân tình của Lãnh đạo Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:

- Viện đào tạo sau Đại học, các giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khóa học và trong quá trình thực hiện cuốn luận văn này

- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Danh Nguyên, người Thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và cho tôi những lời khuyên sâu sắc không những giúp tôi hoàn thành luận văn, mà còn truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về phương pháp luận của luận văn

- Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái, đồng nghiệp, bạn bè, người thân cùng gia đình đã luôn quan tâm, động viên, chia

sẻ giúp tôi thực hiện cuốn luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Yên Bái, ngày 20 tháng 03 năm 2013

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là kết quả

do tôi tự nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và từ quá trình liên hệ thực tế, không sao chép của bất kỳ luận văn hay đề tài nào trước đó

Học viên

Nguyễn Thị Thanh Hương

Trang 4

Chữ viết tắt Nội dung

Trang 5

Bảng1.3: Tình hình vốn FDI của Việt Nam Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2006 -2008

Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn của Việt Nam 2008 - 2010

Bảng 2.1: Qui mô của các loại hình doanh nghiệp Việt Nam Bảng 2.2: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế 2000 - 2009 Bảng 2.3: Năng suất lao động Việt Nam so với một số nước ASEAN Bảng 2.1: Tình hình biến động năng suất lao động tại công ty cổ phần Gas Petrolimex

Bảng 2.4: Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chính năm 2012 so với năm

2011 Bảng 2.5: Biến động giá hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp ảnh hưởng các yếu tố môi trường vĩ mô đến kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolimex Yên Bái

Bảng 2.3: Một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty cổ phần Gas Petrolimex Yên Bái

Bảng 2.7: Giá trị nhập khẩu của ngành Gas giai đoạn 2007 - 2012 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngành đến việc cung cấp sản phẩm và kinh doanh của Gas Petrolimex

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Gas hay còn gọi là khí hóa lỏng LPG là một trong những loại khí hữu ích nhất được con người đưa vào sử dụng phục vụ cho mọi mục đích như đun nấu, hàn xì và phục vụ cho sản xuất kinh doanh Trong đó Gas Petrolimex được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên trhị trường Việt Nam Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty cổ phần Gas Petrolimex cũng không ngừng lớn mạnh, luôn đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Hiện nay Petrolimex có mặt ở khắp mọi nơi, phục vụ trong nhiều lĩnh vực như: Sản xuất công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của xã hội Ngoài ra Petrolimex đã ý thức được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường Petrolimex đã thử nghiệm thành công chuyển đổi xe chạy xăng sang nhiên liệu LPG Hiện đã triển khai ứng dụng chạy LPG tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Đà Nẵng đồng thời Công ty đang triển khai hệ thống trạm cấp LPG cho ô tô tại các thành phố nói trên Tuy nhiên trong thị trường kinh doanh Gas hiện nay phát triển rất nhanh có rất nhiều hãng tham gia vào thị trường này Bởi thế bên cạnh đó Công ty còn gặp rất nhiều sự cạnh tranh của các hãng khác nên cạnh tranh về gas ngày càng khốc liệt, điều đó đòi hỏi Gas Petrolimex phải nỗ lực vươn lên để cạnh trạnh một cách quyết liệt Để giành phần thắng trong cuộc đua này, Gas Petrolimex phải đánh giá đúng năng lực cạnh tranh trong thời gian qua và để ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu và chiến lược phát triển đến năm 2015 Từ nhận định trên tôi chọn đề tài “Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

cổ phần Gas Petrolimex trên thị trường Yên Bái” làm luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 7

Nghiên cứu kỹ và hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh để áp dụng lý thuyết phân tích thực trạng kinh doanh Gas hay còn gọi khí hóa lỏng (LPG) của Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

khí hóa lỏng (LPG) và sức cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

Môi trường sản xuất, kinh doanh khí hóa lỏng (LPG)

Đặc điểm của Gas Petrolimex và xu hướng tiêu dùng của khách hàng

Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh Gas Petrolimex: thị phần, chất lượng sản phẩm và năng lực hoạt động, các chế độ, chính sách (chính sách marketing, chế độ đối với cán bộ công nhân viên, đối với khách hàng, )

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Trang 8

- Phân tích đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

Gas Petrolimex tại Yên Bái

6 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Tên luận văn: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex trên thị trường Yên Bái

Luận văn gồm có ba phần như sau:

- Chương I: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Phần này giới thiệu cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đồng thời nêu lên sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

- Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas

Petrolimex tại Yên Bái

Phần này giới thiệu khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty; phân tích các đối thủ cạnh tranh nhằm: phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty

- Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công

ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái đến năm 2015

Phần này nêu lên một số kiến nghị đối với Công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Trang 9

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1 1 Khái niệm cạnh tranh

“Cạnh tranh” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau nhưng vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và cụ thể Ở cấp độ doanh nghiệp cạnh tranh có thể được hiểu là sự ghanh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hay khách hàng bằng nỗ lực nâng cao năng lực, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội cho bản thân doanh nghiệp nhằm mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ, từ

đó doanh nghiệp tồn tại và nâng cao vị thế của mình trên thị trường để thu lợi nhuận cao hơn Do vậy Paul A.Samuelson đã nói: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường”

Ở lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong sản xuất hang hóa nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa, để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất, giữa những người tiêu dùng hoặc giữa người sản xuất và người tiêu dùng

“Cạnh tranh” với tư cách là một hiện tượng kinh tế, xuất hiện và tồn tại với tư cách là một trong những Quy luật kinh tế khách quan, là một thuộc tính của nền kinh tế thị trường Mặc dù cạnh tranh xuất hiện cùng với nền kinh tế thị trường, và đã được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên vẫn chưa có một sự thống nhất về định nghĩa được đông đảo các học giả, các nhà kinh tế học trên thế giới chấp nhận

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Từ

điển kinh doanh của Anh (1992) đã đưa ra định nghĩa “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự

kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài

Trang 10

nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Từ điển “Bách khoa

tri thức phổ thông” Tiếng Việt cũng giải thích rằng “cạnh tranh là sự ganh đua giữa

những nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”

Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu Micheal Porter (1996), cha đẻ của Học thuyết Chiến lựợc kinh doanh: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quá giá cả có thể giảm đi

1.1.1Vai trò của cạnh tranh trong kinh tế

Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên, là quy luật phổ biến của nền kinh tế thị trường, nên quốc gia nào, doanh nghiệp nào khi tham gia thị trường đều phải cạnh tranh và tuân thủ các quy luật của cạnh tranh Trong hoạt động kinh tế nói chung, vai trò cơ bản và to lớn nhất của cạnh tranh là làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa, sản phẩm ngày một nâng cao

Qua thực tế, cạnh tranh nếu bị hạn chế sẽ gây lãng phí nhiều nguồn lực, làm giảm tính năng động, sáng tạo và hiệu quả của mỗi con người cũng như của toàn xã hội Cạnh tranh không phải là sự hủy diệt mà là sự thay thế: thay thế người thiếu năng lực bằng người có năng lực; thay thế bằng sản phẩm mới có chất lượng, giá cả và dịch

vụ tốt, hoàn thiện hơn; thay thế doanh nghiệp lãng phí nguồn lực sản xuất bằng doanh nghiệp biết khai thác hiệu quả các nguồn lực, có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn

Xét ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, đem lại cho người tiêu dùng quyền lựa chọn sản phẩm đa chủng loại,

đa mẫu mã từ nhiều nhà cung cấp từ nhiều quốc gia với chất lượng tốt hơn và giá cả thấp hơn Do đó duy trì cạnh tranh là một cách bảo vệ người tiêu dùng đồng thời cũng

Trang 11

là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu có hiệu quả và là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển

Xét ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh vừa là động lực vừa là điều kiện thuận lợi để họ tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện, phát triển để vươn lên giành được ưu thế với các đối thủ cạnh tranh Thực chất, cạnh tranh là cuộc chạy đua không đích của các doanh nghiệp để tự tìm cách tồn tại và phát triển

Tóm lại, cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần kết hợp một cách tối ưu các lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội

1.1.2 Phân loại cạnh tranh

Theo các tác giả Micheal Porter (1996), Filip Kotler (2005), Lê Thế Giới (2007), Nguyễn Văn Nghiến (2003), cạnh tranh có thể được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau tùy theo nhiều tiêu chí khác nhau:

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động ngành kinh tế:

+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của một loại sản phẩm, dịch vụ

+ Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các doanh ng hiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau

- Căn cứ vào tính pháp lý của cạnh tranh: gồm có hai loại cạnh tranh hợp pháp và cạnh tranh bất hợp pháp

- Căn cứ vào tính chất, mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế:

+ Cạnh tranh tự do: cạnh tranh trong một thị trường hoàn toàn tự do, không có sự điều tiết của Nhà nước và pháp luật;

- Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước: cạnh tranh được định hướng, được bảo vệ

và giới hạn bởi các thể chế, chính sách và pháp luật

+ Căn cứ vào mục đích, phương thức cạnh tranh: cạnh tranh được phân loại thành hai loại: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

Trang 12

+ Căn cứ theo chiến lược cạnh tranh: cạnh tranh trực diện và cạnh tranh không trực diện

+ Căn cứ vào hình thái cạnh tranh:

- Cạnh tranh hoàn hảo: cạnh tranh tự do, nhiều doanh nghiệp với quy mô khác nhau tham gia thị trường với sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất, quy cách, chủng loại, mẫu mã

- Cạnh tranh không hoàn hảo: độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tập trung vào một hay một vài tập đoàn thống trị như lĩnh vực dầu khí, điện lực, thiết bị viễn thông,…

- Căn cứ vào phạm vi địa lý:

+ Cạnh tranh trên phạm vi từng địa phương + Cạnh tranh trên phạm vi toàn quốc

1.1.3 Các công cụ cơ bản của cạnh tranh

Kinh doanh không thể tránh khỏi sự cạnh tranh mà bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh là phải tạo ra được ưu thế so với các đối thủ Do vậy các doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc, lựa chọn và áp dụng khéo léo các công cụ cạnh tranh Có các công cụ cạnh tranh sau:

quốc tế, các doanh nghiệp đều cố gắng đưa ra một mức giá thấp hơn so với giá của các đối thủ cạnh tranh nhằm “kéo” khách hàng, từ đó tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, nắm giữ được thị phần lớn hơn Tuy nhiên để có thể theo đuổi được chiến lược cạnh tranh này phải là những doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh nội tại hay khả năng làm chủ chi phí dựa vào tính kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả hoạt động, liên kết theo ngành dọc

bằng giá cả không còn hiệu quả mà chất lượng sản phẩm mới là mấu chốt Hơn nữa với

Trang 13

bành trướng của các tập đoàn, công ty đa quốc gia thì cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm càng trở nên khốc liệt

Hình thức cạnh tranh qua sản phẩm có thể tận dụng tối đa lợi thế cạnh bên ngoài như: chất lượng, tính độc đáo, mẫu mã, mức độ hoàn thiện của sản phẩm,…

của khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhanh nhất thì việc thiết lập màng lưới kênh phân phối hợp lý, hiệu quả sẽ là một “chất xúc tác” cạnh tranh cho doanh nghiệp

thu hút khách hàng, là công cụ để giới thiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao năng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

tranh đang được sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả nhất trên thị trường quốc tế Tùy loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn thời điểm thực hiện công việc này: trước, trong và sau khi bán hàng

1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Năng lực của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trược hết phải tạo được ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, chỉ được tính bằng các tiêu chí về tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một trị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh

Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập đượclợi thế so sánh với đối thủ của mình Nhờ lợi thế này, doanh

Trang 14

nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng Nhưng thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này nhưng lại hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản, là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như : Marketting, tài chính, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin Tuy nhiên để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nghành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm : Giá cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phôi sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu

và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp

1.2.1 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng và thực hiện tốt các chiến lược sản xuất kinh doanh, bao gồm : Chiến lược kinh doanh, chiến lực nhân sự, chiến lược công nghệ, chiến lược thị trường và đặc biệt là chiến lực cạnh tranh, tạo dựng môi trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các chiến lược trên, cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp Tất cả các yếu tố trên đều có ảnh

Trang 15

hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó có thể chia thành hai nhóm yếu tố sau: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.1.1 Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, có 5 nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm: Năng lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tưởng vào nghiệp vụ, sự hiện diện chuỗi giá trị); Chất lượng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên); Năng lực marketing (định hướng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường .); Khả năng đổi mới, năng lực nghiên cứu và phát triển (chỉ tiêu cho việc nghiên cứu và phát triển); Khả năng tài chính

Tuy nhiên để phân tích rõ hơn về doanh nghiệp có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau thông qua các yếu tốc khác mà doanh nghiệp chi phối, có thể là:

a Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là cả một quy trình xác định các định hướng lớn để tạo ra sự thay đổi cho doanh nghiệp, nhằm cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh; giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nhất các năng lực và nguồn lực sẵn có

để tranh thủ được các cơ hội và ứng phó với các thách thức; khai thác được các điểm mạnh trên cơ sở phân tích thị trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp

b Trình độ năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng Nó được thể hiện cụ thể qua các mặt sau: trình độ đội ngũ quản lý; trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

c Năng lực marketing của doanh nghiệp

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu

Trang 16

cầu của khách hàng Ngoài ra còn phải kể tới các yếu tố khác như: tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… vì thế mà các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng có vai trò rất lớn đến tiêu thụ-vấn đề sống còn của doanh nghiệp

d Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng trong sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua các tiêu chí cơ bản sau: quy mô vốn; khả năng huy động và

sử dụng hiệu quả nguồn vốn; năng lực tài chính

Vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Do

đó, sử dụng động vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa lớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm Huy động vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu

về vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ… sẽ giúp doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển bền vững Năng lực quản lý tài chính cũng thể hiện cho uy tín của doanh nghiệp, nên việc duy trì năng lực tài chính tốt là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc cần phải có của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp muốn thành công và nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh

e Trình độ lao động và năng suất lao động trong doanh nghiệp

Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần tích cực chú trọng tới đầu

tư, bồi dưỡng cho người lao động, nâng cao tay nghề của người lao động dưới nhiều hình thức, khuyến khích người lao động tham gia tích cực vào quá trình hợp lý hóa trong sản xuất, tham gia tích cực vào quản lý, phát minh sáng chế…

f Năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường của doanh nghiệp (R&D)

Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố khác cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho các hoạt động nghiên cứu, phân tích và phát triển thị trường Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá thị phần chiếm lĩnh của sản phẩm cũng như của

Trang 17

g Vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác

Vị thế của doanh nghiệp thể hiện thông qua thị phần sản phẩm trong tương quan

so sánh với các sản phẩm cùng loại; uy tín thương hiệu của sản phẩm đối với người tiêu dùng; các dịch vụ hoàn hảo và sự hấp dẫn của sản phẩm trên thị trường

Ngoài các yếu tố trên, còn có các yếu tố về địa lý, đặc thù quy mô của doanh nghiệp… cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Qua các phân tích về một vài yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua rất nhiều các yếu tố Các yếu tố này có quan hệ, tác động và liên quan chặt chẽ đến nhau Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần có các biện pháp nâng cao nhiều yếu tố chứ không chỉ chú trọng tới một yếu tố riêng biệt (có thể tùy từng thời điểm để

có các biện pháp ưu tiên một số yếu tố nào hơn) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp, song song với việc tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp Có như vậy, doanh nghiệp mới có khả năng duy trì

sự phát triển lâu dài và liên tục

1.2.1.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Có rất nhiều các nhân tố bên ngoài tác động tới doanh nghiệp và sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau:

* Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn bao gồm nhiều nhân tố ảnh hưởng va tác động đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Các nhân tố này thường thì doanh nghiệp không thể kiểm soát được nhưng có thể dự báo để biến những khó khăn, thuận lợi do nó gây ra để biến thành các cơ hội kinh doanh của mình Các nhân tố quan trọng trong môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Gas bao gồm:

Trang 18

- Các yếu tố thuộc về kinh tế: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của ngành Tốc độ tăng trưởng, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, lạm phát là các nhân tố ảnh hưởng đến mọi tổ chức

- Các yếu tố về chính trị, pháp luật: Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngành Một số nghị định của chính phủ sẽ là rào cản và cũng có thể là đòn bẩy để doang nghiệp phát triển Vì thế doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời các thể chế chính sách, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đón nhận những cơ hội mới

- Các yếu tố về văn hóa, xã hội, nhân khẩu, địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành như: xu hướng tiêu dùng, thị phần

- Các yếu tố về công nghệ và kỹ thuật: Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiêp đến hai yếu tố cơ bản đó là giá bán và chất lượng sản phẩm Nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình Đối với ngành, ngoài trình độ công nghệ của các thiết bị, máy móc thì trình độ quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ lao động cũng là nhân tố công nghệ quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình

Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ, tác động đến nhau Vì thế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần xem xét trong mối quan

hệ tổng thể Từ đó tiên đoán, dự báo và xây dựng các chính sách phát triển của doanh nghiệp cho phù hợp

* Môi trường vi mô

Các nhân tố thuộc về môi trường này tác động đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, vì thế chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đối với ngành Gas năm yếu tố cơ bản sau sẽ ảnh hưởng đến khả năng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

Trang 19

- Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh: Đối với ngành Gas sự có mặt của các đối thủ tham gia trong cùng một thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp phải đánh giá và phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như thách thức hay cơ hội của mình và của đối thủ để góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình

- Ảnh hưởng của nhà cung cấp: Nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà cung cấp ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp như: nguồn có luôn ổn định không, chất lượng có tốt không, cung ứng có kịp thời không tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành

- Ảnh hưởng của khách hàng: Thói quen, sở thích của khách hàng truyền thống cũng như khách hàng tiềm năng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển và chiếm lĩnh thị phần , thị trường của doanh nghiệp

- Ảnh hưởng của đối thủ tiềm ẩn: Sự gia nhập của đối thủ tiềm ẩn sẽ là mối đe dọa mất

đi thị phần của sản phẩm cũng như mất đi thị trường của doanh nghiệp

- Ảnh hưởng của sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế của ngành Gas như: Điện, than, dầu, củi tất cả những sản phẩm trên có thể là sự thách thức và là mối đe dọa đối với nghành

1.2.2 Các công cụ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Có rất nhiều tiêu chí hay mô hình phân tích để có thể phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp cũng như tùy theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có thể

có những cách đánh giá về năng lực cạnh tranh khác nhau Có nhiều mô hình được sử dụng để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên có ba

mô hình phân tích được sử dụng khá phổ biến trong kinh tế đó là Mô hình 5 áp lực của Michael E Porter , Mô hình PEST và Mô hình phân tích SWOT

Trang 20

1.2.2.1 Mô hình phân tích năm áp lực của Michael E Porter

Theo Michael E Porter, điểm cốt yếu khi xây dựng chiến lược cạnh tranh là phải biết xem xét một doanh nghiệp trong tương quan với môi trường hoạt động của doanh nghiệp đó Ông đã đưa ra một kỹ thuật phân tích sâu hơn tính chất động của môi trường cạnh tranh, với mục đích đưa ra những vận dụng chiến lược đặc biệt thích ứng cho từng trường hợp cụ thể

Tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tùy thuộc vào 05 yếu tố cạnh tranh cơ bản được trình bày ở Hình 1.1

Hình 1.1 Mô hình năm áp lực của Micheal E Porter

[Nguồn: Micheal E Porter, Chiến lược cạnh tranh, 1996] Tất cả năm yếu tố cạnh tranh nói trên cùng nhau quyết định mức độ cạnh tranh và khả năng kiếm lợi nhuận của một ngành nghề, và yếu tố nào có mức độ tác động lớn nhất sẽ nắm quyền kiểm soát và đóng vai trò then chốt từ quan điểm của việc xây

ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG

SẢN PHẨM THAY THẾ

NHÀ CUNG CẤP

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH

Đe dọa của người nhập mới

Trang 21

dựng, hình thành chiến lược đến việc triển khai, thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

Yếu tố 1 Nguy cơ đe dọa của người mới nhập ngành

Người mới nhập ngành ở đây không đơn thuần là những công ty mới hoàn toàn

mà còn có những công ty đa dạng hóa các mặt hàng của mình thông qua hình thức mua lại một công ty khác để xâm nhập một ngành nghề từ những thị trường khác Mối đe dọa xâm nhập ngành nghề tùy thuộc ở những rào cản xâm nhập hiện có, cùng với những phản ứng từ những doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau mà một doanh nghiệp sắp xâm nhập có thể tiên lượng

Để hạn chế áp lực cạnh tranh từ mối đe dọa này, các nhà quản lý thường dựng lên các “hàng rào gia nhập” như:

Yếu tố 2 Sức ép của những sản phẩm thay thế

Các doanh nghiệp ở cùng lĩnh vực ngành nghề đều có cạnh tranh với những ngành nghề sản xuất kinh doanh các sản phẩm thay thế Những sản phẩm thay thế làm giảm mức lợi nhuận tiềm ẩn của một ngành nghề bằng cách áp đặt một mức trần đối với những mức giá mà những doanh nghiệp trong ngành nghề đó có thể đưa ra trong phạm

vi có thể thu được lợi nhuận

Để đánh giá sức ép này người ta thường sử dụng chỉ tiêu thời gian của một vòng đời công nghệ Nếu vòng đời công nghệ càng ngắn thì sức ép cạnh tranh của các sản phẩm thay thế càng lớn

Yếu tố 3 Quyền lực thương thuyết của khách hàng

Trang 22

Khách hàng luôn cố gắng để mua với giá rẻ, đòi hỏi một dịch vụ tốt hơn hoặc

phụ thuộc vào quyền lực thương thuyết của khách hàng Một nhóm người mua sẽ có một sức mạnh đối với một ngành nghề nếu có những điều kiện sau:

Yếu tố 4 Quyền lực của nhà cung cấp

Có thể có sự cạnh tranh giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất nhưng quyền lực của nhà cung cấp bị hạn chế không đáng kể Vì nhà cung cấp hoàn toàn có thể đạt được sự cạnh tranh tốt nhất khi hội tụ được một số điều kiện sau:

Để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp trước những biến động bất lợi của chi phí đầu vào, sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp cần khôn khéo chuyển quyền lực thương lượng của nhà cung cấp thành quyền lực của mình

Yếu tố 5 Cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành

Trong một ngành sản xuất, các doanh nghiệp thường cạnh tranh với nhau về chất lượng sản phẩm, giá cả, tiến độ… Sự đối đầu giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hay mật độ cạnh tranh là kết quả của một số yếu tố có tương tác qua lại với:

Trang 23

- Chi phí cố định hoặc lưu trữ, bảo quản cao

Nếu phân tích theo cách này ta chỉ có bức tranh hẹp về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (vì không xét đến môi trường vĩ mô), mà trong môi trường đó doanh nghiệp phát huy được sức mạnh cạnh tranh của mình đến mức độ nào là hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà doanh nghiệp thích ứng với môi trường vi mô ra sao

1.2.2.2 Mô hình PEST

Trong khi mô hình 5 áp lực của Micheal E Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô Các yếu tố đó là:

Trang 24

- Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột

sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó

- Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá

- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

b) Yếu tố kinh tế

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và

sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực, như:

- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình

- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,

- Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản,

- Các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ

- Các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp

- Triển vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư

c) Yếu tố văn hóa xã hội

Trang 25

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển Tuy vậy không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống,

và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành

Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập, khác nhau

d) Yếu tố công nghệ

Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải Tuy nhiên khi nghiên cứu và phân tích về vấn đề này, các chuyên gia thường có xu hướng lựa chọn hai nội dung cơ bản sau:

- Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế

- Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu

Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành

Mô hình PEST hiện nay đã được mở rộng thành P.E.S.L.T (bao gồm yếu tố: Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E (Socical/Demographic, Techonogical, Economics, Envirnomental, Policy, Legal, Ethical) và ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn

mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp

Trang 26

1.2.2.3 Mô hình phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ) Phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh

Mô hình dưới đây cho chúng ta thấy việc phân tích SWOT liên quan như thế nào đến việc nghiên cứu môi trường trong và ngoài doanh nghiệp

Hình 1.2 Mô hình phân tích SWOT

Qua phân tích sẽ nhận dạng được những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng tốt và những nhân tố ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp Từ đó:

thích hợp Chiến lược này phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

thích hợp Chiến lược này khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội

Nghiên cứu môi trường

Phân tích môi trường bên trong

Điểm mạnh

Điểm yếu

Phân tích môi trường bên trong

Cơ hội

Thách Thức

Trang 27

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án

ST thích hợp Chiến lược này phát huy điểm mạnh để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài

thích hợp Chiến lược này nhằm giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài

Các kết hợp trên được thể hiện như Bảng 1.1 dưới đây:

Phối hợp ST

Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua mối đe dọa

Phối hợp WT Giảm thiểu các điểm yếu và tránh mối đe dọa

Trang 28

- S4

… Quá trình kết hợp này tạo thành 4 cặp chiến lược:

tổ chức để tận dụng những cơ hội bên ngoài nhằm bành trướng, phát triển, đa dạng hóa

chức để tránh khỏi những hiểm họa, giảm tác động của các nguy cơ đe dọa

bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài

thiết phải giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh các mối đe dọa từ bên ngoài bằng cách đưa ra các kế hoạch phòng thủ

Sau khi đưa ra các chiến lược có thể thực hiện được, cần chọn ra các chiến lược cho doanh nghiệp theo đuổi Các chiến lược chọn ra này phải xếp theo thứ tự ưu tiênchiến lược nào thực hiện trước, chiến lược nào thực hiện sau

Việc quyết định chọn chiến lược nào thuộc thẩm quyền của những nhà quản lý cao nhất Trong đề tài này, tôi xây dựng định hướng những chiến lược thích hợp dựa trên việc phân tích, đánh giá năng lực của doanh nghiệp cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.3 Môi trường kinh doanh Việt Nam hiện nay

Do kinh tế Việt Nam mới hội nhập với nền kinh tế thế giới nên mức độ phụ thuộc chưa nhiều, chưa sâu rộng Cũng đã có các nhận định cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ

“miễn nhiễm” căn bệnh suy thoái lần này, giống như kinh tế Việt Nam đã từng an toàn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á những năm 1997 Mặc dù mức độ

Trang 29

hội nhập chưa nhiều, tuy nhiên Việt Nam cũng đã chịu những ảnh hưởng nhất định và được thể hiện qua một vài nội dung sẽ được trình bày sau đây

a Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)

Việt Nam hiện là nước phụ thuộc FDI cao nhất trong khu vực FDI chiếm gần 20% tổng đầu tư xã hội, đóng góp 20% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, 3,5% lao

động trực tiếp kinh doanh [Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê]

Hình 1.3 Tình hình vốn FDI của Việt Nam, 2009-2010

[Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư]

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cả năm 2010, tổng vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 21-22 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 71,7 tỷ USD trong năm 2009 Vốn đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chiếm khoảng 19% (đứng thứ 3 sau dịch vụ ăn uống và dịch vụ bất động sản) giảm mạnh so với tỷ lệ thu hút vốn trong suốt 20 năm qua, (20 năm qua, thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp thường đứng đầu và chiếm khoảng 62% tổng số vốn FDI của toàn quốc) [Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011]

b Xuất khẩu

Năm 2010

Năm 2009

Vốn thực hiện Vốn đăng ký

FDI của Việt Nam, 2009-2010

Tỷ đô la Mỹ

Trang 30

Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đạt khoảng 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và chỉ đạt 87,6% kế hoạch (xem Hình 1.4) Tuy nhiên nếu loại trừ các yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hóa trên thế giới của năm 2009 thì xuất khẩu 2010 vẫn có tốc độ tăng khá so với các năm trước, cụ thể là: tăng 74,1% so với năm 2006 và tăng 41,8% so với năm 2007 và tăng 16,3% so với năm

2008 [Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010, Bộ Công thương]

Hình 1.4 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2006-2010

Sau khi đạt được Hiệp ước thương mại song phương với Mỹ năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng rất mạnh khoảng hơn 4 lần trong giai đoạn 2000-2008, từ 17,2 tỷ lên 69,8 tỷ đô la Mỹ và con số này giảm xuống cón 62,8 tỷ đô la Mỹ trong năm

2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng tài chính toàn cầu

Hình 1.5 Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường lớn

của Việt Nam, 2008-2010

010.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000

Tỷ đồng

Trang 31

[Nguồn: Thống kê của Bộ Công thương, 2011]

Giai đoạn 2006-2010 kim ngạch xuất khẩu nói chung của Việt Nam tăng trung bình mỗi năm khoảng 31.7% Cụ thể hơn, giai đoạn 2006-2010, một số mặt hàng xuất khẩu đã tăng đáng kể: giày da (13,8%), dệt len (16,7%), thủy hải sản (16,4%), cao su (18%), đồ điện (29%), đồ gỗ (30,7%), các loại ngũ cốc (46,5%) [Nguồn: UN Comtrade

và Vietnam Competitiveness Report 201 0, tr.47]

c Nhập khẩu

Từ năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh, tương đương với xuất khẩu Giai đoạn 2006-2010, mức tăng của nhập khẩu trung bình năm đạt 30,2%, nhập siêu tăng từ 4,5% (năm 2008) lên 16,8% (năm 2010)

Hình 1.6 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam, 2007-2010

[Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam]

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000

200820092010

Trang 32

Hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là thành phẩm với tỷ lệ trung bình là 28,8% (trong suốt giai đoạn 2006-2008) và chiếm 69,7% tổng sản lượng nhập khẩu trong năm 2008, trong đó dầu là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất 56,6%; thiết bị, máy móc và một nguyên vật liệu đầu vào chiếm 75,7%; hàng tiêu dùng tăng không đáng kể từ 6% (2000) lên 10% (2009), trong đó ô tô nhập khẩu chiếm khoảng 50% Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN, Trung Quốc, các nước Đông Á: ASEAN (20%), Trung Quốc (23%), Nhật Bản (10%), Hàn Quốc (10%), EU (8%) và Mỹ (4%) [Nguồn: Vietnam Competitiveness Report 2010]

d Đầu tư

Chỉ số đầu tư/GDP của Việt Nam đã đạt được mức tăng đáng kể từ 18,1% lên 46,5% (2007), theo thống kê thì con số này của Việt Nam còn vượt qua các nước NICs giai đoạn 1960-1980 Tỷ lệ đầu tư trung bình hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2001-

2006 là 37,2% theo sát sau Trung Quốc 38,8%, tuy nhiên mức tăng GDP của Trung Quốc lại cao hơn nhiều (9,7%) so với Việt Nam (7,6%)

Hình 1.7 Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế của Việt Nam, 1995-2009

[Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam]

Bán thành phẩm

Trang 33

e Nhân lực

Việt Nam đang trong thời kỳ sở hữu một “cấu trúc dân số vàng”, với khoảng 90% dân số dưới và trong độ tuổi lao động Dân số ở độ tuổi lao động (15-64) tăng từ 60,18 lên 67,18% trong suốt thập kỷ qua (xem Hình 1.8, tr.29), [Nguồn: UN Population Database] Rõ ràng là Việt Nam đang có lợi thế về lực lượng lao động và lợi thế này sẽ kéo dài tới khoảng vài thập kỷ tới Tuy nhiên để phát huy tối đa lợi thế về lực lượng lao động, Việt Nam cần phải có những chính sách và chiến lược đầu tư giáo dục, đào tạo nghề vì chất lượng lao động Việt Nam được đánh giá là còn ở mức khá thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới; đồng thời cũng cần lưu ý đến cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế (xem Hình 1.9, tr.29) Đây chính là khó khăn lớn nhất của Việt Nam để có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới

Hình 1.8 Tỷ lệ tham gia lao động theo lứa tuổi của Việt Nam, 1980-2008

[Nguồn: Tổ chức lao động thế giới ILO, 2009]

Trang 34

Hình 1.9 Cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế Việt Nam, 2000-2009

Như vậy, thông qua trình bày trong chương I này, chúng ta đã xem xét đến các yếu tố vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đây chính

là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Gas Petrolimex chi nhánh tại Yên Bái trong chương II và cơ sở để xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong chương III của luận văn này

Trang 35

Chương II

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX TẠI YÊN BÁI

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái:

Năm 1998 Công Ty Xăng Dầu Yên Bái đã đặt nền móng đầu tiên cho quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ p hần Gas Petrolimex tại Yên Bái Ngày 25

tháng 12 năm 1998 Bộ Trưởng Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) đã ký quyết

định số 1653/QĐ-BTM thành lập Công ty Gas Petrolimex trực thuộc Tổng Công Ty

Xăng Dầu Việt Nam Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngày 03/12/2003 được coi là

dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển được chuyển đổi thành

Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

Tên công ty: Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

Tên tiếng Anh: Petrolimex Gas Joint Sock Company in Yen Bai

Thương hiệu sản phẩm: Thương hiệu Petrolimex đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền

đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam và là

một trong những công ty dẫn đầu về sản lượng trên tổng số gần 70 thương hiệu Gas

tham gia trên thị trường Mạng lưới phân phối của Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại

Trang 36

Yên Bái rộng khắp trong 07 huyện của tỉnh, bao gồm trên 40 cây xăng của Công ty Xăng dầu, các tổng đại lý, đại lý và hệ thống các cửa hàng trực thuộc

Với vai trò là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) Công ty Cổ Phần Gas Petrolimex tại Yên Bái đã không ngừng hoàn thiện, đầu tư và đổi mới hệ thống công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Hiện nay Gas Petrolimex đã có mặt ở khắp mọi nơi phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của xã hội

Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái luôn xác định hiệu quả sử dụng của khách hàng chính là tiêu chuẩn kinh doanh của doanh nghiệp, coi trọng tiêu chuẩn an toàn và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp Với ý thức đó Gas Petrolimex đã từng ngày tạo dựng được uy tín, thương hiệu đối với khách hàng trong và ngoài nước

2.1.2 Đặc điểm chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

2.1.2.1 Đặc điểm:

Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái là một đơn vị nằm trên địa bàn một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của đất nước, nên gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh Gas nhất là việc phát triển về sản lượng gas trên thị trường này Bởi đây là một tỉnh miền núi nên mật độ dân cư tập trung thấp, trình độ nhận thức chưa cao, đa số các huyện trong tỉnh còn nghèo, thu nhập thấp, một số nguyên liệu thiên nhiên vẫn còn dồi dào như: gỗ, củi Đặc biệt Yên Bái là một tỉnh với vị trí địa lý không thuận lợi, nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh như: Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Phú Thọ Mặc dù Yên Bái có tổng diện tích là 6.886,3km² rộng hơn tỉnh Phú Thọ gần gấp 2 lần, diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ là 3.532,9km² Nhưng dân

số của Tỉnh Phú Thọ là 1.313.926 người cao hơn Tỉnh Yên Bái gần gấp 2 lần, dân số của Tỉnh Yên Bái là 758.600 người Mật độ dân cư của Tỉnh Phú Thọ là 373 người/km²

Trang 37

là 110 người/km² Và do Tỉnh Phú Phọ có nhiều nhà máy, khu công nghiệp và nhiều nhà hàng hơn Tỉnh Yên Bái nên lượng tiêu thụ Gas ở tại Tỉnh này cao hơn Lượng tiêu thụ Gas ở Tỉnh Yên Bái trong năm 2012 chỉ đạt 1.500 tấn/năm trong khi đó Tỉnh Phú Thọ đạt khoảng 6.000 tấn/năm tức là cao hơn tỉnh Yên Bái 4 lần, có khoảng 180 đại lý kinh doanh Gas và có 30 hãng thâm nhập vào thị trường này Còn ở Yên Bái hiện tại trong toàn tỉnh có 150 đại lý với hơn 20 hãng gas như: Gas Thăng Long, Đại Hải, Petro Việt Nam, Shell, Totanl, Vạn Lộc, Hoàng Long, Thiên Long, Đại Việt, Hải Linh, Gia Định, Ánh Dương Elf Gas, hoàng Hà

Mạng lưới phân phối bao gồm bán buôn và bán lẻ Hệ thống bán lẻ của Gas Petrolimex thuận lợi hơn các hãng Gas khác, bởi Gas Petrolimex được các cây xăng của Công ty Xăng Dầu hỗ trợ cho việc kinh doanh Gas

Nguồn nhân lực để chuyên vận chuyển lắp đặt, sửa chữa bếp gas, hệ thống gas còn yếu hơn so với các hãng gas và đại lý gas khác như: Gas Đại Hải, Gas Thăng Long Do nguồn nhân lực của Công ty chủ yếu là biên chế, là những cao tuổi làm việc lâu năm từ bên Công ty Xăng Dầu chuyển sang, nên thường không nhanh nhạy, học hỏi, nắm bắt những kinh nghiệm bán hàng cũng như kỹ thuật lắp đặt dây truyền hệ thống gas đun nấu công nghiệp như: lắp đặt dây truyền cho các nhà máy chè Công ty vẫn phải thuê người về lắp đặt

2.1.2.2Chức năng:

Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái có chức năng chủ yếu sau:

- Chuyên bán buôn, bán lẻ gas hóa lỏng, bếp gas và các phụ kiện về gas

- Tư vấn chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh gas theo qui định của pháp luật

- Ngoài ra còn cung cấp, lắp đặt các thiết bị đo lường, thiết bị cảnh báo, kiểm soát

và các thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại có cấp độ tự động hóa cao như: Thiết bị báo và kiểm soát rò rỉ gas, thiết bị đo nhiệt độ, báo cháy tự động cứu hỏa tự động, thiết

bị kiểm soát và đo tính lưu lượng gas trong bồn Các thiết bị chuyên ngành LPG

Trang 38

được công ty lựa chọn và nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Kosan của Đan Mạch, Fisher, Rego của Mỹ, Nissan của nhật, Pam, comap của Pháp

2.1.2.3 Nhiệm vụ:

Là một doanh nghiệp cổ phần thuộc nhà nước, Chi nhánh Gas Petrolimex tại Yên Bái cũng có những nghĩa vụ như các doanh nghiệp nhà nước khác như:

- Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh

- Nộp đúng và đủ các loại thuế cho nhà nước như: Thuế sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

- Trích nộp đầy đủ các quỹ: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo qui định

- Quyết toán định kỳ hàng năm và nộp báo cáo về Tổng Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

2.1.2.4 Bộ máy quản lý của Gas Petrolimex:

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex Hiện nay công ty đã hình thành một cơ cấu quản lý gồm: Ban Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ Nhiệm vụ các phòng ban là đảm nhiệm một số các chức năng cơ bản Các chức năng được phân chia thành nhiệm vụ cho các phòng ban cụ thể như sau:

- Đảm nhiệm nắm bắt thông tin thị trường

- Cân đối hàng hóa và lập kế hoạch kinh doanh

- Nghiên cứu chiến lược phát triển

Trang 39

- Trực tiếp tham mưu cho ban giám đốc, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Nghiên cứu thị trường, đề ra chiến lược marketing

- Tuyển dụng và đào tạo lao động

- Hạch toán tiền lương

- Đào tạo và huấn luyện đội ngũ công nhân kỹ thuật

e Kho:

- Là đầu mối nhập xuất hàng cho Chi nhánhvà cho các đơn vị

- Sơn sửa bảo dưỡng, kiểm định các vỏ bình

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh

Phân tích năng lực cạnh tranh nhằm tìm ra những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp sẽ phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong việc khai thác các cơ hội và né tránh các thách thức từ môi trường Phân tích năng lực cạnh tranh được phân định thành hai phần là phân tích môi trường bên ngoài và phân tích môi trường nội bộ của Công ty cổ phần Gas Petrolimex tại Yên Bái

2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài

Để có thể phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp một cách đầy đủ, bao quát thì việc phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô là rất cần thiết

Trang 40

a Phân tích môi trường vĩ mô:

Để đánh giá toàn diện môi trường vĩ mô của doanh nghiệp có thể căn cứ vào 04 yếu tố, bao gồm: (i) thể chế - pháp luật; (ii) kinh tế; (iii) văn hóa – xã hội và (iv) công nghệ

(i) Thể chế - Pháp luật (Political):

Sự bình ổn về chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp Việt Nam nói chung rất

ổn định và vững chắc, đây được xem như một lợi thế của Việt Nam trên trường quốc tế

về mọi lĩnh vực nói chung và của ngành khí hóa lỏng nói riêng Sự bình ổn cao về thể chế, pháp luật của Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng có cơ hội tốt trong việc hội nhập và phát triển hoạt động kinh doanh

Chính sách chung: của Nhà nước Việt Nam nhiều và bao quát song còn nhiều điểm bất cập, đôi khi còn không sâu sát, ví dụ như: Nghị định 107/2009/NĐ-CP về điều kiện xuất nhập khẩu Gas (LPG) qui định phải có tối thiểu 300.000 (ba trăm nghìn) chai các loại, thuộc sở hữu của thương nhân, các chai LPG này phải phù hợp với nhãn hàng hóa và thương hiệu đã đăng ký theo qui định của pháp luật tại cơ quan chức năng có thẩm quyền Nhưng trong thực tế vẫn có một số doanh nghiệp chưa đạt

đủ điều kiện về tiêu chuẩn để nhập khẩu Tuy vậy, hệ thống chính sách Việt Nam vẫn được xem là cơ sở tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và phát huy nội lực của mình Các chính sách thương mại, chính sách thuế, chính sách điều tiết cạnh tranh, chính sách bảo vệ người tiêu dùng, chính sách phát triển ngành, hiện đang là những chính sách được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm như Chính sách ưu đãi trong ngành khai thác và sản xuất khí tại Nigeria Đối với sản xuất Gas tiêu dùng: Các doanh nghiệp sản xuất Gas tiêu dùng nộp thuế theo qui định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu tiên, có thể gia hạn thêm 2 năm tiếp theo tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh Tăng thời gian cho phép tính khấu hao thu hồi vốn đầu tư trong khoảng thời gian được miễn thuế đên tối

Ngày đăng: 24/05/2017, 05:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w