1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai

80 671 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 552 KB

Nội dung

- Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở, tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượngthanh tra Bộ và các Sở Xây dựng không đ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG 4

1 Quản lý xây dựng đô thị 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Nội dung 4

1.3 Đặc điểm 5

2 Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch 6

2.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng 6

2.2 Các loại quy hoạch xây dựng 7

2.3 Quy hoạch xây dựng ở đô thị 8

2.3.1 Quy hoạch chung xây dựng đô thị 8

2.3.2 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 9

2.4 Vai trò của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch 10

3 GPXD (GPXD) 10

3.1 Khái niệm 10

3.2 Thẩm quyền cấp GPXD 14

3.3 Quy trình cấp GPXD 14

3.4 Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng 18

3.5.Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD 19

3.6 Cơ sở của việc cấp GPXD 20

4 Quản lý trật tự xây dựng 20

4.1 Khái niệm 20

4.2 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý 21

4.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng 21

4.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng 22

4.3 Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng 24

Trang 2

4.4 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự

xây dựng của các cơ quan chức năng 25

4.4.1 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện 25

4.4.2 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn 26

4.4.3 Trách nhiệm , thẩm quyền của Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố, Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện, Thanh tra viên, Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn 26

4.5 Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng 30

4.4.1 Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản 30

4.4.2 Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30

4.6.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng đô thị 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 32

1 Giới thiệu chung về Quận Hoàng Mai 32

1.1 Điều kiện tự nhiên 32

1.1.1.Vị trí địa lý 32

1.1.2 Điều kiện tự nhiên 32

1.1.3.Tài nguyên đất 33

1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 38

2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng của quận Hoàng Mai 39

2.1 Hệ thống cấp nước 39

2.2 Hệ thống thoát nước 39

2.3 Hệ thống chiếu sáng 40

2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 40

3 Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng 42

3.1 Phòng Quản lý đô thị 44

3.2 Thanh tra xây dựng 46

4 Thực trạng về trật tự xây dựng trên toàn Thành phố và quận Hoàng Mai 48

Trang 3

4.1 Thực trạng trật tự xây dựng Thành phố Hà Nội 48

4.2 Thực trạng trật tự xây dựng trên địa bàn Quân Hoàng Mai 49

5 Những kết quả vê công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai 55

6 Kết quả thực hiện tranh tra trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai 60

7 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận 62

7.1 Hạn chế trong công tác quy hoạch 62

7.2 Hạn chế từ phía chủ đầu tư 63

7.3 Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng 64

7.4 Hạn chế tư việc tổ chức ban chuyên môn tranh tra xây dựng 64

7.5 Hạn chế từ công cụ pháp luật 65

7.6 Hạn chế tư công tác tuyên truyền vận động 66

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI 67

I- Phương hướng hoạt động trong năm 2009 và 2010 67

II- Giải pháp 69

1 Công tác quy hoạch 69

2 Chủ đầu tư 70

3 Tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng 70

4 Tổ chức cán bộ chuyên môn tranh tra xây dựng 70

5 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 71

6 Công tác tuyên truyền vận động 72

III KIẾN NGHỊ 74

KẾT LUẬN 76

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh Đến nay cả nước đã cókhoảng 743 đô thị, trong đó có gần 100 thành phố và thị xã

Đô thị hoá nhanh đồng nghĩa với việc các hạng mục công trình nhanhchóng được xây lên nhằm đáp ứng kịp các nhu cầu về nhà ở, thương mại dịch

vụ, sản xuất phát triển của cộng đồng dân cư đô thị Việc xây dựng các côngtrình này ở các đô thị đòi hỏi phải được xây dựng theo đúng quy hoạch đãđược phê duyệt và đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khuvực

Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng không còn làchuyện xa lạ ở các đô thị trong suốt thời gian qua Không phải công trình nàocũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng Xét trên cái cái nhìn tổng thể ở hầu hếtcác đô thị, từ đô thị đặc biệt như thủ đô Hà Nội cho tới các đô thị loại 5.Dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá nhanh trongkhi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa đáp dứng kịp Điều này đòihỏi công tác quản lý xây dựng phải được quan tâm một cách thực sự đúngmức

Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2004 Cho tới nay, sau

5 năm hình thành và phát triển, Hoàng Mai đã đi lên và phát triển về nhiềumặt Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nói riêng và cả nước nóichung, quá trình đô thị hoá cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên điạ bànQuận Tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra trông thấy ở các công trình xây dựng:nhà cửa những người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại dịch

vụ, sản xuất công nghiêp, các công trình hạ tầng….đang ngày ngày đổi thay.Việc quản lý xây dựng trên địa bàn vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết

Trang 5

hơn bao giờ hết Với đội ngũ cán bộ mới, Quận mới gộp từ 14 phường của 9

xã Thanh Trì, 5 phường của Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai đã và đang cónhững giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng để thúc đẩy côngtác quản lý đô thị nói chung và quản lý xây dựng nói riêng xứng đáng là mộttrong những Quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế của thànhphố

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng đô thị nóichung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng, đồng thời qua tìm hiểu vàxem xét về công tác quản lý xây dựng của Quận Hoàng Mai em quyết định

lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn

quận Hoàng Mai” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Quản lý xây dựng bao gồm nhiều nội dung như: Quản lý cấp GPXD trật tự xây dựng; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị-VSMT Trong đó hai mảng cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng làđáng quan tâm nhất Trên thực tế hai mảng này còn rất nhiều bất cập và cầnthiết phải tìm giải pháp thúc đẩy sao cho có hiệu quả Do đó, đề tài này emxin tập trung vào tìm hiểu và đánh giá công tác cấp GPXD và quản lý trật tựxây dựng đô thị trên địa bàn 14 phường của quận Hoàng Mai Trong đó gồm

-có từ khâu cấp phép xây dựng cho đến quản lý trật tự xây dựng - hậu cấp phéptrong 3 năm gần đây (từ năm 2006-2008) Qua đó, tìm hiểu những mặt tốt vàmặt hạn chế của công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng, nguyên nhân

và qua đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý trật tựxây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận

Để thực hiện được những việc trên em đi trả lời cho những câu hỏi mà

đề tài đặt ra như sau:

- Các quy định, điều luật về cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng thếnào?

Trang 6

- Thực trạng cấp phép của Quận Hoàng Mai như thế nào?

- Thực trạng xây dựng diễn ra thế nào trên địa bàn Quận trong nhữngnăm từ 2006-2008?

- Việc tuân thủ trật tự xây dựng của dân cư trên địa bàn Quận ở mức độnào, thể hiện ở số các công trình xây dựng đúng phép, trái phép, sai phép,không phép là bao nhiêu trên tổng số GPXD đã cấp?

- Cán bộ cơ quan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng Quận thực hiệncông tác quản lý trật tự xây dựng thế nào?

- Khó khăn còn tồn tại trong khâu cấp phép và quản lý trật tự xây dựng

là do đâu?

- Công tác khắc phục và nâng cao hiệu quả để đẩy mạnh công tác cấpphép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận được đưa ra nhưthế nào?

Việc phân tích đề tài này em xin sử dụng các phương pháp nghiên cứuchủ yếu là:

+ Thống kê

+ Thu thập, xử lý và phân tích số liệu thứ cấp

+ So sánh số liệu theo thời gian và không gian

+ Vẽ biểu đồ phân tích số liệu

Kết cầu đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luật có các phần sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng và cấpGPXD

Chương 2: Thực trạng công tác cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng

đô thị quận Hoàng Mai

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác cấp phép và quản lý trật tự xâydựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ XÂY DỰNG

1 Quản lý xây dựng đô thị

1.1 Khái niệm.

Theo Luật xây dựng 2003, hoạt động xây dựng gồm:

- Lập quy hoạch xây dựng

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình

- Thi công xây dựng công trình

- Giám sát thi công xây dựng công trình

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

- Và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

Như vậy, đối tượng của quản lý xây dựng đô thị là toàn bộ những hoạtđộng xây dựng tại hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị Trong đó, hoạt độngquy hoạch xây dựng (QHXD) có vị trí đầu tiên trong dây truyền, là cơ sở chocác bước tiếp theo như lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết

kế xây dựng công trình…Chính vì vậy, công tác quản lý QHXD và kiến trúc

đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả củaQHXD góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường theo hướngbền vững và tạo bộ mặt kiến trúc đô thị có thẩm mỹ

Trang 8

(3) Cắm và quản lý các mốc giới ngoài thực địa

(4) Cung cấp thông tin về quy hoạch

(5) Quản lý việc xây dựng công trình theo QHXD

(6) Quản lý việc xây dựng đồng bộ hệ thống công trình HTKT

(7) Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những côngtrình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theoquy hoạch xây dựng

Thực tế, sau khi đồ án QHXD được phê duyệt, công tác quản lý quyhoạch xây dựng gồm các nội dung 1-4, còn các nội dung từ 5-7 là công tácquản lý xây dựng nói chung mà QHXD chỉ là 1 trong nhiều căn cứ để quản lý

- Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ

sở, tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượngthanh tra Bộ và các Sở Xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điềukiện để kiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trên toàn quốc, dẫn đến tìnhtrạng vi phạm trật tự xây dựng tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụnghiêm trọng gây dư luận xã hội và tốn không ít tiền của của Nhà nước vànhân dân

Trang 9

- Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạchchi tiết 1/2000, 1/500 Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố với Quy hoạch chitiết từng đơn vị quận, phường.

- Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiệnkinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương

- Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quyhoạch- kiến trúc, luật đất đai, luật dân sự…

- Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quyhoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xâydựng công trình, cấp giấy phép, hoạt động tranh tra kiểm tra hậu cấp phép(quản lý trật tự xây dựng)

2 Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch

2.1 Khái niệm quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian gồm:

- Đô thị và điểm dân cư nông thôn

- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội

Mục đích của quy hoạch xây dựng là tạo lập môi trường sống tốt chongười dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốcgia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốcphòng, an ninh, bảo vệ môi trường

Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựngbao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh

Vị trí của QHXD trong hoạt động xây dựng:

Quy hoạch xây dựng có vị trí đầu tiên trong dây truyền hoạt động xâydựng, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thicông xây dựng…

Trang 10

Sơ đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện các bước trong quy hoạch xây dựng

(Nguồn: Tài liệu tập huấn cán bộ thiết kế đô thị và quản lý kiến trúc đô thị

Thành phố năm 2007)

2.2 Các loại quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng được phân thành 3 loại:

- Quy hoạch xây dựng vùng

- Quy hoạch xây dựng đô thị (gồm quy hoạch vùng chung, quy hoạch chitiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500)

- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (gồm quy hoạch mạnglưới điểm dân cư trên địa bàn xã và quy hoạch khu trung tâm xã, các điểmdân cư trên địa bàn xã)

Xem xét điều chỉnh

Thay đổi cơ sở hạ tầng

và môi trường cảnh quan khu vực quy hoạch.

Phát triển (hoặc hạn chế) hoạt động kinh tế-

xã hội; tác động môi

trường

Trang 11

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch xây dựng

2.3 Quy hoạch xây dựng ở đô thị

Gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

2.3.1 Quy hoạch chung xây dựng đô thị.

Là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạtầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội,quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng an ninh của từng vùng vàcủa quốc gia trong từng thời kỳ

Theo nghị định 08/2005/NĐ-CP nội dung của đồ án quy hoạch chung đôthị gồm:

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế- xã hội,dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng về xây dựng, cơ sở hạtầng kỹ thuật hạ tầng xã hội và vệ sinh môi trường đô thị

Quy hoạch xây dựng vùng

QHXD điểm dân cư nông thôn

QH chi tiết

1/2000

QH chi tiết 1/500

QH điểm dân cư NT

QH trung tâm xã

Trang 12

- Xác định tiềm năng, động lực hình thành và phát triển đô thị; tính chất,quy mô dân số, lao động và quy mô đất đai xây dựng đô thị, các chỉ tiêu kinh

tế - kỹ thuật chủ yếu trong các giai đoạn phát triển của đôt thị

- Định hướng phát triển không gian đô thị bao gồm nội thị và ngoại thị

- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị

- Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện

Là việc cụ thể hoá nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị, là cơ

sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp GPXDcông trình, giao đất cho thuê đất để triển khai các dự án đầu tứ xây dựng côngtrình Quy hoạch chi tiết có 2 mức độ:

- Quy hoạch chi tiết 1/2000

- Quy hoạch chi tiết 1/500

Theo nghị định 08/2005/NĐ-CP nội dung của đồ án quy hoạch chi tiếtgồm:

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân cư,

xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử- văn hoá, khả năng sử dụng quỹ đấthiện có và quỹ đất dự kiến phát triển

- Xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tê- kỹ thuật chủ yếu

vè sử dụng đất đai, hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực thiết kế, nội dungcải tạo và xây dựng mới

- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Trang 13

- Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và đánh gía tác độngmôi trường chiến lược.

- Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện

2.4 Vai trò của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch

Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch là một trong các lĩnh vực chínhquản lý đô thị Khi đô thị đã có quy hoạch chi tiết cụ thể 1/2000, 1/500 thì bắtbuộc các công trình xây dựng xây lên phải phù hợp với quy hoạch đã đượcduyệt về kiến trúc, không gian, chiều cao, kỹ thuật…Ý thức của các chủ đầu

tư không tốt sẽ dễ dẫn đến xây dựng sai phạm trật tự xây dựng Do đó, côngtác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch là vô cùng cần thiết Nhằm đảmbảo mỹ quan, văn minh đô thị và công bằng xã hội, đảm bảo đô thị được xâydựng theo đúng quy hoạch đã được đưa ra

3 GPXD (GPXD).

3.1 Khái niệm

GPXD là một loại văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, cho phépquản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoàinước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải thực hiện theo quy định tronggiấy phép này và các quy định có liên quan của Nhà nước

GPXD tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện xây dựng công trình nhanhchóng, an toàn, thuận tiện theo quy định

Trang 14

Việc xây dựng đô thị theo đúng giấy phép quy định còn thực hiện quản

lý xây dựng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình,bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá di tíchlịch sử Mặt khác, GPXD còn làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử

lý vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công

Chủ đầu tư cần phải có GPXD làm điều kiện cần và đủ trước khi khởicông xây dựng công trình Mọi công trình đều phải xin phép xây dựng chỉ trừcác công trình dưới đây:

- Công trình xây dựng bí mật Nhà nước Đây là những công trình cần giữ

bí mật Quốc gia không được phép công khai Vì vậy không cần thiết phải xinphép xây dựng từ bất kỳ cơ quan cấp phép nào

- Công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời đáp ứng yêu cầukhẩn cấp được các cấp có thẩm quyền yêu cầu hoặc lệnh thực hiện Nhữngcông trình này yêu cầu về thời gian được ưu tiên nên không thể chờ đợi đểhoàn thành xong mọi thủ tục cấp GPXD

- Công trình xây dựng tạm, phục vụ trong thời gian thi công các côngtrình xây dựng chính như: nhà lán, nhà kho, bến bãi… chỉ tồn tại trong thờigian ngắn khi nào công trình chính thi công xong thì những công trình tạmnày sẽ bị dỡ bỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu trong hồ sơ thiết kế đãduyệt

- Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụmcông nghiệp khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơquan nhà nước phê duyệt

- Vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung tại cácđiểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt thì nhữngcông trình nhà lẻ không cần phải xin GPXD

Trang 15

- Công trình sửa chữa, cải tạo lắp đặt bên trong không làm thay đổi kiếntrúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình vốn có Sự sửa chữa nhỏ vẫnđảm bảo các điều kiện cho phép.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật ở các xã vùng sâu vùng xa không nằmtrong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử- văn hoá có tổng mức đầu tưdưới 7 tỷ đồng

- Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợpvới quy hoạch xây dựng được duyệt

Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã công bố quyhoạch xây dựng được duyệt nhưng chưa thực hiện quy hoạch thì chỉ được cấpGPXD tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch Chủ đầu tư phảinhất nhất xây dựng theo GPXD tạm cấp đảm bảo tối đa quy mô công trìnhkhông quá 3 tầng và có trách nhiệm trả lại mặt bằng khi quy hoạch xây dựng

đi vào khởi công

Hồ sơ xin cấp GPXD công trình, nhà ở trong đô thị gồm các nội dung:

- Một đơn xin cấp GPXD

- Một bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Ba bộ bản vẽ thiết kế công trình xây dựng sẽ xây lên

- Chứng chỉ kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề photo công chứng củacông ty thiết kế (nếu đi thuê thiết kế)

Ngoài ra, đối với các công trình công cộng thì chủ đầu tư còn phải bổsung thêm các giấy tờ như chứng chỉ quy hoạch, chủ trương cho phép đầu tư

và Quyết định phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền, hồ sơ phải đượcđơn vị có chức năng thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm định phòng cháy chữacháy theo quy định hiện hành

Trang 16

Đối với công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định thìchủ đầu tư có thể xin GPXD cho một công trình, một lần cho nhiều công trìnhhoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án.

Đối với nhà ở hiện trạng xin cấp giấy phép sửa chữa cải tạo thì ngoài các

hồ sơ trên thì chủ đầu tư phải bổ sung thêm bản sao công chứng giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà, ảnh chụp hiện trạng công trình cũ, bản vẽ các mặt cơbản của ngôi nhà, và biện pháp phá dỡ nếu là dỡ bỏ

Nội dung GPXD

Nội dung chủ yếu của GPXD bao gồm:

- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình Nêu rõcông trình được xây dựng trên thửa bao nhiêu trong quy hoạch, số nhà, ngõ-ngách-phố

- Loại, cấp công trình: ví dụ: công trình thuộc loại nhà ở riêng lẻ, nhàbiệt thự, nhà phố liền kế, cấp công trình là nhà cấp I, II, III, IV

- Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình

- Hiệu lực của giấy phép

Các loại mẫu giấy phép phải phù hợp với từng loại công trình: có mẫugiấy phép số 6 cho các công trình nhà ở đô thị, mẫu số 7 cho công trình nhà

Trang 17

tạm, mẫu số 8 cho công trình nhà ở nông thôn, mẫu số 9 cho các công trìnhthuộc dự án.(Mẫu giấy phép ở những trang cuối).

3.2 Thẩm quyền cấp GPXD

Điều 66 Luật Xây dựng quy định thẩm quyền cấp GPXD như sau:

1 Những công trình có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, côngtrình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính domình quản lý theo quy định của Chính phủ

2 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp GPXD đối với các công trình xây dựng

Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD đối với các công trình xây dựng trong

đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừcác công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này

3 Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp GPXD nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân

cư nông thôn đã có quy hoạch được duyệt, những điểm dân cư theo quy địnhcủa Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải cấp GPXD thuộc địa giới hành chính domình quản lý

3.3 Quy trình cấp GPXD.

Sơ đồ 1.3: Quy trình cấp phép xây dựng

.a Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng (bước này là do chủ đầu tư làm)

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Tiếp nhận, phân loại hồ sơ cấp GPXD

Thẩm tra hồ sơ, cấp GPXD và thu phíxây dựng , lệ phí cấp phép

Trang 18

Chủ đầu tư ( hoặc đại diện hợp phápcủa chủ đầu tư) khi có nhu cầu xinphép xây dựng thì liên hệ với bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hànhchính của Sở xây dựng Hà Nội hoặc của UBND các quận, huyện, phường, xã,thị trấn phân hoặc bộ phận tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính để đượchướng dẫn lập hồ sơ xin cấp GPXD theo quy định.

Chủ đầu tư lập hồ sơ xin cấp GPXD phải lập hồ sơ theo quy định tạiĐiều 9, Điều 10 của Quy định chung cấp GPXD các công trình trên địa bàn

đô thị

(Theo Điều 14 mục 4 Quyết định số 79/2007/QĐ-UBND thành phố Hà Nội) b Tiếp nhận, phân loại hồ sơ cấp GPXD (bước này là công việc của cơ quan cấp phép)

Sau khi đã kiểm tra nội dung và quy cách hồ sơ, cán bộ phân loại để vào

sổ theo dõi hàng ngày Sổ theo dõi theo số hồ sơ sẽ vào theo ngày nhập hồ sơ,tên chủ đầu tư, vị trí công trình xây dựng, quy mô công trình ngày nhận hồ sơ.Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đưa trả chủ đầu tư giấybiên nhận, và giấy hẹn ngày trả kết quả Để theo dõi và phân công công việcthì giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 02 bản để giao chủ đầu tư và lưu tại

cơ quan cấp phép

Nếu có bất cứ thiếu sót nào thì bên tiếp nhận hồ sơ không tiếp nhận và

có lời giải thích rõ ràng lý do từ chối hồ sơ không hợp lệ với bên nộp hồ sơ.Nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh, trong vòng 7 ngày từ khi nhận hồ sơ cơquan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để hoànchỉnh đầy đủ Phí xây dựng và lệ phí cấp phép sẽ được thực hiện ở bộ phận tàichính

c Tiếp nhận hồ sơ, cấp GPXD, thu phí và lệ phí (Bước này do cơ quan cấp phép xây dựng làm)

Trang 19

Cơ quan thẩm quyền cấp GPXD thẩm tra hồ sơ, kiểm tra tại thực địa đểgiải quyết cấp hoặc tự chối cấp GPXD Căn cứ vào hồ sơ xin cấp GPXD, các

ý kiến thoả thuận, chứng chỉ quy hoạch (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn vềxây dựng và văn bản pháp luật khác có liên quan, Với các công trình như:công trình di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh, công trình hạ tầng kỹthuật chuyên ngành, công trình có nguy cơ cháy nổ, công trình có tác độnglớn đến vệ sinh môi trường, công trình tôn giáo, công trình nhà ở trong khuvực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ thì cơ qua cấp GPXD cần có côngvăn và hồ sơ có liên quan đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến

Cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho bêncấp GPXD Nếu có yêu cầu xin ý kiến Và phải chịu trách nhiệm hoàn toàntrước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời hạnchế GPXD được lập thành 02 bản chính: 01 bản cho chủ đầu tư, 01 bản lưu ở

cơ quan cấp GPXD Nếu chủ đầu tư bị thất lạc mất GPXD phải thông báo cho

cơ quan có thẩm quyền mất để được cấp lại

Thời gian cấp phép xây dựng

+ Đối với công trình : không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ

- Lệ phí cấp cấp GPXD được quy định như sau:

1/ Đối với công trình là : 100.000đ

2/ Đối với nhà ở là : 50.000đ

3/ Gia hạn GPXD là : 10.000đ

Trang 20

- Mức thu phí (Theo quyết định số 114/2007/QĐ- UBND về việc thu phí

xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó quy định)

(1) Nhà ở do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng để ở, cam kết không sửdụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ: - Đối với nhà ở xây dựng tại quận:Mức thu được tính bằng 0,5% chi phí xây dựng công trình.- Đối với nhà ở xâydựng tại các huyện: Mức thu được tính bằng 0,2% chi phí xây dựng côngtrình

(2) Các công trình được sử dụng để làm văn phòng, trụ sở làm việc, cáccông trình khác của cơ sở sản xuất: Đối với các công trình có mức vốn xâydựng thuộc dự án nhóm A: Mức thu được tính bằng 0,5% chi phí xây dựngcông trình; Đối với công trình có mức vốn xây dựng thuộc dự án nhóm B, C:Mức thu được tính bằng 0,7% chi phí xây dựng công trình

(3) Các công trình kinh doanh dịch vụ như: Khách sạn, văn phòng chothuê, cửa hàng mua bán vật tư và hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng, nhà ở

để bán và nhà ở cho thuê: - Đối với công trình có vốn xây dựng thuộc dự ánnhóm A: Mức thu được tính bằng 0,5% chi phí xây dựng công trình - Đối vớicông trình có vốn xây dựng thuộc dự án nhóm B: Mức thu được tính bằng 1%chi phí xây dựng công trình - Đối với công trình có vốn xây dựng thuộc dự

án nhóm C: Mức thu được tính bằng 2% chi phí xây dựng công trình (Côngtrình xây dựng được phân nhóm theo quy định về quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình)

(4) Xác định chi phí xây dựng công trình: Chi phí công trình được quyđịnh tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này để thu phí xây dựng không bao gồm thuếGTGT, chi phí thiết bị và chi phí khác Cụ thể, chi phí xây dựng công trìnhđược xác định theo nguyên tắc sau: Chi phí xây dựng công trình được xácđịnh tại quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng;phê duyệt Thiết kế kỹ thuật- Tổng dự toán hoặc Thiết kế bản vẽ thi công- Dự

Trang 21

toán thi công; Trường hợp công trình không thuộc đối tượng phải phê duyệt

Dự án Đầu tư xây dựng, Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán hoặc Thiết kế bản

vẽ thi công - Dự toán thi công thì chi phí xây dựng công trình được xác địnhbằng tổng diện tích sàn xây dựng nhân với đơn giá xây dựng do cơ quan Nhànước có thẩm quyền quy định tại thời điểm cấp GPXD

(5) Trường hợp công trình có nhiều chức năng thì căn cứ vào các chứcnăng chính của công trình để áp dụng mức thu cho phù hợp

(6) Đối với các công trình do thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụngdẫn đến mức thu phí xây dựng công trình của công trình đó tăng lên thì chủđầu tư phải nộp bổ sung phần chênh lệch giữa 2 mức thu và không được hoànlại phần chênh lệch khi mức thu của công trình đó thấp hơn mức đã nộp

3.4 Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng

Chủ đầu tư – người xin cấp GPXD khi đến cơ quan cấp phép có quyềnyêu cầu cơ quan này hướng dẫn các quy định về cấp phép xây dựng và giảithích rõ ràng nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề cấp GPXD

Nếu thấy có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật ào trong việc cấp GPXDthì chủ đầu tư có quyền khiếu nại, tố cáo

Nếu sau thời gian quy định mà cơ quan cấp giấy phép không có văn bảntrả lời khi đã có đủ các điều kiện quy định để khởi công xây dựng công trìnhthì được khởi công xây dựng mà không cần đợi sự cho phép

Với quyền hạn trên, chủ đầu tư cũng đồng thời phải có các nghĩa vụ sau :

* Nghĩa vụ của người xin cấp GPXD :

Sau khi đã được hướng dẫn từ phía cơ quan cấp phép chủ đầu tư nộp hồ

sơ đầy đủ và nộp lệ phí cấp phép như quy định đã nêu

Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực trong nội dung

hồ sơ xin cấp phép Đảm bảo đúng và phù hợp giữa thực tế xây dựng côngtrình và nội dung trong giấy phép đã phê duyệt

Trang 22

Có văn bản thông báo thời gian khởi công xây dưng công trình trong thờihạn không quá 07 ngày làm việc trước khi bắt đầu xây dựng cho UBNDphường biết để tiện cho việc theo dõi và quản lý.

Nếu có bất kỳ sự thay đổi thiết kế hoặc điều chỉnh nào trong quá trìnhthực hiện thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư phải trình cơ quan cấpphép xây dựng để được chấp thuận

Nộp phí xây dựng trước khi nhận GPXD

3.5.Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD

1/ Niêm yết công khai điều kiện, trình tự và các thủ tục cấp giấy phép tạitrụ sở quan cấp GPXD (Tại UBND Quận - Phòng quản lý đô thị, bộ phậnmột cửa, tại phường) để các chủ đầu tư nắm bắt được và thực hiện theo

2/ Trong vòng 7 ngày kể từ khi được yêu cầu, bên cơ quan cấp GPXDphải cung cấp thông tin liên lạc đến cấp GPXD nếu chủ đầu tư yêu cầu

3/ Với các trường hợp công trình xây dựng cần có tham vấn các bên cóliên quan có liên quan thì cơ quan cấp phép có trách nhiệm lấy ý kiến các cơquan này để làm rõ phục vụ cho việc cấp GPXD của cơ quan cấp phép

Về phía cơ quan có liên quan, khi có công văn xin ý kiến thì chậm nhất

10 ngày kể từ khi nhận công văn, phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bảncho bên cơ quan cấp phép Cơ quan có liên quan phải chịu hoàn toàn tráchnhiệm về mọi hậu quả xảy ra nếu trả lời chậm trễ hoặc hoặc không trả lời cơquan cấp GPXD

4/ Cấp GPXD trong thời hạn không quá hai mươi ngày làm việc, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn nêu trên khôngquá mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5/ Trong trường hợp giấy phép bị chậm hoặc sai thì cơ quan cấp GPXDphải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu công trình đi vào khởi công mà

Trang 23

đình chỉ, xử phạt hành chính hoặc tháo dỡ, không phù hợp với quy hoạch chitiết và quy hoạch tổng thể đã phê duyệt.

6/ Khi phát hiện có sai phạm trong xây dựng từ phía chủ đầu tư sau cấpphép, cơ quan cấp phép kiểm tra thực địa, dà soát lại và có biện pháp xử lýkịp thời như : đình chỉ thi công, thu hồi GPXD

7/ Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụđiện, nước, các hoạt động kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác đối vớinhững công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặccông trình xây dựng không đúng với GPXD được cấp

8/ Nếu có bất kỳ khiếu nại, tố cáo về việc cấp GPXD, cơ quan cấp phép

có trách nhiệm giải quyết theo đúng luật định

9/ Thu lệ phí cấp phép xây dựng theo quy định (Tham khảo phần trên)

(Nguồn : Quyết định số 79/2007/QĐ- UBND v/v ban hành GPXD các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội)

3.6 Cơ sở của việc cấp GPXD.

Để cấp GPXD người ta cần căn cứ vào các điểm sau:

- Hồ sơ xin cấp GPXD của chủ đầu tư nộp

- Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500 phần quy hoạch sửdụng đất và quy hoạch giao thông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt, các văn bản thoả thuận chuyên ngành của các cơ quan có liên quan

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệsinh môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan

4 Quản lý trật tự xây dựng

4.1 Khái niệm

Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xâydựng Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói

Trang 24

riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xâydựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự,đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị Quản lý trật tựxây dựng cũng là việc đi dà sát kiểm tra những công trình xây dựng trên địabàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong GPXD đã được cơ quan cấpphép cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật đã định Quản lý trật tự xâydựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép Quản lý trật tự xây dựng dựa trêncăn cứ chủ yêu là GPXD và các tiêu chuẩn đã được duyệt Công tác quản lýtrật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực.Dưới đây là các hình thức vi phạm trật tự xây dừng và biện pháp xử lý.

4.2 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý

4.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng

a Công trình không phép

Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơquan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Việc xin phép với nhữngcông trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép Hậu quả dẫnđến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quyhoạch chi tiết của Quận, Huyện, Phường…, xây dựng không đúng chỉ giớiđường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểmsoát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…

b Công trình trái phép

Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấy phép hoặc không cóGPXD, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ

bỏ Hậu quả dẫn đến những hoang phí về tiền của của công dân, của nhà nước

và mất cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường khi thực hiện dỡ bỏ…

c Công trình sai phép

Trang 25

Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt,không đúng với nội dung GPXD đã cấp Những loại công trình này đều đã cóxin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như tronggiấy phép đã duyệt Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã chophép Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựngthường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xâydựng sai phép Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng.

4.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Chính phủ vừa ban hành nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng

đô thị Theo đó, những công trình xây dựng không phép vẫn được xem xétcấp phép xây dựng, sau đó nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau: xây trênđất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; xây dựngmới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch xây dựng;công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản ngừng thi công, yêucầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp GPXD

Nếu chủ đầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thicông Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếuchủ đầu tư không xuất trình GPXD thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ Saukhi được cấp GPXD, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thìchủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp mới đượctiếp tục thi công Nếu không chấp hành thì công trình phải bị cưỡng chế, đồngthời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế này

Nghị định cũng qui định trách nhiệm của các bên trong quá trình xâydựng công trình Theo đó, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải ngừng thi côngcông trình khi có biên bản ngừng thi công của cơ quan chức năng và phải bồithường thiệt hại do mình gây ra

Trang 26

Đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế nếu thông đồng hoặc để chủ đầu tư, nhàthầu thi công làm sai thiết kế xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lýhình sự Chủ tịch UBND các cấp cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình viphạm trật tự xây dựng trên địa bàn

Từ trước tới quý 1 năm 2008, việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng được

áp dụng theo Nghị định 126/2004/CP: quy định đượt phạt tiền đối với cáccông trình vi phạm trật tự xây dựng Đối với từng cấp quả lý và từng mức viphạm khác nhau mà có mức phạt nặng nhẹ khác nhau được quy định rõ trongNghị định này Nhưng từ quý 2 năm 2008 trở đi việc xử lý vi phạm trật tự xâydựng lại được áp dựng theo Quyết định mới Quyết định số 89/2007/QĐ-CP:theo Quyết định này các công trình vi phạm trật tự xây dựng sẽ bị đình chỉ thicông có hiệu lực và nặng hơn nữa là tịch thu GPXD, cưỡng chế dỡ bỏ

Trong Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính tronghoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanhvật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà

và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2009 có nêu:

Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư có các hành vi như tự thực hiệnkhảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực, không thực hiện giám sátkhảo sát xây dựng hoặc không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng

sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng

Các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng gồm tổ chức thi công xâydựng công trình không có GPXD, tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế đãđược thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng đượcmiễn GPXD sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền

mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình

Trang 27

vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 - 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụngGPXD (nếu có).

Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệmthu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khichưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sátkhông trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lầntrở lên sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng

Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiệncác biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm cònphải được công bố trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng và của UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm

hành chính (Nguồn: www.tuoitre.com.vn).

4.3 Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng

1) Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời

và bị đình chỉ ngay để xử lý Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanhchóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải dượcdkhắc phục theo đúng quy định của pháp luật

2) Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạmphải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt Việc xử lý viphạm hànhchính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm vànhững tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lýthích hợp

3) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, baoche không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, khôngđúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luậthành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gaya thiệt hại vật chấtthì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Trang 28

4) Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đốingười thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc

4.4 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng và trác nhiệm quản lý trật tự

xây dựng của các cơ quan chức năng.

4.4.1 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện

1) Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các

cơ quan của quận, huyện, chính quyền địa phương, xã, thị trấn thực hiện côngtác quản lý trật tự xây dựng theo chức năng được giao; động viên khenthưởng kịp thời những tổ chức cá nhân thực hiện tốt, xử lý những tổ chức, cánhân có sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động các tổ chức và công dân trênđịa bàn, thực hiện nếp sống đô thị, tuân thủ các quy định của Nhà nước vàUBND Thành phố trong quản lý trật tự xây dựng

2) Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý trật tự theo thẩm quyền quyđịnh tại Điều 29 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 và cácquy định pháp luật có liên quan; chủ động phối hợp với các Sở, ngành,UBND các quận, huyện có liên quan và lực lượng Thanh tra chuyên ngànhcủa Thành phố, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn

3) Chủ trì tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trật tự xâydựng của UBND thành phố và của Thanh tra xây dựng Thành phố

Trang 29

4) Tổ chức, xây dựng lực lượng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyênmôn cho cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện và cán bộ làm công tác quản

lý trật tự xây dựng tại các phường, xã, thị trấn

5) Chỉ đạo hoà giải, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận

vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo về trật tự xây dựng theo thẩm quyền

4.4.2 Trách nhiệm của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện

về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, có thẩm quyền

4.4.3 Trách nhiệm , thẩm quyền của Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố, Chánh Thanh tra xây dựng quận, huyện, Thanh tra viên, Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn.

1) Trách nhiệm: Thực hiện theo Quyết định số 125/2002/QĐ - UB ngày20/9/2002 của UBND Thành phố về việc thí điểm thành lập lực lượng Thanhtra xây dựng Thành phố và bố trí cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng

ở phường, xã, thị trấn và Quyết định số 126/2002/QĐ - UB ngày 20/9/2002của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của

Trang 30

lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố và cán bộ chuyên trách quản lý trật

b.6 Ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thihành quyết định xử phạt của mình và của Thanh tra viên thuộc Thanh tra xâydựng quận, huyện

c Chánh Than tra xây dựng Thành phố có quyền:

c.1 Phạt cảnh cáo

c.2 Phạt tiền đến 20.000.000 đồng

c.3 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩmquyền

Trang 31

c.4 Tịch thu tang vật, phương tiện ban đầu đã bị thay đổi do vi phạmhành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

c.6 Ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thihành quyết định xử phạt của mình và của Thanh tra viên thuộc Thanh tra xâydựng Thành phố

d Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố và quận huyện còn có thẩmquyền

d.1 Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý cán bộ công chức viphạm trật tự xây dựng, xử lý cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụquản lý trật tự xây dựng được giao

d.2 Lập hồ sơ đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật truy cứu trách nhiệmhình sự nếu hành vi vi phạm của chủ đầu tư có dấu hiệu cấu thành một tộiphạm được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự năm 1999

(Nguồn: Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội- Chương II : Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng)

- Trách nhiệm của Sở xây dựng: Phối hợp với chính quyền địa phương,Thanh tra Xây dựng thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lýcác vi phạm trong việc thực hiện xây dựng theo GPXD do Sở xây dựng cấp

- Trách nhiệm của UBND Quận, Huyện: Chịu trách nhiệm toàn diện vềquản lý trật tự xây dựng đối với tất cả các công trình theo GPXD trên địa bànquản lý (kể cả các công trình thuộc diện không phải xin GPXD)

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan rà soát quy hoạch thuộcđịa bàn Quận, Huyện quản lý, xác định vùng quy hoạch chưa có điều kiệntriển khai thực hiện làm cơ sở cho việc cấp GPXD tạm

Tổ chức, chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các phường, xã, thị trấnphổ biến tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện

Trang 32

các quy định của Nhà nước và của Thành phố về cấp phép xây dựng và quản

lý trật tự xây dựng

Có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Thanh tra xây dựng quận, huyện,UBND phường, xã, thị trấn thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tựxây dựng theo thẩm quyền

- Trách nhiệm của UBND phường, xã, thị trấn: Quản lý, theo dõi, kiểmtra phát hiện kịp thời, lập biên bản đình chỉ xây dựng có hiệu lực và ra quyếtđịnh thực hiện xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.Thông báo ngày cho cơ quan cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng để phốihợp xử lý khi phát hiện xây dựng sai với GPXD đã được cấp

- Trách nhiệm của Sở, Ngành có liên quan:

+ Sở Nội vụ xem xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn, nâng cao năng lực cơquan cấp phép và quản lý trật tự xây dựng

+ Sở Quy hoạch- Kiến trúc: Cung cấp hồ sơ quy hoạch chi tiết đượcduyệt, thiết kế các khu vực cho Sở xây dựng và cơ quan cấp phép xây dựng

để quản lý; xác định, cung cấp mốc giới,chỉ giời đường đỏ, cốt cao độ cho cáccông trình cụ thể cho các chủ đầu tư và cơ quan cấp phép

+ Sở Tài chính, Cục thuế: Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan cấp phép xâydựng về nghiệm vụ thu và sử dụng lệ phí, phí xây dựng

+ Các Sở, Ngành khác: Phối hợp với cơ quan cấp phép xây dựng theodõi kiểm tra quản lý quá trình thực hiện xây dựng theo các lĩnh vực có liênquan Các đơn vị quản lý cung cấp điện, nước, dịch vụ kinh doanh khác khinhận được thông báo của cơ quan cấp phép đối với các công trình xây dựngsai quy hoạch, xây dựng không có GPXD hoạch xây dựng không đúng GPXDđược cấp thì phải dừng ngày việc cung cấp các dịch vụ nêu trên

Trang 33

(Nguồn: Quyết định số 79/QĐ-UBND v/v ban hành cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội- Chương 4: quản lý nhà nước

về cấp phép xây dựng- Điều 25-28 )

4.5 Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng

4.4.1 Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản

a Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấnchịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xâydựng trên địa bàn, cùng Tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuấtbiện pháp xử lý báo cáo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn và Thanh traxây dựng quận, huyện chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản

b Cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện được phân công theo dõi đảmbảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và hỗ trợ Tổ công tác của phường, xã,thị trấn lập biên bản để xử lý vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng,trực tiếp lập biên bản để xử lý trong trường hợp Tổ công tác chưa lập biên bảnsau 24 giờ kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, thông báo để Chủ tịch UBNDphường, thị trấn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Tổ công tác

4.4.2 Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

a Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, sau khi nhận được hồ sơ, biênbản báo cáo đề xuất của cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có tráchnhiệm:

a.1 Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi viphạm hành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xửphạt,

4.6.Cơ sở pháp lý cho việc quản lý trật tự xây dựng đô thị

- Căn cứ vào Quyết định số 79/QĐ-UBND về việc bắt buộc phải có sổ

đỏ mới được cấp GPXD

Trang 34

- Căn cứ vào Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủtướng Chính phủ v/v thí điểm thành lập thanh tra xây dựng tại thành phố HàNội và T.P Hồ Chí Minh với các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể.

- Căn cứ nghị định 126 năm 2004 của Chính phủ về việc xử lý vi phạmtrật tự xây dựng

- Căn cứ vào thực trạng điều tra của tranh tra xây dựng đô thị

- Căn cứ vào GPXD đã cấp của cơ quan cấp phép xây dựng

- Căn cứ vào quy hoạch chi tiết về sử dụng đất và quy hoạch chi tiết giaothông đô thị, 1/2000

- Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vậtliệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà vàcông sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2009

- Nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng…

Trang 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN HOÀNG MAI

1 Giới thiệu chung về Quận Hoàng Mai

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía Đông Nam thành phố HàNội, được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 củaChính Phủ Việc thành lập quận Hoàng Mai là sự phát triển tất yếu để đẩymạnh quá trình đô thị hoá thủ đô theo quy hoạch đến năm 2020 đã được Thủtướng phê duyệt Quận Hoàng Mai phía Đông giáp huyện Gia Lâm và sôngHồng, Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, Bắc giáp quận Thanh Xuân vàquận Hai Bà Trưng với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường đượchình thành trên cơ sở 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai BàTrưng

Quận Hoàng Mai có đường giao thông thuỷ chính nối Thủ đô vớiphương Nam rộng lớn của đất nước, có các đường giao thông quan trọng điqua: Quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5

và đường thuỷ Sông Hồng nối mạch giao thông giữa Hoàng Mai với các tỉnhphía Bắc, phía Tây và phía Nam Do đó quận Hoàng Mai là một trong nhữngQuận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của Thành phố HàNội

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Quận Hoàng Mai là khu vực ven Hà Nội cũ, từ khi thành lập Quận quátrình chuyển đổi thành phần đất từ đất nông nghiệp sang đất đô thị đã diễn ra

Trang 36

rất mau chóng Nhình chung địa hình Quận có thể chia thành ba khu vực rõrệt đó là:

- Khu phía Bắc Quận là khu vực xây dựng cũ (khu làng xóm cũ, khu nhàtập thể và các cơ quan, xí nghiệp công nghiệp) Khu này có độ cao tương đối

so với toàn Quận Độ cao nền khoảng 6m-6.2m

- Khu phía Nam, khu vực có các làng xóm cũ, có độ cao nền thấp hơnkhoảng từ 5.2-5.8m Khu vực rộng canh tác của các phường có độ cao thấphơn khoảng 4.2-5.2m

- Khu vực ao hồ, ruộng trũng thuộc địa bàn các phường Yên Sở, ThịnhLiệt, Trần Phú có độ cao thấp hơn khoảng 3.5m

Địa hình có sự khác biệt giữa khu vực trong đê và ngoài đê, khu vựcngoài đê mùa nước lên còn bị ngậm lụt

Khí hậu của Quận về phía Nam càng ẩm thấp hơn so với Thành phố

1.1.3.Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên toàn Quận là 4.104,1 ha với tổng số dân là 270.000người (tính đến cuối năm 2006) Căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội(do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), Quận Hoàng Mai nằm trên khu vựcđất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất có lợi cho xây dựng.Hiện trạng sử dụng đất được chi tiết trong đồ án Quy hoạch chi tiết quậnHoàng Mai tỉ lệ 1/2000 đã được phê duyệt theo Quyết định số 225/2005/QĐ-

UB ngày 16/12/2005 (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông)

đề cập rất đầy đủ về hiện trạng sử dụng đất

Trang 37

Ảnh 2.1: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Hoàng Mai

Trong 4.104,1 ha diện tích đất tự nhiên toàn quận thì:

+ Đất trong đê là 3034,47ha

+ Đất ngoài đê 1069,63ha

Trang 38

Bảng 2.1: Số liệu tổng hợp hiện trạng sử dụng đất phân

theo hiện trạng xây dựng

Diệntích (ha)

Tỷ lệ(%)

- Đất công trình kỹ thuật đầu mối, hành

lang bảo vệ (đê, ga tàu, bến xe phía Nam,

tuyến điện cao thế…

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 UBND quận Hoàng Mai theo

quyết định 225/2005/ QĐ-UB ngày 16/2/2005).

Qua bảng số liệu trên có thể thấy diện tích đất đã có công trình xây dựngtrong cũng như là ngoài bãi song Hồng vẫn chỉ là tương đối Mật độ xây dựngkhông nhiều Nhưng tốc độ xây dựng ở đấy diễn ra khá mau chóng do quátrình công nghiệp hoá hiện đại hoá và đô thị hoá theo xu thế chung

Trong đất ở thì tỷ lệ đất làng xóm cũ cũng chiếm tỷ trọng lớn do Quậnđược thành lập từ 9 xã cũ của huyện Thanh Trì Cụ thể là:

- Tổng số đất ở: 853.99 ha

+ Đất ở (làng, xóm cũ): 624.59 ha

+ Đất ở ( khu đô thị): 229.4 ha

Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng

quận Hoàng Mai

Diện tíchđất trongđê

Diện tíchđất ngoàiđê

Tổng diệntích Tỷ lệ

Trang 39

Đất công trình kỹ thuật, đầu

mối (trạm bơm, cảng, ga,

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 UBND quận Hoàng Mai theo

quyết định 225/2005/ QĐ-UB ngày 16/2/2005).

Với 22.21% đất ở trong đó chủ yếu là đất ở xóm làng cũ, do đó việc cáclàng xóm cũ trở thành Quận Hoàng Mai gây không ít khó khăn cho cơ quanquản lý nhà nước về vấn đề phổ cập thông tin xây dựng theo quy hoạch và xinđược cấp GPXD Loại bỏ thói quen cũ đó là việc xây dựng không cần đếngiấy phép Việc trở thành một trong những phường của Quận cũng đặt ra

Trang 40

nhiều vấn đề về nếp sống văn minh đô thị đáng phải bàn trong số những xómlàng cũ này.

Trong tổng số 3034.47 ha diện tích trong đê sông Hồng lại chia ra từnghạng mục đất sử dụng khác nhau như bảng dưới đây

Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất trong đê

10 Đất công trình kỹ thuật đầu mối, bãi đỗ xe 33.21 32.64

III Đất các dự án đang triển khai 86.74

(Nguồn: Quy hoạch chi tiết 1/2000 sử dụng đất Quận Hoàng Mai theo Quyết

định 225/2005/QĐ- UB ngày 16/12/2005)

Theo bảng hiện trạng sử dụng đất nêu trên có thể thấy rất rõ với diện tíchđất trong đê là 3034.47 ha nhưng đất ở đô thị đã là 949.6 ha (đất đơn vịphường) Điều này cho thấy tình hình sử dụng đất trên địa bàn Quận là chưahợp lý, đất ở còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số diện tích đất Trong khi đấtgiành cho đường giao thông, đất cây xanh, đất công cộng cho đơn vị ở

Ngày đăng: 23/05/2017, 21:37

w