1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

100 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 231,02 KB

Nội dung

Như vậy quản lý chuyên môn nghiệp vụ không đơn thuần làthực hiện theo đúng các quy định, quy phạm kỹ thuật của ngành mà còn phảithực hiện tốt các nhiệm vụ được giao từ cơ quan quản lý nh

Trang 2

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Thái

Hà Nội, Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trung Thị Liên xin cam đoan rằng:

- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và cónguồn gốc rõ ràng

- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn vàcác thông tin đã được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trung Thị Liên

Trang 4

Xin được cảm ơn sự đóng góp, hợp tác và nỗ lực của tất cả các tổ chức,

cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp tại UBND quận Bắc Từ Liêm

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên Luậnvăn thạc sỹ này không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp chân thành từ phía thầy cô

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trung Thị Liên

MỤC LỤ

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VI DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU VII

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP QUẬN 6

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 6

1.1 1 Khái niệm và đặc điểm quản lý xây dựng đô thị 6

1.1 2 Đặc điểm quản lý xây dựng đô thị 8

1.2 QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP QUẬN 9

1.2.1 Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị 9

1.2.2 Các công cụ, nguyên tắc và biện pháp quản lý của chính quyền địa phương cấp quận đối với công tác quản lý xây dựng đô thị 10

1.2.2.1 Công cụ quản lý 10

1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý 11

1.2.3.3 Các biện pháp quản lý hành chính 12

1.2.3 Quy trình quản lý xây dựng đô thị của chính quyền cấp quận 15

1.2.3.1 Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 16

1.2.3.2 Quản lý đầu tư xây dựng 19

1.2.3.3 Quản lý cấp phép xây dựng 20

1.2.3.4 Quản lý trật tự xây dựng 26

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP QUẬN 28

1.3.1 Các yếu tố khách quan 28

1.3.2 Các yếu tố chủ quan 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 32

Trang 6

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẬN BẮC TỪ LIÊM VÀ HOẠT ĐỘNG

XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 32

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32

2.1.2 Dân số - lao động - việc làm 33

2.1.3 Kinh tế- văn hóa- xã hội 33

2.1.4 Tổng quan về hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm 36

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 37

2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng đô thị 37

2.2.1.1 Phòng Quản lý đô thị 37

2.2.1.2 Đội Thanh tra xây dựng Quận 40

2.2.2 Thực trạng xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch 42

2.2.2.1 Quản lý quy hoạch xây dựng theo các phân khu quy hoạch 42

2.2.2.2 Lập quy hoạch chi tiết 45

2.2.2.3 Phát triển các khu đô thị và cải tạo khu dân cư, làng xóm cũ 46 2.2.3 Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng 48

2.2.4 Thực trạng quản lý cấp phép xây dựng 51

2.2.5 Thực trạng quản lý trật tư xây dựng 54

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 57

2.3.1 Kết quả đạt được 57

2.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 59

2.3.2.1 Tồn tại, hạn chế 59

2.3.2.2 Nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 67

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ QUẬN BẮC TỪ LIÊM 67

3.1.1 Định hướng phát triển đô thị trên địa bàn Quận 67

3.1.2 Nhiệm vụ quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn Quận 73

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 75

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và thủ tục hành chính về cấp

phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị 75

3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị 77

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý xây dựng 81

3.2.4 Tăng cường công tác quyản lý cấp phép xây dựng 82

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm 83

3.2.6 Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong công tác xin cấp phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị 84

3.3 KIẾN NGHỊ 84

3.3.1 Đối với UBND thành phố 84

3.3.1 Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU

STT Bảng biểu/

1 Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý đô thị theo quy hoạch và quản

2 Bảng 2.1 Giá trị sản xuất quận Bắc Từ Liêm giai đoạn

3 Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế quận Bắc Từ Liêm giai đoạn

4 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số giấy phép xây dựng đã cấp từ

năm 2015 đến năm 2017 quận Bắc Từ Liêm 54

5 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp kết quả thanh tra xây dựng từ

năm 2015 đến năm 2017 quận Bắc Từ Liêm 55

6 Bảng 2.4 Bảng kết quả kiểm tra trật tự xây dựng của Đội

thanh tra xây dựng Quận năm 2017 56

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quản lý hành chính nhà nước đối với các đô thị được coi là một phạmtrù rộng lớn và phức tạp Trong đó, quản lý hoạt động xây dựng là một phầnquan trọng của nội dung quản lý đô thị Bởi lẽ, nó có liên quan đến cơ chế,chính sách ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ trung ương đến địa phương Trongđiều kiện hiện nay, khi mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương mục tiêu dângiàu, nước mạnh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì các đôthị Việt Nam với tư cách là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa củacác vùng miền, địa phương trong cả nước đang giữ vai trò quan trọng đối với

sự phát triển

Có thể nói, quản lý xây dựng đô thị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm.Hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ảnh hưởng trực tiếp tới pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững Làm tốt công tác quản lý xây dựng đô thị sẽ góp phầntăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư vàđời sống người dân Ở các đô thị, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ,sinh sống của dân cư đều gắn liền với đất đai, xây dựng trong giới hạn củakhông gian đô thị Đất đai đô thị, hoạt động xây dựng đô thị được coi là nềntảng phát triển đô thị Chính bởi vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động xâydựng mang tính đặc thù, được xuất phát từ tính chất đặc thù trong các hoạtđộng của đô thị

Nhìn chung có thể thấy, quy hoạch và quản lý về hoạt động xây dựng

đô thị ở nước ta chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh, thiếu linh hoạttheo hướng thị trường Trong khi đó, đô thị ngày càng khẳng định vai tròđộng lực then chốt trong nền kinh tế, do đó cần cải cách công nghệ và quytrình lập quy hoạch xây dựng đô thị theo hướng chuyển từ quy hoạch tĩnhsang quy hoạch động Chẳng hạn như việc quản lý hoạt động xây dựng, mởrộng quá mức không gian đô thị, mâu thuẫn giữa quy mô và chất lượng đô thị,giữa bảo tồn và phát triển hay phát triển để bảo tồn di sản đô thị,… đảm bảo

đô thị phát triển bền vững Biểu hiện là hiện tượng phát triển từ Tỉnh lênThành phố trực thuộc Trung ương, từ Huyện lên Quận

Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đềnóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay Hiện tượng xây dựng

Trang 11

không phép, trái phép xảy ra ở khắp mọi nơi có thể nhận thấy các công trình

vi phạm trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn.Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép haynhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mànhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đấttập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều vàphức tạp Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước tanói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếusót Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loạitrừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát là một vấn đề

cự kỳ quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta

Quận Bắc Từ Liêm là một quận ven đô mới được thành lập năm 2014.Cho tới nay sau 4 năm hình thành và phát triển, Bắc Từ Liêm đã đi lên vàphát triển về nhiều mặt Không nằm ngoài xu thế chung của Thành phố nóiriêng và cả nước nói chung, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽtrên địa bàn Quận Tốc độ đô thị hóa nhanh, các công trình xây dựng, nhà cửacủa người dân ngày một khang trang, các cơ sở thương mại, dịch vụ, sản xuấtcông nghiệp, các công trình hạ tầng… đang ngày ngày đổi thay Kéo theo đó

là các vấn đề về xây dựng sao cho đúng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt hay các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bànnhư xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, lấn chiếm không gian,mật độ xây dựng vẫn xảy hàng ngày, song chậm xử lý hoặc xử lý không triệt

để gây bức xúc trong nhân dân Việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên đấtcông, đất nông nghiệp chưa kiên quyết, chưa kịp thời Bên cạnh đó việc chưa

có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nên thiết kế đô thị của Quận kèm theo cũngkhông có cũng gây nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý xây dựng đô thịcủa Quận Vì thế, mà việc quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn được đặt ramột cách cấp thiết hơn bao giời hết Đòi hỏi quận Bắc Từ Liêm phải tích cựcđẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng nhằm nângcao chất lượng đô thị trên địa bàn quận

Với tất cả các lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý xây dựng đô

thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn

thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế

Trang 12

2 Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan

Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động quản lý xây dựng Nghiên cứucủa các nhà khoa học, quản lý, nhà tư vấn hoạch định chính sách cũng nhưnhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến vấn đề này Cácnghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về hệ thống pháp luật liên quan đếnxây dựng, cấp phép, quy hoạch quản lý đất đai Có thể kể đến một số côngtrình tiêu biểu sau:

- Lê Thanh Liêm (2005): “Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trên địa

bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ kinh

doanh và quản lý Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhànước trong công tác quản lý xây dựng đô thị Từ đó, đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố HồChí Minh Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việcquản lý xây dựng đô thị Song song với việc ban hành các chính sách, phápluật quy định, điều chỉnh hành vi của người dân trong hoạt động xây dựngcòn là cơ quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đó

- Bộ Xây dựng (2007): “Khảo sát, đánh giá thực trạng, hệ thống hoá

các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản có liên quan; phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý những vấn

đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đồng bộ”, Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây

dựng, biên bản nghiệm thu ngày 22/1/2008 Kết quả nghiên cứu này là cơ sở

lý luận và thực tiễn để soạn thảo, ban hành Luật Xây dựng năm 2014;

- Phạm Đức Hạnh (2013):“Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng

trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia.

Đề tài nghiên cứu một cách tổng thể các vấn đề lý luận về đầu tư xây dựng,đánh giá thực trạng và quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên địa bànthành phố Hà Nội Từ đó, đề xuất giải pháp và phương hướng đảm bảo Quản

lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tác giả nhận định đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trựctiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Muốn đầu tư xây dựng có hiệuquả thì công tác quản lý Nhà nước có vai trò quyết định

Nhìn chung, những công trình trên đã tập trung vào phân tích vai trò củaNhà nước trong hoạt động quản lý xây dựng Trong đó, công cụ quản lý hữu hiệu

Trang 13

nhất của Nhà nước là pháp luật Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh về xây dựng, cấp phép, quy hoạch đô thị, quản lý đất đai… đang ngàycàng được hoàn thiện, có tính khả thi cao, điều chỉnh khá toàn diện hoạt độngđầu tư xây dựng Hệ thống tổ chức quản lý của Nhà nước đối với hoạt độngxây dựng cũng từng bước được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củahoạt động xây dựng đô thị, đặc biệt là hoạt động quản lý xây dựng đô thị tạicác đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào tính đặc thù, điều kiện xuất phátthấp, tính đa dạng của một quận mới thành lập như quận Bắc Từ Liêm ToànQuận đang quá trình đô thị hóa nhanh với hàng loạt các công trình mọc lên.

Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động xây dựng

đô thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm là cần thiết

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xây dựng

đô thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý xây dựng đô thị của chínhquyền địa phương cấp Quận

Phân tích đánh giá thực trạng quản lý của chính quyền quận Bắc TừLiêm đối với hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn Quận từ đó chỉ rõ ưuđiểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lýxây dựng đô thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những lý luận và thực tiễn vềquản lý của chính quyền địa phương cấp Quận đối với hoạt động xây dựng đô thị

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt

động xây dựng đô thị và công tác quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trênđịa bàn quận Bắc Từ Liêm

Trang 14

- Về thời gian nghiên cứu: Việc thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá

chính sách quản lý nhà nước về xây dựng của chính quyền quận Bắc Từ Liêm

từ khi thành lập Quận vào ngày 01/4/2014 đến hết năm 2017 và đề xuất cácgiải pháp để tăng cường quản lý của Quận đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Những dữ liệu này được thu thập từ các quy định, báo cáo của cơ quanTrung ương, UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm, UBNDcác phường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và các cơ quan chuyên môn cóliên quan đến quản lý nhà nước về quản lý xây dựng, gồm: Các văn bản Luật,Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn về quản lý quy hoạch, cấp phép xâydựng Những báo cáo của UBND quận Bắc Từ Liêm; các công trình, các đềtài nghiên cứu khoa học, sách giáo trình của các nhà khoa học, các nhàchuyên môn; các luận văn Tiến sỹ, Thạc sỹ; các bài báo, bài viết được đăngtải trên các báo chuyên ngành

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

+ Kế thừa phần lý thuyết từ một số công trình đã công bố có liên quanđến vấn đề nghiên cứu để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề về quản lý xâydựng đô thị hiện nay

+ Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Thống kê mô tả, tổng hợp,chứng minh, diễn giải, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, suy luận

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản

lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Trang 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP QUẬN 1.1 Một số khái niệm và đặc điểm quản lý xây dựng đô thị

1.1.1 Một số khái niệm

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trong đó có

cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội Mỗi ngành khoa học nghiên cứu vềquản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản lý

Nội dung thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau Với ýnghĩa thông thường phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động tác độngmột cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượngnhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằmduy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định [17]

Hiện nay có nhiều định nghĩa về quản lý xây dựng đô thị, tùy theo cáchtiếp cận và nghiên cứu

Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vàocông tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạtđộng đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.[7]

Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở củanhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế Biệnpháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điềukiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng đô thị Theo một nghĩa rộngthì quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc,nghỉ ngơi…) ở đô thị [7]

Như vậy, thực chất của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở đô thị là

sự can thiệp bằng quyền lực của chính quyển vào các quá trình phát triển kinh

tế xã hội ở đô thị, với mục đích làm cho các đô thị trở thành những trung tâmhoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tếcủa mỗi vùng lãnh thổ

Quản lý xây dựng đô thị là một công tác quan trọng trong hệ thốngquản lý đô thị Nếu việc quản lý xây dựng không tuân theo định hướng màquy hoạch đã vạch ra thì không kiểm soát được sự phát triển đô thị và có thểdẫn đến những thiệt hại to lớn nhiểu mặt về kinh tế xã hội

Trang 16

Quản lý xây dựng đô thị bao gồm quản lý hành chính đô thị và quản lýnghiệp vụ trong mọi lĩnh vực ở đô thị.

Quản lý hành chính có tác dụng duy trì, điều khiển mọi hoạt động trênmọi lĩnh vực thuộc địa bàn đô thị, Cơ quan quản lý hành chính chịu tráchnhiệm cao nhất về các sự việc xảy ra ở đô thị Quản lý hành chính là một côngviệc rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi một cơ chế quản lý đầy đủ và đồng bộ

Hệ thống các văn bản cần rõ ràng thống nhất và cán bộ công chức nhà nướccũng cần thông thạo chuyên môn hành chính Hệ thống pháp quy càng khoahọc bao nhiêu thì các hoạt động của đô thị càng nhịp nhàng bấy nhiêu Chính

vì vậy Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia.[7]

Quản lý chuyên môn nghiệp vụ trên các ngành, các lĩnh vực của đô thịchính là hỗ trợ cho hệ thống quản lý nhà nước Mỗi ngành đều có các cơ quanquản lý của mình Họ hoạt động theo các văn bản pháp quy, quy định, quyphạm của ngành dọc đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cơ quanquản lý nhà nước, chịu sự điều hành, điều phối của cơ quan quản lý hànhchính cấp trên Như vậy quản lý chuyên môn nghiệp vụ không đơn thuần làthực hiện theo đúng các quy định, quy phạm kỹ thuật của ngành mà còn phảithực hiện tốt các nhiệm vụ được giao từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.[7]

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014[13], Hoạt động xây dựnggồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sátxây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý

dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác

sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liênquan đến xây dựng công trình

Như vậy, đối tượng của quản lý xây dựng đô thị là toàn bộ những hoạtđộng xây dựng tại hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị Trong đó, hoạt độngquy hoạch xây dựng (QHXD) có vị trí đầu tiên trong dây truyền, là cơ sở chocác bước tiếp theo như lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết

kế xây dựng công trình… Chính vì vậy, công tác quản lý QHXD và kiến trúc

đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả củaQHXD góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theohướng bền vững và tạo bộ mặt kiến trúc đô thị có thẩm mỹ

Trang 17

Theo Khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014[13], Công trình xâydựng: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,vật liệu xâydựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể baogồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trênmặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ quy địnhphân loại công trình xây dựng bao gồm 06 loại công trình [5], cụ thể:

- Công trình dân dụng gồm: Nhà ở: nhà chung cư và các loại nhà ở tậpthể, nhà ở riêng lẻ; Công trình công cộng: công trình giáo dục, công trình y tế,công trình thể thao, công trình văn hóa, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, côngtrình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp

và doanh nghiệp, nhà ga, trụ sở cơ quan nhà nước

- Công trình công nghiệp gồm: công trình sản xuất vật liệu xây dựng,công trình luyện kim và cơ khí chế tạo, công trình khai thác mỏ và chế biếnkhoáng sản, công trình dầu khí, công trình năng lượng, công trình hoá chất,công trình công nghiệp nhẹ

- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý chất thảirắn, chiếu sáng công cộng và công trình khác

- Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ, công trình đườngsắt, cầu, hầm, công trình đường thủy nội địa, công trình hằng hải, công trìnhhàng không

- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm: công trình thủylợi, công trình đê điều, công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêmnghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác

- Công trình quốc phòng an ninh

1.1.2 Đặc điểm quản lý xây dựng đô thị

Quản lý xây dựng đô thị là hoạt động quản lý mà trong đó có đầy đủ cácđặc điểm của hoạt động quản lý Ngoài ra, còn có những đặc điểm riêng màchỉ có trong xây dựng:

Đối tượng quản lý xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn đôthị Công tác quản lý xây dựng gắn liền với yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng đấtđai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phong tục tập quán ở từng địaphương, thẩm mỹ, khí hậu thời tiết từng khu vực cho đến quy hoạch khu chứcnăng của từng đô thị…

Trang 18

Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở,tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượngthanh tra Bộ và các Sở Xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điềukiện để kiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trên toàn quốc, dẫn đến tìnhtrạng vi phạm trật tự xây dựng tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụnghiêm trọng gây dư luận xã hội và tốn không ít tiền của của Nhà nước vànhân dân.

Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạchchi tiết 1/2000, 1/500 Gắn quy hoạch tổng thể Thành phố với quy hoạch chitiết từng đơn vị quận, phường

Hoạt động quản lý xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiệnkinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương

Quản lý xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quyhoạch - kiến trúc, Luật Đất đai, Luật Dân sự…

Hoạt động quản lý xây dựng là một chuỗi các hoạt động từ quản lý quyhoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế xâydựng công trình, cấp giấy phép, hoạt động tranh tra kiểm tra hậu cấp phép(quản lý trật tự xây dựng)

1.2 Quản lý xây dựng đô thị của chính quyền địa phương cấp quận

1.2.1 Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị

Theo Điều 160, Luật Xây dựng 2014 [13], nội dung quản lý Nhà nước vềxây dựng đô thị gồm:

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kếhoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xâydựng

3 Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng

4 Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý

dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức

và giá xây dựng

5 Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chấtlượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xâydựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu

Trang 19

thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môitrường trong thi công xây dựng công trình.

6 Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tưxây dựng

7 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm tronghoạt động đầu tư xây dựng

8 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiếnthức, pháp luật về xây dựng

9 Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng

10 Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng

11 Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

12 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng

1.2.2 Các công cụ, nguyên tắc và biện pháp quản lý của chính quyền cấp quận đối với công tác quản lý xây dựng đô thị

1.2.2.1 Công cụ quản lý

Công cụ quản lý của chính quyền địa phương cấp quận đối với hoạt độngxây dựng, quản lý trật tự xây dựng đô thị là các văn bản quy phạm pháp luật:Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009, Luật Xây dựng số50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và 5 nghị định hướng dẫn luật (Nghị định số32/2015/NĐ-CP, số 37/2015/NĐ-CP, số 44/2015/NĐ-CP, số 46/2015/NĐ-

CP, số 59/2015/NĐ-CP); Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 vàNghị định 43/2014/NĐ-CP…

Các quy định kiểm soát phát triển đô thị là các công cụ cơ bản để kiểmsoát việc sử dụng đất và xây dựng đô thị Chúng được thể hiện dưới dạng tàiliệu hướng dẫn, sơ đồ, bản vẽ và quy định mang tính kỹ thuật (quy chuẩn) vềxây dựng, kiến trúc, an toàn phòng chống cháy nổ, thẩm mỹ, sử dụng vậtliệu… để đảm bảo công trình xây dựng có sử dụng không gian kết cấu hạ tầngđáp ứng các nội dung của quy hoạch xây dựng đô thị Các quy định trên cótác dụng hướng dẫn nhà quản lý để cấp phép quy hoạch, xây dựng và thẩmđịnh dự án; cung cấp thông tin và hướng dẫn chủ đầu tư khi lập dự án

Trang 20

1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý

Liên kết chặt chẽ giữa khâu quy hoạch và khâu xét duyệt đầu tư xây dựng:

Kiểm soát phát triển xây dựng đô thị bao gồm tiền kiểm tức là phê duyệtđầu tư xây dựng và hậu kiểm tức là kiểm soát quá trình thi công và nghiệmthu công trình Để phát triển xây dựng đô thị bền vững hòa cùng nhịp pháttriển khác trong đời sống đô thị, việc kết nối này là hết sức quan trọng Việcliên kết ở đây cần chú trọng đặc biệt giữa khâu quy hoạch và khâu cấp phépxây dựng Phải đảm bảo được công trình xây dựng được cấp phép phù hợpvới quy hoạch khu vực đô thị đó

Vấn đề liên kết này muốn đạt được phải thông qua khâu tổ chức Điềunày thể hiện nhiệm vụ trên hoặc phải do một cơ quan tiến hành, hoặc phải dohai cơ quan đặt dưới sự kiểm soát của một co quan cùng hệ thống quản lýnhằm phối hợp hai họat động này

Thực hiện cơ chế Một cửa trong việc kiểm soát cấp phép xây dựng và phát triển đô thị:

Đây là nguyên tắc rất quan trọng Nó thể hiện tính khoa học và toàn diệncủa việc giải quyết kiểm soát xây dựng và phát triển đô thị, thể hiện tráchnhiệm của nhà nước trước nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng

Lí do là nhà đầu tư và người dân khó có thể hiểu hết các cơ quan có liên quan

để xin phép, cũng như khó có thể quy trách nhiệm cho một cơ quan nào đónếu quyền lợi của nhà đầu tư và người dân không được bảo vệ Việc tồn tạimột đầu mối duy nhất đứng ra kiểm soát tức là sẽ có một cơ quan duy nhấtchịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan như hướng dẫn, điều phốicác yêu cầu của nhà nước trong cấp phép cũng như giải quyết những yêu cầu,kiến nghị, vướng mắc của nhà đầu tư và người dân Nguyên tắc này giúp tiếtkiệm thời gian, công sức, tiền bạc đồng thời đẩy nhanh tiến độ trong cấpphép Từ đó làm tăng cường thu hút đầu tư vào đô thị trong lĩnh vực hoạtđộng xây dựng cũng như tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người dân trong xâydựng nhà ở dân dụng

Tuy nhiên vẫn còn những bức xúc đặt ra đó là khi tiến hành xây dựngcông trình ở rất nhiều các khu đô thị, chủ đầu tư phải thỏa thuận riêng rẽ vớicác đòi hỏi về môi trường, phòng cháy chữa cháy, đất đai ở địa phương, vấn

đề phải làm việc với từng cơ quan riêng lẻ sau khi đã làm việc với ủy bannhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

Trang 21

Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy và tính hiệu quả của việc kiểm soát phát triển đô thị:

Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã và đang thấy được sự nỗ lực củanhà nước trong vấn đề cải cách hành chính, đặc biệt là việc đơn giản hóa cácthủ tục hành chính Tuy nhiên, tâm lý lo ngại của người dân khi vào nhữngnơi liên quan đến thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính trongkiểm soát phát triển đô thị nói riêng vẫn còn tồn tại Lý do được đưa ra là mặc

dù đã có sự nỗ lực rất nhiều nhưng các thủ tục trong xét duyệt và thẩm địnhcủa chúng ta vẫn còn khá mất thời gian Do đó, trong công tác kiểm soát pháttriển đô thị, cần có sự nỗ lực hơn nữa của cán bộ chuyên trách Mặt khác, khi

có giấy phép cũng cần đảm bảo rằng các yêu cầu kiểm soát là nhất quán, hầunhư không thay đổi để đảm bảo tính an toàn của việc đầu tư xây dựng

1.2.2.3 Các biện pháp quản lý hành chính

Việc kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch được thực hiện bằng rấtnhiều biện pháp khác nhau như: lập bản quy hoạch chi tiết cho từng Quậnhuyện, cấp phép xây dựng, thanh tra kiểm tra công trình, cưỡng chế phá bỏ…Trong thực tế mỗi biện pháp đều phát huy tác dụng riêng, song tập trung nhấtvẫn là các biện pháp trực tiếp, đó là cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xâydựng và thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm

Cấp chứng chỉ quy hoạch:

Giấy phép quy hoạch hay chứng chỉ quy hoạch là một loại chứng thưpháp lý của Nhà nước chấp thuận một dự án xây dựng đã phù hợp với các yêucầu về mặt quy hoạch, tuân thủ các chỉ đạo quy hoạch cấp trên đang có hiệulực tại địa bàn, do cơ quan có thẩm quyền ban hành

Chứng chỉ quy hoạch bao gồm các thông tin về sử dụng đất, các quy định

về hệ thống các công trình kỹ thuật, kiến trúc, về an toàn phòng chống cháy nổ,bảo vệ môi trường và các quy định khác theo quy hoạch chi tiết xây dựng

Chứng chỉ quy hoạch dùng để lập dự án khả thi, thiết kế chi tiết, chuẩn

bị mặt bằng (thỏa thuận, thuê, mua hay đền bù đất) và xin phép xây dựngchưa có quy hoạch chi tiết hoặc dành cho công trình đặc biệt ở những khu vực

đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt

Việc sử dụng biện pháp này rất có ý nghĩa trong bối cảnh các đô thịchưa có quy hoạch chi tiết (1/500) được duyệt và công bố đồng bộ Khi chưa

có quy hoạch chi tiết, các yêu cầu cụ thể về quản lý xây dựng chưa công bố

Trang 22

thì cần phải có cơ quan có thẩm quyền cụ thể hóa các yêu cầu quy hoạchchung và áp dụng cho từng trường hợp cụ thể Vì vậy, chứng chỉ quy hoạch

đã định hướng cho khâu thiết kế, thi công, sử dụng công trình và kiểm soátphát triển ngay từ những bước đầu tiên

Cấp phép xây dựng:

Hoạt động cấp Giấy phép xây dựng: là hoạt động của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiệnviệc xây dựng nhà cửa, công trình theo nguyện vọng trong phạm vi nộidung được cấp phép

Việc cấp phép xây dựng là một biện pháp kiểm soát về mặt kiến trúc,cảnh quan, sử dụng kết cấu hạ tầng, không gian liền kề và không gian côngcộng một cách cụ thể, có thể kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công(hậu kiểm) Hiện nay, cấp phép xây dựng là biện pháp quản lý và kiểm soátphát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các đô thị khác trên thế giới

Giấy phép xây dựng (GPXD): GPXD là một loại văn bản quy phạmpháp luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các

tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phảithực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan củaNhà nước Giấy phép xây dựng là công cụ hữu hiệu trong quản lý xây dựng đôthị Công tác cấp phép xây dựng nhằm tăng hiệu quả kiểm soát phát triển đô thịtheo đúng quy hoạch, góp phần phát triển bền vững quá trình đô thị hóa

Việc xây dựng đô thị theo đúng giấy phép quy định còn thực hiện quản

lý xây dựng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình,bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá di tíchlịch sử Mặt khác, GPXD còn làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử

lý vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

Các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, xử lý tranh chấpkhiếu kiện là hoạt động hậu kiểm mang tính cưỡng chế pháp luật, bắt buộccác chủ thể phải tuân thủ các quy định đã cam kết trong giấy phép, trong cácthỏa thuận dân sự hay trong các quy định chung Các biện pháp trên là cácbiện pháp cuối cùng, mang tính quyết định hiệu lực kiểm soát phát triển, thểhiện tính nghiêm minh của pháp luật và tính cưỡng chế của bộ máy hànhchính nhà nước Thông thường mỗi công trình xây dựng có giấy phép sẽ có

Trang 23

hai cuộc kiểm tra định kỳ khi khởi công và khi đang xây dựng Những kiểmtra như vậy là biện pháp đảm bảo việc thực hiện và thực hiện đúng các quyđịnh pháp luật xây dựng.

Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý xây dựng

đô thị là phát hiện các vi phạm về xây dựng ở đô thị mà trong thực tế thườngxảy ra như:

- Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấy phép không đúng thẩmquyền

- Phát hiện các đơn vị thi công không có tư cách pháp nhân hoặc khôngđúng tư cách pháp nhân

- Phát hiện các hành vi xây dựng, phá dỡ công trình không có giấy phéphoặc sai phép

- Phát hiện các vi phạm bảo vệ cảnh quan môi trường sống đô thị

- Phát hiện các vi phạm về sử dụng và khai thác công trình cơ sở hạtầng đô thị như điện, nước…

Trang 24

1.2.3.Quy trình quản lý xây dựng đô thị của chính quyền cấp quận

Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý đô thị theo quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng

(Nguồn:Tổng hợp của các tác giả)

Quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất

Kiểm tra xây dựng, hoàn công

Thanh tra , kiểm tra xử

Cho phép chuyển nhượng, cho thuê

Đăng ký cấp giấy chứng nhận

Trang 25

Các hoạt động trong quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch và quản lýđầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch đô thị số30/2009/QH12 ngày 17/6/2009, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày18/6/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội vàcác nghị định hướng dẫn.

Nhìn vào sơ đồ trên ta dễ dàng nhận thấy, giấy phép xây dựng như làmột minh chứng cho công trình đã đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về quản lý quyhoạch xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng Như vậy, giấy phép xây dựng làcông cụ hữu hiệu và công tác cấp phép là một khâu quan trọng trong kiểmsoát phát triển đô thị theo quy hoạch Công tác cấp phép xây dựng nhằm tănghiệu quả quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo đúng quy hoạch, góp phầnphát triển bền vững quá trình đô thị hóa

1.2.3.1 Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị

Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian gồm: Đô thị và điểm

dân cư nông thôn; Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng

xã hội.[7]

Mục đích của quy hoạch xây dựng là tạo lập môi trường sống tốt chongười dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốcgia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốcphòng, an ninh, bảo vệ môi trường

Quy hoạch xây dựng có vị trí đầu tiên trong dây truyền hoạt động xâydựng, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thicông xây dựng…

Quy hoạch xây dựng được phân thành 3 loại:

- Quy hoạch xây dựng vùng,

- Quy hoạch xây dựng đô thị (gồm quy hoạch vùng chung, quy hoạch chitiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500),

- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: là tổng thể các biện pháp cách thức

mà chính quyền vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt độngxây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gianvật thể) nhằmđạt được các mục tiêu đề ra.[7]

Trang 26

Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo với quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch sử dụngđất; quy hoạch chi tiết đô thị phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; đảmbảo quốc phòng an ninh; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạchxây dựng đô thị phải tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác

và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất đai và các nguồn lực phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật

và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển Quy hoạch xâydựng đô thị tạo lập được môi trường sống tiện nghi an toàn và bền vững, thỏamãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, bảo vệ môitrường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên,giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Quy hoạch xây dựng là căn cứxác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xâydựng quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị Quyhoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế vàthường được ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định

Nếu như công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là tiền đề để choviệc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về xây dựng thì cấp phép xây dựng

là nhiệm vụ trực tiếp để thực hiện xây dựng theo quy hoạch và kiến trúc đô thị

Quy trình quản lý quy hoạch xây dựng đô thị của chính quyền địaphương cấp Quận (huyện):

- Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất:

Khoản 3, Điều 45 Luật đất đai 2013[12] quy định:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thôngqua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Ủy ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt

Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtrình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đấtquy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sửdụng đất hàng năm của cấp huyện

- Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị:

Trang 27

1 Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch của UBND cấphuyện (Quận).

Đối với các khu vực trong địa giới hành chính của thị trấn thuộc huyện:Theo quy định tại Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị [11], thì Ủy ban nhân dâncấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết thị trấn sau khi có

ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng; Các trường hợp quy hoạchchi tiết sau không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấphuyện: Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết của khu vực có ý nghĩa đặc biệtquan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử, của quốc gia theoquy định của Chính phủ nằm trong phạm vi địa giới hành chính của thị trấn;Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trong đô thị có phạm viliên quan đến địa giới hành chính của 2 huyện trở lên, khu vực có ý nghĩaquan trọng, khu vực trong đô thị mới thuộc thị trấn; nhiệm vụ quy hoạch chitiết khu vực đã được cấp giấy phép quy hoạch cho các chủ đầu tư dự án đầu

tư xây dựng

Đối với các khu vực ngoài địa giới hành chính của thị trấn và nằmtrong địa giới hành chính của huyện: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 LuậtXây dựng [13], thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ ánquy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựngnông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ýkiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng

2 Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chitiết các Khu tái định cư được UBND tỉnh giao cho UBND cấp huyện (Quận)

tổ chức lập quy hoạch

Đối với quy hoạch chi tiết khu tái định cư (được xác định là một loạiquy hoạch chi tiết), thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch thuộc

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010của Chính phủ và Điều 32 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Cơ quan quản lýquy hoạch đô thị cấp huyện (phòng Quản lý đô thị) là cơ quan thẩm địnhnhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết khu tái định cư thuộc thẩm quyền phêduyệt của UBND cấp huyện

Trang 28

- Giới thiệu địa điểm xây dựng các công trình trong đô thị:

Phòng Quản lý đô thị quận giới thiệu trình Chủ tịch UBND quận chophép khảo sát địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng công trình trong phạm viđịa giới hành chính do quận quản lý đối với những nơi đã có quy hoạch chitiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị (trừ các khu vực: Các khu chức năng ngoài

đô thị (các khu ven Quốc lộ, Tỉnh lộ, khu bảo tồn di tích, khu du lịch, khukinh tế đặc thù, khu công nghiệp vừa và nhỏ); Những nơi chưa có quy hoạchchi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thônđược cấp có thẩm quyền phê duyệt; Những nơi đã có quy hoạch chi tiết xâydựng tỉ lệ 1/500 được phê duyệt nhưng nằm trên địa giới hành chính haihuyện trở lên; Những nơi đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt songchưa có thiết kế đô thị.)

- Chứng chỉ quy hoạch:

Chứng chỉ quy hoạch là giấy chứng nhận về quy hoạch, nhằm cung cấpcác dữ liệu về sử dụng đât đai, yêu cầu xây dựng công trình trên khu đất vàviệc sử dụng các cơ sở hạ tầng có liên quan đến khu đất cho các chủ đầu tưthực hiện triển khai xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt Thẩm quyềncấp chứng chỉ quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc Sở Quy hoạch–Kiến trúc Hà Nội

1.2.2.2 Quản lý đầu tư xây dựng

Quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ

về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước (Điểm

c, khoản 2, Điều 10, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chínhphủ).Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản

lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêucầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấphuyện, cấp xã quyết định đầu tư

Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách(Điểm c, d khoản 3, Điều 10, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 củaChính phủ) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chứcnăng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm địnhthiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) đối

Trang 29

với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủyban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.

Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổchức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáonghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì tổ chứcthẩm định dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp có tổng mức đầu tưdưới 5 (năm) tỷ đồng

1.2.3.3 Quản lý cấp phép xây dựng

Quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chínhphủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày30/06/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn về cấp phép xây dựng

Mục đích của cấp phép xây dựng:

Cấp phép xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, các hộ gia đình, cánhân được gọi chung là chủ đầu tư thực hiện các công trình nhanh chóng,thuận tiện theo quy định

Cấp phép xây dựng tăng cường thực hiện quản lý xây dựng theo quyhoạch và các quy định của Pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan môitrường, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh vàcác công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đàbản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình

Cấp phép xây dựng còn làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lýcác vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công

Điều kiện để được cấp phép xây dựng

Một công trình sẽ được cấp phép xây dựng khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Phù hợp với quy hoạch chi tiết

Thứ hai: Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây

dựng; thiết kế đô thị các yêu cầu về an toàn đối với các công trình giao thông,thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử- văn hóa vàkhu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật

Thứ ba: Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di

sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa phải đảm bảo mật độ xây dựng, đất trồng

Trang 30

cây xanh, nơi để các lọai xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môitrường.

Thứ tư: Công trình sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến các công

trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước,thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ

Thứ năm: Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với các công trình

vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ônhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trìnhliền kề xung quanh

Thứ sáu: Khi xây dựng cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống

tuynen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, cốtxây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng vàthiết kế đô thị

Thứ bẩy: Đối với các công trình xây dựng cao tầng cấp đặc biệt, cấp I

phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết

kế tầng hầm

Thứ tám: Đối với các công trình xây dựng tạm, việc cấp phép xây dựng

phải tuân theo quy định như sau:

Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựngđược duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện, chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp,hợp lệ về quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu xây dựng thì được cấp phép xâydựng có thời hạn (tạm) với quy mô công trình không quá 3 tầng (chiều caocông trình không quá 12m)

Khi giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch xây dựng thì chủ đầu tưphải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủđầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình Việc bồi thường, giảiphóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành;riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn (tạm) thi không đượcbồi thường

Khi xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp phépxây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiệngiải phóng mặt bằng

Thứ chín:Lô đất được cấp phép xây dựng công trình phải có kích thước

và vị trí phù hợp với quy hoạch, khoảng cách cách ly vệ sinh và an toàn cho

Trang 31

người sử dụng, không bị úng ngập thường xuyên, không có nguy cơ bị ônhiễm, cháy nổ, xẩy ra tai nan giao thông và được xử lý cụ thể như sau:

Đối với lô đất có vị trí nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiềusâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m, hoặc những lô đất có kích thướchình học không đủ điều kiện để xây dựng công trình theo quy hoạch, kiến trúc(phần diện tích xây dựng công trình có nhiều góc cạnh, tỷ lệ chiều dài, chiềurộng không hợp lý…) thì không được phép xây dựng

Đối với các trường hợp còn lại được cấp giáy phép xây dựng nhưng phảituân theo quy hoạch xây dựng được duyệt, quy định về kiến trúc, cảnh quancủa khu vực, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan

Thứ mười: Đối với các công trình, nhà ở còn lại sau khi giải phóng mặt

bằng để mở rộng đường giao thông theo quy hoạch, chủ đầu tư có giấy phéphợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nếu có nhu cầu xâydựng thì được giải quyết như sau:

Đối với công trình nhà ở không phù hợp quy hoạch xây dựng mà chưathực hiện quy hoạch thì được cấp phép xây dựng tạm

Đối với công trình, nhà ở đã có sẵn từ vị trí cách chân đê 05m đến hếtphạm vi bảo vệ đê thuộc phía sông, lòng sông mà không ảnh hưởng trực tiếpđến thoát lũ; chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà nếu có nhu cầu cải tạo sửa chữa không mở rộng mặt bằng,được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận thì được cấp Giấyphép xây dựng công trình với điều kiện có biện pháp đảm bảo an toàn cho đêđiều và phù hợp với hướng dẫn quản lý quy hoạch kiến trúc của Sở Quy hoạch

- Kiến trúc khi xây dựng công trình, nhà ở tại các vị trí nêu trên

Căn cứ để xét cấp phép xây dựng:

Để xét cấp phép xây dựng cơ quan cấp phép xây dựng phải dựa vào cáccăn cứ sau:

- Hồ sơ xin cấp phép xây dựng:

Hồ sơ xin cấp GPXD công trình, nhà ở trong đô thị gồm các nội dung: + Đơn xin cấp phép xây dựng (theo mẫu) Trong trường hợp xin cấp phépxây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp Giấy phép xây dựng còn phải cócam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng

Trang 32

+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờchứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai Trườnghợp đối với công trình xây dựng tạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộcnhóm đất có Mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được Mụcđích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bảnchấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹthuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của phápluật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèmtheo sơ đồ vị trí công trình;

Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ

lệ 1/50 - 1/200;

Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50,kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấpnước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc;các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.Ngoài ra, đối với các công trình công cộng thì chủ đầu tư còn phải bổsung thêm các giấy tờ như chứng chỉ quy hoạch, chủ trương cho phép đầu tư

và Quyết định phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền, hồ sơ phải đượcđơn vị có chức năng thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm định phòng cháy chữacháy theo quy định hiện hành

Đối với công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định thìchủ đầu tư có thể xin GPXD cho một công trình, một lần cho nhiều công trìnhhoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án

Đối với nhà ở hiện trạng xin cấp giấy phép sửa chữa cải tạo thì ngoài các

hồ sơ trên thì chủ đầu tư phải bổ sung thêm bản sao công chứng giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà, ảnh chụp hiện trạng công trình cũ, bản vẽ các mặt cơbản của ngôi nhà, và biện pháp phá dỡ nếu là dỡ bỏ

- Quy hoạch xây dựng chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các văn bản thỏa thuận chuyên ngành của các cơ quan liên quan:

Khi xét cấp phép xây dựng trên địa bàn Thành phố nói chung và địa bànQuận nói riêng, cơ quan cấp phép chủ yếu dựa vào bản quy hoạch chi tiết1/2000 Ngoài ra, còn dựa vào bản quy hoạch chi tiết 1/500 cho từng khu vực

Trang 33

(ví dụ như quy hoạch chi tiết Trung tâm hành chính quận Bắc Từ Liêm tỉ lệ1/500 tại phường Minh Khai quận Bắc Từ Liêm theo quyết định số 7507/QĐ-UBND ngày 27/10/2017).

Các văn bản thỏa thuận chuyên ngành áp dụng cho từng trường hợp nhưcông trình tôn giáo, công trình nhà ở riêng lẻ trong vùng bảo tồn di tích lịchsử…; hợp đồng thuê nhà đối với nhà đi thuê; hợp đồng thuê đất đối vớitrường hợp xây dựng trên đất của người sử dụng đất đã được Nhà nước giaoquyền sử dụng đất…

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch xây dựng,

vệ sinh môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan:

Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc trong hoạt động xâydựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành

Tiêu chuẩn xây dựng là quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mứckinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ

số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan tổ chức có thẩm quyền banhành được công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng Tiêu chuẩn xâydựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng

Khi cấp phép xây dựng, cơ quan cấp phép dựa vào thông tin của côngtrình trong hồ sơ xin cấp phép, nếu thấy đủ yêu cầu về các tiêu chuẩn, quychuẩn, quy phạm kiến trúc,… thì công trình mới có được giấy phép xây dựng

- Hiện trạng công trình, đất đai, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và quan hệ với các công trình liền kề, lân cận tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình.

Quy trình cấp giấy phép xây dựng (GPXD):

Bước 1: Lập hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng

Chủ đầu tư khi có nhu cầu xin phép xây dựng thì liên hệ với bộ phậntiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính của Sở Xây dựng Hà Nội hoặcUBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn Khi lập hố sơ xin phép xâydựng, chủ đầu tư phải lập đầy đủ theo quy định của Nhà nước Tùy theo từngloại công trình, hồ sơ được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền cấp GPXDtương ứng với loại công trình đó

Bước 2: Tiếp nhận, phân lọai hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng

Trang 34

Cơ quan cấp phép xây dựng có nhiệm vụ cử cán bộ có đủ năng lực,chuyên môn để tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GPXD, kiểm tra nội dung và quycách hồ sơ, phân loại ghi vào sổ theo dõi.

Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận hồ sơ phải ghi mã số

hồ sơ vào giấy biên nhận, có chữ ký của người nộp, người tiếp nhận hồ sơ và

có ngày hẹn nhận kết quả Biên nhận hồ sơ lập thành hai bản, một bản giaocho chủ đầu tư còn một bản giao cho cơ quan cấp GPXD

Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ xin cấp GPXD thì người tiếp nhận

hồ sơ phải trả lời rõ lý do cho người nộp hồ sơ biết

Trong thời gian tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằngvăn bản cho người nộp hồ sơ cho biết yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc việc lấy ýkiến của cơ quan liên quan để phục vụ việc cấp GPXD theo quy định Ngườinộp hồ sơ có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêucầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, thời gian lấy ýkiến của cơ quan liên quan phục vụ cấp GPXD không tính vào thời gian cấpGPXD

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ, cấp Giấy phép xây dựng và thu phí, lệ phí

Căn cứ vào hồ sơ xin cấp GPXD, các ý kiến thỏa thuận, chứng chỉ quyhoạch (nếu có), quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và các văn bản pháp luậtkhác có kiên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD thẩm tra hồ sơ, kiểmtra thực địa để giải quyết cấp hoặc từ chối cấp GPXD.Trong trường hợp cầnlàm rõ các thông tin liên quan đến các cơ quan khác (công trình tôn giáo;công trình nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ, công trìnhcủa cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; công trình di tích lịch sử văn hóa vàdanh lam thắng cảnh hoặc công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực bảotồn di tích lịch sử, văn hóa đã xếp hạng; công trình hạ tầng kỹ thuật chuyênngành; công trình có nguy cơ cháy nổ; công trình có tác động đến vệ sinh môitrường…) để phục vụ việc cấp GPXD thì cơ quan cấp GPXD có trách nhiệmgửi công văn và hồ sơ liên quan đến cơ quan có liên quan để lấy ý kiến Trongthời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn của cơ quan cấpphép xây dựng xin ý kiến, thông tin liên quan phục vụ việc cấp GPXD, các tổchức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấpgiấy phép xây dựng Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi

Trang 35

như đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra doviệc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

GPXD được lập thành 02 bản chính: 01 bản cấp cho Chủ đầu tư và 01bản lưu ở cơ quan cấp GPXD Trường hợp GPXD bị mất, thì chủ đầu tư phải

có thông báo cho cơ quan cấp GPXD biết để xét cấp lại

Trước khi giao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cơ quan cấp GPXDthu lệ phí và thu phí xây dựng theo các quy định của bộ tài chính và UBNDThành phố

GPXD được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ khinhận đủ hồ sơ hợp lệ Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp GPXD không quá

15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Chậm nhất 10 ngày làm việc cơ quan cấp GPXD phải hoàn thành việcbàn giao bản sao cấp GPXD, bản vẽ thiết kế xây dựng cho UBND quận,huyện, phường, xã, thị trấn nơi có công trình xây dựng và Thanh tra xây dựng

để thực hiện quản lý, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép đã cấp Việc giaonhận phải có biên bản bàn giao có kí nhận của cơ quan nói trên

Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng:

Quy định tại Điều 5 vàĐiều 17, Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định thẩm quyền cấp phép xây dựng

là GPXD và các tiêu chuẩn đã được duyệt Công tác quản lý trật tự xây dựngđảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực

Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng:

Công trình không phép: Là những công trình đi vào khởi công mà vẫnchưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Việc

Trang 36

xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xincấp phép Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựngkhông đúng theo quy hoạch chi tiết của Quận, Huyện, Phường…, xây dựngkhông đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thicông không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnhquan đô thị…

Công trình trái phép: Là những công trình xây dựng trái với nội dunggiấy phép hoặc không có GPXD, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức

xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ Hậu quả dẫn đến những hoang phí về tiền củacủa công dân, của nhà nước và mất cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm môi trườngkhi thực hiện dỡ bỏ…

Công trình sai phép: Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế

đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp Những loại công trìnhnày đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng khôngnhư trong giấy phép đã duyệt Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn

đã cho phép Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xâydựng thường lấy cớ là đã có GPXD để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xâydựng sai phép Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng

Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

Quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của ChínhPhủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xâydựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sảnxuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinhdoanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở

Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và

bị đình chỉ ngay để xử lý Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanhchóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải đượckhắc phục theo đúng quy định của pháp luật

Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạmphải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt Việc xử lý viphạm hànhchính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm vànhững tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lýthích hợp

Trang 37

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, baoche không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, khôngđúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luậthành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đốingười thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc

có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị

xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gâythiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

Bước 1.Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản:

- Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấnchịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xâydựng trên địa bàn, cùng Tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuấtbiện pháp xử lý báo cáo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn và Thanh traxây dựng quận, huyện chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản

- Cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện được phân công theo dõi đảmbảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và hỗ trợ Tổ công tác của phường, xã,thị trấn lập biên bản để xử lý vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng,trực tiếp lập biên bản để xử lý trong trường hợp Tổ công tác chưa lập biên bảnsau 24 giờ kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, thông báo để Chủ tịch UBNDphường, thị trấn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Tổ công tác

Bước 2 Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

- Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, sau khi nhận được hồ sơ, biênbản báo cáo đề xuất của cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có tráchnhiệmra quyết định xử phạt

- Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi vi phạmhành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xử phạt

Trang 38

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng đô thị của chính quyền địa phương cấp Quận

1.3.1 Các yếu tố khách quan

Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

tại địa phương ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu xây dựng của người dân Khinền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao,kéo theo nhu cầu về xây dựng của họ ngày một tăng sẽ gây áp lực rất lớntrong việc quản lý các cơ quan nhà nước Sự tăng nhanh một cách ồ ạt cáccông trình xây dựng làm cho cơ quan nhà nước khó kiểm soát và dẫn đếnhàng loạt các công trình sai phạm tồn tại

Cơ chế chính sách pháp luật: Cơ chế chính sách pháp luật giữ vai trò

đặc biệt quan trọng với đời sống kinh tế - xã hội nói chung và đối với công tácquản lý xây dựng đô thị nói riêng Luật pháp trong lĩnh vực quản lý xây dựng

đô thị là thiết chế, công cụ quản lý Nhà nước thực hiện các định hướng quyhoạch phát triển đô thị, thu hút các nguồn vốn để tạo lập một đô thị tiện nghi,đẹp, bền, chắc khắc; phát huy thế mạnh của đô thị để phát triển ổn định, cânbằng và bền vững Các quy định trong chính sách, pháp luật về xây dựng đôthị là yếu tố rất quan trọng để nhà nước quản lý xây dựng đô thị và để nhândân thực hiện các quyền của mình Hiện nay, cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường, với sự ra đời của các Luật chuyên ngành có liên quan đếnhoạt động quản lý xây dựng đô thị như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đôthị, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, … thì Luật Xây dựng đang bộc

lộ một số hạn chế, bất cập, nhiều nội dung trùng lặp, chồng chéo hoặc mâuthuẫn với các văn bản pháp luật được ban hành về sau và không phù hợp vớicác đặc trưng của một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần Luật quy địnhđối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng yêu cầu chủ đầu tư khắc phụcbằng việc tự hoặc cưỡng chế phá dỡ công trình hoặc xử phạt vi phạm hànhchính từ đó một phần điều chỉnh hành vi của dân dân trong hoạt động xâydựng sao cho đúng quy định của pháp luật

Tình hình quy hoạch xây dựng: Ở nước ta vẫn còn bị ảnh hưởng bởi

thời kỳ bao cấp, dự báo theo ý chí của người lãnh đạo theo nhiệm kỳ, mạnh aingười ấy làm, chưa gắn kết được quy hoạnh với nhau (quy hoạch chung vớiquy hoạch vùng, quy hoạch vùng với quy hoạch vùng liên tỉnh) để lại nhiềulỗi cơ bản trong công tác quy hoạch mà qua công tác thanh tra đã phát hiện

Trang 39

như thời gian lập thẩm định phê duyệt đồ án còn chậm, chưa chú trọng côngtác khảo sát trong quá trình lập đồ án quy hoạch, chưa quan tâm đến sự phùhợp của quy hoạch chi tiết với quy hoạch chung, chưa chú trọng công tác thiết

kế đô thị, không lập hoặc lập không đầy đủ đánh giá tác động môi trường,không lập hoặc lập không đầy đủ điều lệ quản lý quy hoạch, chưa thực hiệncông bố công khai, cắm mốc giới trên thực địa Trong khi đó công tác quyhoạch ngày càng khẳng định vai trò động lực then chốt trong nền kinh tế, cầnphải đẩy mạnh theo hướng linh hoạt gắn kết với thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Quy hoạch phải đi trước một bước làm động lực cho phát triểnkinh tế xã hội bền vững

Ý thức, lối sống đô thị và văn hóa đô thị của người dân: Là một nhân tố

khách quan ảnh hưởng tới chất lượng quản lý xây dựng đô thị của cơ quannhà nước Vì nếu ý thức chấp hành của người dân không cao trong hoạt độngxây dựng như không báo cáo trung thực tình hình xây dựng hay cố tình gianlận trong việc xây dựng sẽ gây khó khăn cho chính quyền trong công tác quản

lý Đại bộ phận dân cư đô thị của ta hiện nay đều có gốc từ nông thôn, vì thế,nếp sống, nếp nghĩ cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống nông thôn Các hành vi,ứng xử xấu như: coi thường pháp luật về giao thông, ứng xử thiếu lịch sự nơicông cộng, ý thức cá nhân, thiếu sự gắn kết cộng đồng, lấn chiếm vỉa hè, lòngđường… Các hộ kinh doanh cá thể hình thành khắp mọi nơi, người ta buônbán ở mặt đường, vỉa hè, hay lấn chiếm vỉa hè, thiếu sự gắn kết giữa các côngtrình độc lập với cả tuyến phố và cả khu vực Bản thân ý thức và văn hóa đôthị còn ảnh hưởng tới cả việc bảo tồn di sản, di tích Như việc lấn chiếm các

di tích, biến đất công cộng thành đất tư, việc phá hoại di sản… Những điềunày gây khó khăn rất nhiều trong công tác quản lý xây dựng đô thị

1.3.2 Các yếu tố chủ quan

Tổ chức bộ máy quản lý: Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước trong

công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận gồm: các phòng, banchuyên môn, Đội thanh tra xây dựng Quận, UBND các phường, các tổ chức,

cá nhân có liên quan trong hoạt động xây dựng đô thị Bộ máy tổ chức, quytrình thực hiện cần gọn nhẹ Cơ chế phối hợp nhuần nhuyễn, ăn khớp sẽ tạođiều kiện thuận nợi cho quá trình quản lý xây dựng đô thị của chính quyền

Chế độ chính sách do địa phương ban hành: Chế độ chính sách phải

mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo

Trang 40

công tác quản lý diễn ra chặt chẽ, tuy nhiên tinh giảm các thủ tục không cầnthiết tránh gây phiền hà, sách nhiễu Bên cạnh đó chế độ chính sách phảimang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thựchiện Quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tụchành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phảiđược thực hiện một cách khoa học, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạncũng như trách nhiệm tới từng bộ phận.

Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Nhà nước đối với hoạt động xây dựng đô thị: Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản

lý Nhà nước đối với hoạt động xây dựng đô thị là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến hiệu lực, chất lượng của công tác quản lý xây dựng đô thị trên địabàn quận Bởi họ là chủ thể của quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị Nănglực của cán bộ quản lý không những ảnh hưởng đến quá trình hoạch địnhchính sách, tham mưu đề xuất các chính sách, các quy định, các quy chế phùhợp mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Khâu quản lý và ý thức củacác cán bộ công chức trong công tác quản lý điều hành, không sát sao thiếugiám sát, có một bộ phận cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản

lý, tiêu cực tham nhũng dẫn đến những hậu quả khôn lường trong công tácquản lý trật tự xây dựng đô thị (Xây dựng không theo quy hoạch, không theogiấy phép xây dựng, sai giấy phép xây dựng, tự tăng số lượng căn hộ, tăng sốtầng làm mật độ dân số tăng cao Dân số tăng kéo theo nhiều hệ lụy gây áplực cho hạ tầng lâu nay đã quá tải)

Trang thiết bị cơ sở vật chất – kỹ thuật: Khi nhu cầu xây dựng ngày

càng tăng thì khối lượng công việc trong từng khâu quản lý xây dựng đô thịngày càng nhiều, do đó phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thờigian giải quyết công việc đảm bản công việc được diễn ta nhanh chóng, chínhxác và thống nhất Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụngkhoa học công nghệ hiện đại là một đòi hỏi tất yếu

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Đóng một vai trò vô cùng

quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức vàhiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân và góp phần ngăn ngừa, hạn chế cáchành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật

Ngày đăng: 14/06/2021, 23:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chử Thị Kim Anh (2014), Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đôthị trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Tác giả: Chử Thị Kim Anh
Năm: 2014
2. Bộ Xây dựng (2005): Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật xây dựng ở địa phương. Đề xuất các biện pháp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để đạt hiệu quả, Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu ngày 20/3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện phápluật xây dựng ở địa phương. Đề xuất các biện pháp phổ biến, tuyên truyềngiáo dục pháp luật để đạt hiệu quả
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2005
4. Nguyễn Huy Chí (2016):Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bảnbằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Huy Chí
Năm: 2016
6. Cổng thông tin điện tử quận Bắc Từ Liêm: Bactuliem.hanoi.gov.vn 7. Võ Kim Cương (2010), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nhà xuất bản Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi
Tác giả: Cổng thông tin điện tử quận Bắc Từ Liêm: Bactuliem.hanoi.gov.vn 7. Võ Kim Cương
Nhà XB: Nhà xuấtbản Xây dựng
Năm: 2010
9. Phạm Đức Hạnh (2013): Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng trênđịa bàn thành phố Hà Nội
Tác giả: Phạm Đức Hạnh
Năm: 2013
10. Lê Thanh Liêm (2005): Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trênđịa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Lê Thanh Liêm
Năm: 2005
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
8. Đội Thanh tra xây dựng quận Bắc Từ Liêm (2017), Báo cáo kết quả công tác kiểm tra trật tự xây dựng năm 2017 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm Khác
14. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 713/QĐ- UBND ban hành ngày 10/2/2015 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Xây dựng; UBND cấp Huyện; UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
15. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2016), Quyết định 20/2016/QĐ-UBND ban hành ngày 24/6/2016 về việc quy định chi tiết một số nội dung về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
16. Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của UBND quận Bắc Từ Liêm Khác
17. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w