Chương V QUAN HỆ QUỐC TẾ ( 1945-2000) BÀI9 (Tiết 12,13) QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1 . Về kiến thức : - Nhận thức được những nét chính của QHQT sau chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng lớn có tính bao trùm là sự đối đầu giữa hai phe : TBCN và XHCN - Biết được tình hình chung và các xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh . 2. Về kĩ năng : Rèn luyện phương pháp tư duy, biết phân tích các sự kiện và khái quát tổng hợp các vấn đề lớn 3. Về thái độ : - Nhận thức rõ : Mặc dù hoà bình thế giới vẫn được duy trì, nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh , tình hình thế giới luôn căng thẳng, có lúc như bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới. Trên thực tế, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra, thậm chí kéo dài, nhất là ở hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Từ đó, đễ thấy rõ : cuộc của các dân tộc vì hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là đầy chông gai, cực kì gian khổ và phức tạp. - Tự hào về những đóng góp to lớn của dân tộc ta vào cuộc đấu tranh của các dân tộc với các mục tiêu thời đại : hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội . II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC : Bản đồ thế giới và các tranh ảnh khác có liên quan III .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC : A/Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 ph) Trình bày khái quát chính sách đối ngoại của Nhất Bản trong thời kì Chiến tranh Lạnh ? B. Vào bài mới: GV cần nhắc qua các bài đã học có liên quan , sau đó khái quát QHQT trên phạm vi toàn cầu trong nội dung bài học. C. Hoạt động dạy và học trên lớp : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân. -GV :Từ liên minh chống phát xít , sau chiến tranh , hai cường quốc X-M chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề trên ?mâu thuẫn Đông- Tây và khởi đầu của chiến tranh lạnh I/ MÂU THUẪN ĐÔNG –TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH(15 ph) 1 đựoc biểu hiện như thế nào?đê trả lời hai vấn đề nầy GV yêu cầu HS trả lời cau hỏi:hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN? -HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời. -GV nhận xét bổ sung và chốt ý +Do đối đầu mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. LX Mỹ +Sự kiện dẫn đến chiến tranh lạnh: Học thuyết Truman ( 1947): Nội dung : cũng cố các chính quyền phản động và đẩy lùi các phong trào đấu tranh yêu nước ở HI Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ , biến hai nước nầy thành căn cứ tiên phương chống Lx và các nước ĐCN Đông Âu từ phía nam của các nước nầy. Kế hoạch Macsan ( 1947) Sự ra đời của khối NATO( 1949) Đối lập với các hoạt động của Mỹ , LX đã thành lập: Hội đồng tương trợ kinh tế ( 1949) Tổ chức Hiệp ước VACSAVA( 1955) Như vậy đến năm 1949 , cục diện “hai cực“ đã được xác lập rỏ ràng , chi phối sự đối lập giữa liên xô và Mĩ. -Liên Xô : chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới , bảo vệ CNXH và đẩy mạnh PTCM thế giới. - Mỹ: chống phá LX và các nước XHCN , PTCM các nước, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Sự kiện khởi đầu của chiến tranh lạnh - Học thuyết Truman ( 1947): Mĩ chính thức phát động chiến tranh lạnh nhằm chống LX và các nước Đông Âu. Kế hoạch Macsan (6/1947): - Phục hồi kinh tế Tây Âu - Tập hợp Tây Âu vào liên minh quân sự chống LX và các nước Đông Âu. - Kế hoạch Macsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - Thành lập ngày 4/4/1949 tại Washinton , lúc đầu gồm có Mỹ và 11 nước phương Tây. - Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống lại LX và các nước XHCN. Tháng 1/1949 , LX và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.Tháng 5/1955, LX và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava , một lien minh chính trị- quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. Sự ra đời của NATO và VACSAVA đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thé giới. 2 tình hình thế giới.Ba sự kiện trên là màn dạo đầu của CTL.Đó là sự hình thành một giới tuyến phaqan chia và đối lập về kinh tế , chính trị , quân sự giữa hai phe TBCN và XHCN. * Hoạt động 2. Cả lớp và cá nhân. -GV nêu câu hỏi: thế nào là chiến tranh lạnh? -HS dựa vào SGK trả lời.GV chốt ý: +Là sự đối đầu giữa hai phe. +Diến ra trên hầu hết các lĩnh vực:CT,QS,KT,tư tưởng, văn hóa . +Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng +Chiến tranh cục bộ diễn ra nhiều nước. -GV chuyễn ý: sự đối đầu Đông-Tây đựoc biểu hiện ở cuộc chiến tranh xâm lược ĐD của thực dân Pháp. -GV nêu câu hỏi:thông qua nội dung SGK , hãy dẫn chứng cho nhận định trên? -HS suy nghỉ trả lời.GV chốt ý . Sau chiến thắng ĐBP , hội nghi Giơnevơ để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở ĐD.Hiệp định công nhận , độc lập , chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước ĐD.Cuôch chiến tranh ở ĐD đã chấm dứt , nhưng nước Vn tạm thời bị chia cắt làm hai miền , vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.Hiệp định Giơ ne vơ 1954 về ĐD là một thắng lợi to lớn của nhân dân 3 nước , nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.Đại biểu Mỹ ra tuyên bố không chịu sự ràng buộc của Hiệp định nhằm chuẩn bị cho sự xâm lược sau nầy. -GV nêu câu hỏi: cuộc chiến tranh ở ĐD và TT có điểm gì khác và giống nhau ? -HS dựa vào SGK trả lời. -GV chốt ý: II/ SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG-TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ. (15 ph) * Chiến tranh lạnh là gì?(SGK) 1/ Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp( 1945- 1954) -Từ 1946 nhân dân Đông Dương đã tiến hành KCCP,đ ược sự giúp đở của LX, TQ và các nước XHCN. - Từ sau 1950 , Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh ĐD, từ đó chiến tranh ĐD ngày càng chịu sự tác động của hai phe. - Hiệp định Giơnevơ 1954 là thắng lợi to lớn của nhân dân 3 nước ĐD nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe. 2/ Cuộc chiến tranh Triều Tiên. ( 1950-1953) - 1950 – 1953 diễn ra chiến tranh giữa hai miền : Bắc và Nam Triều Tiên 3 +VN giành độc lập sau đó kháng chiến chống Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. +TT chia làm hai miền quân quản (LX- M)hình thành hai nhà nước riêng rẽ. +Cuộc chiến tranh hai miền TT do Mỹ và TQ ủng hộ Cuộc chiến tranh triều Tiên là “ sản phẩm“ của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp giữa hai phe. - Sau Hiẹp định Giơnevơ 1954 về ĐD , Mỹ đã nhanh chóng hất cẳng Pháp , dựng nên chính quyền Ngô Đình Diêm , âm mưu chia cắt lâu dài VN, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.Nhưng mưu đồ của Mỹ đã vấp phải ý chí quật cường và cuộc đấu tranh anh dũng của quân dân VN. -GV phân tích thêm: +Mỹ theo đuổi tham vọng to lớn qua cuộc chiến tranh VN đối với phe XHCN và PTGPDT. +Mỹ đã lần lượt thực thi phần lớn các chiến lược chiến tranh ở miền Nam nhưng đã bị thất bại nặng nề mặc dù Mỹ đã huy động những phương tiện kỹ thuật hiện đại , những lực lượng vật chất khổng lồ cho cuộc chiến tranh VN. +Trong lịch sử của mình , nước Mỹ đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh nhưng cuộc chiến tranh VN là cuộc chiến tranh đầu tiên mà rõ ràng Mỹ đã thua.Cuộc chiến tranh đó đã làm tiêu tan những kinh nghiệm thắng trận trong CTTG II và đã chôn vùi danh tiếng những tướng lĩnh bốn sao cùng những trí thức thông minh nhất và tài giỏi nhất. ( Kennedy -GV kết luận:như vậy , trong thời kỳ chiến tranh lạnh , hầu hết mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới , với những hình thức và mức độ khác nhau đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực X-M. - 27/7/1953 Hiệp định đình chiến được ký kết, vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới quân sự giữa hai miền. =>Cuộc chiến tranh Triều Tiên là “ sản phẩm“ của Chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp giữa hai phe. 3/ Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ ( 1954-1975) - 1954-1975 Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. Đây là trọng điểm của chiến lược toàn cầu. Chiến tranh VN đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. * Tóm lại, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hầu hết mọi cuộc chiến tranh đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ. 4 * Hoạt động 3. Cả lớp và cá nhân. -GV hỏi: xu thế trên đã được biểu hiện trong thực tế Lịch sử như thế nào? -HS tìm các sự kiện trong SGK trả lời. -GV chốt ý. + Trên cơ sở thỏa thúận X-M , hai nhàn nước Đức đã Theo đó hai bên tôn trọng không điều kiện chủ quyền và sự taqòn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như của các nước châu Âu trên đường biên giới hiện tại .Hai bên thiết lạp quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở bình đẳng và giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng biện pháp hòa bình .Nhờ đó tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rỏ rêt. + Định ước Henxinki với nội dung cơ bản: khẳng định mối quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia , sự bền vững của đường biên giới , giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình .nhằm bảo đảm an ninh châu Âu;Hiệp định cũng thiết lập sự hợp tác giữa các nước về kinh tế-KHKT Thỏa thuận quân sự: thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước. -GV hỏi: nguyên nhân nào dẫn đến sự hòa hoãn Đ-T và chiến tranh lậnh chấm dứt? -HS dựa vào SGK trả lời. - GV chốt ý: +Cuộc chạy đua võ trang kéo dài hơn 40 năm làm cho hai nứớc suy giảm nhiều mặt. +Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với X-M. +Kinh tế LX lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng. hai cường quốc cần phải thoát khỏi thế đối đầu dể ổn định và phát triển.* III / XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG- TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH CHẤM DỨT (15 ph) * Biểu hiện : - 1972, hai nhà nước Đức đã ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức -Năm 1972 , Xô-Mĩ đã ký Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược ( SALT-1) -Tháng 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada ký kết Định ước Henxinki với nội dung cơ bản: khẳng định mối quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia ,sự hợp tác giữa các nước .--> tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh khu vực này. -Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô-Mĩ đã có những cuộc gặp cấp cao, nhất là từ khi Goócbachốp lên cầm quyền. - Tháng 12/1989 Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh . *Nguyên nhân Liên Xô –Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh: ( SGK) *Ý nghĩa : Chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng con đường hòa bình ( Apganixtan, CPC, Namibia .). 5 Hoạt động 4. cả lớp và cá nhân. -Sau nhiều năm trì trệ và kéo dài , đến những năm 1989-1991 , chế độ XHCN đã sụp đổ ở LX và Đông Âu , trật tự thế giới hai cực không còn , và Mỹ là cực duy nhất còn lại. -Tình hình thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp. phát triển theo các Xu thế như thế nào? - HS dựa vào SGK trả lời. ( Một là bốn là) - Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 đã đặt các quốc gia đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.Nó gây ra những tác động to lớn , phức tạp với tình hình chính trị thế giới và cxả trong quan hệ quốc tế IV/ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH : -Sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN đưa đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực. -Tình hình thế giới có những thay đổi to lớn và phức tạp. phát triển theo các Xu thế sau đây: ( 4 xu thế- học SGK- trang 64)) + Một là: trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ , trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực với sự vươn lên của Mỹ , Liên minh châu Âu , Nga , TQ . + Hai là:các quốc gia đều tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. + Ba là , Mỹ đang cố thiết lập thế giới đơn cực nhưng không dễ gì đạt đựoc mục đích. + Bốn là :có nhiều khu vực tình hình không ỏn định với những cuộc nội chiến , xung đột quân sự kéo dài như ở bán đảo ban căng , ở một số nước châu Phi và Trung Á. - Ngày nay , các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi , vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn.( CN khủng bố .) D. Sơ kết bài học (5 ph) Củng cố: - 1945 đầu những năm 70: mâu thuẫn Đông Tây gay gắt, “Chiến tranh lạnh” căng thẳng và chiến tranh cục bộ ở nhiều khu vưc. - Từ đầu ~ năm 70 1991: Hòa hoãn đông Tây và “CTL” chấm dứt - 1991 nay: Thế giới sau “CTL” Dặn dò: HS học bài cũ, trả lời 2 câu hỏi và bài tập trong SGK, đọc trước bài 10, tìm hiểu về một số thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại. 6 . 199 1: Hòa hoãn đông Tây và “CTL” chấm dứt - 199 1 nay: Thế giới sau “CTL” Dặn dò: HS học bài cũ, trả lời 2 câu hỏi và bài tập trong SGK, đọc trước bài. hoạch Macsan ( 194 7) Sự ra đời của khối NATO( 194 9) Đối lập với các hoạt động của Mỹ , LX đã thành lập: Hội đồng tương trợ kinh tế ( 194 9) Tổ chức Hiệp