Bài 7 LS 12 CT chuẩn

5 604 1
Bài 7 LS 12 CT chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 7 (Tiết 9) TÂY ÂU ***** I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : học xong bài này , HS: 1/Về kiến thức : -Hiểu và trình bày được tình hình và quá trình phát triển cỦA CÁC NƯỚC Tây Âu sau CTTG II. - Hiểu được những nét chính về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu ( EU) –một tổ chức thể hiện xu thế liên kết khu vực có tính phổ biến cua thời đại ngày nay. 2/Về kỹ năng : rèn luyện kỹ năng phân tích , nhất là tư duy có tính khái quát , khi xem xét các vấn đề của khu vực. 3/Về thái độ: - nhận thức sâu hơn xu thế chủ đạo của thời đại là hòa bình và hợp tác phát triển mà EU là một ví dụ tiêu biểu về sự thành công.Từ đó các em thấy rỏ nước ta hội nhập với thế giới là thuân theo xu hưo2wngs chung đó. - Hiểu được giữa nước ta và nhiều nước Tây Âu có những liên hệ trong lịch sử.Ngày nay mối liên hệ giữa nước ta với EU cũng như nhiều nước Tây Âu (P,Đ,A ) ngày càng phát triển và hợp tác có hiệu quả. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Bản đồ châu Âu. - Tranh ảnh về EU, cờ của EU. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC A.Ổ định lớp và kiểm ta bài cũ (5 ph) * Câu hỏi: 1. Tình hình kinh tế Mĩ từ 1945 – 1973, Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh. 2. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến 2000. B. Dẫn dắt vào bài mới Sau khi phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, các nước Tây Âu bước sang một thời kì phát triển mới với những thay đổi lớn, trong đó nổi bật là sự kiện kinh tế - tài chính của các nước trong khu vực. Để hiểu được các giai đoạn phát triển của Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai và sự kiện kinh tế - chính trị của khu vực này, chúng ta đi tìm hiểu bài 7 Tây Âu. C. Tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân (5 ph) -GV nêu câu hỏi chung: tình hình kinh tế chính trị các nước Tây Âu sau CTTG II như thế nào ? -HS dựa vào SGK trả lời. - GV nêu câu hỏi nâng cao:vì sau sau CTTG II , các nước Tây Âunhận viện trợ Mỹ và liên minh chặt chẽ với Mỹ?lệ thuộc Mỹ? I/TÂY ÂU từ năm 1945 đến năm 1950 *.Kinh tế : - Chiến tranh để lại hâu quả nặng nề. - Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mỹ ( Kế hoạch Mácsan) kinh tế được phục hồi 1 -HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời. -GV nhận xét và chốt ý: +vì suy yếu , phải nhận viện trợ của Mỹ để khôi phục kinh tế với những điều kiện do Mỹ đặt ra. +Lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và các nước DCND Đông Âu đối với tình hình trong nước. Hoạt động 2: cả lớp và cá nhân (10 ph) -GV nêu câu hỏi:tình hình kinh tế các nước Tây Âu trong thời kỳ nầy như thế nào ? -HS suy nghỉ trả lời. -GV nêu tiếp :nguyên nhân của sự tăng trưởng đó? -HS dựa vào SGK trả lời.GV chốt ý: +Áp dụng thành tựu KHKT hiện đại đẻ tăng năng suất lao động ,nâng cao chát lượng , hạ giá thành sản phẩm. +Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý , điều tiết , thúc đẩy nền kinh tế. + Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ, giá nguyên liệu rẻ từ các nước thế giới thứ ba , hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của EC + Sự nổ lực phấn đấu của chính nười lao động ở các nước nầy. -GV : cùng với sự tăng trưởng kinh tế , nền chính trị : sự phát triển của nền dân chủ tư sản ( các quyền tự do dân chủ trong xã hội và phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vì dân chủ và dân sinh) Ở Pháp: trong những năm tồn tại của nền cộng hòa thứ tư ( 1946-1958) đã thay đổi tới 25 nội các.PTĐT của 80 vạn HSSV, công nhân viên chức Pari ( 5/1968) đã góp phần buộc tổng thống Đờ Gôn từ chức ( 4/1969).Ở Tây Đức năm 1968 ĐCS ra đời hoạt động công khai. Ở Ý , năm 1960 quần chúng thiết lập chướng ngại vật trên đường phố và tiến hành tổng bãi công , góp phần làm thất bại cuộc đảo chính phản động của các tổ chức phát xít mới. và đạt mức trước chiến tranh. *.Chính trị: + Củng cố chính quyền tư sản, ổn định chính trị- xã hội. + Liên minh chặt chẽ với Mỹ. + Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ. Các nước Tây Âu trở thành đối trọng với khối XHCN Đông Âu vừa mới hình thành. II/TÂY ÂU từ năm 1950 đến năm 1973. *. Kinh tế :phát triển nhanh. +Tây Đức , Anh , Pháp lần lượt là các cường quốc CN đứng thứ ba , tư , năm trong thế giới tư bản. +Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Trình độ KH- KT phát triển cao và hiện đại. +Nguyên nhân phát triển: (3 nguyên nhân – học SGK, trang 47, 48) *. Chính trị : Nền dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, nhưng cũng có nhiều biến động. *. Đối ngoại: - Một mặt tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác, cố gắng đa dạng hóa, đa 2 -GV chuyển ý và nêu câu hỏi: chính sách của các nước Tay Âu trong thời kỳ nầy như thế nào ? - HS dựa vào SGK trả lời. Chính phủ một số nước Tây Âu đã ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở VN , ủng hộ Ixraen trong các cuộc chiến tranh chống các nước A Rập .Tây Đức gia nhập NATO( 5/1955) , nhiều vùng lãnh thổ và hải cảng ở Tây Âu biến thành căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Trong khi đó , Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho Tây Đức , chú ý phát triển quan hệ với LX và các nước XHCN khác.Đặc biệt , năm 1966 , Pháp rút ra khỏi bộ chỉ huy quân sự NATO và yêu cầu rút tất cả các căn cứ quân sự và quân đội Mỹ ra khỏi nước Pháp .Thụy Điển , Phần Lan …đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại VN.-->phân hóa trong thái độ với cuộc chiến tranh xâm lược Mỹ -VN Trong giai đoạn 1950-1973 , nhiều thuộc địa của A,P,Hà Lan tuyên bố độc lập , đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới. Câu hỏi củng cố: Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu là gì? Hoạt động 3 : thảo luận nhóm (10 ph) -GV ;trên cơ sở tìm hiểu phần I và II , chia lớp ra làm các nhóm nhỏ phân cau hỏi tìm hiểu các nội dung sau: +Nhóm 1: tìm hiểu tình hình Tây Âu từ 1973- 1991 +Nhóm 2: tìm hiểu tình hình Tây Âu từ 1991- 2000 +Nhóm 3 : tìm hiểu về Liên minh châu Âu -HS : các nhóm thảo luạn sau đó GV yêu cầu đại diện nhóm bất kỳ lên trình bày lại các vấn đề. -GV : sau khi mỗi nhóm trình bày , GV nhận xét chốt ý Về kinh tế , do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới , cũng như Mỹ và Nhật , từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái , khủng hoảng , phát triển không ổn định , kéo dài đến đầu thập niên 90. phương hóa hơn nữa trong quan hệ đối ngoại. - Nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới. III/TÂY ÂU từ năm 1973 đến năm 1991. *.Kinh tế : +Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỷ 90. +Gặp những khó khăn: lạm phát, thất nghiệp, canh tranh quyết liệt với Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới. -*Về chính trị- xã hội: +Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. +Tệ nạn xã hội , điển hình là tội phạm maphia ở Ý. 3 Từ năm 1973, đến năm 1992 , mức tăng trưởng kinh tế của Pháp thực tế giảm xuống còn 2,4% đến 2,2% ; năm 1991 , kinh tế Anh tăng trưởng 1,8% .Năm 1983 , số người thất nghiệp ở Ý là 2,5 triệu ( 10% lực lượng lao động ) và ở Tây Đức là 3 triệu ( 1989). Nền kinh tế Tây Âu gặp phải không ít khó khăn và thách thức… Về chính trị-xã hội: bên cạnh sự phát triển , nền dân chủ tư sản ở Tây Âu vẫn tiếp tục bộc lộ những mặt trái của nó… Ở Anh , tầng lớp giàu chiếm chưa đầy 1% dân số nhưng lại nắm trong tay gần 50% số tư bản.Ở Tây Đức , nhóm các nhà tư bản giàu có chiếm 1,7% dân số nhưng chiếm tới 70% tư liệu sản xuất. …đặc biệt , do hệ quả của việc kết thúc Chiến tranh lạnh , bức tường Béclin bị phá bỏ(11/1989) , và sau đó không lâu , nước Đức tái thống nhất. Năm 2000 , mức tăng trưởng của kinh tế Pháp là 3,8% , Anh là 3,8% , Đức 2,9% , và Ý là 3%. Về chính trị và đối ngoại , trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX , tình hình các nước Tây Âu cơ bản ổn định.Chính sách đối ngoại của các nước nầy có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc , trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã.Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ , thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng với Mỹ trong nhiều vấn đề quan hệ quốc tế quan trọng.Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ… Hoạt động 4: cả lớp và cá nhân (10 ph) năm 1951 , 6 nước Tây Âu ( Pháp , Đức , Bỉ , Ý , Hà Lan , Lúcxămbua) thành lập Cộng đồng gang-thép châu Âu1957 , 6 nước nầy ký Hiệp ước Roma , thành lập Cộng đồng năng lường nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu ( EEC)1967 , 3 tổ chức trên hợp thành Công đồng châu Âu ( EC ) .Năm 1991 , các nước thành viên EC ký Hiệp ước Maxtrich( Hà Lan ) có hiệu lực từ *Về đối ngoại : +Tháng 11.1972: việc ký hiệp định về quan hệ giữa hai nước Đức làm cho quan hệ châu Âu dịu đi. +1975 các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. +1990 nước Đức thống nhất. IV/ TÂY ÂU từ năm 1991 đến năm 2000 *. Về kinh tế : Phục hồi và phát triển. +Tây Âu vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới. + 15 nước EU chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới. *Về chính trị và đối ngoại : +Chính trị ổn định. +Đối ngoại: mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển, các nước Đông Âu và SNG. V/ LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU) * Sự ra đời và quá trình phát triển : - Năm 1957 , 6 nước Tây Âu là Pháp , Tây Đức , Bỉ , Ý , Hà Lan , Lúcxămbua thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu ( EEC) - 1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu ( EU) với 15 nước 4 ngày 1/1/1993 , đổi tên thành Liên minh châu Âu ( EU) với 15 nước thành viên Tháng 6/1979 , đã diễn ra cuộc bầu cử nghi viện châu Âu đầu tiên.Ngày 1/1/1999 , đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng EURO được phát hành. NHư vậy đến cuối thập kỷ 90 , EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh , chiếm hơn ¼ GDP thế giới.Năm 1990 , quan hề EU-VN được thiết lập , mở ra một thời kỳ phát triển mới trên cơ sở hợp tác tồn diện giữa hai bên. Câu hỏi cũng cố : hãy nêu những sự kiện chính trong q trình hình thành và phát triển của EU. thành viên. - Mục tiêu : hợp tác liên minh về kinh tế , tiền tệ, chính trị , đối ngoại và an ninh chung. - 1999 phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO) - 2007 EU có 27 nước thành viên. * Quan hệ EU- Việt Nam:1990 EU thiết lập quan hệ với Việt Nam. D. Kết thúc bài học: (5 ph) * Củng cố: những nội dung cơ bản của toàn bài theo nội dung 2 câu hỏi cuối bài. - khái quát tình hình Tây âu từ 1945 đến 2000 ( kinh tế, chính trò và đối ngoại) - Sự hình thành và phát triển của EU, mối quan hệ của EU từ 1990 đến nay. * Dặn dò - Bài tập về nhà: Vẽ lược đồ về quá trình hình thành phát triển của EU. Năm Tên các nước thành viên. - Chuẩnbài mới: Bài 8 “ Nhật Bản”. 5 . Bài 7 (Tiết 9) TÂY ÂU ***** I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : học xong bài này , HS: 1/Về kiến thức : -Hiểu và trình bày. nay. * Dặn dò - Bài tập về nhà: Vẽ lược đồ về quá trình hình thành phát triển của EU. Năm Tên các nước thành viên. - Chuẩn bò bài mới: Bài 8 “ Nhật Bản”.

Ngày đăng: 30/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan