ĐÌNH LÀNG THỔ TANG - VĨNH TƯỜNG - VĨNH PHÚCDI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA Tài liệu dùng cho học sinh tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá ở địa phương Đ
Trang 1ĐÌNH LÀNG THỔ TANG - VĨNH TƯỜNG - VĨNH PHÚC
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA
Tài liệu dùng cho học sinh tìm hiểu chăm sóc
và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá ở địa phương
Đình Thổ Tang đã được Bộ Văn
hoá Thông tin ghi vào Danh mục di
tích lịch sử văn hoá ngày 13/1/1964 và
cấp bằng di tích lịch sử văn hoá cấp
quốc gia ngày 17/2/1990.
Đình thuộc xã Thổ Tang, huyện
Vĩnh Tường, được tạo dựng từ thế kỷ
XVII, trải qua thời gian, đến nay còn bảo
lưu được tương đối nguyên vẹn kiểu
thức kiến trúc thời Hậu Lê
Đình Thổ Tang, xã Thổ Tang (Vĩnh Tường) là ngôi đình có kiểu dáng cổ
nhất trong các ngôi đình hiện còn ở Vĩnh Phúc Kiến trúc khá đồ sộ
Đình thờ danh tướng Lân Hổ, có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII Tương truyền, theo lệnh Vua Trần, Lân Hổ đã dẫn quân lên vùng Gia Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) lập phòng tuyến, bày binh bố trận, chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ kinh đô Thăng Long Hiện nay suốt một dải từ Dục Mỹ- Sơn Vi (Phú Thọ) đến Vĩnh Tường - Yên Lạc (Vĩnh Phúc) có hệ thống di tích thờ Lân Hổ ở xã Thổ Tang có Miếu Trúc, đình Thổ Tang, đình Phương Viên, trong đó đình Thổ Tang là trung tâm để tổ chức lễ hội cùng những trò diễn, hèm tục tưởng niệm về vị tướng tài Lân Hổ và cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta thời Trần
Đình Thổ Tang được xây dựng với quy mô đồ sộ, gồm hai toà kiến trúc bố cục theo hình chữ "đinh" Đại đình 5 gian 2 dĩ 6 hàng chân, hậu cung 2 gian Toàn đình đếm được 60 cột, làm bằng gỗ tốt đại khoa Cột cái có đường kính 0,80m, cột con đường kính 0,61m Nền đình dài 25,80m, rộng 14,20m, bó đá xanh xung quanh Kết cấu kiến trúc kiểu tứ
trụ, chồng rường giá chiêng, gia cố
bền chắc
Đình Thổ Tang hiện
còn 21 bức chạm khắc gỗ hết sức
tinh tế, được thể hiện trên các thành
phần kiến trúc: Thân kẻ, thân bẩy,
thân rường, nội dung phong phú,
khái quát về chu trình: lao động -
làm ăn - hưởng thụ của cư dân
nông nghiệp, của nhân dân ta thời Lê Trung hưng Các bức chạm ở đây được sắp xếp thứ tự theo chu trình đó Bước vào cửa đình thì thấy ngay bức chạm đầu tiên
là "ngày hội xuống đồng" (lễ tịch điền) rồi lần lượt đến các bức "bắn thú dữ" để
Trang 2bảo vệ mùa màng, thôn xóm Cảnh vui chơi giải trí có: "đá cầu", "chơi cờ", "uống rượu", "người múa" Cảnh sinh hoạt gia đình có: "trai gái tình tự", "gia đình hạnh phúc" Phê phán những thói hư tật xấu có: "đánh ghen", "vợ chồng lười" Trang trí thờ phụng gồm các bức: "cửu long tranh châu", "bát tiên quá hải" và nhiều hình rồng, phượng khác.Những cảnh đi cày, chăn trâu, khiêng cá, nghỉ ngơi sau buổi làm đồng…phản ánh các mặt sinh hoạt bình dị, tươi vui của nhân dân Những cảnh bắn hổ, đấu vật, đá cầu thế hiện tinh thần thượng võ của dân tộc
Tiêu biểu là bức “ngày hội xuống
đồng” chạm trên một kẻ nghé ở hè
đình ngay sau cửa ra vào, dài 1,5m,
rộng 0,70m, 25 nhân vật trên tác
phẩm đều được chạm bong sinh động,
phản ánh ngày hội xuống đồng đầu
năm của nhân dân ta thủa trước
Bức “cảnh đánh ghen” diễn tả thân phận phụ nữ xưa một cách sinh động: một người đàn ông đang bá vai một người đàn bà, một chị khác săm săm bước tới đấm vào gáy người đàn bà kia
Song có người lại đặc biệt ca ngợi bức hoành phi của ngôi đình với 3 chữ đại
tự "Hoà Vi Quý" (Hòa là quý), thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc chỉ thấy có ở đây Bức hoành phi có xuất xứ khá thú vị: "Hồi ngôi đình mới làm xong, chưa khánh thành được vì bức hoành phi chưa tìm được chữ nào vừa ý Lúc đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi Sau khi nghe kỳ mục bẩm báo tình hình mọi mặt của làng, khi đó có chuyện dân Tam Lâm với dân Tứ Xóm trong làng lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả
dùng cật nứa đâm nhau
trọng thương mà không
làm sao ngăn chặn
được, vị Tổng đốc nhíu
mày suy nghĩ rồi viết
luôn 3 chữ: "Hòa Vi
Quý" Thấy nghĩa chữ
hay quá, dân làng phẩn
khởi lập tức khắc ngay
vào bức hoành phi treo
lên và mở luôn hội
khánh thành đình Kể
cũng lạ, tự nhiên sau
đó trong làng yên ắng
Họa tiết trang trí cảnh sinh hoạt của con người trên xà nách
Trang 3hẳn không còn chuyện đánh lộn thường xuyên như trước Tình hình đó được duy trì cho mãi tới nay"
Đình Thổ Tang là một trong những ngôi đình đạt đến đỉnh cao về mỹ
thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian thời Hậu Lê, là di tích được xếp hạng quốc gia sớm nhất ở Vĩnh Phúc, mấy thập kỷ qua luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học, sự quan tâm bảo vệ tu bổ của Nhà nước các cấp, chính quyền và nhân dân địa phương
Với kỹ thuật tinh vi và điêu luyện, chạm khắc ở đình Thổ Tang đã miêu tả khái quát được phần nào cuộc sống làm ăn và sinh hoạt của nhân dân ta, vừa có giá trị về mỹ thuật lại vừa có giá trị về nội dung phản ánh có tính tư tưởng cao Ngoài ngôi đình, Thổ Tang còn có chùa Tùng Vân và miếu Trúc, làm thành cụm di tích có giá trị lớn về lịch sử kiến trúc mỹ thuật Đây cũng là làng thương mại nổi tiếng từ xưa đồng thời là quê hương của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học
Chùa Tùng Vân :
Được xây dựng cách đây 327
năm vào thời vua Lê Huy Tông
Đây là ngôi chùa cổ và lớn vào bậc
nhất ở huyện Vĩnh Tường, được
xếp hạng di tích văn hoá cấp quốc
gia năm 1964 và 1992
Đền Trúc Lâm:
Được xây dựng trên vùng rừng trúc xưa (thuộc khu Nam), nên dân trong làng còn gọi là miếu Trúc Theo ngọc phả ghi lại, đền Trúc Lâm được xây dựng thời kỳ Hậu Lê, có kiến trúc nhỏ, đẹp, kiểu tứ trụ chồng bồn Đền là nơi thờ cúng Lân Hổ hầu đô thống Đại vương và thân mẫu Phùng Thị Dong đã có công giúp nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược Đến nay, đền Trúc Lâm đã qua 6 lần tu sửa, bên trong còn lưu nhiều cổ vật quý giá, trong đó có một bức hoành phi và 8 bản sắc phong thời kỳ nhà Nguyễn
Và đặc biệt là di chỉ Ma Cả nằm trên địa bàn Thổ Tang khai quật năm 1978
đã khẳng định Thổ Tang cũng là một trong những điểm cư trú làm ăn sinh sống của các cư dân người Việt cổ, cách chúng ta ngày nay khoảng trên dưới 3.500 năm, vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, thuộc thời kỳ vành đai văn hóa Phùng Nguyên
Dân Huyền - Sưu tầm
Chùa Tùng Vân
Trang 4Chạm khắc
Ảnh tư liệu Đình Thổ Tang
Trang 5Hậu cung