1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của tư tưởng vào việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện nay

27 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 254,11 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGTIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY NHÓM LỚP : 53 CA 2 THỨ 2 HÀ NỘI – 201

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC

VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

NHÓM LỚP : 53 CA 2 THỨ 2

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

7 Phan Thị Kim Anh

8 Cao Quỳnh Anh.

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục 3

Phần A : MỞ ĐẦU 4

I Tính cấp thiết của đề tài 4

II Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 5

III Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

IV Ý nghĩa của đề tài 6

Phần B: Nội dung 7

I Khái quát Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 7

1 Định nghĩa về văn hóa 7

2 Vị trí và vai trò của văn hóa 7

3 Tính chất của nền văn hóa 7

4 Chức năng của văn hóa 8

II Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục 8

1 Mục tiêu của văn hóa giáo dục 9

2 Nội dung giáo dục 13

3 Phương châm, phương pháp giáo dục 15

3.1 Phương châm giáo dục 15

3.2 Phương pháp giáo dục 16

4 Đội ngũ giáo viên 18

III Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện nay 19

1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc vận dụng sang tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đổi mới tư tưởng trong thời đại mới 19

2.Những thành tựu đã đạt được của giáo dục 20

3 Những hạnh chế,yếu kém 22

4 Nguyên nhân 24

5 Giải pháp 24

Phần C : Kết luận 26

I Kết luận 26

II Học sinh, sinh viên đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục 27

Trang 4

Phần A : MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cáchmạng Việt Nam Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá củadân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sángtạo Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếmmột vị trí quan trọng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luậnmang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam

Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phươngTây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợpgiữa chủ nghĩa Mác -Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoávới kinh tế -chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiếntrúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mớikiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hộithế nào thì văn hoá thế ấy Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là độnglực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi" Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,

là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân,song đó phải là sự pháttriển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá Vì vậy, chúng ta không chỉ xâydựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc"

Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nên giáo dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những

kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốccủa mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là mộtnền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiếtlập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là

Trang 5

một tronh những nhiệm vụ cấp bách Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,

“Yếu thì dại, dại thì hèn” Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dânbiết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí Bởi vì nước ta là một nước dân chủ,dân là chủ và dân làm chủ Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng làtrách nhiệm của dân Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi chodân Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân

Xuất phát từ những lí do trên, chúng em đã chọn đề tài : “Quan điểm của Hồ

Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận của nhóm 8

môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

1 Mục đích

Làm rõ quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục qua đó thấyđược ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục ViệtNam hiện nay

2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, bài thảo luận cần tập trung giải quyết cácnhiệm vụ chủ yếu sau:

- Trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

- Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục

- Nêu ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục trong việc xâydựng nền văn hóa giáo dục Việt Nam hiện nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá có phạm vi rất rộng, trong bài thảo luậnnày, chúng em chủ yếu tập trung nghiên cứu : Quan điểm của Hồ Chí Minh về vănhóa giáo dục và ý nghĩa của văn hóa giáo dục trong việc xây dựng nền giáo dụcnước ta hiện nay

III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận

Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên lập trường, quan điểm, phươngpháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản

Trang 6

Việt Nam

Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên các quan điểm: quan điểm thựctiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, quan điểm lịch sử cụ thể, quanđiểm toàn diện và hệ thống, quan điểm kế thừa và phát triển…

2 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp khái quát, tổng hợp, phântích, so sánh, phương pháp logic…

IV Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về conngười vĩ đại Hồ Chí Minh, đồng thời nâng cao năng lực, tư duy lý luận vàphương pháp công tác trong thời đại hiện nay Cụ thể việc nghiên cứu tư tưởng HồChí Minh về văn hóa giáo dục giúp chúng ta nắm được những quan điểm củangười về văn hóa giáo dục qua đó đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng vàphát triển nền giáo dục nước ta hiện nay

Trang 7

PHẦN B: NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

1 Định nghĩa về văn hóa

Trước năm 1945, Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa ở phạm vi rộng:

“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo vàphát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức

sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổnghợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sảnsinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự tồn tại”

Sau CMT8 Hồ Chí Minh quan điểm văn hóa ở phạm vi hẹp: Văn hóa được HồChí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượngtầng của xã hội Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạothành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội Bốn vấn đề đó có quan hệ mật thiếtvới nhau, cùng tác động lẫn nhau

Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra năm điểm lớn địnhhướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc mới là:

+Xây dựng tâm lý: là xây dựng tinh thần độc lập tự cường

+Xây dựng luận lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

+Xây dựng xã hội :mọi sự nghiệp phải liên quan đến phúc lợi của nhân dântrong xã hội

+Xây dựng chính trị: dân quyền

+Xây dựng kinh tế: phát triển kinh tế để đảm bảo đời sống cho nhân dân, xâydựng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

2 Vị trí và vai trò của văn hóa

Thứ nhất : Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội thuộc kiến trúc thượngtầng, văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội tạo thành bốn vấn

đề chủ yếu của đời sống xã hội và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Thứ hai : văn hóa không thể đứng ngoài mà đứng trong kinh tế và chính trị

3 Tính chất của nền văn hóa

Tính dân tộc : là cốt cách dân tộc làm nên bản chất đặc trưng của nền văn hóa

Trang 8

dân tộc.

Tính khoa học : nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại làhòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

Tính đại chúng: nền văn hóa phụ thuộc nhân dân do nhân dân xây dựng nên

4 Chức năng của văn hóa

Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp

Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh,hướng con người đến chân thiện mỹ để hoàn thiện bản thân

II TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn

và quý giá của Đảng và dân tộc ta, trong đó có tư tưởng về văn hóa giáo dục - bộphận quan trọng trong vấn đề xây dựng nhân tố con người

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sứcphân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việcxây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này

Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến: tầm chương,kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ….; và nền giáo dụcthực dân: ngu dốt, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả là sự dốt nát

Nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập được Hồ Chí Minh chuẩn bị từnhững lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng trong những năm của thế kí XX, thực sự

ra đời sau thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệpcách mạng của cả dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dụccủa nước Việt Nam mới phải được coi là một mặt trận quan trọng, nhiệm vụ cấpbách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài Nền giáo dục đó sẽ “… làm chodân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dântộc xứng đáng vs nước Việt Nam độc lập”

Trong quá trình xây dựng nền văn hóa giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh

đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và toàn diện, định hướng cho nềngiáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà

Trang 9

1 Mục tiêu của văn hóa giáo dục

Để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục là : Giáo dục để mởmang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp,những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân; Giáo dục đểđào tạo con người có ích cho xã hội Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Giáodục để đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làmchủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Giáo dục còn là

để “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”, thực hiện “công nông tri thức hóa”,xây dựng đổi ngũ tri thức ngày càng đông đảo và có trình độ ngày càng cao Nền vănhóa giáo dục còn phải đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đấtnước giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy chính sáchngu dân hết sức thâm độc của thực dân Pháp Người cũng sớm có thực tế cụ thể vànhận thức sâu sắc về loại trường tiểu học Pháp - Việt do thực dân Pháp mở nhỏgiọt từ năm 1905 ở các thành phố và tỉnh lớn nhằm đào tạo “những tay hợp tác,những công dân bản xứ trả lương ít tốn hơn cho ngân sách thuộc địa…, huấnluyện quen việc các nhà cầm quyền bản xứ” Vì vậy, ngay trong những năm đầuhoạt động ở nước ngoài, Người đã lên án mạnh mẽ chính sách đó của thực dânPháp và đòi quyền lợi cho dân tộc mình Năm 1919, trong bản Yêu sách màNguyễn Ái Quốc thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi tới Hội nghị Véc-xây có điều khoản 6 đòi hỏi: “Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyênnghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh” Đến năm 1920, tại Đại hội thành lậpĐảng Cộng sản Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã không quên lưu ý tình trạng:

“Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm, vì chúng tôi không có quyền tự

do học tập” Đặc biệt trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn ÁiQuốc đã dành hẳn một chương để vạch trần chính sách ngu dân, một tội ác ngangvới sự áp bức chính trị và bóc lột kinh tế tàn khốc, ngang với sự đầu độc bằngrượu cồn và thuốc phiện đối với nhân dân Việt Nam của thực dân Pháp

Trong sự nghiệp cách mạng thì việc “xây dựng con người” là một chiếnlược quyết định; trong sự nghiệp “xây dựng con người” thì chiến lược giáo dụcđứng ở vị trí hàng đầu; trung tâm chiến lược giáo dục là xây dựng và hoàn thiện

Trang 10

con người Sự phát triển phồn vinh của đất nước, sự thành công của sự nghiệp xâydựng CNXH là tiền đồ của dân tộc đòi hỏi phải xây dựng một nền giáo dục cóchất lượng và đạt hiệu quả cao Hồ Chí Minh sáng lập nền giáo dục mới nhằm đàotạo các em trở thành những công dân hữu ích cho đất nước Việt Nam, và làm pháttriển năng lưc sẵn có của các em, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đảm nhiệm tốt trọngtrách, nhiệm vụ của mỗi công dân, người cán bộ, chiến sĩ trong quá trình xâydựng, bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, coi trọng, đề cao dân trí với mong muốn tột bậc “nhân dân aicũng được học hành” và quyết tâm xây dựng một nền giáo dục mới, hướng tới conngười, vì con người là một trong những mục tiêu cách mạng trong quá trình tìmđường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã khai sinh ranền giáo dục mới, nền giáo dục nhân dân: Khoa học, dân tộc và đại chúng…Trong bối cảnh vận mệnh quốc gia, dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, Hồ ChíMinh vẫn khẳng định vị trí, vai trò của nền giáo dục Ngay trong khoá họp đầutiên của Chính phủ (3/9/1945), Người đã nêu lên nhiệm vụ diệt “giặc dốt”, “giặcđói”, giặc ngoại xâm”, Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy tôiđồng ý mở chiến dịch chống nạn mù chữ” Tư tưởng đó đã trở thành một phongtrào sôi nổi, mạnh mẽ, phát triển trong nhân dân Phong trào Bình dân học vụ mởđầu cho việc xây dựng và hoàn thiện con người mới

Mục tiêu đó đã được Người xác định trong lưu bút ở trang đầu cuốn sổvàng của Trường Nguyễn Ái Quốc tháng 9 năm 1940 là: “Học để Làm việc – Làmngười – Làm cán bộ” Học để phụng sự đoàn thể - Phụng sự giai cấp công nhân vànhân dân - Phụng sự giai cấp và nhân loại”

Năm 1952, trong “Thư gửi giáo sư và sinh viên trường dự bị đại học ở ThanhHóa, Bác Hồ đã nêu rõ mục đích của giáo dục Với phong cách ngắn gọn, ngay saulời cảm ơn và thăm hỏi thân mật, Bác đã viết: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và

vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thậtthà phụng sự nhân dân.Các cháu (học sinh) thì học tập cần gắn liền với thực hành đểmai sau thực hiện mục đích cao quý: thật thà phụng sự nhân dân”

Toàn bộ mục đích này gói gọn trong 6 chữ Hai hoạt động cơ bản và bao trùm

Trang 11

của thầy là dạy và của trò là học đều hướng vào cùng mục đích, đồng thời cũng làmục đích chung của ngành Giáo dục Mục đích gồm sáu chữ này nhấn mạnh yêucầu làm việc trung thực và tận tụy, hết lòng hết sức để cống hiến hết mình, tất cả

vì dân, cho dân Sản phẩm đào tạo theo Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh sẽ phải đạtđược yêu cầu như vậy

Năm 1955, khi viết “Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhiđồng” nhân dịp năm học mới, Bác Hồ đã căn dặn: “Trường của chúng ta là trườnghọc của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán

bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà…Và cần xây dựng tư tưởng:dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”

Dù ngôn từ dài ngắn có khác nhau nhưng nội dung cơ bản vẫn thống nhất vềmục đích chung của giáo dục

Tới năm 1959, khi căn dặn giáo viên mẫu giáo, Bác Hồ lại viết: “Công tácgiáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung mục đích đào tạo nhữngcông dân tốt, cán bộ tốt, cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội”

Nhiệm vụ của ngành giáo dục rất quan trọng và vẻ vang nhằm xây dựng vàhoàn thiện con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước Hồ Chí Minhtừng căn dặn cán bộ: Ta xây dựng con người phải có ý định rõ ràng như kiến trúc

sư định xây dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng gạch, vữa, vôi, cát mà xâydựng lên Con người mới mà nền giáo dục Việt Nam cần xây dựng theo Người lànhững công dân “vừa hồng, vừa chuyên” Hồ Chí Minh coi trọng cả tài lẫn đức,tài đức kết hợp chặt chẽ với nhau trong một con người và phải lấy đức làm gốc.Đức ở đây không phải là đạo đức nói chung chung, không phải là đạo đức, lễ giáophong kiến mà là đạo đức cách mạng, đã được Người mở rộng, nâng lên một tầmcao mới với những chuẩn mực cao đẹp: “Trung với nước, hiếu với dân, cần - kiệm– liêm – chính – chí công vô tư” Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành vớicách mạng, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Mối quan hệchặt chẽ giữa tài và đức, vị trí, vai trò của mỗi mặt đức, tài được Người chỉ rõ:

“Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”, “Có tài phải có đức,

có tài mà không có đức thì tham ô hủ hoá có hại cho nước Có đức mà không cótài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp được ai” “Cũng như sông thì có

Trang 12

nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốcthì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức…” Đó chính là cái gốc của conngười mới mà nhờ đó con người mới phát triển, hoàn thiện mình Sự trưởng thành,phát triển của con người” phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Nhưng mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà Người nguyệnsuốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc Bởi, đối với Người, "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnhphúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Suốt đời, Hồ Chí Minh mongmuốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủnghĩa và cộng sản Chủ nghĩa Và để xây dụng chủ nghĩa xã hội, theo Người,

"trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Đào tạo con người xã hộichủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lýtưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con ngườitoàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới Và như vậy, "con người

xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức Cần phải họcvăn hoá, chính trị, kỹ thuật Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấutranh và công tác hàng ngày

Xây dựng và hoàn thiện con người mới phát triển toàn diện thông qua hoạtđộng giáo dục và tự giáo dục, tư tưởng đó của Hồ Chí Minh về mục tiêu giáo dục

đã vạch ra phương hướng cơ bản của chiến lược con người, chiến lược giáo dục ởnước ta Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, về mục tiêu giáo dụcnói riêng là tài sản vô giá được Đảng và Nhà nước ta kế thừa, vận dụng một cáchđúng đắn, sáng tạo trong quá trình xây dựng, phát triển nền giáo dục Việt Nam,đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì sự nghiệp dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hiện nay Văn kiện Hội nghị lầnthứ Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định quan điểm củaĐảng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư có hiệu quảnhất, qua đó đã đề ra mục tiêu cơ bản của giáo dục là: “Nhằm xây dựng nhữngcon người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có

Trang 13

năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc Việt Nam, có

ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học vàcông nghệ, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong côngnghiệp, có tính tổ chức, kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa, xây dựngchủ nghĩa xã hội vừa “hồng” và “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”

2 Nội dung giáo dục

Theo Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam.Muốn đạt được mục tiêu đó thì nội dung giáo dục phải toàn diện, bao gồm cả vănhóa, chính trị, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn nghề ngiệp, các nghành nghề liênquan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số vàmiền núi

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo luôn thể hiện yêu cầu nội dunggiáo dục toàn diện, đào tạo con người vừa có tài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnhkhoa học kỹ thuật lại vừa có đức; trong đó, Người coi đức là gốc của con người,của cách mạng, của công việc Đây là tư tưởng then chốt của Hồ Chí Minh vềgiáo dục – đào tạo Chính vì vậy mà trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đảng cầnchăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo lớp người thừa kế vừa hồng vừachuyên Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rấtcần thiết”

Người nhấn mạnh nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là: “Phục vụ Tổquốc, phục vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắnliền với sản xuất và đời sống nhân dân” Giáo dục phải tạo ra được những ngườilao động mới Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước,hiếu với dân”, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hysinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiếtkiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khỏe để trở thành những người chủtương lai của đất nước, “những người kế thừa xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội vừahồng vừa chuyên”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinhkhông ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người

có ích cho Tổ quốc.Tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước

Ngày đăng: 21/05/2017, 21:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w