1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phan tich qua trinh phat trien cua to chuc toi pham yakuza

12 273 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

A MỞ ĐẦUThế giới với sự phát triển không ngừng về khoa học kĩ thuật – công nghệ là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ tội phạm. Giết người, cướp của, buôn lậu, mại dâm, bắt cóc, tống tiền,… tất cả những hành vi tàn ác đó đang diễn ra từng ngày từng giờ bên cạnh cuộc sống của chúng ta. Mafia – cái tên mà khi được nhắc đến người ta nghĩ ngay đến sự giết chóc, những hành vi bẩn thỉu và những thương vụ kiếm tiền bất hợp pháp. Nếu như thủ phủ đầu tiên của nó là đất nước hình chiếc ủng thì nơi mà “con bạch tuộc” này vươn rộng chiếc vòi của mình lại là Mỹ và lãnh địa để Mafia trở thành đạo quân hùng hậu nhất thế giới thuộc về Nhật Bản – với cái tên khá quen thuộc – Yakuza.B NỘI DUNG1. Quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza Nhật Bản Không khét tiếng vào bậc nhất thế giới như Mafia Nga, không trực tiếp sinh ra từ cái nôi Mafia Sicily trên đất Ý như Mafia Mỹ, cũng không hoạt động bí hiểm như Hội Tam Hoàng ở Trung Hoa đại lục, Mafia Nhật Bản Yakuza hoạt động công khai nhưng được coi là tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất ở Nhật. Khác với các tổ chức tội phạm khắp thế giới, mafia Nhật Bản có nguồn gốc, quá trình phát triển riêng, đặc trưng, đang không ngừng lớn mạnh và ngày càng mở rộng thêm tầm ảnh hưởng.1.1. Nguồn gốc của YakuzaYakuza thường được biết đến như là gokudo, để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản. Bản thân tên gọi Yakuza này cũng phản ánh việc tự nhận thức của tổ chức về sự chối bỏ của xã hội. Theo thổ ngữ, “ya” có nghĩa là 8, “ku” là 9 và “za” là 3, có tổng là 20 – tổng điểm của xếp bài khiến người chơi thua cuộc trong trò chơi bài Hanaduda (“bài hoa”)

Trang 1

BÀI LÀM A/ MỞ ĐẦU

Thế giới với sự phát triển không ngừng về khoa học kĩ thuật – công nghệ là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ tội phạm Giết người, cướp của, buôn lậu, mại dâm, bắt cóc, tống tiền,… tất cả những hành

vi tàn ác đó đang diễn ra từng ngày từng giờ bên cạnh cuộc sống của chúng

ta Mafia – cái tên mà khi được nhắc đến người ta nghĩ ngay đến sự giết chóc, những hành vi bẩn thỉu và những thương vụ kiếm tiền bất hợp pháp Nếu như thủ phủ đầu tiên của nó là đất nước hình chiếc ủng thì nơi mà “con bạch tuộc” này vươn rộng chiếc vòi của mình lại là Mỹ và lãnh địa để Mafia trở thành đạo quân hùng hậu nhất thế giới thuộc về Nhật Bản – với cái tên khá quen thuộc – Yakuza

B/ NỘI DUNG

1 Quá trình phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza Nhật Bản

Không khét tiếng vào bậc nhất thế giới như Mafia Nga, không trực tiếp sinh ra từ cái nôi Mafia Sicily trên đất Ý như Mafia Mỹ, cũng không hoạt động bí hiểm như Hội Tam Hoàng ở Trung Hoa đại lục, Mafia Nhật Bản -Yakuza hoạt động công khai nhưng được coi là tổ chức tội ác có quyền lực ngầm mạnh nhất ở Nhật Khác với các tổ chức tội phạm khắp thế giới, mafia Nhật Bản có nguồn gốc, quá trình phát triển riêng, đặc trưng, đang không ngừng lớn mạnh và ngày càng mở rộng thêm tầm ảnh hưởng

1.1 Nguồn gốc của Yakuza

Yakuza thường được biết đến như là gokudo, để chỉ mafia hay các tổ chức tội phạm truyền thống ở Nhật Bản Bản thân tên gọi Yakuza này cũng phản ánh việc tự nhận thức của tổ chức về sự chối bỏ của xã hội Theo thổ ngữ, “ya” có nghĩa là 8, “ku” là 9 và “za” là 3, có tổng là 20 – tổng điểm của xếp bài khiến người chơi thua cuộc trong trò chơi bài Hanaduda (“bài hoa”)

Trang 2

của Nhật1 Nói cách khác, yakuza với dân bài bạc (bakuto) là thua cháy túi

Từ đó, Yakuza tượng trưng cho sự vô tích sự (nói chung), sau này, thuật nữ nào bắt đầu được ám chỉ dành cho giới tội phạm – tức thành phần ngoài lề xã hội và chẳng tích sự gì cho đất nước

Đến nay, nguồn gốc của Yakuza vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi Một

số quan điểm cho rằng các thành viên của tổ chức tội phạm này là hậu duệ của các Kabuki-mono2 (những kẻ điên cuồng) xuất hiện hổi thế kỉ XVII Đó

là những samurai vô chủ (gọi là Ronin) bị thất thế trong khoảng thời gian yên bình kéo dài của đất nước; do bất mãn với thời cuộc, những samurai vô chủ này trở thành quân du thủ du thực, chuyên cướp phá làng mạc và thị trấn những nơi mà chúng đi qua để mưu sinh và dần trở thành tội phạm Tuy nhiên, các phần tử Yakuza hiện đại lại bác bỏ giả thuyết trên và tự nhận mình

là con cháu của các Machi-yokko – những người chuyên bảo vệ các làng mạc, quê hương trước sự tấn công của bọn Hatamoto-yakko thất thường

1.2 Quá trình phát triển

Cũng giống như các tổ chức tội phạm khác trên thế giới, mafia Nhật Bản cũng trải qua các giai đoạn phát triển riêng, từng bước đánh dấu sức ảnh hưởng của mình trên lãnh thổ quốc gia và mở rộng ra toàn thế giới

• Thời kì Edo (1603-1867)

Sau hàng ngàn năm nội chiến triền miên, năm 1603, Tokugawa - Shogun (tướng quân) mạnh nhất đã dẹp tan nạn cát cứ, đưa Nhật Bản bước vào thời kì mới với quyền lực phong kiến Trung ương tập trung vào Mạc phủ (Edo), được dựng lên bên cạnh Nhật Hoàng vốn chỉ mang ý nghĩa tượng trưng Cũng thời kì này (thời kì Edo – tên gọi cũ của Tokyo) là thời kì xuất hiện những sumarai vô chủ như đã nói ở trên Một số tập hợp thành những băng cướp đường gọi là gurentai (tức lũ lưu manh), một số gia nhập đạo quân

1 Yakuza: thế giới bóng tối của Nhật Bản, nguồn:

2 Đó là những Samurai thuộc nhóm Hatamoto-yakko (đầy tớ của tướng quân – shogun).

Trang 3

tekiya (tức người bán hàng rong) Chúng vừa bán hàng, vừa ăn cắp vặt kiếm sống từ các dịch quán dựng lên dọc các công lộ về kinh đô Chia chác quyền lợi với các tekiya là những tên gá bạc gọi là bakuto (bác đổ) Như vậy, nhìn chung, thời kì này, Yakuza chính thức được thành lập nhưng mới chỉ là những nhóm tội phạm nhỏ, tập hợp những người hinin, eta bị phân biệt đối xử và gạt

ra ngoài hệ thống phân cấp xã hội, chuyên bảo kê cho các chợ phiên, sau đó làm lính đánh thuê cho các sứ quân

• Thời kì Minh Trị (cuối thế kỉ XVIII – 1945)

Phong trào Duy Tân Minh Trị xóa bỏ chế độ Mạc phủ, Nhật bản từ năm 1967 mở cửa giao thương với Thế giới, tuy hùng mạnh rất nhanh nhưng gặp phải sự chống đối quyết liệu từ phía từ phía những kẻ bảo thủ Đến khoảng những năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên

“Thương hội Biển đen” – chuyên hoạt động trên biển và giết người thuê3

Đầu thế kỉ 20, phong trào công nhân Nhật phát triển mạnh mẽ, hàng loạt tổ chức công đoàn mang khuynh hướng chính trị thiên tả được thành lập nên trong các nhà máy, đe dọa loại bỏ ảnh hưởng và quyền lực của các nghiệp đoàn đen đã khiến các ông trùm yakuza ngả dần về phía chủ nghĩa dân tộc cực hữu Kể từ đó, từ chỗ chỉ là những tên tội phạm đường phố, Yakuza chính thức tham gia vào những biến cố chính trị, trở thành những “nhà ái quốc bẩn thỉu” như lời các nhà sử học Nhật, với tôn chỉ hoạt động gồm ba chống: chống chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản và chống nền dân chủ kiểu phương Tây Trước những sự thay đổi cơ bản về chính trị như trên cùng với

sự du nhập quan điểm mới của Chủ nghĩa Mác vào Nhật Bản đã uy hiếp, ảnh hưởng đến uy tín của Yakuza

Chỉ đến những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực của Yakuza mới phát triển nhờ vào sự thân thiết của tổ chức này với những thành viên trong Chính Phủ Cũng chính sự bao che, dung túng, liên kết với Chính Phủ, mà đặc biệt là

Bộ trưởng Bộ Chiến tranh của Nhật bản, đã mở đường cho quá trình can thiệp

3 Yakuza- theo Bách khoa toàn thư Wikipedia.org

Trang 4

của quân đội Nhật vào các quốc gia bị Chính phủ Nhật chiếm đóng trong thế chiến thứ II Yakuza bắt đầu có những hoạt động chống đối những người châu

Âu, châu Mỹ có tư tưởng đổi mới, nhất là những thành viên cao cấp của Nhật Bản lúc bấy giờ Yakuza cũng không loại trừ việc ám sát những thành viên của các chính phủ nước ngoài có tư tưởng không thuần phục như đã từng ám sát hoàng hậu Triều Tiên, hoàng hậu Nga Mà theo các nhà nghiên cứu cho rằng, trong vòng 15 năm đó, từ 1930 – 1945, chính việc Yakuza gây ra 29 vụ chính biến, ám sát 2 thủ tướng, 2 bộ trưởng đã góp phần đưa nước Nhật nhảy vào vòng xoáy chiến tranh thế giới thứ hai trong tưc cách là thành viên phe phát xít Đặc biệt, thời kì này, hoạt động buôn lâụ được chú trọng, Yakuza bắt đầu tham gia vào các lĩnh vực thị trường chợ đen (cho vay nặng lãi) và mại dâm chuyên nghiệp

• Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990

Những năm sau thế chiến thứ II, số lượng thành viên Yakuza tăng lên 184.000 người và được chia làm 5.200 băng nhóm trên khắp nước Nhật, đông hơn cả quân đội Nhật Bản lúc bấy giờ Các cuộc chiến tranh giành thế lực hay địa bàn hoạt động trở nên tàn khốc và đẫm máu hơn bao giờ hết Yoshio Kodama được coi là thủ lĩnh có công mang lại hòa bình giữa các phe nhóm và thống nhất tổ chức yakuza4 Cũng thời kì này xuất hiện thêm một số tổ chức tội phạm của người nước ngoài như của Triều Tiên, Đài Loan trên đất Nhật, vồn là những người trước đây trong thế chiến thứ II bị bắt sang Nhật lao động như nô lệ Hoa Kỳ, mặc dù cho quân đội chiếm đóng với tư cách là quân đồng minh chiếm đóng trên đất nước Nhật bại trận, nhìn nhận Yakuza như một công cụ đắc lực để cai trị đất nước mặt trời mọc với một Chính phủ bù nhìn, nên làm ngơ cho tổ chức này hoạt động đển kìm chế sự lộng hành của nhưng băng đảng gốc Triều Tiên Điều đặc biệt làkhông hoạt động bí mật như các tổ chức tội phạm Mỹ, ngay từ đầu, Yakuza Nhật Bản đã chính thức hoạt động

4 Thời kì này, Yakuza kết nạp thêm nhóm tội phạm Gurentai.

Trang 5

công khai, kiểm soát thị trường chợ đen ở những vùng bị chiến tranh tàn phá, đối chọi với các tổ chức tội phạm của người Triều Tiên hay Đài Loan

Theo số liệu của cảnh sát Nhật, vào thời hoàng kim này, Yakuza Nhật kiểm soát được từ 50 đến 150 tỉ USD ngoài sự kiểm soát của nhà nước, thu lãi khoản 16 tỉ USD mỗi năm Chỉ tính riêng Inagawa – “ông trùm của mọi ông trùm” đã nắm trong tay gần 800 doanh nghiệp hợp pháp, thu về mỗi năm 200 triệu USD lợi nhuận, đồng thời được 119 ông trùm khác cống nạp liên tục mỗi người 1.300 USD mỗi tháng

• Thời kì sau năm 1990 đến nay

Trước đây, luật pháp Nhật Bản không cấm mọi người trở thành thành viên các băng nhóm Yakuza Các băng đảng còn hợp tác với cảnh sát, giao nộp những kẻ tội phạm để đổi lấy việc cảnh sát làm ngơ cho những hoạt động phu pháp của chúng Tuy nhiên, tình trạng này chấp dứt vào năm 1992, khi Luật phòng chống tội phạm có tổ chức được thông qua Đạo luật này nêu rõ: người lãnh đạo các băng nhóm Yakuza sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thành viên của họ vi phạm pháp luật Luật này cũng cho phép các cơ quan an ninh địa phương được quyền xếp những tổ chức, hội nhóm có 12% thành viên từng lãnh án hình sự vào loại “bạo động” Các băng đảng không được phép tham gia vào một số lĩnh vực như thu thuế, bảo kê, đòi nợ, giải quyết các tranh chấp dân sự bằng vũ lực… Trong trường hợp vi phạm, cảnh sát đình chỉ hoạt động và chỉ đến khi tái phạm mới bị phạt Theo đó, cảnh sát Nhật dẹp bỏ các nhóm gangster lẻ tẻ, thường nhận tiền bảo kê từ các nhà hàng và quán bar, vốn được coi là nguồn thu “truyền thống” của Yakuza Nhà nước vẫn không ngừng nỗ lực chống lại Yakuza khi tổ chức các trung tâm tư vấn để cung cấp thông tin cho người dân, hay đón nhận những kẻ phạm tội hoàn lương

Cùng với việc thành lập lực lượng cảnh sát trấn áp các nhóm mafia của chính phủ Nhật, số lượng thành viên Yakuza đã giảm đáng kể, chúng rút dần vào hoạt động bí mật, hoạt động bớt tính công khai và thường núp bóng các tổ

Trang 6

chức công đoàn, tổ chức kinh tế Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, thời gian trở lại đây, bất chấp các chiến dịch truy lùng của cảnh sát (năm

2010, cảnh sát đã tóm cổ nhân vật số 2 và số 3 của nhóm Yamaguchi-gumi – Kiyoshi Takayama 63 tuổi và Tadashi Irie 66 thuổi), yakuza vẫn tiếp tục hoạt động mạnh5 với số thành viên liên tục tăng (theo thống kê từ cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật), tổng cộng 85.800 thành viên giang hồ với 3 nhóm lớn nhất theo thứ tự là Yamaguchi – gumi, Sumiyoshi-kai và Inagawa-kai

Hiện tại, có khoảng 80.000 đến 110.000 thành viên Yakuza (các nguồn tài liệu không thống nhất) nằm trong khoảng 2.500 gia đình (so với khoảng 20.000 thành viên tội phạm chuyên nghiệp tại Mỹ)6 Ngày nay, Mafia Nhật vẫn tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp các quốc gia, các khu vực trên thế giới, gây ra hàng loạt những vụ giết người đẫm máu, những thương

vụ làm ăn bất hợp pháp, lấy đi lượng của cải khổng lồi của không ít cá nhân,

tổ chức trên thế giới

2 Các yếu tố tác động khiến Yakuza trở thành đạo quân tội phạm hùng hậu nhất thế giới

Như chúng ta đã biết, Mafia Ý – tổ chức tội phạm kiếm được nhiều tiền nhất, với doanh thu ước tính 75 tỉ USD chỉ trong năm 1986 Tuy nhiên, đây lại chưa phải là tổ chức tội phạm đông nhất thế giới mà kỉ lục này thuộc về Mafia Nhật Theo sách kỷ lục thế giới Guiness, quân dố của Yakuza ở mức 90.000 người, chia thành khoảng 3000 băng nhóm khác nhau hoạt động rộng khắp Các con số thống kê cho thấy, sau thế chiến thứ 2, thành viên Yakuza lên đến 184.000, tức là đông hơn quân đội Nhật vào thời điểm bấy giờ Sau thế chiến thứ hai, nhu cầu cao về hàng hóa trên thị trường chợ đen đã trở thành động lực cho Yakuza phát triển hơn lúc nào hết Yakuza bắt đầu “hiện đại hóa” theo kiểu các băng nhóm tội phạm ở Mỹ, thay thế những thanh gươm

5 Đằng sau thế giới ngầm của yakuza, nguồn: http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/dang-sau-the-gioi-ngam-cua-yakuza , ngày 16/8/2011.

6 Đằng sau thế giới ngầm của yakuza, nguồn: http://www.petrotimes.vn/the-gioi-phang/2011/08/dang-sau-the-gioi-ngam-cua-yakuza , ngày 16/8/2011.

Trang 7

vướng víu bằng những khẩu sung gọn nhẹ và tận dụng triệt để chiêu bài đe dọa, tống tiền trong những “thương vụ làm ăn” của mình Yakuza mau chóng

mở rộng hoạt động của “tập đoàn tội phạm” trên tất cả các lĩnh vực: tống tiền,

cờ bạc, buôn lậu, cho vay nặng lãi, rửa tiền, vận chuyển ma túy, gian lận chứng khoán, mại dâm, buôn bán vũ khí… cũng như can thiệp sâu vào các hoạt động thể thao, giải trí, thị trường bất động sản và cả chính trường nước Nhật

Từ đó, hoạt động của Mafia đã vượt biên giới Nhật lan sang các nước Châu Á lân cận, thậm chí đến tận Mỹ Trong lần báo cáo trước Quốc hội năm

1991, giám đốc FBI kết luận Yakuza là một trong những tổ chức tội phạm hoạt động dữ dội nhất thế giới với mức “doanh thu” xấp xỉ mức 10 tỷ USD/năm (1988) 1/3 số tiền đó đến từ các hoạt động buôn lậu ma túy tổng hợp Tại Mỹ, Yakuza đặt “tổng hành dinh” tại Hawaii, nơi tổ chức này có lúc kiểm soát đến 90% dòng chảy ma túy tổng hợp vào đây rồi từ đó phân phối sang các thành phố khác của Mỹ Cũng từ Hawaii, Yakuza tổ chức các hoạt động đưa lậu vũ khí về Nhật và móc nối với các băng đảng địa phương đưa du khác châu Á đến các song bài, các show diễn khiêu dâm hay các nhà thổ Vậy nguyên nhân nào khiến Yakuza phát triển trở thành đạo quân tội phạm hùng hậu nhất thế giới? Có thể thấy rằng, Yakuza phát triển qua các thời kì khác nhau, theo đó những yếu tố tác động đến sự phát triển của tổ chức tội phạm này mỗi thời kì cũng khác nhau Nhưng xét cho cùng, dù là thời kì nào cũng

có hai yếu tố tác động đó là yếu tố khách quan và chủ quan

2.1 Về yếu tố khách quan

2.1.1 Thời kì Edo thế kỉ 18

Đây là thời kì chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia, từ đó samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người

Trang 8

dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng

nổ và cũng là mầm mống cho sự ra đời của Yakuza Đầu tiên Yakuza chỉ gồm những nhóm tội phạm nhỏ, là những người hinin, eta – những đối tượng bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài hệ thống phân cấp xã hội đã tập hợp nhau lại thiết lập nên tổ chức chuyên bòn rút tiền của khách hàng thông qua bán hàng giả mạo hoặc kém chất lượng, chuyên bảo kê cho các chợ phiên sau đó thì làm lính đánh thuê cho các sứ quân Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên "Thương hội Biển đen" - chuyên hoạt động trên biển

và giết người thuê Như vậy, chính những tác động của xã hội trong thời kì này đã đưa đến sự ra đời của Yakuza mà sau này trở thành một trong những

tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới về sự tàn bạo cũng như những hành

vi bẩn thỉu.

2.1.2 Thời kì Minh Trị đến năm 1945

Thời kì này chứng kiến sự thay đổi cơ bản về chính trị, xã hội Nhật Bản Với công cuộc Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, hệ thống chính quyền trong đó các tướng quân mới thực sự là lãnh đạo, đã bị phá hủy hoàn toàn, và Nhật hoàng trở lại nắm quyền tối thượng sau gần 680 năm Sự thay đổi lớn nhất được thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chẳng hạn như việc mở rộng quan

hệ ngoại giao, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng, ký hiệp ước liên minh Anh-Nhật, chiến tranh Nhật-Thanh 1894-1895, chiến tranh Nhật-Nga và xâm chiếm Triều Tiên vào năm 1910 Trong thời gian này, quyền lực tối cao của nhà nước và quyền chỉ huy quân đội ngày càng được tập trung vào tay Nhật Hoàng Từ đây, Yakuza bắt đầu bắt tay với chính phủ Nhật và ngày càng phát triển hơn nhờ sự bao che, dung túng, liên kết chặt chẽ với chính phủ Tuy nhiên, cũng hờ những tư tưởng cải cách đó của Thiên hoàng mà Nhật Bản bắt đầu du nhập những quan điểm mới của chủ nghĩa Mác – Lenin, những luồng

tư tưởng mới từ phương Tây tràn vào Nhật, từ đó dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong các nghiệp đoàn và điều này ảnh hưởng không

Trang 9

nhỏ đến uy tín, tổ chức và hoạt động của Yakuza Bởi đối với các Yakuza có tính chất bảo thủ, họ luôn tỏ thái độ chống đối các hoạt động của những người đến từ Châu Âu và Châu Mỹ, do đó, tổ chức tội phạm này bắt đầu tiến hành các hoạt động ám sát, bắt cóc những người có tư tưởng đổi mới, đặc biệt và những thành viên cao cấp của chính quyền Nhật Bản lúc bấy giờ Số lượng thành viên của Yakuza cũng từ đó nà tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là cuối những năm 30, thế lực của Yakuza ngày càng phát triển nhờ vào sự thân thiết của tổ chức này với những người theo đường lối cực hữu trong Chính phủ và còn nhờ vào sự can thiệp của một số đối tượng có uy tín đặc biệt của tổ chức

Yakuza với Chính phủ Có thể thấy rằng, sự thay đổi về chính trị, xã hội thời

kì này, nhất là sự trở lại của Nhật hoàng chính là yếu tố dẫn đến sự phát triển của tổ chức tội phạm này.

2.1.3 Thời kì sau chiến tranh thế giới lần II đến năm 1990

Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là đất nước thua trận, bị quân đồng minh (Mỹ) chiếm đóng, Chính phủ Nhật trở thành bù nhìn Do vậy, quân Đồng minh bắt tay với Yakuza để thực hiện những hoạt động bắt bớ, cướp tài sản, buôn lậu, rửa tiền, buôn bán ma túy… trên toàn đất Nhật Hơn nữa, thời kì này ở Nhật cũng đã xuất hiện một số tổ chức tội phạm người nước ngoài như Đài Loan, Triều Tiên thể hiện sự xâm nhập mạnh mẽ của những băng nhóm tội phạm quốc tế Để thanh trừng và cạnh tranh lẫn nhau, điều tất yếu là số thành viên của Yakuza ngày một đông lên đến mức khó tin Sau chiến tranh thế giới thứ 2, số lượng thành viên Yakuza tăng lên đến 184.000 người, chia thành 5.200 băng đảng hoạt động khắp nước Nhật7 Một trong những thủ lĩnh huyền thoại trong thế giới Yakuza là Kazuo Taoka, “bố già” của Yamaguchi-gumi, gia đình tội phạm lớn nhất ở Nhật Bản Hắn nắm giữ vai trò thủ lĩnh trong 35 năm cho đến lúc qua đời vào năm 1981 Dưới sự chỉ huy của Taoka, số thành viên của Yamaguchi-gumi phát triển lên đến 13.000 tên Chúng hoạt động ở 36 trong tổng số 47 quận ở Nhật Bản và kiểm

7 http://www.baotintuc.vn/133N20110507000714131T0/truyen-thuyet-yakuzaky-3-cac-bo-gia-yakuza.htm

Trang 10

soát hơn 2.500 doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động đánh bạc và các công ty

cho vay nặng lãi, đầu tư lớn vào lĩnh vực thể thao và giải trí Có thể kết luận, tác động sau thế chiến thứ 2 với những biến động lớn trên chính trường nước Nhật đã khiến cho đội quân Yakuza ngày càng trở nên hùng hậu và bắt đầu

có sức ảnh hưởng đến cả những châu lục khác.

2.1.4 Thời kì từ sau 1990 đến nay

Thời kì này đất nước Nhật cũng có những sự thay đổi căn bản, đặc biệt

là Nhật Bản đã thông qua luật phòng chống tội phạm có tổ chức tác động đáng kể đến quy mô, tổ chức và hình thức hoạt động của Yakuza năm 1992

Sự cân bằng quyền lực giữa Yakuza và cảnh sát từ đó cũng chấm dứt Số lượng thành viên Yakuza cũng giảm đáng kể và hoạt động của chúng đã giảm bớt tính công khai, rút dần vài hoạt động bí mật Nhưng không vì thế mà tính chất tàn bạo của tổ chức này giảm đi Những hành động phạm tội dã man, nhưng vụ kinh doanh bất hợp pháp vẫn được tiến hành trong một thế giới ngầm mà các nhà chức trách kho có thể tìm ra

Tóm lại, yếu tố khách quan tác động đến sự phát triển của tổ chức tội phạm Yakuza chính là sựu thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội Nhật Bản qua mỗi thời kì Những biến cố của thế giới cùng với những sự kiện lịch sử trong

nước và những yêu cầu ngày càng cao của thị trường chợ đen về các mặt hàng bất hợp pháp đã khiến Yakuza ngày càng trở nên đông đảo hơn và có phạm vi hoạt động lan tỏa ra thế giới

2.2 Về yếu tố chủ quan

Tuy nhiên, tác động đến sự phát triển của Yakuza không chỉ có yếu tố khách quan mà còn cả những yếu tố chủ quan Ngay từ đầu, Yakuza đã là những tên tội phạm chuyên bòn rút tiền của khách hàng thông qua bán hàng giả mạo, chuyên giết người thuê Nghĩa là tính chất bạo lực, tàn ác, lừa đảo đã xuất hiện ngay khi Yakuza hình thành Từ đó, qua sự thay đổi của kinh tế, xã hội Nhật Bản, những hoạt động của Yakuza cũng được mở rộng thêm như: giết người, buôn lậu ma túy, tống tiền, rửa tiền, kinh doanh mại dâm, can

Ngày đăng: 21/05/2017, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w