1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG LÃNH đạo TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI HAI CHIẾN lược CÁCH MẠNG, CM xã hội CHỦ NGHĨA ở MIỀN bắc, CM dân tộc dân CHỦ NHÂN dân ở MIỀN NAM (1954 1975)

27 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 262 KB

Nội dung

Giới thiệu cho học viên những nội dung cơ bản của đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng của Đảng: cách mạng XHCN ở MB và cách mạng DTDCND ở MN (19541975). Nắm quá trình lãnh đạo chỉ đạo thực hiện đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng giai đoạn (19541975) của Đảng. Những thành tựu, nguyên nhân, ý nghĩa của quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta (19541975). Xây dựng niềm tin, lòng tự hào, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG: CM XHCN Ở MB VÀ CM DTDCND Ở MN

(1954-1975)

1 Mục đích, yêu cầu.

- Giới thiệu cho học viên những nội dung cơ bản của đường lối tiến hànhđồng thời hai chiến lược cách mạng của Đảng: cách mạng XHCN ở MB và cáchmạng DTDCND ở MN (1954-1975)

- Nắm quá trình lãnh đạo chỉ đạo thực hiện đường lối tiến hành đồng thờihai chiến lược cách mạng giai đoạn (1954-1975) của Đảng Những thành tựu,nguyên nhân, ý nghĩa của quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cáchmạng nước ta (1954-1975)

- Xây dựng niềm tin, lòng tự hào, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụđược giao

2 Thời gian: 04 tiết.

* Cách mạng thế giới đang ở thế chiến lược tiến công, lực lượng cách mạng

đã lớn mạnh tạo ra khả năng bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh.

- Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ tiến công vào CNĐQ.+ Cách mạng XHCN phát triển thành hệ thống XHCN lớn mạnh về mọimặt, là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước Châu Á,

Châu Phi, Châu Mỹ - La tinh (Inđônêxia, Ấn độ, Ai cập, An gê ri, Cu ba…) tiến

công vào hệ thống thuộc địa của CNĐQ Xu thế hòa bình và trung lập đã làmlung lay tận gốc chủ nghĩa thực dân cũ, gây khủng hoảng cho chủ nghĩa thực dânmới

Trang 2

+ Phong trào đấu tranh của các Đảng Cộng sản, của giai cấp công nhân vànhân dân tiến bộ ở các nước tư bản phát triển rộng khắp, tiến công vào tận hang

ổ của CNĐQ

* CNĐQ đứng đầu là Mỹ với bản chất hiếu chiến, chạy đua vũ trang, tiếp tục phản kích chống lại cách mạng thế giới.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, trận địa của

CNĐQ bị thu hẹp, chúng thực hiện âm mưu mới (CNTD mới dấu mặt trá hình, răn đe quân sự).

- Sau hiệp định giơnevơ, theo đuổi âm mưu xâm lược Việt Nam, ngày8/8/1954 Mỹ quyết định chủ trương hất cẳng Pháp xâm lược Việt Nam Từ đây ,

Mỹ tăng cường triển khai kế hoạch xây dựng chủ nghĩa thực dân mới ở miềnNam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, xóa bỏ phong trào cách mạng, mở đầuthời kỳ xâm lược Việt Nam

* Chủ nghĩa cơ hội xuất hiện và có sự bất hòa bất hòa trong phong trào thế giới.

- Phong trào cộng sản và công nhân xuất hiện bất đồng trên một số vấn đề,

xét lại hiện đại ở một số nước XHCN Năm 1956 các nước Hung gari, Ba lan,

Tiệp khắc đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị chống Đảng Cộng sản và nhà

nước XHCN Ở Liên Xô: xuất hiện chủ nghĩa xét lại hiện đại dưới thời Khơ – rút

- xốp cầm quyền (Đề ra quan điểm “chung sống hòa bình”, “thi đua hòa bình”)

- Xung đột chia rẽ giữa Liên xô và Trung quốc cả về quan điểm chính trị, về

vị thế ảnh hưởng quốc tế, về lợi ích dân tộc Phân hóa trong phong trào cộng sản

và công nhân quốc tế, trong phe XHCN (đỉnh cao là chiến tranh biên giới Xô – Trung 1964 – 1965)

b Tình hình trong nước.

- Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền, mỗi miền có chế độ chính trị, xã hội khác nhau, ĐQ Mỹ xâm lược miền Nam, khiêu khích miền Bắc làm cho mâu thuẫn dân tộc VN với ĐQ Mỹ xâm lược phát triển.

Theo hiệp định Giơnevơ quy định: các nước tham gia hội nghị tôn trọng độclạp chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia và tuyệt đối khôngcan thiệp vào nội bộ các nước đó Ở Việt Nam hai bên ngừng bắn, đưa quân đội

về hai vùng, lý vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, tiến hành tổng tuyển

cử tự do trong cả nướcvào tháng 7/1956 Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền,

có hai chế độ chính trị khác nhau

Miền Bắc ngày 10/10/1954 quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, Trung ươngĐảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thủ đô Hà Nội Ngày 16/5/1955quân đội viên chính Pháp rút khỏi Hải phòng, ngày 22/5/1955 rút khỏi đảo Cát

Bà Miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng, sạch bóng quân thù đánh dấumột thắng lợi lớn của nhân dân ta

Miền Nam Mỹ đã hất cẳng Pháp hòng biến miền Nam nước ta thành thuộcđịa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng Chúng dựng lên chế độ tay sai NgôĐình Diệm ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ Chúng không những từ chối hiệpthương tổng tuyển cử tư do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời

Trang 3

hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định, mà còn tổ chức bầu cử riêng lẻ, lậpquân đối, bản hành hiến pháp…

2 Đại hội III (9/1960) - Đường lối cách mạng Việt nam trong giai đoạn mới

Phương pháp: thuyết trình

Thời gian: 30 phút

Trước tình hình đó đặt ra cho Đảng ta một yêu cầu bức bách là phải vạch rađường lối chiến lược để đưa cách mạng tiến lên phù hợp với tình hình mới củađất nước và xu thế phát triển chung của thời đại Trải qua nhiều hội nghị củaTrung ương Đảng và Bộ Chính trị, đường lối chiến lược của giai đoạn cáchmạng mới chung cho cả nước từng bước hình thành và đến Đại hội đại biểu toàn

toàn quốc lần thứ III của Đảng được nhất trí thông qua

* Đại hội đại biểu toàn toàn quốc lần thứ III của Đảng

Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ III của Đảng được tiến hành tại thủ đô HàNội từ 5-10/9/1960 Dự ĐH có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết,thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước

Gần 20 đoàn đại biểu các đảng anh em trên thế giới đã đến dự

Chương trình Đại hội:

+ Tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng DTDCND và 5 năm khôi phụccải tạo phát triển kinh tế xây dựng CNXH ở MB

+ Xác định đường lối chung, đường lối cách mạng XHCN ở MB và đườnglối cách mạng DTDCND ở MN

+ Thông qua chủ trương củng cố Đảng và điều lệ mới của Đảng

+ Bầu BCHTW mới gồm 45 đồng chí, bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm chủtịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất BCHTW Đảng

Trong lời khai mạc HCT nêu rõ : “Đại hội lần này là ĐH xây dựng CNXH ở

MB và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”

* Nội dung đường lối cách mạng Việt nam trong giai đoạn mới.

- Xác định nhiệm vụ chung của cách mạng VN: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, cách mạng XHCN ở MB và cách mạng DTDCND ở miền Nam

+ MB đi lên CNXH: Giải quyết mâu thuẫn ai thắng ai giữa CNXH và CNTB+ MN có hai mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết

Nhân dân MN > < ĐQ Mỹ và tay sai

Nhân dân MN (nông dân) > < Địa chủ và phong kiến

Cách mạng MN phải đánh đổ ĐQ, phong kiến, hoàn thành cách mạngDTDCND, thống nhất đất nước để cùng cả nước đi lên CNXH

Hai chiến lược cách mạng đó nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cáchmạng VN: dân tộc VN > < ĐQ Mỹ và tay sai

Nhiệm vụ chung Đảng ta xác định là hoàn toàn đúng đắn thể hiện.

Nhiệm vụ chung đúng với tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác –

Lê nin: cách mạng là một quá trình liên tục nhưng có tính giai đoạn, hoàn thành giai đoạn này tiếp tục thực hiện giai đoạn sau; kết quả giai đoạn này là tiền đề cho giai đoạn sau

Trang 4

Nhiệm vụ chung biểu hiện sự trung thành với cương lĩnh đầu tiên của Đảng: “Tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”

- Vị trí nhiệm vụ của mỗi miền.

+ Cách mạng XHCN ở MB có vị trí quyết định nhất đối với toàn bộ sự pháttriển của cách mạng MN, đối với toàn bộ sự nghiệp thống nhất nước nhà

MB đi lên CNXH là hợp với qui luật phát triển của thời đại, trung thành vớicương lĩnh đầu tiên của Đảng và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

MB đi lên CNXH là hậu phương lớn, là căn cứ địa của cách mạng của cả

nước luôn đóng vai trò quan trọng quyết định thắng lợi của chiến tranh “Hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh” (Lê nin)

MB đi lên CNXH là trung tâm đoàn kết, qui tụ mọi lực lượng cách mạng,lực lượng dân tộc dân chủ để thúc đẩy cách mạng cả nước phát triển

MB đi lên CNXH còn chuẩn bị những tiền đề vật chất tinh thần cần thiếtcho cả nước thống nhất sau này đi lên CNXH (đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật)

Thực tiễn lịch sử đã cho thấy “Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có MB XHCN… MB đã làm tròn một cách xuất sắc nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước…” (đánh giá của ĐH IV)

+ Cách mạng MN có vị trí rất quan trọng Có tác dụng quyết định trực tiếpgiải phóng đối với sự nghiệp giải phóng MN, thực hiện thống nhất nước nhà,hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước

CM miền Nam trực tiếp giải quyết hai mâu thuẫn của cách mạng MN lúcbấy giờ (Hai mâu thuẫn cơ bản của XH MN lúc bấy giờ là gì?)

Cách mạng MN trực tiếp tiêu giải phóng miền Nam khỏi achs thống trị của

ĐQ Mỹ và bè lũ tay sai thống nhất đất nước

Cách mạng MN trực tiếp đánh bại ĐQ Mỹ bảo vệ MB XHCN, bảo vệ hòa

bình ở Đông Nam Á và thế giới, ngăn chặn âm mưu “bá chủ thế giới” của ĐQ

Mỹ, không để xảy ra chiến tranh thế giới mới

- Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng.

+ Hai chiến lược cách mạng có mối quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩylẫn nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung của cách mạng cả nước là: thực hiện hòabình thống nhất Tổ quốc, giải quyết mau thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫngiữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng Giải quyết mâuthuẫn ấy là nghĩa vụ của nhân dân Việt Nam

+ Tuy là hai chiến lược khác nhau nhưng ở hai miền của một đất nước, domột dân tộc tiến hành trên địa bàn một nước, do một Đảng Cộng sản lãnh đạo

(không thể chia tách được)

+ Cách mạng XHCN ở MB phát triển sẽ tạo động lực, tạo sức mạnh về vậtchất và tinh thần để thúc đẩy cách mạng cả nước và cách mạng MN phát triển.+ Cách mạng DTDCND ở MN phát triển càng tạo điều kiện để bảo vệ MB,nhanh chóng thống nhất đất nước cùng cả nước đi lên CNXH

- Mục tiêu chung của hai chiến lược cách mạng.

Trang 5

Thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ, xây dựng nước VN hòabình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, thiết thực tăng cường pheXHCN, bảo vệ hòa bình ở ĐNA và thế giới.

- Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam: cách mạng VN là một bộ phận của

cách mạng thế giới, do đó phải đẩy mạnh cách mạng và góp phần vào thúc đẩycách mạng thế giới phát triển làm suy yếu CNĐQ Đây là quan điểm nhất quán

của Đảng ta xác định từ 1930: cách mạng VN là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới Do đó, phải tăng cường phe XHCN, bảo vệ hòa bình ở

ĐNA và thế giới

Đường lối cách mạng VN do ĐH III xác định là hoàn toàn đúng đắn, mang tính khoa học và cách mạng Là sự thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần độc lập, tự chủ cao của Đảng ta và là một sự sáng tạo độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử

* Ý nghĩa của việc xác định đường lối cách mạng VN.

- Đường lối cách mạng VN do ĐH III đề ra đúng đắn là cơ sở tạo nên sứcmạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợitrong cách mạng XHCN ở MB và cách mạng DTDCND ở MN

- Là kinh nghiệm sáng tạo độc đáo, đóng góp tích cực cho phong trào Cộngsản và công nhân quốc tế, làm phong phú và hoàn thiện kho tàng lý luận của chủnghĩa Mác - Lê nin, bảo vệ sự trong sáng của lý luận Mác – Lê nin, chống chủnghĩa cơ hội xét lại dưới mọi màu sắc

- Đường lối do ĐHIII xác định không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩahiện thực sâu sắc trong công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng và hoạt động củamỗi đơn vị, mỗi cá nhân (Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trên nguyên tắc)

“ĐH lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi CNXH ở MB và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”

a Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng MN (1954 - 1960)

Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: từ đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị; chiến tranh sang hòa bình.

Trang 6

* Âm mưu và hành động của ĐQ Mỹ đối với cách mạng MN:

ĐQ Mỹ coi VN là trọng tâm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng củachúng, nhằm biến MN thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng, ngănchặn CNXH phát triển ở Đông Nam Á

Mục tiêu cơ bản của đế quốc Mỹ trong thời kỳ đầu áp đặt chủ nghĩa thựcdân mới là tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam Để thực hiện mục tiêu đóchúng đề ra 5 biện pháp:

- Xây dựng ngụy quyền làm công cụ chống lại cách mạng Việt nam

- Xây dựng ngụy quân

- Khủng bố cách mạng bằng chính sách “Tố cộng, diệt cộng”

- Giành dân với cách mạng: Bình định, lấn chiếm

- Dùng chiến tranh tâm lý để phá hoại MB

Theo hiệp định Giơnevơ, ta thực hiện chuyển quân tập kết ra miền Bắc Sosánh lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam có sự thay đổi lớn

+ Về phía ta: Tuy có ưu thế về chính trị và lực lượng quần chúng nhân dân

đông đảo nhưng không có lực lượng vũ trang, không còn chính quyền

+ Về phía địch: Chúng có đầy đủ sức mạnh về kinh tế và quân sự, nắm

trong tay cả bộ máy ngụy quyền đồ sộ Chúng ra sức thi hành chính sách tiêudiệt phong trào cách mạng, gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề

Đến 1958: Cả MN chỉ còn 5000/6 vạn đảng viên (Tiền Giang chỉ còn 92 đảng viên; Gia Định, Biên Hòa mỗi tỉnh chỉ còn một chi bộ; Khu V có 40% tỉnh

ủy viên, 60% huyện ủy viên và 70% chi ủy viên bị bắt và giết hại).

* Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng

- Đấu tranh giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng bằng những hình thức thích hợp (1954-1956)

Dự đoán trước âm mưu đen tối của đế quốc Mỹ Đảng ta nhận định có haikhả năng: Có thể Mỹ - Diệm buộc phải thi hành Hiệp định Giơnevơ và cũng cóthể Mỹ - Diệm không thi hành Hiệp định Cách mạng miền Nam cần phải có kếhoạch ứng phó cả hai tình huống Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Nam làlãnh đạo giữ gìn lực lượng

+ Vận động nhân dân đấu tranh buộc đế quốc Mỹ và tay sai thi hành Hiệpđịnh Giơnevơ

+ Củng cố phát triển cơ sở ở nông thôn, mở rộng và đẩy mạnh công tác đô thị.+ Điều chỉnh tổ chức, chuyển hoạt động của tổ chức đảng vào bí mật

+ Vạch trần âm thâm độc của Mỹ - Diệm, chống chính sách “tố cộng” “diệtcộng” của kẻ thù

Đến năm 1955, ở miền Nam cơ bản bộ máy chỉ đạo của Đảng ở các cấp đãđược sắp xếp lại và rút vào hoạt động bí mật Những cán bộ bị lộ được điều độnghoạt động ở địa phương khác hoặc tạm ngừng hoạt động để che dấu lực lượng

Kết quả: Đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào

đấu tranh đòi hòa bình ở Sài gòn, Chợ lớn

Trang 7

- Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, chuẩn bị lực lượng để đánh đổ Mỹ - Diệm (1956 -1959)

Qua hai năm, Hiệp định Giơ ne vơ đã bị Mỹ và tay sai vi phạm, chính quyềnNgô đình Diệm khủng bố ngày càng tàn bạo Tháng 6/1956 BCT họp xác địnhnhững chủ trương lãnh đạo và có sự chỉ đạo kịp thời

+ Đấu tranh chính trị có tự vệ Tổ chức vũ trang tuyên truyền và vũ trang tự

vệ để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng, đồng thời chuẩn bị cho đấutranh vũ trang ở hình thức cao hơn

+ Xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ ở nôngthôn, đồng bằng

Thi hành chủ trương đó từ năm 1957 cùng với phong trào đấu tranh chínhtrị rộng lớn, đã xuất hiện hình thức đấu tranh vũ trang hỗ trợ diệt tề, trừ gian Sựxuất hiện lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang hỗ trợ phối hợp với đấu tranhchính trị đã tạo nên sức mạnh mới trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Namchống Mỹ - Diệm

Run sợ trước làn sóng đấu tranh của quần chúng, Mỹ - Diệm thẳng tay dùngchính sách phát xít, khủng bố trắng đàn áp phong trao cách mạng đang lên.Tháng 3/1959, Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh”, rađạo luật phát xít 10/99 thiết lập toàn án quân sự đặc biệt “đưa thẳng bị can xét

xử, không cần thẩm cứu” và có quyền bắn tại chỗ, công khai tàn sát nhân dân vớinhững cực hình man rợ thời trung cổ Đến năm 1959 ở miền Nam có khoảng466.000 người bị bắt, 400.000 ngời bị tù đày, 68.000 người bị giết hại

* Nghị quyết TƯ 15 và phong trào Đồng khởi 1959 - 1960.

- Hội nghị TƯ 15 ( 01/59 ):

Thực tế cho thấy tình thế cách mạng cho các cuộc khởi nghĩa từng phần đãchín muồi, quần chúng không còn con đường nào khác là phải vùng lên đấutranh sống mái với kẻ thù Thực trạng trên đặt cho Đảng ta cần phải có chủtrương và quyết tâm mới nhămg đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của quần chúng,đưa cách mạng miền Nam phát triển đi lên Tháng 1/1959 Hội nghị lần thứ 15Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) đã thông qua Nghị quyết về đườnglối cách mạng miền Nam

- Nội dung cơ bản của NQTƯ 15:

+ Về mâu thuẫn xã hội: ở miền Nam có hai mâu thuẫn cơ bản

Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn ĐQ Mỹ xâm lược và tay sai

Mâu thuẫn giữa nhân dân (Nông dân ) với địa chủ, phong kiến

+ Đối tượng của cách mạng: ĐQ Mỹ, tư sản mại bản, địa chủ phong kiến

và tay saicủa đế quốc Mỹ

Kẻ thù trực tiếp là ĐQMỹ và tai sai Mỹ thực hiện CNTD mới ở MN là thíđiểm rút kinh nghiệm áp dụng ở các thuộc địa khác, tay sai là lực lượng phảnđộng nhất, vừa là tay sai, vừa là chủ tư bản

+ Nhiệm vụ của cách mạng MN

Trang 8

Nhiệm vụ cơ bản: Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị và phong kiến,

hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc vàngười cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

Nhiệm vụ trước mắt: chống đế Mỹ xâm lược và gây chiến, lật đổ ách tập

đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ Thành lập chính phủLiên hiệp dân tộc, dân chủ ở MN

+ Lực lưọng cách mạng: Gồm 4 giai cấp (công nhân, nông dân, TTS, TS dân tộc) động lực là giai cấp công nhân, nông dân và TTS nhưng trên cơ sở liên

minh công nông, lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tranh thủ lực lượnghòa bình trung lập

+ Phương pháp cách mạng: Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng,tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền Hội nghị dự báo cuộc khởinghĩa của nhân dân ở miền nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũtrang trương kỳ và thắng lợi cuối nhất định về ta (phát triển thành chiến tranhcách mạng.( Thực tế từ 1960 đã là chiến tranh cách mạng)

+ Đoàn kết quốc tế: Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đồngthời tranh thủ sử ủng hộ của hệ thống XHCN và lực lượng dân chủ tiến bộ thế giới.+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ MN: Hội nghị chỉ rõ Sự tồn tại vàtrưởng thành của Đảng bộ miền Nam là một yếu tố quyết định thắng lợi củaphong trào cách mạng miền Nam Tập trung xây dựng Đảng bộ miền Nam (trước

1962 là xứ ủy Nam kỳ, sau là TƯ Cục MN ) vững mạnh về chính trị, tư tưởng và

tổ chức, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nhất là cấp cơ sở

- Ý nghĩa của NQ TƯ 15 ( 01.59 )

+ NQ TƯ 15 ra đời đã đáp ứng nhu cầu bức thiết của cách mạng Việt nam

lúc bấy giờ, đáp ứng nguyện vọng thiết tha và cháy bỏng của quần chúng “Đảng cho đánh rồi”

+ Mở đưòng cho cách mạng MN tiến lên, đã xoay chuyển tình thế dẫn đến

- Phong trào “đồng khởi” ở miền Nam (Đọc tài liệu)

b Đảng chỉ đạo đánh bại “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”

của ĐQ Mỹ (1961-1968)

* Đánh bại “chiến tranh Đặc biệt” của ĐQ Mỹ 1961-1965

- Âm mưu của địch:

+ “Chiến tranh Đặc biệt” là một trong ba loại chiến tranh nằm trong chiến

lược “phản ứng linh hoạt” của Mỹ (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ,

Trang 9

chiến tranh tổng lực) “Chiến tranh Đặc biệt” là một loại hình chiến tranh xâm

lược thực dân kiểu mới

+ Thủ đoạn chủ yếu:

Một là, tăng cường lực lượng nguỵ quân và khả năng cơ động của chúng với

các phương tiện chiến tranh hiện đại do Mỹ trực tiếp chỉ huy trong các cuộc hành

quân tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng (hành quân càn quét)

Hai là, đẩy manh quốc sách lập “ấp chiến lược” nhằm dồn dân trên quy mô toàn miền.(bình định nông thôn dồn, dân lập ấp chiến lược) dự kiến trong vòng 18 tháng

tập trung dồn dân vào 16.000 ấp chiến lược, cơ bản bình định xong miền Nam

+ Biện pháp: Dùng người Việt, vũ khí, đô la và cố vấn Mỹ để đánh người

Việt Thực hiện kế hoạch đó Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào

miền Nam một số lượng lớn cố vấn quân sự và lực lượng hỗ trợ chiến đấu (từ

2000 tên năm 1960 lên 1,2 vạn tên năm 1962), quân chính quy nguỵ từ 15 vạnlên 30 vạn

Mỹ - Diệm coi việc lập ấp chiến lược là “xương sống” của chiến lược

“chiến tranh đặc biệt”, nhằm mục tiêu là kìm kẹp dân, lùng băt cán bộ, đảngviên, đánh phá tận gốc phong trào cách mạng của quần chúng Chúng dự kiếnđến năm 1962, tập trung đợc 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược

- Chủ trương của Đảng:

Để đối phó với âm mưu và hành động mới của địch Hội nghịBCT01/1961và 02/1962 đã phân tích tình hình so sánh lực lượng của ta và địch

ở miền Nam từ sau ngày “Đồng khởi” và đề ra chủ trương:

+ Giữ gìn và phát huy thế tiến công, tăng cường xây dựng lực lượng về mọimặt

+ Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, đưa đấu tranh quân sự lên songsong với đấu tranh chính trị

+ Đẩy mạnh tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, thực hiện tiến côngđịch bằng ba mũi giáp công không cho địch phân vùng, phân tuyến (quân sự,chính trị, binh vận)

Thực hiện chủ trương của Đảng quân và dân miền Nam đã nỗ lực vượt bậc đẩymạnh chiến tranh cách mạng, liên tiếp giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định Trên mặt trận quân sự: chiến thắng Ấp Bắc - Mỹ Tho (1/1963), chiến thắngBình giã- Vũng Tàu (12/1964), An Lão - BĐ (12/1964), Ba Gia - Quảng Ngãi(6/1965), Đồng xoài – Biên Hoà (6/1965)

Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược cũng phát triển mạnh đến đầu năm

1965 hệ thống ấp chiến lược bị phá trên 85%;

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cũng phát triển sôi nổi mạnh mẽlôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động, trí thức, học sinh, sinh viên,

và các phái tham gia

- Kết quả.

+ Đã đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Diệm gồm: Kế

hoạch Xta lây – Tay lo 1961 - 1963 và Giôn sơn - Mác na ma ra 1964 – 1965

Trang 10

Thay hai đời Tổng thống, thay đại sứ Tay lo, diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 7vạn quân địch.

+ Phong trào cách mạng MN lớn mạnh, giành thắng lợi giòn dã cả đấu tranhchính trị, đấu tranh vũ trang và phá ấp chiến lược

- Ý nghĩa thắng lợi.

+ Đánh dấu một bước thất bại của ĐQ Mỹ về chiến lược chiến tranh trong

âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” buộc ĐQ Mỹ.

Phải thay đổi chiến lược chiến tranh mới Lựa chọn giữa hai con đường:thất bại hoặc đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam

+ Là thắng lợi nhảy vọt có tính chiến lược của cách mạng VN, làm thay đổi

so sánh lực lượng ở thế có lợi cho cách mạng

+ Làm phá sản âm mưu của CNĐQ về thí điểm chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở VN.

* Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ 1965 - 1968.

- Âm mưu của đế quốc Mỹ.

+ Bị thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” Vội vã đổ quân viễn chinh ồ ạt vào MN

Việt nam với quy mô ngày càng lớn, nhằm cứu cho nguỵ quân, nguỵ quyền SàiGòn đang trên đà sụp đổ, Đồng thời, chúng còn liều lĩnh gây chiến tranh pháhoại bằng không quân ở miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đốivới miền Nam

+ “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ởmức độ cao là một trong ba hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu

“phản ứng linh hoạt” của Mỹ “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lựclượng quân viễn chinh Mỹ, chư hầu và quân nguỵ ở miền Nam (trong đó quân

Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị)

+ Biện pháp chủ yếu là triển khái kế hoạch “Tìm và diệt”; “Tìm diệt và bình định” với âm mưu nhanh chóng tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, bình định

miền Nam, buộc ta phải đàm phán theo điều kiện của Mỹ (Mỹ mở hai cuộc phảncông chiến lược trong hai mùa khô 1965 -1966 và 1966 -1967)

- Quyết tâm chiến lược của Đảng.

Trước âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ cùng với việc đề ra chủ trươngchuyển hướng xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện có chiếntranh Đảng ta đã xác định quyết tâm chiến lược lãnh đạo quân và dân hai miềnNam Bắc đánh bại chiến lược “chiến tranh cụ bộ” của đế quốc Mỹ Chủ trươngcủa Đảng được thể hiện trong NQTƯ 11(3/1965) và NQTƯ 12 (12/1965)

+ Quyết tâm chiến lược: Động viên lực lượng cả nước đánh bại cuộc chiếntranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc,giải phóng miền Nam, hoàn thành các mạng ĐTCND trong cả nước, tiến tớithựchiện hoà bình, thống nhất nước nhà Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêngliêng của cả dân tộc

Trang 11

+ Phương châm chiến lược chung: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính,càng đánh càng mạnh, tập trung lực lượng cả hai miền đê mở những cuộc tiếncông lơn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối

ngắn trên chiến trương miền Nam (kiềm chế và thắng Mỹ trên chiến trường chính MN)

+ Phương châm đấu tranh: Kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sựvới đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công Đấu tranh quân sự cótác dụng quyết định trực tiếp và giữ vị trí ngày càng quan trọng

+ Tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Gĩư vững và phát triển thế tiến công, kiênquyết tiến công, liên tục tiến công trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoạigiao

+ Về mối quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc, miền Nam là tiền tuyến lơn,miền Bắc là hậu phương lớn Nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và nhiệm vụ giải phóngmiền nam không tách rời nhau

- Chỉ đạo đánh bại “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Chỉ đạo đánh thắng 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 -1966 và mùa khô 1966 – 1967.

+ Cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (mùa khô 1965 -1966) với sự

tham chiến của 72 vạn tên Mỹ - Nguỵ; 2000 máy bay, 1.300 xe tăng, 1000 khẩupháo yếm trợ, phản công cùng lúc trên 2 hướng Đông Nam Bộ và đồng bằngKhu V, nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng chủ lựccủa ta, giành thế chủ động trêntoàn chiến trường mìen Nam, “bình định” các vùng nông thôn và đồng bằngquan trọng

Nắm chắc tư tưởng tiến công của Đảng dựa vào thế trận chiến tranh nhândân Lực lượng vũ trang ta liên tục chặn đánh, kìm chân, phản công và tiến côngquân địch làm thất bại nhiều cuộc hành quân “tìm diệt” của quân Mỹ và chư hầu.Đồng thời kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), quân

và dân ta đã phá vỡ kế hoạch lập ấp chiến lợc của địch năm 1966

+ Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai (1966 - 1967)

Về địch:

Lực lượng tham chiến gồm 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn chủ lực (trong đó có

7 sư đoàn, 6 lữ đoàn quân Mỹ), 4000 máy bay, 2.500 xe tăng, xe bọc thép, hơn

2000 khẩu pháo tập trung phản công vào miền Đông Nam Bộ

Mục tiêu của Mỹ là tiêu diệt quân giải phóng và cơ quan đầu não khángchiến, đẩy mạnh “bình định”, mở rộng vành đai an toàn ra các tỉnh quanh SàiGòn – Gia Định; Sử dụng không quân leo tháng đánh phá quyết liệt miền Bắc,vừa để ngan chặn chi viện vừa để gây sức ép cao nhất đối với ta

Về phía ta: Tháng 11/1966 Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đề ra 6phương thức tác chiến chiến lược là: mở các chiến dịch vừa và lớn, tiến cônghoặc phản công tiêu diệt lớn quân địch; Đẩy mạnh chiến tranh du kích tiêu diệt,tiêu hao, ghìm chân địch và phân tán lực quân địch; đánh phá căn cứ hậu cần,sân bay, kho tàng, hải cảng và cơ quan chỉ huy của địch; triệt phá giao thông

Trang 12

thuỷ bộ , chia cắt bao vây địch; đẩy mạnh hoạt động tác chiến kết hợp với binhvận làm tan rã, ly khai, gây binh biến trong hàng ngũ quân địch.

Kết quả: Với tinh thần chiến đấu ngoan cường quân và dân miền Nam lầnlượt đánh bại 3 cuộc hành quân quy mô lớn của Mỹ - Nguỵ: Cuộc hành quân ởphái Tây Bắc Sài Gòn (từ 14/9/1966- 24/11/1966), cuộc hành quân ở khu “Tamgiác sắt” Bến Cát - Bến Lức - Củ Chi (8 – 28/1/1967); cuộc hành quân ở căn cứDương Minh Châu và chiến khu D Tây Ninh (từ 22/2/1967 – 14/5/1967) Cảquân Mỹ và Nguỵ phải lui dần vào thế phòng ngự trên toàn chiến trờng niênNam

+ Trên mặt trận chống phá địch “bình định” ta đạnh chặn quyết liệt cáccuộc hành quân càn quét, trừng trị bọn tay sai, ác ôn, phá vỡ chính quyền cơ sởcủa địch ở nhiều nơi, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng

Thắng lợi của quân và dân ta đánh bại hai cuộc phản công chiến lợc của Mỹ - nguỵ (1965 -1966 và 1966 -1967) đã tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi đêee đưa cuộc kháng chiến phát triển sang giai đoạn mới có lợi cho ta.

- Đảng chỉ đạo cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

+ Về phía địch:

Những thất bại về quân sự, chính trị ở Việt Nam đã ảnh hưởng xấu đến nội

bộ nước Mỹ Làn sóng đấu tranh chốngchính quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiếntranh Việt Nam, rút quânMỹ về nớc lan rộng nước Mỹ; nội bộ chính quyền taysai ở miền Nam bị phân hoá sâu sắc Nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến

và xâm lợc, chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục bổ sung quân và phơng tiện chiến tranhvào miền Nam lên con số kỷ lục 480.000 tên vào cuối năm 1967 chuẩn bị chocuộc phản công chiến lợc mới nhằm cứu vãn tình thế nguy ngập trên chiến trênchiến trường miền Nam

+ Về phía ta:

Sau 2 năm đương đầu với “chiến tranh cục bộ” cảu Mỹ quân dân miền Nam

đã làm thất bại các mục tiêu quân sự, chính trị của Mỹ - nguỵ Miền Bắc đã trụvững trước sự tàn phá của không quân Mỹ, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn

Bộ Chính trị chỉ đạo, không để cho quân địch có thời gian củng cố lựclợng chuẩn bị cho cuộc phản công mới Tháng 1 và 11/ 1967, theo chỉ đạo củaTrương ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, ta đã mởđợt tiến công Thu Đông trên toàn bộ chiến trường miền Nam Buộc Bộchỉ huyquân Mỹ phải ra tay đối phó một cách bị động

+ Quyết tâm chiến lược:

Tháng 12/1967, Bộ Chính trị họp và ra nghị quyết lịch sử: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi quyết định.

Tháng 1/1968 HNTW 14 nhất trí thông qua NQ của Bộ Chính trị và hạ quyết tâm chiến lược:

Trang 13

> Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sangmột thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định.

> Hướng tiến công đựơc xác định bao gồm đòn đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực ở chiến trường rừng núi và đòn công kích quân sự kết hợp nổi dậy của quần chúng đánh sập cơ quan đầu não của Mỹ - nguỵ ở đô thị quan trọng trên

toàn chiến trường miền Nam

> Mục tiêu chiến lược là đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ chịuthua ở miền Nam Việt Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc

+ Diễn biến: Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, đêm 29 rạng ngày

30 và đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (tức đêm giao thừa, rạng mồngmột tết) quân và dân miền Nam đã đồng loạt tiến công và nổi dậy ở khắp 64thành phố, thị xã, huyện lỵ, khu quân sự, sân bay, kho tàng và khu hậu cần dự trữchiến lược của Mỹ - ngụy Bộ máy chiến tranh của Mỹ - ngụy lâm vào lúng túng

bị động, bộmáy kìm kẹp của chung ở cơ sở bị phá vỡ từng mảng, nhiều tổ chứcchính quyền địch bị tê liệt, nhiêu nơi nhân dânta đã giành quyền làm chủ Đặcbiệt ở Hếu, nhân dân ta đã chiếm được cả thành phố, diệt trừ bọn phản động, giữvững chính quyền làm chủ và tiếp tục chiến đâu trong suốt 25 ngày

+ Kết quả: Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng cho

Mỹ ngụy một đòn nặng nề, làm đảo lộn thế chiến lược, lung lay ý chí xâm lược của

đế quốc Mỹ Chiến lược “chiến tranh cục bộ” bị phá sản, buộc Tổng thống Mỹ phảituyên bố đơn phơng ngừng nắm bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, sẵnsàng cử đại diện đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rút bỏ cam kết đưaquân Mỹ vào cuộc chiến tranh trênbộ ở miền Nam Việt Nam Ngày 30/10 năm 1968,Tổng thống Giônxơn phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom bắn phá vàmọi hoạt động chiến tranh khác chông lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấpnhận họp Hội nghị Pari để giải quyết chiến tranh Việt Nam

Tướng Oét – mo - len tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở MN bị cách chức

Mắc na ma ra bộ trưởng quốc phòng Mỹ xin từ chức

Giôn sơn - Tổng thống Mỹ ra tuyên bố ngừng ném bom MB, chấp nhậnđàm phán, không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai

* Đảng chỉ đạo đánh bại CL “Việt Nam hóa chiến tranh” của ĐQ Mỹ 1969-1973.

- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của ĐQ Mỹ

+ Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam

cùng với những khó kăn trong nước ĐQ Mỹ buộc phải điều chỉnh chiến lược để

Ngày đăng: 18/05/2017, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w